Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

De cuong chi tiet on tap HK I Ngu van 11 20132014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.36 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I - NGỮ VĂN 11 NĂM HỌC 2013 - 2014. A.PHẠM VI KIẾN THỨC 1. Văn học : (03 tác phẩm)Truyện ngắn Hai đứa trẻ ( Thạch Lam), Chữ ngưởi tử tù (Nguyễn Tuân ), và Chí Phèo ( Nam Cao ). 2.Tiếng Việt: 02 bài Ngữ cảnh 3. Làm văn: -Thao tác lập luận phân tích, thao tác lập luận so sánh. - Kiểu đề: Viết bài văn NLVH – phân tích hình tượng nhân vật, đoạn trích hoặc cả tác phẩm văn xuôi( thuộc 03 tác phẩm trên ) B. CẤU TRÚC ĐỀ THI ; Gồm 02 câu: Câu 1 ( 3 điểm -phần tiếng Việt Câu 2-Phần làm văn ( 7 điểm ). C. CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC: I.BÀI: HAI ĐỨA TRẺ (TLam ) Câu 1: Nêu ngắn gọn ý nghĩa của hình ảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện? ( Hai đứa trẻ – Thạch Lam) Câu 2: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam? Câu 3: Giá trị nội dung của truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” Câu4 Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam. Câu 5: Phân tích hình ảnh bóng tối và sáng trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam ? II.Bài: CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ ( NGUYỄN TUÂN) Câu 1: Những nét chính trong phong cách nghệ thuật của Nguyên Tuân? Câu 2: Vì sao Nguyễn Tuân trong Chữ người tử tù lại cho rằng: Cảnh cho chữ là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có? Câu 3: Nêu những nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân? Câu 4: Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân . Câu 5: Suy nghĩ của em về cách tạo tình huống truyện trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân ? Lí giải ? III.Bài :TÁC GIA NAM CAO Câu 1: Nêu những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao? Câu 2: Nêu những nét chính về phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao? IV. CHÍ PHÈO ( NAM CAO ) Câu 1: Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo kể từ khi gặp thị Nở cho tới lúc bị thị từ chối tình yêu. (Chí Phèo - Nam Cao) Câu 2: Phân tích bi kịch tinh thần của Chí Phèo kể từ khi bị thị Nở từ chối tình yêu cho tới lúc kết thúc cuộc đời (Chí Phèo - Nam Cao) Câu 3: Ý nghĩa tư tưởng của chi tiết bát cháo hành ? Câu 4 :Cuộc gặp gỡ giữa thị Nở và Chí Phèo có ý nghĩa gì trong cuộc đời của Chí ? Câu 5 : Tại sao Nam Cao để Chí Phèo phải chết ? Nếu ngược lại thì như thế nào ? ( Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi ở dạng gạch ý chính hoặc lập dàn ý theo ( phân tích đề, Lập dàn ý như đã học trên lớp ) vào vở soạn văn hoặc vở ghi hàng ngày để đảm bảo kiến thức chi tiết trong đề cương ôn thi HKI, làm bài thi hiệu quả tùy thuộc một phần khá lớn vào việc lập đề cương. Sau đó GV sẽ ôn chi tiết vào chủ nhật 8 /12/2013 và chủ nhật15/12 ) Giáo viên Ngữ văn Vi Xuân Hải.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> GỢI Ý TRẢ LỜI I.Hai đứa trẻ ( Thạch Lam ) Câu 1: Phong cách viết truyện của Thạch Lam: Gợi ý trả lời : -Thạch Lam là cây bút truyện ngắn tài hoa , xuất sắc. TL có khuynh hướng đi gần với đời sống bình dị và tình cảm nghiêng về người lao động nghèo khá chân thành. Ông là một trong những cây bút văn xuôi đầu tiên ở Việt Nam có ý thức khai thác chất thơ trong đời sống bình dị thường nhật. -Truyện ngắn của ông thường không có cốt truyện ( cốt truyện đơn giản) nhưng lại chan chứa tình cảm, lời văn bình dị mà gợi cảm . Mỗi truyện ngắn của ông như một bài thơ đượm buồn. Ông có biệt tài đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm giác, cảm xúc mơ hồ, mong manh, tinh tế. -Hai yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình luôn luôn đan cài, xen kẽ vào nhau, tạo nên nét đặc thù. -Văn phong của ông giản dị, trong sáng, nhẹ nhàng mà thâm trầm. Truyện của Thạch Lam xa lạ với mọi thứ hấp dẫn bên ngoài, nhưng đọc truyện của ông , đời sống tâm hồn ta trở nên phong phú, tế nhị hơn. Câu 2: Nêu ngắn gọn ý nghĩa của hình ảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện? ( Hai đứa trẻ – Thạch Lam) Gợi ý trả lời -Đoàn tàu là biểu tượng của một thế giới giàu sang và rực rỡ ánh sáng.. -Nó đối lập với cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tối tăm, và quẩn quanh của người dân tphố huyện. - Đối với chị em Liên , chuyến tàu gợi nhớ về tuổi thơ đẹp ở Hà Nội. -Chuyến tàu đêm – hình ảnh gửi gắm tư tưởng nhân đạo của Thạch Lam. Câu 3: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam? Gợi ý trả lời. -Cốt truyện đơn giản, nổi bật là những dòng cảm xúc mong manh mơ hồ trong tâm hồn nhân vật. -Bút pháp tương phản, đối lập. -Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trạng con người. -Ngôn ngữ hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng. -Giọng điệu, nhịp điệu giàu chất thơ, chất trữ tình Câu 4: Giá trị nội dung của truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” ? - Truyện Hai đứa trẻ thể hiện niềm cảm thương chân thành đối với những kiếp người sống nghèo khổ, chìm khuất trong mỏi mòn , tăm tối, quẩn quanh nơi phố huyện bình lặng, tối tăm và sự trân trọng của Thạch Lam với những ước mơ bé nhỏ bé, bình dị mà tha thiết của họ. Câu4 : Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam. Bài làm cần phân tích được những ý cơ bản sau: * Mở bài: -Giới thiệu vài nét cơ bản về tác giả Thạch Lam, tác phẩm “Hai đứa trẻ”, nhân vật Liên *Thân bài :.