Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

THÁI LAN và QUAN hệ VIỆT NAM THÁI LAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (850.5 KB, 39 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC


Môn học: ASEAN và quan hệ Việt Nam-ASEAN
Tiểu luận thuyết trình
Đề tài:

THÁI LAN VÀ QUAN HỆ
VIỆT NAM - THÁI LAN

Giảng viên hướng dẫn: PGS TS Nguyễn Cảnh Huệ
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Giang
Mã số sinh viên: 1656110037

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2019


2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THÁI LAN...........................................................................................................3
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên - xã hội của Thái Lan.............................................................................. 3
1.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................................................................3
1.1.2. Khí hậu............................................................................................................................................ 3
1.1.3. Dân cư............................................................................................................................................. 4
1.1.4. Kinh tế - chính trị............................................................................................................................ 4
1.2. Những quan hệ bước đầu giữa Việt Nam - Thái Lan.................................................................................6
CHƯƠNG 2. QUAN HỆ VIỆT NAM - THÁI LAN 1946-1949............................................................................12


2.1. Bối cảnh lịch sử........................................................................................................................................12
2.1.1. Tình hình Việt Nam....................................................................................................................... 12
2.1.2. Tình hình Thái Lan........................................................................................................................12
2.2. Quan hệ Việt Nam - Thái Lan (1946-1949)............................................................................................. 12
2.2.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao...................................................................................................... 12
CHƯƠNG 3. QUAN HỆ VIỆT NAM - THÁI LAN 1950-1975............................................................................14
3.1. Bối cảnh lịch sử........................................................................................................................................14
3.1.1. Tình hình Việt Nam....................................................................................................................... 14
3.1.2. Tình hình Thái Lan........................................................................................................................14
3.2. Quan hệ Việt Nam - Thái Lan (1950-1975)............................................................................................. 14
3.2.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao...................................................................................................... 14
3.2.2. Quan hệ an ninh-quân sự-quốc phòng.......................................................................................... 15
3.2.3. Quan hệ kinh tế............................................................................................................................. 15
3.2.4. Quan hệ văn hóa - giáo dục - các lĩnh vực khác...........................................................................16
CHƯƠNG 4. QUAN HỆ VIỆT NAM - THÁI LAN 1976-1978............................................................................18
4.1. Bối cảnh lịch sử........................................................................................................................................18
4.1.1. Tình hình Việt Nam....................................................................................................................... 18
4.1.2. Tình hình Thái Lan........................................................................................................................18
4.2. Quan hệ Việt Nam - Thái Lan (1976-1978)............................................................................................. 18
4.2.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao...................................................................................................... 18
4.2.4. Quan hệ văn hóa - giáo dục - các lĩnh vực khác...........................................................................19
CHƯƠNG 5. QUAN HỆ VIỆT NAM - THÁI LAN 1979-1989............................................................................20
5.1. Bối cảnh lịch sử........................................................................................................................................20
5.1.1. Tình hình Việt Nam....................................................................................................................... 20
5.1.2. Tình hình Thái Lan........................................................................................................................20
5.2. Quan hệ Việt Nam - Thái Lan (1979-1989)............................................................................................. 21
CHƯƠNG 6. QUAN HỆ VIỆT NAM - THÁI LAN 1990 - 2019..........................................................................23
6.1. Bối cảnh lịch sử........................................................................................................................................23
6.1.1. Tình hình Việt Nam....................................................................................................................... 23
6.1.2. Tình hình Thái Lan........................................................................................................................24

6.2. Quan hệ Việt Nam - Thái Lan (1990-2019)............................................................................................. 27
6.2.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao...................................................................................................... 27
6.2.2. Quan hệ an ninh-quân sự-quốc phòng.......................................................................................... 28
6.2.3. Quan hệ kinh tế............................................................................................................................. 29
6.2.4. Quan hệ văn hóa - giáo dục - các lĩnh vực khác...........................................................................32
CHƯƠNG 7. ĐẶC ĐIỂM, TÁC ĐỘNG, VỊ THẾ VÀ TRIỂN VỌNG QUAN HỆ VIỆT NAM - THÁI LAN....34
7.1. Đặc điểm quan hệ Việt Nam-Thái Lan.................................................................................................... 34
7.2. Tác động của quan hệ Việt Nam-Thái Lan.............................................................................................. 34
7.3. Triển vọng quan hệ Việt Nam-Thái Lan.................................................................................................. 35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................ 37


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THÁI LAN
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên - xã hội của Thái Lan
1.1.1. Vị trí địa lý
Thái Lan nằm ở khu vực trung tâm của Đơng Nam Á, với tổng diện tích 513115 km2.
Từ điểm cực Bắc tới điểm cực Nam dài 2500 km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây dài
1250 km. Thái Lan có đường bờ biển dài 1840 km theo bờ vịnh Thái Lan và 865km theo bờ
Ấn Độ Dương. Thái Lan giáp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Liên bang Mianmar ở phía
Bắc, Kampuchea và vịnh Thái Lan ở phía Đơng, Liên bang Mianmar và Ấn Độ Dương ở phía
Tây, đồng thời giáp Malaysia ở phía Nam.
Thái Lan được chia thành 4 khu vực địa lý: miền núi phía Bắc, đồng bằng miền Trung
và miền cao ngun phía Đơng, khu vực đồi núi phía Nam với những cánh rừng nguyên sinh
giàu tài nguyên, đặc biệt là cao su và các cây trồng nhiệt đới.1
Miền Bắc 150,000 km2, có nhiều núi, trong đó có nóc nhà Thái Lan Intamon (2576 m),
4 dịng sơng: Ping, Oang, Iom, và Nan. Trung tâm hành chính là thành phố lớn thứ hai Thái
Lan, Chiềng May
Miền Trung 100,000 km2, là châu thổ sơng Chao Phaya (Mê Nam), là đồng ruộng phì

nhiêu, vựa lúa lớn nhất cả nước. Có hai con sơng Mekong ở phía Đơng và Banpakong ở phía
Tây. Thủ đơ Bangkok nằm bên bờ Chao Phaya, với gần 6 triệu dân. Miền Trung cũng là nơi
sản xuất chính, cung cấp 70% sản lượng gạo và đem lại 70% giá trị xuất khẩu. Sản lượng
hàng năm đạt 14-17 triệu tấn, năm 1984 đạt 19 triệu tấn. Năm 1988, Thái Lan xuát khẩu 4,7
triệu tấn gạo, trị giá 1,8 tỷ USD.
Miền Đông là cao nguyên Khorat 182000 km2, giáp dòng Mekong, bên trong có sơng
Mun và sơng Xi. Trung tâm hành chính là Khorat (Nakhon Ratchacima)
Miền Nam 70,000 km2 là 1 dải dài hẹp chạy giáp Malaysia, 2 bên được bao bọc bởi
biển Andaman và vịnh Thái Lan. Nhiều con sông ngắn tạo nên những cánh đồng phì nhiêu
nhỏ hẹp. Đất đai và khí hậu thích hợp cho việc trồng cao su, cà phê, ca cao. Thái Lan cũng là
một trong những nhà xuất khẩu cao su chính trên thế giới, năm 1987 Thái Lan xuất khẩu
830,000 tấn cao su, trị giá 688 triệu USD. Lòng đất chứa nhiều mỏ thiếc ở Fukhet. Kênh đào
Kra nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương qua eo biển miền Nam dài 168km.2
1.1.2. Khí hậu
1
2

Bộ Ngoại giao (1995), Hiệp hội các nước Đông Nam Á, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.40
Vũ Dương Ninh (1991), Các nước ASEAN, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, tr.168


4

Thái Lan có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa. Thời tiết được
chia thành 2 mùa: mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 9 và mùa khơ trong các tháng cịn lại. Nhiệt
độ cao nhất đạt vào tháng 3 và thấp nhất vào tháng 12. Nhiệt độ trung bình năm trong khoảng
23,7-32,5 độ Celcius.3
Thái Lan nằm ở vùng chịu ảnh hưởng gió mùa nên điều khí hậu đó đã đem lại cho nó
một khu rừng mưa nhiệt đới rậm rạp và một thế giới động thực vật vô cùng phong phú. Thái
Lan vẫn tự hào về những rừng cây gỗ lớn với những loài cây có giá trị cao như teak, hồng đào

và mun ở miền Bắc, cọ dầu và cao su ở miền Nam, thiên tuế, vàng tăm, phi lao ở các vùng
còn lại. Phổ biến nhất và nổi tiếng nhất, bao phủ khắp nơi trên đất nước Thái Lan là những
hoa sen cắm sâu dưới bùn vươn cao lên trên mặt nước trong các ao hồ.4
1.1.3. Dân cư
Năm 1987, dân số Thái Lan là 54 triệu người. Nửa đầu thập niên 80, tỉ lệ tăng dân số
đạt 1,7% (so với mức trung bình của Đông Nam Á là 2,3%). Người Xiêm là thành phần cư
dân cơ bản di cư từ Nam Trung Hoa xuống. Trong khi đó, đại đa số cư dân sinh sống từ thuở
hoang sơ ở miền Trung và miền Nam là người Môn Khmer hấp thu khá đậm nét văn minh Ấn
Độ. Cộng đồng cư dân Hoa kiều sinh sống đơng đúc trên tồn lãnh thổ, đặc biệt tại các thành
thị, đóng vai trị rất quan trọng trong các hoạt động kinh tế xã hội chính trị của đất nước. Ở
Bangkok, tiếng Hoa được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực buôn bán. Trong khi tiếng Anh
được sử dụng ph6o3 biến tại các cửa hàng lớn và các cơ quan giao tiếp.5
Dân số Thái Lan xấp xỉ 59 triệu người. Tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm đạt khoảng 1,3%.
Người Hoa chiếm đại đa số, kế đến là người Mã Lai, Khmer, Lào và Việt. Bên cạnh đó, một
số dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng núi cao như H’Mơng, Mơn, … Ngơn ngữ chính của Thái
Lan là tiếng Thái có ảnh hưởng vay mượn và pha trộn từ tiếng Sankrit và tiếng Trung Quốc
vùng Tây Tạng. Tiếng Hoa và tiếng Mã Lai cũng được sử dụng phổ biến. Tiếng Anh được sử
dụng chủ yếu trong hệ thống hành chính, trường học và ở các thành phố lớn. Phật giáo là quốc
giáo của Thái Lan. Hơn 95% dân số theo Phật giáo. Ngoài ra, khoảng 4% dân số theo Islam
giáo, 1% theo Ki-tô giáo và các tôn giáo khác.6
1.1.4. Kinh tế - chính trị

