Tải bản đầy đủ (.pdf) (218 trang)

MỘT số dự án học tập môn KHOA học 4 (CHƯƠNG TRÌNH GIÁO dục PHỔ THÔNG môn KHOA học 2018)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 218 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC


TRẦN DUY PHƯƠNG
MSSV: 43.01.901.150

SẢN PHẨM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ MỘT SỐ DỰ ÁN HỌC TẬP
MƠN KHOA HỌC 4 Ở TIỂU HỌC
(CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG
MƠN KHOA HỌC 2018)

Thành phố Hồ Chí Minh – 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC


TRẦN DUY PHƯƠNG
MSSV: 43.01.901.150

SẢN PHẨM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ MỘT SỐ DỰ ÁN HỌC TẬP


MƠN KHOA HỌC 4 Ở TIỂU HỌC
(CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
MÔN KHOA HỌC 2018)

Người hướng dẫn khoa học:

ThS. Nguyễn Lâm Hữu Phước

Thành phố Hồ Chí Minh – 2021


LỜI GIỚI THIỆU

Sản phẩm của cơng trình “Thiết kế một số dự án học tập môn Khoa học ở tiểu
học (Chương trình Giáo dục phổ thơng mơn Khoa học 2018)” bao gồm 10 dự án học
tập. Cuốn tài liệu này chỉ là bản tổng hợp các kế hoạch dạy học và các bảng đánh giá ở
mỗi dự án học tập. Ngoài hai thứ này, trong mỗi dự án thuộc sản phẩm của đề tài, tác
giả cịn mơ phỏng sản phẩm làm việc của học sinh và cung cấp thêm phần tài liệu hỗ
trợ cho học sinh thực hiện dự án. Để tìm hiểu thêm về các thơng tin này, mời Quý Thầy,
Cô quét mã QR code dưới đây. Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

TRẦN DUY PHƯƠNG


MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU ......................................................................................................... 2
MỤC LỤC ..................................................................................................................... 3
Dự án: NƯỚC VÀ CHUNG TAY VÌ NGUỒN NƯỚC SẠCH ................................... 4

Dự án: KHÁM PHÁ NHIỆT ....................................................................................... 26
Dự án: ÂM THANH VÀ CUỘC SỐNG ..................................................................... 44
Dự án: CHUỖI THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN ....................................................... 64
Dự án: KHÁM PHÁ VỀ NẤM ................................................................................... 78
Dự án: KHƠNG KHÍ TRONG ĐỜI SỐNG .............................................................. 101
Dự án: NHU CẦU SỐNG CỦA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT .............................. 125
Dự án: MỘT SỐ BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN DINH DƯỠNG VÀ PHỊNG TRÁNH
ĐUỐI NƯỚC .............................................................................................................. 150
Dự án: NHỮNG BÍ MẬT CỦA ÁNH SÁNG ........................................................... 167
Dự án: DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI............................................................................ 187

3


Dự án: NƯỚC VÀ CHUNG TAY VÌ NGUỒN NƯỚC SẠCH
1. MÔ TẢ DỰ ÁN
● Khối lớp: 4
● Thời gian thực hiện: 7 tiết
● Tích hợp mơn học, HĐGD: Khoa học, Công nghệ, Hoạt động trải nghiệm.
● Kiến thức khoa học trong dự án
Kiến thức mới
Kiến thức đã học
- Tính chất, vai trị của - Mơn Tự nhiên và Xã hội 1:
nước; vịng tuần hồn của Một số việc làm (tiết kiệm
nước trong tự nhiên.
nước, bảo vệ mơi trường nước)
đóng góp cho địa phương.
- Thực trạng, nguyên nhân
- Môn Tự nhiên và Xã hội 2:
gây ô nhiễm môi trường

Bảo vệ môi trường sống của
nước và những hành động
động, thực vật (môi trường
bảo vệ môi trường nước.
nước).
- Những việc làm làm sạch - Môn Đạo đức 2: Tuân thủ
nước và nguồn nước sinh một số nội quy nơi công cộng
hoạt.
(sử dụng tiết kiệm nước, đồng
tình và khơng đồng tình với
- Thiết kế bình lọc nước.
những hành vi lãng phí nước).

Kiến thức liên quan
- Hoạt động trải
nghiệm 1: Một số việc
làm xây dựng cộng
đồng (thực hiện một số
việc làm bảo vệ môi
trường nước tại địa
phương em, trường học
của em).

2. MỤC TIÊU
Sau khi học xong dự án này, HS sẽ có khả năng:
2.1. Phẩm chất chủ yếu
+ Trách nhiệm:
● Có ý thức tiết kiệm nước trong gia đình, nhà trường.
● Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường nước xung quanh.
2.2. Năng lực chung

+ Tự chủ và tự học:
● Tự làm được cơng việc của nhóm phân chia để hồn thành sản phẩm
(thí nghiệm, báo tường,..).
+ Giao tiếp và hợp tác:
● Cố gắng hồn thành phần việc mình được phân cơng và chia sẻ giúp đỡ
thành viên khác cùng hoàn thành việc được phân công.
● Nêu được cách thức giải quyết nhiệm vụ nhóm theo hướng dẫn của GV.
4


2.3. Năng lực đặc thù môn Khoa học
Nhận thức khoa học tự nhiên:
● Trình bày được một số tính chất của nước.
● Trình bày được vai trị của nước.
● Vẽ và mơ tả được sơ đồ vịng tuần hồn của nước bằng các thuật ngữ
bay hơi, ngưng tụ, đông đặc, nóng chảy.
● Chú thích được tên sơ đồ: “Vịng tuần hoàn của nước”.
● Quan sát thực tế và nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn
nước và cách bảo vệ nguồn nước sạch.
Tìm hiểu mơi trường tự nhiên xung quanh:
● Làm được thí nghiệm làm sáng tỏ các tính chất của nước và sự chuyển
thể của nước.
● Rút ra được một số tính chất của nước thơng qua thí nghiệm và quan
sát.
● Thực hành được một số việc tiết kiệm nước ở trường, ở nhà và những
việc đơn giản để bảo vệ nguồn nước sạch.
2.4. Năng lực đặc thù Hoạt động trải nghiệm
● Lập được bản kế hoạch những việc cần làm ở nhà, ở trường để tiết
kiệm nước và bảo vệ môi trường nước.
● Thực hiện được những việc làm theo kế hoạch đã đề ra.

2.5. Năng lực đặc thù mơn Cơng nghệ
● HS trình bày được cách làm mơ hình “Bình lọc nước” theo mẫu.
● Lựa chọn và sử dụng được một số dụng cụ và chi tiết để lắp ghép được
mơ hình Bình lọc nước.
3. CHUẨN BỊ
- GV:
+ Bài giảng powerpoint,
+ Clip 1 ( />+ Clip 2 ( />+ Clip 3 ( />+ 10 lá thăm thứ tự báo cáo.
+ Sơ đồ “Vịng tuần hồn của nước trong tự nhiên” và sơ đồ sư chuyển thể của nước.
5


+ Các đồ dùng làm thí nghiệm, sơ đồ mà HS đề xuất như: 4 cái ly thủy tinh, ống thủy
tinh, 4 bảng nhóm (hoặc 4 tờ A0), bút chì, m Chai thể tích 1,5 lít;
+ Cát, sỏi, than hoạt tính, màng lọc (vải);
+ Nước ao, hồ
+ Thước kẻ, bút; màu, gom tẩy.
- HS:
+ Sữa, nước, sting, tô, chén, dĩa, chai, lọ, mảnh vải, nilon, tấm kính thủy tinh, đường,
muối, cát, mân, cồn (nến).
4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC DỰ ÁN
Giai đoạn 1. Chuẩn bị dự án - Xác định vấn đề dạy học và phân chia công việc cần
thực hiện
− Thời gian: 1 tiết.
A. Yêu cầu cần đạt
Sau khi học xong tiết này, HS sẽ có khả năng:
− HS nêu được cách thức giải quyết nhiệm vụ nhóm theo hướng dẫn của GV.
B. Nội dung dạy học
− GV giới thiệu dự án dạy học, chia nhóm và giao nhiệm vụ.
− HS đề xuất cách thức giải quyết nhiệm vụ của nhóm dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ

của GV.
− Thiết kế mơ hình sản phẩm “Bình lọc nước”.
− HS lập được kế hoạch đơn giản, phân chia công việc cho mỗi thành viên trong
nhóm cùng thực hiện.
C. Dự kiến sản phẩm đáp ứng yêu cầu cần đạt
− Bản kế hoạch đơn giản của HS giải quyết các nhiệm vụ của nhóm mình.
D. Đánh giá sản phẩm đạt được
− Bản kế hoạch trình bày rõ ý tưởng để giải quyết nhiệm vụ của nhóm: các cơng
việc cần làm, cách thức thực hiện, các bước triển khai, thời gian thực hiện,
phương tiện thực hiện, kết quả đạt được và nhiệm vụ của từng thành viên trong
nhóm.
E. Tiến trình dạy học cụ thể
Hoạt động GV

Hoạt động HS

Khởi động (4 – 5 phút)
- GV cho HS xem 1 clip ngắn về vai trò của
6


nước:

- HS xem clip.

/>v=mDrKathOBEU&t=28s
(GV chỉ cho xem đoạn đầu clip về vai trị
của nước).
- GV hỏi:
+ Clip vừa rồi nói đến điều gì?

+ Em hãy nhắc lại một số vai trò của nước
mà em vừa được xem.

+ Clip vừa rồi nói đến vai trị của nước
đối sự sống.
+ Nước làm mơi trường sống của các
lồi động vật, thực vật ở dưới nước.
+ Nước để tưới cây, giúp cây lớn lên.
+ Nước để tắm, rửa mặt, vệ sinh.
+ Nước để uống, nấu ăn, giặt đồ.
+ Nước giúp cơ thể phát triển khỏe
mạnh.

- GV mời lớp nhận xét.

- HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS lắng nghe và trả lời theo cảm nhận
- GV hỏi:
Hôm nay chúng ta sẽ đến với dự án học tập: ban đầu.
“Nước và chung tay vì nguồn nước sạch để
tìm hiểu về một số vấn đề như:
Nước có những vai trị quan trọng như thế.
Vậy theo em, nước có những tính chất gì?
Nước hiện nay có đang bị ô nhiễm hay
không? Làm cách nào để bảo vệ môi trường
nước xung quanh ta?
* Nhiệm vụ 1: đề xuất, lựa chọn câu hỏi và
thảo luận cách thực hiện. (5–7 phút)
- GV chia lớp thành 10 nhóm, mỗi nhóm 3 4 bạn.


- HS thảo luận nhóm, viết vào bảng
nhóm các câu hỏi của nhóm mình.
- Kết quả mong đợi:
+ Nước có những tính chất gì?

