Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Phát huy vai trò đội ngũ tri thức nghệ an trong quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.83 KB, 46 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
---------------------------------------------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài

PHÁT HUY VAI TRỊ ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC
NGHỆ AN TRONG Q TRÌNH
CƠNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ

CHUYÊN NGÀNH : CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

NGƯỜI THỰC HIỆN:

Vũ Thị Huyền

Sinh viên Lớp 39 A1 - Khoa giáo dục chính trị
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Ts

VINH, 5/2002
******
A- PHẦN MỞ ĐẦU
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Đoàn Minh Duệ


Tấm bia đá ở văn miếu Quốc Tử Giám có khắc dịng chữ: "Người tài là
ngun khí quốc gia" Hay "Các bậc hiền tài là yếu tố cốt tử đối với một chính


thể. Khi yếu tố này được phát huy thì đất nước phồn thịnh; những người tài giỏi
là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển". Lời dặn dị đó của
ơng cha ta thuở trước hiện vẫn còn nguyên giá trị, nhất là lúc mà chúng ta đang
tập trung mọi tiềm lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Người tài ở
đây chính là vốn “chất xám”, là năng lực trí tuệ của con người, là nguồn lực cơ
bản của sự tăng trưởng kinh tế, xã hội. Nguồn lực đó trước hết ở đội ngũ trí thức
có trình độ học vấn chun mơn cao.
Thực vậy, do những điều kiện khách quan và chủ quan chúng ta thực hiện
cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước trong hồn cảnh khó khăn. Hiện nay,
muốn tránh nguy cơ tụt hậu, chúng ta phải tăng tốc để rút ngắn khoảng cách so
với các nước phát triển. Nhiều nước từ tổng kết thực tiễn đã đi đến kết luận: thứ
“nhiên liệu” dùng để tăng tốc là trí tuệ. Thiếu tài ngun trí tuệ thì khơng thể có
sự phát triển nhanh về kinh tế, xã hội. Nhân loại đang bước vào những năm đầu
của thế kỷ XXI với biết bao biến đổi sâu sắc kỳ diệu, từ một nền kinh tế chủ yếu
phụ thuộc vào thiên nhiên, sang nền kinh tế có sự tham gia nhiều của chất xám..
Những biến đổi kỳ diệu ấy càng khẳng định và đòi hỏi cao hơn vai trị trách
nhiệm của đội ngũ trí thức. Tại Đại hội VII (1991) của Đảng đã khẳng định:
“... Trong cách mạng dân tộc dân chủ, vai trò của giới trí thức rất quan trọng.
Trong xây dựng CNXH vai trị của giới trí thức càng quan trọng hơn. Giai cấp
cơng nhân nếu khơng có đội ngũ trí thức của mình và bản thân cơng - nơng
khơng được nâng cao trí thức, khơng dần dần được trí thức hố thì khơng thể
xây dựng CNXH". {17,113}. Đến Đại hội IX, Đảng ta lại tiếp tục nhấn
mạnh:"Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ
sở liên minh giữa công nhân với nông dân và tầng lớp trí thức do Đảng lãnh
đạo" { 19,86}

1


Xuất phát từ nhận thức đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu vai trị của trí thức

nói chung, trí thức ở Nghệ An nói riêng là hết sức cần thiết.
Nghệ An là một tỉnh đất rộng, người đông, tiềm năng về tài nguyên,
khoáng sản hết sức phong phú và đa dạng, có đường sắt, đường bộ Bắc - Nam,
có đường hàng khơng, và cảng biển lớn; có nhân dân giàu truyền thống cách
mạng, cần cù, chịu khó, yêu lao động v.v..
Mặc dầu rất cố gắng, đã đạt được những thành tựu nhất định trên mọi
lĩnh vực... nhưng Nghệ An vẫn chưa thốt khỏi tình trạng là một tỉnh nghèo và
đang có nguy cơ ngày càng tụt hậu.
Để đẩy nhanh quá trình phát triển, Nghệ An phải tập trung nghiên cứu,
tìm hiểu một cách kỹ lưỡng các nhân tố thúc đẩy quá trình này; đặc biệt là các
nhân tố đã được xác định là động lực, vai trị chính. Để góp phần làm sáng tỏ
vấn đề trên, chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu đề tài: “Phát huy vai trò của
đội ngũ trí thức Nghệ An trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá hiện
nay” là hết sức cấp bách, vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu
sắc.
II- TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

“Trí thức” là một vấn đề lớn, được xã hội quan tâm. Trên phương diện lý
luận, đã có nhiều nhà khoa học, với nhiều cơng trình, bài viết đề cập đến vai trị
động lực của trí thức trong sự phát triển đối với Nghệ An. Vấn đề vai trị trí thức
trong sự nghiệp cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá tuy đã được đề cập ở một số bài
viết, song chưa có cơng trình khoa học nào đề cập một cách có hệ thống, tồn
diện và sâu sắc.
Ở Nghệ An trong những năm từ 1996 - 2000 đã triển khai nghiên cứu
chương trình khoa học “Con người Nghệ An trước yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá” (mã số KX-1-NA) là một trong 7 chương trình khoa
học cơng nghệ cấp Tỉnh. Chương trình bao gồm 6 đề tài, trong đó có một số đề
tài liên quan đến đội ngũ trí thức: “Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài ở
2



Nghệ An phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá” (chủ nhiệm đề tài:
TS. Lê Văn Phớt); “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý ở Nghệ An''
(chủ nhiệm đề tài: TS. Trương Công Anh). Ngồi chương trình khoa học trên,
những năm gần đây, ở Nghệ An cũng đã có các đề tài về điều tra nguồn lực con
người, về đội ngũ công nhân lành nghề, về đội ngũ giáo viên các trường THCS,
THPT...
Cách đây 6 năm, ở khoa Giáo dục chính trị, thầy giáo Phan Văn Bình đã
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Vai trị của trí thức Nghệ An trong sự nghiệp đổi
mới hiện nay". Ở đề tài này, tác giả đã làm rõ giới thiệu khái niệm, điều tra thực
trạng, và đề ra một số giải pháp mang tính khoa học cao.
Tuy vậy, đội ngũ trí thức Nghệ An trong mấy năm gần đây đã có nhiều
biến động. Vì vậy chúng tơi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu vấn đề này bằng tập
trung khảo sát đội ngũ trí thức Nghệ An năm 2000 và 2001 để từ đó tìm ra giải
pháp nhằm tạo điều kiện để lãnh đạo địa phương có cơ sở khoa học trong việc
đề ra giải pháp nhằm khơi dậy nội lực của đơng đảo trí thức.
III- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Mục đích nghiên cứu: Điều tra khảo sát đội ngũ trí thức Nghệ An. Từ đó
đề ra giải pháp nhằm phát huy vai trị của đội ngũ trí thức phục vụ cho mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội của Nghệ An từ nay đến 2010.
IV- NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

Xuất phát từ mục tiêu, đề tài có nhiệm vụ sau:
1- Hệ thống hố và phân tích khái niệm, vai trị, chức năng của trí thức.
2- Điều tra khảo sát thực trạng của trí thức Nghệ An hiện nay, từ đó rút ra
những kết luận bước đầu về vai trị, vị trí của đội ngũ này.
3- Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trị của trí thức
Nghệ An trong q trình cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá.
V- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3