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> -Phố huyện lúc chiều tàn (cảnh chiều tàn, chợ tàn và những kiếp người tàn tạ) gợi trong Liên nỗi buồn man mác và niềm trắc ẩn, cảm thương cho những đứa trẻ lam lũ, tội nghiệp. -Khi phố huyện về đêm, khung cảnh thiên nhiên ngập tràn bóng tối, Liên cảm thấy buồn bã, yên lặng dõi theo và cảm nhận sâu sắc về cuộc sống tù đọng trong bóng tối của họ (như mẹ con chị Tí, bác phở Siêu, gia đình bác xẩm, bà cụ Thi). - Chị em Liên hân hoan hạnh phúc khi tàu đến và nuối tiếc, bâng khuâng lúc tàu đi qua. Con tàu mang theo ước mơ về một thới giới khác sáng sủa hơn và đánh thức trong Liên những hồi ức lung linh về Hà Nội xa xăm. -Nét đặc sắc về nghệ thuật (cốt truyện đơn giản, nổi bật là dòng cảm xúc mong manh mơ hồ của nhân vật Liên, bút pháp tương phản đối lập,..) - Qua tâm trạng của nhân vật Liên, tác giả như muốn lay tỉnh những con người đang buồn chán, sống quẩn quanh, lam lũ và hướng họ đến một tương lai tốt đẹp hơn. * Kết luận: - Đánh giá về tài năng, phong cách nghệ thuật tác giả Thạch Lam - Khẳng định về giá trị nhân đạo truyện ngắn Hai đứa trẻ - Liên hệ cuộc sống, xã hội ngày xưa và ngày nay về số phận con người Việt Nam. Câu 5: Phân tích nghệ thuật đối lập giữa hình ảnh bóng tối và sáng trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam ?. - Nghệ thuật đối lập giữa bóng tối và ánh sáng là một khía cạnh thành công trong nghệ thuật viết truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam: + Ánh sáng và bóng tối cùng xuất hiện cùng nhau, bên cạnh nhau tương phản nhau, soi tỏ nhau. + Ánh sáng và bóng tối hiện lên cùng lúc ngay ở đầu truyện : * Đỏ rực như lửa cháy > < dãy tre làng đen lại *Những hòn đá một bên sáng/ một bên tối …. + Bóng tối thuộc về quá khứ của tự nhiên mạnh mẽ và chiếm đầy không gian, ánh sáng thuộc về con người , yếu ớt, mỏng manh khao khát lan tỏa, níu kéo sự tồn tại. +Ánh sáng và bầu trời thuộc về quá khứ: ánh sáng là điều để thắp lên , để đợi chờ, bầu trời là nơi để “ ngước mắt lên nhìn” khao khát. Bóng tối là mặt đất là thực tại, đói khổ tăm tối mà tất cả mọi người đều hứng chịu. => Sử dụng nghệ thuật đối lập , Thạch Lam đã làm nổi bật nhịp sống buồn tẻ, tối tăm, buồn thương nơi phố huyện, những con người đang héo mòn vì bóng tối. 2.TÁC GIA NAM CAO. Câu 1: Nêu những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao? Gợi ý trả lời - Nghệ thuật phải gắn bó với đời sống. - Văn chương phải mang tinh thần nhân đạo. - Văn chương là lĩnh vực đòi hỏi phải khám phá, tìm tòi, sáng tạo. - Nhà văn phải có lương tâm. Câu 2: Nêu những nét chính về phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao? Gợi ý trả lời Nam Cao là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo: - Luôn hướng tới thế giới nội tâm của con người. - Có biệt tài trong việc miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật. - Viết về cái nhỏ nhặt hàng ngày mà đặt ra được những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, có tầm triết lí sâu sắc..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Giọng văn tỉnh táo sắc lạnh mà nặng trĩu suy tư, buồn thương chua chát mà đằm thắm yêu thương, ngôn từ sống động tinh tế mà gần gũi, giản dị. Câu 3: Cảm nhận của anh (chị) về số phận (bi kịch) của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. Gợi ý làm bài Bài làm cần phân tích được những ý cơ bản sau: - Giới thiệu vài nét cơ bản về nhà văn Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo, nhân vật Chí Phèo. - Chí Phèo – người nông dân lương thiện. - Chí Phèo – thằng lưu manh, “con quỷ dữ”. - Chí Phèo – bi kịch của người sinh ra là người nhưng không được làm người. - Nét đặc sắc về nghệ thuật (xây dựng hình tượng nhân vật điển hình, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật trần thuật linh hoạt,...) - Đánh giá chung -. Câu 4 :Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở đến khi đâm chết Bá Kiến và tự sát ? 1. Mở bài - Khẳng định vị trí nổi bật của truyện ngắn Chí Phèo trong sự nghiệp văn học của Nam Cao, trong nền văn học Việt Nam hiện đại. - Cuộc gặp gỡ với Thị Nở (cuộc tình và trận ốm) đã thức tỉnh phần người bấy lâu nay bị vùi lấp ở Chí để hắn trở về sống kiếp người một cách tự nhiên. Chính sự quan tâm, chăm sóc của Thị Nở đã giúp Chí Phèo cởi bỏ cái vỏ quỷ dữ để sống lại làm người, khát khao hoàn lương, lương thiện. 