Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Tính chất hiện thực và lãng mạn trong thơ chống mỹ những năm đầu từ 1965 1967

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.93 KB, 65 trang )

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

Luận văn này được hồn thành với sự cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ
nhiệt tình của các thầy cơ giáo trong khoa Ngữ Văn Trường Đại Học Vinh,
đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ trực tiếp của thầy giáo hướng dẫn. Thầy
giáo Hồ Hồng Quang và thầy giáo phản biện Ngô Thái Lễ.
Qua đây, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến thầy giáo hướng dẫn, thầy giáo
phản biện và các thầy cô trong khoa Ngữ Văn Trường Đại Học Vinh.
Vì thời gian và nguồn tư liệu có hạn, hơn nữa lần đầu tiên làm quen với
việc nghiên cứu khoa học nên luận văn cịn có những thiếu sót nhất định.
Kính mong được sự quan tâm, chỉ giáo của các thầy cô giáo trong hội đồng

Nguyễn Thị Hương Giang - K40E1 - Ngữ Văn

-

Trang 1


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Trang
I. Lý do chọn đề tài. ....................................................................................... 3
II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 3
III. Đối tượng .................................................................................................. 5
IV. Phương pháp nghiên cứu. ....................................................................... 5
V. Kết cấu. ..................................................................................................... 5

NỘI DUNG


Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ THƠ CHỐNG MỸ TỪ 1954 - 1975. .................... 6
1. Thơ những năm đầu xây dựng hồ bình, chủ nghĩa xã hội (1955 1964) .......................................................................................................... 6
2. Thời kì chống Mỹ cứu nước (1964 - 1975) .......................................... 11
Chương 2: TÍNH CHẤT HIỆN THỰC VÀ LÃNG MẠN TRONG THƠ CHỐNG
MỸ NHỮNG NĂM ĐẦU TỪ 1965 - 1967 ....................................................... 13
1. Tính chất hiện thực .............................................................................. 13
1.1. Hiện thực đau thương ....................................................................... 13
1.1.1 Tội ác của kẻ thù ............................................................................ 13
1.1.2.Hình ảnh thất bại thảm hại của kẻ thù. ........................................... 19
1.1.3. Đau thương của nhân dân của dân tộc ......................................... 21
1.2. Hiện thực anh hùng. ......................................................................... 27
1.2.1. Hiện thực anh hùng trong chiến đấu.............................................. 27
1.2.2. Hiện thực trong lao động sản xuất ............................................... 37
2. Tính chất lãng mạn .............................................................................. 41
2.1. Lãng mạn trong chiến đấu ................................................................ 42
2.2. Lãng mạn trong lao động sản xuất ................................................... 48
Chương 3: NGHỆ THUẬT CỦA THƠ CHỐNG MỸ NHỮNG NĂM ĐẦU 1965 1967 .............................................................................................................. 54
1. Ngôn ngữ thơ ....................................................................................... 54
2. Sự cách tân mạnh mẽ về thể thơ ........................................................ 57
KẾT LUẬN ................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 65
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

60
62

Nguyễn Thị Hương Giang - K40E1 - Ngữ Văn

-


Trang 2


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài.
1. Nền thơ ca những năm chống Mĩ cứu nước đã đạt đến thành tựu xuất
sắc nhất của nền thơ ca cách mạng 1945 - 1975. Có thể nói khi cả nước ra trận
thì các thế hệ nhà thơ đều có mặt và nỗ lực vượt lên mình, để cho ra đời
những tác phẩm mang đậm dấu ấn một thời có giá trị cho đến mai sau.
2. Tuy là tuyển tập 3 năm chống Mĩ (1965 - 1967) nhưng tập thơ đã chứa
đựng được khá đầy đủ những tính chất cơ bản của cả nền thơ chống Mĩ cứu
nước. Đặc biệt là hai thuộc tính hiện thực và lãng mạn, hai yếu tố không thể
tách tời trong văn học cách mạng mọi thời kì.
3. Lý do nghề nghiệp:
Văn học cách mạng nói chung và thơ ca cách mạng đặc biệt là thơ ca những
năm chống Mĩ nói riêng, được tìm hiểu và giảng dạy nhiều ở trường phổ
thông. Với tư cách là một người giáo viên tương lai khi tìm hiểu nghiên cứu
vấn đề này, luận văn hi vọng có chút đóng góp vào hoạt động dạy - học ở
trường phổ thơng nói chung và q trình trau dồi chun mơn của bản thân
nói riêng.

II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1. Lịch trình tìm hiểu nghiên cứu cảm hứng lãng mạn của cảm hứng hiện
thực trong thơ kháng chiến chống Mĩ đã có hơn

1

thế kỉ. Tìm hiểu về thơ
3

chống Mĩ nói chung và các nhà thơ có nhiều đóng góp trong thời kì chống Mĩ
nói riêng có khoảng 40 cơng trình lớn nhỏ. Có thể kể tên một số cơng trình
gây được nhiều sự chú ý như sau:

Nguyễn Thị Hương Giang - K40E1 - Ngữ Văn

-

Trang 3


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Vũ Tuấn Anh "Thơ với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước vĩ đại của
dân tộc" TCVH, 1975, số 5 trang 62
- Thiếu Mại vài suy nghĩ về mấy vần thơ chống Mĩ TCVH, 1970 số 5
trang 80.
- Nam Mộc, năm 1965 những nhà thơ Việt Nam đi chống Mĩ TCVH,
1966 số 12 trang 21.
- Mai Hương, nghĩ về đóng góp của đội ngũ trẻ trong thơ chống Mĩ
TCVH, 1981, số 1 trang 92.
… và rất nhiều các cơng trình khác nghiên cứu về thơ Xn Miễn, Tế
Hanh, bài " Cuộc chia li màu đỏ" của Nguyễn Mĩ, Xuân Quỳnh…
- Về tập 3 năm thơ chống Mĩ có bài viết lời giới thiệu của Chế Lan Viên.
2. Nhìn chung trong các bài nghiên cứu các tác giả đã đi vào nghiên cứu
thơ chống Mĩ trên các phương diện khá đầy đủ đặc biệt là trong lời tựa của
tập "Thơ kháng chiến chống Mĩ những năm đầu 1965 - 1967" Chế Lan Viên