Đề tài dựa trên cơ sở lý luận CN Mác - Lê nin - Tư tưởng Hồ Chí Minh và
những quan điểm của Đảng ta về đội ngũ trí thức.
Để tiến hành thực hiện đề tài, chúng tôi đồng thời sử dụng các phương
pháp sau:
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
- Phương pháp đối chiếu, so sánh.
- Phương pháp phỏng vấn.
VI. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài đã có ít nhiều đóng góp trong q trình giúp cho chúng ta nhận
thức rõ hơn về đội ngũ trí thức - Họ là ai? Và vai trị của trí thức nói chung, trí
thức Nghệ An nói riêng trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố hiện nay.
Đồng thời xem xét những giải pháp bước đầu nhằm khơi dậy, phát huy vai trị
của trí thức Nghệ An trong công cuộc phát triển chung của đất nước.
VII - KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung
của đề tài còn bao gồm 3 chương lớn.

4


B - PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1 - TRÍ THỨC VÀ VAI TRỊ CỦA TRÍ THỨC


1.1. Khái niệm:
Cho đến nay, chưa có một định nghĩa nào đạt được sự thống nhất thoả
mãn câu hỏi: “Trí thức là gì ? ”. Theo Ja. Tehepanxky thì có đến trên 60 định
nghĩa về “trí thức”.
Trong Từ điển bách khoa Liên Xô (1985) do A. M. Prokhorov chủ biên
viết rằng: “Trí thức là tầng lớp những người làm nghề lao động trí óc, phức tạp,
sáng tạo, phát triển và truyền bá văn hoá”{17,87}
Tương tự như vậy, trong Từ điển bách khoa Triết học (tiếng Nga, NXB
tiến bộ M. 1983), định nghĩa trí thức là : "Tầng lớp những người lao động trí óc
và thường có học vấn cao tương ứng, có chức năng sáng tạo, phát triển và phổ
biến văn hoá"
Từ điển CNXH Khoa học (1986 ) nêu: "Trí thức là một nhóm xã hội bao
gồm những người chun làm nghề lao động trí óc phức tạp và có học vấn
chun mơn cần thiết cho ngành lao động đó" {16,360}
Trong Giáo trình CNXH Khoa học (2001), có nêu: "Tầng lớp trí thức là
đại biểu cho lao động trí óc (lao động trí tuệ có trình độ cao). Do vậy, tuy số
lượng không đông trong cơ cấu xã hội, nhưng có vai trị quan trọng đối với sự
phát triển của đất nước và vai trị đó ngày càng tăng. Là một chủ thể của cách
mạng khoa học và công nghiệp hiện đại nên số lượng và chất lượng của trí thức
của sự biến đơỉ nhanh, cơ cấu của tầng lớp này ngày càng phong phú".{9,150}
Theo Chủ nghĩa Mác - Lênin, tầng lớp trí thức đó là: "Tầng lớp xã hội
đặc biệt, là một bộ phận tiêu biểu nhất trong lực lượng lao động trí óc. Họ là
những người lao động trí óc phức tạp và sáng tạo, chủ yếu về mặt lý thuyết,
khoa học và giá trị tinh thần. Nhưng những giá trị lý thuyết và tinh thần đó lại
càng được ứng dụng vào sản xuất vật chất và tinh thần của xã hội, quy định
5


năng suất, chất lượng, hiệu quả tốc độ phát triển và trình độ của sản xuất, kinh
tế, đời sống xã hội. Xã hội càng hiện đại, đặc biệt là xây dựng chủ nghĩa xã hội

và chủ nghĩa cộng sản, vai trị của trí thức ngày càng quan trọng. Và trên thực
tế, trí thức ngày càng gắn bó với nền sản xuất hiện đại, với giai cấp công nhân"
{9,166}
Qua một số khái niệm trên, ta thấy rõ trí thức là ai. Dù ở góc độ này hay
góc độ khác, nhìn chung trong các định nghĩa về trí thức có hai đặc điểm cơ bản
được khẳng định:
Thứ nhất: Trí thức bao gồm những người có trình độ học vấn cao.
Thứ hai: Trí thức bao gồm những người lao động trí óc có chuyên môn
cao.
Ở đặc điểm thứ nhất, trên thế giới hiệu nay, hầu hết các nước thường tính
từ những người có trình độ từ Cao đẳng trở lên, tức những người có học vấn
nhất định, có bằng cấp tương ứng, cần thiết cho ngành lao động của mình.
Ở đặc điểm thứ hai, trí thức phải là những người có chun mơn cao; lao
động bằng trí óc phức tạp và sáng tạo. Nhưng nếu chỉ có lao động trí óc, có
chun mơn cao và là những người có học vấn cao thì vẫn chưa thể xem là trí
thức được.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu về trí thức đều bác bỏ cách đánh
đồng khái niệm lao động trí óc với trí thức. Trí thức là người lao động trí óc,
nhưng chỉ lao động trí óc khơng thơi thì chưa thể coi là trí thức. Trong nhân cách
của trí thức có sự kết hợp chặt chẽ giữa “Trí” tức là hiểu biết với "Thức” nghĩa
là lương tri và đức độ.
Theo Ju. Kurmosov, trí thức bao gồm những người có văn hố và đạo đức
cao, tích cực tham gia vào đời sống xã hội. Nghĩa là một người khơng học,
khơng có văn hố thì khơng thể là trí thức, đồng thời có văn hố khơng thơi thì
chưa đủ mà cịn phải tham gia hoạt động đóng góp cho sự tiến bộ của xã hội.

6


Hơn nữa, đã là trí thức, cần phải có khả năng sáng tạo, có tiêu chuẩn đạo đức.

Nếu thiếu một trong những yếu tố trên thì cũng khơng phải là người trí thức.
Như vậy, theo đúng nghĩa của danh từ, trí thức là người vừa hiểu biết sự
vật, vừa hiểu mình, biết “người”, biết "ta” và họ đem giảng giải cho người
khác biết những kiến thức đó, hầu mong lợi ích chung. Người thiếu đức độ,
thiếu lương tri, thì dù có bằng cấo cao tột bậc, có thơng thái đến đâu thì cũng chỉ
xứng đáng được gọi là “người có học”, “người đỗ đạt”, người làm việc bằng trí
óc mà thơi. Họ khơng phải là trí thức. Tuy nhiên tiêu chuẩn “học vấn cao” mà ta
địi hỏi ở trí thức cũng là tương đối. Điều quan trọng là nhận thức cho được
những tiêu chí cần vươn tới của những trí thức ở từng thời kỳ theo yêu cầu tất
yếu của dân tộc và thời đại. Ngày xưa, cụ đồ nho hoặc người đỗ tú tài (tương
đương với người tốt nghiệp trường phổ thông trung học ngày nay) đã được xem
như người có trình độ hiểu biết nhiều. Cịn bây giờ, nếu khơng có bằng đại học
hoặc có trình độ tương đương thì xã hội thường khơng coi là trí thức. Song,
trong cuộc sống thực tại, có những người học vấn không cao nhưng họ lại làm
công việc phát triển và truyền bá văn hoá trong nhân dân.
Xét trên phương diện khác, trí thức khơng phải là một giai cấp, mà là một
tầng lớp xã hội, một tầng lớp xã hội đặc biệt. Bởi trí thức khơng có quan hệ
riêng, đặc biệt với tư liệu sản xuất. Đồng thời gắn bó mật thiết với các giai cấp
đang tồn tại trong xã hội, và phục vụ nhu cầu của các giai cấp đó. Trí thức có
một vai trị chính trị và xã hội to lớn.
Xét về cơ cấu trí thức có cơ cấu hết sức đa dạng và phức tạp. Bởi trí thức
tồn tại trong mọi giai cấp, tầng lớp xã hội: công nhân, nông dân; trong mọi
ngành nghề như quản lý, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, văn hoá, y
tế, thể dục - thể thao, trong dịch vụ, trong đối ngoại, qn sự v.v..
Do đó, chúng tơi hồn tồn nhất trí với một số ý kiến chia tầng lớp trí thức
thành 3 nhóm chính sau:

7



Nhóm 1: Gồm những người thường gọi là nhân viên (viên chức) đó là
những người lao động trí óc ít chun mơn, khơng địi hỏi phải có trình độ đại
học. Họ là những nhân viên đánh máy, thủ quỹ, kế tốn lao động trí óc của họ
chủ yếu là lao động thực hành, ít mang tính sáng tạo.
Nhóm 2: Gồm những người là cán bộ chun mơn, có trình độ cao đẳng,
đại học và trên đại học như cán bộ nghiên cứu khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật,
giáo viên, bác sỹ, nhà văn, nhà báo v.v.. Đây là một tập đoàn xã hội lớn gồm
những người lao động trí óc có học vấn cao.
Nhóm 3: Gồm những người vừa có trình độ chun mơn vừa có trình độ
quản lý. {12,8}
Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay cịn có quan niệm cho rằng: Trí thức là
những cán bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ. Quan niệm này hiểu chưa đầy
đủ. Bởi vì, tầng lớp trí thức tồn tại ở nhiều lĩnh vực, trong đó bao hàm cả lĩnh
vực khoa học cơng nghệ. Do đó, nên hiểu những cán bộ khoa học cơng nghệ là
một thành phần của trí thức.
Để hiểu rõ thêm trí thức - Họ là ai? Một điều quan trọng là chúng ta phải
thấy rõ họ có chức năng như thế nào ? Trong cuốn “Trí thức Việt Nam - Thực
tiễn và triển vọng” do Giáo sư Phan Tất Dong chủ biên nêu 4 chức năng cơ bản
của trí thức:
Thứ nhất: Chức năng đặc thù của lao động trí óc chun mơn cao là sự
sáng tạo văn hố, là sáng tạo và duy trì những giá trị cơ bản của xã hội; cái chân,
cái thiện, cái mỹ và chân lý.
Thứ hai: Chức năng phê phán: Khi phân tích những vấn đề của trí thức
trong những xã hội tư bản, Paul Alecxandre Baran rấtcoi trọng tính phê phán
xem đó là điều kiện khơng thể thiếu để trở thành trí thức. Dựa theo ý kiến của
Masx, ơng cho rằng, người trí thức, từ bản chất, là một nhà phê bình xã hội,
nhìn rõ sự vật, phải suy nghĩ đến cùng và phải dám phê phán không thương tiếc

8



những gì hiện hữu đang là chướng ngại vật ngăn cản sự vươn tới một trật tự xã
hội tốt đẹp hơn, nhân đạo hơn và hợp lý hơn.
- Thứ ba: Chức năng đào tạo các cán bộ, đào tạo lớp trí thức mới cho đất
nước.
Thứ tư: Chức năng xã hội. Chức năng này thể hiện ở sự tham gia các
hình thức hoạt động xã hội, các cơng tác mang tính xã hội và đặc biệt là tham
gia vào quá trình quản lý xã hội...{15,132}
1.2. Vai trị của trí thức :
Trí thức luôn là vấn đề cần quan tâm của mọi thời đại. Từ khi xã hội phân
chia thành các giai cấp khác nhau, giai cấp thống trị luôn cần đến đội ngũ trí
thức. Trí thức là một bộ phận của nhân dân, là một trong những động lực thúc
đẩy sự đi lên của mỗi dân tộc, của toàn bộ lịch sử phát triển của nhân loại. Ở
những giai đoạn lịch sử khác nhau, tầng lớp trí thức trong từng xã hội khác nhau
có những quan niệm khác nhau về trình độ, về cơ cấu nghề nghiệp, về tư tưởng,
chính trị v.v.. nhưng dù khác nhau ở mức độ nào chăng nữa, thì điểm đặc trưng
của lực lượng xã hội này cho mọi thời đại là họ đại diện cho trí tuệ đương thời,
cho đỉnh cao học vấn mà xã hội đạt được, cho trình độ lao động trí óc và có sứ
mạng phổ biến, duy trì, phát triển văn hố của dân tộc mình nói riêng và của
nhân loại nói chung.
Song, ở mỗi chế độ xã hội, tuỳ thuộc vào bản chất của nó mà vai trị của
trí thức được thể hiện ở mức độ khác nhau.
Dưới chủ nghĩa tư bản, trí thức chủ yếu bao gồm các nhà văn, các nhà
hoạt động xã hội, luật gia, bác sĩ, nghệ sỹ, hoạ sỹ, nhà kinh tế ... do đó vai trò
chủ yếu của họ là định hướng các hoạt động xã hội và khoa học cơ bản.
Trong những năm 60-70 của thế kỷ XX, trí thức phát triển mạnh ở các bộ
phận là bác học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật.

