Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Luận văn đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông, lâm nghiệp tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.58 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
-------------------------------

BÙI THỊ HUẾ

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP TỈNH LAI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

Thái Nguyên, 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
-------------------------------

BÙI THỊ HUẾ

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP TỈNH LAI CHÂU

Chuyên Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng
Mã số : 8 85 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Vân Hƣơng


Thái Nguyên, 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện nghiên cứu đã đƣợc cám ơn và các thơng tin trích
dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 01 năm 2021
Học viên

Bùi Thị Huế

i


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Đỗ Thị Vân Hƣơng - giảng viên trƣờng
Đại học Khoa học đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình làm luận văn.
Xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Tài nguyên và Môi trƣờng, các thầy cô
trong bộ môn Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng đã cung cấp các kiến thức khoa học về Tài
nguyên, môi trƣờng và biến đổi khí hậu. Những kiến thức đó sẽ tạo tiền đề cho tơi trong q
trình làm việc, nghiên cứu và cơng tác sau này.
Để hồn thành luận văn này tơi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Lai Châu,
Trung tâm tƣ vấn biến đổi khí hậu thuộc Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Mơi trƣờng
đã tạo điều kiện cung cấp số liệu cũng nhƣ giúp đỡ tác giả trong quá trình tìm hiểu thực tế.
Nhân dịp này tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành nhất tới tất cả bạn bè, đồng

nghiệp, cơ quan, gia đình và ngƣời thân đã quan tâm động viên tôi trong suốt quá trình học
tập và thực hiện đề tài.
Thái Nguyên, tháng 01 năm 2021
Học viên

Bùi Thị Huế

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu viết tắt

Từ viết tắt

1

BĐKH

: Biến đổi khí hậu

2

BVMT

: Bảo vệ mơi trƣờng

3


CCAM

: Mơ hình Khí quyển bảo giác lập phƣơng

4

clWRF

: Mơ hình khí hậu WRF

5

GCM

: Mơ hình hồn lƣu chung khí quyển (Mơ hình khí hậu
tồn cầu)

6

ĐKTN

: Điều kiện tự nhiên

7

IPCC

: Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu

8


KNK

: Khí nhà kính

9

KT – XH

: Kinh tế - xã hội

10

NN&PTNT

: Nơng nghiệp và phát triển nông thôn

11

NLN

: Nông lâm nghiệp

12

RCP

: Kịch bản nồng độ khí nhà kính (KNK)

13


RCP2.6

: Kịch bản nồng độ KNK thấp

14

RCP4.5

: Kịch bản nồng độ KNK trung bình thấp

15

RCP6.0

: Kịch bản nồng độ KNK trung bình cao

16

RCP8.5

: Kịch bản nồng độ KNK cao

17

Rx1day

: Lƣợng mƣa ngày lớn nhất 1 năm

18


Rx5day

: Lƣợng mƣa 5 ngày liên tục lớn nhất

19

WMO

: Tổ chức khí tƣợng thế giới

20

UBND

: Ủy ban nhân dân

iii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................................. 1
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu ..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................................................... 2
4. Dự kiến những đóng góp của đề tài ................................................................................................. 2
5. Cấu trúc luận văn thạc sĩ .................................................................................................................. 2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................................ 3
1.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................................................. 3
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................................... 3

1.1.2. Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông, lâm nghiệp ........... 4
1.1.3. Khái quát chung những tác động của BĐKH đến sản xuất nông, lâm nghiệp trên Thế giới
và Việt Nam ......................................................................................................................................... 7
1.1.4. Cơ sở lý luận nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu. .................................. 10
1.2. Cơ sở thực tiễn. ........................................................................................................................... 13
1.2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu. ........................................... 13
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................................. 22
1.3. Kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam và tỉnh Lai Châu ............................................................... 31
1.3.1. Kịch bản BĐKH Việt Nam (trọng tâm vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và tỉnh Lai Châu) ............. 31
1.3.2. Kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Lai Châu .......................................................................... 35
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 41
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................................................. 41
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................................... 41
2.4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................... 41
2.4.1. Cách tiếp cận ..................................................................................................................... 41
2.4.2. Quan điểm nghiên cứu ...................................................................................................... 42
2.4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................... 44
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 48
3.1. Biến đổi khí hậu tỉnh Lai Châu ................................................................................................... 48
3.1.1. Xu thế biến đổi nhiệt độ .................................................................................................... 48
3.1.2. Xu thế biến đổi của lƣợng mƣa. ........................................................................................ 49
3.1.3. Các yếu tố cực trị liên quan đến nhiệt độ và lƣợng mƣa ................................................... 51
3.1.4. Bão và áp thấp nhiệt đới .................................................................................................... 57
3.2. Tác động của biến đổi khí hậu tới sản xuất nông, lâm nghiệp tỉnh Lai Châu ............................. 58

iv


3.2.1. Tác động của yếu tố khí hậu cực đoan, hệ quả của BĐKH tới sản xuất nông, lâm nghiệp
tỉnh Lai Châu ...................................................................................................................................... 58

3.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu tới các lĩnh vực xuất nông, lâm nghiệp tỉnh Lai Châu.............. 61
3.2.3. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nơng, lâm nghiệp tỉnh Lai Châu ............ 73
3.3. Đề xuất giải pháp ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông, lâm nghiệp
tỉnh Lai Châu ...................................................................................................................................... 77
3.3.1. Cơ sở đề xuất..................................................................................................................... 77
3.3.2. Giái pháp chung ứng phó với BĐKH ................................................................................ 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................. 90
PHỤ LỤC ........................................................................................................................................... 94

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Độ ẩm khơng khí trung bình tại các trạm, giai đoạn 2013 - 2019 ............................... 17
Bảng 1.2. Diện tích thảm phủ thực vật tại tỉnh Lai Châu năm 2019 ............................................ 22
Bảng 1.3: Cơ cấu các ngành kinh tế trong những năm gần đây ................................................... 23
Bảng 1.4. Lịch thời vụ trồng một số loại cây nông nghiệp tỉnh Lai Châu ................................... 25
Bảng 1.5: Số lƣợng gia súc, gia cầm tại lai Châu qua các năm .................................................... 28
Bảng 1.6. Biến đổi nhiệt độ trung bình năm (ºC) so với thời kỳ cơ sở ........................................ 34
Bảng 1.7. Biến đổi của lƣợng mƣa năm (%) so với thời kỳ cơ sở ................................................. 35
Bảng 1.8. Danh sách các trạm khí tƣợng tỉnh Lai Châu đƣợc sử dụng ........................................ 36
Bảng 2.1. Các mức độ tác động trong Ma trận đánh giá tác động do BĐKH ............................. 47
Bảng 3. 1. Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình năm tại các trạm khí tƣợng Lai Châu, thời kỳ
1961 - 2017....................................................................................................................................... 49
Bảng 3. 2. Xu thế biến đổi lƣợng mƣa năm tại các trạm khí tƣợng Lai Châu, ............................ 50
thời kỳ 1961 - 2017 .......................................................................................................................... 50
Bảng 3.3: Xu thế biến đổi lƣợng mƣa mùa trong năm tại các trạm khí tƣợng Lai Châu, thời kỳ
1961 – 2017 ...................................................................................................................................... 51
Bảng 3.4: Xu thế biến đổi TXx năm tại các trạm khí tƣợng Lai Châu, thời kỳ 1961 - 2017...... 52

Bảng 3. 5: Xu thế biến đổi TNn năm tại các trạm khí tƣợng Lai Châu, thời kỳ 1961 – 2017 .... 53
Bảng 3.6: Xu thế biến đổi số ngày nắng nóng năm tại các trạm khí tƣợng Lai Châu, thời kỳ
1961 – 2017 ...................................................................................................................................... 54
Bảng 3.7: Xu thế biến đổi số ngày rét đậm năm tại các trạm khí tƣợng Lai Châu, thời kỳ 1961 –
2017 .................................................................................................................................................. 55
Bảng 3.8. Xu thế biến đổi số ngày rét hại năm tại các trạm khí tƣợng Lai Châu, thời kỳ 1961 2017 .................................................................................................................................................. 56
Bảng 3.9. Xu thế biến đổi Rx1day năm tại các trạm khí tƣợng Lai Châu, thời kỳ 1961 - 2017 57
Bảng 3.10. Xu thế biến đổi Rx5day năm tại các trạm khí tƣợng Lai Châu,thời kỳ 1961 – 201757
Bảng 3.11. Xu thế biến đổi số cơn xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) ảnh hƣởng đến Lai Châu, thời
kỳ 1961 - 2017 ................................................................................................................................. 58
vi


Bảng 3.12. Thiên tai gây thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp từ năm 2012 - 2019 ................... 62
Bảng 3.13. Diễn biến diện tích sâu bệnh qua các năm (Đơn vị: ha)............................................. 64
Bảng 3.14. Thiệt hại trong ngành chăn nuôi tại Lai Châu giai đoạn 2012 - 2019 ....................... 66
Bảng 3.15. Thống kê số liệu cháy rừng giai đoạn 2015 - 2020 .................................................... 68
Bảng 3.16. Tóm tắt các tác động chính của BĐKH đến sản xuất NLN tỉnh Lai Châu ............... 70
Bảng 3.17. Mức độ tác động của BĐKH đến ngành trồng trọt .................................................... 74
Bảng 3.18. Mức độ tác động của BĐKH đến ngành chăn nuôi.................................................... 75
Bảng 3.19. Mức độ tác động của BĐKH đến ngành lâm nghiệp ................................................. 76

vii


DANH MỤC HÌNH
Hinh 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Lai Châu ....................................................................................... 13
Hình 1.2: Hình thể địa hình khu vực tỉnh Lai Châu ........................................................................... 15
Hình 1.3: Bản đồ diễn biến rừng tỉnh Lai Châu giai đoạn 2005 - 2015 ............................................. 30
Hình 1.4. Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm theo kịch bản RCP8.5 ............................................ 32

vào giữa và cuối thế kỉ 21 .................................................................................................................. 32
Hình 1.5. Biến đổi của nhiệt độ tối cao trung bình năm (oC) theo kịch bản RCP4.5 vào giữa và cuối
thể kỉ 21 .............................................................................................................................................. 33
Hình 1.6. Biến đổi của nhiệt độ tối cao trung bình năm (oC) theo kịch bản RCP4.5 vào giữa và cuối
thể kỉ 21 .............................................................................................................................................. 33
Hình 1.7. Mức biến đổi nhiệt độ trung bình năm (°C) ở Lai Châu theo kịch bản RCP4.5 (trái) và
RCP8.5 (phải) ..................................................................................................................................... 37
Hình 1.8. Mức biến đổi lƣợng mƣa năm (mm) ở Lai Châu theo kịch bản RCP4.5 (trái) và RCP8.5
(phải) .................................................................................................................................................. 39
Hinh 2.1. Sơ đồ quy trình đánh giá tác động của biến đổi khí hậu .................................................... 46
Hình 3.1. Xu thế biến đổi tuyến tính của nhiệt độ khơng khí trung bình năm (oC) tại các trạm khí
tƣợng tỉnh Lai Châu, thời kỳ 1961 – 2017 ......................................................................................... 48
Hình 3.2. Hệ số a1 (°C/thập kỷ) của đƣờng xu thế tuyến tính nhiệt độ trung bình các mùa trong năm
tại các trạm khí tƣợng Lai Châu, thời kỳ 1961 - 2017 ....................................................................... 49
Hình 3.3. Hệ số a1 (%/thập kỷ) của đƣờng xu thế tuyến tính lƣợng mƣa các mùa trong năm tại các
trạm khí tƣợng Lai Châu, thời kỳ 1961 – 2017 .................................................................................. 51
Hình 3.4. Lƣợc đồ các vị trí có nguy cơ mất rừng cao giai đoạn 2015 - 2020 ................................... 69
Hình 3.5. Mơ hình nơng nghiệp thơng minh ứng phó với BĐKH ..................................................... 79
Hình 3.6. Mơ hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc thích ứng với BĐKH ......................... 80
Hình 3.7. Mơ hình Làng nơng dân thích ứng với BĐKH .................................................................. 81
Hình 3.8. Lƣợc đồ ƣu tiên thực hiện REDD+ tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017 - 2020 ......................... 83
Hình 3.9. Lƣợc đồ ƣu tiên thực hiện REDD+ tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017 - 2020 (thự hiện theo
giải pháp hạn chế cháy rừng) (Nguồn: CT REDD+ tỉnh Lai Châu 2017 - 2020) .............................. 84

viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
BĐKH đã và đang tác động tới tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng tự nhiên và các hoạt

động kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng cuộc
sống con ngƣời, đặc biệt là cộng đồng dân cƣ nghèo, đe dọa đến sự tồn vong của loài ngƣời
trong tƣơng lai. Đánh giá tác động của BĐKH, nghiên cứu đƣa ra các giải pháp ứng phó với
BĐKH nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH đến môi trƣờng tự nhiên, các
hoạt động kinh tế - xã hội là một việc làm cấp bách cần thực hiện.
Việt Nam hiện là một trong những quốc gia chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất của BĐKH
toàn cầu. Hầu hết các tỉnh trên lãnh thổ nƣớc ta đều chịu ảnh hƣởng của BĐKH. Ảnh hƣởng
của BĐKH gây ra rõ rệt nhất đối với vùng đồng bằng, đặc biệt là vùng đồng bằng ven biển
với biểu hiện nƣớc biển dâng dẫn đến mất đất đai, đa dạng sinh học, chất lƣợng nƣớc thay
đổi,... Tuy nhiên các tỉnh miền núi cũng chịu tác động không nhỏ của BĐKH. Sự thay đổi
lƣợng mƣa, nhiệt độ làm thiếu nƣớc ở vùng núi cao, mƣa nhiều vào mùa mƣa làm gia tăng
hiện tƣợng lũ quét, sạt lở đất gây thiệt hại ngƣời và của.
Lai Châu là tỉnh biên giới, cách thủ đô Hà Nội khoảng 450 km về phía Đơng Nam một trong những tỉnh miền núi nghèo nhất khu vực Tây Bắc và có tỷ lệ ngƣời dân tộc thiểu
số cao. Là tỉnh có tổng diện tích trên 9 nghìn km², tỉnh có diện tích đất nơng - lâm nghiệp
chiếm trên 52%, dân số gần 460.000 ngƣời (tính đến hết năm 2018), trong đó khu vực nơng
thơn chiếm trên 82%. Phƣơng thức sinh kế của ngƣời dân chủ yếu dựa vào nông, lâm
nghiệp. Nền nông nghiệp, lâm nghiệp của tỉnh Lai Châu trƣớc đây khi mới chia tách tỉnh
cịn nhiều khó khăn, quy mô sản xuất nông - lâm nghiệp nhỏ lẻ, sản xuất còn lạc hậu, cơ cấu
cây trồng còn đơn giản, năng suất thấp, khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất cịn hạn
chế, chƣa hình thành vùng sản xuất hàng hóa. Hiện nay, tỉnh đã chú trọng khai thác có hiệu
quả, hợp lý tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới;
từng bƣớc chuyển dịch nền sản xuất nông nghiệp theo hƣớng nâng cao hệ số sử dụng đất,
nâng cao giá trị nơng sản; chuyển đổi hình thức sản xuất nhỏ lẻ sang thâm canh, sản xuất
hàng hóa tập trung quy mơ lớn gắn với an tồn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trƣờng.
Phát triển kinh tế lâm nghiệp, tập trung bảo vệ, phát triển rừng. Sản xuất nơng - lâm nghiệp
tỉnh Lai Châu tiếp tục có sự bứt phá đi lên, định hƣớng phát triển bền vững.
Tuy nhiên, trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Lai Châu, biến đổi khí hậu (BĐKH)
đã có những biểu hiện rõ rệt, biểu hiện cụ thể là: nhiệt độ gia tăng, lƣợng mƣa trung bình
năm có xu hƣớng giảm. Các hiện tƣợng thời tiết cực đoan: sƣơng muối, rét đậm rét hại,
nắng nóng… cùng các hệ quả: lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, mƣa đá, khô hạn…gia tăng hoặc có

1


những diễn biến bất thƣờng. Điều này có tác động bất lợi và tác động lớn đến hoạt động sản
xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh.
Nhận thức rõ những tác động của BĐKH đến sản xuất nông, lâm nghiệp cũng nhƣ đời
sống ngƣời dân, đề tài "Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nơng, lâm
nghiệp tỉnh Lai Châu” đã đƣợc lựa chọn nghiên cứu nhằm góp phần ứng phó với BĐKH
một cách hiệu quả tỉnh Lai Châu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được hiện trạng và tác động của BĐKH tới SX NLN tỉnh Lai Châu.
- Đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH trong SX NLN tỉnh Lai Châu.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Điều tra thu thập số liệu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và các ngành sản xuất
nông, lâm nghiệp trên địa tỉnh Lai Châu.
- Phân tích đƣợc đặc điểm tự nhiên, đặc điểm KT-XH, phân tích hiện trạng sản xuất
nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
- Phân tích đƣợc đặc điểm khí hậu, hiện trạng BĐKH tỉnh Lai Châu
- Tác động và đánh giá đƣợc tác động của BĐKH đến sản xuất nông, lâm nghiệp tỉnh
Lai Châu.
- Đề xuất các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ với BĐKH trong lĩnh vực sản xuất
NLN tỉnh Lai Châu.
4. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài góp phần đánh giá tác động của BĐKH tỉnh Lai Châu đến
SX NLN. Từ đó đề xuất giải pháp thích ứng với BĐKH, giảm thiểu thiệt hại do BĐKH gây
ra đối với ngành nông, lâm nghiệp của tỉnh. Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo để
xây dựng kế hoạch thích ứng và giảm nhẹ thiên tai đối với SX NLN tại địa phƣơng.
* Ý nghĩa giáo dục: Đề tài luận văn là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng về BĐKH
địa phƣơng cho sinh viên và học viên học tập chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi
trƣờng, chuyên ngành Địa lý…

5. Cấu trúc luận văn thạc sĩ
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục luận văn thạc sĩ gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2: Đối tƣợng, phạm vi, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Q trình nghiên cứu về tác động của BĐKH của tỉnh Lai Châu đến SX NLN, các khái
niệm đƣợc đề cập đến bao gồm:
- Thời tiết: là trạng thái khí quyển tại một địa điểm nhất định đƣợc xác định bằng tổ
hợp các yếu tố: Nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mƣa,…
- Thời tiết cực đoan là sự gia tăng cƣờng độ của các yếu tố thời tiết nhƣ sự thay đổi
của cực nhiệt độ (những đợt nóng với nhiệt độ cao xảy ra thƣờng xuyên hơn, rét đậm hơn,
bão nhiệt đới mạnh hơn, mƣa lớn tập trung hơn nhƣng nắng hạn cũng gay gắt hơn…). Thời
tiết cực đoan còn bao gồm cả hiện tƣợng các yếu tố thời tiết diễn ra trái quy luật thơng
thