Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Bước đầu tìm hiểu thành phần loại mối bộ cánh đều (isoptera) khu vực trồng cây công nghiệp ở vùng nghĩa đàn nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.03 KB, 51 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Động vật học

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi
đã nhận được sự giúp đỡ của Ban chủ nhiệm Khoa Sinh - Trường
Đại học Vinh cùng với sự giúp đỡ của thầy, cô giáo, cán bộ
nghiên cứu, ngư dân vùng thu mẫu, bạn bè, sự chỉ dẫn tạo điều
kiện giúp đỡ của thầy giáo Hồ Anh Tuấn, Nguyễn Anh Dũng cán
bộ Khoa sinh học - Trường Đại học Vinh.
Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Hoàng
Xuân Quang và ThS. Cao Tiến Trung, cán bộ Khoa Sinh - Trường
Đại học Vinh.
Tôi xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, các cô bác, bạn bè
sinh viên, các tập thể lớp 40E, 41B, 41A Khoa Sinh.
Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Khoa
Sinh, Tổ bộ môn Động vật học. Đã tạo điều kiện cho tơi hồn
thành khố luận này.
Tơi xin chân thành cảm ơn./.
Tác giả
Phạm Thị Hồng Thuỷ

Phạm Thị Hồng Thuỷ - 40E3 - Sinh

1


Khoá luận tốt nghiệp


Chuyên ngành Động vật học

MỤC LỤC
Trang
Mở đầu
Chương I: Tổng quan tài liệu
1.1. Lược sử nghiên cứu Mối
1.2. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu
1.3. Cơ sở khoa học và thực tiễn
1.3.1. Vai trị vị trí phân loại
1.3.2. Vấn đề về loài
1.3.3. Quần thể
Chương II: Phương pháp nghiên cứu
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập mẫu vật
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu hình thái phân loại
2.2.3. Phương pháp phân tích và định loại mẫu vật
Những căn cứ chủ yếu trong phân loại
Chương III: Kết quả nghiên cứu
3.1. Thành phần loài và đặc điểm Mối trong vùng nghiên cứu
3.1.1. Thành phần loài ở khu vực nghiên cứu
3.1.2. Tỷ lệ % về số lượng mẫu của loài theo các sinh cảnh nghiên cứu
3.1.3. Tỷ lệ thường gặp của từng loài ở vùng nghiên cứu
3.1.4. Thành phần các loại cây do mối gây hại
3.2. Khố định loại các lồi phân bố ở khu vực nghiên cứu
3.3. Mơ tả đặc điểm hình thái phân loại các loài mối ở vùng nghiên cứu
3.3.1. Loài Odontotermes yunnanensis. Tsai et chen
3.3.2. Loài Odontotermes formosanus Shiraki
3.3.3. Loài Odontotermes hainanensis Light

3.3.4. Loài Odontotermes angustignathus Tsai et chen
3.3.5. Loài Macrotermes annandalei Silvestri
3.3.6. Loài Microtermes dimorphus Tsai et chen

Phạm Thị Hồng Thuỷ - 40E3 - Sinh

2


Khố luận tốt nghiệp

Chun ngành Động vật học

3.3.7. Lồi Globitermes audax Silvestri
3.3.8. Loài Coptotermes formosanus Shiaraki
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Các bảng hình thái
Một số hình ảnh sinh cảnh và mức độ gây hại của mối
Phụ lục 1
Phụ lục 2

Phạm Thị Hồng Thuỷ - 40E3 - Sinh

3


Khoá luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Động vật học


DANH LỤC BẢNG
Bảng 1: Thành phần loài ở vùng nghiên cứu
Bảng 2: Tỷ lệ % từng loài ở mỗi sinh cảnh
Bảng 3: Mức độ gây hại của mối đối với từng loại cây ở vùng nghiên cứu
Bảng 4: Mức độ gây hại của mối đối với gốc và thân
Bảng 5: Đặc điểm hình thái loài Odontotermes yunnanensis. Tsai et chen.
Bảng 6: Đặc điểm hình thái lồi Odontotermes formosanus Shiraki
Bảng 7: Đặc điểm hình thái lồi Odontotermes hainanensis Light
Bảng 8: Đặc điểm hình thái lồi Odontotermes angustignathus Tsai et
chen
Bảng 9: Đặc điểm hình thái lồi Macrotermes annandalei Silvestri
Bảng 10: Đặc điểm hình thái lồi Microtermes dimorphus Tsai et chen
Bảng 11: Đặc điểm hình thái lồi Globitermes audax Silvestri
Bảng 12: Đặc điểm hình thái lồi Coptotermes formosanus Shiaraki

Phạm Thị Hồng Thuỷ - 40E3 - Sinh

4


Khố luận tốt nghiệp

Chun ngành Động vật học

DANH LỤC HÌNH
Hình 1: Sinh cảnh trồng cây cơng nghiệp huyện Nghĩa Đàn
Hình 2: Sinh cảnh trồng cây cơng nghiệp huyện Quỳ Hợp
Hình 3: Sinh cảnh khu dân cư huyện Quỳ Hợp
Hình 4: Sinh cảnh trồng cây ăn quả huyện Quỳ Hợp

Hình 5: Hình thái cơ thể mối
Hình 6: Tỷ lệ % thành phần lồi thu được ở bốn sinh cảnh nghiên cứu
Hình 7: Biểu đồ tỷ lệ số lượng mẫu vật thu được ở bốn sinh cảnh
Hình 8: Tỷ lệ độ thường gặp của các lồi ở vùng nghiên cứu
Hình 9: Gốc cây cao su bị mối gây hại
Hình 10: Mức độ gây hại của mối ở gốc cây
Hình 11: Mức độ gây hại của mối ở thân cây

