Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và ứng dụng công nghệ bón tự động đến sinh trưởng, phát triển của dưa lưới tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.69 MB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------

DƯƠNG THANH TÙNG
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN VÀ ỨNG DỤNG CƠNG
NGHỆ BĨN TỰ ĐỘNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA DƯA
LƯỚI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÁI NGUN”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

:K48–TT-N01

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2016 - 2020



Giảng viên HD

: ThS. Nguyễn Thị Mai Thảo
TS. Hà Duy Trường

Thái Nguyên, năm 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------

DƯƠNG THANH TÙNG
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN VÀ ỨNG DỤNG CƠNG
NGHỆ BĨN TỰ ĐỘNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA DƯA
LƯỚI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÁI NGUN”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp


:K48–TT-N01

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2016 - 2020

Giảng viên HD

: ThS. Nguyễn Thị Mai Thảo
TS. Hà Duy Trường

Thái Nguyên, năm 2020


i
LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối trong tồn bộ chương trình học tập
và thực hành của sinh viên các trường đại học, cao đẳng, và trung cấp chuyên
nghiệp.
Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp chuyên ngành trồng trọt, em
đã được vận dụng lý thuyết và thực tiễn sản xuất. Trực tiếp thực hiện các thao
tác kỹ thuật trong quá trình sản xuất dưa lưới trong nhà lưới từ khâu chuẩn bị
gieo hạt tới lúc thu hoạch.
Để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp, trước tiên em xin được bày tỏ lòng

biết ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu nhà trường và Ban Chủ Nhiệm khoa Nông
học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi cho em trong quá trình thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
các quý thầy cô, các anh chị và các bạn ở trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, đặc biệt là ThS. Nguyễn Thị Mai Thảo và TS. Hà Duy Trường – trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Thầy, cô đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực hiện đề tài này. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tất
cả sự giúp đỡ quý báu của thầy cô cùng anh chị và tất cả các bạn.

Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Dương Thanh Tùng


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i
MỤC LỤC........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT.................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................vii
Phần 1. MỞ ĐẦU............................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề..................................................................................................1
1.2. Mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của đề tài....................................................2
1.2.1. Mục tiêu của đề tài..................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài...................................................................................2
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài................................................................................... 2

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài..........................................................................4
2.2. Hệ thống phân loại dưa lưới……………………………………………...5
2.3. Đặc điểm thực vật học của dưa lưới……………………………………..6
2.3. Nguồn gốc, giá trị và yêu cầu ngoại cảnh của cây dưa lưới...................... 5
2.3.1. Nguồn gốc của cây dưa lưới................................................................... 6
2.3.2. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của dưa lưới................................7
2.3.3. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến cây dưa lưới........................11
2.4. Tình hình nghiên cứu dưa lưới trên thế giới và ở Việt Nam....................12
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới........................................................12
2.4.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam........................................................ 14
2.5. Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng đối với cây dưa lưới.....................15
2.6. Kết quả nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất dưa
lưới ở việt nam................................................................................................17


iii
2.7. Kết luận rút ra từ tổng quan.....................................................................19
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

19
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu............................................................ 20
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 20
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu...............................................................................20
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm.............................................20
3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................20
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi................................... 21
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................. 21
3.4.2. Các biện pháp kỹ thuật trồng trọt......................................................... 21
3.4.3. Các chi tiêu và phương pháp theo dõi.................................................. 23

3.4.4. Xử lý số liệu..........................................................................................25
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................. 26
4.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến khả năng sinh trưởng của giống
dưa hàn quốc...................................................................................................27
4.1.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến thời gian sinh trưởng của giống

dưa lưới Hàn Quốc..........................................................................................27
4.1.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến động thái tăng trưởng chiều
cao thân chính của giống dưa lưới Hàn Quốc.................................................28
4.1.3. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến động thái ra lá của giống dưa
lưới Hàn Quốc.................................................................................................31
4.1.3. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến động thái tăng trưởng đường
kính gốc của giống dưa lưới Hàn Quốc..........................................................33
4.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của
giống dưa lưới Hàn Quốc............................................................................... 37


iv
4.3. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến năng suất và chất lượng quả của

giống dưa lưới Hàn Quốc............................................................................... 38
4.3.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến tỷ lệ đậu quả của giống dưa
lưới Hàn Quốc.................................................................................................38
4.3.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của giống dưa lưới Hàn Quốc.........................................................40
4.3.3. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến chất lượng quả của giống dưa
lưới Hàn Quốc.................................................................................................42
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................ 43
5.1. Kết luận....................................................................................................44
5.2. Đề nghị.....................................................................................................45

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................46


v
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BVTV

: Bảo vệ thực vật

CT

: Công thức

CV

: Hệ số biến động

ĐH

: Đại học

FAO

: Tổ chức nông lương thế giới

KHCN

: Khoa học công nghệ

KHKT


: Khoa học kĩ thuật

LSD0.05

: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

NNPTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

VTM

: Vitamin


vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Phân loại về khoa học của dưa lưới..................................................5
Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng trong 100g dưa lưới……………………..7
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất dưa lưới trên thế giới giai đoạn 2013 – 2017.. 12
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến thời gian sinh trưởng của

giống dưa lưới Hàn Quốc............................................................... 28
Bảng 4.2. Động thái tăng trưởng chiều dài thân chính của giống dưa lưới Hàn
Quốc................................................................................................29
Bảng 4.3. Động thái ra lá trên thân chính của giống dưa lưới Hàn Quốc.......31
Bảng 4.4. Động thái tăng trưởng đường kính gốc của giống dưa lưới Hàn Quốc

