Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Ảnh hưởng của nguyên tố kẽm zn đến một số chỉ tiêu sinh lí, sinh hoá hai giống ngô b9681 và lvn10 ở giai đoạn nảy mầm và cây con

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 69 trang )

Luận Văn Tốt Nghiệp
Thị Thu Hà



Phạm

LỜI CẢM ƠN
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Thạc sĩ: Mai Văn Chung –
Cán bộ giảng dạy bộ môn Sinh lý thực vật – Khoa Sinh học – Trường Đại học
Vinh, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em
hồn thành khố luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin được cảm ơn các thầy giáo, cơ giáo trong bộ mơn Sinh lý Sinh hố Thực vật, Ban Chủ nhiệm khoa và các thầy cô giáo trong Khoa Sinh,
cùng các anh chị học viên và các bạn trong lớp đã nhiệt tình giúp đỡ em
trong quá trình thực hiện đề tài./.
Vinh, tháng 5 năm 2004.
Sinh viên:

=1=

Phạm Thị Thu Hà


Luận Văn Tốt Nghiệp
Thị Thu Hà



Phạm

MỞ ĐẦU


Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, điều kiện tự
nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Đặc trƣng của nền kinh tế nƣớc
ta là nông nghiệp, chiếm 80% tỷ trọng nền kinh tế quốc dân. Hàng năm, sản
xuất nơng nghiệp đóng góp 35% - 45%, tổng sản phẩm xã hội 47% - 50 %
thu nhập quốc dân, góp phần quan trọng trong việc ổn định chính trị và phát
triển kinh tế. Trong đƣờng lối phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nƣớc ta đã xác
định: “....trong giai đoạn hiện nay phải ra sức phát triển nông nghiệp, coi
nông nghiệp là mặt trận hàng đầu” (Kế hoạch 5 năm 1976 - 1980 tại Đại hội
IV của Đảng).
Để phát huy thế mạnh của sản xuất nông nghiệp, nƣớc ta đã và đang
tiến hành việc đa dạng hoá cây trồng, trong đó ngơ đƣợc xem là cây lƣơng
thực quan trọng thứ hai (sau cây lúa) bởi cây ngơ có nhiều đặc điểm tốt. Về
đặc điểm thực vật học, cây ngô thuộc nhóm thực vật C4, có khả năng chống
chịu tốt với điều kiện môi trƣờng bất lợi, cho năng suất cao. Hoa ngơ khác
tính cùng gốc, thụ phấn chéo nên hiệu suất đậu quả, hạt lớn.
Giá trị sử dụng ngô rất đa dạng: làm lƣơng thực cho con ngƣời, thức ăn
cho gia súc- gia cầm, làm nguyên liệu cho công nghiệp. Từ ngơ có thể chế ra
đƣợc 670 loại hàng hố khác nhau của các ngành công nghiệp thực phẩm,
công nghiệp nhẹ, công nghiệp dƣợc phẩm. Thân, lá ngô đƣợc dùng làm giấy,
làm thảm, hạt ngơ chiết dầu, sản xuất mì chính, đƣờng... Dầu ngơ là dầu thực
vật q có tác dụng làm giảm, ngăn ngừa quá trình xơ cứng động mạch. Từ
đƣờng ngơ có thể sản xuất ra bánh mì, xi rô, nƣớc giải khát, bia, rƣợu... [15].
Ở những nƣớc phát triển, sản lƣợng ngô dùng cho chăn nuôi khoảng
70%, làm lƣơng thực và thực phẩm 20%, số còn lại dùng làm giống và chế
biến. Đối với các nƣớc đang và kém phát triển, phần lớn ngô đƣợc dùng làm
=2=


Luận Văn Tốt Nghiệp
Thị Thu Hà




Phạm

lƣơng thực. Nhiều nƣớc trồng ngơ làm rau xanh [15]. Cịn ở Việt Nam, ngơ
là cây trồng có thể phát triển và cho năng suất cao ở nhiều vùng, trong nhiều
mùa vụ và sử dụng chủ yếu làm lƣơng thực, chế biến.
Năng suất cây trồng phụ thuộc vào giống, đất đai, chế độ nƣớc và phân
bón; trong đó dinh dƣỡng khống đóng vai trị quan trọng, quyết định tới 60 –
70 % năng suất. Nhiều năm gần đây, ở nhiều nƣớc trên thế giới và ở nƣớc ta,
ngƣời ta đã phối hợp các loại phân bón đa lƣợng N, P, K theo những hàm
lƣợng và tỷ lệ nhất định. Kết quả của sự phối hợp này đã làm tăng năng suất
một số cây trồng một cách đáng kể. Bên cạnh nhu cầu dinh dƣỡng khoáng đa
lƣợng, sinh trƣởng và phát triển của cây trồng còn chịu sự chi phối một phần
quan trọng bởi các khoáng vi lƣợng.
Đã có những nghiên cứu về vai trị của các nguyên tố vi lƣợng đối với
cây trồng. Phan Viết Ban (1998) đã tìm hiểu ảnh hƣởng của Molipden đến
sinh trƣởng, phát triển của cây đậu tƣơng DT 94 [3]. Trần thị Thắm (2001)
nghiên cứu ảnh hƣởng của nguyên tố vi lƣợng đến giống lúa Khang Dân 18
[27]. Hà Thị Thanh Nhàn (2001) tìm hiểu vai trị của các ngun tố P, K và
Zn, đến một số chỉ tiêu sinh lý và năng suất cây đậu tƣơng DT 84 [21]... Việc
tìm hiểu ảnh hƣởng của nguyên tố vi lƣợng đến q trình sinh trƣởng, phát
triển của ngơ chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tơi
tiến hành tìm hiểu đề tài: “Ảnh hưởng của nguyên tố vi lượng Zn đến một số
chỉ tiêu sinh lý, sinh hố hai giống ngơ B9681 và LVN10 ở giai đoạn nảy
mầm và cây con”.
Mục đích đề tài, nhằm tìm hiểu ảnh hƣởng của các thang nồng độ dung
dịch chứa nguyên tố vi lƣợng Zn đến một số chỉ tiêu sinh lý sinh hố hai
giống ngơ B9681 và LVN10 để có đƣợc những dẫn liệu về vai trò của Zn đến

sinh trƣởng và phát triển của cây ngô trong giai đoạn nảy mầm và cây con,

=3=


Luận Văn Tốt Nghiệp
Thị Thu Hà



Phạm

góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng Zn trong trồng ngô nhằm
nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng.
CHƢƠNG I

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm sinh học.
1.1.1. Nguồn gốc: Cây ngô (Zea mays L.) là cây lƣơng thực một năm,
hoa đơn tính cùng gốc. Theo Magelsdort và Reeves (1959) thì Mêhicơ và
Guatemala là nơi đầu tiên đã thuần hố ngô thành cây trồng. Cuối thế kỷ XV,
ngô đã đƣợc trồng ở Bắc và Nam Mỹ. Năm 1893, Christophe Colombo đã
giới thiệu cây ngô với ngƣời Châu Âu và các nƣớc khác trên thế giới. Năm
1946, ngƣời Bồ Đào Nha nhập ngơ vào Inđơnêxia, sau đó ngơ đƣợc đƣa sang
Đơng Dƣơng. Đến giữa thế kỷ XX, ngô đã phổ biến rộng rãi trên thế giới.
Ở nƣớc ta, theo Lê Quý Đôn (trong: “Vân đài loại ngữ”) vào cuối thế
kỷ XV, sứ thần của nƣớc ta là Lƣơng Thế Vinh đã lấy ngô từ Trung Quốc về
trồng ở Sơn Tây. Từ đây, ngô đƣợc trồng ở nhiều địa phƣơng trong nƣớc [19].
1.1.2. Phân loại:
Ngơ (Zea mays L.) thuộc:

Chi :

Maydeae

Họ Hồ thảo:

Gramineae.