Phạm Thị Hồng Thuỷ - 40E3 - Sinh

5


Khố luận tốt nghiệp

Chun ngành Động vật học
MỞ ĐẦU

Khí hậu ở nước ta cũng như các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới khác trên
thế giới, có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Cơn Trùng nói chung và sự
phát triển của Mối nói riêng.
Khu hệ Mối của Việt Nam vơ cùng phong phú về thành phần lồi và có
quy luật phân bố vơ cùng phức tạp. Sự hoạt động của phần lớn cơn trùng có hại
trong đó có Mối đang trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống
con người.
Mối là côn trùng thuộc bộ Cánh đều (Isoptera) là lồi cơn trùng xã hội, đa
hình thái, có tổ chức cao cùng với sự tiến hoá và chức năng phức tạp, với cách
thức xây dựng tổ tinh vi, có mật mã thơng tin nhạy cảm để điều khiển hoạt động
nhịp nhàng của tổ, có nhiều chủng loại, tập tính khơng giống nhau... Do vậy,
mỗi lồi Mối có những mức độ gây hại khác nhau đối với từng đối tượng kinh tế

và cơng trình. Theo các tài liệu điều tra thì Mối làm tổn hại trong các ngành:
nông, lâm, kiến trúc, giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp, thương nghiệp, đời sống
nhân dân…. Tuy nhiên có những lồi xét về phương diện nào đó chúng cũng có
những khía cạnh có lợi.
Các con số thiệt hại do Mối gây ra được thống kê ở một số nước đã lên
đến những con số khổng lồ. Ví dụ: Trong năm 1955, chỉ riêng ở phần Tây châu
Phi chi phí hết 250.000 bảng Anh, chiếm 10% tổng số vốn đầu tư xây dựng vào
tư bản Anh để sửa chữa các nhà ga, xe lửa. Ở Mã Lai, Mối đã làm tổn thất cho
nền kinh tế quốc gia trong năm 1953 là 75.000 đồng bảng Anh. Ở Mỹ, sự thiệt
hại do Mối gây ra hàng năm là 150 triệu đô la. Ở Ấn Độ, chỉ tính riêng phần
thiệt hại do Mối gây hại đối với ngũ cốc đã lên tới 56 triệu đô la hàng năm
(Xinadxki, 1968). Vùng Hoa Nam Trung Quốc có trên 80% nhà cửa bị Mối ăn
(Thái Bàng Hoa, Trần Ninh Sinh, 1964) [7].
Ở nước ta tuy chưa có số liệu thống kê đầy đủ, nhưng tác hại do Mối gây
ra cũng không phải là nhỏ. Năm 1964 - 1965 quan sát 217 căn nhà ở Hà Nội
phải sữa chữa, trừ một số nhà cũ, hoặc do thiên tai bị đổ, còn lại đều do Mối phá
hại (Nguyễn Đức Khảm 1965). Hàng năm quốc phịng phải chi phí tới hàng
ngàn m2 gỗ để sữa chữa kho tàng và bao bì do Mối phá hại (Phạm Bình Quyền
1968) [17]. Theo số liệu của vụ đê điều Bộ thuỷ lợi, thì hơn 90% các vụ vỡ đê là

Phạm Thị Hồng Thuỷ - 40E3 - Sinh

6


Khoá luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Động vật học

do Mối gây ra. Ở nước ta rất nhiều loại cây trồng cũng bị phá hại nghiêm trọng

như: cao su, bạch đàn, mía, cà phê, sắn... Tại tỉnh Lâm Đồng, năm 1986 tỷ lệ cây
cà phê tái sinh bị Mối gây hại lên tới 90% (Vũ Văn Tuyển, 1986).
Mối là kẻ thù phá hoại rất kín đáo, khó phịng trừ, phạm vi phá hoại rộng.
Những nghiên cứu về sinh học, sinh thái của Mối sẽ là cơ sở cần thiết để đưa ra
những biện pháp phịng trừ hiệu quả. Vì những địi hỏi cấp bách của công cuộc
phát triển kinh tế, các nghiên cứu về Mối ở nước ta đã và đang diễn ra. Tuy
nhiên, các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào nghiên cứu thành phần loài, một số
đặc điểm sinh học, sinh thái, cấu trúc tổ của Mối hại đê đập, cơng trình thủy lợi,
Mối hại cây trồng ở những nơi trọng điểm.
Nhưng cho đến nay ở huyện Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp – Nghệ An chưa có
cơng trình nghiên cứu nào về Mối. Vì vậy để góp phần nhỏ vào việc nghiên cứu
về Mối hại cây trồng và để học tập, làm quen với phương pháp nghiên cứu,
chúng tôi thực hiện đề tài:
“Bước đầu tìm hiểu thành phần lồi Mối – Bộ cánh đều (Isoptera) khu
vực trồng cây công nghiệp ở vùng Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp – Nghệ An”.
Đề tài có nội dung nghiên cứu sau:
- Điều tra thành phần các loài Mối
- Đặc điểm phân bố Mối ở các sinh cảnh
- Mức độ các cây trồng bị Mối phá hại
Chúng tôi hy vọng rằng những kết quả nghiên cứu về lĩnh vực này sẽ góp
phần tạo nên cơ sở khoa học để đưa ra những biện pháp phòng trừ Mối hại cây
cơng nghiệp có hiểu quả hơn. Do hạn chế về thời gian và sự hiểu biết, các dẫn
liệu trong luận văn khơng tránh khỏi sai sót và có những hạn chế. Chúng tơi
mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn.