đã có những nhận xét khá sắc sảo yếu tố hiện thực và lãng mạn trong thơ
chống Mĩ giai đoạn đầu.
Tuy nhiên những đánh giá của các tác giả đó mới chỉ dừng ở việc nghiên
cứu những nhận định ban đầu chung chung chưa có cơng trình nào nghiên cứu
cụ thể và tỉ mỉ về thơ chống Mĩ những năm đầu 65 - 67.
3. Là độc giả yêu thích thơ chống Mĩ đặc biệt là thơ chống Mĩ những
năm đầu, chúng tôi muốn không chỉ cảm nhận thơ chống Mĩ giai đoạn 65 - 67
ở mức độ "ban đầu" mà còn mong muốn nghiên cứu sâu tập thơ này để học
tập, nhìn nhận những đóng góp của nhà thơ giai đoạn này với cuộc kháng
chiến trường kì của dân tộc và với nền thơ hiện đại Việt Nam.

Nguyễn Thị Hương Giang - K40E1 - Ngữ Văn

-

Trang 4


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

III. Đối tượng
Thơ chống Mĩ cứu nước có từ 1954 rõ nhất là thời kì 1954 - 1975 với các
tác giả như: Giang Nam, Thanh Hải, Ngọc Anh… luận văn của chúng tôi chỉ
nghiên cứu thơ chống Mĩ trong những năm đầu sau ngày chống chiến tranh
phá hoại thời gian khoảng 3, 4 năm. Với thời gian cho phép chúng tôi chỉ
nghiên cứu trong một tuyển tập “Thơ chống Mỹ cứu nước 1965 - 1967”

IV. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn xuất phát từ quan điểm thi pháp học và phong cách học, vận
dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: Khảo sát, thống kê, phân

tích, so sánh hệ thống…. để tìm hiểu nghiên cứu vấn đề.

V. Kết cấu.
Phù hợp với logic khoa học của vấn đề đặt ra cấu trúc của luận văn ngoài
phần mở đấu và phần kết luận nội dung chính được triển khai trên 3 chương.
Chương 1. Khía quát về thời kháng chiến chơng Mỹ từ năm 1945 - 1975.
Chương 2. Tính chất hiện thực và lãng mạn trong thời chống Mỹ
những năm đầu (1965 - 1967).
1: Tính chất hiện thực.
2: Tính chất lãng mạn.
Chương 3. Nghệ thuật của thơ chống Mỹ những năm đầu.

Nguyễn Thị Hương Giang - K40E1 - Ngữ Văn

-

Trang 5


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ THƠ CHỐNG MỸ
TỪ 1954 - 1975.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, đất nước chuyển sang
giai đoạn mới. Văn học Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 chịu sự tác động lớn
của hoàn cảnh xã hội đã tạo nên những cái mốc trong văn chương:
+ Những năm đầu xây dựng hồ bình, chủ nghĩa xã hội (1955 - 1964).
+ Thời kì chống Mỹ cứu nước (1964 - 1975)
Trong bối cảnh lịch sử, xã hội đầy biến động thời kì cả nước có chiến
tranh. Thơ ca trong giai đoạn này chịu ảnh hướng sâu sắc của hiện thực khách

quan chúng ta có thể tìm hiểu một cách khái qt.
1. Thơ những năm đầu xây dựng hồ bình, chủ nghĩa xã hội (1955 -1964)

Thơ viết về đất nước mở ra nhiều hướng khai thác sáng tạo mới mẻ. Đất
nước đang từng ngày đổi mới trong những năm tháng xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Tin cậy, mơ ước, chan hoà với cuộc đời mới, cảm hứng đẹp về chủ nghĩa
xã hội như tình yêu đầu đến với thơ ca. Đây là giai đoạn mà thơ có được mùa
giặt bội thu. Huy Cận về vùng mỏ trong bốn tháng và đã có những tập thơ
đáng khích lệ: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thỏ cuộc đời. Tố Hữu
viết “ Gió lộng” với cảm hứng “Gió lộng đường khơi rộng đất trời”. Chế Lan
Viên viết “Ánh sáng và phù sa”, với lý tưởng ánh sáng của lý tưởng và phù sa
của cuộc đời bồi đắp. Xuân Diệu với “Riêng chung”, Nguyễn Đình Thi với
“Bài thơ Hắc Hải” và Hồng Trung Thơng với “Những cánh buồm”... Những
bài thơ hay ở thời kỳ này năm trong mạch thơ ca ngợi đất nước giàu đẹp sau
những năm chiến tranh vất vả gian nan. Song niền vui chưa trọn vẹn đất nước
chưa thống nhất, Miền Nam cịn trong tình trạng nước sơi lửa bỏng dưới ách
bọn Mỹ Ngụy. Cảm nhận sâu sắc nỗi đau đó với bao xúc động, nhớ thương
quê Nam vời vẽi xa cách. Tế Hanh có tập thơ “Gửi miền Bắc”, “Tiếng sóng”,

Nguyễn Thị Hương Giang - K40E1 - Ngữ Văn

-

Trang 6


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

“Hai nửa u thương”...