3
4
5
6

Bộ Ngoại giao (1995), Hiệp hội các nước Đơng Nam Á, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.40
Trịnh Huy Hóa (2002), Vương quốc Thái Lan: đối thoại với các nền văn hóa, Nhà xuất bản Trẻ, Hồ Chí Minh, tr.20-24
Vũ Dương Ninh (1991), Các nước ASEAN, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, tr.168

Bộ Ngoại giao (1995), Hiệp hội các nước Đơng Nam Á, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.40


5

Thái Lan thực hiện chế độ quân chủ lập hiến. Quốc hội vương quốc Thái Lan gồm một
Hạ nghị viện do dân bầu và một Thượng nghị viện được bổ nhiệm. Đứng đầu nhà nước là
Vua. Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng.7
Theo hiến định, Thái Lan theo chế độ dân chủ với Vua là nguyên thủ quốc gia, thực
hiện quyền lực của mình thơng qua Quốc hội, Hội đồng Bộ trưởng và Tòa án tối cao, quyền
lực thực sự nằm trong tay Quốc hội và Hội đồng Bộ trưởng. Mặc dù vậy, vua Bhumibol
Adulyadej có vai trị to lớn rất quan trọng đối với đời sống chính trị Thái Lan, đặc biệt trong
vai trò người hòa giải giữa các phe cánh chính trị trong những thời điểm đất nước Thái Lan
lâm vào khủng hoảng chính trị sâu sắc.8
Từ sau thế chiến thứ hai, Thái Lan đã trải qua ba thời kỳ phát triển kinh tế với những
chiến lược khác nhau. Thập niên 1950 tiến hành phát triển kinh tế thay thế hàng nhập khẩu,
quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản nước ngoài, xây dựng khu vực kinh tế nhà nước và tập
trung các lĩnh vực công nghiệp thương mại và dịch vụ. Do đề cao chủ nghĩa dân tộc kinh tế
nên viện trợ đầu tư của tư bản nước ngoài chủ yếu là từ Mỹ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung
bình năm thời kỳ phát triển này đạt 5%. Thập niên 1960, 1970 đánh dấu bước mở đầu của thời
kỳ tiến hành chiến lược phát triển hướng vào xuất khẩu trên cơ sở tái triển khai công nghiệp,
ban hành luật đầu tư nước ngoài và thu hút vốn đầu tư cũng như kỹ thuật của nước ngoài, biến
Thái Lan trở thành miền đất hứa đối với tư bản nước ngoài. Nhờ vậy, sau khủng hoảng dầu
lửa năm 1973, nền kinh tế vẫn phát triển với tốc độ trung bình 7,5%/năm trong giai đoạn
1973-1978, trong đó nơng nghiệp tăng trưởng trung bình 4,2%/năm và cơng nghiệp chế tạo
tăng trưởng trung bình 12%/năm. Tới thập niên 1980, tuy đã đạt được thành tựu về tăng
trưởng nhưng cơ cấu kinh tế của Thái Lan đã khơng cịn phù hợp, lạm phát tăng cao, chiến
lược phát triển phát sinh những mâu thuẫn dẫn đến khủng hoảng, vì vậy khả năng phát triển
kinh doanh và xuất nhập khẩu khơng cịn lớn như trước. Giá cả lương thực và khoáng sản
giảm trong khi giá năng ượng ngày một tăng. Cuối những năm 80 của thế kỷ XX, nhờ nhấn

mạnh đầu tư tư nhân như động lực phát triển kinh tế chính, tỉ lệ vốn đầu tư của tư nhân đã
tăng lên 70%, giảm vay nợ nước ngồi nhờ tăng cường tích lũy trong nước. Thái Lan trở
thành nơi đầu tư hấp dẫn nhất trong ASEAN đối với các nhà kinh doanh châu Á, đặc biệt l2
Nhật Bản, Hồng kông, Đài Loan, Hàn Quốc, …

9

Thái Lan là nước đứng thứ hai thế giới về sản xuất tungten và đứng thứ ba trong lĩnh
vực sản xuất thiếc. Các ngành cơng nghiệp chính của Thái Lan là dệt may, chế biến nông

7
8
9

Bộ Ngoại giao (1995), Hiệp hội các nước Đơng Nam Á, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.41
Lương Ninh-Vũ Dương Ninh (2008), Tri thức Đơng Nam Á, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, tr.639
Vũ Dương Ninh (1991), Các nước ASEAN, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, tr.179-203


6

nghiệp, đồ uống, thuốc lá, xi măng, gia dụng, nhựa, thiết bị điện tử, ơ tơ, máy tính và linh
kiện.10
Về nông nghiệp, Thái Lan dẫn đầu thế giới về sản xuất lúa gạo. Du lịch là ngành dịch
vụ mũi nhọn nổi bật của nền kinh tế Thái Lan. Trong đó, năm 2016, ngành du lịch đã đóng
góp 50 tỷ USD vào nền kinh tế quốc gia.11
Tổng sản phẩm quốc nội năm 1989 đạt gần 80 tỷ USD, tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 1994
đạt 7,4%, trong đó xuất khẩu 41,2 tỷ USD và nhập khẩu 25,88 tỷ USD. Thu nhập bình quân
đầu người năm 1994 đạt 2085 USD, tỷ giá hối đoái năm 1994 đạt 25 Baht/1 USD. Thái Lan là
nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Dịch vụ và công nghiệp chế tạo mới là hai ngành mũi

nhọn của toàn bộ nền kinh tế Thái Lan. Khoảng 60% lực lượng lao động tham gia trong lĩnh
vực nông nghiệp chỉ đóng góp 5% GDP, trong khi đó chỉ 10% lực lượng lao động tham gia
trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo đã đóng góp đến 25% GDP. Trữ lượng dầu của Thái Lan
năm 1987 được xác định là xấp xỉ 160 triệu thùng dầu. Năm 1991, sản lượng dầu thô của Thái
Lan đạt 1,97 triệu tấn, đáp ứng được 15% nhu cầu trong nước.12
1.2. Những quan hệ bước đầu giữa Việt Nam - Thái Lan
Miền Nam bán đảo Đông Dương vào đầu Công nguyên, trước khi người Thái và người
Việt có mặt, Dvaravati của người Mơn cổ và Phù Nam, Chân Lạp của người Khmer đã là cái
nôi rực rỡ của nền nghệ thuật Đông Nam Á. Sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa giữa người Thái
và người Việt sau này ở thiên niên kỷ thứ 2 sau Công nguyên vẫn tiếp tục diễn ra với sức ảnh
hưởng sâu rộng, đặc biệt rõ rệt trong lĩnh vực ngh65 thuật tạo hình với những điểm tương
đồng, giống nhau một cách lạ lùng đến nỗi như cùng một cội nguồn. Điều này có thể cho thấy
một số chứng cứ về mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam-Thái Lan. Chẳng hạn, những pho
tượng Ấn Độ giáo có niên đại vào những thế kỷ đầu Cơng ngun có thể tìm thấy ở Nam Việt
Nam và miền Nam Thái Lan hiện nay. Trong đó, loại tượng thần Visnu mặc áo dài đã từ
vương quốc Dwaravati du nhập vào Chân Lạp theo đường Đơng Bắc và từ đó du nhập vào
Phù Nam vào thời kỳ Chân Lạp xâm chiếm Phù Nam. Pho tượng tiêu bản đầu tiên về thần
Visnu mặc áo dài, cầm tù và thấp ngang hơng ở Ĩc Eo, miền Nam Việt Nam được xếp vào
thế kỷ VI có khn mặt và trang phục gần gũi đặc biệt với pho tượng Visnu mặc áo dài ở
Chalya,miền Nam Thái Lan được xếp vào thế kỷ V. Đó là những pho tượng cổ nhất về hình
tượng thần Visnu của từng nước Việt Nam, Thái Lan nói riêng và của cả Đơng Nam Á nói
chung. Bên cạnh đó, cịn có sự gần gũi sâu sắc giữa pho tượng Phật Thích Ca ở Đồng Dương
Phạm Thanh Tịnh (2014), Tìm hiểu lịch sử văn hóa Thái Lan, Nhà xuất bản Văn hóa thơng tin, tr.55
Lưu
Nhi

(2016),
“Xem
người
Thái

làm
du
lịch”,
Người
lao
động,
truy cập ngày 07/09/2019
12
Bộ Ngoại giao (1995), Hiệp hội các nước Đơng Nam Á, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.41
10
11


7

với những tượng Phật theo trường phái Amaravati ở Sungai Golok (Naradhisava, miền Nam
Thái Lan): cùng khuôn mặt trái xoan, cùng đường nét mắt mũi miệng, cùng tư thế đứng hơi
cúi, hai cánh tay giơ ra trước một cách cân xứng và cùng cả cách diễn tả chiếc áo cà sa của hai
pho tượng.