Phạm Thị Hồng Thuỷ - 40E3 - Sinh

7



Khoá luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Động vật học

CHƢƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lƣợc sử nghiên cứu về Mối.
Việt Nam cũng như các nước nhiệt đới á nhiệt đới, trên thế giới có điều
kiện khí hậu, tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của cơn trùng nói chung và của
Mối nói riêng. Cùng với cơng việc xây dựng đất nước, việc nghiên cứu phòng
trừ Mối để bảo vệ các cơng trình kiến trúc, kho tàng, đê điều … là hết sức cần
thiết. Ở nước ta, tuy những cơng trình khoa học nghiên cứu về Mối ra đời muộn.
Nhưng Mối đã được ông cha lưu ý từ rất lâu. Nhiều kinh nghiệm trong việc
phịng chống Mối được tích luỹ như: đã biết sử dụng những loại gỗ có khả năng
chống Mối mọt để làm vật dụng kiến thiết, như sử dụng tảng đá kê chân cột nhà
để phòng chống Mối. Phương pháp bảo quản kho lưu trữ sổ sách cho đến 200
năm vẫn không bị Mối, mọt phá hoại (Lê Quý Đôn, 1777) là những kinh nghiệm
quý trong lĩnh vực phòng chống Mối [1].
Trước thế kỷ XX, ở Việt Nam chưa có một cơng trình khoa học nào
nghiên cứu về Mối. Chỉ đến những năm đầu thế kỷ này, Mối ở nước ta mới bắt
đầu được nghiên cứu, chủ yếu do các chun gia nước ngồi nghiên cứu. Cơng
trình nghiên cứu đầu tiên về Mối ở Việt Nam được Bathellier công bố vào năm
1927. Tác giả đã mô tả được 19 lồi ở Đơng Dương trong đó 18 lồi có ở Việt
Nam, riêng miền Bắc Việt Nam chỉ có 4 lồi. Ngồi ra, tác giả cịn mơ tả một số
đặc điểm sinh thái học của những loài mới được phát hiện, đi sâu vào nghiên
cứu đặc điểm sinh học của hai loài Macrotermes gilvus và Nasutitermes
matangensis. Tiếp tục với những nghiên cứu của mình, Bathellier.J (1937) đã
viết thêm và bổ sung một số tài liệu về tác hại Mối ở Đơng Dương. Cùng năm
đó, L.Caresch có một số báo cáo nhỏ về phương pháp phòng chống Mối hại cây
cao su. Năm 1937, một tác giả không đề tên đã cho xuất bản một tài liệu nhỏ về
“Nơi ở và đời sống của Mối” gồm 12 trang nhưng nội dung không vượt ngồi

các cơng trình nghiên cứu của Bathellier đã cơng bố. Năm 1947, Allourd đưa ra
phương pháp phòng chống Mối ở Đơng Dương. Ngồi ra, cịn một số tài liệu
khác tiếp tục nghiên cứu về Mối ở Đông Dương trong thời gian này, tuy nhiên
chưa đề cập cụ thể đến Mối ở Việt Nam[3].

Phạm Thị Hồng Thuỷ - 40E3 - Sinh

8


Khoá luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Động vật học

Vào thập kỷ 60, cùng với công cuộc khôi phục và xây dựng nền kinh tế ở
miền Bắc, nghiên cứu Mối mới thật sự phát triển ở Việt Nam và chính thức được
những nhà khoa học nước ta tham gia nghiên cứu. Hàng loạt các nghiên cứu với
ý nghĩa phục vụ thực tiễn sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng đã được tiến hành
như cơng trình của: Nguyễn Thế Viển, (1960, 1964); Đỗ Ngọc Thảo, (1962);
Bùi Huy Dưỡng, (1963); Nguyễn Xuân Khu, (1964); Nguyễn Đức Khảm, (1965,
1966, 1967); Nguyễn Thế Viễn, Nguyễn Đức Khảm, Nguyễn Chí Thanh,
(1967); Nguyễn Đức Khảm, Nguyễn Chí Thanh, 1969. Đặc biệt chú ý là cơng
trình nghiên cứu về khu hệ Mối miền Bắc Việt Nam của Nguyễn Đức Khảm
(1961 – 1971). Đây là cơng trình khoa học nghiên cứu về Mối có quy mơ lớn
nhất, trong thời kỳ này đã phát hiện được 61 loài thuộc 20 giống và 4 họ. Tác
giả không những chỉ dừng lại ở việc mơ tả các đặc điểm hình thái phân loại mà
cịn tiến hành quan sát tập tính sinh học như: giao hoan phân đàn, làm tổ đẻ
trứng của phần lớn các loài nghiên cứu cũng như đưa ra một số nhận xét về sự
phân bố của Mối theo độ cao, địa lý Động vật của khu hệ Mối trong vùng Đông
Dương.

Năm 1971, Patriet Y Durant đã phát hiện được 37 Mối ở miền Nam Việt
Nam và tiến hành mô tả một số đặc điểm hình thái, cấu trúc tổ của chúng. Bên
cạnh đó, một số nghiên cứu về biện pháp thăm dò tổ Mối cũng được một số tác
giả tiến hành như: Nguyễn Văn Quảng (1971) dùng Ra-đa thăm dò tổ Mối [2].
Sau năm 1975 đến nay, những nghiên cứu về Mối được thuận lợi hơn và
được tiến hành trên quy mô cả nước. Vũ Văn Tuyển cùng với cộng sự, từ năm
1975 đến 1990 đã tiến hành điều tra về thành phần loại Mối hại đê, đập, nhà cửa
và kho tàng. Tác giả đã phát hiện được 52 loài thuộc 4 họ phân bố ở các đập
chứa nước và một số đê trong phạm vi cả nước, liệt kê được 27 loài Mối thuộc 3
họ phá hoại nhà cửa tại 18 tỉnh trên cả hai miền Nam và Bắc. Ngồi ra, tác giả
cịn nghiên cứu Mối hại cây cà phê ở Tây Nguyên (1885 –1986); nghiên cứu
phương pháp nuôi Mối (1990) và đã đề xuất ra 4 phương pháp ni Mối đối với
2 lồi: Coptotermes formosanus và Odontotermes hainanensis. Bên cạnh những
nghiên cứu của tác giả này còn có nhiều nghiên cứu của các tác giả khác như:
Nguyễn Chí Thanh (1971 – 1994) [5] nghiên cứu phịng chống Mối do các cơng
trình xây dựng và kho tàng. Tác giả đã tổng kết kinh nghiệm và đưa ra được
những quy trình phịng trừ Mối bằng phương pháp lây nhiễm. Nguyễn Chí

