Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Góp phần nghiên cứu tác dụng cầm máu của vị thuốc trác bách diệp in vivo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG
CẦM MÁU CỦA VỊ TRẮC BÁCH DIỆP
IN VIVO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

PHẠM THỊ KIM DUNG

Giáo viên hướng dẫn: 1/TS. Bùi Quốc Tuấn
2/ThS. Bùi Thị Phương Hải

HÀ NỘI 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG
CẦM MÁU CỦA VỊ TRẮC BÁCH DIỆP
IN VIVO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC
PHẠM THỊ KIM DUNG
Giáo viên hướng dẫn: 1/TS. Bùi Quốc Tuấn
2/ThS. Bùi Thị Phương Hải
Nơi thực hiện đề tài: Trường Đại học Phenikaa và Học viện Quân y
Thời gian thực hiện: Từ tháng 11/2019 đến tháng 02/2020

HÀ NỘI 2020



LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập và rèn luyện tại Khoa Dược Trường Đại học
Phenikaa, nhờ nỗ lực của bản thân cùng với sự dẫn dắt tận tình của thầy cơ đã
giúp em tích lũy được kiến thức ngành Dược. Với lịng kính trọng và sự biết ơn
sâu sắc, em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới:
Quý thầy cô Khoa Dược Trường Đại học Phenikaa, những người thầy cơ
đã ln ân cần tận tình dìu dắt, quan tâm chỉ bảo, truyền đạt kiến thức, kinh
nghiệm cũng như kỹ năng cần thiết giúp em có được nền tảng vững chắc cho
hành trang sau này.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Thầy TS. Bùi Quốc Tuấn và Cơ
Ths. Bùi Thị Phương Hải, người đã tận tình truyền đạt kiến thức trong ngành
học, người đã giúp đỡ, định hướng và theo sát em hồn thành bài khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô tại phòng thực hành Khoa Dược
Trường Đại học Phenikaa và các Thầy, Cô trong bộ môn Dược lý tại Học Viện
Quân Y đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt
thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa luận.
Dù đã rất cố gắng, nhưng kiến thức cịn hạn chế nên khó tránh khỏi những
thiếu sót, em kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ q thầy cơ để bài
khóa luận thêm hồn thiện.
Cuối cùng, em xin gửi lời chúc sức khỏe, thành cơng và những gì tốt đẹp
nhất đến q thầy cơ Khoa Dược Đại học Phenikaa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 02 năm 2020
Sinh viên

Phạm Thị Kim Dung

I



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1 ĐẠI CƯƠNG .................................................................................................. 3
1.1.1 Thuyết Ngũ hành trong Y lý Đông y. Phương pháp thán sao trong bào
chế các vị thuốc Y học Cổ truyền ....................................................................... 3
1.1.1.1 Học thuyết ngũ hành .............................................................................. 3
1.1.1.2 Phương pháp thán sao trong bào chế các vị thuốc Y học Cổ truyền ............ 6
1.1.2 Cơ chế cầm máu và các yếu tố cầm máu .................................................... 7
1.1.3 Một số mơ hình nghiên cứu tác dụng cầm máu của thuốc trên động vật
bằng thực nghiệm ............................................................................................ 12
1.2 TỔNG QUAN VỀ VỊ TRẮC BÁCH DIỆP .................................................... 13
1.2.1 Vị Trắc Bách Diệp ................................................................................... 13
1.2.1.1 Đặc điểm nhận biết cây Trắc Bách Diệp ................................................ 13
1.2.1.2 Đặc điểm cảm quan của vị thuốc ........................................................... 14
1.2.2 Tính vị, quy kinh ..................................................................................... 15
1.2.3 Cơng năng, chủ trị ................................................................................... 15
1.2.4 Thành phần hóa học ................................................................................ 15
1.2.5 Những nghiên cứu tác dụng dược lý của cây Trắc Bách Diệp ................... 16
1.2.6 Công dụng và một số bài thuốc của cây Trắc Bách Diệp .......................... 17

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 20


II


2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 20
2.1.1 Thuốc nghiên cứu .................................................................................... 20
2.1.2 Động vật được sử dụng trong nghiên cứu ................................................ 20
2.1.3 Dụng cụ máy móc – hóa chất ................................................................... 21
2.1.3.1 Dụng cụ bào chế Trắc Bách Diệp phiến và Trắc Bách Diệp thán sao ........ 21
2.1.3.2 Dụng cụ thử tác dụng dược lý ............................................................... 21
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 21
2.2.1 Phương pháp bào chế và thán sao ............................................................ 22
2.2.2 Phương pháp chiết xuất ........................................................................... 22
2.2.3 Phương pháp thử tác dụng cầm máu ....................................................... 24
2.3 XỬ LÝ SỐ LIỆU........................................................................................... 25