13

Ở thời kỳ phát triển của vương quốc Phù Nam, vùng hạ lưu sông Mê Nam của người
Môn đã bị lệ thuộc vào Phù Nam. Một trong số các tiểu quốc phụ thuộc ấy là Xích Thổ (Đất
Đỏ). Cư dân Xích Thổ đã đạt trình độ chế tạo gốm và đồ đồng thau tương đối cao. Họ trao đổi
khá thường xuyên với cư dân Phù Nam và cùng chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Thế kỷ
VII Sau cơng ngun, một bộ phận Hồng tộc của Dvaravati (tiền thân là Xích Thổ, Đất Đỏ)
đã lập nên vương quốc Haripunjaya ở miền Bắc Thái Lan ngày nay và tồn tại cho đến thế kỷ
XII. Thế kỷ XIII, người Thái từ vương quốc Đại Lý phía Nam Trung Hoa tràn xuống sinh

sống ở lưu vực sông Mê Nam, kết hợp nhanh chóng và mềm dẻo với người Mơn bản địa và
dần trở thành tộc người chủ thể mới nắm vị trí chủ đạo trong suốt thế kỷ XIV trở đi. Thành thị
lớn nhất của người Thái là Sukhothay đã cướp chính quyền và thu phục các bộ lạc Mơn cổ lân
cận, từ đó tiến hành quan hệ phát triển trên lĩnh vực thương mại với các nước trong khu vực
như Miến Điện, Ai Lao, Đại Việt, v.v. Cuối thế kỷ XII, vua Xiêm sai sứ giả sang cầu hiếu.
Thuyền bn của người Xiêm cũng như của triều đình Xiêm cử đi thường đến Vân Đồn để
buôn bán. Họ thường mang các sản phẩm nông nghiệp như hồ tiêu, gỗ teak, đàn hương sang
bán để đổi lấy các sản phẩm Trung Hoa như gấm vóc, lụa, gốm sứ, chén ngọc, … Năm 1335,
nhân dịp Trần Hiến Tông đi thị sát biên giới phía Tây, một phái bộ Xiêm La đã được cử đến
tận Cửa Rào (Nghệ An) để nghênh đón.14
Ngồi những nước có quan hệ bn bán thường xun với Đại Việt như Trung Hoa,
Chân Lạp, Trảo Oa, còn phải kể đến sự hiện diện của thuyền buôn các nước Xiêm, Tam Phật
Tế (Palembang), Lộ Lạc, Ai Lao, Ngưu Hống. “Năm 1184, mùa Xuân, tháng Ba, thuyền buôn
các nước Xiêm La, Tam Phật Tế vào Vân Đồn, dâng vật q xin bn bán”

15

Bảng thống kê các phái đồn của Xiêm La đến Đại Việt thời Lý-Trần
Năm

Thời điểm

Trưởng đoàn

Cống phẩm

Số lượng

1149


Tháng 2

Thuyền buôn

Sản vật địa phương

7

1182

Mùa xuân

?

?

1

Trần Thị Lý (1998), “Một số chứng cứ về mối quan hệ văn hóa Việt Nam-Thái Lan”, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 31,
tr.70-74
14
Trần Thị Mai (2007), Lịch sử bang giao Việt Nam-Đông Nam Á, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,
Hồ Chí Minh, tr.48-49
15
Ngơ Sĩ Liên (1972), Dại việt sử ký toàn thư, tập 2, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 137
13


8


1184

Mùa xuân

Thuyền buôn

Vật quý

1

1360

Tháng 10

Thuyền buôn

Vật lạ

1

16

Theo lịch sử, quan hệ Đại Việt-Chiêm Thành như nước với lửa. Sau cuộc xung đột giữa
hai nước năm 1697, Chiêm Thành hoàn toàn bị hợp nhất vào Đại Việt và bị xóa tên trên bản
đồ. Nhưng để đối mặt với sự xâm lược của Mông Cổ, cả hai nước chân thành mong muốn hợp
tác như môi với răng. Năm 1282, Mông Cổ xâm lược Chiêm Thành, Đại Việt đã gửi chi viện.
Vì vậy, Đại Việt khó chấp nhận sự thật Thái Lan chiếm Chiêm Thành làm lãnh thổ của mình,
và Việt Nam đã đối phó điều ấy vào năm 1313. Sự xâm lược Chiêm Thành của vương triều
Sukhothai trong trật tự quốc tế ấy đã khiêu khích Đại Việt, quan hệ của 2 nước bị ảnh hưởng
không nhỏ. Ayutthaya theo đu6ỏi sự bành trướng nhanh chóng và đáp lại yêu cầu quan hệ đối

ngoại của Thái Lan, tháng 4/1467, thuyên buôn Xiêm La đến Vân Đồn trang dâng biểu lá
vàng và sản vật địa phương bị vua khước từ”. Từ triều Lý, dù quan hệ không mật thiết nhưng
Đại Việt chưa bao giờ từ chối yêu cầu quan hệ của Thái Lan. Song từ triều Hậu Lê, quan hệ
Đại Việt-Ayutthaya đã rơi vào tình trạng đối lập vì cả 2 nước đuề có sự điều chỉnh chính sách
mở rộng lãnh thổ riêng của mình. [Song Jung Nam, tr.37]
Khi chúa Nguyễn chiếm Đàng Trong, thương nhân Xiêm buôn bán gạo, trầu cau, … bị
đánh thuế khá nặng “thuế đến 2000 quan, thuế về 200 quan”. Sang thế kỷ XVIII, thuyền buôn
Xiêm chở sắt và diêm tiêu sang bán đổi lấy tơ, lụa, gạo, thóc, vải vóc. “Năm 1797, chuẩn định
thuyền bn Xiêm La, hạng thuyền lớn phải chở 30,000 cân sắt, hạng trung bình 20,000 cân,
hạng nhỏ 10,000 cân, cịn diêm tiêu khơng kể lớn nhỏ, đến nộp vào quan, theo giá trả tiền mới
cho đổi mua thổ san là tơ, vải, nếu không thì cấm khơng được chở.” Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ
XIX, quan hệ Đại Việt - Xiêm La diễn ra trên cơ sở các dàn xếp chính trị, đụng độ quân sự.
Chẳng hạn: năm 1750, chúa Nguyễn Phúc Khoát cử phát bộ ngoại giao mang thư sang triều
đình Xiêm trách cứ việc Xiêm can thiệp công việc nội bộ của Chân Lạp. Năm 1755, triều đình
Xiêm cử phái bộ sang Đại Việt điều đình vấn đề bn bán của thương nhân và xin giảm thuế.
Năm 1771, Vua Phìa Tắc Xin tấn cơng Hà Tiên, bắt nhóm Mạc Thiên Tứ và chiếm đóng đến
năm 1773. Năm 1780, triều đình Xiêm giết phái bộ ngoại giao cấp cao của chúa Nguyễn Anh
cùng nhóm người Mạc Thiên Tứ, đồng thời trục xuất người Việt tại Bangkok ra các vùng hẻo
lánh. Năm 1781, vua Xiêm cử Chakri-Sosi tấn công Chân Lạp, quân Nguyễn vừa đến Lovek
thì Chakri-Sosi xin hịa Kể từ đây, quan hệ 2 nước trở nên giảm căng thẳng và cùng cố giữ
thăng bằng trong quan hệ ngoại giao. Năm 1784, Rama I giúp đỡ Nguyễn Anh chống lại khởi
Nguyễn Tiến Dũng-Nguyễn Thị Phương Chi(2007), “Vài nét về quan hệ giao thương của quốc gia Đại Việt với các nước
Đông Nam Á thời Lý-Trần”, Nghiên cứu lịch sử, số 7, tr.23-37
16


9

nghĩa Tây Sơn, nhân thể xâm lược nước ta và bị Tây Sơn đánh bại ở Rạch Gầm -Xoài Mút
(Tiền Giang) Năm 1802, Xiêm đem quân xâm lược Ai Lao và Chân Lạp. Triều Nguyễn được