Phạm Thị Hồng Thuỷ - 40E3 - Sinh

9


Khố luận tốt nghiệp

Chun ngành Động vật học

Thanh, Nguyễn Bích Ngọc, Hà Thị Thạo (1986 – 1992); chống Mối trên cây
chè; Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Thị Lâm (1990) nghiên cứu thành phần lồi
Mối gây hại cho cơng trình kiến trúc vùng Hà Nội, Bùi Công Hiển và Nguyễn

Văn Quảng (1995) nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của Mối, Coptotermes
ceylonicus gây hại cơng trình kiến trúc; Nguyễn Tân Vương (1996) nghiên cứu
thành phần loài Mối của giống Macrotermes ở miền Nam Việt Nam và đã phát
hiện được 14 loài, cùng với việc mô tả cấu trúc tổ của chúng. Nguyễn Văn
Quảng (1997, 1998, 1999) đã nghiên cứu và đưa ra một số dẫn liệu về Mối hại
cây trồng vùng Xuân Mai – Hà Tây, đặc biệt chú ý tới việc nghiên cứu về đặc
tính sinh học, sinh thái học của lồi Mối Macrotermes annandalei, Nguyễn Văn
Quảng, Bùi Cơng Hiển, Ngô Trường Sơn, Lê Văn Triển và Trịnh Văn Hạnh
(2000) nghiên cứu về Mối hại đê vùng Hà Nội [5]
Những cơng trình khoa học nghiên cứu về Mối kể trên thường đi sâu vào
nghiên cứu điều tra thành phần loài theo khu hệ, thành phần loài Mối hại cây
trồng cùng với một số phương pháp thăm dò, phòng chống Mối cho các cơng
trình xây dựng, kho tàng và một số loại cây trồng. Bên cạnh đó, nghiên cứu về
sinh học, sinh thái học cũng được nhiều tác giả chú ý tới và đã đạt được một số
kết quả đáng kể. Tuy nhiên, đặc tính sinh học, sinh thái học của Mối cịn nhiều
bí ẩn và đang được tiếp tục nghiên cứu chủ yếu tại Trung tâm Nghiên cứu Phòng
trừ Mối thuộc Viện Khoa học Thuỷ Lợi và Bộ Môn Động vật Không Xương
Sống - Khoa Sinh học – Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và Tổ Động vật - Khoa Sinh học – Trường Đại học Vinh - Nghệ An.
1.2. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu
Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp có đồi núi không cao, thoải dần từ tây bắc xuống
đông nam bao quanh là các dãy núi có độ cao từ 450m đến 500m so với mực
nước biển. Xung quanh gồm những dãy đồi bát úp thấp và thoải, xen kẻ giữa
chúng là các thung lũng bằng phẳng với độ cao trung bình 50 m đến 70 m so với
vùng nghiên cứu.
Dựa vào nguồn gốc phát sinh người ta chia thành hai nhóm chính: đất
thuỷ thành và đất địa hình.

Phạm Thị Hồng Thuỷ - 40E3 - Sinh

10



Khố luận tốt nghiệp

Chun ngành Động vật học

Về khí hậu nhiệt độ bình quân hàng năm của mỗi huyện là 23,0 0C ; lượng
mưa trung bình hàng năm là 1591,7mm phân bố không đều trong năm: mưa tập
trung vào tháng 8, 9, 10.
Mùa khơ lượng mưa khơng đáng kể (có tháng lượng mưa chỉ 19,2mm).
Độ ẩm trung bình theo tháng là 86%. Với độ ẩm cao và lượng mưa trong năm
tương đối lớn là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Mối.
1.3. Cơ sở khoa học và thực tiễn
1.3.1. Vai trị, vị trí phân loại
Theo Simpson (1961) hệ thống học sinh học (Systemmatic biology) là sự
nghiên cứu một cách khoa học các sinh vật khác nhau, sự đa dạng của chúng
cũng như tất cả mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau. [6].
Hệ thống học chiếm một vị trí đặc biệt trong các khoa học sinh vật, chủ
yếu nghiên cứu đa dạng của các sinh vật. Một trong các nhiệm vụ của nhà phân
loại học là xác định các đặc tính riêng của mỗi lồi và mỗi đơn vị phân loại
trong bậc cao hơn bằng cách so sánh. Một nhiệm vụ khác là làm sáng tỏ đặc tính
nào là chung cho các đơn vị phân loại này hay đơn vị phân loại khác và do
những nguyên nhân sinh học nào mà xuất hiện tính chất giống nhau và khác
nhau của các đặc điểm. Hệ thống học còn nghiên cứu biến dị trong nội bộ đơn vị
phân loại. Hệ thống học liên quan tới các quần thể, loài, và các đơn vị phân lồi
cao hơn, khơng có một lĩnh vực sinh học nào khác xem xét mức độ tổ chức này
của giới hữu cơ một cách tương tự. Hệ thống học này không những chỉ cung cấp
thông tin hết sức cần thiết ở mức độ này, mà điều có giá trị hơn nữa là có phát
triển cách suy nghĩ, phương hướng giải quyết các vấn đề sinh học hết sức quan
trọng đối với sinh học nói chung (Mayr, 1969 trang 7).