Từ trong lịng miền Nam Thanh Hải, Giang Nam

vẫn nhen nhóm ngọn lửa thơ và đã có những bài thơ hay như “Mồ anh hoa
nở”, “Quê hương” và “Bóng cây Khơ Nia”... Nắc đến thơ chống Mỹ giai đoạn
này không thể không nhắc tới những sáng tác tuyệt vời đó.
- “Mồ anh hoa nở” - Thanh Hải
Thanh Hải (1930 - 1980) quê ở Phong Điền Thừa Thiên Huế. “Mồ anh
hoa nở” là một tác phẩm tiêu biểu nhất trong sáng tác của Thanh Hải thời kỳ
1955 - 1964. Tác phẩm kể về cái chết của một người chiến sĩ cộng sản, nói
đến sự khủng bố dã man của giặc nhưng toàn bài thơ vẫn bừng lên một khơng
khí lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi của lý tưởng cộng sản. Có đặt bài thơ
vào hoàn cảnh Miền Nam những năm 1956 - 1957 mới thấy hết được giá trị
của niềm lạc quan tin tưởng ấy. Bài thơ trước hết là một bằng chứng nói lên
tội ác man rợ của kẻ thù:
Hôm qua chúng giết anh
Xác phơi ngồi ngõ xóm.
Khơng những giết anh, phơi xác anh ngồi ngõ xóm mà chúng cịn doạ
dẫm quần chúng:
Thằng này là cộng sản
Không được đứa nào chôn
Vấn đề thâm hiểu của kẻ thù khơng phải là giết ngưịi chiến sĩ cách mạng
mà nhằm tiêu diệt ý chí cách mạng đang nhen nhóm trong lịng quần chúng.
Trước thái độ tàn bạo, hống hách của kẻ thù đồng bào ta đã khơng hề khiếp
đảm lịng đau thương đã biến thành lịng căm thù và hành động, bất chấp sự
đe doạ của giặc đồng bào vẫn tổ chức đám tang cho người chiến sĩ hành động
này diễn ra tức thời:

Nguyễn Thị Hương Giang - K40E1 - Ngữ Văn

-


Trang 7


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Lũ chúng vừa quay lưng
Chiếc quan tài sơn son
Đã đưa anh về mộ
Đó chính là sự trả lời dứt khoát với kẻ thù. Màu sơn son của chiếc quan
tài biểu hiện lịng tơn kính của nhân dân ta đối với người chiến sĩ và sự trả lời
cho lũ giặc về sự ngưỡng mộ lí tưởng cộng sản của nhân dân, hình ảnh đám
tang được miêu tả như một đạo quân khổng lồ:
Đi theo sau hồn anh
Cả làng quê, đường phố
So sánh khổ thơ đầu từ: Kẻ thù giết anh và phơi xác anh đầu ngõ xóm,
đến doạ dẫm quần chúng không cho chôn cất rồi đến đám tang người chiến sĩ
dài bất tận dòng người đi viếng nói lên rằng: hiện tại kẻ thù hống hách và
thắng thế nhưng ngay lúc đó chúng đã bất lực, thất bại trước sức mạnh của lý
tưởng cộng sản, tấm lòng người dân đối với cách mạng.
Mồ anh trên đồi cao
Hoa hồng nở và nở
Hương thơm bay và bay
Lũ chúng nó qua đây
Mắt diều khơng dám ngó
Hình ảnh bơng hồng và ngôi mộ được tác giả miêu tả rất đẹp. Bông hồng
được trở thành một biểu tượng tươi đẹp cho lý tưởng cộng sản. Hình ảnh
“Bơng hồng đỏ và đỏ, hương thơm bay và bay”. Đỏ dùng kèm vối liên từ “và”
cho ta thấy màu đỏ như đang lan rộng, nở ra hình ảnh đó biểu lộ sự bất diệt
của lý tưởng cộng sản khi nó đã đi sâu vào lịng quần chúng nhân dân.


Nguyễn Thị Hương Giang - K40E1 - Ngữ Văn

-

Trang 8


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

“Bóng cây Kơ Nia” - Ngọc Anh
Ngọc Anh (1959 - 1995). “Bóng cây kơ nia” mang đặc điểm của Tây
Nguyên cả bài thơ chứa đựng một tình cảm hồn nhiên, trong sáng, đằm thắm
thiết tha và khỏe mạnh. Tình cảm của bài thơ này gắn với cơng việc lao động,
công việc làm nương, làm rẫy của người dân Tây Nguyên gắn với thiên nhiên
đất nước dồi dào và một lý tưởng xã hội cao đẹp. Hình ảnh cây Kơ nia quán
xuyến toàn bài tượng trưng cho thiên nhiên đất nước dồi dào, sức lực gió bão
khơng ngại.
Hình ảnh cây Kơ nia có sự phát triển lúc đầu nó chỉ là cái cớ để gợi nhớ,
gợi thương.
Buổi sáng em làm rẫy
Thấy bóng cây Kơ nia
……………………
Sau đó được nhân hố và trở thành người phát ngơn cho tấm lịng mẹ, tấm
lịng em, cuối cùng đó là sự đồng nhất hố giữa con người và bóng cây kơ nia:
Như gió cây kơ nia
Như bóng cây kơ nia
Trong bài thơ tác giả sử dụng các hình thức nghệ thuật thường thấy của
ca dao - Dân ca: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, tượng trưng...
- "Quê hương"- Giang Nam

Giang nam sinh năm 1929 tên thật là Nguyễn Sum. Bài thơ "Quê hương”
ra đời báo hiệu cho một nội dung được coi như là một đặc điểm của thơ ca
miền nam. Tình yêu lứa đôi cũng là chuyện muôn thủa của con người, tình
cảm q hương và tình u đất quyện hồ một cách chặt chẽ, tình cảm ấy