2.Thân bài - Cứ tưởng Chí Phèo sống mãi kiếp thú vật rồi kết thúc cuộc đời bằng cách vùi xác tại một bờ bụi nào đó. Nhưng không, một bước ngoặt lớn đã diễn ra trong cuộc đời Chí. Kể từ khi gặp Thị Nở, Chí Phèo đã thức tỉnh. Đầu tiên là tỉnh rượu rồi mới đến tỉnh ngộ. + Tỉnh rượu : Những cảm nhận về không gian cái lều của hắn, về cuộc sống xung quanh : những âm thanh hằng ngày của cuộc sống (âm thanh gọi Chí Phèo trở về với cuộc đời) và sự tự ý thức tình trạng thê thảm của bản thân (già nua, cô độc và trắng tay). + Tỉnh ngộ : Được Thị Nở chăm sóc ân cần, Chí thấy cảm động trước tình người. Chí nhận ra một thực tế phũ phàng là cuộc đời mình chưa bao giờ được chăm sóc như thế (chú ý chi tiết bát cháo hành và Chí Phèo khóc).  Đó là dấu hiệu nhân tính bị vùi lấp trong Chí đang trở về. - Sau đó là niềm hy vọng : Ước mơ lương thiện trở về, Chí thấy thèm lương thiện và muốn làm hòa với mọi người... Chí đặt hy vọng lớn vào Thị Nở : « Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được... Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện». Chí hình dung về tương lai tươi đẹp khi chung sống cùng với Thị Nở. Rồi Chí ngỏ lời với Thị, trông đợi Thị về xin phép bà cô. => Ở Chí Phèo vẫn còn phần nhân tính rất đáng thương cho dù anh có bị tha hóa, lưu manh hóa. - Bà cô không cho Thị Nở lấy Chí Phèo. Thị Nở từ chối. Chí rơi vào bi kịch tinh thần đau đớn. Chí Phèo chạy theo nắm lấy tay Thị Nở như là nỗ lực để níu Thị lại với mình. Nhưng Thị Nở lại đang tâm đẩy Chí Phèo ra. Chi tiết đó cho thấy Chí càng khát khao cuộc sống bao nhiêu thì cuộc đời lại càng xa lánh Chí bấy nhiêu. Thị Nở đẩy Chí ngã để chứng tỏ sự cắt đứt dứt khoát : « Hắn đuổi theo thị, nắm lấy tay. Thị gạt ra, lại.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> giúi thêm cho một cái. Hắn lăn khoèo xuống sân ». Đau đớn và căm hận mù quáng, Chí nguyền sẽ giết chết bà cô Thị Nở và Thị Nở. - Cuối cùng, trong trạng thái phẫn uất và tuyệt vọng, Chí Phèo về nhà uống rượu (càng uống càng tỉnh). « Nhưng tức quá, càng uống lại càng tỉnh ra. Tỉnh ra, chao ôi, buồn ! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức ». Đó là đỉnh điểm bi kịch tinh thần trong con người Chí Phèo. Đau đớn cùng cực rồi xách dao ra đi. Miệng hắn vẫn nói đến nhà Thị Nở nhưng bước chân hắn lại đến nhà Bá Kiến. - Cái cao nhất trong phần nhân tính còn lại trong Chí chính là câu nói dõng dạc trước Bá Kiến: Tao muốn làm người lương thiện? Nhưng Hắn cũng tự biết: Không được! Ai cho tao lương thiện ? Câu nói cho thấy tâm trạng cực kì phẫn uất và bế tắc trước kẻ thù của cuộc đời mình, thể hiện bản chất người tốt đẹp, khao khát hướng thiện của con quỷ dữ. - Ý nghĩa hành động Chí Phèo giết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình + Hành động Chí Phèo giết Bá Kiến thể hiện lòng căm thù trong Chí đã lên đến tột đỉnh khi nhận ra nguyên nhân chính gây ra bi kịch cho cuộc đời mình. + Hành động Chí tự kết liễu đời mình thể hiện niềm khao khát trở về cuộc sống lương thiện còn cao hơn cả tính mạng, sức mạnh căm thù đã vùng lên một cách mạnh mẽ dù còn tự phát, manh động -> Tác phẩm có giá trị tố cáo xã hội thực dân phong kiến một cách gay gắt. 3.Kết luận Chí Phèo điển hình cho tầng lớp nông dân bị bần cùng hóa, lưu manh hóa không có lối thoát trong xã hội cũ, cho số phận bi thảm của những con người khổ nghèo, tăm tối dưới ách áp bức bóc lột tàn bạo, xảo quyệt của giai cấp thống trị ở nước ta trước Cách mạng tháng Tám. Phản ánh điều này cho thấy Nam Cao không chỉ là nhà văn hiện thực xuất sắc mà còn là nhà văn rất nhân đạo ở chỗ: không chỉ tố cáo cái xã hội thực dân phong kiến tàn bạo mà còn phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi bị bị biến thành thú dữ. Câu 4: Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo khi gặp thị Nở. (Chí Phèo - Nam Cao) Gợi ý làm bài Bài làm cần phân tích được những ý cơ bản sau: - Giới thiệu vài nét cơ bản về nhà văn Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo, nhân vật Chí Phèo. - Trận ốm và thị Nở đã đánh thức phần người trong Chí, lương tri của Chí đã bắt đầu thức tỉnh sau bao nhiêu năm phải bán linh hồn cho quỷ dữ. - Tâm trạng của Chí Phèo diễn biến phức tạp: (Từ tỉnh rượu , Chí Phèo tỉnh ngộ (cảm nhận được âm thanh quen thuộc của cuộc sống, ý thức được tình trạng tha hóa của mình, nhìn lại cả cuộc đời mình, nghĩ đến cái hiện tại đáng buồn và lo sợ cho tương lai), rồi ngạc nhiên và xúc động (khi thị Nở mang bát cháo hành cho hắn), và hi vọng ( trở về với cuộc sống lương thiện, thị Nở sẽ là chiếc cầu nối để Chí trở về với cuộc sống con người) - Nam Cao đã phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của người nông dân dù xã hội thực dân nửa phong kiến cố tình hủy diệt. - Nét đặc sắc về nghệ thuật (xây dựng hình tượng nhân vật điển hình, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật trần thuật linh hoạt,...).