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................... 26
3.1 BÀO CHẾ VỊ TRẮC BÁCH DIỆP PHIẾN VÀ TRẮC BÁCH DIỆP THÁN
SAO ................................................................................................................... 26
3.1.1 Chuẩn bị nguyên phụ liệu, dụng cụ.......................................................... 26
3.1.2 Cách tiến hành ........................................................................................ 26
3.1.2.1 Sơ chế Trắc Bách Diệp Phiến ............................................................... 26
3.1.2.2 Sao Trắc Bách Diệp Phiến.................................................................... 26
3.1.2.3 Đo Độ ẩm ........................................................................................... 27
3.1.2.4 Chiết xuất Trắc Bách Diệp phiến và Trắc Bách Diệp thán sao ................. 31
3.1.2.5 Cô cao lỏng 1:1 Trắc Bách Diệp phiến và Trắc Bách Diệp thán sao ......... 32
3.2 ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CẦM MÁU CỦA CÁC CHẾ PHẨM ...................... 36
3.2.1 Đo thời gian chảy máu trên các lô chuột .................................................. 36
3.2.2 Đánh giá lượng máu mất ......................................................................... 38
3.2.3 So sánh tác dụng cầm máu giữa các chế phẩm ......................................... 39


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC................................................................ 39
4.1 KẾT QUẢ CỦA LÔ CHỨNG, LÔ UỐNG CAO LỎNG TRẮC BÁCH DIỆP
PHIẾN VÀ LÔ UỐNG CAO LỎNG TRẮC BÁCH DIỆP THÁN SAO ............... 39
4.1.1 Thời gian chảy máu và kết quả đo quang của lô chứng ............................ 39

III


4.1.2 Thời gian chảy máu và kết quả đo quang của lô chuột uống cao lỏng
Trắc Bách Diệp phiến ...................................................................................... 42
4.1.3 Thời gian chảy máu và kết quả đo quang của lô chuột uống cao lỏng
Trắc Bách Diệp thán sao .................................................................................. 44
4.2 SO SÁNH MỨC ĐỘ RÚT NGẮN THỜI GIAN CHẢY MÁU GIỮA CÁC
LÔ CHUỘT NGHIÊN CỨU ............................................................................... 46
4.3 PHẦN TRĂM GIẢM MẬT ĐỘ QUANG CỦA CÁC LÔ CHUỘT NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................... 48

CHƯƠNG 5. BÀN LUẬN ................................................................................... 51
5.1 VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU KẾT QUẢ ......... 51
5.2 VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 51
5.2.1 Trắc Bách Diệp phiến (TBD-A) ............................................................... 51
5.2.2 Trắc Bách Diệp thán sao (TBD-B) ........................................................... 51
5.2.3 Tác dụng của thán sao ............................................................................. 52
5.3 ĐỐI CHIẾU VỚI Y LÝ ĐÔNG Y VÀ KINH NGHIỆM DÂN GIAN ............. 52

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .......................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 54

IV



DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Tên đầy đủ

CS

Cộng sự

CTF

Chân trước phải

CTT

Chân trước trái

CSF

Chân sau phải

CST

Chân sau trái

CF

Chân phải


Ctrái

Chân trái

Ctr

Chân trước

DĐVN V

Dược điển Việt Nam V

OD

Mật độ quang

NXB

Nhà xuất bản

Xmean

Giá trị trung bình

SD

Độ lệch chuẩn

TBD


Trắc Bách Diệp

TBDT

Trắc Bách Diệp thán sao

TBD-A

Cao lỏng Trắc Bách Diệp phiến

TBD-B

Cao lỏng Trắc Bách Diệp thán sao

TT-BYT

Thông tư Bộ y tế

TLCT

Trọng lượng cơ thể

YHCT

Y học Cổ truyền

V


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Sự quy loại ngũ hành trong thiên nhiên và cơ thể con người ................... 4
Bảng 1.2: Các yếu tố tham gia q trình đơng máu ................................................. 8
Bảng 1.3: Công dụng và một số bài thuốc của cây Trắc Bách Diệp ....................... 17
Bảng 3.1: Kết quả đo độ ẩm bằng cân xác định độ ẩm .......................................... 29
Bảng 3.2: Kết quả đo độ ẩm bằng phương pháp sấy .............................................. 30
Bảng 4.1: Thời gian chảy máu và kết quả đo quang của lô 1 (Lô chứng) ............... 39
Bảng 4.2: Thời gian chảy máu và kết quả đo quang của lô 2 (TBD-A) .................. 42
Bảng 4.3: Thời gian chảy máu và kết quả đo quang của lô 3 (TBD-B) .................. 44
Bảng 4.4: Mức độ rút ngắn thời gian chảy máu của 2 lô TBD-A và TBD-B so
với lô chứng .......................................................................................................... 46
Bảng 4.5: Phần trăm giảm mật độ quang của các lô chuột nghiên cứu ................... 48