- GV đặt câu hỏi nêu vấn đề:
+ Thực trạng ô nhiễm nước hiện nay là
Với chủ đề “Nước và chung tay vì nguồn gì?
nước sạch”, nhóm em có những câu hỏi, thắc + Biện pháp để bảo vệ nguồn nước sạch.
mắc nào muốn đặt ra khơng? Hãy viết chúng
vào bảng nhóm.
- GV u cầu HS đặt ra ít nhất 3-4 câu hỏi.
- GV nhận xét, khái quát hóa và bổ sung các
câu hỏi của nhóm HS và đưa ra hệ thống câu
7


hỏi cho HS:
- GV yêu cầu mỗi nhóm HS lựa chọn 1 câu
hỏi sau đây để thực hiện:
1. Làm thế nào để biết được nước có hay
khơng có màu, mùi, vị?
2. Làm thế nào để biết được nước có hình
dạng nhất định hay không?
3. Làm thế nào để biết được nước chảy từ
trên cao xuống thấp hay ngược lại?
4. Làm thế nào để biết được nước có chảy lan
ra khắp mọi phía hay khơng?
5. Làm thế nào để biết được nước có thấm

qua được một số vật và hịa tan được một số
chất hay khơng?
6. Làm thí nghiệm cho thấy sự chuyển thể của
nước. Nước ở thể nào có hình dạng nhất
định? Nước ở thể nào khơng có hình dạng
nhất định? Vẽ sơ đồ mô tả sự chuyển thể của
nước.
7. Vẽ trên giấy A0 sơ đồ mơ tả vịng tuần
hồn của nước. Giải thích sơ đồ ấy.
8. Nêu một số vai trò của nước đối với đời
sống, sinh hoạt và sản xuất của người; đối
với sự sống của động vật, thực vật. Báo cáo
bằng clip.
9. Làm clip trình bày thực trạng ô nhiễm
nguồn nước xung quanh em. Nêu nguyên
nhân, hậu quả và biện pháp để bảo vệ nguồn
nước sạch.
10. Sử dụng powerpoint giải thích tại sao
chúng ta cần phải tiết kiệm nước. Nêu những
biện pháp để sử dụng tiết kiệm nước mà em
biết.
- GV cho HS thảo luận nhóm 5 phút nhiệm - HS thảo luận nhóm.
vụ được giao. (4-5 phút)
- GV mời đại diện HS trình bày cách làm của - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo
nhóm mình. (8-10 phút)
luận.
+ Đối với các nhiệm vụ 1 – 6, GV hỏi HS:
8



Nhóm em sẽ làm những cách nào? Mơ tả
cách thức thực hiện. (làm thí nghiệm; trải
nghiệm, quan sát từ video, thực tế; dự
đốn,...) Cách nào dễ thuyết phục người khác
nhất?
Nhóm em cần chuẩn bị những gì để thực hiện
cách ấy?
Kết quả dự kiến sau khi thực hiện cách ấy là
- HS thảo luận với GV.
gì?
- GV góp ý, nhận xét ưu, nhược điểm các - Kết quả mong đợi:
sáng kiến của HS.
1. Dùng 4 cốc thủy tinh trong suốt chứa
+ Đối với các nhiệm vụ 6 – 7, GV hỏi HS: các chất lỏng khác nhau: nước, sữa,
Nhóm em có thể tham khảo sơ đồ chuyển thể sting, nước muối. Sau đó lần lượt quan
của nước, vịng tuần hồn của nước trong sát màu sắc, nếm vị, ngửi mùi và ghi
chép lại các kết quả. Từ đó đi đến kết
SGK mơn Khoa học 4.
luận cốc chứa chất lỏng khơng màu,
Nhóm em sẽ vẽ sơ đồ như thế nào?
không mùi, không vị chính là nước.
Vẽ trên giấy hay trên bảng nhóm? Có trang
2. Dùng các vật đựng có hình dạng khác
trí gì khơng?
nhau như: tơ, ly, chén, dĩa, chai lọ,...và
Chú thích những gì? Tên sơ đồ là gì?
đổ nước vào. Quan sát thấy nước khơng
Giải thích nội dung của sơ đồ đó như thế nào? có một hình dạng nhất định mà hình
+ Đối với các nhiệm vụ 8 - 10, GV hỏi HS: dạng của nước phụ thuộc vào hình dạng
Các em quan sát, liên hệ trong gia đình, cộng của vật chứa nước.

đồng xung quanh nơi em ở về vai trò của 3. Lấy một cái chậu rỗng đặt trên bàn và
nước, thực trạng ô nhiễm môi trường nước, một bình nước. Chốc bình nước từ trên
tiết kiệm nước. Từ đó, đề xuất các biện pháp. cao xuống chậu chứa, ta thấy nước chảy
Trình bày sản phẩm vào bảng nhóm hoặc A0. từ trên cao xuống thấp. Như vậy trong
điều kiện bình thường, khơng có lực đẩy
lên hoặc lực hút, nước sẽ chảy từ cao
xuống thấp.
4. Lấy một cái dĩa to hoặc một cái mân
hay vật dụng có hình dáng tương tự. Ta
đổ nước lên mặt dĩa/mân ấy và thấy
nước chảy lan ra khắp mọi phía.
5. Dùng một mảnh vải, bơng gịn, nilon,
tấm kính thủy tinh bịt, chặt ở miệng một
cái ly rỗng. Đổ nước qua các chất liệu
ấy, ta thấy nước thấm qua vải, bơng
gịn; khơng thấm qua nilon, tấm kính.
Như vậy, nước thấm qua một số vật và
9