9



Dưới chủ nghĩa tư bản, trí thức phục vụ đắc lực cho giai cấp tư sản và
thường họ cũng có cổ phiếu và tham gia vào q trình bóc lột lao động làm
thuê, nhưng họ lại lệ thuộc vào giai cấp tư sản và bị tư sản bóc lột.
Cịn dưới chủ nghĩa xã hội, trí thức là một tầng lớp xã hội liên minh với
công nhân và nông dân, tạo nền tảng, cơ sở xã hội vững chắc của xã hội - xã hội
chủ nghĩa. Trí thức đi theo hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, nhiều đại biểu trí
thức gia nhập vào hàng ngũ những người cộng sản. Họ trở thành những người
làm chủ xã hội, Vai trò của trí thức trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
được nâng lên. Họ là người phát minh khoa học, hướng dẫn, mở rộng các phạm
vi ứng dụng; là lực lượng cơ bản trong lao động trí óc, trong khoa học, công
nghệ. Là người tham mưu, cố vấn cho các chủ trương đường lối phát triển kinh
tế xã hội. Đồng thời trí thức cũng tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý xã hội,
đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, bồi dưỡng cán bộ ...
Vai trò của trí thức ngày càng được khẳng định một cách to lớn trong mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực tế đã chứng minh: ngày nay một đất nước
ngàu có về tài nguyên chưa hẳn là một nước phát triển hàng đầu thế giới. Trái
lại, một nước nghèo tài ngun có thể vươn lên vị trí đó nếu họ biết sử dụng đội
ngũ trí thức, biết sáng tạo ra cơng nghệ mới và có một nền giáo dục hiện đại tiên
tiến. Nhật Bản là một ví dụ điển hình, trong mặt hàng công nghệ của họ, chất
xám đã chiếm 80% giá trị sản phẩm. Mặt hàng điện tử, nguyên liệu chỉ chiếm
3% giá trị sản phẩm.
Đầu thập kỷ 80, tổng sản phẩm kinh tế quốc dân của Mỹ trung bình hàng
năm tăng trưởng 3,3%, trong đó phần tăng trưởng do tiến bộ khoa học công
nghệ mang lại chiếm 1,8% tức khoảng 54% tăng trưởng kinh tế hàng năm. Một
trăm năm qua, trung bình tiến bộ của khoa học cơng nghệ đóng góp vào sư tăng
trưởng kinh tế của Mỹ là 40 - 70%/năm.
Đã từ lâu, ông cha chúng ta cũng đã xác định được vai trò to lớn của tầng
lớp trí thức. Lê Q Đơn đã có được sự tổng kết tài tình: “Phi cơng bất phú, phi
10



thương bất hoạt, phi nơng bất ổn, phi trí bất hưng”. Sự hưng thịnh của mỗi quốc
gia phụ thuộc rất lớn vào vai trò và thái độ của tầng lớp trí thức đối với xã hội.
Nhìn lại q trình từ những năm trước cách mạng tháng Tám, nhiều trí
thức đã sớm giác ngộ cách mạng, gia nhập Đảng cộng sản, nêu gương sáng về
lòng trung thành với Đảng, với Tổ quốc và với nhân dân; nhiều người chấp nhận
gian khổ, hy sinh để tham gia kháng chiến, kiến quốc với tinh thần : “Tổ quốc
lâm nguy, sỹ phu hữu trách”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chúng ta có quyền tự hào rằng:
những người lao động trí óc ở Việt Nam đều đứng trong hàng ngũ kháng chiến”
{11,66}. Người cịn nói tiếp: “Những người trí thức tham gia cách mạng, tham
gia kháng chiến rất quý báu cho Đảng. Không có những người đó thì cơng việc
cách mạng khó khăn thêm nhiều”{10,446}.
Trong kháng chiến chống Mỹ và trong quá trình xây dựng bên cạnh trí
thức lớp trước, cịn có đội ngũ trí thức mới khá đơng đảo, được đào tạo trong
nhà trường xã hội chủ nghĩa. Nhìn chung, đại bộ phận trí thức này xuất thân từ
cơng nơng, được giáo dục và rèn luyện qua thực tiễn chiến đấu và xây dựng đất
nước, đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, lịng trung thành và đức tính tận
tuỵ vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Một số người đã có những
sáng tạo lớn và đóng góp quan trọng trên nhiều lĩnh vực và ngày nay đang đứng
ở vị trí đầu ngành tiêu biểu hoặc giữ những cương vị quan trọng.
Sau ngày 30/4/1975, hàng vạn trí thức yêu nước ở các tỉnh, thành phố
phía Nam mới giải phóng đã nhanh chóng hồ mình vào khối đại đồn kết dân
tộc, và hăng hái tham gia xây dựng đất nước, tăng cường cho đội ngũ trí thức ở
nước ta.
Trí thức nước ta có tiềm năng trí tuệ to lớn, thông minh và ham hiểu biết,
rất nhạy bén với cái mới, với xu thế thời cuộc, có khả năng nhanh chóng tiếp cận
trình độ tiến tiến của khoa học cơng nghệ và văn hoá thế giới. Mấy năm gần đây,
nhiều người đã chủ động tìm cách bổ sung kiến thức và nâng cao trình độ của

11


mình, nhanh chóng nắm bắt kỹ thuật và cơng nghệ tiến tiến, những kiến thức
mới về nhiều ngành khoa học ... để tạo ra động lực mạnh mẽ xây dựng đất nước.
Hiện nay, đội ngũ trí thức nước ta gồm hơn 1 triệu người có trình độ Đại
học và Cao đẳng, hơn 10.000 Thạc sĩ, gần 12.000 Tiến sĩ, có hơn 125.000 người
hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế và khoa học công nghệ, gần 800.000 giáo
viên, gần 200.000 bác sĩ, 20.000 người hoạt động trên các lĩnh vực văn hố, hơn
100.000 cơng chức trong các cơ quan Nhà nước. Đây là nguồn lực cho chúng ta
vươn lên tránh tụt hậu so với các nước trên thế giới.{18,33}
Sở dĩ đã đạt được những thành tựu to lớn trên, trước hết là nhờ sự nỗ lực
phấn đấu của toàn Đảng, tồn qn và tồn dân ta, trong đó vai trị của trí thức
chiếm vị trí quan trọng.
Đảng và nhân dân ta đánh giá cao vai trị của trí thức trong sự nghiệp cách
mạng thể hiện qua các văn kiện Đại hội Đảng, đặc biệt là Đại hội IX của Đảng
một lần nữa xác định rõ: "Đối với trí thức, tạo điều kiện thuận lợi để thu nhận
thông tin, tiếp cận các thành tựu mới của khoa học, công nghệ và văn hố thế
giới, nâng cao trình độ chính trị, kiến thức chun mơn. Khuyến khích tự do
sáng tạo, phát minh, cống hiến. Phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng đúng và đãi ngộ
xứng đáng các tài năng. Phát huy năng lực của trí thức trong việc thực hiện các
chương trình, đề tài nghiên cứu của Nhà nước và xây dựng đường lối, chủ
trương, chính sách pháp luật. {18,125 - 126}.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.

Như vậy, ở nước ta, qua các thời kỳ lịch sử, vai trị của trí thức đều hết
sức quan trọng, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, trí thức lại càng quan trọng
hơn. Khơng có trí thức, khơng có nhân tài thì khơng thể tiến hành cơng nghiệp
hố, hiện đại hố đất nước, khơng thể xây dựng thành cơng CNXH.
Thực vậy lao động của trí thức là lao động trí óc sáng tạo, loại lao động có

khả năng sáng tạo ra những giá trị to lớn, là nguồn tài nguyên vô tận. Mọi nguồn

12


lực, kể cả tài nguyên thiên nhiên đều có thể bị khai thác cạn kiệt. Chỉ cịn lại trí
tuệ con người là không bao giờ cạn kiệt.

13


CHƢƠNG 2:
VAI TRỊ CỦA TRÍ THỨC NGHỆ AN TRONG SỰ NGHIỆP
ĐỔI MỚI HIỆN NAY.