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Câu 5: Phân tích bi kịch tinh thần của Chí Phèo kể từ khi bị thị Nở từ chối tình yêu cho tới lúc kết thúc cuộc đời (Chí Phèo - Nam Cao). Gợi ý làm bài Bài làm cần phân tích được những ý cơ bản sau: - Giới thiệu vài nét cơ bản về nhà văn Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo, nhân vật Chí Phèo. - Bị thị Nở cự tuyệt, Chí rơi vào bi kịch tinh thần đau đớn tuyệt vọng: sinh ra là người nhưng không được làm người - Men rượu và cháo hành, lưu manh và lương thiện, các đối cực ấy đang giằng xé quyết liệt trong tâm hồn Chí. - Trở về với cuộc sống lương thiện thì không được. - Trở về với cuộc sống trước kia thì Chí không muốn. - Trong cơn phẫn uất và tuyệt vọng Chí Phèo đã giết bá Kiến và tự sát  ý nghĩa của hành động này. - Nét đặc sắc về nghệ thuật (xây dựng hình tượng nhân vật điển hình, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật trần thuật linh hoạt,...) - Đánh giá chung. 3. Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân ) Câu 1: Vì sao Nguyễn Tuân trong Chữ người tử tù lại cho rằng: Cảnh cho chữ là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có? Gợi ý trả lời: -Bởi vì: + Không gian khác thường: cho chữ diễn ra trong phòng giam tử tù. + Thời gian khác thường: giữa đêm khuya. + Người xin chữ và người cho chữ khác thường: Người xin chữ là quản ngục – Người cho chữ là tử tù Không còn ranh giới giữa từ tù và quản ngục. Huấn Cao cho chữ và khuyên quản ngục những lời chân thành dành cho tri âm. -Nhận xét: + Cảnh cho chữ được xây dựng bằng thủ pháp tương phản, ngôn ngữ trang trọng, cổ kính và giàu giá trị tạo hình. + Qua cảnh tượng này, chủ đề tác phẩm được thể hiện sâu sắc: đó là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp đối với cái xấu xa, của cái thiện đối với cái ác. Câu 2: Nêu những nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân? -. Gợi ý trả lời Tạo dựng tình huống truyện độc đáo, éo le, giầu kịch tính. Sử dụng thành công thủ pháp đối lập tương phản. Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao – con người hội tụ nhiều vẻ đẹp. Ngôn ngữ có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Câu 3:Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Gợi ý làm bài. Bài làm cần phân tích được những ý cơ bản sau: 1-Mở bài: -Giới thiệu vài nét cơ bản về tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm “Chữ người tử tù” và nhân vật Huấn Cao. 2. Thân bài: *Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa: - Có tài về nghệ thuật thư pháp. - Chữ Huấn Cao trở thành một tác phẩm nghệ thuật cao giá – báu vật trên đời. *Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang: - Ông đứng lên chống lại triều đình. - Dù chí lớn không thành nhưng tư thế của Huấn Cao bao giờ cũng hiên ngang, bất khuất. *Huấn Cao là người có nhân cách cao đẹp, có “thiên lương” trong sáng: -Ý thức được giá trị tác phẩm của mình, không dùng nó để mua bán, đổi chác, mà chỉ để tặng tri âm, tri kỉ. -Ngạc nhiên và rất bận tâm về cách cư xử biệt đãi của viên quản ngục. -Khi hiểu rõ thiện căn và sở thích cao quý của quản ngục, ông trân trọng và sẵn sàng cho chữ. -Trước khi về kinh lĩnh án, ông không quên khuyên quản ngục những lời tâm huyết có giá trị cảm hóa một con người. *Vẻ đẹp tài hoa, khí phách hiên ngang, thiên lương trong sáng ở Huấn Cao kết tinh trong cảnh cho chữ – “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Ở đó, cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người đã chiến thắng, tỏa sáng. *Nghệ thuật miêu tả nhân vật Huấn Cao: sử dụng triệt để phép đối lập của bút pháp lãng mạn, ngôn ngữ miêu tả giàu chất tạo hình,… 3-Kết luận:Đánh giá chung về tác phẩ, tác giả Nguyễn Tuân, hình tượng nhân vật Huấn Cao,… Câu 4:Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người. tử tù của Nguyễn Tuân * Hướng dẫn làm bài A. Yêu cầu -Làm nổi rõ vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao, nghệ thuật xây dựng nhân vật và ý nghĩa tư tưởng của hình tượng ấy. - Biết cách phân tích một nhân vật văn học. Bố cục mạch lạc, kết cấu chặt chẽ, văn phong trong sáng B. Ý chính cần có 1. Mở Bài: Giới thiệu đôi nét về tác giả , tác phẩm và hình tượng Huấn Cao. - “Chữ người tử tù” là truyện ngắn rút từ tập “Vang bóng một thời” viết trước Cách mang (1940). - Đây là truyện ngắn có nội dung tư tưởng sâu sắc và có nhiều thành công về phương diện nghệ thuật. Giá trị tương tự và nghệ thuật bộc lộ tập trung trong hình tượng nhân vật Huấn Cao. 2 Thân bài. * Vẻ đẹp của Huấn Cao trước hết là vẻ đẹp của con người tài hoa, nghệ sĩ.