Nguyễn Thị Hương Giang - K40E1 - Ngữ Văn

-

Trang 9


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

khơng phải bao giờ cũng ngọt ngào, êm ái mà lắm lúc trải qua bao nỗi đau
thương. Bài thơ “Quê hương” được thanh niên rất mến mộ, nó đưa đến cho
quần chúng một cái nhìn đúng đắn, một hình ảnh người lính cách mạng khác
xa với sự xuyên tạc của kẻ thù. Nếu hình ảnh quê hương bao giờ cũng gợi lên
những kỉ niệm yêu thương và gắn bó trong ý thức người thanh niên ra trận:
Đuổi bướm, trốn học... nó cịn có kỉ niệm về người yêu và thắm thiết là người
yêu bị giặc giết tình yêu quê hương được nâng lên với lòng căm thù giặc với ý
chí giết giặc để giải phóng q hương và cũng là tưởng nhớ đến người yêu:
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị địn roi
Nay u q hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tơi
Hình ảnh anh bộ đội, người chiến sĩ cách mạng hiện lên đẹp đẽ họ ra đi
chiến đấu vì quê hương đất nước nhưng họ không phải là kẻ vô tâm họ cũng là
con người hơn ai hết họ là những con người sống rất có nghĩa có tình và đến
đây chúng ta có thể nói rằng. Giặc có thể khủng bố thể xác nhưng chúng không

thể nào giam cầm tâm hồn yêu nước của đồng bào, đồng chí chúng ta, những
nụ hoa đầu của thơ ca cách mạng miền Nam nở ra từ máu đỏ là những bông
hoa lửa, những bài thơ ấy là những con chim én báo hiệu mùa xuân của thơ.
Có thể nói giai đoạn 1954 - 1964 đánh dấu sự trưởng thành của một giai
đoạn thơ. Đó là kết quả của một q trình tích luỹ chuyển biến trong 10 năm
cách mạng. Và sự trưởng thành này cũng chứng tỏ các nhà thơ đã có sự thay
đổi về chất, có trình độ tư tưởng cao, nghệ thuật độc đáo, có bản lĩnh trong
một đội ngũ đơng đảo. Một đội ngũ bao gồm các nhà thơ đã sáng tác trước
cách mạng tháng 8, các nhà thơ ra đời và lớn lên trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp. Các nhà thơ trẻ xuất hiện trong những năm hồ bình

Nguyễn Thị Hương Giang - K40E1 - Ngữ Văn

-

Trang 10


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

như: Nguyễn Bao, Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Ngô Văn Phú, Võ Văn Trực, Ca
Lê Hiến,... báo hiệu nhiều hứa hẹn nhưng chưa được khẳng định. Lớp trẻ này
thực sự nổi lên và có đóng góp tích cực khi đất nước bước vào thời kỳ mới:
Thời kì chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội (1964 - 1975).
2. Thời kì chống Mỹ cứu nước (1964 - 1975)
Nhân dân cả nước bước vào kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại. Với
lòng yêu nước và truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất, nhân dân ta đã
đảm nhận một nhiệm vụ lịch sử hết sức vẻ vang. Ngày 5 tháng 8 năm 1964
chiến tích của nhân dân miền Bắc bắn rơi hàng loạt máy bay hiện đại Mỹ đã
làm nức lòng mọi người. Tiếp theo nhhững tin vui chiến thắng dòn dã: ở Vĩnh

Linh, Hà Nội,... ở Bình Giã, An Lão, Núi Thành, Đồng Xồi, Vạn Tường, ấp
Bắc, ... đến những ngày tổng tiến công nổi dậy hàng loạt ở miền Nam, tết Mậu
Thân năm 1968, những ngày ác liệt lập nên một chiến công “Điên Biên Phủ
trên không” của Hà Nội làm thế giới kinh ngạc và cuối cùng là “Chiến dịch Hồ
Chí Minh” lịch sử đại thắng, giải phóng hồn tồn miền Nam, kết thúc oanh
liệt cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta. Với tinh thần của lời kêu gọi
“Văn học, văn nghệ là một mặt trận anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
Thơ những năm chống Mỹ nhất là giai đoạn 1964 - 1975 đạt được nhiều thành
tựu đáng kể. Có thể nói thơ chưa bao giờ lại phát triển cao, rực rỡ như thời kì
này. Đây là cao trào phát triển mới về số lượng cũng như về chất, có tính quần
chúng sâu sắc trong cả nước. Khi cả nước ra trận thì các nhà thơ đều có mặt và
vượt lên mình. Tố Hữu có “Ra trận”, “Máu và hoa”, Chế Lan Viên có “Hoa
ngày thường”, “Chim báo bão” và “Những bài thơ đánh giặc”, Huy Cận viêt
“Những năm sáu mươi” và “Từ chiến trường gần đến chiến trường xa”; Xuân
Diệu viết "Tôi giàu đôi mắt", Nguyễn Đình Thi viết "Dịng sơng trong xanh"
… Đặc biệt là sự xuất hiện của một thế hệ trẻ tài năng và sung sức như:
Nguyễn Khoa Điềm với "Đất ngoại ô" và "Mặt đường khát vọng"; Phạm Tiến

Nguyễn Thị Hương Giang - K40E1 - Ngữ Văn

-

Trang 11


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Duật với "Vầng trăng - Quầng lửa", Xuân Quỳnh với "Gió Lào cát trắng", có
thể kể đến những tên tuổi đáng trân trọng: Thu Bồn, Bằng Việt, Vũ Quần
Phương, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Lâm Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Đức Mậu, Võ Văn