thiết lập, tiếp tục duy trì quan hệ ngoại giao cấp nhà nước. Năm 1807, nghi thức ngoại giao 2
nước được quy định: sứ giả hai bên thường qua lại trao đổi “quà tặng” và thăm hỏi, chúc tụng
khi có lễ… Năm 1827, dân Xiêm gặp nạn đói lớn, chạy sang Chân Lạp, được nhà Nguyễn
phát chẩn gạo muối cứu đỡ. Tuy nhiên, những khi xảy ra vấn đề về quyền lợi ở Chân Lạp,
quan hệ ngoại giao vẫn có thể bị thay thế bằng dụng binh. Chẳng hạn, vào các năm 1834,
1839, Xiêm lần lượt quấy rối Châu Đốc, xâm lược Hà Tiên, … đến năm 1841, Thiệu Tri đăng
quang, quân Xiêm lui binh.17
Quan hệ Việt Xiêm nổi lên, bao trùm và chi phối các quan hệ khác trong khu vực phía
Đơng của khu vực Đông Nam Á lục địa trong khi chủ nghĩa thực dân phương Tây tìm cách
can thiệp vào khu vực này. Gia Long từng sống lưu vong nhiều năm trên đất Xiêm, được vua
Xiêm giúp đỡ nhiều lần. Vì vậy, sau khi lên ngôi, Gia Long sai Nguyễn Văn Huấn và Mai
Văn Hiếu đi sứ báo tin, đặt chính thức quan hệ ngoại giao giữa hai nước, tặng vật phẩm cho
vua Xiêm bao gồm: 100 lạng vàng, 1000 lạng bạc, 1 cây thanh long đao, 600 cân sáp ong.
Đồng thời, vua Xiêm cũng cử sứ thần đến Phú Xuân mang theo quốc thư và vật phẩm chúc
mừng. Năm 1804, nhà Nguyễn cử sứ thần sang Xiêm mang theo nhiều vật phẩm quý, bao
ogofm 100 lạng bạc, 50 lạng vàng, the màu và vải trắng, mỗi loại 100 tấm, 500 cân sáp ong,
500 cân đường phèn, 500 cân đường phối và 30 cân đường cát. Đáp lại vua Xiêm gửi tặng 50
hạng vật bằng ngọc thạch, 3 khẩu súng và các gấm đoạn khác. Năm 1807, vua Xiêm sai sứ đi
kinh đô Phú Xuân mang theo 3 tấm áo Mãn Châu bào rồng 5 móng, 6 chiếc chăn chiên hoa
lan, và 8 sợi tơ màu lam. Năm 1809, sứ bộ Xiêm mang theo gấm ngọc, bạch đàn hương và lư
hương đến Việt Nam báo tin Phật vương băng hà. Đáp lại, Gia Long cho 2 đoàn sứ sang Xiêm,
một đoàn dự tang lễ, mang theo phúng điếu gồm 100 cân đường phổi, 1000 cân đường phèn,
1500 cân đường cát, 500 cân sáp ong, 100 tấm lụa trắng, 100 tấm vải đen, và một đồn dự lễ
lên ngơi gồm tặng cho Phật vương 2 cân kỳ nam, 3 cân nhục quế, 100 tấm lụa, 200 tấn the
màu, 100 tấm sa màu, 100 tấm vải trắng, và tặng cho Nhị vương 1 cân kỳ nam, 1 cân 8 lạng
nhục quế, 50 tấm lụa, 100 tấm the màu, 50 tấm sa màu, 50 tấm vải trắng. Năm 1811, vua
Xiêm sai sứ mang bạch đàn, trầm hương, sáp ong và vôi đỏ đến kinh đô Phú Xuân để tạ ơn.
Năm 1813, sứ Xiêm đến Phú Xuân dâng gấm đoạn, sô ni, vải tây. Gia Long tặng lại Phật
vương 2 cân quế thanh, 500 cân đường cát, 500 cân đường phổi, 50 tấm sa màu, 50 tấm the
màu, và tặng Nhị vương 1 cân quế thanh, 250 cân đường cát, 250 cân đường phổi, 25 tấm sa

màu, 25 tấm the màu. Năm 1817, sứ Xiêm đến Phú Xuân báo tang Nhị vương. Gia Long sai
Trần Thị Mai (2007), Lịch sử bang giao Việt Nam-Đông Nam Á, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,
Hồ Chí Minh, tr.50-52
17


10

sứ sang phúng điếu. Phật vương gửi cảm tạ và tặng vua Gia Long nhiều phẩm vật quý. Năm
1819, Gia Long băng hà, Minh Mạng lên ngôi, sai sứ sang Xiêm báo tang và đưa tặng phẩm.
5 năm sau, sứ Xiêm sang Phú Xuân báo tin Phật vương băng. Minh Mạng cho bãi triều 3 ngày
để tang vua Xiêm. Năm 1827, vua tiểu quốc Lang Xạn do Xiêm kiểm soát là A Nồ nổi dậy và
cầu viện binh Sau khi bắt giải A Nồ về Xiêm, Minh Mạng cho Phan Văn Điền đem quân sang
Lào và mang thư sang trách cứ Xiêm sinh sự để phòng vệ biên giới Tây Bắc. Xiêm rút qn
về nước để giữ tình hịa hiếu, tiếp tục đi lại thơng sứ. Từ đó, tình hình Lan Xạn yên ổn.18
Quan hệ Xiêm-Việt chi phối tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Chân Lạp và Ai Lao
nhiều nhất. Quan hệ của Xiêm với Ai Lao và Chân Lạp là quan hệ xâm lược và thôn tính,
trong khi quan hệ giữa Việt-Ai Lao và Chân Lạp là quan hệ phên dậu, bảo hộ. Do tính chất
mối quan hệ đó mà quyết định việc giải quyết tranh chấp giữa Xiêm-Việt với Chân Lạp-Ai
Lao. Khi nào quan hệ Xiêm-Việt hịa hiếu, cùng quan tâm tới hịa bình chung, những mâu
thuẫn về Ai Lao và Chân Lạp sẽ được giải quyết mang tính đối thoại. Các đồn sứ giả ngoại
giao hịa bình của hai nước sẽ gặp nhau, mang theo những lời nhắn gửi của hai vua với những
lời hịa bình thương thuyết. Trong suốt thời Gia Long, quan hệ Xiêm-Việt tuy có xung đột về
vấn đề Chân Lạp nhưng nhìn chung các vị vua đều dùng các biện pháp hịa bình để xoa dịu
tình hình. Tuy nhiên, dưới thời Minh Mạng, mối bang giao Xiêm-Việt bắt đầu rạn nứt. Bắt
đầu từ đây, quan hệ Xiêm-Việt trở nên thù địch, kéo theo tình hình khu vực Đơng Nam Á lục
địa căng thẳng theo: chiến tranh lúc bùng nổ ở Ai Lao, lúc diễn ra ở Chân Lạp, do sự tranh
giành ảnh hưởng của Xiêm-Việt tại hai quốc gia này. Do đó có thể nói quan hệ Việt-Xiêm
khơng chỉ có ý nghĩa đối với hai nước mà còn mang ý nghĩa quyết định với sự ổn định của
Đông Nam Á lục địa. Trong nhãn quan chính trị chật hẹp của chế độ phong kiến, việc

Xiêm-Việt duy trì được quan hệ hịa bình, thân thiệt trong suốt 3 thập kỷ là vơ cùng đặc biệt.
Đó là bởi vua Xiêm và Gia Long đều đã hiểu biết nhau và quý mến nhau qua quá trình giúp
đỡ nhau, cùng nhau giải quyết những vấn đề giữa hai nước; bởi Xiêm-Việt đều đã giành được
sự quân bình lực lượng trên đất Chân Lạp, nhờ đó, Xiêm-Việt có thể giải quyết vấn đề Chân
Lạp bằng con đường ơn hịa, thương lượng.19
Trong suốt những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, quan hệ Việt Nam-Thái Lan
trên phương diện nhà nước thực chất là quan hệ giữa nhà cầm quyền thực dân Pháp với nhà
cầm quyền Thái Lan diễn ra khá gay gắt. Mặc dù người Pháp đã giành thắng lợi trước Thái
Lan trong cuộc tranh giành ảnh hưởng ở Ai Lao và Chân Lạp, nhưng nền độc lập của Thái
Lan vẫn bị đặt trước sự đe dọa của Pháp. Từ những năm 1937-1938, chính quyền Phi Bun
Nguyễn Hoàng Vinh-Đoàn Nguyệt Linh (2005), “Quan hệ Việt-Xiêm nửa đầu thế kỷ XIX”, Nghiên cứu khoa học, số 4,
tr.238-240
19
Hồng Thái (1986), “Vài nét về quan hệ giữa Việt Nam với các nước Đông Nam Á trong lịch sử”, Nghiên cứu lịch sử, Hà
Nội, tr.14-21
18


11

Song Khram tăng cường quan hệ song phương, liên minh quân sự với Nhật, tuyên bố “Pháp
không thể tiếp tục kiểm sốt Đơng Dương được nữa. Những người anh em Thái của chúng ta
sẽ gia nhập chế độ Lập hiến của Đức vua”. Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, Nhật và Đức
lần lượt chiếm đóng các khu vực lãnh thổ của Pháp, chính phủ Thái Lan đã gửi chính quyền
thuộc địa Đơng Dương u cầu “xác nhận bằng văn bản rằng trong trường hợp có sự thay đổi
chủ quyền của Pháp thì nước Pháp sẽ nhượng lại cho Thái Lan phần lãnh thổ của Lào và
Kampuchea”. Như vậy, từ chiến tranh Thái Bình Dương trở đi, Thái Lan đã trở thành đồng
minh duy nhất của Nhật ở Thái Bình Dương. Bất chấp thủ đoạn chia rẽ dân tộc của các nhà
cầm quyền, nhân dân hai nước vẫn duy trì và phát triển mối quan hệ thân hữu với nhau Miền
Đông Bắc Thái Lan (các tỉnh Phitxanilog, Udon, Savang và Bangkok) là những nơi ln sẵn

sàng đón nhận những người yêu nước, hoạt động cách mạng Việt Nam qua lánh nạn. Năm
1907, chi nhánh của Đồng minh hội ở Thái Lan được thành lập. Năm 1911, các hội viên Việt
Nam phải chạy sang Thái Lan hoạt động cùng các hội viên của Hội đến từ Indonesia,
Singapore, từ đó góp phần thức tỉnh ý thức dân tộc của giới viên chức trí thức Thái Lan.
Tháng 6/1925, một chị bộ của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội được thành
lập tại Bản Đông-Phi Chit- Pitxanilog để tổ chức giáo dục, tuyên truyền cho kiều bào tại Thái
thông qua các tổ chức đoàn thể như Hội Ái hữu, v.v.
Năm 1928, Nguyễn Ái Quốc dừng chân tại Thái Lan, hịa mình vào cuộc sống khắp mọi
miền của Việt kiều để tuyên truyền, vận động cách mạng, dịch các sách “Nhân loại tiến hóa”,
“Cộng sản A, B, C”, báo “Thân ái”, … từ đó góp phần mang lại lợi ích thiết thực cho phong
trào cách mạng Thái Lan nói riêng và Đơng Nam Á nói chung.
Năm 1942, Đảng Cộng sản Thái Lan tìm cách liên lạc với Đảng Cộng sản Đơng Dương,
xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất nhưng do bị chính phủ khủng bố gắt gao, phong trào
dân chủ khơng có điều kiện phát triển nên ảnh hưởng của Đảng khơng sâu rộng trên tồn lãnh
thổ Thái Lan.