VI


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thể hiện thời gian chảy máu và kết quả đo quang của lô 1 .... 40
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ thể hiện thời gian chảy máu và kết quả đo quang của lô 2 .... 43
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ thể hiện thời gian chảy máu của lô chứng so với lô 2 ........... 44
Biểu đồ 4.4: Biểu đồ thể hiện thời gian chảy máu và kết quả đo quang của lô 3 .... 45
Biểu đồ 4.5: Biểu đồ thể hiện thời gian chảy máu của lô 2 so với lô 3 ................... 46
Biểu đồ 4.6: Biểu đồ thể hiện mức độ rút ngắn thời gian chảy máu của 2 lô
TBD-A và TBD-B so với lô chứng ........................................................................ 47
Biểu đồ 4.7: Biểu đồ thể hiện phần trăm giảm mật độ quang của 2 lô TBD-A và
TBD-B so với lô chứng ......................................................................................... 49

VII


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Quy luật tương sinh, tương khắc .............................................................. 5
Hình 1.2: Cơ chế q trình đơng máu .................................................................... 11
Hình 1.3: Lá cây Trắc Bách Diệp .......................................................................... 14
Hình 1.4: Trắc Bách Diệp phiến ............................................................................ 14
Hình 1.5: Trắc Bách Diệp thán sao ........................................................................ 15
Hình 2.1: Chuột cống trắng trưởng thành .............................................................. 20
Hình 2.2: Máy đo quang phổ ................................................................................. 21
Hình 2.3: Mơ hình cắt đi chuột cống trắng......................................................... 24
Hình 3.1: Máy xác định độ ẩm của dược liệu ........................................................ 28
Hình 3.2: Dịch chiết Trắc Bách Diệp phiến ........................................................... 32
Hình 3.3: Dịch chiết Trắc Bách Diệp thán sao ....................................................... 32
Hình 3.4: Cao lỏng 1:1 của TBD phiến và thán sao ............................................... 34
Hình 3.5: Sơ đồ quy trình chiết Trắc Bách Diệp phiến .......................................... 34
Hình 3.6: Sơ đồ quy trình chiết Trắc Bách Diệp thán sao ...................................... 35
Hình 3.7: Lơ chuột uống TBD-A và TBD-B ......................................................... 37
Hình 3.8: Hình ảnh cắt đi chuột cống trắng ....................................................... 37
Hình 3.9: Hình ảnh đo thời gian chảy máu của chuột cống trắng ........................... 38
Hình 3.10: Máy ly tâm .......................................................................................... 39
Hình 3.11: Hình ảnh đo quang ............................................................................... 39

VIII


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nền Y học Cổ truyền Việt Nam được bắt nguồn từ một nền Y học dân gian.
Thông qua thực tiễn nhiều đời, các kinh nghiệm được đúc kết thành lý luận
phong phú. Mặt khác, những lý luận triết học duy vật cổ đại (thuyết âm dương,
ngũ hành…) lại được các nhà y học cổ phương Đông vận dụng vào mọi lĩnh vực
từ phòng bệnh đến chẩn trị, bào chế thuốc men, làm giàu thêm cho kho tàng lý
luận của Y học Cổ truyền. Từ đó, nền Y học Cổ truyền Việt Nam có điều kiện

phát triển. Nó có tính chất quần chúng rộng rãi, tính sáng tạo và tính nhân đạo
sâu sắc. Nó tiếp thu tinh hoa của nền y học nước ngoài, nhưng vẫn giữ được bản
sắc dân tộc, trong đó cơng đầu phải kể đến Đại y tơn Hải Thượng Lãn Ơng
người đã có cơng Việt hóa nền y học cổ truyền Trung Hoa vào Việt Nam. Chính
ơng là một tài năng, đã đúc kết và sáng tạo cái di sản quý báu vừa mang sắc thái
phi vật thể và vật thể của nền Y học Cổ truyền Việt Nam. Qua đó, thấy được
Việt Nam ta có nền Y học Cổ truyền phát triển lâu đời và đóng góp tích cực vào
sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân từ xa xưa [3]. Và ngày này Việt Nam
được Tổ chức y tế thế giới đánh giá là nước đứng thứ 2 trên thế giới có hệ thống
Y học Cổ truyền phát triển [24]. Nhiều bài thuốc, phương pháp trị liệu của Y
học cổ truyền đã được nghiên cứu, phát triển để phục vụ cơng tác phịng bệnh,
chữa bệnh, nâng cao sức khỏe người bệnh.[3]
Trong lý thuyết Y học Cổ truyền, sự cân bằng của khí và huyết là yếu tố
quan trọng nhất đối với sức khỏe. Do đó, các bài thuốc điều hịa khí, huyết đóng
vai trị quan trọng trong điều trị. Tình trạng chảy máu là bệnh lý hay gặp, có thể
do nhiều nguyên nhân như chấn thương, phẫu thuật... cũng có thể do các bệnh
liên quan đến rối loạn quá trình cầm máu. Chảy máu có thể gây nhiều hậu quả
nghiêm trọng, thậm chí nếu chảy máu gây mất máu nhiều có thể dẫn tới sốc
hoặc tử vong.
Vì vậy, việc tìm kiếm các thuốc điều trị các bệnh chảy máu đặc biệt là thuốc có
nguồn gốc dược liệu là vấn đề cấp thiết hiện nay. Ở Việt Nam, trong dân gian có
1