35
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của sâu bệnh hại đến giống dưa lưới Hàn Quốc..........37
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến tỷ lệ đậu quả của giống dưa

lưới Hàn Quốc.................................................................................39
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến yếu tố cấu thành năng suất

của giống dưa lưới Hàn Quốc.........................................................40
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến chất lượng quả của giống
dưa lưới Hàn Quốc..........................................................................42


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1. Biểu đồ biểu diễn động thái tăng trưởng chiều dài thân chính của
giống dưa lưới lưới Hàn Quốc........................................................30
Hình 4.2. Đồ thị động thái ra lá trên thân chính của giống dưa lưới Hàn Quốc
.........................................................................................................................32
Hình 4.3. Đồ thị động thái tăng trưởng đường kính gốc của giống dưa lưới Hàn

Quốc................................................................................................36



1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Nông nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Việt Nam, là
nền tảng của nền kinh tế trong thời kỳ xây dựng đất nước. Trong đó rau quả là
loại cây trồng có nhiều chất dinh dưỡng (vitamin, muối khoáng, đường, tinh
bột, protein, lipid…) và là thực phẩm cần thiết không thể thiếu trong khẩu
phần ăn hàng ngày của con người. Đặc biệt khi lương thực và các loại thức ăn
giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau quả lại càng gia tăng như một
nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ con người.
Hàng năm, ngành sản xuất rau quả không những cung cấp sản phẩm cho thị
trường trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Dưa lưới (Cucumis melo L.) thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae), có thời gian
sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao.... Quả

dưa lưới có thể dùng để ăn tươi, hoặc là nguyên liệu cho chế biến các loại
nước ép nước quả. Giá trị dinh dưỡng của dưa lưới phụ thuộc nhiều vào
giống. Dưa lưới cung cấp nhiều tiền vitamin A (β- carotene), Vitamin C và
Potassium, giống có vỏ màu vàng như Cantaloupe, chứa nhiều (β- carotene),
tiền tố của Vitamin A…
Do có hàm lượng dinh dưỡng cao, dưa lưới không chỉ là loại quả được
nhiều người tiêu dùng trong nước ưa chuộng mà còn là mặt hàng xuất khẩu
đem lại lợi nhuận kinh tế cao, là nguồn nguyên liệu quan trọng để cung cấp
cho các ngành công nghiệp chế biến.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, là nơi tập trung nhiều
trường Đại học, Cao đẳng và các trường Trung cấp chuyên nghiệp do vậy tập
trung một lượng lớn sinh viên nên việc tiêu thụ rau quả lớn. Mặt khác, đây là tỉnh
có điều kiện khí hậu thời tiết thích hợp cho nhiều loại rau quả sinh trưởng,



2
phát triển. Tuy nhiên các loại dưa được bán trên thị trường hiện nay chủ yếu
được nhập khẩu. Việc nghiên cứu và sản xuất dưa các loại vẫn chưa được quan
tâm và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về cả số lượng và chất lượng.

Kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học cho thấy, dưa có sinh khối
lớn về thân, lá, hoa và đặc biệt là quả. Vì vậy để sinh trưởng, phát triển, cho
năng suất và chất lượng cao cần cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng. Căn
cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cây nhằm tăng năng suất và chất lượng dưa
thì việc xác định được một tổ hợp phân bón hợp lý là rất cần thiết. Xuất phát
từ nhu cầu thực tiễn trên em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
ảnh hưởng của phân bón và ứng dụng cơng nghệ bón tự động đến sinh
trưởng, phát triển của dưa lưới tại trường Đại học Nơng Lâm Thái
Ngun”.
1.2. Mục đích, u cầu và ý nghĩa của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
Xác định được loại phân bón thích hợp cho cây sinh trưởng, năng suất và
chất lượng của giống dưa lưới Hàn Quốc trồng trong nhà lưới tại Thái Nguyên.

1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng của giống dưa lưới Hàn Quốc trong

các công thức thí nghiệm qua từng giai đoạn.
-

Đánh giá được mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống dưa lưới Hàn

Quốc trong các cơng thức thí nghiệm.