Simpson (1945) quan niệm rằng “phân loại học vừa là phần cơ bản nhất
vừa là phần tổng quát nhất của động vật học. Cơ bản nhất vì rằng nói chung
khơng thể nghiên cứu được các động vật khi cịn chưa xây dựng được vị trí phân
loại của chúng, cịn tổng qt nhất vì rằng các phần khác nhau (của phân loại
học) thu thập, sử dụng, tổng kết và khái quát lại tất cả những gì đã biết được về
động vật, hình thái, tâm lý sinh thái của chúng”.
1.3.2. Về vấn đề loài:

Phạm Thị Hồng Thuỷ - 40E3 - Sinh

11


Khoá luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Động vật học

Trong tài liệu phân loại học có rất nhiều quan niệm lồi (Mayr, 1957;
Heslop-Hamison, 1963).
Quan niệm lồi sinh học
Theo quan niệm này thì lồi gồm các quần thể, là hiện thực và có một kết
cấu di truyền nội tại do tất cả các cá thể của lồi, đều có vốn di truyền chung
được hình thành trong q trình lịch sử tiến hố, trước hết các thành viên của
loài tạo nên một quần hợp sinh sản, sau đó lồi là một thể thống nhất về sinh
học, mặc dù gồm các cá thể riêng biệt, lồi có quan hệ tương hỗ với các lồi
khác sống ở cùng một mơi trường với nó. Sau này lồi là thể thống nhất về di
truyền, mỗi cá thể chỉ mang một phần nhỏ của vốn di truyền trong thời gian
ngắn, từ quan điểm lồi lý thuyết này có thể đi đến định nghĩa lồi như sau:
“Lồi là những nhóm quần thể tự nhiên giao phối với nhau nhưng lại
cách biệt về sinh sản với các nhóm khác” (Mayr, 1981) [6].

1.4. Quần thể
Giữa quần thể và loài tồn tại một mức độ sát nhập nhất định có tầm quan
trọng đặc biệt đối với tiến hố, đó chính là quần thể.
Dưới ảnh hưởng của phân loại học hiện đại và di truyền học quần thể thì
thuật ngữ này dùng để chỉ một quần thể địa phương.

Phạm Thị Hồng Thuỷ - 40E3 - Sinh

12


Khoá luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Động vật học

CHƢƠNG II: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.
Nghiên cứu được tiến hành trên 2 xã Nghĩa Quang (Nghĩa Đàn) và Nghĩa Xuân
(Quỳ Hợp). Chúng tôi lựa chọn các khu vực nghiên cứu sau:
Huyện Nghĩa Đàn chọn xã Nghĩa Quang:

Hình 1: Sinh cảnh trồng cây cơng nghiệp huyện Nghĩa Đàn
Huyện Quỳ Hợp chọn xã Nghĩa Xuân.

Phạm Thị Hồng Thuỷ - 40E3 - Sinh

13


Khố luận tốt nghiệp


Chun ngành Động vật học

Hình 2: Sinh cảnh trồng cây cơng nghiệp huyện Quỳ Hợp

Hình 3: Sinh cảnh khu dân cư huyện Quỳ Hợp

Phạm Thị Hồng Thuỷ - 40E3 - Sinh

14


Khố luận tốt nghiệp

Chun ngành Động vật học

Hình 4: Sinh cảnh trồng cây ăn quả huyện Quỳ Hợp
Vật mẫu được phân tích, định loại tại phịng thí nghiệm Bộ mơn Động vật
– Khoa Sinh học – Trường Đại học Vinh.
Đề tài khoá luận được thực hiện từ tháng 9 năm 2003 đến tháng 5 năm
2004.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập vật mẫu.
Việc thu thập vật mẫu được tiến hành theo các sinh cảnh khác nhau thuộc
hai huyện Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp. Mẫu được thu theo phương pháp điều tra
sinh học, sinh thái thường dùng của Trung tâm Nghiên Cứu Phòng Trừ Mối –
Viện Khoa học Thuỷ Lợi . Mẫu Mối được thu tại chổ thơng qua lỗ vũ hố, tại
các đường đi ăn, đường mui trên mặt đất, trên các thân cây và trên các mẫu gỗ
mục trên mặt đất.
Dụng cụ thu mẫu gồm có: Panh mềm dùng để gắp Mối, lọ nhựa dung tích

5 ml có nắp đậy để đựng Mối, ngồi ra cịn có: dao, cuốc, xẻng, thước, bút chì,
máy ảnh, máy đo độ cao, nhật ký thu mẫu. Mẫu thu được định hình bằng Cồn
700 , mỗi mẫu thu được ít nhất 5 cá thể Mối lính và 5 cá thể Mối thợ và ghi đầy
đủ về địa điểm, thời gian, độ cao, đặc điểm nơi thu mẫu và nhãn được bỏ chung
với vật mẫu thu trong từng lọ mẫu, để tránh nhầm lẫn và tiện cho việc phân loại.
Trong quá trinh nghiên cứu chung tôi thu được tổng số 82 mẫu ở các sinh cảnh
khác nhau thuộc hai huyện Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp. Các mẫu này được phân
tích và lưu giữ ở phịng thí nghiệm Bộ mơn Động vật – Khoa Sinh học – Trường
Đại học Vinh.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu hình thái phân loại:
Mối cũng giống như các lồi cơn trùng khác cơ thể chia làm ba phần: Đầu
– Ngực – Bụng.
Phần đầu hoạt động tự do bao gồm mắt, mồm, râu tiếp xúc. Ngực: gồm có
3 tấm lưng, ba đơi chân và hai đơi cánh. Bụng có 10 đốt. Cá thể đực có lỗ sinh
dục ở giữa vị trí đốt bụng thứ 9 và 10, cá thể cái có lỗ sinh dục ở đốt bụng 7. Độ
cứng ở vỏ đầu và vỏ thân ở các loại không giống nhau, loại có cánh trưởng
thành vỏ thân tương đối cứng, Mối thợ mềm nhất.

