Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CƠ KHÍ TRONG CÔNG NGHỆ Ô TÔ (TRỤC CAM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 25 trang )

BÁO CÁO
ĐỒ ÁN MƠN HỌC
THIẾT KẾ CƠ KHÍ TRONG CƠNG NGHỆ ƠTƠ

THIẾT KẾ CHI TIẾT TRỤC CAM

Ngành: Cơng nghệ Kỹ thuật ơ tơ

TP. Hồ Chí Minh, tháng ... năm 2020


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

1

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ HÌNH ẢNH

2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

3

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

3

1.2 MỤC TIÊU VẤN ĐỀ

3



1.3 NỘI DUNG

4

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4

1.5 KẾT CẤU CỦA ĐỒ ÁN

4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

5

2.1 TRỤC CAM

5

2.1.1 Khái niệm

5

2.1.2 Nhiệm vụ

5

2.1.3 Cấu tạo


5

2.1.4 Phân loại

7

2.2 DẪN ĐỘNG BÁNH RĂNG

9

2.3 DẪN ĐỘNG DÂY ĐAI

10

2.4 DẪN ĐỘNG BẰNG XÍCH

11

2.5 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

12

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ TRỤC CAM

13

3.1 CÁCH ĐO LƯỜNG VÀ VẼ CÁC CHI TIẾT

13


3.2 BẢNG THÔNG SỐ

13

3.3 BẢNG VẼ 2D CHI TIẾT

17

3.4 BẢNG VẼ 3D CHI TIẾT

21

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN

21

4.1 KẾT LUẬN

22

4.2 HƯỚNG PHÁT TRIỀN ĐỀ TÀI

22

Tài liệu tham khảo

23



LỜI MỞ ĐẦU




Động cơ đốt trong đang ngày càng phát triển rất mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất
lượng, nó đóng vai trị quan trọng trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hôi, khoa học công
nghệ,… Là nguồn động lực cho các phương tiện vận tải như ôtô, máy kéo, tàu thủy, máy
bay,… Và đặc biệt là ngành ôtô hiện nay cực kỳ phát triển mang đến nhiều tiềm năng.
Đối với một sinh viên kỹ thuật ôtô, đồ án “thiết kế cơ khí trong cơng nghệ ơtơ” đóng
một vai trò rất quan trọng. Đề tài đồ án được thầy giao là “thiết kế chi tiết trục cam” trên
động cơ Honda CIVIC. Tuy là một đề tài quen thuộc nhưng đối với sinh viên đó là một đề
tài với mục đích thiết thực, nó khơng những giúp cho sinh viên có điều kiện để củng cố lại
kiến thức ở trường mà cịn có thể hiểu biết kiến thức nhiều hơn thông qua việc tiếp xúc thực
tế. Chi tiết trục cam của động cơ Honda CIVIC có nhiều đặc điểm mới lạ. Do đó việc khảo
sát, đo đạt trục cam của động cơ này mang đến cho chúng em nhiều kiến thức cực kỳ bổ
ích.
Được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của thầy “Nguyễn Văn Nhanh” phó viện
trưởng Viện Kỹ Thuật Tường Đại Học Công Nghệ tp HCM, các thầy cơ trong khoa cùng
với việc tìm hiểu, tham khảo các tài liệu liên quan và vận dụng các kiến thức đã được học,
để hoàn thành đồ án được tốt nhất. Mặc dù vậy, do kiến thức có hạn cùng với việc thiếu
kinh nghiệm thực tế nên đồ án sẽ khơng tránh khỏi thiếu sót. Mong các thầy cơ góp ý, chỉ
bảo thêm để kiến thức của chúng em ngày càng hồn thiện hơn.
Cuối cùng em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn “Nguyễn Văn
Nhanh”, cùng các thầy cô trong khoa và các bạn đã nhiệt tình giúp đỡ để chúng em có thể
hồn thành đồ án này.