2.1. Một số nét cơ bản về Nghệ An:
Nghệ An là một tỉnh lớn, có diện tích tự nhiên là 1.609.960 ha; trong đó
đất nơng nghiệp : 182.360ha, đất lâm nghiệp là: 1.206.603 ha ... Nghệ An là tỉnh
nằm trong tuyến giao lưu Bắc - Nam, có 82 km bờ biển, với hải phận rộng 4229
hải lý vng. Nghệ An có 6 cửa lạch có thể phát triển hải cảng, trong đó nổi bật
là Cửa Lị và Cửa hội là hai hải cảng quan trọng. Nguồn khoáng sản Nghệ An
phong phú và đa dạng, điển hình là vật liệu xây dựng (đá vôi 800 triệu m3, đá
xây dựng 3 tỷ m3, đất sét, cát sỏi...) có 113 vùng mỏ lớn nhỏ và 171 điểm quặng
về than, thiếc, ban-xit, photphorits ... Tài nguyên rằng có các loại gỗ quý như
Pơmu, Samu, Lim, Táu, Đinh hương, sếu... ước tính có khoảng 226 lồi dược
liệu, lâm sản... đồng thời cũng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm
như: báo, hổ, voi, bị tót ...
Nghệ An hiện nay có 2.760.196 người(6/2000) với 5 dân tộc khác nhau
sinh sống, có thành phố Vinh đang trong q trình phát triển, có thị xã Cửa Lị
và 17 huyện; Nghệ An có vùng biển, đồng bằng trung du, bán sơn địa và miền

núi, có các danh lam thắng cảnh để phát triển du lịch như các khu nghỉ mát ven
biển Cửa Lò, Nghi Thiết, Cửa Hiền ... di tích lịch sử Kim Liên, Bến Thuỷ, cảnh
đẹp thiên nhiên vùng tây Bắc, Tây Nam...Nghệ An có cả đường bộ, đường sắt
Bắc - Nam, có đường hàng khơng, đường biển thuận lợi cho sự phát triển kinh
tế.
Con người Nghệ An yêu lao động cần cù chịu khó, giàu truyền thống cách
mạng, đặc biệt là truyền thống hiếu học và học giỏi. Thời nào cũng vậy, con
người Xứ Nghệ đều có vị trí và vai trị xứng đáng trong mọi lĩnh vực chính trị xã hội của đất nước. Quê hương này cũng từng sinh ra nhiều bậc hiền tài, mà

14


trong đó tiêu biểu nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của dân tộc,
danh nhân văn hố thế giới.
Nghệ An cũng tự hào có Trường Đại học Vinh là một trung tâm đào tạo
cán bộ có trình độ đại học, sau đại học và là một trung tâm nghiên cứu khoa học
lớn của khu vực Bắc miền Trung- Đây là tiềm năng rất có lợi cho sự phát triển
kinh tế, xã hội tỉnh nhà và đóng vai trị quan trọng trong hệ thống mạng lưới các
trường Đại học, cao đẳng của cả nước.
Song, Nghệ An cũng cịn có những khó khăn hạn chế nhất định: Trước hết
ở vùng đất này, khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến sản xuất
và đời sống; tài nguyên đa dạng nhưng phân bố trên các địa hình phức tạp, nên
việc đánh giá tài nguyên chưa đầy đủ; hơn nữa, điều kiện khai thác lại quá khó
khăn. Nguồn lực lao động dồi dào nhưng trình độ chưa cao. Công nghệ, kỹ thuật
lạc hậu. Sản xuất chậm phát triển, bình quân đầu người (GDP) năm 1998 chỉ đạt
248 USD. Năm 2000 mới đạt 370 USD, 2001 đạt 396 USD, dự kiến năm 2002
đạt 420 USD.
Kinh tế Nghệ An chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, mang nặng tính tự cung
tự cấp. Sản xuất cơng nghiệp có phát triển nhưng vẫn là một nền công nghiệp
nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, sản phẩm hàng hố ít, chưa đủ sức cạnh tranh với thị

trường trong nước và trên thế giới. Kết cấu hạ tầng thấp kém . Nguồn thu ngân
sách chưa đủ chi, tình trạng thất thu thất nộp còn lớn. Kinh tế đối ngoại và xuất
nhập khẩu còn yếu kém. Hệ thống thương nghiệp phục vụ sản xuất và đời sống
cịn nhiều hạn chế. Trong tồn bộ hoạt động kinh tế thì nơng nghiệp đang chiếm
57% tổng sản phẩm xã hội, 90,38% tổng số lao động là nông dân. Sản phẩm
nơng nghiệp là chính, nhưng bình qn mới chỉ đạt 357kg/đầu người/ năm, có
21,6% hộ nghèo và đói, trong đó hộ nghèo 12,4% hộ đói 9,2% (theo số liệu của
Sở LĐTB-XH Nghệ An tháng 6/2001).
Một khó khăn nữa của Nghệ An là : con người Nghệ An chưa mềm dẻo
trong cơ chế thị trường, thiếu linh hoạt, thiếu nhạy cảm với cái mới, với những
15


đặc tính thích nghi ( hơn biến đổi) cần cù ( hơn cải tiến), tình nghĩa (hơn duy lý),
kinh nghiệm ( hơn lý luận). Lao động trí tuệ, chất xám và “bàn tay vàng” đang
bị đánh đồng với lao động giản đơn; xã hội chưa dành ưu tiên cho sự tơn vinh trí
tuệ.
So với cả nước, Nghệ An là một tỉnh nghèo, nền kinh tế, sản xuất nhỏ còn
phổ biến, lại gánh nặng về chính sách xã hội; số gia đình chính sách ở Nghệ An
chiềm từ 8-9% số lượng gia đình chính sách cả nước. Mỗi gia đình, cũng như
lãnh đạo các cấp quanh năm lo chạy vạy, cân đối cái ăn, cái mặc. Thiếu thốn
trăm đường mà nỗi lo của mọi người hầu như đã trở thành bản năng, mở mắt ra
là lo chống hạn, chống bão, chống lụt, chống đói, chống sâu bệnh, ...
Tình trạng thiếu hụt ngân sách đang là vấn đề nổi cộm trong đầu tư phát
triển ở Nghệ An. Lao động khơng có việc làm còn nhiều. Các hoạt động khoa
học, giáo dục-đào tạo, y tế văn hoá, nghệ thuật, thể dục-thể thao chưa theo kịp
yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.
Như vậy, đối với Nghệ An, hạn chế cịn nhiều, khó khăn cịn lớn. Nhưng
để từng bước khắc phục những yếu kém, đưa Nghệ An thoát khỏi một tỉnh
nghèo, tránh nguy cơ tụt hậu, tỉnh phải động viên nguồn lực, phải khai thác mọi

tiềm năng, từ nguồn vốn trong nhân dân, tài nguyên trong lịng đất, dưới đại
dương, đến tinh thần, ý chí trong cán bộ, đảng viên. Nghĩa là các yếu tố từ nội
lực đến sự giúp đỡ, tương trợ của bên ngồi (cá nhân và tập thể) v.v.. song làm
gì, và làm như thế nào để phát huy được hiệu quả thì thật là vấn đề hết sức khó
khăn. Nghệ An không thể đi lên theo phương sách: “mo cơm, quả cà với tấm
lịng cộng sản”, khi mà lao động trí tuệ, chất xám đang được đặt lên hàng đầu.
Do vậy, Nghệ An phải thấy được động lực nào là chính trong muôn vàn động
lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà.
Những năm qua, Nghệ An đã xác định được một cách đúng đắn: lực
lượng quyết định quan trọng nhất, đó là trí tuệ. Bởi họ là người đại diện cho lao