Trực, Phạm Ngọc Cảnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Anh Ngọc, Trần Đăng Khoa
…. Thơ chống Mỹ cứu nước tập trung vào chủ đề yêu nước, vào hình ảnh của
đất nước nhân dân anh hùng. Có một hình tượng Việt Nam: Là bà mẹ cần cù,
nhẫn nại và giàu vị tha là bông hoa sen ngát hương là cây thơng bị thương tích
nhưng vẫn ca hát giữa bầu trời là cây tre dẻo dai toả bóng mát, là dịng sơng
trong xanh là chiến sĩ giàu chiến cơng và văn nhân tài hoa… Tất cả đều đúng
nhưng chưa đủ để nói lên hình tượng Việt Nam.
Thơ chống Mỹ cứu nước phát triển thêm về chất suy tưởng và chính luận.
Các nhà thơ suy nghĩ về tổ quốc và nhân dân trong quá khứ và hiện tại về bản
sắc Việt Nam. Yếu tố chính luận được vận dụng hiệu quả để đối thoại và kết
tội kẻ thù. Hình ảnh người chiến sĩ, người mẹ, người chị được miêu tả đậm
nét và gợi cảm. Có thể nói một cách khái quát rằng văn học cách mạng nói
chung và văn học cách mạng thời kì 1954 - 1975 nói riêng bao giờ hai yếu tố
hiện thực và lãng mạn cũng đi song hành với nhau.

Nguyễn Thị Hương Giang - K40E1 - Ngữ Văn

-

Trang 12


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

Chương 2: TÍNH CHẤT HIỆN THỰC VÀ LÃNG MẠN
TRONG THƠ CHỐNG MỸ NHỮNG NĂM ĐẦU TỪ 1965 - 1967
1. Tính chất hiện thực
1.1. Hiện thực đau thương
1.1.1 Tội ác của kẻ thù
Tháng 8 - 1964 Mỹ dùng không quân đánh ra miền Bắc mở đầu cho cuộc

chiến tranh. Miền Bắc trở thành một chiến trường đối mặt với kẻ thù và giáng
trả quyết liệt những cuộc tấn cơng của Mỹ. Hình ảnh qn thù được vẽ với
một lịng khinh miệt, người viết ln nhớ rằng mình là kẻ đã tiêu diệt chúng
và đang nóng lịng tiêu diệt chúng nhiều hơn. Tội ác của kẻ thù được nhiều
tác giả miêu tả vạch trần với lịng căm phẫn vơ biên, trong 158 bài thơ của
tập thơ chống Mỹ cứu nước những năm đầu từ 1965 - 1967 có khoảng hơn
100 bài trực tiếp nói về tội ác, nói về kẻ thù. Nói đến tội ác của kẻ thù các tác
giả thường miêu tả đi kèm với nó là những mất mát, đau thương của cá nhân,
đau thương của nhân dân, của dân tộc. Tội ác của kẻ thù hiện lên rõ nét và tàn
bạo qua một số tác phẩm như: "Bão táp", "Đánh duổi quân ăn cướp" (Sóng
Hồng), "Hãy nhớ lấy lời tôi" (Tố Hữu) "Ngày mùa thu đưa con đi học"
(Nguyên Hồng) "Sao không về vàng ơi" (Trần Đăng Khoa) "Giờ trưa" (Huy
Cận) … Tất cả những hình ảnh man rợ, độc ác … trong bản chất của kẻ thù
được vạch trần một cách chân thực nhất.
Trong bài "Đánh đuổi quân ăn cướp" Sóng Hồng tái hiện:
Có một bầy kẻ cướp
Đột nhập vào dân lành
Múa vuốt lại nhe răng
Vênh râu và trợn mắt

Nguyễn Thị Hương Giang - K40E1 - Ngữ Văn

-

Trang 13


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Chúng tuốt gươm, chĩa giáo

Chúng quát tháo ra oai
Chúng hung hăng, sục sạo khắp trong ngoài
Trong giây lát tối tăm cả trời đất
Tác giả gọi giặc là kẻ cướp, quân cướp nước. Chúng đến và mang theo
bao nhiêu "mầm ung độc", phá vỡ khung cảnh bình yên, êm đềm của xứ sở
yên vui, với những hành động rất ngạo mạn: múa vuốt, nhe răng, vểnh râu,
trợn mắt, tuốt gươm, chĩa giáo, quát thoát, ra oai, hung hăng, sục sạo … và tất
nhiên những hành động đó, khiến người ta liên tưởng đến hành tung của một
con thú vật khát máu đi tìm mồi. Chúng đi đến đâu đã gây ra tội ác tan cửa nát
nhà, máu chảy đầm đìa, triệt hại cả cơn trùng cây cỏ, làm đảo lộn bao nhiêu
giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc gây bao cảnh đau thương: Giết trẻ em,
cụ già, hiếp phụ nữ …
Rồi máu trẻ em bắn vọt
Xác người lớn sõng xồi
Rồi cụ già lịi ruột gẫy tay
Và phụ nữ bị hiếp trước bàn thờ ông vải
Trong khoảnh khắc thóc lúa ngơ khoai vung vãi
Chúng khiêng đi với quần áo rương hòm
Giường chiếu tan hoang và mặt đất đỏ lịm
"Lũ tanh hơi", "Lồi hổ báo đó" đã làm bao chuyện đồi bại khiến máu
loang đỏ lòm mặt đất… khắp nơi nhân dân oán hận gặp lại sự chống trả quyết
liệt của nhân dân nhưng "Giống gian tham chết thì chết, nết khơng chừa" vẫn
ngoan cố, dở mánh kh:

Nguyễn Thị Hương Giang - K40E1 - Ngữ Văn

-

Trang 14



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Quân khát máu đã bắt đầu bối rối
Nuốt không trôi, tên tướng cướp gọi loa vang
"Hỡi chủ nhà
Hãy hạ vũ khí ra hàng
Bao người khoẻ hãy dồn về một phía
Dành nửa nhà ngươi cho bọn ta chiếm cứ
Cho tay sai ta cai quản, trị vì
Rồi ngươi xem ta sẽ mau lẹ rút quân đi
Lấy danh dự ta thề không sai trái
Nếu cưỡng lại ta sẽ san bằng, đốt trụi
Cả nhà ngươi vùi xác dưới tro tàn
Lòng ta đau xót trước bao cảnh thương tâm
Hãy ngồi lại mau cùng ta cam kết
Ta sẽ giúp ngươi sửa sang nhà và bếp
Hưởng yên vui hạnh phúc đời đời"
Từ doạ nạt, phỉnh phờ, quỷ quyệt đến hành động dã man đều thể hiện bản
chất gian thâm, xảo trá của kẻ thù, tác giả đã vạch trần bộ mặt của chúng:
"Đó là bộ mặt của bọn xâm lăng
Tay đẫm máu miệng vẫn thuyết hồ bình xơn xớt
Từ vạn dặm đem qn đi cướp nước
Vẫn phân bua vì chính nghĩa phải ra tay"

Nguyễn Thị Hương Giang - K40E1 - Ngữ Văn

-

Trang 15



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Nếu như trong bài "Bão táp" là lời tố cáo tội ác của giặc của một người
con Việt Nam, thì bài "Emily con" Tố Hữu đã mượn lời của một người công
dân yêu chân lý tự do, u hồ bình, u lẽ phải của nước Mỹ để nói lên tội
ác và những thủ đoạn của các nhà cầm quyền:
"Giôn Xơn
Tội ác bay chồng chất
Cả nhân loại căm hờn
Con quỷ vàng trên mặt đất
Mày không thể mượn nước sơn
Của thiên chúa, và màu vàng của phật
Mắc - na - ma - ra
Mày trốn đi đâu? Giữa bãi tha ma
Của nhà 5 góc
Mỗi góc, một chân
Mày chui đầu
Trong lửa nóng
Như đà điểu rúc đầu trong cát bỏng"
Kế hoạch đi thơn tính các nước nhỏ để mở mang thuộc địa chỉ là kế
hoạch của các nhà lãnh đạo cầm quyền chứ khơng phải là nguyện ước của
tồn bộ nhân dân nước Mỹ
Hỡi tất cả chúng bay, một bầy ma quỷ
Nhân danh ai?
Bay mang những B52

Nguyễn Thị Hương Giang - K40E1 - Ngữ Văn


-

Trang 16


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Những napan bạch ốc
Từ đảo Guy - am
Đến Việt Nam
Để ám sát hồ bình và tự do dân tộc
Để đốt những nhà thương trường học
Giết nhữg con người chỉ biết yêu thưong
Giết những trẻ em chỉ biết đến trường
Giết những đồng xanh bốn mùa hoa lá
Và giết những dịng sơng của thơ ca nhạc hoạ
Đó là những tội ác vơ hình cũng như hữu hình của qn giặc. Chúng đã
không từ một thủ đoạn nào để thực hiện mục đích cướp nước của chúng,
chúng đã triệt hại cả về vật chất lẫn tinh thần của những con người Việt Nam:
"Nhân danh ai?
Bay chôn tuổi thanh xuân của chúng ta trong những quan tài
Bay đưa đến những rừng dày
Những hố chông những đồng lầy kháng chiến
Những làng phố đã trở nên những pháo đài ẩn hiện"…
Tội ác của kẻ thù muôn đời vẫn thế, trong kháng chiến chống Pháp xưa
chúng vốn đã rất dã man
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô


Nguyễn Thị Hương Giang - K40E1 - Ngữ Văn

-

Trang 17


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu?
Từ kháng chiến chống Pháp đến kháng chiến chống Mỹ, dân tộc đã trải
qua bao đau thương li biệt, tan tác, chia lìa. Những vũ khí tơi tân được đeo
đến và rải rác khắp Việt Nam tiếng súng giặc cho đến nay vẫn là một niềm
kinh dị cho nhiều thế hệ. Từ trong kháng chiến cậu bé Trần Đăng Khoa cảm
nhận được niềm đau trong tiếng súng giặc khi con vàng của mình sợ bom Mỹ
chạy mất tích:
Sao khơng về hả chó
Nghe bom thằng Mỹ nổ
Mày bỏ chạy đi đâu?
Tao chờ mày đã lâu
Cơm phần mày để cửa
Sao khơng về hả chó
Ta nhớ mày lắm đó
Vàng ơi, là vàng ơi!


Nguyễn Thị Hương Giang - K40E1 - Ngữ Văn

-

Trang 18


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

Chiến tranh đã khơng bỏ sót một ai và quân thù cũng không bỏ qua một
đối tượng nào từ cụ già, em nhỏ, thanh niên, phụ nữ… các loại động thực vật
không từ một đối tượng nào
Chỉ sơ qua một số sáng tác đó thơi chúng ta cũng phần nào hiểu được
một cách đầy đủ những tội ác dã man của kẻ thù. Đi liền với những tội ác đó
là một niềm đau thương mất mát khơng gì có thể bù đắp được của nhân dân,
của dân tộc. "Các văn nghệ sỹ có khát vọng viết lịch sử bằng văn học" vì thế
mỗi trang viết là mỗi tiếng đời. Như chủ tịch Phạm Văn Đồng đã nói:" Văn
học nghệ thuật là công cụ để khám phá để sáng tạo thực tại xã hội" văn thơ
thời kỳ này tập trung phản ánh hiện thực đời sống như những gì diễn ra hàng
ngày: nóng bỏng và khốc liệt. Mỗi nhà thơ cũng là một chiến sỹ trên các mặt
trận: chiến trường cũng như nông trường, trường học cũng như trường sống.
1.1.2.Hình ảnh thất bại thảm hại của kẻ thù.
Bên cạnh việc miêu tả chân thực và chính xác tội ác của kẻ thù, hình ảnh
thất bại của kẻ thù cũng được các nhà thơ hết sức quan tâm, như một câu nói
quen thuộc của người Việt Nam "kẻ gieo gió thì ắt sẽ gặp bão" "Gieo nhân
nào sẽ gặt quả ấy". Đến Việt Nam với mục đích xấu xa và đen tối thì lẽ dĩ
nhiên chúng sẽ nhận được hậu quả thích đáng, bởi vì qua những năm dài dựng
nước và giữ nước nhiều thế hệ con người Việt Nam đã khẳng định bản lĩnh
và dũng khí của mình qua việc đáp trả lại những âm mưu thâm hiểm của địch,