-

Đánh giá được năng suất, chất lượng của giống dưa lưới Hàn Quốc

trong các công thức thí nghiệm.
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài
-

Ý nghĩa đào tạo và nghiên cứu khoa học

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, sinh viên đã được củng cố và hệ thống
lại toàn bộ kiến thức đã học, được vận dụng những kiến thức được trang bị trên
giảng đường vào thực tiễn sản xuất. Bước đầu giúp cho sinh viên làm quen với


3
cơng tác nghiên cứu khoa học và sản xuất ngồi đồng ruộng, hiểu hơn về cây
trồng cũng như kỹ thuật trồng trọt. Sinh viên có cơ hội chủ động xây dựng và
thực hành quy trình sản xuất từ đó rút ra nhiều kinh nghiệm trong sản xuất
nông nghiệp và tập cho sinh viên có ý thức tự lập, chủ động trong nghiên cứu,
tự chịu trách nhiệm trong lĩnh vực sản xuất sau này. Ngồi ra, nhờ sự giúp đỡ
tận tình của các thầy cô giáo giúp cho sinh viên hiểu biết hơn nhiều kiến thức
thực tiễn sản xuất và có tư duy, phương pháp nghiên cứu khoa học. Đó là tiền
đề tạo cơ sở vững chắc cho một cán bộ khoa học kĩ thuật tương lai.
-

Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu đề tài thành cơng giúp tìm ra được loại phân bón thích hợp
nhất cho giống dưa lưới Hàn Quốc sinh trưởng tốt, tăng năng suất, chất lượng

dưa. Những kết quả thu được từ đề tài có thể được áp dụng khuyến cáo ngồi
sản xuất giúp nơng dân đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.


4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Mỗi vùng sinh thái khác nhau thì điều kiện thời tiết, khí hậu khác nhau
nên việc xác định loại phân bón hợp lý theo nhu cầu của cây cho mỗi vùng,
mỗi khu vực cần căn cứ vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai, dinh dưỡng,
tập quán canh tác. Ở nước ta, dưa lưới mới xuất hiện khoảng mười năm trở lại
đây, cây dưa lưới trở thành cây trồng chính của nhiều vùng, dưa lưới là cây
mới nhập nội và trong một số năm gần đây nó đã thích nghi với khí hậu ở
nhiều vùng trên khắp cả nước, cho kết quả về năng suất, chất lượng khá tốt.
Như chúng ta đã biết sản lượng nông sản hàng hố tăng lên dựa vào 2
yếu tố, đó là: Tăng diện tích và tăng năng suất. Cung cấp và quản lý dinh
dưỡng cho cây dưa lưới đóng vai trị chính trong việc nâng cao năng suất và
sản lượng. Điều này đã chứng minh tại sao nền nông nghiệp nước ta chuyển
từ môi trường sản xuất truyền thống “dựa vào đất” sang môi trường sản xuất
thâm canh “phụ thuộc vào phân bón”.
Để nâng cao năng suất cây trồng, người nơng dân đã sử dụng nhiều
phân hóa học. Một thực tế trong sản xuất mà người nông dân đang phải đối
mặt là: Từ năm 2003 đến nay giá phân bón vơ cơ tăng khoảng 25 - 30%/năm,
riêng giá phân ure tăng tới 40 - 45%/năm, giá phân DAP tăng 60 - 65%/năm,
trong khi giá nông sản không tăng hoặc tăng không đáng kể khiến cho đầu tư
sản xuất cao, trong khi giá trị hàng hố thu được khơng tăng, thậm chí cịn
giảm, dẫn đến hiệu quả sản suất thấp [4]. Mặt khác việc bón quá nhiều phân
hóa học làm giảm chất lượng nơng sản.
Nhà kính là một cơng nghệ sản xuất nơng nghiệp hiện đai. Nhà kính địi

hỏi vốn cao cả trong xây dựng và bảo hành, sử dụng rộng rãi để phát triển giá


5
trị cây trồng như hoa, rau và quả. Nhà kính cho phép người nông dân kiểm tra
đa số các thông số sản xuất bao gồm khí hậu, phân bón, kiểm tra sinh học
bệnh cây và côn trùng tối ưu việc sử dụng đất và phân phối số lượng trong
suốt mùa vụ gieo trồng [7].
Để sản xuất dưa lưới trong nhà lưới có hiệu quả ngồi việc điều khiển
các yếu tố như khí hậu, nước tưới, sâu bệnh, đặc biệt là cần có nghiên cứu xác
định chế độ dinh dưỡng phù hợp, đặc biệt là nghiên cứu để giảm thiểu việc sử
dụng phân bón vơ cơ.
2.2. Hệ thống phân loại của dưa lưới
Bảng 2.1 phân loại về khoa học của dưa lưới
Phân loại khoa học của dưa lưới

Danh pháp hai phần
Cucumis melo L
Trên thị trường Việt Nam có rất nhiều loại giống dưa lưới khác nhau,
ngoài các giống dưa lưới truyền thống được trồng từ lâu như dưa trắng Hà Nội,
dưa mật Bắc Ninh, dưa vàng Hải Dương trái nhỏ, thơm, ngọt. Nhờ q trình lai
tạo giống, hiện nay có một số giống được trồng phổ biến ở Việt Nam như Bảo