không thấm qua một số vật.
Dùng 3 ly thủy tinh trong suốt chứa
nước. Bỏ vào 3 ly với 3 chất khác nhau:
đường, gạo, sỏi, bột sắn. Hòa tan các
chất trên trong nước, ta thấy nước hòa
tan được đường, bột sắn; khơng hịa tan
được gạo, sỏi. Như vậy, nước có thể hịa
tan được một số chất và khơng hịa tan
được một số chất.
6. Dùng cồn đun nóng cốc đựng đá, ta

thấy khi bị nóng lên, nước từ thể rắn
(đá) chuyển sang thể lỏng (nước đá bị
tan ra).
Dùng cồn đun một cốc nước, ta thấy khi
nước được đun đến một nhiệt độ nhất
định, nước sẽ từ thể lỏng chuyển sang
thể khí (bay hơi).
- Tham khảo cách vẽ sơ đồ chuyển thể
của nước trong SGK Khoa học 4.
7. Vận dụng kiến thức, kĩ năng thiết kế
sơ đồ trên powerpoint và tham khảo sơ
đồ vịng tuần hồn của nước trong SGK
mơn Khoa học 4.
8, 9, 10. HS quan sát, liên hệ trong gia
đình, cộng đồng xung quanh nơi em ở
về vai trò của nước, thực trạng ô nhiễm
môi trường nước, tiết kiệm nước. Từ đó,
đề xuất các biện pháp.
- Đối với nhiệm vụ 9, HS có thể sử dụng
phần mền Proshow Producer để làm
clip.
- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng thiết
kế sơ đồ trên powerpoint để thực hiện
nhiệm vụ 10.
+ Từ những gợi ý, hướng dẫn của GV,
HS lập ra bản kế hoạch cơng việc cho
nhóm mình.

- GV góp ý hồn thiện bản kế hoạch.


* Nhiệm vụ 2: Thiết kế mơ hình sản phẩm
“Bình lọc nước”. (8-10 phút)
- Sử dụng bình lọc nước.
10


- GV hỏi: Muốn có nước sạch để uống, người
ta thường làm như thế nào?
- HS giơ tay nếu trả lời có và ngược
- Gia đình bạn nào đã có bình lọc nước?
lại.
- Nếu trong điều kiện gia đình em khơng có - Mong đợi câu trả lời của HS: tự thiết
bình lọc nước, em sẽ làm thế nào?
kế mơ hình bình lọc nước.
- Các em có thể tạo ra mơ hình bình lọc nước
để sử dụng trong gia đình mình.
- HS lắng nghe.
- GV chiếu mơ hình bình lọc nước cho HS
xem.

- GV hỏi: Bình lọc nước trong hình có mấy - 6 lớp:
lớp, đó là những lớp nào?
+ Nước ao, hồ
+ Sỏi
+ Cát
+ Than hoạt tính
+ Vải lọc
- Vì sao người ta sử dụng chất liệu như than
- Vì các chất này có tác dụng lọc nước
hoạt tính, sỏi, cát, vải lọc để lọc nước?

tốt.
- Theo em, muốn thiết kế bình lọc nước,
+ Vỏ bình nước, 5 đáy bình nước được
chúng ta cần những vật liệu, dụng cụ gì?
cắt và đục các lỗ, cát, sỏi, than hoạt tính,
11


vải, kéo, dao, dây buộc, thước kẻ, bút,
- Theo em, quy trình thiết kế bình lọc nước vịi nước.
trên bao gồm những bước nào?
- Gồm bước:
- GV góp ý, chỉnh sửa các bước HS trình bày. + Bước 1: Dùng một cái chai nhựa có
- GV cung cấp cho các nhóm HS các vật liệu, thể tích 1,5 lít , cắt đáy chai và đục một
lỗ vừa phải ở nắp chai.. Sau đó, cắt 6
dụng cụ để thiết kế sản phẩm.
đáy chai, đục các lỗ nhỏ.
● Chai thể tích 1,5 lít;
+ Bước 2: Đục 1 lỗ ở đầu bình 1,5l,
● Cát, sỏi, than hoạt tính, màng lọc chốc ngược xuống và dùng keo gắn vòi
(vải);
nước vào.
+ Bước 3: Đổ lần lượt 5 chất vào 5 đáy
● Nước ao, hồ
bình, gắn vào chai nước lớn đã cắt ở
● Thước kẻ, bút;
bước 1 và xếp theo thứ tự của hình trên.
- GV yêu cầu HS thực hiện theo các bước vừa Nước ao, hồ
nêu.
+ Bước 4: Đổ nước bẩn vào bình đáy

thứ 6 và gắn ở trên cùng bình lọ. Cứ thế,
chúng ta thu hoạch nước sạch từ bình
lọc.
GV tổng kết tiết học. (2-3 phút)
HS lắng nghe và thực hiện.
Dặn dò mỗi nhóm thực hiện 2 nhiệm vụ vừa
được giao: làm thí nghiệm, trả lời các câu hỏi
và thiết kế bình lọc nước trong 2 tiết học tiếp
theo, tiết thứ 3, 4 sẽ báo cáo kết quả.
Các nhóm mang đầy đủ theo dụng cụ theo
bản kế hoạch.
GV có thể trích quỹ lớp hoặc kêu gọi PH
đóng góp để mua cho HS một số đồ dùng cần
thiết cho việc làm sản phẩm.
Giai đoạn 2. Thực nghiệm dự án – Tổ chức thực hiện và giám sát, kiểm soát
− Thời gian: 3 tiết.
A. Yêu cầu cần đạt
Sau khi học xong tiết này, HS sẽ có khả năng:
− Tự làm được cơng việc của nhóm phân chia để hồn thành sản phẩm (thí nghiệm,
báo tường,..).
− Trình bày được một số tính chất của nước.
− Trình bày được vai trò của nước.