nhiều bài thuốc, vị thuốc dùng làm thuốc cầm máu trong đó có vị Trắc Bách
Diệp.
Theo Y học dân tộc, lá Trắc Bách Diệp vị đắng, tính hơi lạnh, có tác dụng
cầm máu, mát huyết, thanh thấp nhiệt ở phần huyết nên được dùng chủ yếu để
chữa các chứng bệnh về huyết như thổ huyết, băng huyết, đại tiện ra máu, tiểu
tiện ra máu, đi lỵ ra máu.... [23]. Để góp phần nghiên cứu và đánh giá đầy đủ về

tác dụng cầm máu của vị Trắc Bách Diệp dưới dạng phiến và thán sao chúng tôi
đã dùng phương pháp mới để đánh giá một lần nữa, hướng tới tạo ra sản phẩm
thuốc có tác dụng cầm máu chúng tơi thực hiện đề tài: “ GÓP PHẦN NGHIÊN
CỨU TÁC DỤNG CẦM MÁU CỦA VỊ TRẮC BÁCH DIỆP IN VIVO ”
Với hai mục tiêu như sau:
1/ Bằng thực nghiệm trên chuột, khảo sát tác dụng cầm máu của vị Trắc
Bách Diệp phiến và Trắc Bách Diệp thán sao.
2/ So sánh tác dụng cầm máu của vị Trắc Bách Diệp phiến và Trắc Bách
Diệp thán sao, từ đó rút ra vai trị của phương pháp thán sao trong bào chế vị
Trắc Bách Diệp nói riêng và các vị thuốc Y học Cổ truyền nói chung.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 ĐẠI CƯƠNG
1.1.1 Thuyết Ngũ hành trong Y lý Đông y. Phương pháp thán sao trong bào
chế các vị thuốc Y học Cổ truyền.
1.1.1.1 Học thuyết ngũ hành.
Học thuyết ngũ hành cũng là học thuyết về triết học cổ, ra đời sau thuyết
âm dương, nhằm bổ sung vào những chỗ khiếm khuyết âm dương. Thuyết được
tác giả Trâu Diễn thời Chiến Quốc (Trung Quốc) nghiên cứu đề xuất. Thuyết
ngũ hành dùng 5 vật thể gần gũi trong cuộc sống, tượng trưng cho vạn vật trong
thiên nhiên, đó là kim (kim loại, đá), mộc (gỗ), thủy (nước), hỏa (lửa), thổ (đất)
và gọi đó là ngũ hành. Thuyết ngũ hành đã đề cập được các mối quan hệ mật
thiết, hữu cơ giữa ngũ hành với nhau thông qua một số qui luật hoạt động của
chúng. Đó là qui luật tương sinh, tương khắc, tương thừa, tương vũ,…[3]
Trong Y học, học thuyết ngũ hành được ứng dụng để quan sát, quy nạp
và nêu lên sự tương quan trong hoạt động sinh lý, bệnh lý của các tạng phủ; để
chẩn đoán bệnh tật; để tìm tính năng và tác dụng thuốc; để tiến hành công tác

bào chế thuốc men.[13]
Thuyết ngũ hành được vận dụng vào chế biến thuốc khá phong phú. Hiện
nay rất nhiều vị thuốc được chế biến vận dụng theo nguyên tắc ngũ hành. Để
hiểu rõ sự vận dụng này ta cần nắm chắc sự quy nạp tạng phủ…, vào ngũ hành
và sự quy nạp các màu sắc, mùi vị. Trên cơ sở tổng hợp màu sắc, mùi vị của
thuốc đối chiếu với các tạng phủ và ngũ hành biết được vị thuốc sẽ trích tẩm với
phụ liệu gì? Màu sắc ra sao và sẽ quy nạp vào tạng phủ nào? Kinh nào? Mặc dù
vậy, sự quy nạp đó cũng mang tính chất tương đối.[3]

3


- Sự quy loại ngũ hành trong thiên nhiên và cơ thể con người.
Bảng 1.1: Sự quy loại ngũ hành trong thiên nhiên và cơ thể con người [11]
Ngũ hành
Hiện tượng
Mộc