6
Khuê, dưa Nhật, Chu Phấn, Khang Nguyên, Kim Hoàng Hậu, Dưa lưới VT001, dưa lưới Thiên Nữ, dưa lưới Phụng Tiên, CB3, TP3, TL3, Sweet AB,
Sweet 655, Sweet 787, Orange Sakura, Greenman, Hami 206, Kim Long
Đệ...[16]
2.3 Đặc điểm thực vật học của dưa lưới
Từ khi trồng đến ra hoa khoảng 60 – 70 ngày, sau khi ra hoa 30 – 35

ngày có thể thu hoạch, nhưng cịn tùy thuộc vào giống, thời vụ và chế độ
chăm sóc.
Rễ: hệ rễ cạn, đa số phân bố chủ yếu ở độ sâu 30 – 40 cm, một phần
kéo dài đến 1 m. Rễ bất định có thể phát sinh từ nốt lá.
Thân: dưa lưới là cây nhất niên, thân thảo, bò trên mặt đất hoặc leo.
Thân phủ lơng mịn, thân mảnh có thể dài đến 3 m, trên thân có các tua và góc
cạnh ở mặt cắt ngang, có nhiều nhánh gần gốc.
Lá: lá xếp xen kẽ, khơng có lá kèm, cuống lá dài 4 – 10 cm, phiến lá có
thể có hình trịn, oval, hình thận, đường kính 3 – 15 cm, lá hình chân vịt có 5
– 7 thùy, bề mặt phủ lơng.
Hoa: mọc ở nách lá, là hoa đơn tính hoặc lưỡng tính, cuống dài 0,5 – 3
cm lá đài dài 6 – 8 mm. Tràng hoa hình chng, hoa màu vàng. Hoa đực mọc
thành chùm từ 2 – 4 hoa, mỗi hoa có 3 nhị.
Quả: tùy thuộc vào mỗi giống mà mình dạng khác hoặc giống nhau
nhưng trên thị trường dễ thấy nhất là hình oval, da màu xanh, khi chín màu
xanh vàng và có các đường gân trắng đang xen như lưới nên gọi là dưa lưới.
Thịt quả dưa lưới màu vàng da cam, vàng đỏ như đu đủ rất hấp dẫn và
giàu caroten, ăn giòn mát thơm và ngọt. Vỏ quả dưa lưới dày, cứng nên dễ
vận chuyển [16].
2.4 Nguồn gốc, giá trị và yêu cầu ngoại cảnh của cây dưa lưới
2.4.1. Nguồn gốc của cây dưa lưới
Theo một số tài liệu nghiên cứu, cây dưa có nguồn gốc ở châu Phi, người

Ai Cập mô tả là sử dụng dưa ít nhất 4000 năm. Nhà truyền giáo David
Livingstone (1857) đã phát hiện thấy cả hai loài dưa ngọt và dưa đắng hoang


7
dại sinh trưởng ở châu Phi. Ông để ý thấy người địa phương dùng chúng như
nguồn nước trong mùa khô. Ở vùng cận nhiệt đới Châu Phi vẫn còn những

vùng dưa hấu rộng lớn tồn tại cho tới ngày nay.
Tên dưa đã được xuất hiện trong ngôn ngữ văn chương của dân tộc trên
thế giới như: Ả Rập, tiếng Phạm, tiếng Tây Ban Nha,…
Cây dưa lưới lần đầu tiên được Cristoforo Colombo đưa đến Bắc Mỹ
trên hành trình lần thứ hai của ông đến Tân Thế Giới vào năm 1494.
Cây dưa lưới mới xuất hiện ở nước ta khoảng mười năm trở lại đây.
Dưa lưới đã thích nghi với khí hậu nước ta, cho kết quả tốt, nhân dân ta tự để
giống được. Tuy vậy, sau khi trồng một vài năm, phẩm chất của dưa lưới xu
hướng giảm, quả to ra, mùi thơm và vị ngọt giảm, màu sắc không thuần, nhất
là loại dưa trắng, vỏ lại có lẫn một chút màu vàng. Một trong những nguyên
nhân là người trồng chưa có cơng thức bón phân đúng và phù hợp.
2.4.2. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của dưa lưới
2.4.2.1. Giá trị dinh dưỡng của dưa
Các loại rau nói chung và dưa nói riêng là loại thực phẩm cần thiết trong
đời sống hằng ngày và không thể thay thế. Rau được coi là nhân tố quan trọng
đối với sức khỏe và đóng vai trị chống chịu bệnh tật. Theo kết quả nghiên
cứu của nhiều nhà dinh dưỡng học trong và ngồi nước thì khẩu phần ăn của
người Việt Nam cần khoảng 2300 - 2500 calo năng lượng hằng ngày để sống
và hoạt động. Rau không chỉ đảm bảo cung cấp chỉ số calo trong khẩu phần
ăn cho con người mà còn cung cấp cho cơ thể các loại Vitamin và các nguyên
tố đa lượng, vi lượng không thể thiếu được cho sự sống của mỗi cơ thể. Hàm
lượng Vitamin trong rau khá cao lại dễ kiếm [3].
Cây dưa có giá trị dinh dưỡng khá cao. Tuy nhiên giá trị dinh dưỡng của
dưa lại phụ thuộc vào giống.