16


động trí óc, sáng tạo, họ nằm trong mọi giai cấp, mọi tầng lớp xã hội, họ là
nguồn lực không bao giờ cạn kiệt.
2.2. Một số nét thực trạng của trí thức Nghệ An .
Trước hết, cần khẳng định, trí thức Nghệ An đó là những người có trình
độ từ cao đẳng trở lên. Số lượng đó ở Nghệ An có khoảng 37.720 người. Trong
đó trình độ Cao đẳng 13.544 (chiếm 35,9%), Đại học: 23.667 (chiếm 62,73%),
Thạc sĩ: 406(1,1%), GS.TS: 103 (0,3%) (Theo số liệu thống kê ngày
31/12/2001)
Trí thức Nghệ An có mặt trong mọi giai cấp, tầng lớp (trong công nhân,
nông dân...), trong mọi ngành nghề (như công nghiệp, nông nghiệp, y tế giáo
dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, trong dịch vụ, trong quản lý, trong quốc
phòng an ninh .v.v.); trí thức cũng tồn tại trong các địa bàn dân cư khác nhau
( trong thành thị , nông thơn, miền núi v.v..)
Mặt mạnh của trí thức Nghệ An là: cần cù, nhiệt tình, hăng say với cơng
việc. Ham học hỏi, cầu tiến bộ, sẵn sàng cống hiến, hy sinh quyền lợi của mình
cho tập thể và người khác v..v.

Song nhìn chung, trí thức Nghệ An hiện nay cịn có nhiều khó khăn, hạn
chế bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ hiện tại và còn xa mới đáp ứng được yêu
cầu của CNH, HĐH đất nước. Số lao động có đào tạo cơ bản về chun mơn
nghiệp vụ còn đạt tỷ lệ thấp, cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý. Số lượng trí thức
chủ yếu tập trung trên các lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo. Theo thống kê ngày
31/12/2001 ở Nghệ An có 37.720 người có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên,
chiếm 1,3% thì trong đó: hoạt động trong ngành giáo dục-đào tạo chiếm số
lượng nhiều nhất với 29.300 người; trong ngành y có gần 6.000 người. Cũng
theo số liệu của Cục thống kê Nghệ An, trong số trên 37.000 người có trình độ
từ cao đẳng, đại học trở lên thì khoa học tự nhiên chiếm 32%, khoa học xã hội
chiếm 37%, còn lại là các lĩnh vực khoa học khác. Trong khi đó các ngành nơng,
17


lâm, ngư, thuỷ lợi là mặt trận hàng đầu chỉ chiếm 8,21%, các ngành kinh tế tổng
hợp chiếm 10%, các ngành công nghệ chế biến nông, lâm, hải sản- đặc biệt quan
trọng và bức thiết chiếm 0,7%...)
Số lượng cán bộ được đào tạo chính quy tuy chiếm tỷ lệ khá (67,7%)
nhưng chất lượng, trình độ thực tế rất hạn chế, nhất là về kiến thức khoa học
công nghệ tiên tiến, ngoại ngữ, tin học và khả năng nghiên cứu, triển khai.
Số cán bộ có trình độ trên đại học do tỉnh trực tiếp quản lý, sử dụng - ít
về số lượng, già về tuổi đời (tồn tỉnh có 103 PTS. PGS, 406 Thạc sĩ, trong đó
tuổi trung bình của PTS, PGS là 54,3 và Thạc sĩ là 45,2).
Số thạc sĩ làm việc trong các cơ quan nghiên cứu triển khai thấp (
23/406). Nếu không được đào tạo nguồn bổ sung thì đến năm 2005 số cán bộ
hiện có sẽ bị già quá về tuổi đời và tụt hậu về kiến thức.
Về nguồn đào tạo, số đông trong đội ngũ PTS. PGS được đào tạo ở Liên
Xô (cũ) và các nước Đông Âu trong thời kỳ bao cấp; đa số các Thạc sĩ được đào
tạo chủ yếu nhằm tiêu chuẩn hoá cán bộ, do đó khó thích ứng được u cầu
nhiệm vụ của thời kỳ mở cửa, cơ chế thị trường và đáp ứng nhiệm vụ của thời

kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
Bên cạnh đó, sự phân bố đội ngũ trí thức cũng có sự mất cân đối lớn giữa
thành thị với nông thôn, giữa đồng bằng với miền núi. Theo số liệu thống kê ở 3
huyện và thành phố Vinh, số cán bộ cao đẳng , đại học ở TP Vinh, Nghi Lộc,
Yên Thành, Quỳnh Lưu nhiều gấp 17,44 lần 4 huyện vùng cao Quế phong, Con
Cuông, Tương Dương, Quỳ hợp. Trong khi ở huyện Kỳ Sơn (huyện miền núi)
với số dân là 58.000 nghìn người (theo thống kê 2000 Của cục thống kê Nghệ
An) thì tỷ lệ 253 dân mới có 1 người có bằng cấp từ cao đẳng trở lên ( trong khi
đó tỷ lệ tồn tỉnh là 1/77).
Không những giữa các ngành nghề, sự phân bố trí thức mất cân đối, mà
ngay trong từng ngành nghề cũng vậy. Tính riêng trên lĩnh vực giáo dục, các
ngành khoa học như văn, toán, lý, hoá, sinh, sử... đã có lúc bão hồ về cán bộ;
18


đặc biệt là giáo viên cấp 2, cấp 3. Thế nhưng ngược lại, giáo viên Giáo dục công
dân, Giáo dục thể chất còn thiếu nhiều. Theo số liệu thống kê của Sở Giáo dụcĐào tạo Nghệ An năm học 1998-1999. Tồn tỉnh có 67 trường PTTH chỉ có 137
giáo viên GDCD, như vậy, trung bình mỗi trường có 1,5 giáo viên dạy mơn
GDCD có trình độ Cao đẳng, Đại học. Có thể nói, kinh tế thị trường là một cuộc
ganh đua quyết liệt, lạnh lùng giữa các đối thủ trên mọi lĩnh vực; muốn hay
khơng, thì Nghệ An đã nhập vào cuộc canh tranh đó ngay trên chính mảnh đất
của mình. Nhưng con người Nghệ An phần lớn kể cả cán bộ và nhân dân còn là
con người “tỉnh lẻ”, con người “nửa tỉnh nửa quê” trong nền kinh tế thị trường.
Đó là bất lợi mà lịch sử để lại cho chúng ta. Nó tác động , ảnh hưởng khơng nhỏ
đến trí thức Nghệ An.
Một thực tế “đáng buồn” là trí thức Nghệ An, hầu hết đều có tâm trạng
chưa ổn định nơi cơng tác của mình; đặc biệt những cán bộ đầu ngành, có học
hàm, học vị thường muốn “chia tay”; hoặc những trí thức Nghệ An đi học, đỗ
đạt ở nơi khác cũng ít muốn trở về. (Chỉ riêng trường Đại học Vinh trong 10
năm qua đã có gần 20 PGS, TS đi khỏi trường đến Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

