Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Đầu tư công, tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.95 KB, 8 trang )

ĐẦU TƯ CƠNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC ĐỐI VỚI
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
Trong khoảng thời gian đổi mới đến từ năm 1986 đến nay năm 2015, VN đã đạt được nhiều
thành tựu đáng kể, trong nhiều lĩnh vực và đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, trong khoảng thời gian
giai đoạn 2001-2005 tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,51%, giai đoạn 2006-2010 tăng trưởng
bình quân đạt 7%, giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng GDP bình quân năm đạt 5,88%.
Và đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng trưởng cao xấp xỉ
7%/năm; với tốc độ tăng trưởng đáng khích lệ, lạm phát sau một thời gian “phi mã” cũng đã được
kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là cuối giai đoạn từ 2012 đến nay.
Trên cơ sở đó sử dụng mơ hình đa biến được phác họa từ hàm sản xuất, bằng cách tiếp cận
phân phối trễ tự hồi quy (ARDL: Autoregressive Distributed Lag), để nghiên cứu cho thấy tác động
của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế và ý nghĩa thống kê, có tác động thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam.

1/- Việt Nam trong công cuộc đổi mới.
Từ năm 1986, Việt Nam đã thực hiện cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước. So với
công cuộc cải cách và chuyển đổi kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường ở các quốc gia
khác, đổi mới ở Việt Nam có những nét đặc thù riêng. Đổi mới ở Việt Nam diễn ra từ hai
chiều: “từ dưới lên” tức là ở các hợp tác xã doanh nghiệp và “từ trên xuống” tức là các
quyết định của Đảng và Nhà nước. Mối liên hệ hai chiều ấy đã làm cho công cuộc đổi mới ở
Việt Nam diễn ra khơng có sự xung đột giữa “phía trên” và “phía dưới”, cũng như khơng có
các “cú sốc” q mạnh được ra bởi các chính sách và biện pháp điều chỉnh vĩ mô cứng rắn
và duy ý chí của bộ máy lãnh đạo “phía trên”. Đó là điểm nổi bật của q trình đổi mới ở
Việt Nam, vừa có sự chỉ đạo từ trên xuống, vừa có sự sáng tạo của nhân dân từ bên dưới; do
đó, đổi mới đã dẫn đến thành cơng.
Đạt được những thành tựu đó là nhờ vào sự gia tăng quy mô đầu tư công, tạo động lực
quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế thời
gian qua. Tuy nhiên, tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế cũng như hiệu
quả của đầu tư cơng vẫn cịn là vấn đề tranh luận. Vì thế, để ổn định vĩ mô và đạt được mục
tiêu tăng trưởng trong thời kỳ mới theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực.
cạnh tranh, hướng đến phát triển bền vững. Trong đó, đầu tư của Chính phủ giữ vai trị là


động lực của nền kinh tế thì yêu cầu đặt ra là cần nghiên cứu một cách sâu sắc tác động của
đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế, từ đó tìm ra biện pháp nhằm quản lý đầu
tư công và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
2/- Tham khảo các nghiên cứu trước đây.
Qua tham khảo, trong khi một số nghiên cứu của các tác giả cho thấy đầu tư cơng có
tác động dương đối với tăng trưởng như: Aschauer (1989), Munnell và Cook (1990),
Khan và Kumar (1997), Batina (1998), Bose và cộng sự (2003), Gwartney và cộng sự
(2004), Kamps (2005), Bukhari và cộng sự (2007), Eruygur (2009); một số nghiên cứu
khác lại cho thấy đầu tư công.
Tác động âm đến tăng trưởng như nghiên cứu của Devarajan và cộng sự (1996) hay
nghiên cứu của Ghali và Khalifa (1998); cũng có một số nghiên cứu khơng tìm thấy mối
quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế như: Clarida (1993), Roache (2007), Swaby
(2007).
Bên cạnh, nghiên cứu của Badawi và Ahmed (2003), Ellahi và Kiani (2011) cho kết
quả đầu tư cơng có tác động âm đến tăng trưởng trong ngắn hạn nhưng lại có tác động
Tiểu luận Tài Chính Cơng - Trần Thanh Trí

Trang 1


dương trong dài hạn.
Ngoài ra, Sturm và cộng sự (1999) chỉ ra đầu tư cơng chỉ có tác động dương đến tăng
trưởng trong ngắn hạn nhưng lại khơng có tác động trong dài hạn; kết luận ngược lại
được tìm thấy trong nghiên cứu của Cristian và cộng sự (2011) khi khẳng định đầu tư
cơng khơng có tác động đến tăng trưởng trong ngắn hạn. nhưng có tác động dương trong
dài hạn.
Và nghiên cứu định lượng về tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế rất của
tác giả Tô Trung Thành (2010) cho kết quả đầu tư cơng có mối quan hệ dương với tăng
trưởng kinh tế VN, Nguyễn Đức Minh (2012) nghiên cứu cho trường hợp TP.HCM
thì cho kết quả rằng đầu tư cơng khơng có quan hệ với tăng trưởng kinh tế.

3/- Thực tiễn về đầu tư công ở VN giai đoạn 1989-2012 và đến năm 2015.
Hình 01:

CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ CƠNG TỒN XÃ HỘI

Nguồn: tính tốn từ nguồn Tổng cục thống kê.

Trong thời gian giai đoạn (1989-2012), hoạt động đầu tư phát triển (ĐTPT) của khu vực
kinh tế nhà nước (KTNN) đã góp phần quan trọng trong thúc đẩy và phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước. Tuy nhiên, thực tế nguồn vốn này vẫn chưa phát huy hiệu quả cao. Cơ chế
phân bổ và thực hiện vốn vẫn tập trung quá nhiều vào lĩnh vực hạ tầng cơ sở, chưa đầu tư
thoả đáng cho các dự án có khả năng thu hồi vốn, trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hoá làm
tăng GDP.
Trong khoảng thời gian từ 1989 đến 2012, tỷ trọng vốn ĐTPT tồn xã hội ln chiếm rất
cao trong GDP (cao nhất là năm 2007 với 46,52%). Và thể hiện rõ giai đoạn (2001 – 2005),
tỷ trọng đầu tư Nhà nước chiếm 53,4% tổng đầu tư toàn xã hội, giai đoạn 2011-2015, sẽ
giảm tỷ trọng đầu tư công xuống 37-39%.
Hình 02: Tình hình đầu tư và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Nguồn: tính tốn từ nguồn Tổng cục thống kê.
Tiểu luận Tài Chính Cơng - Trần Thanh Trí

Trang 2


Thực tế cho thấy vốn đầu tư Công tăng rất mạnh mẽ từ lúc nền kinh tế mở cửa đến nay
với năm 2005 là: 82.531 tỷ đồng, là tăng đều qua các năm và đến năm 2012, và năm
2015 là: 247.284 tỷ đồng.
Hình 3: Các thành phần vốn đầu tư so với GDP của Việt Nam


Nguồn: tính tốn từ nguồn Tổng cục thống kê.

Bên cạnh đó tỷ lệ vốn đầu tư/GDP chỉ từ mức 26,4% trong giai đoạn 1991-1995 tăng lên
trên 40% cho giai đoạn 2006-2010, đặc biệt là đạt đỉnh năm 2007 mức 46,52% GDP. Cũng rất
đáng ghi nhận khi trong bối cảnh tổng vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP giảm mạnh (còn khoảng
32,6% GDP vào năm 2015) thì tốc độ tăng trưởng vẫn duy trì ở mức hợp lý.

4/- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.
Xuất phát từ thực tế ở các nước đang phát triển, cũng vẫn chưa đáp ứng đựơc cầu, sự gia
tăng sản lượng phải bao gồm sự gia tăng trong đầu vào của các yếu tố sản xuất theo quan hệ
hàm số giữa sản lượng với vốn, lao động, đất đai và nguyên liệu, kĩ thuật và công nghệ ...
Y = F( K,L,R,T...)
Trong đó:
K: là vốn
L: là lao động
R: là đất đai và tài nguyên
T: là tiến bộ của kĩ thuật và cơng nghệ
Hàm sản xuất trên nói lên sản lượng tối đa có thể sản xuất được tuỳ thuộc vào sản lượng
các yếu tố đầu vào trong điều kiện trình độ kỹ thuật và công nghệ nhất định.
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu trước của Bukhari, Ali và Saddaqat (2007),
Kandenge (2010) Ellahi và Kiani (2011), và tiếp cận hàm sản xuất tổng quát theo quan điểm
kinh tế học hiện đại làm cơ sở để xây dựng mơ hình thực nghiệm nhằm đánh giá tác động
của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế VN.
Theo quan điểm kinh tế học hiện đại, có ba yếu tố trực tiếp tác động đến tăng trưởng là
vốn (K), lao động (L) và yếu tố năng suất tổng hợp (A). Nếu bỏ qua nhân tố năng suất tổng
hợp (A) thì hàm sản xuất tổng quát được viết lại dưới dạng đơn giản sau:
Y = f (K,L)

Phương trình (1).


Có thể xem xét thành phần vốn đầu tư K bao gồm ba thành phần Ig (vốn đầu tư khu vực
công), Ip (vốn đầu tư từ khu vực tư trong nước) và If (vốn đầu tư từ khu vực FDI).
Như vậy, phương trình (1) có thể viết lại như sau:
Y = f (Ig, Ip, If, L)

Phương trình (2).

Lấy đạo hàm phương trình (2) và chia cho Y, ta có phương trình như sau:
Phương trình (3).
Tiểu luận Tài Chính Cơng - Trần Thanh Trí

Trang 3


dY/y = (∂Y/∂Ig)(dIg/Y)+(∂Y/∂Ip)(dIp/Y)+(∂Y/∂If)(dIf/Y)+(∂Y/∂L)*(dL/L)
Trong đó: ∂Y/∂Ig = a1; ∂Y/∂Ip = a2; ∂Y/∂If = a3; ∂Y/∂L)*(dL/L) = a4
Trên cơ sở đó theo phương trình (3) có thể giải thích các biến trong như sau:
dY/Y
dIg/Y
dIp/Y
dIf/Y
dL/L

tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của tổng sản phẩm quốc nội thực (%).
tỷ lệ vốn đầu tư công trên GDP (%).
tỷ lệ vốn đầu tư khu vực ngoài quốc doanh trên GDP (%)
tỷ lệ vốn đầu tư khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi trên GDP (%).
tỷ lệ tăng lực lượng lao động hàng năm (%).

Và thể hiện năng suất biên của yếu tố đầu tư khu vực Nhà nước, khu vực ngoài quốc

doanh, đầu tư của nguồn vốn FDI và sự co dãn của sản lượng theo lao động.
Viết lại phương trình: Phương trình (4).
gt = α1Igt + α2 Ipt + α3 Ift + α4 Lt
Cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế (g) phụ thuộc vào các biến:
Tỷ lệ vốn đầu tư công trên GDP (Ig), tỷ lệ vốn đầu tư khu vực ngoài quốc doanh trên
GDP (Ip), tỷ lệ vốn đầu tư khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi trên GDP (If), tỷ lệ
tăng lực lượng lao động hàng năm (L). Các biến được thể hiện ở dạng logarit cơ số tự nhiên.
Dấu của tất cả các hệ số α1, α2, α3, α4 được kỳ vọng là dương.
Từ phương trình (4), có thể viết thành phương trình hồi quy sau:
Lgt = α0 + α1LIgt + α2 LIpt + α3 LIft + α4 LLt + εt (Phương trình 5).
Theo Pesaran và Shin (1996), phương pháp ARDL có nhiều ưu điểm hơn so với các
phương pháp đồng liên kết khác:
Thứ nhất, trong trường hợp số lượng mẫu nhỏ, mơ hình ARDL là cách tiếp cận có ý nghĩa
thống kê hơn để kiểm định tính đồng liên kết (Hamuda và cộng sự, 2013), trong khi đó kỹ
thuật đồng liên kết của Johansen yêu cầu số mẫu lớn hơn để đạt được độ tin cậy;
Thứ hai, trái với các phương pháp thông thường để tìm mối quan hệ dài hạn, phương
pháp ARDL khơng ước tính hệ phương trình, thay vào đó, nó chỉ ước tính một phương trình
duy nhất (Hamuda và cộng sự, 2013);
Thứ ba, các kỹ thuật đồng liên kết khác yêu cầu các biến hồi quy được đưa vào liên kết
có độ trễ như nhau thì trong cách tiếp cận ARDL, các biến hồi quy có thể dung nạp các độ
trễ tối ưu khác nhau (Hamuda và cộng sự, 2013); Thứ tư, nếu như chúng ta khơng đảm bảo
về thuộc tính về nghiệm đơn vị hay tính dừng của hệ thống dữ liệu, mức liên kết I(1) hoặc
I(0) thì áp dụng thủ tục ARDL là thích hợp nhất cho nghiên cứu thực.
5. Kết quả và thảo luận.
Ở Việt Nam, đầu tư của khu vực nhà nước hiện chiếm khoảng gần 40% tổng đầu tư của
xã hội. 60% còn lại là của khu vực kinh tế ngoài nhà nước (tư nhân trong nước) và khu vực
có vốn đầu tư nước ngồi. Vai trò của khu vực kinh tế trong nước đang ngày càng lớn mạnh
và hiện đã là một đối trọng thực sự của khu vực kinh tế nhà nước.
Xét theo mục đích sử dụng, đầu tư nhà nước cho lĩnh vực kinh tế luôn chiếm tỷ trọng rất
cao lên đến 77%, bên cạnh đó mục đích quản lý nhà nước cũng như các vấn đề xã hội chỉ

chiếm tỷ trọng rất thấp. Điều này cho thấy nhà nước vẫn muốn trực tiếp tham gia vào các
hoạt động kinh tế thay vì làm chức năng quản lý và kiến tạo thị trường.
Đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước so với các nguồn khác hiện vẫn chiếm tỷ
trọng chủ yếu, khoảng 50%. Trong khi đó, đầu tư cơng từ nguồn vốn vay, sau một thời kỳ
giảm sút về mặt tỷ trọng trong giai đoạn (2006-2009) thì nay đã bắt đầu gia tăng trở lại.
Phần đầu tư từ nguồn vốn của các DNNN và các nguồn vốn khác chỉ chiếm chưa tới 7%
tổng vốn đầu tư xã hội. Phần vốn đầu tư của các DNNN này mới chỉ tính phần vốn tự có
Tiểu luận Tài Chính Cơng - Trần Thanh Trí

Trang 4


của các DNNN mà chưa tính đến nguồn vốn vay của chúng. Với tổng dư nợ của các tập
đoàn, tổng công ty nhà nước lên đến trên 1,5 triệu tỉ đồng, chiếm hơn 40% tổng dư nợ tín
dụng của nền kinh tế, thì rõ ràng tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực DNNN quả là một con số
khổng lồ. Phần vốn đầu tư của khu vực công quá lớn, đặc biệt là của khu vực DNNN, chắc
chắn sẽ có tác động chèn lấn nguồn vốn đầu tư dành cho các thành phần kinh tế khác, đặc
biệt là khu vực doanh nghiệp tư nhân, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa
(SMEs). Ở phương diện này chúng ta khơng khó để giải thích vì sao chi phí tiếp cận vốn
của khu vực tư nhân luôn ở mức quá cao, mà ngay cả khi có thể chấp nhận mức lãi suất cao
đó thì cũng chưa hẳn đã có thể tiếp cận được vốn.
Nhận ra thực trạng yếu kém của đầu tư cơng, Quốc hội và Chính phủ cũng có những
động thái và chính sách để tái cấu trúc đầu tư công, chẳng hạn như Quốc hội đã ban hành
Nghị quyết số 12/2011/QH13 khống chế về danh mục và tổng mức phát hành vốn TPCP
trong cả giai đoạn (2011 – 2015) là 225.000 tỷ đồng. Nghị quyết 12 cũng yêu cầu CP thực
hiện rà sốt, cắt, giảm, giãn, hỗn, chuyển đổi hình thức đầu tư đối với các dự án không
được tiếp tục sử dụng nguồn vốn TPCP trong giai đoạn (2011 – 2015).
Và việc tái cấu trúc đầu tư công ở Việt Nam không phải là các vấn đề mang tính quy
trình và thủ tục, thay vào đó nó nằm ở những tầng nấc sâu hơn của vấn đề thể chế kinh tế.
Nếu không cải cách được cái nền tảng thể chế kinh tế rộng lớn hơn kia thì việc chỉ loay

hoay với mớ thủ tục và quy trình sẽ khơng bao giờ có thể giúp giải quyết được những vấn
đề muôn thuở của đầu tư công ở Việt Nam.
5.1/- Dữ liệu nghiên cứu.
Các biến thời gian được sử dụng trong nghiên cứu này là dữ liệu hàng năm trong khoảng
thời gian (1988-2012) Dữ liệu của các biến được thu thập từ nguồn Tổng cục Thống kê VN
(GSO), gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế thực (g, %), tỷ lệ vốn đầu tư công trên GDP (Ig, %),
tỷ lệ vốn đầu tư từ khu vực ngoài quốc doanh trên GDP (Ip, %), tỷ lệ vốn đầu tư từ khu vực
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi trên GD (If, %), tốc độ tăng lực lượng lao động (L, %).
các biến được thể hiện ở dạng logarit cơ số tự nhiên.
5.2/- Kết quả kiểm định
Sử dụng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị được dùng phổ biến là ADF của Dickey
và Fuller (1979) để kiểm định nghiệm đơn vị cho các biến.
Biến
Lg
D(Lg)
Lig
D(LIg)
Lip
LIf
D(LIf)
LL

Bảng 01: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH NGHIỆM ĐƠN CỦA CÁC BIẾN
Giá trị thống kê t
Kết luận
Bậc tích hợp
-1,904416
-4,591032***
-0,579631
-6,052259***

-3,734799**
-1,715619
-8,990200***
-3,839081**

Chuỗi không dừng
Chuỗi dừng
Chuỗi không dừng
Chuỗi dừng
Chuỗi dừng
Chuỗi không dừng
Chuỗi dừng
Chuỗi dừng

I(1)
I(1)
I(0)
I(1)
I(0)

Ghi chú: ***, **, * tương ứng với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%.
Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị (Bảng 1) cho thấy các biến Lg,LIg, LIf là tích hợp bậc 1, các biến LIp
và LL cùng tích hợp bậc 0. Theo Pesaran và Shin (1999), Hamuda và cộng sự (2013), Mehrara và Musai
(2011), nếu như chúng ta khơng đảm bảo về thuộc tính về nghiệm đơn vị hay tính dừng của hệ thống dữ liệu,
các biến khơng cùng mức liên kết I(1) hoặc I(0) thì áp dụng thủ tục ARDL là thích hợp nhất cho nghiên cứu
thực nghiệm.

Tiểu luận Tài Chính Cơng - Trần Thanh Trí

Trang 5



Bảng 02:
Số
bậc

Giá trị
thống kê F

k

F-statistic

4

5,740153

BẢNG KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM CỦA ĐƯỜNG BAO.
Giá trị giới hạn của các đường bao
90%

I(0)
3,063

95%

I(1)
4,084

I(0)

3,539

I(1)
4,667

97,5%
I(0)
4,004

I(1)
5,172

99%
I(0)
4,617

I(1)
5,786

Kiểm định đường bao (Bound test): Theo Pesaran (1997), kiểm định đường bao Bound test) là
bước đầu tiên của thủ tục ARDL, để xác định việc tồn tại hay không tồn tại mối quan hệ đồng liên
kết giữa các biến, tức là xác định việc có tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các biến hay không.
Bảng 03:
Biến
Lg(-1)
Lg(-2)
LIg
LIg(-1)
LIp
LIf

LL
INPT
T
R-Squared
R-Bar-Squared
S.E. of Regression
Mean of Dependent Variable
Residual Sum of Squares
Akaike Info. Criterion

Ước lượng mơ hình ARDL (biến phụ thuộc Lg)
Hệ số
0,29549
-0,32095*
-0,12960
0,33176
0,44178***
0,32659**
0,52948*
-0,08917
-0,04080***
0,80344
0,69112
0,11751
1,9461
0,19332
13,3215

Độ lệch chuẩn
Thống kê t

0,20083
1,47130
0,18024
-1,78070
0,20712
-0,62575
1,55910
0,21279
3,03160
0,14573
2,86160
0,11413
1,93910
0,27305
-0,21624
0,41236
-4,40080
0,00927
DW-statistic
S.D. of Dependent Variable
Equation Log-likelihood
Schwarz Bayesian Criterion
F-statistic
Pob (F-statistic

Xác xuất
0,163
0,097
0,542
0,141

0,009
0,013
0,073
0,832
0,001
2,0065
0,21144
22,3215
8,2118
7,1531
0,001

Ghi chú: ***, **, * tương ứng với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%.

Bảng 01: Với R2 = 0,80344 và R2 hiệu chỉnh (R-Bar-Squared) bằng 0,69112,tức là mơ
hình giải thích đến hơn 69% sự biến động của chỉ số tăng trưởng kinh tế theo các thành
phần vốn và lao động. tiến hành các kiểm định chẩn đốn cũng như kiểm định tính phù hợp
của mơ hình để đảm bảo mơ hình đáng tin cậy ước lượng các hệ số dài hạn của mơ hình
ARDL với độ trễ (2,1,0,0,0)..
Bảng 4. Ước lượng các hệ số dài hạn của mơ hình ARDL với các độ trễ (2,1,0,0,0)
(Biến phụ thuộc Lg)
Biến
LIg
LIp
LIf
LL
INPT
T

Hệ số

0,19714*
0,43081***
0,31848***
0,51634*
-0,08695
-0,03979***

Độ lệch chuẩn
0,09761
0,14060
0,08145
0,28545
0,40630
0,00794

Thống kê t
2,0198
3,0641
3,9101
1,8088
-0,2140
-5,0088

Xác xuất
0,063
0,008
0,002
0,092
0,834
0,000


Ghi chú: ***, **, * tương ứng với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%.

Với tác động dài hạn từ mơ hình ARDL cho thấy đầu tư Cơng trên GDP (LIg), đầu tư từ
khu vực ngoài quốc doanh trên GDP (LIp), đầu tư từ khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài trên GDP (LIf) và tăng trưởng lực lượng lao động (LL) đều có tác động cùng chiều
lên tăng trưởng kinh tế (Lg) trong dài hạn một cách có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, tác
động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế là yếu nhất.

Tiểu luận Tài Chính Cơng - Trần Thanh Trí

Trang 6


Bảng 5. Kết quả tính tốn tác động ngắn hạn dựa trên cách tiếp cận ARDL
(Biến phụ thuộc ΔLg)
Biến
ΔLg1
ΔLIg
ΔLIp
ΔLIf
ΔLL
ΔINPT
ΔT
ECM(-1)
R-Squared

Hệ số
0,32095*
-0,12960

0,31848***
0,32659**
0,52948*
-0,08917
-0,04080***
-1,0255***
0,73827

Độ lệch chuẩn
Thống kê t
0,18024
1,7807
0,20712
-0,62575
0,14573
3,0316
2,8616
0,11413
1,9391
0,27305
-0,21624
0,41236
0,0092705
-4,4008
-4,9088
0,20890
R-Bar-Squared

Xác xuất
0,095

0,541
0,008
0,012
0,072
0,832
0,001
0,000
0,58871

Ghi chú: ***, **, * tương ứng với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%.

Kết luận: Kết quả cho thấy tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế VN
trong ngắn hạn không có ý nghĩa thống kê. Hệ số của phần sai số hiệu chỉnh ECM(-1) có ý
nghĩa thống kê ở mức 1%. Tỷ lệ 59% thể hiện sự biến động tăng trưởng kinh tế trong ngắn
hạn.
Bên cạnh, tác giả kiểm định tính ổn định của phần dư của mơ hình thơng qua kiểm định
tổng tích lũy của phần dư, và tổng tích lũy hiệu chỉnh của phần dư đều cho thấy tổng tích
lũy của phần dư và tổng tích lũy hiệu chỉnh của phần dư đều nằm trong dải tiêu chuẩn ứng
với mức ý nghĩa 5% nên có thể kết luận phần dư của mơ hình có tính ổn định và vì thế mơ
hình là ổn định. Kết quả các kiểm định cho thấy mơ hình đáng tin cậy, đảm bảo để ước
lượng các hệ số dài hạn và ngắn hạn.
Kết quả thực nghiệm minh chứng tác động đầu tư công đốivới tăng trưởng kinh tế VN
trong ngắn hạn khơng có ý nghĩa thống kê. Điều này hàm ý: Việc cắt giảm đầu tư công để
ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm sốt tình hình lạm phát cao hiện nay có lẽ không gây ảnh hưởng
nhiều đến tốc độ tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn.
Bên cạnh, mặc dù kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đầu tư cơng có tác động tích cực lên
tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Tuy nhiên, mức độ tác động của thành phần vốn đầu tư công lên tăng trưởng kinh tế là
kém nhất so với các thành phần vốn đầu tư từ khu vực tư nhân trong nước và khu vực FDI.
cụ thể, nghiên cứu này cho thấy kết quả thể hiện (bảng 2) vốn đầu tư trên GDP của khu vực

công tăng 1% thì làm cho chỉ số tăng trưởng kinh tế tăng khoảng 0,197%, trong khi đó tác
động từ khu vực ngồi quốc doanh là 0,43% và từ khu vực FDI là 0,32%.
Năm 2012 chúng ta cũng chỉ làm được một trong các bước theo nguyên tắc kể trên.
Nghị quyết về phân bổ Ngân sách cho năm 2012 mà Quốc hội thông qua đã nêu rõ: Vừa giải
quyết được cho những công trình cấp thiết đang thực thi đồng thời quản lý chặt chẽ lượng
trái phiếu mà Chính phủ phát hành trong năm để đầu tư cho Giáo dục, Y tế, Nông thôn...
đây tiếp tục là những lĩnh vực mà Nhà nước khơng thể khơng đầu tư.
Với tình hình đất nước ta hiện nay, hồn tồn khơng thể nói chuyện cắt giảm đầu tư.
Quan trọng là hướng đầu tư vào những gì hiệu quả hơn. Giao thông, Y tế, Giáo dục, Nông
thôn... đều là những trọng tâm của đầu tư, nhưng không được dàn trải như trước. Nên hiểu
giảm đầu tư công khơng có nghĩa là giảm số tuyệt đối.
Ngồi ra, trên cơ sở kết quả thực hiện và giải ngân trong những tháng đầu năm và ước
thực hiện cả năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà sốt, trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc
hội mức vốn kế hoạch năm 2017 sát với khả năng thực hiện và giải ngân của từng bộ, ngành
Trung ương và địa phương. Đặc biệt, đối với các dự án đến ngày 30/9/2016 giải ngân dưới
Tiểu luận Tài Chính Cơng - Trần Thanh Trí

Trang 7


30% kế hoạch vốn năm 2016, kiên quyết không bố trí kế hoạch năm 2017 để tập trung thực
hiện hết số vốn kế hoạch năm 2016 kéo dài thời gian thực hiện sang năm 2017.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/- Báo khoa học Đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân góc nhìn từ mơ hình thực nghiệm
VECM của TS. Tơ Trung Thành năm 2011.
2/- Nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng, một trong số những cơng
trình nghiên cứu của Barth và Bradley (1987), Easterly & Rebelo (1993),
evarajan et al. (1996), David ...
3/- Tổng cục Thống Kê Việt Nam.


Tiểu luận Tài Chính Cơng - Trần Thanh Trí

Trang 8



×