8
Dưa đỏ là một nguồn cung cấp tuyệt vời của β- carotene, acid folic, kali,
vitamin C và chất xơ.
Phần cùi của dưa lưới có chứa đường, tinh bột, vitamin C, vitamin B,

carotene. Bên cạnh đó, dưa lưới rất giàu sắt, canxi, kali, natri, magie. Vì thế,
dưa lưới rất có lợi cho người bị kiệt sức, thiếu máu, xơ vữa động mạch và các
bệnh về tim.
Ngồi ra, dưa lưới cịn là một phương thuốc lợi tiểu. Dưa lưới là nguồn
chứa chất chống oxy hóa dạng polyphenol, là chất có lợi cho sức khỏe trong
việc phòng chống bệnh ung thư và tăng cường hệ miễn dịch. Các chất này
điều tiết sự tạo thành nitric oxit, một chất quan trọng đối với nội mạc và các
nguy cơ tim mạch.
Dưa lưới là nguồn cung cấp Vitamin C dồi dào. Trong dưa hàm lượng nước
chiếm tới 90%. Trong dưa lưới cịn có một số chất như: chất xơ (0,9g), chất béo
(0,19g), axit pantothenic (0,105g), VTM E (0,05mg), VTM K (2,5mg)…

Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng trong 100g dưa lưới
Chất dinh dưỡng
Năng lượng
Đường
Carbohydrate
Protein
Chất béo
Nguồn (
/>
Theo các nhà nghiên cứu Pháp, trong dưa lưới có enzyme superoxide.


9
Không chỉ là một loại trái cây giải khát mùa hè, dưa lưới còn cung cấp cho
con người nhiều chất dinh dưỡng gồm nhiều năng lượng và đường, các chất
khoáng (P, Mg,Ca, Fe…) cùng nhiều loại Vitamin bổ dưỡng (A, C, B9, K…).
Theo các nhà nghiên cứu Pháp, trong dưa lưới có enzyme superoxide
dismutase (SOD) giúp cải thiện những dấu hiệu stress về thể chất lẫn tinh thần.

SOD được xem như một enzyme mạnh hơn các vitamin chống ô xy hóa khác.
Nó kích thích sản xuất kháng thể trong cơ thể, giảm tỷ lệ cholesterol xấu, ngăn
ngừa xơ cứng và giúp giảm cân. β- carotene sẽ chuyển thành vitamin A, có vai
trị quan trọng đối với thị giác, sức khỏe của da và niêm mạc.

Dưa lưới rất giàu β- carotene có thể giảm nguy cơ ung thư thực quản,
thanh quản và phổi. Dưa lưới chứa nhiều hợp chất adenosine, được sử dụng ở
bệnh nhân bị bệnh tim như một chất làm lỗng máu và nó cũng là liều thuốc
giảm thiểu những cơn đau thắt ngực.
Theo Đơng y, dưa lưới có vị ngọt nhạt, tính hàn, hoạt chất có lợi cho
tràng vị, giải rượu, ngộ độc. Lưu ý, người bệnh cảm sốt hoặc mới chớm khỏi
bệnh, phụ nữ vừa sinh con trong tháng, tạng hàn thì kiêng dùng dưa lưới. Tuy
nhiên, theo lời của bà Nhina Taranhenko - chủ nhiệm khoa nội bệnh viện
Kiev, cần phải biết sử dụng loại hoa quả này. Không nên ăn dưa lưới như ăn
dưa hấu. Đây không phải là loại đồ ăn nhẹ. Những người bị bệnh tiểu đường,
béo phì, bị viêm ruột mãn tính, các bệnh về gan và thận không nên ăn dưa
lưới. Bạn nên rửa dưa lưới trước khi cắt, bổ hay gọt tỉa vì bề mặt của dưa lưới
có thể chứa vi khuẩn có hại.
2.4.2.2. Giá trị kinh tế của dưa lưới
Cây dưa lưới là loại rau ăn quả có hiệu quả kinh tế cao và là mặt hàng
xuất khẩu quan trọng của nhiều nước như Mỹ, Brazil, Israel... Giá trị sản xuất
1ha dưa gấp 10 lần so với 1ha lúa [3]. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế trong sản xuất
dưa lưới cịn phụ thuộc vào trình độ thâm canh của người dân, công nghệ sản


10
xuất, kinh nghiệm và chủng loại dưa. Ở Việt Nam cũng đã có một số mơ hình
sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả đạt giá trị sản xuất 400 - 500 triệu
đồng/ha/năm, cao hơn gấp 10 lần so với trồng lúa và các cây trồng khác. Nhìn
chung, cây dưa lưới có thời gian sinh trưởng ngắn, có thể trồng nhiều vụ trong