12

CHƯƠNG 2. QUAN HỆ VIỆT NAM - THÁI LAN 1946-1949
2.1. Bối cảnh lịch sử
2.1.1. Tình hình Việt Nam
Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã dẫn đến sự ra đời của nhà nước
Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam.
2.1.2. Tình hình Thái Lan
Năm 1946, chính phủ Pridi Banomyong giành được thắng lợi từ sau bản hiến pháp
tháng 5/1946 đã thi hành chính sách đối ngoại ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở Đơng
Nam Á, đặc biệt là phong trào kháng Pháp của nhân dân Đông Dương.
Năm 1947, Thái Lan thiết lập chế độ độc tài quân sự, chống lại các tư tưởng tự do dân
chủ, đàn áp các chiến sĩ cộng sản, thi hành chính sách thân Mỹ, chống lại cuộc đấu tranh

chống Pháp của cách mạng Đông Dương.
2.2. Quan hệ Việt Nam - Thái Lan (1946-1949)
2.2.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao
Chính phủ Pridi Panomyong và nhân dân Thái Lan đã có sự ủng hộ nhất định với cuộc
kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Thái Lan vì vậy đã trở thành một đầu cầu ngoại giao
quan trọng của Việt Nam.20
Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã đặt cơ quan đại diện đầu tiên tại Bangkok,
hưởng quy chế ngoại giao và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 14/04/1947.
2.2.2. Quan hệ an ninh-quân sự-quốc phịng
2.2.3. Quan hệ kinh tế
2.2.4. Quan hệ văn hóa - giáo dục - các lĩnh vực khác
Tháng 2 năm 1948, cơ quan thông tấn Việt Nam được thành lập với nhiệm vụ phát hành
các bản tin tiếng Việt-Anh-Thái về Việt Nam. Các bản tin này đóng vai trị quan trọng góp
phần giúp nhân dân thế giới biết đến cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, từ
đó nhận lại được không chỉ sự giúp đỡ về vật chất mà còn về tinh thần của nhân dân Thái
Lan.21
Khi thực dân Pháp mở cuộc tấn công vào các đô thị của Lào, hàng vạn kiều bào Việt
Nam phải di tản cư sang Thái Lan, được nhân dân Thái Lan giúp đỡ nhiệt tình từ chỗ ăn ở đến
20
21

Hồng Khắc Nam (2006), “Qúa trình phát triển quan hệ Việt Nam-Thái Lan”, Thông tin khoa học xã hội, số 279, tr.52-54
Phạm Nguyên Long-Nguyễn Tương lai (1998), Lịch sử Thái Lan, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.366


13

lương thực, thuốc men, việc làm. Thái Lan trở thành căn cứ hậu phương thứ hai cho cuộc
kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam. Tổng hội Việt kiều yêu nước trên đất Thái
đã trở thành cơ sở tập trung, nuôi giấu và huấn luyện quân.22


22

Hà Lê Huyền (2015), “Lịch sử quan hệ Thái Lan-Việt Nam trước 1991”, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 11, tr.33


14

CHƯƠNG 3. QUAN HỆ VIỆT NAM - THÁI LAN 1950-1975
3.1. Bối cảnh lịch sử
3.1.1. Tình hình Việt Nam
Sau khi Hiệp định Geneve được ký kết (21/07/1954), Mỹ từng bước thay thế vị trí của
Pháp ở miền Nam Việt Nam. Mục tiêu của Mỹ là biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa
kiểu mới, làm căn cứ quân sự, ngăn chặn làn sóng đỏ đang phát triển ở Đơng Nam Á, từ đó
chống lại sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc đang bùng nổ ở Đơng Nam Á. Nhân
dân Việt Nam lại bắt đầu cuộc kháng chiến kháng Mỹ cứu quốc.23
3.1.2. Tình hình Thái Lan
Tháng 9/1950, Mỹ đã ký kết với Thái Lan Hiệp ước hợp tác kinh tế-khoa học kĩ thuật,
tháng 10/1950, Mỹ ký kết với Thái Lan Hiệp ước hợp tác viện trợ quân sự. Chính phủ tư sản
Thái Lan không ngừng tiếp tay cho đế quốc Mỹ thực hiện kế hoạch xâm lược Đơng Dương.
Chính phủ Thái Lan có sự phân hóa giữa việc cơng nhận chính phủ Bảo Đại hay chính phủ
Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đại sứ Mỹ tại Thái Lan Jessup đã thúc ép Thái Lan cơng nhận
chính phủ bù nhìn Bảo Đại nhằm phục vụ cho lợi ích Mỹ-Anh-Pháp. Sau ba lần Thống chế
Phibun Songkham đưa vấn đề này tại Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng vào các ngày 13,20,27
tháng 2 năm 1950, chính quyền Bangkok chính thức cơng nhận chính phủ Bảo Đại.24
Tháng 11/1967, Pridi lên án Mỹ ném bom tại Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và các
thành phố lớn ở miền Bắc Việt Nam. Tháng 7/1969, sinh viên Đại học Luật Bangkok biểu
tình phản đối Nickson, yêu cầu chính phủ Thái Lan rút quân khỏi Việt Nam. 23 trí thức Thái
Lan gửi thư ngỏ lên Tổng thống Nickson tố cáo Mỹ gây tội ác chiến tranh xâm lược. Mỹ dần
rút lui khỏi Đơng Nam Á, chính phủ Thái Lan cũng từng bước thay đổi chính sách đối với

Việt Nam. Tháng 4/1972, đội quân Thái Lan rút hỏi Việt Nam.
3.2. Quan hệ Việt Nam - Thái Lan (1950-1975)
Đây là thời kỳ đối đầu mới trong quan hệ Việt Nam-Thái Lan.
3.2.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao
Chính sách đối đầu của Thái Lan được thể hiện chủ yếu qua 4 vấn đề: 1) quan hệ hợp
tác với chính quyền Sài Gòn, 2) mâu thuẫn với Việt Nam Dân chủ cộng hòa, 3) liên minh với

23
24

Hà Lê Huyền (2015) “Lịch sử quan hệ Thái Lan-Việt Nam trước 1991”, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 11, tr.34
Phạm Nguyên Long-Nguyễn Tương Lai (1998), Lịch sử Thái Lan, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.370


15

Mỹ trực tiếp tham chiến chống lại Việt Nam, 4) can thiệp chống lại phong trào cách mạng
trên toàn cõi Đơng Dương.25
Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hịa và nhân dân u chuộng hịa bình Thái Lan
nhiều lần phản đối chính sách của chính phủ Thái Lan đối với Việt kiều, người Việt đi tản cư
nhưng chính phủ Thái Lan cương quyết đưa hết người Việt tản cư hồi hương về Việt Nam.
Điều đó cho thấy tầm quan trọng của vấn đề Việt kiều, người Việt tản cư trong quan hệ Việt
Nam-Thái Lan giai đoạn này.26
3.2.2. Quan hệ an ninh-quân sự-quốc phòng
Trong khi mâu thuẫn giữa Việt Nam-Hoa Kỳ trở nên gay gắt, Thái Lan ngày càng thể
hiện chính sách đối đầu

với Việt Nam. Thái Lan quan hệ hợp tác với chính quyền Bảo Đại,

mâu thuẫn với Việt Nam Dân chủ cộng hòa, cùng Mỹ trực tiếp tham chiến tại Việt Nam, can

thiệp chống lại phong trào cách mạng Lào-Kampuchea.

Tháng 9/1954, Thái Lan gia nhập

Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á và đã trở thành căn cứ quân sự thực sự của Mỹ. Trên lãnh thổ
Thái Lan, 6 sân bay quân sự được xây dựng, trong đó sân bay Utapao có thể đón máy bay
chiến lược B52 lên xuống. Quảng cảng Sataship trở thành lớn nhất Thái Lan được dành cho
tàu chiến Mỹ. Từ các căn cứ này, máy bay và tàu chiến Mỹ xuất kích đánh phá các nước
Đơng Duong. Tháng 3/1967, một bộ phận sư đồn “rắn hổ mang” gồm 2300 lính Thái Lan
được điều sang miền Nam Việt Nam. Tháng 7/1968, số binh lính Thái Lan tại chiến trường
Việt Nam đã lên đến 5200 người.27
Tháng 8/1973, Thái Lan-Hoa Kỳ ký kết tuyên bố chung về việc rút từng phần quân Mỹ
ra khỏi Thái Lan. Tình hình kinh tế xã hội và bầu khơng khí chính trị căng thẳng, các cuộc
đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ diễn ra liên tục, thách thức tình hình rối ren trong nước
buộc Thái Lan khơng cịn con đường lựa chọn nào khác ngoài con đường điều chỉnh mối quan
hệ Thái Lan-Việt Nam.28
3.2.3. Quan hệ kinh tế
Viện trợ kinh tế Mỹ cho Thái Lan liên tục tăng, từ 104,6 triệu USD trong giai đoạn
1950-1956 lên 294 triệu USD giai đoạn 1957-1965. Sau khi Thái Lan tham chiến tại Việt
Nam, số tiền viện trợ đã tăng lần lượt là 55 triệu USD (1966), 77 triệu USD (1967), 100 triệu
USD (1968).29

Hoàng Khắc Nam (2006), “Qúa trình phát triển quan hệ Việt Nam-Thái Lan”, Thông tin khoa học xã hội, số 279, tr.52-54
Trịnh Diệu Thìn (2006), Việt kiều Thái Lan trong mối quan hệ Thái Lan-Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội,
tr.218
27
Hồng Khắc Nam (2006), “Qúa trình phát triển quan hệ Việt Nam-Thái Lan”, Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội, tr.62-70
28
Hà Lê Huyền (2015), “Lịch sử quan hệ Thái Lan-Việt Nam trước 1991”, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 11, tr.35
29