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ HÌNH ẢNH
Hình 2.1:


Cấu tạo trục cam…………………………………….5

Hình 2.2:

Vấu cam……………………………………………..6

Hình 2.3:

Cam kép DOHC……………………………………..8

Hình 2.4

Dẫn động trục cam bằng bộ truyền bánh răng……….9

Hình 2.5

Dẫn động cam bằng dây cuaroa………………….…10

Hình 2.6

Dẫn động cam bằng xích…………………………...11

Bảng 3.1

Bảng thông số kỹ thuật vấu cam nap……………….14

Bảng 3.2

Bảng thông số kỹ thuât vấu cam xả………………...14


Bảng 3.3

Bảng thông số kỹ thuật gối đỡ cam nap…………….15

Bảng 3.4

Bảng thông số kỹ thuật gối đỡ cam xả…………….16

Hình 3.1:

Hình chiếu đứng của trục cam nạp…………………17

Hình 3.2:

Hình chiếu bằng của trục cam nạp………………….17

Hình 3.3:

Hình chiếu cạnh của trục cam nạp………………….18

Hình 3.4:

Hình mặt cắt D-D của trục cam nạp………………...18

Hình 3.5:

Hình chiếu đứng của trục cam xả………….....…….19

Hình 3.6:


Hình chiếu bằng của trục cam xả.…………………..19

Hình 3.7:

Hình chiếu cạnh của trục cam xả.……………….…20

Hình 3.8:

Hình mặt cắt D-D của trục cam xả……….………...20

Hình 3.9:

Hình 3D trục cam nạp……………………………...21

Hình 3.10:

Hình 3D trục cam xả……………………………….21

`Page | 2


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ:
“Thiết kế Chi tiết trục cam”
Lý do chọn đề tài:
- Trải qua chặng đường cả thế kỷ động cơ đốt trong đang được trang bị trên ôtô ngày
nay đã được cải tiến rất nhiều đẻ tang hiệu quả làm việc, hiệu suất, tính tiết kiệm nhiên
liệu,.. nhưng có một điều trong suốt q trình phát triển đó nó vẫn khơng đổi, đó là các chu

trình hoạt động của động cơ. Động cơ đốt trong được trang bị trên ơtơ dù có hiện đại đến
đâu cũng phải thực hiện 4 quá trình hoạt động “nạp – nén – nổ - xả”. Ứng với 4 q trình
đó là sự phối hợp chuyển dộng nhịp nhàng giữ các chi tiết : trục cam, trục khuỷu, thanh
truyền, piston, xupap,…Trong đó để tăng hiệu suất làm việc của động cơ lên mức cao nhất
phải quan tâm trước hết đến vấn đề “ nạp” và “xả” của động cơ, liên quan đến vấn đề làm
thế nào để hệ thống phân phối khí có thể làm việc giúp động cơ có thể “nạp đầy” và “thải
sạch”. Để giải quyết vấn đề này cần phải thiết kế và chế tạo trục cam để kéo dài 2 quá trình
nạp và thải của động cơ.
Trục cam:
- Trục cam là một chi tiết quan trọng trong động cơ nó quyết định các chuyển động
của các chi tiết trong hệ thống phân phối khí và đảm bảo cho động cơ hoạt động một cách
liên tục.
Ý nghĩa của đề tài:
- Hệ thơng phân phối khí được thiết kế để thực hiện các quá trình nạp và xả trong
động cơ để phù hợp với các chu trình lên xuống của piston, giúp động cơ đạt hiệu suất cao
nhất thơng qua q trình “nạp đầy” và “thải sạch”, và giúp tiết kiệm nhiên liệu.

1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của trục cam
- Biết cách đo đạc thông số và biểu diễn thông số kỹ thuật của chúng.
`Page | 3


1.3 NỘI DUNG:
- Tìm hiểu chi tiết về: nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các
hư hỏng thường gặp của trục cam.
- Đo đạc các thơng số kỹ thuật.
- Vẽ các hình chiếu của các chi tiết.
- Viết báo cáo đồ án.


1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp tìm kiếm tài liệu trên internet hay thực tiễn, sách vở.
- Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích.
- Phương pháp mơ phỏng.