năm do đó sản lượng trên đơn vị diện tích tăng. Đồng thời đây cũng là loại
cây trồng quan trọng trong kế hoạch chuyển dịch cơ cấu cây trồng của nhiều
địa phương bởi kỹ thuật trồng dưa theo quy trình, cho năng suất cao, có thị
trường tiêu thụ khá lớn và ổn định.
Năm 2015 Võ Văn Chưng (xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, Hậu
Giang), đã trồng mơ hình dưa lưới. Ông đầu tư hơn 600 triệu đồng trên diện
tích khoảng 2.000 m2, năm đó vườn dưa lưới của gia đình ơng thu về 130
triệu đồng/2 vụ tiền lãi. Do thời gian sinh trưởng ngắn, lại áp dụng kỹ thuật
chăm sóc cơng nghệ cao nên dưa lưới đạt năng suất cao, chất lượng tốt, có thể
trồng 4 vụ/năm. Nhờ đó, hiện vườn dưa lưới của ơng Chưng thu về khoảng
1,5 tỷ đồng (trong đó chi phí khoảng 30%) [9].
Tại hải Phịng, gia đình ơng Đào Quang Trịnh ở thơn 1, xã Đơng Sơn,
huyện Thủy Ngun, Hải Phịng cũng thành cơng với mơ hình trồng dưa lưới
kiểu Israel. Ơng Trịnh đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để biến 8.000 m 2 đất
ruộng thành vườn dưa lưới công nghệ cao.
Dưa trồng trong nhà kính khi thu hoạch đạt 1,5 - 2,2 kg/quả, có quả
nặng 2,5 kg, năng suất trung bình hơn 3 tấn/1.000 m 2. Dưa bán lẻ trực tiếp
cho người tiêu dùng với giá 65.000 đồng/kg. Tính ra, mỗi năm gia đình thu lãi
tiền tỷ, gấp 10 lần trồng lúa.
Mơ hình trồng dưa trong nhà lưới cải tiến đang mang lại hiệu quả cho bà
con nông dân ở nhiều địa phương. Áp dụng mơ hình này, bà con khơng cần một
hệ thống nhà kính, nhà lưới kiên cố để trồng dưa, đồng thời lại rất cơ động và
hạn chế thấp nhất sâu, bệnh hại cây. Nhờ vậy, giúp người dân giảm chi phí,


11
tăng năng suất và hiệu quả kinh tế. Mỗi ha trồng khoảng 2,5 - 3 vạn cây dưa.
Như vậy, chúng ta có thể thu hoạch xấp xỉ 60 tấn dưa. Với giá bán 15.000 25.000/1kg như hiện nay, 1ha dưa thu nhập tới vài trăm triệu. Trừ chi phí đầu
tư, nếu làm khéo thì chỉ khoảng 1,5 - 2 năm là người trồng có thể hồn vốn
cho chi phí xây dựng nhà lưới. Hiện nay, mơ hình trồng dưa chất lượng cao,

sạch bệnh và an toàn thực phẩm đang là hướng phát triển mới, bền vững. Mơ
hình này giúp đẩy mạnh sản xuất tiến tới nền nông nghiệp công nghệ cao, góp
phần nâng cao thu nhập cho người sản xuất.
2.4.3. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến cây dưa lưới
Trong suốt thời gian sinh trưởng và phát triển, cây dưa lưới chịu tác động
của nhiều yếu tố ngoại cảnh như: Nhiệt độ, ánh sáng, nước, đất đai.
*Về nhiệt độ và nước
Nhiệt độ thích hợp 17–33 0C, phạm vi tối thích tương đối rộng cho nên
có thể gieo trồng ở hầu hết các tháng trong năm trừ những ngày giá rét
(<150C). Do đó thời vụ gieo trồng cây dưa lưới có thể kéo dài từ giữa mùa
xuân tới giữa mùa thu hàng năm. Nhưng thời vụ gieo trồng chính của nhiều
nơi lại là khoảng tháng 2-3 dương lịch và được thu quả khoảng tháng 5-6.
Độ ẩm đất thích hợp 75–80%. Dưa vân lưới ưa thời tiết mát mẻ, không
trồng được ở vụ có nền nhiệt độ cao, thời kỳ quả đậu được 15 - 20 ngày
không được tưới quá ẩm và không để đọng nước.
*

Về ánh sáng

Cũng như các loại dưa khác, khi trời âm u, ít ánh sáng, lại có mưa phùn
thì cây con (2-3 lá thật) dễ bị mắc bệnh thối nhũn, lở cổ rễ. Cây dưa cũng phát
triển kém trong điều kiện ánh sáng yếu, nhiệt độ cao, đặc biệt giảm tỷ lệ đậu
quả, phẩm chất giảm. Đất khơng thơng thống, bị che lấp ánh sáng khơng nên
trồng dưa lưới.
*

Đất đai và dinh dưỡng


12

Dưa ưa đất thịt nhẹ và cát pha nhất là đất phù sa, đất cát pha và thịt nhẹ
vừa thoát nước tốt, giữ được dinh dưỡng vừa điều hoà được nhiệt độ đất, thúc
đẩy quá trình phát dục giúp dưa nhanh có quả, màu sắc đẹp và chất lượng ngon.
Đất trồng dưa lưới cần chọn đất chân cao, đất tốt, đất thịt nhẹ hay cát pha. Đất
xấu, đất cát cần tăng thêm phân bón lót và tăng thêm lần bón thúc. Đất sét, đất
thịt nên xới xáo nhiều hơn và bón tăng phân hữu cơ. Đất cần ln ẩm, song lại
phải thật thoát nước. Sau mỗi trận mưa rào, nước cần được tháo bỏ nhanh.