Vũ Dương Ninh (1990), Vương quốc Thái Lan: lịch sử và hiện tại, Nhà xuất bản Đại học Tổng hợp, Hà Nội, tr.122
25
26


16

Ngày 05/08/1950, chính phủ Thái Lan cơng nhận chính phủ Bảo Đại, ra lệnh sửa đổi
quy chế, quy định vùng cư trú đối với Việt kiều từ 8 tỉnh còn 5 tỉnh là Nongkhai,
Sakonnakhon, Ubonratthani, Nakhonphanom và Prachinburi để thâu tóm phạm vi hoạt động
của Việt kiều, từ đó tiện theo dõi, quản lý và tuyên truyền họ theo con đường chống chủ nghĩa
cộng sản, cũng như hạn chế bà con qun góp vàng bạc, vũ khí để ủng hộ hoạt động cách
mạng của Đơng Dương nói chung và Việt Nam Dân chủ cộng hịa nói riêng. Năm 1958, chính
quyền Sarit Thanarat đưa ra nhiều quy định mới hơn đối với Việt kiều, bao gồm:
- cấm người Việt Nam hoạt động trong 25 ngành như chụp ảnh, sửa radio, sửa autobike,
thợ điện, cắt tóc, bán thuốc, sửa xe máy, …;
- người Việt Nam làm các nghề khác phải đóng thuế 1000 Baht/năm, nếu mở cửa hiệu
phải đóng thuế nhu nhập, có đăng ký kinh doanh đóng thuế thương mại 500 Baht/năm.
Bên cạnh đó, chính phủ Thái Lan tiếp tục chủ trương quản lý người Việt tản cư, áp bức
và bắt bớ cộng sản.30
3.2.4. Quan hệ văn hóa - giáo dục - các lĩnh vực khác
Năm 1951, chính quyền Bangkok yêu cầu Việt Nam Dân chủ cộng hòa chấm dứt hoạt
động tuyên truyền trên đất Thái về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam, và
buộc phải đóng cửa cơ quan đại diện chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hịa, ngừng hoạt
động của cơ quan thơng tấn tại Thái Lan. Đây là mở đầu cho thời kỳ căng thẳng trong quan hệ
Thái Lan-Việt Nam.31
Ngày 25/10/1975, Ngoại trưởng Việt Nam Dân chủ cộng hòa gửi thư cho Ngoại trưởng
Thái Lan nêu rõ sự sẵn sàng từ phía Việt Nam và đề nghị ba nguyên tắc cơ bản đối với việc
bình thường hóa quan hệ hai nước.
Một là, tơn trọng các quyền dân tộc cơ bản và quyền tự quyết của mỗi dân tộc quốc gia,

không can thiệp vào công việc nội bộ, không tham gia xâm lược lẫn nhau, vào bất kỳ hành
động nào phương hại đến độc lập - chủ quyền - thống nhất - toàn vẹn lãnh thổ của nhau;
Hai là, không để lãnh thổ quốc gia cho bất cứ nước ngoài nào sử dụng làm căn cứ xâm
lược và can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào nước khác trong khu vực;
Ba là, thiết lập quan hệ hữu nghị láng giềng tốt giữa hai nước, trao đổi kinh tế văn hóa
trên cơ sở bình đẳng, đơi bên cùng có lợi.

Thananan Boonwanna (2008), Quan hệ Thái Lan-Việt Nam (1976-2004), Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr.45
31
Hà Lê Huyền (2015), “Lịch sử quan hệ Thái Lan-Việt Nam trước 1991”, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 7, tr.33
30


17

Như vậy, tính chất quan hệ chủ yếu của Thái Lan-Việt Nam giai đoạn 1950-1975 l2 đối
đầu, đỉnh cao là sự tham gia trực tiếp của quân đội Thái Lan trên chiến trường miền Nam Việt
Nam và chủ trương cho người Việt tản cư hồi hương. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới và
khu vực có nhiều thay đổi, sau khi Việt Nam hồn tồn giải phóng, việc bình thường hóa quan
hệ hai nước đã bắt đầu dần được diễn ra chậm chạp, là dấu hiệu tốt cho quan hệ giữa hai
nước.32

32

Hoàng Khắc Nam (2007), Quan hệ Việt Nam-Thái Lan (1976-2000), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.70


18


CHƯƠNG 4. QUAN HỆ VIỆT NAM - THÁI LAN 1976-1978
4.1. Bối cảnh lịch sử
4.1.1. Tình hình Việt Nam
Sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng lại đất nước. Tình
hình và yêu cầu mới dẫn đến chủ trương thúc đẩy quan hệ với các nước trong khu vực, trong
đó có Thái Lan.
4.1.2. Tình hình Thái Lan
Ngay trước thềm năm 1975, cuộc đấu tranh đòi dân chủ, xem xét lại chính sách đối
ngoại thân Mỹ của chính phủ đã diễn ra rất gay gắt tại Thái Lan. Trong một thời gian ngắn,
các chính phủ mới của Thái Lan liên tiếp thay nhau nắm quyền. Những năm 1974-1975, trong
nhân dân Thái Lan, từ sinh viên, tiểu tư sản, trí thức đến lãnh đạo đều nhận thức rằng: “Thái
Lan phải nhanh chóng điều chỉnh chính sách ngoại giao của mình với 3 nước Đơng Dương,
phải học cách chung sống với các nước láng giềng Đông Dương cho dù đây là những nước
cộng sản còn hơn là giữ mãi mối thù địch với họ”. Thủ tướng Seni Pramode đã tuyên bố:
“Chính phủ Thái Lan sẽ xúc tiến quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng, tích cực ủng hộ
mọi quan hệ hợp tác trong lĩnh vực ngoại giao với các nước ASEAN, đồng thời tăng cường nỗ
lực tìm kiếm, móc nối quan hệ với Việt Nam Dân chủ cộng hòa”33
4.2. Quan hệ Việt Nam - Thái Lan (1976-1978)
4.2.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao
Một năm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu quốc của nhân dân 3 nước Đông
Dương chấm dứt, ngày 6/8/1976, Ngoại trưởng Thái Lan Phichay Rattakun đã tới Hà Nội ký
kết Hiệp định thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước với Ngoại trưởng Nguyễn Duy Trinh
Sau đó, trong các năm 1977, 1978, Việt Nam-Thái Lan đã cùng bàn bạc, thống nhất việc đặt
Lãnh sự quán của mỗi bên, ký kết các hiệp định về hàng không và Hiệp định thương mại về
hợp tác kinh tế - khoa học kĩ thuật.34
Giai đoạn này đã phản ánh sự giằng co giữa hai xu hướng đối đầu và cải thiện, cũng như
những diễn biến thăng trầm phản ánh quá trình quá độ chuyển tiếp trong quan hệ Việt
Nam-Thái Lan.35
Tháng 2/1977 và năm 1978, Ngoại trưởng Nguyễn Duy Trinh đã đi thăm hữu nghị các
nước Đông Nam Á bao gồm Lào, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines. Tuy đã thiết lập

33
34
35

Khum Vichij Mustra (1973), Đại cương về Thái Lan, Nhà xuất bản Ruôm săn, Bangkok
Vụ tuyên huấn Bộ Ngoại giao Thái Lan (1996), Nhìn nhận chung về quan hệ Thái Lan-Việt Nam
Hoàng Khắc Nam (2006), “Qúa trình phát triển quan hệ Việt Nam-Thái Lan”, Thơng tin khoa học xã hội, số 279, tr.52-54


19

chính thức nhưng quan hệ Thái Lan-Việt Nam vẫn gặp trở ngại, thách thức nhất định. Sau
cuộc đảo chính quân sự ngày 06/11/1976, Thanin Kraivichian lên nắm quyền đã thực hiện
chính sách chống Cộng sản. Những mâu thuẫn bất đồng quan điểm giữa hai nước dẫn đến
lệnh bắt bớ những người Việt Nam tản cư. Phía Việt Nam đã yêu cầu Thái Lan:
- chấm dứt việc bắt vô cớ các công dân Việt Nam;
- đưa người Việt Nam bị giam giữ ở Sikhiu về nơi ở cũ;
- thả những người bị bắt giam vô cớ và bồi thường thiệt hại về tài sản cho họ;
- cho phép người Việt tiếp tục sinh sống và làm ăn bình thường, yên ổn.36
2.2.2. Quan hệ an ninh-quân sự-quốc phòng

2.2.3. Quan hệ kinh tế
4.2.4. Quan hệ văn hóa - giáo dục - các lĩnh vực khác
Ngày 20/10/1977, Đại tướng Kriangsak Chanmanan lên nắm quyền đã thực hiện chính
sách ngoại giao khuyến khích quan hệ hợp tác hiểu biết lẫn nhau và chung sống hòa bình với
Việt Nam, Lào, Kampuchea. Việc hai nước ra thơng cáo chung ngày 02/12/1977 là minh
chứng cho sự khôi phục quan hệ Thái Lan-Việt Nam rõ nét nhất. Chuyến đi viếng thăm Thái
Lan của Thủ tướng Phạm Văn Đồng từ 06-10/09/1978, là một bước tiến lịch sử giúp xây dựng
cơ sở vững chắc nhằm tăng cường tình hữu nghị giữa hai nước. Trong chuyến viếng thăm, hai
bên đã ký Tuyên bố chung, Thỏa thuận buôn bán - hợp tác kinh tế - khoa học kĩ thuật, khuyến

khích trao đổi văn hóa, hàng khơng dân dụng, bưu chính viễn thơng, y tế, thể dục thể thao, du
lịch, vấn đề Việt kiều tại Thái Lan, … Sự cải thiện trong quan hệ Thái Lan-Việt Nam đã tạo
điều kiện cho việc hình thành hợp tác kinh tế khu vực, mở tuyến bay Bangkok-Vientiane- Hà
Nội, khôi phục tổ chức Uỷ ban sông Mekong.37