Phạm Thị Hồng Thuỷ - 40E3 - Sinh

15


Khoá luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Động vật học

Đầu, thân và các chi đều có lơng, nhiều hay ít tùy thuộc vào các lồi, cũng
có lồi khơng có lơng. Màu sắc từ màu trắng, nhạt, vàng, nâu, đến đen; nhưng
phần nhiều thuộc màu vàng nhạt. Mối thợ và Mối lính thường có độ dài từ vài

mm đến 10mm, loại có cánh trưởng thành dài từ 10 - 30 mm, Mối chúa có
nhiệm vụ đẻ trứng nên phần bụng to, tồn bộ chiều dài thường đạt từ 60 – 70
mm.
Mối non trông ngoại hình rất giống Mối thợ, chỉ khác là có màu trắng và
tỷ lệ các bộ phận không giống nhau. Để tiện cho việc kiểm định và phân loại, cơ
thể chia thành 3 phần (Hình 5):
Những căn cứ chủ yếu trong phân loại:
Chủ yếu trong khi nghiên cứu phân loại các nhà khoa học chỉ dựa vào
Mối lính. Bởi vì đặc trưng của Mối lính thể hiện sự khác biệt rõ ràng trong
chủng loại, chẳng những thế mà bốn mùa trong năm đều tìm thấy nó trong quần
thể Mối, nên sẽ rất thuận lợi trong việc phân loại.
1.
Râu tiếp xúc
2.
Môi trên
3.
Hàm trên
4.
Hàm
5.
Mắt
6.
Mắt đơn
7.
Tấm lưng ngực trước
8.
Tấm lưng ngực giữa
9.
Cánh trước
10.

Đốt đùi
11.
Đốt giữa
12.
Đốt ngồi
13.
Cánh sau
14.
Tấm lưng ngực sau
15.
Móng
16.
Tấm lưng đốt bụng
17.
Đi
Hình 5: Hình thái cơ thể Mối

Phạm Thị Hồng Thuỷ - 40E3 - Sinh

16


Khoá luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Động vật học

Khi phân loại về Mối chủ yếu dựa vào các đặc trưng sau: Kích thước thân
và hình dạng đầu, độ dài và hình dạng hàm trên, hình dạng răng, số lượng và vị
trí của răng, dạng môi, độ lớn của mắt đơn và mắt kép, khoảng cách giữa chúng,
vị trí và hình dạng của thóp thở, số đốt của râu và tỉ lệ độ dài của các đốt bắt

đầu, độ rộng và hình dạng của tấm lưng ngực trước, độ dài của chân, màu sắc
của thân và sự phân bố của nó.
Mối là loại côn trùng xã hội, nên sự hoạt động của cá thể gắn liền với tổ,
ngay việc sinh trưởng của cá thể cũng bị ảnh hưởng. Trong quần thể mới được
xây dựng hoặc quần thể trẻ, số lượng ít thì Mối non phát triển trong thời gian
ngắn hơn, nhưng trong quần thể lớn thời gian phát triển kéo dài hơn. Trong cùng
một tổ cũng có những cá thể khơng cùng tuổi hoặc khơng cùng kích thước. Từ
đó thấy rằng thời gian làm tổ và điều kiện dinh dưỡng không giống nhau sẽ ảnh
hưởng đến sự phát triển cá thể. Ở đây nói đến kích thước là nói tới sự sai khác
tuyệt đối của chiều dài, chiều rộng, còn tỉ lệ của các bộ phận khác đối với một
Mối là tương đối giống nhau. Trong phân loại Mối để nói tới sự biến đổi hình
thể hoặc quan hệ tương quan về chiều dài, chiều rộng, của các bộ phận thông
thường lấy số liệu thực đo biểu thị. Sau đây là một số chỉ tiêu hình thái mà các
nhà khoa học thường dùng để phân loại:
-, Độ dài tồn bộ: Mối lính Mối thợ từ điểm đầu của hàm đến điểm cuối
cùng của bụng, loại nhộng trưởng thành đo từ điểm đầu của môi trên hoặc hàm
trên đến điểm cuối của cánh.
-, Độ dài thân khơng kể cánh: Nhộng trưởng thành có cánh được kể từ
điểm đầu của hàm trên lên đến điểm cuối của bụng.
-, Độ dài cánh: Nhộng trưởng thành có cánh là đo độ dài của cánh trước.
-, Độ dài đầu liền hàm trên: Được đo từ điểm đầu của hàm trên đến bờ sau
của đầu,
-, Độ dài đầu không liền hàm trên: Được đo từ bờ trước của đầu đến bờ
sau đầu.
-, Độ rộng Đầu: Khoảng cách rộng nhất của đầu
-, Đầu cao: Khoảng cách dày nhất của đầu.
-, Độ rộng tấm lưng ngực trước: Khoảng cách rộng nhất của tấm ngực.
-, Độ dài ống chân sau: Độ dài của ống chân thứ 3.
2.2.3. Phương pháp phân tích và định loại mẫu vật.