Hỏa

Thổ

Kim

Thủy

Vật chất

Gỗ, cây


Lửa

Đất

Kim loại, đá

Nước

Màu sắc

Xanh

Đỏ

Vàng

Trắng

Đen

Vị

Chua

Đắng

Ngọt

Cay


Mặn

Mùa

Xuân

Hạ

Cuối hạ

Thu

Đông

Phương

Đông

Nam

Trung tâm

Tây

Bắc

Tạng

Can


Tâm

Tỳ

Phế

Thận

Phủ

Đởm

Tiểu trường

Vị

Đại trường

Ngũ thể

Gân

Mạch

Thịt

Da, lơng

Xương, tủy


Ngũ quan

Mắt

Lưỡi

Miệng

Mũi

Tai

Tính khí

Giận

Mừng

Lo

Buồn

Sợ

Bàng
quang

- Các quy luật hoạt động của ngũ hành
+ Trong điều kiện bình thường hay sinh lý, theo Quy luật tương sinh,
tương khắc: Vật chất trong thiên nhiên và các hoạt động của cơ thể liên quan

mật thiết với nhau, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng bằng cách tương
sinh (hành nọ sinh hành kia, tạng nọ sinh tạng kia) hoặc chế ước lẫn nhau để giữ

4


được thế quân bình bằng cách tương khắc (hành hoặc tạng này chế ước hành
hoặc tạng kia). [11]
+ Trong điều kiện khơng bình thường hay bệnh lý, theo Quy luật tương
thừa, tương vũ: Có hiện tượng hành nọ, tạng nọ khắc hành kia, tạng kia quá
mạnh gọi là tương thừa hoặc hành nọ, tạng nọ không khắc được hành kia, tạng
kia gọi là tương vũ [3].
+ Trong cơ thể con người: Can mộc khắc tỳ thổ, tỳ thổ khắc thận thủy,
thận thủy khắc tâm hỏa, tâm hỏa khắc phế kim, phế kim khắc can mộc [11].
- Về quy luật tương sinh, tương khắc:

Hình 1.1: Quy luật tương sinh, tương khắc
+ Quy luật tương sinh:
Gỗ (mộc) đốt cháy sinh ra lửa (hỏa); lửa thiêu mọi vật thành tro bụi, thành
đất (thổ); trong lòng đất sinh kim (kim loại và đá) là thể rắn chắc, thể rắn chắc
sinh thể lỏng nước (thủy); có nước cây cối sẽ mọc (mộc). Như vậy, mộc sinh
hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc.
+ Quy luật tương khắc:

5


Mộc khắc thổ như rễ cây ăn sâu vào lòng đất; thổ khắc thủy như đắp đê,
đắp đất trị thủy ngăn sông; thủy khắc hỏa để chữa cháy; hỏa khắc kim: lửa nấu
chảy kim loại; kim khắc mộc: dùng dụng cụ kim loại để cưa, chặt gỗ.

Theo y lý của Y học cổ truyền: Máu màu đỏ thuộc hành Hỏa. Muốn
khống chế (tương khắc) hành Hỏa thì phải dùng hành Thủy, tương ứng là màu
đen nên các thuốc muốn tăng tác dụng cầm máu thì phải chuyển sang màu đen.
Muốn thế trong bào chế phải dùng phương pháp thán sao (sao cháy, sao tồn
tính).
1.1.1.2 Phương pháp thán sao trong bào chế các vị thuốc Y học Cổ truyền
Chế biến các vị thuốc cổ truyền theo phương pháp cổ truyền là quá trình
làm thay đổi về chất và lượng của dược liệu thành vị thuốc đã được chế biến
theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân
gian (gọi chung là nguyên lý của y học cổ truyền) [4].
Công việc chế biến là một giai đoạn quan trọng nhằm tăng tác dụng điều
trị; giảm tác dụng khơng mong muốn của thuốc (độ độc, tính kích ứng, các tác
dụng khác gây bất lợi cho người bệnh: tiêu chảy, táo bón, chảy máu,…); tăng
thời gian bảo quản; thuận lợi cho việc sử dụng và tạo hình dáng đẹp.
Trước khi sử dụng các vị thuốc để trị bệnh, người thầy thuốc cần phải chế
biến thành dạng thuốc phiến (thuốc chín). Cơ sở để thực hiện việc chế biến theo
phương pháp cổ truyền là: lý luận các học thuyết (học thuyết âm – dương, học
thuyết ngũ hành, học thuyết kinh lạc, học thuyết tạng tượng) và những kinh
nghiệm riêng của mỗi thầy thuốc [9].
Mỗi vị thuốc có nhiều tác dụng khác nhau, có nhiều phương pháp chế biến
khác nhau. Phương pháp chế biến khác nhau có thể tạo ra tác dụng trị bệnh khác
nhau, độ an toàn khác nhau. Vì vậy, cần chọn phương pháp chế biến thích hợp
theo kinh nghiệm riêng của mình để đáp ứng nhu cầu điều trị. Dựa trên 2 yếu tố
chính đó là “lửa và nước” để chia thành 3 phương pháp chế biến:[9]