giảng dạy).
Theo thống kê của Bộ khoa học công nghệ và môi trường: hiện nay cả
nước có gần 12.000 Tiến sĩ thì trong đó có 34,6% là người gốc Nghệ Tĩnh như :
cả bố, mẹ, đều là người Nghệ Tĩnh, hoặc bố là người Nghệ Tĩnh. Đây là tỷ lệ rất
lớn so với các tỉnh, thành cả nước, là niềm tự hào to lớn của người dân xứ Nghệ.
Song, trong số đó, có bao nhiêu người đang cơng tác ở Nghệ Tĩnh nói chung,
Nghệ An nói riêng? Phải chăng họ không tha thiết, không yêu quê hương đất tổ?
Phải chăng họ ngại thời tiết, khí hậu khắc nghiệt ? Điều đó có nhưng rất ít cịn
đại đa số cho rằng về Nghệ An “khó sống”, “khó phát triển”, “khó ăn nên làm
ra”; có người đã khái quát Nghệ An là nơi mà “ Cái mới chậm vào và cái cũ khó
ra”. Điều nữa là trí thức Nghệ An hiện nay có mức sống qn bình rất thấp, chủ
yếu dựa vào đồng lương danh nghĩa là chính, thu nhập thêm chưa có, hoặc
19


không đáng kể. Điều kiện làm việc, đầu tư cho các hoạt động của trí thức cịn
thấp, cơ sở vật chất còn nghèo, phương tiện cũ kỹ, lạc hậu .... nên chưa phát huy
đến mức tối đa sự cống hiến của đội ngũ này. Hơn nữa, trong những năm qua, ở
Nghệ An, số trí thức làm việc trái ngành, trái nghề, trái chun mơn cịn nhiều.
Số có trình độ Cao đẳng, Đại học chưa có việc làm cịn chiếm tỷ lệ lớn, số đỗ
đạt loại giỏi, có năng lực cống hiến chưa được ưu tiên chọn việc hợp với chuyên
môn, thậm chí cịn “thất nghiệp”...
Tóm lại, ngồi những thuận lợi, những ưu điểm, trí thức Nghệ An cịn
khơng ít những khó khăn, hạn chế. Nguyên nhân, phải khẳng định vừa có tính
khách quan, đồng thời vừa mang tính chủ quan.
Về khách quan: Môi trường tự nhiên, xã hội ở Việt Nam chưa tạo được
nhiều thuận lợi cho trí thức phát huy vai trị của mình. Địa phương tuy đã có
chính sách thu hút, quy tụ đội ngũ trí thức, đặc biệt là cán bộ đầu ngành nhưng
trí thức vẫn chưa tin vào tính khả thi của chính sách đó; chưa hỗ trợ được nhiều
về vật chất, kinh phí cho các hoạt động của trí thức, chưa kịp thời động viên,

khen thưởng về tinh thần đối với những cơng trình “khoa học, những phát minh
sáng chế”...
Về chủ quan: Sự cố gắng để khẳng định mình của trí thức Nghệ An có lúc
chưa cao, có nhiều người thờ ơ, khơng tha thiết với cơng việc, nhận thức về sự
bình đẳng giữa các thành phần kinh tế chưa sâu, do vậy, còn tự ti, mặc cảm
trong việc làm, dẫn đến tình trạng “rị rỉ chất xám”, '„hao mòn chất xám” tại chỗ
còn nhiều, gây nên sự thiệt thòi cho xã hội và cá nhân.
2.3. Vai trị của trí thức Nghệ An trong sự nghiệp đổi mới hiện nay:
Sự nghiệp đổi mới của đất nước nói chung, của Nghệ An nói riêng bắt đầu
khởi xướng từ 1986, từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng.
Qua hơn 15 năm đổi mới, Nghệ An đã đạt được những thành tựu đáng
kể. Đặc biệt trong 5 năm (1996 -2000) tổng sản phẩm quốc dân (GDP) tăng bình
quân hàng năm là 7,37%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng
20


nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng bình
qn ngành nơng nghiệp 1996 -1999 đạt 4,59%/năm; ngành nông-lâm-ngư
nghiệp 6,21%; công nghiệp-xây dựng 13,62%; dịch vụ: 15,1%. Sản lượng lương
thực tăng từ 66,4 vạn tấn năm 1996 lên 79,78 vạn tấn năm 1999, 82,4 vạn tấn
năm 2000, lương thực bình quân đầu người đạt 278,2 kg/người/năm; đồng thời
đã giảm được số hộ đói giáp hạt hàng năm. GDP bình quân đầu người tăng lên
gần 400USD năm 2001.
Các lĩnh vực văn hố-xã hội có chuyển biến rõ nét; các chương trình về
giáo dục-đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục, thể thao, dân số, kế hoạch hố gia đình,
các chính sách xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em được tiển khai tích cực theo
hướng xã hội hố. Giáo dục phổ thơng, dạy nghề, cao đẳng và đại học đã tăng số
lượng và nâng dần chất lượng.
Theo số liệu của Sở Giáo dục-Đào tạo Nghệ An (2001), trong năm học
2000-2001, các trường Sư phạm, chuyên nghiệp, dạy nghề trực thuộc tỉnh có

2986 cán bộ, giáo viên. Các trường PTTH hiện có 3644 giáo viên và 546 cán bộ
quản lý, phục vụ. Ở các THCS có 11923 cán bộ quản lý, giáo viên v.v...
Cũng trong năm 2000-2001, trên 19 huyện, thị, thành có 60186 học sinh
tốt nghiệp phổ thơng cấp 2, có 30242 học sinh tốt nghiệp cấp 3. Số học sinh,
sinh viên các hệ đào tạo chính quy, mở rộng, từ xa ở Cao đẳng SP Vinh, Trường
Đại học Vinh, trường CĐ kỹ thuật và các cơ sở hàng năm có tới hàng ngàn, đặc
biệt càng về sau, con số này càng tăng gấp nhiều lần.
Tóm lại, sự nghiệp đổi mới vừa qua, đặc biệt là từ năm 1996-2000, Nghệ
An đã có bước chuyển quan trọng, tạo đà phát triển cho giai đoạn tiếp theo.
Thành tựu đó chứng tỏ rằng Nghệ An đã biết phát huy mọi nguồn lực, trong đó
coi trọng đội ngũ trí thức-những người lao động trí óc chun mơn cao, biết duy
trì những giá trị cơ bản của xã hội, biết lao động sáng tạo, đồng thời cũng biết
phê phán xã hội,phê phán những gì hiện hữu đang là chướng ngại vật ngăn cản
sự vươn tới một xã hội tốt đẹp hơn, nhân đạo và hợp lý hơn ...
21


Trí thức có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống, trong mọi ngành nghề,
mọi hoạt động kinh tế-xã hội. Ở phương diện nào trí thức cũng đóng góp tích
cực. Nhờ những đóng góp đó mà Nghệ An đã từng bước đi lên, đã từng bước
biến các chỉ tiêu do Đại hội tỉnh Đảng bộ XIV đề ra thành hiện thực.
Trong lĩnh vực chính trị, những nhà lý luận qua q trình tìm tịi khảo
nghiệm đã vận dụng sáng tạo CN Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước,
của địa phương - Nghệ An. Có khơng ít đội ngũ trí thức ở lĩnh vực này là người
đã đưa ra những thông tin mới nhất để Đảng, Nhà nước và nhân dân nhận thức
và thay đổi cách nghĩ, cách làm phù hợp, tiến bộ, nâng cao trình độ hiểu biết về
thực tiễn để tạo ra một cơ chế dân chủ trong quản lý xã hội, thực hiện dân chủ xã
hội ngày càng đầy đủ thực chất hơn, góp phần thúc đẩy nhịp độ của công cuộc
đổi mới thu được nhiều kết quả...
Trên lĩnh vực khoa học công nghệ, các thành tựu áp dụng khoa học và

công nghệ vào sản xuất và đời sống đã có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển
của Nghệ An, khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp nâng
cao trình độ khoa học - kỹ thuật của sản xuất thúc đẩy sự phát triển:
- Giai đoạn 1991-1995 đã triển khai 76 đề tài khoa học cơng nghệ của
tình, hồn thành 51 đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó có 2 đề tài cấp Nhà
nước, 3 đề tài cấp Bộ, 40 đề tài cấp tỉnh, 6 đề tài cấp ngành; thực hiện 3 dự án
cấp ngành và 3 dự án hợp tác quốc tế (dự án IPM do PAO tài trợ và dự án ứng
dụng công nghệ hiện đại khai thác đá Bable du UNDP tài trợ).
- Giai đoạn 1996-2000 tiếp tục phát triển 7 chương trình khoa học cơng
nghệ của tình, kết quả đã nghiệm thu và chuyển sang giai đoạn triển khai ứng
dụng kiểm nghiệm kết quả nghiên cứu. Ngồi 7 chương trình cịn có 8 đề án, dự
án, trong đó có 2 dự án thuộc chương trình khoa học cơng nghệ cấp Nhà nước và
1 dự án hợp tác quốc tế về môi trường dự án CAMA (Số liệu Sở KHCN &MT).
Những kết quả đạt được:
* Lĩnh vực phát triển nông nghiệp và nông thôn:
22


Đã tiến hành khảo nghiệm và kết luận một số giống lúa ngắn ngày có
năng suất cao, chất lượng gạo khá như giống lúa lai Trung Quốc (áp dụg diện
tích đất rộng 5000ha) năng suất 6,8 tấn/ha/vụ và các giống lúa.
- Giống ngô lai Bisoeach, P11, V6 đã đạt năng suất trên 4 tấn/ha/vụ, trong
khi năng suất ngô địa phương chỉ đạt 2tấn/ha/vụ.
- Giống lạc sen lai 75/23 đã cho năng suất 2-2,5 tấn/ha/vụ tăng từ 30-40%
so với giống địa phương.
- Giống lợn lai kinh tế tăng trọng nhanh và có tỷ lệ nạc cao, giống gà cơng
nghiệp và vịt siêu thịt đã làm tăng sản hơn giống cũ từ 15-20%.
- Nghiên cứu ứng dụg cụm thiết bị sấy các loại nông sản đạt chỉ tiêu kinh
tế kỹ thuật.
- Bước đầu khảo nghiệm và ứng dụng quy mô thực nghiệm (Pilot) có kết

quả một số thành tựu cơng nghệ sinh học vào Nghệ An như:
- Khảo nghiệm giống lạc LD2
- Nhân giống mía ROC-10 bằng mơ tế bào
- Ứng dụng phân đạm vi sinh
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh hữu hiệu EM.
- Dự án ứng dụng công nghệ khai thác nước ngầm tưới cho cây trồng
vùng đất cát biển (thí điểm ở Diễn Châu, Quỳnh Lưu).
- Dự án xây dựng mơ hình phát triển kinh tế nơng lâm kết hợp ở vùng go
đồi.
- Đã xây dựng được quy trình sản xuất các loại rau sạch và áp dụng mở
rộng dự án sản suất 20 ha rau sạch ở thành phố Vinh ...
Trên lĩnh vực công nghiệp: Nghệ An đã tiến hành đổi mới nhiều công
nghệ hoặc đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất. Bởi lẽ các nhà máy của Nghệ An
với thiết bị, công nghệ cũ kỹ, lạc hậu nên không đáp ứng được nhu cầu ngày
càng cao của người tiêu dùng... Do vậy, việc nghiên cứu để đổi mới cơng nghệ,
tạo sản phẩm có chất lượng hàng hoá cao là yêu cầu cấp bách.
23


Trong những năm qua, các đề tài đã nghiên cứu, ứng dụng thành công,
công nghệ mới về khai thác và chế biến đá Marble, nâng cao chất lượng xi măng
địa phương (đạt mác P400). Nghiên cứu cải tiến dệt vải pha tơ tiên máy dệt kim;
ứng dụng sản xuất bia của Đan Mạch; nghiên cứu ứng dụng sản xuất nước mắm
ngắn ngày bằng Emzin; công nghệ lắp ráp ti vi, xe máy, công nghệ chế biến gỗ...
Hoạt động sáng tạo cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất trong các cơ sở
sản xuất kinh doanh đã thu lợi hàng chục tỉ đồng. Năm 1998, ngành cơng nghiệp
có 10 người được đề nghị cấp bằng lao động sáng tạo; ngành xây dựng có 5 sáng
kiến cải tiến kỹ cơng nghệ đã thu lợi 1.300 triệu đồng và được tặng bằng khen
“Lao động sáng tạo”.
Trong 2 năm 1997-1998, toàn tỉnh đã có 22 cơng trình và sản phầm được

tặng Huy chương Vàng chất lượng cao.
Trên lĩnh vực văn hoá - nghệ thuật, các nhà trí thức làm cơng tác văn hố,
văn học nghệ thuật, báo chí - tuy số lượng cịn ít so với các tỉnh khác trong cả
nước nhưng đã góp một phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị
- xã hội của Nghệ An, đáp ứng yêu cầu đời sống văn hoá tinh thần ngày càng
cao của nhân dân; đi đầu trong đấu tranh chống tiêu cực, xây dựng lối sống lành
mạnh, văn minh.
Đối với ngành giáo dục-đào tạo, 15 năm qua, đặc biệt trong 5 năm gần
đây, đội ngũ trí thức trong lĩnh vực này không ngừng được nâng cao về chuyên
môn, riêng năm học 1999-2000, có 106 sáng kiến trong ngành, năm 2000-2001
có 85 sáng kiến, có nhiều hội thảo, các đề tài nghiên cứu khoa học về cấn đề
giáo dục- đào tạo, thực hiện tốt nhiệm vụ chiến lược đó là: “nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Năm 2000 đã có 12 nhà giáo được Bộ Giáo dục và Đào tạo phong tặng
danh hiệu nhà giáo ưu tú.
Như vậy, trong những năm vừa qua, sự nghiệp đổi mới, trí thức Nghệ An
đã có đóng góp rấy lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Trong báo
24


×