Dưa lưới không cần luân canh triệt để như dưa hấu nhưng trồng liên tục
trên một mảnh đất cũng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng vì thiếu hụt
các chất dinh dưỡng cần thiết và bị phá hoại bởi mầm mống sâu bệnh còn lại
trong đất, tàn dư thực vật vụ trước.
2.5. Tình hình nghiên cứu dưa lưới trên thế giới và ở Việt Nam
2.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất dưa Lưới trên thế giới giai đoạn
2013 – 2017

Nguồn: FAOSTAT 2020[13]
Qua bảng 2.4 ta thấy, diện tích trồng dưa lưới của thế giới giảm dần qua
các năm từ 2013- 2017. Năm 2013 là 1.060.792 nghìn ha đến năm 2017 giảm
0.913%. Năng suất cũng tăng dần qua các năm từ 2013 - 2017, năm 2013 là


13
247.348 tạ/ha, đến năm 2017 năng suất trung bình đạt 253.3 tấn/ha tăng 5952
tạ/ha so với năm 2013.
Cùng với sự gia tăng về năng suất và diện tích giảm nhưng sản lượng
vẫn tăng theo năm 2013 là 26.238.525 triệu tấn năm 2017 là 26.624.465 triệu
tấn tăng 385.940 triệu tấn.
Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều những thành tựu của các nhà khoa

học về việc nghiên cứu, chọn tạo ra những giống dưa lưới thích hợp với từng
vùng sinh thái, từng mùa vụ, từng mục đích sử dụng khác nhau. Với nhiều con
đường khác nhau như lai tạo, chọn lọc hợp tử, gây đột biến nhân tạo… bước
đầu tạo ra những kết quả khả quan [5].
Đặc biệt bằng công nghệ gen, các nhà khoa học Pháp và Tây Ban Nha đã
đã hoàn thành bản đồ một phần của các phân đoạn của chuỗi DNA dưa, DNA
được chiết xuất từ mô lá thu 21 ngày sau khi trồng. Các nhà nghiên cứu Texas
kết nối những phân đoạn với những phát hiện mới trong nghiên cứu của họ để
hoàn thành toàn bộ bản đồ hệ gen của dưa. Bản đồ di truyền sẽ rất hữu ích
cho các nghiên cứu trong tương lai trong việc xác định vị ngọt trái cây, chất
lượng, kích cỡ, hình dạng và sức đề kháng với bệnh tật [8].
Một số giống được tạo ra như:
+

Các loại dưa Ananas (hay cịn gọi là dưa Trung Đơng) là hình bầu dục,

thịt trắng thơm, vị rất ngọt. Trọng lượng trung bình là 3 - 4 kg/quả.
+

Dưa đỏ Athena là dưa đỏ Đơng Hoa Kỳ, là giống chín sớm, hình bầu

dục, màu vàng cam, vỏ dày, thịt màu vàng cam. Da có lưới thơ, khối lượng
trung bình là 5 - 6 kg/quả.
+
Các loại dưa Canary (hay còn gọi là Tây Ban Nha, Juan Canary,
Jaune
des Canaries, và San Juan dưa chim hoàng yến), có vỏ màu vàng sáng và hình
dạng thn dài, thịt màu trắng nhạt, hương vị thơm nhẹ.



14
+

Các loại dưa Casaba có hình dạng hình bầu dục với một đầu nhọn, vỏ

quả màu vàng nhăn nheo. Cân nặng 4 - 7 kg, thịt gần như trắng, vị rất ngọt.
+

Các loại dưa Charentais (hay còn gọi là Pháp Charentais) nhận dạng

bởi vỏ mịn, màu xám, hoặc màu xám xanh và thịt màu cam.
+

Các loại dưa Crenshaw là giống có hình dạng thn hơi dài, trọng

lượng ít nhất là 5 kg. Vỏ xanh hơi nhăn, chín màu vàng, bên trong thịt màu
hồng nhạt. Nó có một vị hơi cay.
2.5.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam


nước ta trong những năm gần đây công tác nghiên cứu và chọn tạo

giống dưa đang được quan tâm và đạt được những thành công đáng kể. Các
nhà khoa học đã chọn tạo ra nhiều dịng, giống dưa thích ứng với điều kiện tự
nhiên của nước ta, chúng có khả năng cho năng suất cao, phẩm chất tốt.
Đặc biệt là nghiên cứu và chọn tạo những giống dưa vụ Xuân hè. Đây
là hướng đi đúng hướng để chọn tạo giống dưa thích hợp, tạo ra lượng sản
phẩm lớn để cung cấp cho thị trường đang trong thời kỳ khan hiếm.
Hiện nay, dưa lưới được trồng bằng nhiều biện pháp khác nhau như:
Trồng dưa bằng biện pháp thủy canh, cải tiến quy trình trồng dưa ngồi đồng,

trong nhà có mái che, nhập nội giống có năng suất cao… Tuy nhiên cho đến
nay chưa có giống dưa nuôi cấy mô hay chuyển gen được đưa ra đánh giá ở
trên diện rộng ngồi đồng ruộng. Cơng tác nghiên cứu về dưa được thực hiện
chủ yếu trên các lĩnh vực:
-

Khảo nghiệm những giống dưa có phẩm chất tốt, phù hợp với khí hậu

nhiệt đới của nước ta.
-

Thu thập, nhập nội nguồn gen các giống dưa tạo cơ sở cho lai tạo và

nghiên cứu.
Tạo nguồn vật liệu bằng lai tạo và xử lý đột biến bằng các tác
nhân hóa

học.