36
37

Khachatphay Burutpat (1978), Việt Nam tản cư, Nhà xuất bản Duongkhamon, Bangkok, tr.166-167
Hà Lê Huyền (2015), “Lịch sử quan hệ Việt Nam-Thái Lan trước năm 1991”, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 11, tr.36


20

CHƯƠNG 5. QUAN HỆ VIỆT NAM - THÁI LAN 1979-1989
5.1. Bối cảnh lịch sử
5.1.1. Tình hình Việt Nam
Đầu năm 1979, một loạt những sự kiện chính trị đã đến với Việt Nam: Khmer Đỏ tấn
công biên giới Tây Nam Việt Nam, buộc Việt Nam phải đưa quân tiến sát biên giới
Kampuchea-Thái Lan để truy quét Khmer Đỏ. Việc Việt Nam tỏ thái độ sẵn sàng hợp tác với
Liên Xô để bảo vệ biên giới nếu cần thiết đã khiến người ta nghĩ tới sự lãng quên của Việt
Nam với chính nguyên tắc ngoại giao 4 điểm mà Việt Nam đã vừa tuyên bố ở giai đoạn trước.
Do đó, một làn sóng phản đối Việt Nam rộng kháp trên trường quốc tế đã trỗi dậy.38
Với chính sách đổi mới của mình, tới thời điểm giải quyết dứt điểm vấn đề Kampuchea,
kinh tế Việt Nam cũng gặt hái được những thành công bước đầu.39
Trong giai đoạn 1979-1989, Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội được tổ chức và hoạt động
như các đồng minh chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam, thừa nhận vai trị lãnh đạo và vị
trí nắm quyền duy nhất của đảng cầm quyền - Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, có thể nói
khơng có giai đoạn lịch sử nào tồn tại các đảng chính trị đối lập hồn tồn với Đảng Cộng sản
Việt Nam. Hệ thống chính trị nhất nguyên đơn đảng của Việt Nam luôn luôn gắn liền


với

vai trò tổ chức và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính nhờ sự đồng thuận của nhân
dân Việt Nam “triệu người như một” chung dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng nên dân tộc Việt
Nam đã một lần nữa làm nên kỳ tích hto72i đại, biến lòng tin của quần chúng nhân dân trở
thành súc mạnh vơ địch đưa dân tộc Việt Nam tiến lên phía trước.40
5.1.2. Tình hình Thái Lan
Năm 1986, bắt đầu thời gian thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội lần thứ VI của
Thái Lan. Tân thủ tướng Jatjai Chunhavan lên nắm quyền khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của
Thái Lan đang ở mức 9%/năm (1987) và đã đưa tốc độ ấy đạt kỷ lục thế giới vào 1 năm sau
đó (13,2%). Từ một nước kêu gọi thu hút đầu tư, Thái Lan đã trở thành m6o5t nước xuất vốn
đầu tư nước ngồi. Vấn đề tìm kiếm thị trường đầu tư và tiêu thụ hàng hóa ngày càng trở nên
cấp thiết với Thái Lan. Jatjai Junhavan đã nhận ra Đông Dương là một thị trường bỏ ngỏ với
hơn 100 triệu dân, vốn có nguồn lao động rẻ mạt, tài ngun thiên nhiên giàu có, lại đang thực
hiện chính sách đổi mới mở cửa. Vì vậy, tại cuộc họp báo ngày 22/12/1988 ở Bangkok, ông

Tuyên bố của Ngoại trưởng Nguyễn Duy Trinh ngày 05/07/1976
Nguyễn Thị Quế (2001), “25 năm quan hệ Việt Nam - Thái Lan”, Nghiên cứu lịch sử, số 6, tr.72
40
Tạ Thị Nguyệt Trang (2016), Quan hệ Việt Nam-Thái Lan (2006-2015) dưới góc nhìn của chủ nghĩa tự do, Luận văn Thạc sĩ,
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.27
38
39


21

đã phát biểu: “Việc xích lại gần hơn với Việt Nam sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của
tôi”. Đồng thời ông cũng tuyên bố sẽ biến biển Đông từ chiến trường thành thị trường.41

5.2. Quan hệ Việt Nam - Thái Lan (1979-1989)
Giai đoạn 1979-1989, trước nguy cơ đe dọa chiến tranh ở cả hai đầu đất nước, trước sự
bạo tàn của nạn diệt chủng Khmer Đỏ đối với nhân dân Việt-Miên, quan hệ Việt Nam-Thái
Lan bước sang giai đoạn mới của tình trạng đối đầu. Quan hệ giữa hai nước trong giai đoạn
này chủ yếu xoay quanh theo diễn biến của vấn đề Kampuchea. Trong đó, năm 1985 đã xuất
hiện những cơ hội và điều kiện mới cho việc chấm dứt chiến tranh lạnh. Giai đoạn 1985-1989,
quan hệ Việt Nam-Thái Lan cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của những diễn biến chính tranh
lạnh. Sự đối đầu giảm bớt, xu thế hòa dịu và tăng cường đối thoại tăng dần, nhưng chưa đủ để
tạo ra những thay đổi cơ bản.42
2.2.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao
Với việc bùng nổ vấn đề Kampuchea, quan hệ Việt Nam-Thái Lan bước sang giai đoạn
đối đầu mới, chủ yếu xoay quanh và lên xuống theo diễn biến của sự kiện Kampuchea.43
Cùng với những tiến triển về vấn đề Kampuchea, trong đó có việc Việt Nam rút qn về
nước, chính phủ mới của Thái Lan được thành lập, quan hệ Thái Lan-Việt Nam từng bước
được cải thiện. Nhiều chuyến viếng thăm của các nhà lãnh đạo hai nước đã được thực hiện.
Việc Thủ tướng Chatichai Choonhavan đã từng nói “Việc nhích lại gần với Việt Nam là một
trong những ưu tiên hàng đầu của tôi” đã cho thấy một bước phát triển mới trong quan hệ
Thái Lan-Việt Nam.44
2.2.2. Quan hệ an ninh-quân sự-quốc phòng
Quan hệ Thái Lan-Việt Nam giai đoạn 1986-1989 đã giảm dần sự đối đầu chuyển sang
xu thế hòa dịu và tăng cường đối thoại. Năm 1986, Việt Nam tiến hành đổi mới đường lối đối
ngoại xác định kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, phấn đấu giữ gìn hịa binh ở
Đơng Dương, góp phần giữ vững hịa bình ở Đơng Nam Á và trên thế giới, tăng cường quan
hệ hữu nghị hợp tác với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, tranh thủ điều kiện quốc tế
thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.45
2.2.3. Quan hệ kinh tế

Nguyễn Thị Quế (2001), “25 năm quan hệ Việt Nam - Thái Lan”, Nghiên cứu lịch sử, số 6, tr.72
Tạ Thị Nguyệt Trang (2016), Quan hệ Việt Nam-Thái Lan (2006-2015) dưới góc nhìn của chủ nghĩa tự do, Luận văn Thạc
sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.01

43
Hồng Khắc Nam (2006), “Qúa trình phát triển quan hệ Việt Nam-Thái Lan”, Thông tin khoa học xã hội, số 279, tr.52-54
44
Leszek Buszynski (1989), “New Aspirations and old Constrains in Thailand’s Foreign Policy”, Asian study, vol 29, no 11,
p.1057-1072
45
Phạm Quang Minh (2012), Chính sách đối ngoại đổi mói của Việt Nam (1986-2010), Nhà xuất bản Thế giới, tr.13
41
42


22

Đại tướng Prem Tinsulanonda lên giữ chức Thủ tướng Thái Lan (1980-1988) đã thi
hành chính sách đối ngoại chú trọng quan hệ với các cường quốc và quốc gia phát triển trên
khu vực và thế giới. Đối với Việt Nam, Thái Lan nhấn mạnh vấn đề an ninh quốc gia và tìm
kiếm đồng minh nhằm ngăn chặn việc mở rộng thế lực của Việt Nam do Liên Xô ủng hộ.
Việc quân tình nguyện Việt Nam truy quét tàn quân Khmer Đỏ ở khu vực biên giới Thái Lan
đã làm quan hệ Thái Lan-Việt Nam căng thẳng tột độ. Tuy nhiên, hai bên vẫn duy trì quan hệ
ở mức độ vừa chừng như đón Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch thăm chính thức Thái Lan năm
1980. Năm 1985, Ngoại trưởng Thái Lan tuyên bố không ngăn cản tư nhân Thái Lan buôn
bán với Việt Nam. Doanh nghiệp hai nước đã bắt đầu thực hiện hợp đồng buôn bán gỗ, nối lại
quan hệ thương mại đã bị gián đoạn một thời gian.46
Giai đoạn từ 1986-1989, xu hướng cải thiện quan hệ Việt Nam-Thái Lan đã diễn ra rõ
nét hơn trên lĩnh vực kinh tế. Bất chấp trở ngại về chính trị cịn tồn đọng, quan hệ thương mại
song phương Việt Nam-Thái Lan vãn tăng trưởng đều đặn, dù quy mơ cịn nhỏ bé. Bên cạnh
đó, các hoạt động thăm dị và xúc tiến đầu tư cũng được khởi động, phản ánh niềm tin vào
khả năng cải thiện quan hệ.47
Sự kiện tháng 1/1989, Ngoại trưởng Siddhi Savetsila và Bộ trưởng Thương mại Subin
Pinikhayan sang thăm Việt Nam đã giúp Thái Lan-Việt Nam chuyển từ giai đoạn đối đầu

sang hợp tác. Quan hệ đầu tư bắt đầu phát triển chậm và cịn nhiều khó khăn. Hai bên xúc tiến
hợp tác trên các lĩnh vực như dầu khí, ngân hàng, du lịch, chế biến nơng sản, xuất khẩu
gạo, … từ đó, góp phần quan trọng tạo điều kiện cho sự phát triển mới trong quan hệ Thái
Lan - Việt Nam.48
2.2.4. Quan hệ văn hóa - giáo dục - các lĩnh vực khác
Trong tồn bộ q trình quan hệ Việt Nam-Thái Lan giai đoạn 1976-1989, luôn tồn tại
hai xu hướng song hành là đối đầu và cải thiện quan hệ. Tuy đối đầu đã ngự trị trong quan hệ
Việt Nam-Thái Lan và trở thành đặc điểm chủ yếu xuyên suốt toàn bộ giai đoạn 1976-1989,
xu hướng cải thiện quan hệ ngày càng mạnh dần, từ đó làm cho sự đối đầu khơng có cơ hội
trở nên leo thang và giảm dần theo điều kiện thuận ợi. Hai xu hướng đối đầu và cải thiện quan
hệ đan xen, giằng co, lúc mạnh lúc yếu làm cho quá trình quan hệ Việt Nam-Thái Lan giai
đoạn này diễn ra không được bằng phảng và thuận chiều.49