Bộ Hồ thảo:

Graminales.

Lớp Một lá mầm:

Monocoty edoneae.

Ngành Hạt kín:

Angio permatophyta.

Việc phân chia các lồi phụ trong lồi ngơ dựa vào đặc điểm hạt có
mày hay khơng ? hình thái bên ngồi và đặc điểm bên trong (Kernike-1920).
Sturtevant E. L. đã dựa vào ngun tắc trên chia ngơ thành 7 lồi phụ, sau đó

=4=


Luận Văn Tốt Nghiệp
Thị Thu Hà




Phạm

thêm ngôn nếp Trung Quốc (Colins G.N 1909) thành 8 loài phụ. Gần đây,
Kulesov N.N và Koiwkhov I.V bổ sung thêm dạng ngô nửa răng ngựa, tất cả
gồm 9 lồi phụ sau:
+ Ngơ bọc : (Zea mays tunicata Sturt) là dạng nguyên thủy, mỗi hạt
trên bắp đều có vỏ bọc do mày nhỏ, mày trên phân hố thành, trên đỉnh có râu
dài. Lồi phụ này có nhiều lá, hoa cờ phát triển, đơi khi có hạt trên bông cờ.
Hạt cứng, tinh bột dạng sừng, nguồn gốc ở Mêhicô.
+ Ngô nổ (Zea mays everta Sturt): Hạt tƣơng đối nhỏ, nội nhũ hầu nhƣ
toàn bộ là nội nhũ sừng. Thuộc loại ngô tẻ, bắp và lỏi bắp bé. Hạt ngơ nổ có
màu trắng, vàng. Cây tƣơng đối nhỏ, đẻ nhánh nhiều.
+ Ngô bột (Zea mays amylacea Sturt): Hạt hầu nhƣ khơng có lớp sừng,
nội nhũ cấu tạo hoàn toàn bằng tinh bột, hạt màu trắng sữa, bên trong mềm dễ
xay thành bột, làm nguyên liệu tốt để sản xuất bột và làm rƣợu. Đầu hạt hình
trịn giống nhƣ hạt ngơ tẻ, cây nhiều lá, có thể đẻ nhánh.
+ Ngô đƣờng (Zea mays saccharata Sturt): Mặt hạt nhăn nheo hơi đục,
phôi tƣơng đối lớn, nội nhũ sừng, trong hạt có nhiều hyđratcacbon dễ tan
(Dextin). Khi chín sữa, lƣợng đƣờng trong hạt khoảng 15%-18%, khi chín
hồn tồn tỷ lệ đƣờng trong hạt giảm dần. Ngô này thƣờng đƣợc dùng làm rau
khi chƣa chín, phần lớn thƣờng dùng để làm đồ hộp. Hạt ngơ đƣờng có màu
vàng, trắng, xanh, đỏ tía. Ngơ đƣờng cây nhỏ, đẻ nhánh nhiều.
+ Ngơ răng ngựa (Zea mays indentata Sturt): Thơng thƣờng có bắp và
hạt tƣơng đối lớn, nhìn ngang hạt hình chữ nhật. Nội nhũ sừng nằm hai bên
cạnh hạt, đầu và giữa hạt là nội nhủ bột, khi chín lõm xuống nhƣ răng ngựa.
Hạt tƣơng đối lớn, màu vàng, trắng, tím.v.v...Lõi bắp tƣơng đối nhỏ, màu
trắng, đỏ tía, đỏ nhạt. Thân cây tƣơng đối cao lớn, yêu cầu nhiều nƣớc và
phân, năng suất khá cao, có giá trị làm thức ăn gia súc.


=5=


Luận Văn Tốt Nghiệp
Thị Thu Hà



Phạm

+ Ngô nửa răng ngựa (Zea mays semiindentata Kulesh): Là dạng trung
gian giữa ngô răng ngựa và ngô tẻ.
+ Ngô tẻ hay ngô đá rắn (Zea mays indurat Sturt): Đầu hạt hình trịn,
xung quanh có nội nhũ bột. Phẩm chất hạt tƣơng đối tốt, màu hạt vàng, trắng,
xanh, đỏ, tía...phần lớn là vàng và trắng. Lõi bắp tƣơng đối to, tỉ lệ hạt tƣơng
đối thấp, năng suất thấp.
+ Ngô nếp (Zea mays ceratina Kulesh): Tất cả nội nhũ hạt là tinh bột
mạch nhánh, sau khi bị thuỷ phân dễ hình thành Dextin dạng keo. Ngơ nếp là
lồi phụ đƣợc hình thành sau khi đã nhập ngơ vào Trung Quốc, nó xuất hiện
từ Quảng Tây hoặc Vân Nam gọi là ngô nếp Trung Quốc (Zea mays sinesis).
+ Ngô đƣờng bột (Zea mays amylacea saccharata): Phần trên hạt là
sừng, có tƣơng đối nhiều tinh bột đƣờng, phần dƣới là nội nhũ bột. Có nguồn
gốc ở Nam Mỹ [15].
1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây ngô.
Thời gian sinh trƣởng của cây ngô từ khi gieo đến khi chín trung bình
từ 90 – 160 ngày, tuỳ từng giống và điều kiện ngoại cảnh. Sự phát triển của
cây ngơ có thể chia làm hai giai đoạn sau:
+ Giai đoạn đầu (giai đoạn sinh trƣởng dinh dƣỡng): Những mơ khác
nhau phát triển và phân hố cho đến khi các cấu trúc hoa xuất hiện. Giai

đoạn này gồm hai chu kỳ. Ở chu kỳ đầu, những lá đầu tiên đƣợc hình thành
và tiếp tục phát triển. Việc tổng hợp chất khơ ở chu kì này chậm, nó kết thúc
khi mơ tế bào bắt đầu phân hố hình thành cơ quan sinh sản. Ở chu kỳ thứ
hai, các lá và cơ quan sinh sản phát triển, chu kỳ này kết thúc với sự xuất
hiện của nhị cái.
+ Giai đoạn thứ hai (giai đoạn sinh trƣởng sinh thực): Bắt đầu với việc
các hoa cái đƣợc thụ phấn và thụ tinh. Pha đầu của giai đoạn này có đặc điểm