Phạm Thị Hồng Thuỷ - 40E3 - Sinh

17


Khoá luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Động vật học

Định loại dựa theo nguyên tắc phân loại của Mayr (1974). Tài liệu định
loại được chúng tơi sự dụng là:
Khố định loại Mối vùng ấn Độ - Mã Lai của Ahmad (1958). Côn trùng kinh
tế Trung Quốc, tập 8 của Thái Bàng Hoa và Trần Ninh Sinh (1964). Mối Thái
Lan của Ahmad (1965). Mối Malaysia của Ahmad (1968). Mối miền Bắc Việt
Nam của Nguyễn Đức Khảm (1976). Khoá định loại Mối của Trung tâm Nghiên
Cứu Phòng Trừ Mối – Viện Khoa học Thuỷ Lợi (bản thảo, 2004). Và các khoá
định loại của Ahmad (1955), Akhtar (1975), Thapa (1981).
Kết quả định loại vật mẫu đã được cán bộ hướng dẫn kiểm tra và thẩm định.
2.2.4.Phương pháp xử lý số liệu
+, Độ thường gặp của lồi trong q trình nghiên cứu được tính theo cơng
thức:
P: độ thường gặp của loài trong vùng ngiên cứu

n
P  .100
m

n: số mẫu thu được của loài trong vùng ngiên cứu
m: tổng số mẫu thu được trong vùng ngiên cứu


+, Cơng thức tính trung bình mẫu:
n

X

X
i 1

n: số cá thể đem đo

i

n

Xi: là giá trị về chỉ tiêu đó của cá thể thứ i

+, Cơng thức tính sai số trung bình cộng:
n

 

 ( Xi  X )

2

i 1

mx  

n  30


n
mx > 0,5 :  lớn



mx < 0,5 :  nhỏ

n

+, Chỉ số tương tự K (Jaccar – Sorenxen) dùng để đánh giá mức độ
tương tự về loài của hai vùng được tính theo cơng thức:
K 2

c
( a  b)

Phạm Thị Hồng Thuỷ - 40E3 - Sinh

18


Khoá luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Động vật học

Dùng để đánh giá mức độ tương tự về loài giữa hai vùng khác nhau (K:
chỉ số tương tự; c: số lượng loài giống nhau giữa hai vùng nghiên cửu ; a và b:
tổng số loài thu được trong mỗi khu vực tương ứng cần so sánh).


CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thành phân loài và đặc điểm Mối ở vùng nghiên cứu.
3.1.1. Thành phần lồi khu vực nghiên cứu.
Qua phân tích 82 mẫu thu được ở vùng nghiên cứu chúng tôi đã xác định
được 8 loài thuộc 5 giống 2 họ được trình bày bảng 1. Trong đó giống
Odontotermes có số lồi nhiều nhất với 4 loài (chiếm 50 %),
Bảng 1: Thành phần loài ở vùng nghiên cứu
TT

Sinh cảnh phân bố

Tên loài
KDC

KTCAQ

KRT

Khu vực

KTCCN



QH

Họ Termitidae Light
I

Giống Odontotermes Holmg.


1

O. yunnanensis TS.et Ch.

+

2

O. formosanus Shiraki.

+

+

+

+

+

+

3

O. hainanesis Light.

+

+


+

+

+

+

4

O. angustignathus TS.et Ch.

+

+

+

+

+

II

Giống Macrotermes Holg.

5

M. annandalei Silvestri


III

Giống Microtermes wasm.

6

M. dimorphus Tsai et chen.

+

+

+

+

+

+

+

+

IV Giống Globitermes Holg.
7

G. audax Silvestri.


+

+

Họ Rhinotermitidae Light.

Phạm Thị Hồng Thuỷ - 40E3 - Sinh

19


Khoá luận tốt nghiệp
V

Giống Coptotermes Wasm.

8

C. formosanus Shiraki.

+

Tỷ lệ phần trăm

Ghi chú:

Chuyên ngành Động vật học

62.5%


50%

+

62.5%

75%

+
62.5%

75%

KDC:

Khu dân cư

KTCCN:

Khu trồng cây công nghiệp

KTCAQ:

Khu trồng cây ăn quả

NĐ:

Nghĩa Đàn

KRT:


Khu rừng trồng

QH:

Quỳ Hợp

Qua bảng 1 cho thấy, tỷ lệ phần trăm số lượng mẫu, thành phần loài phát
hiện ở các sinh cảnh khác nhau đều có sự sai khác. Ở khu vực trồng cây cơng
nghiệp có thành phần lồi nhiều nhất 6 lồi (chiếm 75,0%). Tiếp đến khu vực
dân cư và khu vực rừng trồng 5 loài (chiếm 62,5 %). Cuối cùng là khu vực trồng
cây ăn quả có 4 lồi (chiếm 50,0%).
Cũng qua bảng này cho ta thấy chỉ số tương tự K (Jaccar – Sorenxen)
dùng để đánh giá mức độ tương tự về loài giữa hai vùng nghiên cứu là:
K 2

c
3
2
 0.55
a  b  5  6

Chỉ số tương tự (K) bằng 0.55 cho ta thấy sự gần gũi giữa hai quần thể là
mức trung bình.
Sự gần gũi đó do nhiều nguyên nhân về địa lý và điều kiện môi trường
sống. Cả hai vùng này đều nhiều đồi núi có độ cao (450m đến 500m) so với mặt
nước biển, thảm thực vật gồm các cây Công Nghiệp, cây lấy gỗ...
3.1.2. Tỷ lệ phần trăm về số lượng mẫu của loài theo các sinh cảnh nghiên cứu.
Từ bảng 2 ta thấy:
Ở khu vực trồng cây cơng nghiệp, lồi chiếm ưu thế là Macrotermes

annandalei (chiếm 29,6%), tiếp đến là Odontotermes angustignathus (chiếm
28,5%), Odontotermes hainanensis (chiếm 25,9%), Microtermes dimorphus

Phạm Thị Hồng Thuỷ - 40E3 - Sinh

20


Khoá luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Động vật học

(chiếm 14,8%), Coptotermes formosanus (chiếm 7,4%) và thấp nhất là
Odontotermes formosanus (chiếm 3,7%).
Ở khu rừng trồng, loài chiếm ưu thế nhất là Odontotermes formosanus
(chiếm 30,4%), tiếp đến là Odontotermes hainanensis (chiếm 26,1%),
Macrotermes annandalei (chiếm 21,7%), Microtermes dimorphus (chiếm
17,4%) và thấp nhất là C. formosanus (chiếm 4,4%).