12


− Vẽ và mơ tả được sơ đồ vịng tuần hoàn của nước bằng các thuật ngữ bay hơi,
ngưng tụ, đơng đặc, nóng chảy.
− Chú thích được tên sơ đồ: “Vịng tuần hồn của nước”.
− Quan sát thực tế và nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và

cách bảo vệ nguồn nước sạch.
− Làm được thí nghiệm làm sáng tỏ các tính chất của nước và sự chuyển thể của
nước.
− Từ kết quả quan sát, thí nghiệm rút ra được nhận xét, kết luận về các tính chất
của nước.
− Cố gắng hồn thành phần việc mình được phân công và chia sẻ giúp đỡ thành
viên khác cùng hồn thành việc được phân cơng.
B. Nội dung dạy học
− HS thực hiện các công việc theo kế hoạch đề ra.
− Thiết kế mơ hình sản phẩm “Bình lọc nước”.
− GV hỗ trợ, hướng dẫn HS trong quá trình thực hiện.
C. Dự kiến sản phẩm đáp ứng yêu cầu cần đạt
− Hoạt động nhóm của HS trên lớp để làm các nhiệm vụ.
D. Tiêu chí đánh giá sản phẩm đạt được
− Tham gia và thực hiện nghiêm túc, đảm bảo tiến độ cơng việc.
E. Tiến trình dạy học cụ thể
Hoạt động GV

Hoạt động HS

- GV khởi động lớp bằng bài hát: Chú voi
con ở Bản Đôn. (2-3 phút)

- HS hát.

- GV mời HS làm việc nhóm để hồn
thành sản phẩm của nhóm. (90-100 phút)
- GV hỗ trợ trong quá trình HS làm sản
phẩm của nhóm.


- Nhóm HS làm thử thí nghiệm, quan
sát, ghi chép hiện tượng xảy ra. Phát
hiện các rủi ro, khó khăn trong q trình
thực hiện thí nghiệm.
- Nhóm HS vẽ sơ đồ tham khảo thơng
tin trong SGK và tư liệu tự tiềm kiếm,
hoàn thành sản phẩm trên giấy A0 hoặc
bảng nhóm, chú ý về: bố cục, hình vẽ,
màu sắc, hình ảnh, chú thích, tên sơ đồ.
Chuẩn bị bài thuyết trình sản phẩm.
- Các nhóm làm về vai trị của nước, ơ

13


nhiễm nước và tiết kiệm nước quan sát
thực tế tại nhà, xung quanh nơi ở để liệt
kê các biểu hiện, nêu nguyên nhân, hậu
quả, cách khắc phục. Hoàn thành sản
phẩm trên giấy A0 dưới dạng tóm tắt.
Khuyến khích sơ đồ hóa, hình ảnh hóa,
hạn chế viết q nhiều chữ trên poster.
Chuẩn bị bài thuyết trình sản phẩm.
- HS tiếp tục thiết kế sản phẩm “Bình
lọc nước”.
HS lắng nghe và thực hiện.

GV tổng kết tiết học. (2-3 phút)
Dặn dị các nhóm chuẩn bị báo cáo sản
phẩm trong 2 tiết học tiếp theo.


Giai đoạn 3.1. Kết thúc dự án – Báo cáo và đánh giá dự án
− Thời gian: 1 tiết.
A. Yêu cầu cần đạt
Sau khi học xong tiết này, HS sẽ có khả năng:
− Trình bày được một số tính chất của nước.
− Trình bày được vai trị của nước.
− Trình bày được sơ đồ vịng tuần hồn của nước, sơ đồ chuyển thể của nước.
− Trình bày được một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ
nguồn nước sạch.
− Làm được thí nghiệm làm sáng tỏ các tính chất của nước và sự chuyển thể của
nước.
− Từ kết quả quan sát, thí nghiệm rút ra được nhận xét, kết luận về các tính chất
của nước.
B. Nội dung dạy học
− HS báo cáo sản phẩm của nhóm đã thực hiện.
− Báo cáo mơ hình sản phẩm “Bình lọc nước”.
C. Dự kiến sản phẩm đáp ứng yêu cầu cần đạt
− Hoạt động nhóm của HS trên lớp để làm các nhiệm vụ.
D. Tiêu chí đánh giá sản phẩm đạt được
− Tham gia và thực hiện nghiêm túc, đảm bảo tiến độ công việc.
14


− Đánh giá sản phẩm của HS theo các bảng đánh giá dưới đây:
BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO SƠ ĐỒ SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC

(Dành cho GV)
Nhóm được đánh giá:………………………………………………………
Tiêu chí ĐG/ Điểm tối đa


Mục ĐG
Nội dung

Điểm

Sử dụng được các từ đơng đặc, nóng chảy, thăng hoa, hóa
hơi, ngưng tụ phù hợp để diễn tả sự chuyển thể của 3 trạng
thái rắn, lỏng, khí (4đ)
Mơ tả, giải thích đúng nội dung của sơ đồ (2đ)

Trình bày

Vẽ được các mũi tên, đúng chiều diễn tả các quá trình
chuyển thể (3đ)
Sáng tạo trong cách trình bày (1đ)

Tổng

10

BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO SƠ ĐỒ VỊNG TUẦN HỒN CỦA NƯỚC