6


+ Phương pháp Hỏa chế: Hỏa chế là phương pháp chế biến chỉ dùng lửa
như: sao, nướng, nung,…Thực chất là dùng sự tác động của nhiệt khô ở những

mức độ nhiệt khác nhau làm thay đổi thành phần hóa học, tác dụng sinh học,
tính, vị, thể chất
+ Phương pháp Thủy chế: Thủy chế là phương pháp chế biến chỉ sử dụng
nước hoặc dịch phụ liệu ở những mức độ khác nhau trong điều kiện nhiệt độ tự
nhiên.
+ Phương pháp Thủy hỏa hợp chế (phương pháp chế biến phối hợp nước
với lửa): Thủy hỏa hợp chế là phương pháp sử dụng sự tác động của nước hay
dịch phụ liệu ở nhiệt độ cao (nhiệt ẩm): nước sôi, hơi nước sôi,…
Và trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn phương pháp hỏa chế,
cụ thể là thán sao (sao cháy): Sao lửa to, đảo đều đến khi vị thuốc bên ngoài có
màu đen, trong lịng có màu nâu đen (Sự chênh lệch nhiệt độ giữa bên ngồi với
bên trong có thể 20 – 30 độ C); mùi thơm cháy, để nguội, đóng gói, bảo quản.
1.1.2 Cơ chế cầm máu và các yếu tố cầm máu
Cầm máu là một quá trình sinh lý, sinh hóa tổng hợp nhằm chấm dứt hoặc
ngăn cản sự mất máu của cơ thể khi mạch máu bị tổn thương hoặc bị đứt. Cầm
máu được thực hiện nhờ các cơ chế: co mạch, sự hình thành nút tiểu cầu, đông
máu, co cục máu, tan cục máu đông và sự phát triển mơ xơ trong cục máu đơng
để đóng kín vết thương.
Khi mạch máu nhỏ bị đứt, xảy ra 3 hiện tượng:[12]


Hiện tượng co mạch: Do phản xạ của thần kinh, các tiểu cầu tại chỗ

mạch máu đứt, hình thành đinh Hayem lấp chỗ trống (do thành mạch mất điện
âm, khơng đầy tiểu cầu như bình thường).


Hiện tượng đơng máu: Là sự tạo thành sợi huyết (fibrin) từ

fibrinogen và các yếu tố đơng máu có sẵn trong huyết tương, trong tiểu cầu,

trong tổ chức. Sợi fibrin liên kết thành lưới, ôm lấy hồng cầu bạch cầu tạo thành
cục máu đông.

7




Hiện tượng co cục máu: Sau khi cục máu hình thành, tiểu cầu tiết

ra enzym co cục (retractolyzyn) làm thể tích cục máu nhỏ đi, đồng thời tiết ra
huyết thanh. Hiện tượng này gây nên sự ép mạch rất nhanh.
- Hiện tượng đông máu và co cục máu tạo thành cục máu đông bền vững và
lớn hơn so với đinh Hayem, có thể lấp tổn thương mạch máu lớn hơn làm cho sự
cầm máu tốt hơn, lâu hơn [12].
Ngay sau khi q trình đơng máu hình thành thì hiện tượng chống đơng
máu xuất hiện. Đó là cơ chế bảo vệ ngăn cản q trình đơng máu lan tràn một
khi đã hình thành, giữ cho dịng máu lưu thơng [12].
- Các yếu tố chống đông máu bao gồm [12].
+ Sự lành lặn của thành mạch, không cho tiểu cầu dễ tụ tập.
+ Xuất hiện các chất chống lại các yếu tố đông máu như chất
thromboplastin, kháng thrombin ngăn cản sự tạo thành fibrin.
+ Hình thành plasmin để tiêu fibrin.
Trong cơ thể có hơn 50 chất ảnh hưởng đến sự đơng máu.
Những chất thúc đẩy đông máu gọi là yếu tố đông máu, những chất ngăn
cản đông máu được gọi là chất chống đơng.
- Các yếu tố tham gia q trình đơng máu:
Bảng 1.2: Các yếu tố tham gia q trình đơng máu [6]
Danh pháp
Tên thông thường


Nơi khu trú Nơi sản xuất

quốc tế
Yếu tố I

Fibringen

Huyết tương

Tế bào gan

Yếu tố II

Prothrombin

Huyết tương

Tế bào gan

Yếu tố III

Thromboplastin của mô





8



Yếu tố IV

Calcium

Huyết tương

Tế bào gan

Huyết tương

Tế bào gan

Huyết tương

Tế bào gan

Huyết tương

Tế bào gan

Huyết tương

Tế bào gan

Huyết tương

Tế bào gan

Huyết tương


Tế bào gan

Huyết tương

Tế bào gan

Huyết tương

Tế bào gan

Proaccelerin
Yếu tố V
Yếu tố không bền
Proaccelerin hoạt động
Yếu tố VI
(coi như yếu tố V)
Proconvertin
Yếu tố VII
Yếu tố bền vững
Yếu tố VIII

Yếu tố chống hemophilia A
Yếu tố Christmas

Yếu tố IX
Yếu tố chống hemophilia B
Yếu tố Stuart
Yếu tố X


Yếu tố Stuart- Prower
Tiền Thromboplastin huyết

Yếu tố XI

tương
Yếu tố chống hemophilia C
Yếu tố Hagemane

Yếu tố XII
Yếu tố tiếp xúc
Yếu tố XIII

Yếu tố ổn định Fibrin

Huyết tương

Tế bào gan

Yếu tổ tiểu cầu

Yếu tố III của tiểu cầu

Tiểu cầu

Tế bào gan

- Cơ chế q trình đơng máu:[8, 12, 13]