=6=


Luận Văn Tốt Nghiệp
Thị Thu Hà



Phạm

là tăng trọng lƣợng lá và những phần hoa khác. Suốt pha thứ hai trọng lƣợng
hạt tăng nhanh (Tanaka và Tamaguichi, 1972).
1.1.4. Đặc điểm sinh thái của cây ngô.
Cũng nhƣ các loại cây trồng khác, q trình sinh trƣởng và phát triển
của cây ngơ ln luôn chịu tác động của các nhân tố sinh thái nhƣ: nhiệt độ,
ánh sáng, nƣớc...
a) Nhiệt độ: Ngô là cây ƣa nhiệt, lƣợng nhiệt yêu cầu của ngô phụ
thuộc vào giống. Trong vịng đời, cây ngơ cần một lƣợng nhiệt từ 2.0000C đến
2.2000C cho giống chín sớm, 2.3000C – 2.6000C cho giống chín vừa và
2.7000C – 3.0000C cho giống chín muộn. Vào các thời kỳ khác nhau, cây ngô
cần lƣợng nhiệt khác nhau, thời gian đầu ngô cần nhiều nhiệt. Nhiệt độ thích
hợp nhất cho ngơ là 220C – 280C, dƣới 180C hoặc trên 300C đều không thuận

lợi cho ngô phát triển. Lƣợng nhiệt thấp, thời gian sinh trƣởng kéo dài. Lƣợng
nhiệt tăng lên, thời gian sinh trƣởng ngắn lại. Nếu nhiệt độ dƣới 10 0C thì quá
trình sinh trƣởng của ngô sẽ bị ngừng trệ [19].
b) Ánh sáng: Ngô là cây ngắn ngày, cần khoảng 12 giờ chiếu sáng
trong ngày, nếu thời gian chiếu sáng nhiều quá 12 giờ/ngày thì cây bƣớc vào
giai đoạn hình thành cơ quan sinh sản chậm. Theo S.S. Sain (1959 – 1964),
Kuperman (1956) không chỉ thời gian chiếu sáng mà còn cả chất lƣợng ánh
sáng cũng ảnh hƣởng đáng kể đến nhịp độ phát triển của cây ngơ. Những tia
sáng có bƣớc sóng dài đã kìm hãm sự sinh trƣởng của cây, các tia sáng có
bƣớc sóng ngắn lại thúc đẩy sự phát triển. Thành phần quang phổ ánh sáng
khác nhau không những ảnh hƣởng đến sự phát triển của bông cờ và bắp ngơ
mà cịn ảnh hƣởng tới sự phát triển của thân, độ dài đốt cũng nhƣ cơ cấu và
kích thƣớc của lá.

=7=


Luận Văn Tốt Nghiệp
Thị Thu Hà



Phạm

Ánh sáng và quang hợp là mối quan hệ có ảnh hƣởng rất lớn đến năng
suất. Theo thí nghiệm của D.N.Moss (1965) dƣới ảnh hƣởng của bức xạ nhiệt
nhân tạo, quang hợp của lá ngô tăng lên theo cƣờng độ của bức xạ.
c) Nước: Tuỳ mùa vụ, tuỳ giống, tuỳ điều kiện thâm canh, tuỳ từng giai
đoạn phát triển mà lƣợng nƣớc yêu cầu cho ngơ có khác nhau.
Ngơ là cây trồng cạn, bộ rễ phát triển rất mạnh nên có khả năng hút

nƣớc khoẻ hơn nhiều cây khác và sử dụng nƣớc tiết kiệm hơn để hình thành
chất khơ. Tuy nhiên, trong vịng đời của mỗi cây ngơ cần trung bình khoảng
100 lít nƣớc, 1 ha ngô cần khoảng 3.000 – 4.000 m3 nƣớc. Nhu cầu nƣớc và
khả năng chịu hạn của ngô qua từng thời kỳ sinh trƣởng có khác nhau: Ở thời
kỳ ngô 7 – 13 lá cần 35 – 38 m3 H2O /ha/ngày, thời kỳ xoáy nõn trổ cờ và
phun râu cần 65 – 70 m3 H2O /ha/ngày; từ thụ tinh đến chín sữa ngơ vẫn cần
nhiều nƣớc, sau đó u cầu nƣớc giảm dần. Ngơ là cây khơng có khả năng
chịu úng, thậm chí độ ẩm đất quá cao (>80%) có ảnh hƣởng xấu đến sinh
trƣởng, phát triển của cây ngô, đặc biệt là thời kỳ cây con.
d) Đất: Ngô có thể trồng đƣợc trên nhiều loại đất, tuy vậy thích hợp
nhất là đất có thành phần cơ giới nhẹ, thịt pha cát, tầng đất trồng dày, tơi xốp,
tầng mùn sâu, đủ dinh dƣỡng, đủ độ ẩm, pH từ 5,5 – 7,5; ở pH < 5 (đất chua)
ngô mọc rất kém.
e) Dinh dưỡng của cây ngô
Muốn cho ngô đạt năng suất cao phải trồng ngô trên các loại đất giàu
dinh dƣỡng. Cây ngô hút hầu hết các chất dinh dƣỡng có trong lớp đất canh
tác của vỏ trái đất. Để tạo thành chất hữu cơ, ngoài nhiệt độ, ánh sáng, nƣớc,
khí CO2 thì cây cần nhiều chất khống. Các chất dinh dƣỡng quan trọng cung
cấp cho ngô là đạm, lân, kali, Ca, Mg cũng nhƣ các nguyên tố vi lƣợng: Mn,
Fe, S, Zn, Mo...

=8=


Luận Văn Tốt Nghiệp
Thị Thu Hà



Phạm


1.2. Tình hình sản xuất ngơ trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Sản lƣợng ngô trên thế giới trong 10 năm (từ 1970 – 1972 đến 1980 –
1982) hàng năm tăng 3,8%/năm và đạt tới 434 triệu tấn. Ở những nƣớc đang
phát triển, tốc độ sản xuất ngô là 3,9%/năm. Trung Quốc với tốc độ tăng hàng
năm 6,3% và đạt 40% sản lƣợng của những nƣớc đang phát triển. Trong khi
đó, ở Châu Mỹ La Tinh và các nƣớc Châu Á đang phát triển khác, tốc độ tăng
hàng năm đạt đƣợc mức 2,8%. Trái lại ở vùng phụ cận sa mạc Sahara (Châu
Phi) tốc độ phát triển hàng năm chỉ là 0,8%.
Ở các nƣớc phát triển, tốc độ tăng sản lƣợng ngô hàng năm xấp xỉ
3,8%. Mỹ sản xuất với tốc độ tăng hàng năm là 4,1% và cung cấp 45% sản
lƣợng ngô trên thế giới. Trong khi đó, ở Canađa sản lƣợng thu đƣợc hàng năm
tăng 8,4%, Tây Âu là 2,8%, Đông Âu và Liên Xô cũ là 2,4%.
Ở các nƣớc đang phát triển, năng suất ngơ tăng 2,8%, trong khi đó mở
rộng diện tích là 1,1%. Trung Quốc dẫn đầu, tăng 4,3%/năm. Ở các nƣớc phát
triển, năng suất tăng hàng năm 2,7% và dẫn đầu là Hy Lạp 8,6%. Tại Mỹ
năng suất tăng 2% nhƣng với diện tích chiếm 50% trong các nƣớc phát triển.
Điểm nổi bật về trồng ngô ở các nƣớc phát triển là dựa vào tăng năng suất,
còn ở các nƣớc đang phát triển chủ yếu bàng cách tăng diện tích trồng. Theo
thống kê gần đây, diện tích trồng ngơ các nƣớc đang phát triển chiếm 60%
tổng diện tích, nhƣng sản lƣợng chỉ chiếm 35% tổng sản lƣợng ngô thế giới.
Về mặt diện tích trồng và tổng sản lƣợng, ngơ đứng vị trí thứ ba, sau
cây lúa mì và lúa nƣớc. Cây ngô đƣợc coi là một trong ba cây lƣơng thực
quan trọng nhất thế giới, là một trong những cây trồng quan trọng nhất ở các
vùng ôn đới ấm cũng nhƣ vùng nhiệt đới ẩm. Ngô cũng đƣợc trồng thành
công ở vùng nhiệt đới.