Vũ Dương Huân (2003), Hội thảo Quan hệ Việt Nam-Thái Lan hướng tới tương lai, Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội,
tr.35
47
Hoàng Khắc Nam (2006), “Qúa trình phát triển quan hệ Việt Nam-Thái Lan”, Thông tin khoa học xã hội, số 279, tr.52-54
48
Phạm Nguyên Long-Nguyễn Tương Lai (1998), Lịch sử Thái Lan, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.405
49
Hoàng Khắc Nam (2006), “Qúa trình phát triển quan hệ Việt Nam-Thái Lan”, Thông tin khoa học xã hội, số 279, tr.52-54
46


23

CHƯƠNG 6. QUAN HỆ VIỆT NAM - THÁI LAN 1990 - 2019
6.1. Bối cảnh lịch sử
6.1.1. Tình hình Việt Nam
Chiến tranh Lạnh kết thúc, Việt Nam bước vào đường lối đổi mới đã được khẳng định

vững chắc và kinh qua thực tiễn. Đặt quan hệ ngoại giao kinh tế với hơn 160 quốc gia và khu
vực trên thế giới, Việt Nam đồng thời đã cải cách cơ cấu chính trị của đất nước, xóa bỏ những
chính sách quan liêu bao cấp lỗi thời, chuyển nhanh mạnh sang nền kinh tế thị trường, tạo ra
một diện mạo Việt Nam hoàn toàn mới, sẵn sàng kêu gọi đầu tư từ tất cả các nước và khu vực
trên thế giới.50
Tổng sản phẩm quốc nội năm 2015 tăng 6,8% so với năm 2014, tăng trưởng cao hơn
của các năm từ 2011-2014. Trong đó, khu vực nơng lâm-ngư nghiệp đóng góp 0,4 điểm %
vào mức tăng trưởng GDP năm 2015, có mức tăng trưởng đạt 2,4%, thấp hơn mức tăng
trưởng 3,4% của khu vực nông-lâm-ngư nghiệp năm 2014; khu vực cơng nghiệp - xây dựng
đóng góp 3,2 điểm % vào mức tăng trưởng GDP năm 2015, có mức tăng trưởng đạt 9,6%, cao
hơn mức tăng trưởng 6,4% của khu vực công nghiệp-xây dựng năm 2014; khu vực dịch vụ
đóng góp 2,4 điểm % vào mức tăng trưởng GDP năm 2015, có mức tăng trưởng đạt 6,3%.
Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của ngành bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất, kế
đến là hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm, thứ 3 là hoạt động kinh doanh bất động sản,
chủ yếu là kinh doanh nhà ở. Quy mô nền kinh tế năm 2015 theo giá hiện hành đạt 4,192,900
tỷ đồng. GDP bình quân đầu người đạt 47 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu nền kinh tế năm
2014 là khu vực nông-lâm-ngư nghiệp chiếm 18%, khu vực công nghiệp-xây dựng chiếm
33%, khu vực dịch vụ chiếm 39%.51

Nguyễn Thị Quế (2006), “30 năm quan hệ Việt Nam - Thái Lan”, Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 14, tr.12
Tạ Thị Nguyệt Trang (2016), Quan hệ Việt Nam-Thái Lan (2006-2015) dưới góc nhìn của chủ nghĩa tự do, Luận văn Thạc
sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.30
50
51


24

6.1.2. Tình hình Thái Lan
Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ 6 (1986-1991) đã trực tiếp đưa Thái Lan lên

con đường tiến tới trở thành một nước cơng nghiệp mới NICs. Địi hỏi mở rộng thị trường đầu
tư ra nước ngoài của Thái Lan là một nhu cầu và địi hỏi bức thiết.52
Cuộc đảo chính ngày 19/09/2006 bùng nổ tại thủ đơ Bangkok, trung tâm chính trị quyền
lực của Thái Lan, vào thời điểm Thaksin đang ở New York tham dự kỳ họp thường niên của
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, chuẩn bị phát biểu về “Tương lai dân chủ ở châu Á”. Trong đó,
cuộc đảo chính xuất phát từ “phương cách Thaksin” đã tạo ra những lực lượng đối lập mạnh
52

Nguyễn Thị Quế (2006), “30 năm quan hệ Việt Nam - Thái Lan”, Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 14, tr.13


25

mẽ so với Thaksin, theo đó, lực lượng trung lưu và thượng lưu thành thị phát động các cuộc
biểu tình chống chính phủ trên đường phố trong suốt những tháng đầu năm 2006 làm cho
khủng hoảng chính trị ngày càng trầm trọng, còn lực lượng giới quân sự giữ vị trí chủ chốt đã
đưa cuộc khủng hoảng đó lên đỉnh điểm, và chấm dứt nó bằng hành động đảo chính. Vì vậy,
có thể nói bên cạnh nạn tham nhũng trong bộ máy quan liêu, sự gia tăng tệ nạn xã hội, bn
bán và sử dụng ma túy, cùng với tình trạng tái phát bạo loạn ở miền Nam từ cuối năm 2004,
“phương cách ASEAN” chính là nguồn gốc quyết định nhất dẫn đến sự kiện ngày 19/09/2006.
Sau cuộc đảo chính, Thái Lan bị cuốn vào vịng xốy các cuộc biểu tình: của phe Áo Đỏ
ủng hộ Thaksin, của phe Áo Vàng bảo hoàng chống đối hệ thống của Thaksin đến cùng, của
người Hồi giáo gốc Malay ở miền Nam chống đối chính quyền Bangkok từ năm 2004, của cư
dân thiểu số theo Islam giáo, … Những cuộc đụng độ giữa phe chống đối và phe ủng hộ
Thaksin diễn ra liên tục, tới năm 2008, khi chính phủ mới của đồng minh chính trị với
Thaksin là Abhisit Vejjapava được dân bầu lên giữ chức vụ Thủ tướng vừa vượt qua cuộc bỏ
phiếu bất tín nhiệm ngày 20/03/2009, 20,000 người biểu tình vẫn bao vây văn phịng thủ
tướng, tấn cơng xe thủ tướng và mang lại những thiệt hại không hề nhỏ. Đến năm 2011,
Yungluck Shinawatra lên nắm quyền, sóng gió chính trường Thái Lan tạm lắng, song mâu
thuẫn lợi ích phe phái vẫn cịn âm ỉ.53

Năm 2013, bất ổn chính trị lại được đẩy lên cao trào khi Yingluck Shinawattra tìm cách
thông qua dự luật ân xá đoực những người biểu tình đóng cửa Bangkok ngày 13/01/2014 cho
rằng nhằm “xóa tội” cho cho cựu thủ tướng Thaksin thông qua điều khoản không phải chịu án
tù sau thời gian dài sống lưu vong. Trong nỗ lực hạ nhiệt khủng hoảng chính trị do làn sóng
phản đối chính phủ gây ra, Yingluck Shinawattra đã ra lệnh giải tán Quốc hội và kêu gọi tiến
hành bầu cử vào tháng 2 năm 2014. Nhưng người biểu tình tun bố khơng muốn tiến hành
bầu cử

vì họ cho rằng Đảng Vì nước Thái của Yingluck Shinawattra chắc chắn sẽ tiếp tục

chiến thắng nhờ sự ủng hộ của đơng đảo cư dân nơng thơn. Đó là ngun nhân khiến cho cuộc
tổng tuyển cử tháng 2/2014 tại xứ chùa Vàng bị thất bại. Tháng 5/2014, Tư lệnh lục quân Thái
Lan Prayut Chanocha đảo chính. Tháng 8/2015, phe Áo Đỏ phản đối chính quyền quân sự,
cấm các nhà hoạt động chính trị phe Áo Vàng hoạt động. Căng thẳng gia tăng tại quốc gia bị
chia rẽ sâu sắc về mặt chính trị.54
Ngày 23/07/2015, chính quyền qn sự Thái Lan cơng bố chi tiết bản Hiến pháp lâm
thời, cho phép Prayrut Chanocha trở thành Thủ tướng lâm thời cho đến khi cuộc bầu cử được
tổ chức vào thời gian Hiến pháp mới vạch ra. Tuyên bố trưng cầu dân ý bản dự thảo Hiến
Tạ Thị Nguyệt Trang (2016), Quan hệ Việt Nam-Thái Lan (2006-2015) dưới góc nhìn của chủ nghĩa tự do, Luận văn Thạc
sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.20
54
/>53


×