15
-

Chọn tạo các giống dưa cho chế biến và sản xuất trái vụ.

Bước đầu nghiên cứu rau sạch (hàm lượng Nitrat, dư lượng thuốc hóa

học BVTV, hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật dưới ngưỡng cho phép).
-


Tập trung việc phát triển các giống dưa tốt về sản lượng, chuyển giao

công nghệ sản xuất dưa cho nông dân.
Năm 2012, nhóm các nhà khoa học của Viện cây lương thực và cây thực
phẩm (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) vừa thực hiện thành công
phương pháp chọn lọc cá thể đồng dạng từ các mẫu giống dưa nhập nội năm
1997, để tạo thành giống dưa bở vàng số 1. Theo các nhà khoa học, giống dưa
này rất thích hợp trồng trong cơ cấu cây rau màu vụ Xuân hè, vụ hè (gieo hạt
từ ngày 20/3 đến ngày 5/5) ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Hiện giống đã
được Bộ NNPTNT cơng nhận tạm thời.
2.6. Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng đối với cây dưa lưới
Trong sản xuất rau, quả nói chung và trồng dưa vân lưới nói riêng, năng
suất là yếu tố hàng đầu đánh giá sản xuất có thành công hay không. Năng suất
dưa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Giống, điều kiện canh tác, mức độ đầu tư
và tình hình sâu bệnh hại. Đầu tư cao và đồng bộ cho phép khai thác được thế
mạnh của giống mới. Dinh dưỡng khống nói chung và đặc biệt là quan hệ
giữa mỗi loại riêng biệt ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển dẫn tới sự chênh
lệch năng suất với các mức độ khác nhau [7].
Mỗi năm nông dân Việt Nam sử dụng khoảng 5 triệu tấn phân bón vô cơ quy
chuẩn, phân hữu cơ và các phân khác do các cơ sở tư nhân và công ty trách nhiệm
hữu hạn sản xuất, cung ứng [2]. Hiện nay ngành sản xuất phân hóa học mới đáp ứng
được 45% nhu cầu của nơng nghiệp, cịn lại phải nhập khẩu hầu như toàn bộ phân
đạm urê, kali, phân phức hợp DAP, phân NPK, do phải nhập khẩu hoàn toàn nên
tiêu thụ phân hóa học ở nước ta bị phụ thuộc thị trường nước ngoài.


16
Trong các thiếu hụt về dinh dưỡng cho cây trồng trên các loại đất ở Việt
Nam, lớn nhất và quan trọng nhất vẫn là sự thiếu hụt các nguyên tố đa lượng:
Đạm, kali, lân. Đây cũng là các chất dinh dưỡng mà cây trồng hấp thụ với

lượng lớn nhất và chi phối hướng sử dụng phân bón. Khi bón phân người ta
cũng bắt đầu tính đến nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây trồng, thậm chí
cho từng giống cụ thể, trong các vụ gieo trồng trên từng loại đất riêng [5]. Vì
vậy, trong việc bố trí cơ cấu sản phẩm phân bón, vấn đề quan trọng là phải
nắm được cơ cấu dinh dưỡng cây trồng trong vụ đồng thời có tính đến đặc
điểm của các loại cây trồng vụ trước.
Vai trò của dinh dưỡng cây trồng trong việc tăng năng suất, phẩm chất cây
trồng và tăng độ phì của đất đã được xác nhận. Song việc bón phân vơ cơ về lâu
về dài làm chua đất (pH cao), tỉ lệ mùn giảm, đất chai cứng, gây ô nhiễm môi
trường, dẫn đến năng suất và chất lượng nông sản giảm, nơng sản thường tích tụ
nhiều độc tố gây hại đến sức khỏe của con người, vì vậy bón phân vơ cơ không
phải là phương án tối ưu khi sản xuất về lâu dài [1]. Với nền sản xuất nông
nghiệp hiện đại, người sản xuất dần chuyển sang sử dụng phân hữu cơ bởi vì
phân hữu cơ tạo ra sản phẩm nơng nghiệp có chất lượng cao, an tồn cho người
tiêu dùng, thành phần dinh dưỡng trong rau quả cao, phân hữu cơ còn làm tăng
độ tơi xốp cho đất, làm cho đất không bị chai cứng và bạc màu. Hiện nay các
loại phân hữu cơ (phân bón sinh học) và chế phẩm sinh học như các loại phân
chuồng, phân ủ, phân xanh các loại, phân vi sinh được khuyến khích sử dụng và
dần trở lên phổ biến rộng khắp. Bón phân hữu cơ có tác dụng cải thiện tính chất
lý, hóa sinh của đất rõ rệt và trong điều kiện đất nhiệt đới của nước ta, điều đáng
chú ý hơn hết là việc tăng thêm dung tích hấp thu cho đất, nhờ đó mà tăng khả
năng hấp thu và dự trữ dinh dưỡng cho cây [4].

Hiện nay ngoài việc sử dụng phân hữu cơ thì người trồng rau quả cịn
dùng các chế phẩm hữu cơ sinh học. Có rất nhiều loại chế phẩm sinh học với


×