(Dành cho GV)
Nhóm được đánh giá:………………………………………………………
Mục ĐG
Nội dung

Tiêu chí ĐG/ Điểm tối đa
Sử dụng được các từ bay hơi, ngưng tụ, mưa phù hợp

để diễn tả vịng tuần hồn của nước(4đ)
Mơ tả, giải thích đúng nội dung của sơ đồ (2đ)

Trình bày

Vẽ được các mũi tên, đúng chiều diễn tả các quá trình
chuyển thể (3đ)
Sáng tạo trong cách trình bày (vẽ, xé dán hình ảnh,
làm thủ cơng..) (1đ)

Tổng

10
BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

(Dành cho GV)
15

Điểm


Nhóm được đánh giá:………………………………………………………
Tiêu chí ĐG/ Điểm tối đa

Mục ĐG
Nội dung

Điểm

Thực hiện thành cơng thí nghiệm, phù hợp với kết luận

khoa học rút ra (4đ)
Rút ra được kết luận khoa học sau thí nghiệm (2đ)

Trình bày

Có sử dụng các dụng cụ. (1đ)
Biết tận dụng những vật dụng tái chế, bảo vệ mơi trường
(0,5đ)
Trình bày rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu (1.5đ)
Trả lời phản biện tốt (1đ)

Tổng

10
BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CLIP CỦA HỌC SINH

(Dành cho Ban Giám khảo)
Nhóm được đánh giá:…………………………………………………………
Họ và tên Ban Giám khảo: ...............................................................................
Mục ĐG

Tiêu chí ĐG/ Điểm tối đa
Trình bày được thực trạng ơ nhiễm nguồn nước xung quanh em.
(2,5đ)

Nội dung

Nêu được nguyên nhân, hậu quả và biện pháp để bảo vệ nguồn
nước sạch. (2,5đ)
Có âm thanh (nhạc, lồng tiếng, thuyết minh) rõ ràng (2đ)

Có hình ảnh sống động (1đ)
Có chèn, sử dụng clip khác (0.5đ)

Hình thức

Font chữ, màu chữ phù hợp với màu nền của slide (0.5đ)
Đúng chính tả, ngữ pháp (1đ)

Tổng

10
BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CLIP CỦA HỌC SINH

16

Điểm


(Dành cho Ban Giám khảo)
Nhóm được đánh giá:……………………………………………………….
Họ và tên Ban Giám khảo: ...............................................................................
Điểm
Mục ĐG

Tiêu chí ĐG/ Điểm tối đa
Trình bày được một số vai trò của nước đối với đời sống,

Nội dung

sinh hoạt và sản xuất của người; đối với sự sống của động

vật, thực vật (5đ)
Có âm thanh (nhạc, lồng tiếng, thuyết minh) rõ ràng (2đ)
Có hình ảnh sống động (1đ)
Có chèn, sử dụng clip khác (0.5đ)

Hình thức

Font chữ, màu chữ phù hợp với màu nền của slide
(0.5đ)
Đúng chính tả, ngữ pháp (1đ)

Tổng

10

BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI BÁO CÁO (POWERPOINT)

(Dành cho Ban Giám khảo)
Nhóm được đánh giá:…………………………………………………………..
Họ và tên Ban Giám khảo: ..................................................................................
Mục ĐG
Nội dung

Tiêu chí ĐG/ Điểm tối đa
Giải thích được tại sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước. (2,5đ)
Nêu được những biện pháp để sử dụng tiết kiệm nước mà HS biết.
(2,5đ)
Có slide mở đầu (0.5đ)
Có slide nội dung tổng qt (1đ)


Hình thức

Có slide kết thúc (0.5đ)
Font chữ, màu chữ phù hợp với màu nền của slide (0.5đ)

17

Điểm


Câu từ ngắn gọn, dấu câu hợp lý (0.5đ)
Số dòng, số chữ trong một slide hợp lý (0.5đ)
Sử dụng âm thanh/hình ảnh/video phù hợp để minh họa (0,5đ)
Sử dụng hiệu ứng chuyển tiếp giữa các slide hợp lí (1đ)
Tổng

10

E. Tiến trình dạy học cụ thể
Hoạt động GV

Hoạt động HS

- GV khởi động lớp bằng bài hát: Em yêu - HS hát.
trường em. (2-3 phút)
- GV mời các nhóm bốc thăm số thứ tự cáo - Đại diện nhóm lên bốc thăm.
cáo. (60-64 phút)
- HS lần lượt báo cáo các thí nghiệm
- Các lá thăm có đánh số từ 1 – 10 tương powerpoint, clip và sản phẩm “Bình
ứng.

lọc nước” của nhóm.
- GV ghi STT các lá thăm tương ứng với + Nhóm 1: Làm thí nghiệm.
nhóm lên bảng.
Kết luận mong đợi: nước khơng có
- GV mời HS báo cáo sản phẩm của mình. màu, khơng mùi, khơng vị.
+ Nhóm 2: Làm thí nghiệm.
Kết quả mong đợi: nước khơng có
hình dạng nhất định.
+ Nhóm 3: Làm thí nghiệm.
Kết quả mong đợi: nước chảy từ cao
xuống thấp.
+ Nhóm 4: Làm thí nghiệm.
Kết quả mong đợi: nước chảy lan ra
khắp mọi phía.
+ Nhóm 5: Làm thí nghiệm.
Kết quả mong đợi: nước thấm qua một
số vật và hịa tan một số chất.
+ Nhóm 6: Làm thí nghiệm và báo cáo
sơ đồ mơ tả sự chuyển thể của nước.
Kết quả mong đợi: Nước có thể tồn tại
ở thể lỏng, thể khí (hơi) và thể rắn.
Nước ở thể lỏng và thể khí khơng có
hình dạng nhất định. Nước ở thể rắn
(nước đá) có hình dạng nhất định.
Sơ đồ sự chuyển thể của nước:
18


+ Nhóm 7: Báo cáo sơ đồ vịng tuần
hồn của nước.