Phạm Thị Hồng Thuỷ - 40E3 - Sinh

21


Khoá luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Động vật học

Bảng 2: Tỷ lệ % từng loài ở mỗi sinh cảnh
Khu trồng

TT

Khu dân cư

Tên lồi

cây

Khu rừng
trồng

ăn quả
SLM

%

1

7,1

Khu trồng
cây cơng
nghiệp

SLM

%

SLM


%

SLM

%

Họ Termitidae light
Giống

Odontotermes

Hol.
1

O.

yunnanensis

Ts.et

Ch
2

O. formosanus Shiraki

2

14,2

3


16,6

7

30,4

1

3,7

3

O. hainanesis Light

3

21,4

5

27,8

6

26,0

7

25,9


4

O. angustignathus Ts. et

2

14,2

4

22,2

5

28,5

Ch
Giống

Macrotermes

Silvestri
5

M. annandalei Silvestri
Giống

5


21,7

8

29,6

4

17,3

4

14,8

1

4,3

2

7,4

Microtermes

Wasm
6

M. dimophus Tsai et

6


33,3

Chen
Giống Globitermes Hol.
7

G. audax Silvestri
Họ

6

42,8

Rhinotermitidae

Light
Giống

Coptotermes

Wasm
8

C. formosanus Shiraki
 số lượng mẫu (82)

14

100


18

100

23

100

27

100

Tỷ lệ % loài ở mỗi sinh cảnh

5

62,5

4

50,0

5

62,5

6

75,0


(Ghi chú: SLM: số lượng mẫu)

Phạm Thị Hồng Thuỷ - 40E3 - Sinh

22


Khoá luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Động vật học

Ở khu trồng cây ăn quả, loài chiếm ưu thế nhất là Microtermes dimorphus
(chiếm 33,3%), tiếp đến là Odontotermes hainanensis (chiếm 27,8%),
Odontotermes angustignathus (chiếm 22,2%) và thấp nhất là Odontotermes
formosanus (chiếm 16,7%).
Ở khu dân cư, loài chiếm ưu thế nhất là Globitermes audax (chiếm
42,9%) và thấp nhất là Odontotermes yunnanensis (chiếm 7,1%).
Số lượng mẫu thu được của mỗi loài trong khu vực điều tra cũng khác
nhau. Sinh cảnh có số lượng thu mẫu nhiều nhất là khu trồng cây công nghiệp
(chiếm 32,9 %). Cịn lồi có số lượng mẫu thu được nhiều nhất là Odontotermes
hainanensis (chiếm 25,9%), lồi này có thể nói là chiếm ưu thế trong thành phần
loài Mối của khu vực nghiên cứu. Các lồi cịn lại có số lượng mẫu thu được ít
hơn nhiều (Odontotermes dimophus (17,1%), Macrotermes annandalei và
Odontotermes formosanus (15,9%), Globitermes audax (7,3%), Coptotermes
formosanus (3,7%), có số lượng mẫu thu được ít nhất là O.yunnanensis (1,2%).
Từ kết quả nghiên cứu trên chúng tơi thể hiện rõ trên hình 6 và hình 7

Phạm Thị Hồng Thuỷ - 40E3 - Sinh


23


Khoá luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Động vật học
75,0

80
70

62,5

62,5

60

50,0

50
40
30
20
10
0

Khu dân cư

Khu trồng CAQ Khu trồng rừng Khu trồng CCN


Khu dân cư Khu trồng CAQKhu trồng rừngKhu trồng CCN

Hình 6: Tỷ lệ % thành phần loài thu được ở 4 sinh cảnh nghiên cứu
30

27
23

20

18
14

Khu trồng CCN

Khu
rừn
g
trồn
Khu rừng trồng

Khu trồng CAQ

khu dân cư

Khu trồng CCN

0

Khu dân cư


10

Khu trồng CAQ

Hình 7: Biểu đồ tỷ lệ số lượng mẫu vật thu được ở 4 sinh cảnh.
3.1.3. Tỷ lệ thường gặp của từng loài ở vùng nghiên cứu:
Trong hai vùng nghiên cứu số lần loài bắt gặp nhiều nhất là Odontotermes
formosanus (chiếm 20,7 %, 17 mẫu), sau đó Odontotermes hainanensis (19,5 %,
16 mẫu) tiếp đến lồi Odontotermes angustignathus (chiếm 17,1 %, 14 mẫu);

Phạm Thị Hồng Thuỷ - 40E3 - Sinh

24


Khố luận tốt nghiệp

Chun ngành Động vật học

lồi Macrotermes annandalei (chiếm 15,9 %, 13 mẫu); loài Microtermes
dimorphus (chiếm 14,6 %, 12 mẫu); loài Globitermes audax (7,3%, 6 mẫu), cuối
cùng là loài Coptotermes formosanus (3,7%, 3 mẫu)

Phạm Thị Hồng Thuỷ - 40E3 - Sinh

25



×