=9=



Luận Văn Tốt Nghiệp
Thị Thu Hà



Phạm

Theo thống kê của Trung tâm cải lƣơng ngô và lúa mỳ quốc tế
(CIMMYT, 1993/1994) trong các năm 1993 – 1994 diện tích trồng ngơ toàn
thế giới là 129. 804. 000 ha, đạt tổng sản lƣợng: 498.857.000 tấn. Năng suất
ngơ bình qn chung tồn thế giới 3,8 tấn/ha, năng suất bình quân chung của
các nƣớc phát triển Tây Âu và Bắc Mỹ là 6,9 tấn/ha và của các nƣớc đang
phát triển là 2,5 tấn/ha. Do có những ƣu điểm nổi bật so với các loại cây trồng
khác nên ngô đƣợc trồng ở hầu hết ở các nƣớc trên thế giới, đặc biệt có một
số nƣớc trồng ngơ với diện tích lớn (Bảng 1) và đạt năng suất cao (Bảng 2)
Bảng 1: Những nước có diện tích trồng ngơ lớn trên thế giới (1993)
Tên nƣớc

Diện tích
(1.000 ha)

Năng suất
(Tấn/ha)

Sản lƣợng
(1.000 tấn)

Mỹ
Trung Quốc

Brazin
Mêhicô
Ấn Độ

28 050
21 450
12 644
7 212
5 981

7,50
4,50
2,00
2,00
1,50

210 730
97 196
25 235
14 630
9 171

Bảng 2: Những nước trồng ngô đạt năng suất cao trên thế giới (năm 1993)
Nƣớc sản xuất

Năng suất (tấn/ha)

Diện tích (1.000 ha)

Hy Lạp


9,9

217

Ơxtrây lia

8,2

185

Italia

7,8

824

Mỹ

7,5

28 050

Đức

7,1

263

Pháp


7,0

1 728

Canađa

6,5

972

1.2.2. Tình hình sản xuất ngơ ở Việt Nam.
= 10 =


Luận Văn Tốt Nghiệp
Thị Thu Hà



Phạm

Cây ngô đƣợc nhập nội vào nƣớc ta cách đây hơn 500 năm, đến nay đã
trở thành cây lƣơng thực quan trọng lớn thứ hai sau cây lúa. Ngô đƣợc trồng ở
cả 3 vùng : Đồng bằng, trung du và miền núi. Trong giai đoạn 1975- 1981,
diện tích và sản lƣợng ngơ tăng do mở rộng diện tích ở cả hai miền Nam Bắc.
Trong giai đoạn này, tổng diện tích gieo trồng khoảng 400.000ha, năng suất
bình quân khoảng dƣới 1,3 tấn/ha và tổng sản lƣợng xấp xỉ 500.000 tấn/ năm.
Từ năm 1984, tổng sản lƣợng ngô hạt bắt đầu tăng trên 500.000tấn/năm.
Sự thay đổi này do nâng cao năng suất ngô ở đồng bằng Sông Hồng, Tây

Nguyên và miền Đông Nam Bộ, trong khi tổng diện tích sản xuất khơng tăng.
Trong giai đoạn 1986 – 1990, sau khi áp dụng kỹ thuật trồng ngô đông
trên nền đất ƣớt sau khi thu hoạch lúa (trên đất hai lúa) thành cơng ở Miền
Bắc, hàng nghìn ha ngơ bầu đƣợc trồng trên những ruộng lúa mùa sớm từ
cuối tháng 9 đầu tháng 10 và thu hoạch vào tháng 11 trƣớc khi vụ lúa xuân
bắt đầu.
Hiện nay nền kinh tế ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật có những
bƣớc chuyển biến mạnh mẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và cải
tạo giống ngơ có năng suất cao và phẩm chất tốt. Đến năm 2000, diện tích
trồng ngơ trên cả nƣớc đạt 1.000.000 ha, năng suất khoảng 3,0 tấn/ha, sản
lƣợng 3.000.000 tấn/năm.
Để nâng cao năng suất, chất lƣợng và phẩm chất ngơ thì việc tạo giống
là rất quan trọng. Giống đó phải cho năng suất cao, chống chịu tốt với điều
kiện bất lợi của môi trƣờng, có nền diện tích rộng, phù hợp với điều kiện sinh
thái của từng vùng và ở các vụ khác nhau. Do đó mà vấn đề giống ngơ đang
đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và tìm cách cải tạo.
Ở nƣớc ta, các giống ngô thụ phấn tự do đang đƣợc sử dụng rộng rãi
nhƣ VM1, MSB4, Q2, VN1, B9681, LVN10 có năng suất cao, chất lƣợng tốt,
có khả năng thích ứng rộng, đã và đang đƣợc trồng phổ biến ở nhiều nơi.
= 11 =


Luận Văn Tốt Nghiệp
Thị Thu Hà



Phạm

Ngoài việc sử dụng giống ngơ tự thụ phấn tự do ở nƣớc ta cịn đƣa các giống

ngô lai vào sản xuất [2].
1.3. Vi lượng đối với cây trồng và tình hình nghiên cứu về vai trò của
vi lượng đối với cây trồng.
1.3.1. Vai trò sinh lý của nguyên tố vi lượng đối với cây trồng.
Trong 74 ngun tố hố học tìm thấy trong cơ thể thực vật có 11
nguyên tố đa lƣợng, chiếm 99,95% trọng lƣợng chất khơ. Số ngun tố hố
học cịn lại gồm 63 nguyên tố là vi lƣợng và siêu vi lƣợng, chiếm 0,05%. Mặc
dù với tỷ lệ rất nhỏ nhƣng các ngun tố vi lƣợng đóng một vai trị quan trọng
đối với mọi hoạt động sống diễn ra trong cây.
a) Nguyên tố vi lượng và các enzim
Hầu hết các quá trình tổng hợp và chuyển hố các hố chất đƣợc thực
hiện nhờ các enzim, mà trong thành phần các enzim đó đều có các nguyên tố
vi lƣợng. Cho đến nay, ngƣời ta đã biết khoảng 1. 000 hệ enzim thì 1/3 tổng
số ezim này đƣợc hoạt hoá bằng 17 kim loại vi lƣợng khác nhau. Sự hình
thành phức chất của enzim và kim loại đã làm cho hoạt tính xúc tác của
enzim tăng lên gấp bội. Ví dụ: nhƣ Cu2+ trong enzim Ascorbinoxydase tăng
hoạt tính gấp 100 lần so với Cu2+ ion tự do (Nason – 1958) hoặc Fe2+ trong
enzim catalaza hay peroxydase tăng xúc tác phân giải H2O2 lên gấp 1010 lần
so với hoạt tính của ion Fe2+ tự do (Lehinger – 1950). Tuy nhiên, bên cạnh
việc tăng hoạt tính của enzim, nhiều nguyên tố vi lƣợng cũng gây ra tác động
ức chế enzim, gây biến tính prơtêin, Ermolenkơ (1960) cho rằng: Kim loại với
điện trƣờng (+) đã gây sự phân cực của phân tử cơ chất và khiến điện tử đổi
chổ, có thể dẫn đến sự yếu bớt liên kết nhất định. Do đó làm giảm năng lƣợng
hoạt hoá và tăng khả năng phản ứng [22, 13].
b) Vi lượng với các quá trình trao đổi chất

= 12 =


Luận Văn Tốt Nghiệp

Thị Thu Hà



Phạm

Các quá trình trao đổi chất ở sinh vật nói chung và ở thực vật nói riêng,
muốn thực hiện đƣợc phải có sự tham gia của enzim, mà vi lƣợng có quan hệ
chặt chẽ với enzim, cho nên các nguyên tố vi lƣợng đã tác động mạnh mẽ đến
các quá trình trao đổi chất.
Các nguyên tố vi lƣợng có tác dụng sâu sắc và nhiều mặt đối với quá
trình quang hợp. Sinh tổng hợp chlorophyl khơng những cần có Fe, Mg mà
cần có cả Mn, Cu... Các nguyên tố Co, Cu, Zn, Mo có ảnh hƣởng tốt đến độ
bền vững của chlorophyl. Zn, Co có tác dụng tốt đến sự tổng hợp carotenoit.
Các nguyên tố vi lƣợng có ảnh hƣởng tích cực đến hàm lƣợng và trạng thái
sinh lý của các nhóm sắc tố của cây, đến số lƣợng và chất lƣợng của lục lạp.
Các nguyên tố vi lƣợng là thành phần cấu trúc hoặc tác nhân hoạt hoá các
enzim tham gia trực tiếp trong pha sáng cũng nhƣ pha tối của quang hợp, do
đó tác động đến cƣờng độ quang hợp và sản phẩm quang hợp.
Các nguyên tố vi lƣợng cũng có liên quan thúc đẩy q trình hơ hấp
tạo cơ sở năng lƣợng cho q trình vận chuyển các chất. Cƣờng độ hơ hấp và
tốc độ của q trình ơxi hố khử tăng dƣới ảnh hƣởng của Mn, Cu, B, Mo.
Các nguyên tố vi lƣợng là thành phần cấu trúc bắt buộc của các hệ enzim ơxi
hố - khử trực tiếp tham gia vào các phản ứng quan trọng nhất của hô hấp
(các hệ cytocrom chứa Fe, polyphenoloxidase, ascorbinoxidase chứa Cu).
Nhiều nguyên tố vi lƣợng ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình photphoryl hố
ơxi hố tạo ATP. Ngồi ra, vi lƣợng cịn tham gia tích cực trong q trình
tổng hợp aminoaxit, cũng nhƣ tổng hợp prơtêin nhƣ: B, Mn, Mo.
Mo và Co cịn ảnh hƣởng đến sự trao đổi lipít và tinh bột ở cây đậu
Cowpea (Lê Thị Trĩ – 1995).

Các nguyên tố vi lƣợng cũng có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến quá trình trao
đổi nƣớc trong cây. B, Al, Co, Mn, Zn, Cu, Mo có tác dụng làm tăng khả
năng giữ nƣớc, độ ngậm nƣớc của mô. Nhiều nghiên cứu cho thấy, vi lƣợng
= 13 =


Luận Văn Tốt Nghiệp
Thị Thu Hà



Phạm

có tác dụng hạn chế cƣờng độ thoát hơi nƣớc vào các giờ ban trƣa, khi cây
gặp nóng và hạn, tăng cƣờng độ thốt hơi nƣớc vào buổi sáng và buổi chiều.
Nhiều thí nghiệm cũng đã chứng minh đƣợc mối liên hệ giữa vi lƣợng
với chất kích thích sinh trƣởng và vitamin trong cơ thể.
Vi lƣợng khơng chỉ ảnh hƣởng đến q trình quang hợp, hơ hấp, trao
đổi nƣớc, các q trình chuyển hố trong cây mà còn ảnh hƣởng đến khả năng
chống chịu của cây. Vi lƣợng làm tăng tính chịu hạn của cây (nhƣ: Mo, Mn,
Co, Al, B, Cu), làm tăng tính chịu nóng (nhƣ: Cu, Mo, Mn), làm tăng khả
năng chịu mặn của cây (nhƣ: B, Mn, Al, Cu,Zn...) [27].
1.3.2. Tình hình nghiên cứu vi lượng trên thế giới và ở Việt Nam
a) Tình hình nghiên cứu vi lượng trên thế giới
Lúc đầu ngƣời ta cho rằng vi lƣợng chỉ là những vệt khoáng lẫn và đi
vào cây một cách ngẫu nhiên do có mặt ở mơi trƣờng xung quanh. Đến thế kỷ
XIX, vẫn còn quan điểm cho rằng muốn sinh trƣởng bình thƣờng, các sinh vật
chỉ cần địi hỏi 10 ngun tố hoá học đại lƣợng [8, 24]. Tuy nhiên, các thí
nghiệm về sinh lý dinh dƣỡng khống vào cuối thế kỷ XIX đã xác định rõ vai
trò của các nguyên tố vi lƣợng. Trƣớc đó Raulin (1671), Timiriadep (1873) đã

phát hiện ra vai trò của Zn đối với nấm mốc và ngô, mở đầu giai đoạn mới
trong việc nghiên cứu dinh dƣỡng ở thực vật. Nhờ phƣơng pháp tinh chế
dung dịch dinh dƣỡng của Steiling (1935), Stout và Arnon(1939) đã chứng
minh đƣợc rằng: Cây hồn tồn khơng thể phát triển bình thƣờng nếu thiếu
các nguyên tố vi lƣợng nhƣ: Bo, Mn, Zn, Mo và đối với một số cây khác cịn
có cả Al, Si. Ngƣời ta đã thừa nhận rằng, các nguyên tố đó là tuyệt đối cần
thiết [19].
Nguyên tố vi lƣợng là nguyên tố có hàm lƣợng rất thấp trong cây nhƣng
lại có vai trị hết quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cây: Là thành

= 14 =


Luận Văn Tốt Nghiệp
Thị Thu Hà



Phạm

phần chính của enzim, là chất xúc tác các phản ứng sinh hoá diễn ra trong cơ
thể sống.
Trƣớc đây, do chƣa nắm đƣợc vai trò của vi lƣợng đối với cây trồng
nên việc sử dụng phân vi lƣợng trong sản xuất nơng nghiệp cịn rất hạn chế.
Trong vòng 30 năm trở lại đây, phân vi lƣợng đã đƣợc sử dụng rộng rãi trong
sản xuất đại trà và đem lại hiệu quả cao. Ở Liên Xô trong hơn 10 năm gần
đây, phân vi lƣợng đƣợc sử dụng tăng gấp 100 lần. Năm 1953, Liên Xô đã
dùng 1000 tấn phân vi lƣợng, năm 1962 đã dùng đến 116.000 tấn và hiện nay
trên 5 triệu ha bón phân này [19].
b) Tình hình nghiên cứu vi lượng ở Việt Nam

Vai trò của nguyên tố vi lƣợng đối với cây trồng đã đƣợc xác định rõ
vào cuối thế kỷ XIX. Nhƣng do điều kiện khách quan ở nƣớc ta việc nghiên
cứu phân vi lƣợng còn nhiều hạn chế. Và chỉ những năm gần đây việc nghiên
cứu nó mới đƣợc sự chú ý và quan tâm của nhiều nhà khoa học. Các nghiên
cứu của Lê Văn Căn, Võ Minh Kha, Phan Liêu đã cho thấy hiệu lực đáng kể
của Mo đối với bèo hoa dâu. Từ năm 1964 đến nay, đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu tìm hiểu tác động của: Mn, B, Cu, Zn... đối với nhiều loại cây
trồng nhƣ lúa, đậu Cowpea, đậu tƣơng... với nội dung chủ yếu là tập trung vào
xác định vai trò của nguyên tố vi lƣợng đối với từng loại cây, tìm ra mối quan
hệ giữa nguyên tố vi lƣợng và đại lƣợng. Nguyễn Thị Phòng (1973) nghiên
cứu ảnh hƣởng của Cu, Zn, Mo, B, Ni đến một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá và
năng suất cây đậu xanh. Nguyễn Tuấn Anh (1984) tìm hiểu ảnh hƣởng Na 2
SO4 đến một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hố cây đậu tƣơng. Trƣớc đó, cũng trên
đối tƣợng này, Nguyễn Tiến Lê (1982) đã nghiên cứu vài trò của Cu, Zn, Mo
đối với hai quá trình sinh lý quan trọng của thực vật là quang hợp và hô hấp.
Gần đây, Phạm Gia Ngân (1996) đã tìm hiểu ảnh hƣởng của Mo, Zn, B đến
một số chỉ tiêu năng suất của cây đậu tƣơng DT93. Nguyễn Thị Cát so sánh
= 15 =


Luận Văn Tốt Nghiệp
Thị Thu Hà

Phạm



vai trò của B và Zn đến một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá trong quá trình nảy
mầm của hạt đậu tƣơng [3].
1.3.3. Vai trò sinh lý của kẽm (Zn) đối với cây trồng.

a) Hàm lượng Zn trong cây:
Zn tham gia vào thành phần cấu trúc cơ thể của tất cả các loài thực vật
với hàm lƣợng từ một vài đến hàng trăm ppm (phần triệu). Lƣợng Zn chứa
trong cây phụ thuộc vào đặc điểm sinh học của chính cây và vào lƣợng chứa
nguyên tố này ở dạng di động trong đất. Hàm lƣợng Zn trung bình trong cây
biến thiên từ 20 ppm – 100 ppm [9].
Bảng 3: Hàm lượng Zn ở một số cây trồng giai đoạn dinh dưỡng
Cây trồng

Thiếu
(ppm)

Yếu
(ppm)

Bình
thƣờng

Cao
(ppm)

Độc
(ppm)

Lá bắp
Lá đậu nành
Bơng vải
Lúa nƣớc
Cà chua
Cam quýt

Cuống lá nhỏ

1 – 10
1 – 10
1 – 10
1 – 10
1 – 10
1 – 15
1 – 15

11 – 20
11 – 20
11 – 20
11 – 20
11 – 20
16 – 25
16 - 30

21 – 70
21 – 70
21 – 70
21 – 50
21 – 120
20 – 86
31 - 50

71 – 150
71 – 150
71 – 150
71 – 150

121- 150
87 – 200
51 - 200

150
150
150
150
150
200
200

b) Các yếu tố ảnh hưởng đến làm hàm lượng Zn trong cây:
Hàm lƣợng Zn trong cây phụ thuộc vào từng thời kỳ sinh trƣởng của
cây, vào từng cơ quan. Ở cơ quan non chứa nhiều Zn hơn cơ quan già. Hàm
lƣợng Zn trong lá nhiều hơn trong thân, cây càng già hàm lƣợng Zn càng
giảm. Sự hiện diện của lân trong đất cũng làm tăng hàm lƣợng Zn trong cây;
Fe và Mn nhiều trong đất cũng đƣa lại hậu quả gần nhƣ vậy. Nhiều nghiên
cứu cho thấy, hàm lƣợng Zn trong cây thay đổi tuỳ loại đất. Những nghiên
cứu lƣợng Zn trong cây ở các loại đất khác nhau đã làm rõ tính dễ tiêu của Zn
đối với cây phụ thuộc vào môi trƣờng và lƣợng chất hữu cơ trong đất, cùng

= 16 =


Luận Văn Tốt Nghiệp
Thị Thu Hà




Phạm

với sự tăng độ chua của đất, các hợp chất trở nên di động hơn và dễ tiêu hố
hơn đối với cây trồng. Ngồi ra, hàm lƣợng Zn trong cây thay đổi tuỳ thuộc
vào điều kiện khí hậu, đặc biệt là lƣợng mƣa trong thời gian sinh trƣởng mạnh
nhất của cây. Vào những năm mƣa nhiều, nhiệt độ thấp, lƣợng Zn chứa trong
cây nhiều hơn những năm mƣa ít và nhiệt độ cao.
c) Vai trị sinh lý của Zn đối với cây trồng:
Zn là nguyên tố phổ biến trong tự nhiên, phân bố ở các môi trƣờng
khác nhau nhƣ đất, nƣớc và trong cơ thể sống. Mặc dù trong cây, hàm lƣợng
Zn rất thấp nhƣng nó đóng vai trị quan trọng trong q trình sinh trƣởng và
phát triển, các hoạt động khác của cây.
Trƣớc hết, Zn tham gia trong cấu trúc enzim, là nguyên tố điều hoà cấu
trúc và chức năng của hàng loạt enzim tác động tới nhiều mặt của quá trình
trao đổi chất. Có 4 nhóm enzim chính chứa Zn.
- Alcohol dehydrogenaza: Xúc tác cho quá trình khử acetaldehyt thành
etanol. Trong điều kiện hiếu khí, ở tế bào thực vật bậc cao etanol đƣợc hình
thành ở vùng mơ phân sinh ở đầu chóp rễ. Lúc thiếu Zn, hoạt tính của enzim
alcoholdehydrogenaza bị giảm, sự giảm hoạt tính của enzim này liên quan
đến tồn bộ q trình trao đổi chất.
- Superoxit dismutaza: Có vai trò quan trọng trong việc loại độc của
superoxit dạng 02. Trong các iso enzim này, Zn liên kết với Cu. Về chức năng
của Zn trong phức chất này đến nay vẫn chƣa rõ ràng, nhƣng ngƣời ta thấy
rằng trong điều kiện “đói" Zn thì hoạt tính của enzim này thấp hơn nhiều so
với cây có bón Zn.
- Carbonahydraza: enzim này xúc tác cho phản ứng thuận nghịch
CO2 + H2O = H2CO3- + H+
Enzim này tập trung trong tế bào chất và lục lạp. Chức năng của nó rất
quan trọng, tham gia đồng hoá CO2 trong quang hợp. Nhƣ vậy, trong trƣờng
= 17 =



Luận Văn Tốt Nghiệp
Thị Thu Hà



Phạm

hợp thiếu Zn sẽ dẫn đến sự tích tụ nhiều axít cacboníc và gây trở ngại cho
q trình

ơxi hố khơng hồn tồn các chất gluxit và prơtêin (Reida,

Dufrenoy – 1955) có liên quan với sự giảm hàm lƣợng và hoạt tính của
cacbonahydraza.
- ARNpolymeraza: Tham gia quá trình tổng hợp ARN. Thiếu Zn sự
tổng hợp ARN giảm, do đó ức chế sự tổng hợp prơtêin. Cây thiếu Zn thì hàm
lƣợng prơtêin thấp. Nếu loại Zn ra khỏi enzim này thì hoạt tính của enzim
ARNpolymeraza khơng cịn nữa (Falchuck - 1977).
Zn đóng vai trị quan trọng trong trao đổi phốtpho, gluxit. Ngƣời ta cho
rằng: Thiếu Zn thì q trình photphoryl hố bị rối loạn (Reed – 1964) vì trong
thân và cuống lá khi thiếu Zn thì phốtpho vơ cơ tích tụ lại nhiều; khi thiếu Zn
thì tăng lƣợng đƣờng khử, giảm lƣợng đƣờng sacaroza và tinh bột. Khơng
những thế, sự có mặt của Zn trong mơ làm cho mô, tế bào sinh trƣởng nhanh,
là điều kiện cần thiết cho sự tiêu thụ các chất gluxit. Nếu không có Zn sẽ dẫn
đến sự rối loạn nào đó trong hệ enzim cần cho q trình photphoryl hố
glucơza. Về sau, nghiên cứu của Piribốc và Cudonexova (1962 – 1964) cho
thấy, trong điều kiện thiếu Zn sự xâm nhập P vào cây diễn ra nhanh. Sự tăng
lƣợng phôtpho vô cơ lúc thiếu Zn có liên quan đến mối tƣơng quan giƣã Zn

với hoạt tính aldolaza (Quin land, Watson – 1951). Ngồi ra, Zn cịn có vai
trị quan trọng trong q trình tổng hợp prôtêin. Cƣờng độ tổng hợp và hàm
lƣợng prôtêin ở cây thiếu Zn giảm mạnh, điều này thể hiện ở sự tích tụ của
amino axit, amít. Trong các nghiên cứu sau này đã chỉ rõ, sự thiếu Zn trong
cây làm tăng lên một lƣợng lớn các axit amin tự do và amít; hàm lƣợng
glutamin tăng 7 lần, asparagin tăng 50 lần... [22] do sự xúc tiến quá trình phân
huỷ và giảm sự tổng hợp prơtít (Vladiux, Rudocova – 1970). Bên cạnh đó, Zn
cịn tham gia vào sản xuất kích tố sinh trƣởng auxin. Thí nghiệm của Skoog
(1940) cho thấy vai trị của Zn trong q trình tổng hợp auxin. Ở cây hƣớng
= 18 =


Luận Văn Tốt Nghiệp
Thị Thu Hà



Phạm

dƣơng và cà chua khi khơng đƣợc bón đủ Zn thì trong chồi ngọn và thân,
auxin khơng có hoặc chỉ có với hàm lƣợng thấp nhất, do dó cây héo và èo uột,
chậm phát triển. Sau khi cung cấp Zn thì khả năng phục hồi của cây rất nhanh
và hàm lƣợng auxin cũng tăng lên rất mạnh (Tsui – 1948). Ngoài tác động
trực tiếp Zn còn ảnh hƣởng gián tiếp đến sự tổng hợp triptophan, mà
triptophan là tiền chất để tổng hợp nên axit Indolaxetic (IAA – auxin) do tác
động đến tổng hợp vitamin B1 và B6.
Zn cịn tham gia trực tiếp vào q trình tổng hợp chất diệp lục và có
ảnh hƣởng đến quá trình quang hợp và trao đổi hydratcacbon ở trong cây. Khi
cải thiện điều kiện dinh dƣỡng nguyên tố này của cây thì cƣờng độ quang hợp
tăng, cịn khi thiếu Zn cƣờng độ quang hợp và số lƣợng chất diệp lục cũng

giảm (Abutalybog – 1959) [22, 27].
Mặt khác, Zn cịn đóng vai trị quan trọng trong q trình thụ tinh và
phát triển phôi. Ngƣời ta thấy rằng, khi thiếu Zn cây có thể hồn tồn khơng
ra hạt (Roed H. S – 1942). Do đó, hiệu quả lớn nhất khi cải thiện dinh dƣỡng
Zn của cây vào thời kỳ nở hoa, bắt đầu ra hạt và quả. Khi cây đƣợc bón Zn
đầy đủ thì phát triển bình thƣờng, hạt to, trọng lƣợng tăng và ngƣợc lại khi
thiếu Zn cây sẽ phát triển chậm và thƣờng xuất hiện ở trên lá những biểu hiện
“đói” kẽm ta có thể quan sát bằng mắt thƣờng nhƣ:
+ Đốm lục nhạt vàng ở giữa các gân lá, đặc biệt trên lá già.
+ Ngọn nhánh non có những lá nhỏ một cách bất thƣờng, làm cho
nhánh cỏ vẻ gom lại thành cụm, cây lùn, lóng ngắn.
+ Mơ chết khi thiếu Zn, kế đó cây cũng chết, quần thể cây cũng
không đều.
+ Cây sinh trƣởng chậm, trái không phát triển đầy đủ, năng suất thấp.
Zn ảnh hƣởng đến quá trình sinh trƣởng, phát triển của cây ngơ. Triệu
chứng “đói” kẽm ở cây ngô là xuất hiện cây non bạch tạng hoặc ngọn bị trắng
= 19 =


Luận Văn Tốt Nghiệp
Thị Thu Hà



Phạm

bệch. Giƣã các gân lá có xuất hiện những dải vàng sáng, những lá dƣới bị
rụng và những lá trên nón đang xoè hầu nhƣ có màu trắng. Các dóng thân bị
ngắn lại và sinh trƣởng bị ngừng lại hoặc bị kìm hãm. Tất cả những biểu hiện
xấu đó làm cho năng suất bị giảm mạnh và phẩm chất bị kém đi.

Để khắc phục tình trạng “đói” kẽm ở cây trồng, ngƣời ta sử dụng nhiều
biện pháp khác nhau nhƣ rắc lên đất, xử lý hạt giống, nhúng rễ, phun lên
lá...với liều lƣợng, nồng độ phù hợp với đặc điểm sinh trƣởng, phát triển của
từng loài cây, ở từng giai đoạn khác nhau.
Đề tài này đƣợc thực hiện nhằm góp phần xây dựng những dẫn liệu
bƣớc đầu về vai trò của nguyên tố vi lƣợng Zn đối với quá trình sinh trƣởng,
phát triển của hai giống ngơ lai có năng suất cao là B9681 và LVN10 trong
giai đoạn nảy mầm và cây con.

= 20 =


Luận Văn Tốt Nghiệp
Thị Thu Hà

= 21 =



Phạm


Luận Văn Tốt Nghiệp
Thị Thu Hà



Phạm

CHƢƠNG II


ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hai giống ngô B9681 và LVN10
trong giai đoạn từ nảy mầm đến khi ngô đƣợc 7 lá.
2.1.1. Giống ngô B9681
B9681 là giống ngô lai của xí nghiệp sản xuất giống lai Bioseed. Giống
này đƣợc nhập vào nƣớc ta, đã qua 4 – 5 vụ khảo nghiệm ở phía Bắc, đƣợc
xác định là giống có triển vọng.
B9681 là giống ngơ lai trung bình sớm, có thể trồng đƣợc ở nhiều vụ
trong năm, đặc biệt thích hợp với vụ đơng ở phía Bắc. Thân mập, rễ khoẻ, lá
hơi đứng, chịu hạn và chống đổ tốt. Cây cao 1,8m – 2,3m, có vị trí đóng bắp
thích hợp cho thu hoạch. Bắp to, dài, lõi nhỏ, hạt vàng, nửa đá, đóng tới đỉnh
bắp, có 14 đến 16 hàng hạt. Tiềm năng năng suất cao, có thể đạt 8 – 10 tấn/ha.
Chống chịu các loại bệnh về lá.
2.1.2. Giống ngô LVN10
LVN10 là giống lai đơn do TS KH Trần Hồng Uy, PTS Ngơ Hữu Tình,
Phó Tiến sĩ Phan Xn Hào và cộng tác viên của Viện nghiên cứu ngô tạo ra
từ các dịng tự phối DF1/DF2, đƣợc Bộ Nơng nghiệp và Công nghiệp thức
phẩm (cũ) cho phép khu vực hố và quy trình sản xuất hạt lai LVN10 đƣợc
cơng nhận là TBKT mới, tháng 8/1994.
Giống LVN10 thuộc nhóm chín muộn, thời gian sinh trƣởng vụ xuân
là 125 – 135 ngày, vụ hè thu: 95 – 100 ngày, vụ thu đông: 110 – 120 ngày.
Cây cao 200cm – 240 cm, cao đóng bắp: 100 cm – 140 cm, có 20 – 21 lá.
Bắp dài trung bình: 18 cm – 22 cm, đƣờng kính bắp: 4,5cm – 5,5 cm, có từ 10
– 14 hàng hạt, số hạt/hàng: 35 – 40 hạt, tỷ lệ hạt/bắp: 82 – 84%, khối lƣợng 1
= 22 =


Luận Văn Tốt Nghiệp

Thị Thu Hà



Phạm

000 hạt: 300 – 330kg, hạt bán răng ngựa, màu vàng da cam. Năng suất trung
bình: 55 – 65 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt: 80 – 90 tạ/ha.
LVN10 chịu hạn, chịu chua phèn tốt, khả năng chống đổ tốt, ít nhiễm
các loại sâu bệnh.
2.2. Nội dung, địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.2.1. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài là:
- Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá nảy mầm:
+ Tốc độ và tỷ lệ nảy mầm
+ Sinh trƣởng của mầm
+ Hoạt độ enzim catalaza của hạt nảy mầm
+ Cƣờng độ hô hấp của hạt nảy mầm
- Một số chỉ tiêu sinh lý sinh trƣởng của ngô đến giai đoạn 7 lá
+ Chiều dài cây và chiều dài rễ
+ Chỉ số diện tích lá
+ Hàm lƣợng diệp lục a,b
+ Cƣờng độ quang hợp của cây con
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện tại phịng Thí nghiệm bộ mơn Sinh lý - Sinh hoá
thực vật, khoa sinh học Trƣờng Đại học Vinh và tại vƣờn nhà của chị Nguyễn
Thị Hà - Khối 9 – Phƣờng Bến Thuỷ – Tp Vinh.
2.2.3. Thời gian nghiên cứu
Đề tài thực hiện từ tháng 9/2003 đến tháng 5/2004
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Chuẩn bị dung dịch vi lượng
= 23 =


Luận Văn Tốt Nghiệp
Thị Thu Hà



Phạm

a) Pha dung dịch mẹ:
Cân chính xác 2,477 (g) ZnSO4 tinh khiết bằng cân phân tích (trong
đó chứa 1(g) Zn2+), hồ tan trong nƣớc cất 2 lần, cho vào bình định mức
100ml và thêm nƣớc cất đến vạch mức đƣợc dung dịch ZnSO4 có nồng độ
Zn2+ 1% (dung dịch mẹ).
b) Pha các dung dịch vi lượng để xử lý hạt giống
+ Nồng độ Zn2+ 0,01% (ký hiệu CT1): Hút chính xác 1ml dung dịch
mẹ pha với nƣớc cất 2 lần thành 100ml (trong bình định mức) thu đƣợc dung
dịch con có nồng độ 0,01%.
+ Nồng độ Zn2+ 0,02%(ký hiệu CT2): Hút chính xác 2ml dung dịch mẹ
pha với nƣớc cất 2 lần thành 100ml (trong bình định mức) thu đƣợc dung dịch
vi lƣợng có nồng độ 0,02%.
+ Nồng độ Zn2+ 0,03%(ký hiệu CT3): Hút chính xác 3ml dung dịch mẹ
pha với nƣớc cất 2 lần thành 100ml (trong bình định mức) thu đƣợc dung dịch
vi lƣợng có nồng độ 0,03%.
+ Nồng độ Zn2+ 0,04%(ký hiệu CT4): Hút chính xác 4ml dung dịch mẹ
pha với nƣớc cất 2 lần thành 100ml (trong bình định mức) thu đƣợc dung dịch
vi lƣợng có nồng độ 0,04%.
+ Nồng độ Zn2+ 0,05% (ký hiệu CT5): Hút chính xác 5ml dung dịch

mẹ pha với nƣớc cất 2 lần thành 100ml (trong bình định mức) thu đƣợc dung
dịch vi lƣợng có nồng độ 0,05%.
2.3.2. Phương pháp xử lý hạt giống
Chọn hạt to, mẩy, nhẵn, đầy đặn, đồng đều.
Tiến hành xử lý hạt giống bằng dung dịch vi lƣợng Zn2+ ở các nồng độ
đã pha chế ở trên. Đối với mỗi giống, lấy 6 cốc thuỷ tinh có thể tích 100ml,
cho vào mỗi cốc 100 hạt giống và thêm vào 50 ml dung dịch vi lƣợng có nồng

= 24 =


Luận Văn Tốt Nghiệp
Thị Thu Hà



Phạm

độ tƣơng ứng (trong đó 5 nồng độ là 5 cốc và đối chứng 1 cốc), rồi đem ngâm
trong 48 giờ (Phƣơng pháp F. I. Cabonov).
Công thức đối chứng: Xử lý bằng nƣớc cất (ký hiệu là: ĐC)

= 25 =


×