Kết quả mong đợi:

+ Nhóm 8: Trình bày một số vai trò
của nước đối với đời sống, sinh hoạt và
sản xuất của người; đối với sự sống của
động vật, thực vật.
Kết quả mong đợi:
- Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ
thể người, động vật, thực vật. Mất từ
mười đến hai mươi phần trăm (1020%) nước trong cơ thể, sinh vật sẽ
chết.
- Nước giúp cơ thể hấp thụ những chất
dinh dưỡng hòa tan và tạo thành các
chất cần cho sự sống của sinh vật.
- Nước giúp cơ thể thải ra các chất
thừa, chất độc hại.
- Nước cịn là mơi trường sống của
nhiều động vật và thực vật.
- Ngành công nghiệp cần nhiều nước
để sản xuất các sản phẩm.
- Ngành trồng trọt sử dụng nhiều nước
19


nhất (lớn hơn từ 5 – 6 lần lượng nước
sử dụng trong cơng nghiệp và sinh
hoạt).
+ Nhóm 9: Trình bày thực trạng ô
nhiễm nguồn nước xung quanh nơi ở
của HS, nguyên nhâ, hậu quả và biện

pháp để bảo vệ nguồn nước sạch.
Kết quả mong đợi:
- Thực trạng: hiện nay, các nguồn
nước, kênh rạch, sơng ngịi, ao hồ
quanh các nhà máy, nơi sinh hoạt công
cộng ngày càng bị ô nhiễm nghiêm
trọng bởi nước thải, khí thải và chất
thải rắn.
- Nguyên nhân:
Gia tăng dân số, mặt trái của q trình
cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, cơ sở hạ
tầng yếu kém, lạc hậu: nhận thức của
người dân về vấn đề mơi trường cịn
chưa cao…
- Hậu quả:
Khi chung sống với nguồn nước ô
nhiễm, con người dễ bị mắc các bệnh
liên quan đến vấn đề về da, tiêu hóa,
tiêu chảy và nguy cơ mắc bệnh ung thư
là khá cao.
Ơ nhiễm nước cịn gây tổn thất nghiêm
trọng tới kinh doanh, sản xuất (trồng
lúa, hoa màu), chăn ni và thủy sản…
- Biện pháp khắc phục:
Cần xử lí nước thải công nghiệp, sinh
hoạt cẩn thận, kĩ càng trước khi đưa ra
nguồn nước chung, sơng ngịi, ao hồ,...
Nâng cao ý thức của người dân, nhà
quản lí các nhà máy về việc không thải
chất bẩn xuống nguồn nước.

Xử phạt nghiêm minh những trường
hợp thải chất bẩn xuống nguồn nước
sạch.
20


+ Nhóm 10: Giải thích vì sao chúng ta
cần phải tiết kiệm nước. Trình bày
những biện pháp để sử dụng tiết kiệm
nước mà HS biết.
- Mỗi nhóm báo cáo xong, các nhóm khác
Kết quả mong đợi:
lắng nghe, phản biện và nhận xét.
- Chúng ta cần phải tiết kiệm nước vì:
- GV nhận xét.

Tiết kiệm nước để người khác có nước
dùng.
Tiết kiệm nước là tiết kiệm tiền của.
Nước sạch không phải tự nhiên mà có.
Nước sạch phải mất nhiều tiền và cơng
sức của nhiều người mới có.
- Việc cần làm để tiết kiệm nước là:
Lấy nước đủ dùng khi vệ sinh cơ thể,
tưới cây, sinh hoạt.
Tận dụng nước rửa rau để tưới cây.
Tắt nước khi khơng sử dụng.
- Các nhóm trả lời phản biện.

GV tổng kết tiết học. (2-3 phút)


HS lắng nghe.

Giai đoạn 3.2. Kết thúc dự án – Hợp thức hóa kiến thức
− Thời gian: 1 tiết.
A. Yêu cầu cần đạt
Sau khi học xong tiết này, HS sẽ có khả năng:
− Liệt kê được các tính chất của nước.
− Nêu được vai trị của nước.
− Trình bày được sơ đồ vịng tuần hồn của nước, sơ đồ chuyển thể của nước.
− Trình bày được một số ngun nhân gây ơ nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ
nguồn nước sạch.
− Trình bày được sự cần thiết phải tiết kiệm nước và phải tiết kiệm nước.
B. Nội dung dạy học
− GV tổng kết, hợp thức hóa kiến thức HS vừa tìm được.
C. Dự kiến sản phẩm đáp ứng yêu cầu cần đạt
− Kiến thức khoa học, rõ ràng về nước, sự ô nhiễm nước, tiết kiệm nước và bảo vệ
môi trường nước.
21


D. Tiêu chí đánh giá sản phẩm đạt được
− Hiểu biết chính xác, khoa học, đầy đủ.
E. Tiến trình dạy học cụ thể
Hoạt động GV

Hoạt động HS

- GV khởi động lớp bằng bài hát: Trái đất - HS hát.
này là của chúng mình. (2-3 phút)