1.5 KẾT CẤU CỦA ĐỒ ÁN:
- GỒM 4 CHƯƠNG:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 3: TÍNH TỐN, THIẾT KẾ
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN

`Page | 4


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 TRỤC CAM:
2.1.1 Khái niệm:
- Trục cam là hệ thống thuộc phân phối khí trong động cơ đốt trong và cùng với sự
phát triển của động cơ đốt trong thì trục cam cũng được phát triển để giúp cho việc tối ưu
hiệu suất động cơ được tốt hơn. Hơn nữa, trục cam được gắn liền với nhiệm vụ là mở xupap
để giúp nạp và xả khí cho động cơ.
2.1.2 Nhiệm vụ:
- Trục cam gắn liền với nhiệm vụ đóng mở xupap để nạp và xả khí cho động cơ. Với
các cấu tạo và kết cấu đặc biệt linh hoạt khiến nó có thể làm việc với một cường độ cao
trong môi trường đặc biệt khắc nghiệt mà vẫn đóng mở các xupap chính xác hồn hảo.
2.1.3 Cấu tạo:
- Trục cam bao gồm hai bộ phận chính: cổ trục và mấu cam. Ngồi ra trên trục cam
của một số động cơ cịn có bánh răng dẫn động bơm dầu, bộ chia điện, có cam lệch tâm dẫn

động bơm xăng. Vật liệu thường dùng để chế tạo trục cam là thép cacbon và thép hợp kim
- Mỗi xi lanh của động cơ có hai mấu cam trên trục cam, mỗi mấu cam điều khiển
đóng mở một xu páp.

Hình 2.1: Cấu tạo trục cam
`Page | 5


2.1.3.1 Cổ trục:
- Đây là một trong những bộ phận có thể lắp ráp ổ đỡ, thơng thường ổ trượt với lớp
hợp kim ba bít thường giúp chống mịn hoặc hợp kim đồng thanh. Nếu khi trục cam được
lắp theo kiểu luồn vào các ổ đỡ thì lúc này các cổ trục sẽ được làm to, sao cho việc luồn
trục qua các bạc lót của ổ đỡ được thuận lợi nhất. Hơn nữa, để định vị trục cam theo chiều
trục thì người dùng có thể có vành chặn ở đầu trục hay dùng vít chặn,…
2.1.3.2 Vấu cam
- Vấu cam là bộ phận được chế tạo liền với trục cam. Do đó, ở những động cơ tốc độ
thấp thường có kích thước lớn và các vấu cam thường được làm rời rồi mới lắp lên các trục.
Đặc biệt, các bề mặt làm việc của cam sẽ được gia công theo các u cầu kỹ thuật, do đó
độ chính xác rất cao và được nhiệt luyện để có thể giảm ma sát và chống mài mòn.
- Cấu tạo của của mấu cam gồm: gót cam, sườn cam và đỉnh cam.

Hình 2.2 Vấu cam

`Page | 6


Vật liệu chế tạo:
- Khi chế tạo các vấu cam rời, thì trục cam thường được dập bằng thép, cịn khi chế tạo
cam và trục liền khối thì trục cam có thể được dập bằng thép hoặc thậm chí là đúc bằng
gang chuyên dùng.

- Các bề mặt làm việc của trục cam như mặt cam, mặt cổ trục cam, bánh răng dẫn động
được thấm Cacbon, tơi cứng và mài bóng. Độ sâu thấm tôi = 0,7 -2mm, độ cứng đạt 52-65
- Trục cam có thể được làm từ một số loại vật liệu bao gồm:
+ Đúc gang trắng: Thường được sử dụng trong sản xuất hàng loạt lớn, trục cam
gang trắng có khả năng chống mài mịn tốt vì q trình tơi đã làm cứng nó. Các yếu tố khác
được thêm vào gang trước khi đúc để làm cho vật liệu phù hợp hơn cho ứng dụng của nó.
+ Thép phôi thanh: Khi cần một trục cam chất lượng cao hoặc sản xuất đơn chiếc,
các nhà chế tạo động cơ và nhà sản xuất trục cam chọn phôi thép thanh. Đây là một quá
trình tốn nhiều thời gian hơn và thường đắt hơn các phương pháp khác. Tuy nhiên, chất
lượng vượt trội hơn nhiều. Máy tiện CNC, máy phay CNC và máy mài trục cam CNC sẽ
được sử dụng trong quá trình sản xuất. Các loại thanh thép khác nhau có thể được sử dụng,
một ví dụ là C45. Khi sản xuất trục cam từ EN40b, trục cam cũng sẽ được xử lý nhiệt thơng
qua q trình thấm nitơ dạng khí, làm thay đổi cấu trúc vi mơ của vật liệu. Nó cho độ cứng
bề mặt 55-60 HRC. Những loại trục cam này có thể được sử dụng trong động cơ hiệu suất
cao.
Điều kiện làm việc:
- Trong quá trình làm việc, trục cam chịu tác dụng của lực uốn, lực xoắn và ma sát
lớn. Do đó trục cam thường bị cong, xoắn và mài mòn cổ trục, mấu cam.
2.1.4 Phân loại:
- Sự đa dạng về kết cấu của cơ cấu phân phối khí là thành quả sáng tạo khơng ngừng
của các kỹ sư, chuyên gia trong lĩnh vực cơ khí động lực phối hợp với các nhà thiết kế, sản
xuất và chế tác động cơ ôtô nhằm đáp ứng được các yêu cầu về tăng công suất, giảm suất
tiêu hao nhiên liệu và ô nhiễm môi trường.
`Page | 7


- Theo vị trí đặt của trục cam, có thể phân trục cam làm ba loại:
+ Động cơ với trục cam đặt trong hộp trục khuỷu hoặc thân máy (OHV).
+ Động cơ với trục cam đơn đặt trên nắp xy lanh (SOHC hoặc OHC).
+ động cơ với hai trục cam đặt trên nắp xy-lanh (DOHC).

-

Trong thực tế thường sử dụng hai loại cam là cam đơn (SOHC) và cam đôi (DOHC).

Hình 2.3 Cam kép DOHC

`Page | 8


2.2 DẪN ĐỘNG TRỤC CAM BẰNG BỘ TRUYỀN BÁNH RĂNG:
- Bánh răng thường được thiết kế ở vị trí đầu hoặc đuôi của trục khuỷu động cơ. Đặc
biệt, mỗi một vị trí đều có những ưu điểm cũng như nhược điểm riêng. Bánh răng ở vị trí
đầu trục khuỷu thường là dạng kết cấu dẫn động đơn giản nhất và nó chịu tác động của hiện
tượng dao động xoắn.
- Hơn nữa, dẫn động trục cam bằng bộ truyền bánh răng được bao gồm 2 cặp bánh răng
rất ăn khớp với nhau trực tiếp hoặc qua bánh trung gian. Ở động cơ 4 kỳ thì 2 vịng quay
của trục khủy sẽ được tương ứng với 1 vòng quay của trục cam, có nghĩa là tỷ số truyền
bằng 2 cùng với động cơ 2 kỳ thì có tỷ số truyền là 1.
- Đối với việc dẫn động trục cam bằng bộ truyền bánh răng bao gồm rất nhiều ưu điểm
như: kết cấu đơn giản, hiệu suất cao cùng độ bền và tuổi thọ rất cao. Tuy nhiên, bên cạnh
ưu điểm thì cũng có nhiều hạn chế đó chính là rất khó bố trí dẫn động khi khoảng cách của
trục lớn và gây ra tiếng ồn to. Do đó, để giảm tải tiếng ồn cũng như kích thước chiều trục
thì các bánh răng sẽ được thiết kế với trụ răng nghiêng. Hơn nữa, cơ cấu dẫn động bánh
răng thường được sử dụng với mục đích ở các động cơ cỡ lớn như xe tải, tàu thủ.,,,

Hình 2.4 Dẫn động trục cam bằng bộ truyền bánh răng

`Page | 9



2.3 DẪN ĐỘNG TRỤC CAM BẰNG BỘ TRUYỀN DÂY CUROA (BỘ
TRUYỀN ĐAI)
- Loại này thường sử dụng trên các động cơ có khoảng cách giữa hai trục khá lớn. Trục
cam có thể đặt ở thân máy hoặc nắp máy, đối với kiểu dẫn động trục cam bằng dây curoa
thì thường được dùng cho xe các du lịch, xe tải nhỏ. Kiểu dẫn động này sẽ có ưu điểm nổi
bật chính là: làm việc rất êm, không cần phải bôi trơn và đặc biệt là không cần điều chỉnh
độ căng. Điểm đặc biệt chính là dây curoa sở hữu chi phí rất thấp, ít hơn nhiều so với các
bánh răng hay dây xích. Tuy nhiên, độ bền và tuổi thọ sẽ kém hơn rất nhiều do đó cần phải
được thay mới sau một thời gian dài vận hành.

Hình 2.5 Dẫn động cam bằng dây curoa

`Page | 10


2.4 DẪN ĐỘNG TRỤC CAM ƠTƠ BẰNG BỘ TRUYỀN XÍCH:
- Bộ truyền xích có thể được sử dụng để dẫn động cho trục cam ở nắp máy hoặc trong
thân máy. Hơn nữa, dẫn động trục cam bằng bộ truyền xích sẽ sở hữu một số ưu điểm như:
kết cấu gọn nhẹ và truyền động dễ dàng ở khoảng cách trục lớn. Nhưng nhược điểm cơ bản
của bộ truyền xích là dễ bị rung động khi thay đổi tải và gây ra tiếng ồn. Giá thành của bộ
truyền xích tương đối cao, làm việc lâu dài thường dẫn đến hiện tượng rão do mịn con lăn,
chốt xích dẫn đến phải thay mới bộ truyền.
- Để có thể đảm bảo q trình hoạt động được ổn định thì bộ truyền xích cần được bôi
trơn, giảm chấn cũng như sử dụng bộ phận dẫn hướng. Bên cạnh đó, cần phải có cơ cấu
căng xích tự động hay phải điều chỉnh được.

Hình 2.6 Dẫn động cam bằng xích
- Đối với động cơ HONDA CIVIC sử dụng hệ thống cam DOHC dẫn động bằng xích.
- Động cơ HONDA CIVIC sử dụng công nghệ VTEC dùng cam nạp sử dụng lá cam
đôi để tăng hiệu suất nạp giúp quá trình cháy diễn ra tốt hơn tăng công suất động cơ.


`Page | 11


2.5 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG:
- Khi trục khuỷu quay, qua dẫn động bằng xích ăn khớp với bánh răng trục cam nên
trục cam quay theo để ứng với các quá trình nạp, nén, nổ, thải của động cơ.
- Khi trục khuỷu quay 180 thì trục cam quay được 90(đối với động cơ có 4 xi-lanh).
- Ở kỳ nạp:
+ ứng với vị trí của trục khuỷu, trục cam nạp sẽ quay vấu cam nạp sẽ đẩy cò mổ nạp để
mở xupap nạp.
+ ứng với vị trí của trục khuỷu, trục cam xả vẫn quay nhưng có vị trí tương đối nên cị
mổ xả vẫn khơng bị tác động.
- ở kỳ nén:
+ kỳ nén cần áp suất cao nên trục cam quay cả hai vấu cam nạp và xả không tác động
vào các cị mổ để chuẩn bị cho q trình nổ.
- ở kỳ nổ:
+ Ở cuối kỳ nén nhiên liệu được phun vào trong động cơ với áp suất cao nên tự bốc
cháy, lúc này để sinh công nên cả 2 trục cam nạp và xả vẩn không tác động vào các cò mổ
nạp và xả, mặc dù cả 2 cam vẫn quay tương ứng với trục khuỷu.
- Ở kỳ xả:
+ Lúc này trục cam nạp quay nhưng vấu cam nạp khơng tác động vào cị mổ nạp nên
xupap nạp vẫn đóng, nhưng trục cam xả quay để vấu cam xả tác động vào con đội xả để
xupap xả mở để đưa khí thải ra ngồi.
 Các vấu cam nạp và xả đều được thiết kế để các xupap có các góc mở sớm và đóng
muộn để đảm bảo q trình nạp vả xả của động cơ được tốt, quá trình nổ của động
cơ được tối ưu và công suất của động cơ là lớn nhất.

`Page | 12



CHƯƠNG 3: TÍNH TỐN, THIẾT KẾ CHI TIẾT TRỤC CAM

3.1 CÁCH ĐO LƯỜNG VÀ VẼ CÁC CHI TIẾT:
- Lấy kích thước bảng vẽ từ các chi tiết thực tế.
- Vẽ 2D, 3D bằng phần mềm AutoCad hoặc solidwork.
- Kích thước bảng vẽ 2D có sẵn trên hình (mỗi kích thước được lấy là số lần đo khớp
nhiều nhất sau 10 lần đo chi tiết thực tế).

3.2 BẢNG THÔNG SỐ KỸ THUẬT VÀ DUNG SAI:



Kí hiệu:

D: Đường kính lớn vấu cam
d: Đường kính nhỏ vấu cam
L: Chiều dày
L: Chiều dài trục

`Page | 13


Bảng 3.1 Bảng thông số kỹ thuật vấu cam nạp

Bảng 3.2 Bảng thông số kỹ thuật vấu cam xả

`Page | 14



• Kí hiệu:
D: Đường kính gối đỡ cam
L: Chiều dày gối đỡ cam
Bảng 3.3 Bảng thông số kỹ thuật gối đỡ cam nạp

`Page | 15


Bảng 3.4: Bảng thông số kỹ thuật gối đỡ cam xá

`Page | 16


3.3 BẢN VẼ 2D CHI TIẾT:
3.3.1 Cam nạp:

Hình 3.1: Hình chiếu đứng của trục cam nạp

Hình 3.2: Hình chiếu bằng của trục cam nạp

`Page | 17


Hình 3.3: Hình chiếu cạnh của trục cam nạp

Hình 3.4: Hình mặt cắt D-D của trục cam nạp

`Page | 18



3.3.2 Cam xả:

Hình 3.5: Hình chiếu đứng của trục cam xả

Hình 3.6: Hình chiếu bằng của trục cam xả

`Page | 19


Hình 3.7: Hình chiếu cạnh của trục cam xả

Hình 3.8: Hình mặt cắt D-D của trục cam xả
`Page | 20


3.4 BẢN VẼ 3D CHI TIẾT:

Hình 3.9 Hình 3D trục cam nạp

Hình 3.10 Hình 3D trục cam xả

`Page | 21


CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN

4.1 KẾT LUẬN:
- Với đề tài “TRỤC CAM ÔTÔ” và các kiến thức đã học, đồ án giúp em nắm chắc
kiên thức về môn học.
- Hiểu được cấu tạo và nguyên lý làm việc của trục cam, tìm hiểu thêm về các bộ phận

khác trong hệ thống phân phối khí, kèm theo là nguyên lý hoạt động của từng bộ phận.
- Đo đạc và đọc hiểu các thơng số kỹ thuật về các kích thước trong cơ cấu mà nhóm
đã thể hiện trong bản vẽ.
- Tóm lại sau một thời gian thực hiện thì nhóm gần đạt được tồn bộ 2 mục tiêu và
mục tiêu ít nhiều cũng mang khó khăn cho tụi em. Kèm theo đó vẫn cịn thiếu sót cần chỉnh
sửa thêm về cách trình bày bố cục của cuốn báo cáo đồ án môn học.

4.2 HƯỚNG PHÁT TRIỀN ĐỀ TÀI:
- Đầu tiên khắc phục các thiếu sót về kiến thức và kĩ năng của nhóm.
- Mở rộng thêm phần tính tốn chi tiết các vật liệu cấu thành nên bộ phận.
- Cách lắp ráp bộ các chi tiết trong cả một hệ thống.
- Cân chỉnh và đặt cam khơng dấu.
- Tìm hiểu thêm về các hệ thống khác trên ôtô.

`Page | 22


TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Bùi Văn Ga. Q trình cháy trong động cơ đốt trong, Nhà xuất bản khoa học kỹ
thuật-2002.
• Nguyễn Tất Tiến. Nguyên lý động cơ đốt trong – Nhà xuất bản giáo dục-1999.
• The Internal Combustion Engine in Theory and Pratice, The M.I.t press
(Massachusetts Institute of Technology)-1998.
• Tài liệu kỹ thuật Toyota, Mercedes.
• Tài liệu động cơ đốt trong HUTECH (biên soạn ThS. Nguyễn Văn Bản).
• />• />• />• />
`Page | 23



×