9



Theo Howell q trình đơng máu chia 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Là giai đoạn hình thành thromboplastin chất xúc tác cho sự
biến đổi prothrombin thành thrombin có nguồn gốc trong huyết tương, tiểu cầu
và tế bào mô.
Các yếu tố trong huyết tương: XII, XI, X, IX, VIII, V.
Các yếu tố tiểu cầu: Trong tiểu cầu có 9 yếu tố tác dụng vào nhiều giai
đoạn của q trình đơng máu và tiêu Fibrin. Trong giai đoạn 1 chỉ có yếu tố tiểu
cầu 3 tham gia.
Các yếu tố từ mô: Tromboplastic mô (Yếu tố III) được tiết vào huyết tương
khi tế bào mơ bị tổn thương, có tác dụng xúc tác yếu tố VII thành yếu tố VIIa
(Convertin).
+ Giai đoạn 2: Là giai đoạn chuyển prothrombin (yếu tố II) thành thrombin
(yếu tố IIa) dưới tác dụng của các yếu tố Xa,Va, IV.
+ Giai đoạn 3: Là giai đoạn tạo fibrin từ fibrinogen dưới tác dụng của
thrombin, Ca++ và yếu tố XIIIa. Fibrin đa phân (Fibrin hịa tan, Fibrin-S) khơng
bền vững do phản ứng trùng hợp có tính chất thuận nghịch, được xúc tác bởi yếu
tố XIIIa thành mạng lưới Fibrin bền vững do các liên kết ngang nối các sợi
Fibrin-S với nhau.

10


Hình 1.2: Cơ chế q trình đơng máu [12]

11


1.1.3 Một số mơ hình nghiên cứu tác dụng cầm máu của thuốc trên động

vật bằng thực nghiệm
Chảy máu là trạng thái xảy ra khi có các tổn thương lớn ở các cơ quan,
mạch máu trên cơ thể, làm mất tính tồn vẹn của mạch máu. Trên các bệnh nhân
có sẵn các rối loạn cầm máu thì dễ dàng xảy ra chảy máu quá mức chỉ với một
va đập nhẹ hay tổn thương nhỏ, thậm chí có thể có chảy máu tự phát [7, 14, 10].
Dựa trên những nguyên tắc đó, cùng với những hiểu biết về q trình cầm máu
và các bệnh rối loạn chảy máu, người ta tạo ra các mơ hình chảy máu thực
nghiệm dùng để nghiên cứu tác dụng cầm máu của thuốc. Các mơ hình hiện nay
hay được sử dụng có thể chia làm 5 loại:
+ Mơ hình gây chảy máu bằng tổn thương
+ Mơ hình gây rối loạn thành mạch
+ Mơ hình gây rối loạn tiểu cầu
+ Mơ hình gây rối loạn các yếu tố đơng máu
+ Mơ hình gây rối loạn tiêu fibrin
Các mơ hình này có thể tiến hành trên động vật bình thường hay động vật
có bệnh lý về rối loạn quá trình cầm máu, tuy nhiên, chảy máu tự phát là rất
hiếm khi xảy ra, do vậy, trong tất cả các mơ hình, gây tổn thương là phương
pháp duy nhất để kiểm tra hoạt động cầm máu của cơ thể.
Để mơ phỏng các tình trạng chảy máu do chấn thương, tai nạn, phẫu
thuật, gây ra chảy máu tạng, não, mạch máu..., thì trên thực nghiệm có thể gây
chảy máu bằng cách gây tổn thương các cơ quan tạng, não, các mạch máu, trên
da, cắt đuôi hoặc chi của con vật tương ứng. Các tổn thương này đều được tiêu
chuẩn hóa và thực hiện sao cho chảy máu và tình trạng mơ bệnh học, vị trí vết
thương tương tự như trên người. Sau đó, đánh giá tác dụng của thuốc thơng qua
hai thơng số chính là thời gian chảy máu và khối lượng máu chảy. Thuốc nếu rút
ngắn thời gian chảy máu và khối lượng máu chảy được coi là có tiềm năng trong
cầm máu khi có tổn thương. [19]
12



Những năm gần đây, Aiyalu Rajasekaran và cs (2010), Yang Liu và cs
(2012) [16, 21] đã có những phương pháp không quá phức tạp nhưng kết quả
đáng tin cậy hơn: Theo dõi thời gian chảy máu trên vết thương đuôi chuột bị cắt
và xác định lượng máu đã chảy bằng phương pháp đo quang. Trong đề tài chúng
tôi sử dụng phương pháp mới này.
1.2 TỔNG QUAN VỀ VỊ TRẮC BÁCH DIỆP
1.2.1 Vị Trắc Bách Diệp
Vị Trắc Bách Diệp là lá đã phơi hoặc sấy khô của cây Trắc Bách Diệp
(Thuja orientais L), họ Hồng đàn (Cupressaceae). Có vị đắng, chát, hơi hàn,
vào 3 kinh phế, can, đại tràng.
1.2.1.1 Đặc điểm nhận biết cây Trắc Bách Diệp
Cây Trắc Bách Diệp là một loại thực vật hạt trần. Cây phát triển tối đa có
thể cao tới 6 – 8 mét. Dọc theo thân mọc ra nhiều nhánh con chứa lá. [25]
Lá Trắc Bách Diệp mọc đối tạo thành khom màu xanh đậm, phiến lá nhỏ
tương tự như lá thơng, dẹp, hình vẩy. [25]
Quả được tạo thành từ 6 – 8 mảnh vảy dày xếp úp vào nhau tạo thành hình
nón. Khi cịn non có màu xanh như khi già quả chuyển sang màu nâu sẫm. Quả
chín bung ra để lộ hạt bên trong. [25]
Hạt Trắc Bách Diệp hình trứng, màu nâu đậm, không cạnh.
Phân bố, thu hái và chế biến: Cây được trồng ở khắp nơi để làm cảnh và
làm thuốc. Còn mọc ở Trung Quốc, Liên Xô cũ (vùng Capcazơ). Lá cây có thể
được thu hái vào mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên, Trắc Bá Diệp thu hoạch
vào tháng 9, 10, 11 sẽ cho dược tính tốt hơn cả. Lá và những cành nhỏ của cây
sẽ được cắt về, làm khơ bằng cách phơi hoặc sấy. Sau đó, bảo quản nơi khơ
thống để làm thuốc chữa bệnh trong thời gian dài. Quả thường được thu hoạch
vào mùa thu hoặc mùa đông. Những quả già sẽ được đem về phơi khô, loại bỏ
lớp vỏ bên ngoài để lấy hạt rồi đem phơi thêm lần nữa. Lúc này sẽ thu được vị
thuốc gọi là bá tử nhân. Vậy, ngoài tác dụng làm cảnh cây còn được dùng làm
13



thuốc. Lá có tác dụng bổ âm, lương huyết, chỉ huyết, trừ phong thấp. Hạt có tác
dụng dưỡng âm, an thần, nhuận tràng, chữa chứng mồ hơi trộm. [25]

Hình 1.3: Lá cây Trắc Bách Diệp
 Trắc Bách Diệp là một loài cây xanh đa tác dụng, vừa là một nguồn
gen đẹp để tôn tạo cảnh quản, lại vừa là nguồn dược liệu quý, đáng được bảo tồn
và phát triển.
1.2.1.2 Đặc điểm cảm quan của vị thuốc
Trắc Bách Diệp phiến: Là lá hình kim, dài 0.5 – 3 cm, có màu xanh lục
tối, khơ, có mùi thơm đặc trưng (Hình 1.4) [4].

Hình 1.4: Trắc Bách Diệp phiến
Trắc Bách Diệp thán sao: Mảnh vụn hình kim màu đen, nâu đen, lẫn một
lượng nhỏ lá màu lục tối; có mùi thơm cháy (Hình 1.5) [4].

14


Hình 1.5: Trắc Bách Diệp thán sao
1.2.2 Tính vị, quy kinh
Vị đắng, chát, tính hơi lạnh, quy kinh phế, can, đại tràng [4].
1.2.3 Công năng, chủ trị
Công năng: Lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt [4].
Chủ trị: Chứng chảy máu do huyết nhiệt, như: nôn ra máu, ho ra máu, sốt
xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu đường tiêu hóa; phụ nữ rong kinh, rong
huyết; Chỉ ho, trừ đàm, trị: chứng ho do phế nhiệt; đờm nhiệt (đờm đặc) [4].
1.2.4 Thành phần hóa học
Trong lá và cành có tinh dầu và chất nhựa. Trong tinh dầu có pinen,
cariophylen. Có tài liệu nói có vitamin C. Theo sự phân tích của Phịng hóa học

thực vật Viện nghiên cứu khoa học y học Trung Quốc (Bắc Kinh), Trắc Bách
Diệp có phản ứng của glucozit chữa tim. Trong lá Trắc Bách Diệp có những chất
sau đây: [11]
1. Tinh dầu với thành phần chủ yếu gồm fenchon C10H16O, campho.
2. Các hợp chất flavon: quexetin, myrixetin C 15H10O8 (Phytochemistry 1970,
9, 575), hinokiflavon C30H18O10, amentoflavon C30H18O10 (Pelter và cộng sự Phytochemistry 1970, 9, 1897).
3. Phần sáp sau khi xà phịng hóa sẽ được 81% axit hữu cơ trong đó chủ yếu
gồm những acid juniperic C16H32O3, acid sabinic C12H24O3 và 17% hexadecane1, 16-diol. Các acid hữu cơ ở dạng estolide.
15


×