Thời gian: 27-30 phút
Qua việc tìm hiểu, làm thí nghiệm, nghiên
cứu của các nhóm, chúng ta sẽ tổng kết lại
một số kiến thức như sau:
- Nước có những tính chất: khơng màu,
- Nước có những tính chất gì?
khơng mùi, khơng vị, khơng có hình
dạng nhất định, chảy từ trên cao xuống
thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm
qua một số vật và hịa tan một số chất.
- GV nhận xét.
- HS nhận xét.
- Nước tồn tại ở những thể nào?
- Ở thể nào, nước có hình dạng nhất định?
Ở thể nào, nước khơng có hình dạng nhất
định?
- GV nhận xét.
GV chiếu sơ đồ sự chuyển thể của nước - Nước tồn tại ở 3 thể: rắn, lỏng, khí.
lên bảng.
- Ở thể lỏng và thể khí, nước khơng có
hình dạng nhất định. Ở thể rắn, nước có
hình dạng nhất định.
- HS nhận xét.
- GV mời 1 HS trình bày nội dung sơ đồ.
- GV nhận xét.
- GV chiếu sơ đồ “Vịng tuần hồn của
nước trong tự nhiên”, mời 1 HS trình bày
nội dung của sơ đồ.

22


- HS trình bày: nước ở thể rắn (đá) nóng
chảy thành thể lỏng. Khi bị nung nóng
tới một nhiệt độ nhất định, nước sẽ bay
hơi thành khí. Hơi nước ngưng tụ sẽ trở
về trạng thái lỏng. Nước ở trạng thái lỏng
bị làm lạnh sẽ đông đặc thành thể rắn
(đá). Như vậy, ba thể rắn, lỏng, khí của
nước chuyển đổi cho nhau khi nhiệt độ
thay đổi.
- HS nhận xét.
- HS trình bày:
+ Mây được hình thành: Nước sơng dưới


tác động của ánh sáng mặt trời, bay hơi
vào không khí. Khi lên cao, gặp lạnh, hơi
nước biến thành những hạt nhỏ li ti. Và
ở trên cao, những hạt nước hợp lại với
nhau thành những đám mây.
+ Khi những đám mây tiếp tục bay lên
cao, càng lên càng lạnh, nhiều hạt nước
nhỏ hợp thành các hạt nước lớn hơn, trĩu
nặng và rơi xuống thành mưa.
+ Nước bay hơi từ sông, hồ, biển… vào
khơng khí. Khi gặp lạnh tạo những hạt
nước nhỏ li ti, những hạt nước ấy kết lại
- GV nhận xét.
những những đám mây. Đám mây càng
bay lên cao càng lạnh và tạo thành những

giọt nước lớn, trĩu nặng và rơi xuống
thành mưa. Những giọt mưa lại trở về
với sông, hồ, biển.
- HS nhận xét.
- Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ
thể người, động vật, thực vật. Mất từ
mười đến hai mươi phần trăm (10-20%)
nước trong cơ thể, sinh vật sẽ chết.
- Nước giúp cơ thể hấp thụ những chất
- Nước có vai trị gì đối với đời sống, sinh dinh dưỡng hòa tan và tạo thành các chất
hoạt và sản xuất của người; đối với sự cần cho sự sống của sinh vật.
sống của động vật, thực vật?
- Nước giúp cơ thể thải ra các chất thừa,
chất độc hại.
- Nước cịn là mơi trường sống của nhiều
động vật và thực vật.
- Ngành công nghiệp cần nhiều nước để
sản xuất các sản phẩm.
- Ngành trồng trọt sử dụng nhiều nước
nhất (lớn hơn từ 5 – 6 lần lượng nước sử
dụng trong công nghiệp và sinh hoạt).
- HS nhận xét.

23


- GV nhận xét.

- HS trình bày.


- GV cho HS xem 1 clip ngắn về thực trạng
- HS nhận xét.
ô nhiễm môi trường nước hiện nay.
/>
- Chúng ta cần phải tiết kiệm nước vì:
+ Phải tốn nhiều cơng sức, tiền của mới
- Em hãy nêu những biện pháp nào để có nước sạch để dùng. Vì vậy, khơng
giảm thiểu ơ nhiễm nguồn nước xung được lãng phí nước.
quanh nơi ở của em?
+ Tiết kiệm nước là để dành tiền cho
v=1VldYURS0cU

- GV nhận xét.
- Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước?

mình và cũng là để có nước cho nhiều
người khác được dùng.
- HS kể tên.

- GV cho HS xem clip về những cách tiết - HS nhận xét.
kiệm nước.
/>v=qefRbSNGjqA
- Em hãy kể tên những việc làm để tiết
kiệm nước trong clip vừa xem.
- GV nhận xét.
GV tổng kết tiết học. (2-3 phút)

HS lắng nghe.

Giai đoạn 3.3. Kết thúc dự án – Hoạt động trải nghiệm

− Thời gian: 1 tiết.
A. Yêu cầu cần đạt
Sau khi học xong tiết này, HS sẽ có khả năng:
− Thực hiện được và vận động được những người xung quanh cùng bảo vệ nguồn
nước và sử dụng nước tiết kiệm.
− Có ý thức tiết kiệm nước trong nhà trường.
B. Nội dung dạy học
− GV hướng dẫn, tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động tiết kiệm nước và tuyên
truyền tiết kiệm nước trong nhà trường.
C. Dự kiến sản phẩm đáp ứng yêu cầu cần đạt
− Những việc làm tiết kiệm nước trong trường học.
− Những poster tuyên truyền tiết kiệm nước của HS.

24


×