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Huấn Cao có tài viết chữ, chữ Huấn Cao viết là chữ Hán (chữ Nho), loại văn tự giàu tính tạo hình. Các nhà nho thửa xưa viết chữ để bộc lộ cái tâm, cái chí. Viết chữ trở thành một môn nghệ thuật gọi là thư pháp. Có người viết chữ thì có người chơi chữ. Người ta treo chữ đẹp ở những nơi trang trọng trong nhà, xem đó như là một thú chơi tao nhã của những người có trình độ văn hóa và thẩm mĩ cao. - Huấn Cao là một nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp “Tài viết chữ rất nhanh và đẹp” của ông nổi tiếng khắp cả tỉnh Sơn. Ngay cả viên quản ngục của một huyện nhỏ vô danh cũng biết “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm (…). Có được chữ ông Huấn Cao mà treo là một báu vật trên đời”. Cho nên “Sở nguyện của viên quản ngục này là có một ngày kia treo ở nhà riêng mình một câu đối do tay ông Huấn Cao viết”. Để có được chữ Huấn Cao, viên quản ngục không những phải dụng công, phải nhẫn nhục, mà còn phải liều mang. Bởi vì, biệt đãi Huấn Cao, một kẻ tử tù là một việc làm nguy hiểm, có khi phải trả giá bằng tính mạng của mình. * Huấn Cao mang vẻ đẹp khí phách bất khuất, hiên ngang. - Huấn Cao dám chống lại triều đình mà ông căm ghét, khinh bỉ. - Dù chí lớn không thành, tư thế của Huấn Cao bao giờ cũng hiên ngang, bất khuất: + HC ung dung, lãnh đạm dỗ gông trước mạt bọn lính, không thèm chấp mấy lời đe doạ. +Ông bình thản ăn những món ăn do quan ngục biệt đãi, coi như mình có quyền hưởng thụ, ông làm việc theo ý mình, hoàn toàn tự chủ. Ông ngước mát nhìn lên nhà lao, lên những bộ mặt bất nhân, nham nhở. Cái nhìn hiên ngang đó không run sợ, không căm hờn, oán hận, không van xin, cầu khẩn. Đó là một cái nhìn của kẻ dám làm dám chịu. +Thậm chí ông còn khinh bạc, nặng lời khi chưa rõ ý tốt cuả quản ngục: Ngươi hỏi ta muốn gì?Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây => Do đó, người đọc không chỉ nhận ra HC là một người có tài mà ông còn là người có dũng khí, hiên ngang trước cường quyền, trước một cái chết treo lơ lửng. Hết mực ca ngợi cái tài của HC, đồng thời Nguyên Tuân cũng hết sức trân trọng cái tâm của HC. Bởi “Cái tâm kia mới bằng ba chữ tài”-(Nguyễn Du). * Là người có cái tâm trong sáng. -Cái tâm của ông cũng vuông lắm, cao khiết và đày sức chinh phục như nét chữ của ông vậy. Có lẽ phong cách tức là con người đã được thể hiện rất rõ ở đây - Ít chịu cho chữ, nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối bao giờ.. Thật đúng là nhân cách lý tưởng mà con người của ngàn năm qua vẫn ao ước. -Khi chưa hiểu quản ngục thi tỏ thái độ khinh thường. Cái thái độ khinh đời, ngang tàn đó phải chăng làm cho viên quản ngục ngây ngất, kính nể. HC đã mang đén chốn lao tù, cho cái địa ngục sống này một ánh sáng ký ảo, huyền diệu, lung linh, chói rọi, soi sáng đạo lý làm người. Thiên lương cao đẹp của ông là một vầng hào quang toả sáng rực rỡ trên bầu trời đầy u ám của nhà tù. - HC-vầng hào quang chói lọi này không những là một người có dũng trí mà còn là một con người có trái tim nhân hậu. Khi biết thiện ý của quản ngục, HC đã rất cảm động. => ta thấy ông Huấn là người có lòng bao dung, độ lượng, chia sẻ nỗi niềm cùng với hai người bạn bạn mới mà suýt nữa ông đã đánh mất: Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> của các ngươi. Nào ta biết đâu một người thầy quản đay lại có cái sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữ ta đa phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ. Sự biệt đãi bằng vật chất và thái độ ân cần không làm cho trái tim sắt đá kia mềm lòng. Chính cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài và những sở thích cao quý, hướng về văn minh, văn hoá mới cảm hoá được trái tim dường như được đúc bằng thép ấy. Thái độ biệt nhỡn liên tài của HC đối với quản ngục không phải sự liên tài sự trả ân đối với người đã đối xử tử tế, biết chơi chữ của mình, mà là sự trân trọng, cảm đọng trước một nhân cách Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Quản ngục sống giữa bùn nhơ nhớp mà vẫn giữu được thiên lương, biết trọng người tài, kính cái đẹp. Đó đúng là một đoá sen trong bùn. -Ánh hào quang rực rỡ, vẻ đẹp tuyệt diệu toả ra rất rõ ở cảnh HC cho chữ. Nó bộc lộ trọn vẹn nhất vẻ đẹo nhân cách HC. ở đây vẻ đẹp này toả hương thơm ngát hơn lúc vào hết. Dưới ngòi bút của NT, một cảnh tượng đày kịch tính diễn ra, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Đó là sự tương phản giữa một bên là một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tương đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián với một bên là tấm lụa trắng tinh, căng phẳng và với ánh sáng của bó đuốc tẩm dầu đang cháy rừng rực. Ba đầu người chăm chú trên một tấm lụa bạch nguyên vẹn. - Nó là sự trái ngược của sự tàn bạo, đánh đập, tra khảo dã man với ánh sáng của nền văn minh, văn hóa. Đó còn là sự mâu thuẫn giữa bóng tối và ánh sáng, cái xấu và cái đẹp, cái ác và cái thiện, cái chết và cái sống, cái xấu xa đê tiện và cái trong trẻo cao thượng. Ngòi bút dựng cảnh, dựng người của Nguyễn Tuân rất giàu tính tạo hình với trình độ nghệ thuật điêu luyện, sức sảo, gần đạt đến sự hoàn mĩ( Vũ Ngọc Phan ). - Dưới ánh sáng của bó đuốc đỏ rực-bó đuóc của trí thiện, của niềm tin, của hy vọng và trong khung cảnh thật nghiêm trang, thật thiêng liêng này, HC dồn hết tâm linh, sinh lực vào từng nét chữ. Ông không mảy may lưu ý gì đến cái xấu xa xa, bẩn thỉu đang tồn tại mà hoàn toàn bị thu hút, quyến rũ vào một sự vật :tấm lụa bạch nguyên vẹn. Đúng thế, ở đây chỉ có cái đẹp, cái cao thượng mới thực sự tồn tại. Chính tấm lụa trắng tinh này mà ông HC đang cho ra đời những con chữ tuyệt tác ấy mới thực sự có sức mạnh. Ở đây không còn là một HC tử tù nữa. Chỉ còn một HC tự do nhất, sống động nhất. Cái giá treo cổ kia cũng không còn nữa mà chỉ có cuộc sống vĩnh hằng về chân lý của cái đẹp. Ngôi sao sáng –HC -đang phát quan bừng tỉnh cái không gian u tối, phá vỡ cái màn đem ngự trị ngàn đời ở đây. HC đem đén nơi đay một thế giới văn hoá. Vẻ đẹp cao nhân đó đã làm cho viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đòng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Tuy nhiên, ở nhà ngục này có sự thay bậc đổi ngôi, có sự chuyển hoá vị thế, vị trí xã hội của con người. Nó noí lên một sự thật mà đày tính lãng mạn. Giờ phút này và tại nơi đay không phải do quản ngục làm chủ. Sức mạnh, quyền lực của cái đẹp và chân lý tồn tại trên đời, thể hiện sức mạnh, quyền uy theo cách riêng của nó. Nó không khất phục người ta bằng bạo lực, nó chinh phục người ta bằng tự bản chất của nó. Nó không giày xéo áp đặt con người để bắt người ta phải tuân theo nó, trái lại, nó vực con người ta đứng dậy, tự nguyện đi theo nó để hướng tới cái CHÂN-THIỆN-MỸ trở nên trong sáng và tốt đẹp hơn. Và ở đây caí đẹp đã lên ngôi thay thế cho cái xấu xa, thấp kém, cái đẹp nâng đỡ con người, cứu vớt con người(Đôxtôiepxki). Cái đẹp đăng quan, cái xâú xa đã phải chìm xuống nhường chỗ cho cái đẹp. Cái đẹp đã tồn tại, sẵn sàng và rất cần sự đánh thức cái thiên lương ở mỗi con người. HC cho chữ như chuyển giao một nhân cách tự do, chuyển giao cái đẹp đẻ cái đẹp mãi sinh sôi nảy nở, đi vào cõi vĩnh hằng. Hình tượng nhân vật HC được khắc hoạ bằng ngòi bút lãng mạn cứ sừng sững hiên ngang hiện lên như muốn cất bổng lên, phá vỡ chốn lao tù, phá vỡ cái cuộc sống đang tràn ngập màn đêm, ngột ngạt, trì trệ. Phải chăng đó là quan niệm thẩm mỹ của HC hay của là của chính NT: cái đẹp phải gắn.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> với cái thiện không thể ở chung với cái xấu, cái ác. Sự chân thành, bộc bạch giản dị đó của HC đã khiến cho ngục quan cảm đọng vái người tù một cái và rưng rưng: Kẻ mê muội này xin bái lĩnh. =>Nói tóm lại, HC là một con người tích tụ những phẩm chất tốt đẹp nhất. Tuy bị cầm tù về thể xác nhưng lại tự do về tâm hồn. Hay nói khac đi, HC dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân là biểu tượng cho cái đẹp trong hoàn cảnh lịch sử đang đầy rẫy những cái xấu xa ,tội lỗi, biểu tượng cho Thiên lương cao quý. Con người sống vượt lên những hiện thực tầm thường, tăm tối để toả sáng, đẻ vĩnh cửu, để bất diệt, truyền cho người đời phẩm giá làm người, những phẩm giá tiêu biểu cho đạo lý dân tộc. 3 .Kết bài: -Dựng lên hình tượng HC với vẻ đẹp rực rỡ tráng lệ giữa chốn lao tù ẩm thấp chật chội. NT đã thể hiện niềm cảm phục sâu sắc đối với những người anh hùng xả thân vì nghĩa lớn. Nhà văn đã sử dụng ngòi bút tả thực đầy kịch tính kết hợp với việc khắc hoạ tính cách nhân vật và ngòi bút miêu tả phong cảnh hiện thực lẫn lãng mạn. Có thể nói Chữ người tử tù với bút pháp sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh, với ngôn ngữ văn xuôi giàu có và góc cạnh, với vẻ đẹp tuyệt vơì của HC, tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương một thời vang bóng và nó mãi mãi vang bóng trong bạn đọc nhiều thời. Đề 7: Phân tích bi kịch tinh thần của Chí Phèo kể từ khi bị thị Nở từ chối tình yêu cho tới lúc kết thúc cuộc đời (Chí Phèo - Nam Cao) Gợi ý làm bài Bài làm cần phân tích được những ý cơ bản sau: - Giới thiệu vài nét cơ bản về nhà văn Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo, nhân vật Chí Phèo. - Bị thị Nở cự tuyệt, Chí rơi vào bi kịch tinh thần đau đớn tuyệt vọng: sinh ra là người nhưng không được làm người - Men rượu và cháo hành, lưu manh và lương thiện, các đối cực ấy đang giằng xé quyết liệt trong tâm hồn Chí. - Trở về với cuộc sống lương thiện thì không được. - Trở về với cuộc sống trước kia thì Chí không muốn. - Trong cơn phẫn uất và tuyệt vọng Chí Phèo đã giết bá Kiến và tự sát  ý nghĩa của hành động này. - Nét đặc sắc về nghệ thuật (xây dựng hình tượng nhân vật điển hình, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật trần thuật linh hoạt,...) - Đánh giá chung.. Đ Phân tích tâm trang nhan vật liên trong truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam A. Yêu cầu - Làm nổi rõ được tâm hồn Liên, nghệ thuật xây dựng nhân vật và ý nghĩa tư tưởng của hình tượng ấy. - Biết cách phân tích một nhân vật văn học. Bố cục mạch lạc, kết cấu chặt chẽ, văn phong trong sáng B. Dàn bài 1.Giới thiệu vấn đề cần nghị luận - Thạch Lam là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn nhưng có một gương mặt riêng so với các nhà văn của Tự lực văn đoàn. Văn của Tự lực văn đoàn thường đượm nỗi buồn.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> lãng mạn còn văn của Thạch Lam lại chất chứa những nỗi đau hiện thực. Nó như một thứ “hương hoàng lan” được chưng cất từ những nỗi đời. - Truyện ngắn Hai đứa trẻ in trong tập Nắng trong vườn (1938), rất tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Thạch Lam. Đó là kiểu truyện ngắn trữ tình đượm buồn. Nét phong cách này thể hiện sâu sắc qua tâm trạng của nhân vật Liên trong tác phẩm. 2. phân tích * Tâm tạng của liên lúc chiều tàn: - buồn man mác trước khoảnh khắc của ngày tàn - thương xót cho những đứa trẻ con nghèo nàn, động lòng thương chúng - thương xót cho sự vất vả của mẹ con chị tí - cảm nhận được mùi riêng của đất, của quê hương này - cảm nhận được số kiếp bế tắc, cùng quẩn của những con người ở phố huyện qua tiếng cười của bà cụ thi => tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của liên, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người * Lúc đêm khuya - buồn trong bóng tối mênh mang, thăm thẳm - mong đợi một điều gì tươi sáng hơn ở tương lai * tâm trạng của liên khi đoàn tàu đêm đi qua - chuyến tàu đi qua trong sự hóa hức mong chờ của liên, của mỗi con người ở phố huyện - phát hiện ngạn lửa xang sát mặt đất và quan sát thật kĩ đoàn tàu khi nó chạy ngang qua - sự nuối tiếc cảu liên khi đoàn tàu đã đi qua, liên lặng theo mơ tưởng về một hà nội nhộn nhịp vui tươi và đầy ánh sáng của những ngọn đèn - kỉ niệm của liên về 1 hà nội huyên náo và đấy ánh sáng 3.Đánh gia - Miêu tả tâm trạng của hai đứa trẻ, đặc biệt là Liên một cách trực tiếp và gián tiếp, qua thực tại và hồi ức đan xen; miêu tả bằng một giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, giàu chất thơ; nhà văn bộc lộ niềm xót thương những kiếp người đói nghèo cơ cực, sống quẩn quanh bế tắc trong xã hội cũ. - Từ đó tác giả như muốn lay tỉnh những tâm hồn uể oải, đang lụi tàn, nhen lên trong họ ngọn lửa của lòng khát khao được sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn, khát khao thoát khỏi cuộc đời tăm tối đang chôn vùi họ. Truyện ngắn Hai đứa trẻ đã thể hiện sâu sắc cái tài và cái tâm của nhà văn Thạch Lam. Cái tài của Thạch Lam là sở trường về truyện ngắn và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế. Ông đã đem đến cho văn học dân tộc kiểu truyện ngắn trữ tình đượm buồn, truyện ngắn tâm tình. Truyện dường như không có cốt truyện, nhẹ nhàng mà thấm thía, giàu cảm xúc mà cũng giàu chất triết lí. Cái tâm của Thạch Lam là tình người sâu sắc. Thạch Lam không chỉ thấu hiểu, cảm thương những đau khổ thiệt thòi của những số phận nhỏ bé bị lãng quên khi miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên, mà còn thấu hiểu đồng cảm với những khát vọng chân chính của họ, dù nó mới chỉ là những khát khao rất đỗi bình dị, mơ hồ.=> mơ ước một cuộc sống, 1 thế giới mới đáng sống hơn. Đề 3 : Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở đến khi đâm chết Bá Kiến và tự sát ? I. Mở bài - Khẳng định vị trí nổi bật của truyện ngắn Chí Phèo trong sự nghiệp văn học của Nam Cao, trong nền văn học Việt Nam hiện đại..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Cuộc gặp gỡ với Thị Nở (cuộc tình và trận ốm) đã thức tỉnh phần người bấy lâu nay bị vùi lấp ở Chí để hắn trở về sống kiếp người một cách tự nhiên. Chính sự quan tâm, chăm sóc của Thị Nở đã giúp Chí Phèo cởi bỏ cái vỏ quỷ dữ để sống lại làm người, khát khao hoàn lương, lương thiện. II. Thân bài - Cứ tưởng Chí Phèo sống mãi kiếp thú vật rồi kết thúc cuộc đời bằng cách vùi xác tại một bờ bụi nào đó. Nhưng không, một bước ngoặt lớn đã diễn ra trong cuộc đời Chí. Kể từ khi gặp Thị Nở, Chí Phèo đã thức tỉnh. Đầu tiên là tỉnh rượu rồi mới đến tỉnh ngộ. + Tỉnh rượu : Những cảm nhận về không gian cái lều của hắn, về cuộc sống xung quanh : những âm thanh hằng ngày của cuộc sống (âm thanh gọi Chí Phèo trở về với cuộc đời) và sự tự ý thức tình trạng thê thảm của bản thân (già nua, cô độc và trắng tay). + Tỉnh ngộ : Được Thị Nở chăm sóc ân cần, Chí thấy cảm động trước tình người. Chí nhận ra một thực tế phũ phàng là cuộc đời mình chưa bao giờ được chăm sóc như thế (chú ý chi tiết bát cháo hành và Chí Phèo khóc).  Đó là dấu hiệu nhân tính bị vùi lấp trong Chí đang trở về. - Sau đó là niềm hy vọng : Ước mơ lương thiện trở về, Chí thấy thèm lương thiện và muốn làm hòa với mọi người... Chí đặt hy vọng lớn vào Thị Nở : « Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được... Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện». Chí hình dung về tương lai tươi đẹp khi chung sống cùng với Thị Nở. Rồi Chí ngỏ lời với Thị, trông đợi Thị về xin phép bà cô. => Ở Chí Phèo vẫn còn phần nhân tính rất đáng thương cho dù anh có bị tha hóa, lưu manh hóa. - Bà cô không cho Thị Nở lấy Chí Phèo. Thị Nở từ chối. Chí rơi vào bi kịch tinh thần đau đớn. Chí Phèo chạy theo nắm lấy tay Thị Nở như là nỗ lực để níu Thị lại với mình. Nhưng Thị Nở lại đang tâm đẩy Chí Phèo ra. Chi tiết đó cho thấy Chí càng khát khao cuộc sống bao nhiêu thì cuộc đời lại càng xa lánh Chí bấy nhiêu. Thị Nở đẩy Chí ngã để chứng tỏ sự cắt đứt dứt khoát : « Hắn đuổi theo thị, nắm lấy tay. Thị gạt ra, lại giúi thêm cho một cái. Hắn lăn khoèo xuống sân ». Đau đớn và căm hận mù quáng, Chí nguyền sẽ giết chết bà cô Thị Nở và Thị Nở. - Cuối cùng, trong trạng thái phẫn uất và tuyệt vọng, Chí Phèo về nhà uống rượu (càng uống càng tỉnh). « Nhưng tức quá, càng uống lại càng tỉnh ra. Tỉnh ra, chao ôi, buồn ! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức ». Đó là đỉnh điểm bi kịch tinh thần trong con người Chí Phèo. Đau đớn cùng cực rồi xách dao ra đi. Miệng hắn vẫn nói đến nhà Thị Nở nhưng bước chân hắn lại đến nhà Bá Kiến. - Cái cao nhất trong phần nhân tính còn lại trong Chí chính là câu nói dõng dạc trước Bá Kiến: Tao muốn làm người lương thiện? Nhưng Hắn cũng tự biết: Không được! Ai cho tao lương thiện ? Câu nói cho thấy tâm trạng cực kì phẫn uất và bế tắc trước kẻ thù của cuộc đời mình, thể hiện bản chất người tốt đẹp, khao khát hướng thiện của con quỷ dữ. - Ý nghĩa hành động Chí Phèo giết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình + Hành động Chí Phèo giết Bá Kiến thể hiện lòng căm thù trong Chí đã lên đến tột đỉnh khi nhận ra nguyên nhân chính gây ra bi kịch cho cuộc đời mình. + Hành động Chí tự kết liễu đời mình thể hiện niềm khao khát trở về cuộc sống lương thiện còn cao hơn cả tính mạng, sức mạnh căm thù đã vùng lên một cách mạnh mẽ dù còn tự phát, manh động -> Tác phẩm có giá trị tố cáo xã hội thực dân phong kiến một cách gay gắt..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> III. Kết luận Chí Phèo điển hình cho tầng lớp nông dân bị bần cùng hóa, lưu manh hóa không có lối thoát trong xã hội cũ, cho số phận bi thảm của những con người khổ nghèo, tăm tối dưới ách áp bức bóc lột tàn bạo, xảo quyệt của giai cấp thống trị ở nước ta trước Cách mạng tháng Tám. Phản ánh điều này cho thấy Nam Cao không chỉ là nhà văn hiện thực xuất sắc mà còn là nhà văn rất nhân đạo ở chỗ: không chỉ tố cáo cái xã hội thực dân phong kiến tàn bạo mà còn phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi bị bị biến thành thú dữ..

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

×