trong nhiều tác phẩm bên cạnh việc vạch trần tội ác của kẻ thù các tác giả
đồng thời cũng miêu tả được hình ảnh thảm hại của chúng, trong bài "Sự sống
chẳng bao giờ chán nản" Sóng Hồng viết:
"Trong cuộc đấu tranh giữa ta và địch sống chết thua hơn
Có lúc, có nơi đứa thắng lâm thời lại là cái chết"

Nguyễn Thị Hương Giang - K40E1 - Ngữ Văn

-

Trang 19


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Nhà thơ đã khẳng định cái thắng của giặc chỉ là cái "thắng lâm thời" mà
thôi bởi vì chũng đã, đang và sẽ gặp nhiều sự giáng trả quyết liệt của nhân
dân: và nhà thơ đã khẳng định:
"Ở đâu có u thương ở đó vẫn cịn sự sống"
Và chúng đã bị:
"Hai lần thất bại thảm hại ở Tây Ninh
Thịt Mỹ hoá bùn, vãi vất, thối đất khe Sanh
Sân bay Chu Lai run dài máy bay Mỹ chết
Mỹ chở xác về nhà, không thể túi ni lông đựng hết"
Trong trận "Đánh ở Bình - Giã" tác giả Yến Lan cũng viết:
Đánh mọi lúc, mọi chỗ
Như tát cạn đìa ta làm lưới gõ
Vận thiết giáp, giặc bò
Ta bẻ gãy càng, bỏ giỏ cua
Vận trực thăng giặc la mình nhái

Vết lửa vút lên, ta thắt đãy
Nếu như lúc trước chúng dùng lực lượng đông đảo để uy hiếp quân và
dân ta thì giờ đây dân ta với lợi thế là dân địa phương với lòng quyết tâm ồ ạt
đã liên tiếp giáng trả lại chúng những địn đích đáng với quyết tâm và chiến
lược:
Đánh tối ngày, đánh sáng đêm
Đánh vừa chận viện vừa công kiên

Nguyễn Thị Hương Giang - K40E1 - Ngữ Văn

-

Trang 20


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

Với khí thế “càng đánh càng hăng, hăng càng mạnh” quân dân ta đã dồn
địch đến chân tường làm chúng thiệt hại to lớn cả về sức người, sức của:
"Dinh luỹ Sài Gịn phải lắc lư
Lính ngụy cá mè toi cả lứa"
"Diệt hàng tiểu đoàn quân chủ lực"

Và:

"Trận sau nhào gãy hết trực thăng"
…………………..
Mỗi trận đánh là một chiến công ghi vào sổ vàng truyền thống của dân tộc.
Và đến đây chúng ta có thể thấy rằng dường như mỗi tội ác mà kẻ thù
gây ra cho dân tộc, làm hại nhân dân điều bị đáp lại bằng một thất bại thích

đáng.
1.1.3. Đau thương của nhân dân của dân tộc
"Thơ tức là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp" (Sóng
Hồng). Hiện thực đau thương của nhân dân của dân tộc được các tác giả trong
thời kỳ này khắc hoạ rất chi tiết nó gắn liền với tội ác của kẻ thù mỗi lần kẻ thù
gây tội ác là một lần dân tộc trằn mình lên để né tránh, gánh chịu và chống trả
lại chúng. Có thể nói những đau thương của nhân dân của dân tộc trong thời
kỳ này không ngọn bút nào có thể kể hết, tái hiện lại hiện thực đau thương của
nhân dân của dân tộc cũng là một đặc sắc của thơ kháng chiến thời kỳ này.
Trong bài "Cái chết của em Dần" của Nguyễn Xuân Thâm là một nỗi đau
Em Dần chết chưa ăn cơm trưa
Em Dần chết với hai củ khoai trong túi áo

Nguyễn Thị Hương Giang - K40E1 - Ngữ Văn

-

Trang 21


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Một cái chết rất thương tâm và đau đớn của một em bé đã làm cảm động
bao nhiêu tấm lòng. Em chết vào lúc giờ trưa và chưa được ăn cơm chỉ "với 2
củ khoa trong túi áo". Người mẹ đã xót xa đau đớn khi:
Mẹ đào đất lên đất chảy máu
Em Dần ơi sao mẹ gọi không thưa
Bữa cơm chiều một đôi đũa so thừa
Bọn giặc nước đã cướp con của mẹ
Dần ra đi khi đang còn thơ ấu, khi mà tương lai mới đang hé mở với bao

nhiêu dự định tốt đẹp, lạc quan giữa lúc cuộc sống khắc nghiệt:
Em dần chết khi em đang vẽ
Dịng Mê kơng x chín nhánh phù sa
Em Dần chết rồi như đang ngủ
Đèn ở trên bàn trang sách mở
Chết giữa lúc cuộc sống đang là một thế giới huyền bí và con người đang
có bao nhiêu nhu cầu khám phá, em mất đi để lại nỗi thương tiếc khôn ngi
cho cha mẹ và những người thân, họ xót xa, đau đớn trước cái chết của em và
chỗ trống mà em để lại biết lấy gì lấp đi đây:
Sớm mai mẹ có gọi lùa trâu
Ai huơ roi cưỡi con cộ đi đầu?
Em chết đi cha mẹ và người thân mất đi một đứa con yêu thương. Đất
nước mất một công dân ưu tú bởi sự đóng góp của em khi "Tuổi nhỏ làm việc
nhỏ" và khi đã lớn lên rất có ý nghĩa nhưng:
Em chẳng cịn lớn lên làm thuỷ lợi

Nguyễn Thị Hương Giang - K40E1 - Ngữ Văn

-

Trang 22


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Vạch em đo trền tường đêm nay dừng lại.
Trong một bài thơ khác của Xuân Miễn: Một trận bom huỷ diệt dáng dấp
của người đưa thư đã tác động mạnh mẽ vào tâm hồn nhà thơ và giúp nhà thơ
có một tứ thơ sắc sảo nói về những đau thương mất mát mà nhân dân phải
chịu với nhan đề "Bức thư không người nhận". Mở đầu bài thơ tác giả miêu tả

nỗi vui sướng chờ đón tin nhà, tin con cháu của một cụ già trong trại an
dưỡng
"Cụ Võ Đước có thư ra nhận!"
Ơi! Một lá thư! Vui sướng nào hơn
Nếu như những ngày trước đó mỗi lần người đưa thư đến đều được đáp
lại bằng sự chờ đợi và sung sướng hân hoan của người được nhận thư thì
hơm nay vẫn tiếng gọi quen thuộc ấy nhưng khung cảnh đã trở nên tan hoang
vắng lặng, xơ xác tiêu điều vì trận bom Mỹ dội xuống:
"Cụ Võ Đước có thư ra nhận!"
Trại an dưỡng tan hoang vắng lặng
Cụ Võ Đước còn đâu
Chiều qua, giặc Mỹ lẻn vào
Bom rơi nhà cửa rào rào chuyển rung
Chẳng là sắt thép bê tơng
Gió đưa xác cụ vùi cùng cỏ cây!
Chiến tranh đã không chừa một ai cả cụ già, cả em nhỏ ngây thơ đều bị
sát hại. Và toàn dân tộc nhuốm một màu đau thương mất mát.
Trong bài "Trả lời thư bạn ở Miền Nam" nhà thơ Trinh Đường kể lại:
Anh viết từ năm ngoái

Nguyễn Thị Hương Giang - K40E1 - Ngữ Văn

-

Trang 23


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

Năm nay mới đến tơi

Ơi lá thư ngắn ngủi
sau mười hai năm trời
Sau 12 năm nhận được thư bạn tác giả vừa xúc động vừa bùi ngùi chua
xót: xúc động vì nhận được tin bạn biết được tình cảm của bạn dành cho
mình. Bùi ngùi, chua xót vì cả bạn và mình đều là những nạn nhân của cuộc
chiến tranh này:
làng anh tên cũng mất
Giặc xoá làm sân bay
Nhà tôi chim vỡ tổ
Lạc cả tiếng gọi bầy
Nhưng chưa hết, chưa dừng lại ở cảnh làng mất tên, nhà tan tác… giặc lại
tiếp tục gây tội ác
Chồng lên vết thương xưa
Lại vết thương mới nữa
Như trước tuyến lửa giăng
Lại giăng thêm tuyến lửa
Và đặc biệt hơn cả làng tơi và làng anh đầu có những con người anh hùng
bất khuất không chịu nao núng trước kẻ thù, cứ tiếp mãi tiếp mãi bước quân
hành dài trên đường ra trận diệt thù:
Chưa tới nửa đời người
Mà trăm năm đánh giặc
Mình ta một chiến hào

Nguyễn Thị Hương Giang - K40E1 - Ngữ Văn

-

Trang 24



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Chống ba thằng đế quốc
Con người anh hùng, trên quê hương anh hùng tiếp nối truyền thống anh
hùng sẽ phủ nhận tất cả nỗi đau để đi lên khẳng định mình bằng chiến thắng
để làm được việc đó thì khơng có gì hơn được là lịng căm thù giặc tính kiên
trì và ý chí kiên cường lịng quyết tâm sắt đá:
"Cha còn mang quân hàm
Con đã xin nhập ngũ
Một hòn đá Trường Sơn
Cha con từng gối ngủ
Và tác giả khẳng định:
Nhưng trên hết anh nhỉ
Là sức ta trường kỳ
Con đường lên chiến thắng
Là xác thù ta đi
Cái hiện thực đang tồn tại đi vào trong thơ vẫn khơng bớt phần gay go ác
liệt, đối lúc có thương cảm nhưng chúng ta vẫn cảm nhận ra tất cả những điều
ấy đều được chọn lọc bằng một ngòi bút một tầm lịng thực sự có trách nhiệm.
Những cao điểm cây cụt ngọn. Những vùng rừng B52, những đồng đội hi sinh
nằm tại Trường Sơn. những bà mẹ Quảng Bình mấy năm ở hầm sâu… Cuộc
sống trần trụi, tỉnh táo mà có sức lay động mạnh. Cuộc chiến tranh đã biến
khung cảnh thanh bình, n ấm của làng q, thơn xóm thành những hố bom
những trận địa. Biến những con người chỉ biết yêu thương thành những người
có cả con tim và khối óc chứa chật khoang căm thù. Trong khung cảnh:
Dưới mặt trời:

Nguyễn Thị Hương Giang - K40E1 - Ngữ Văn

-


Trang 25


×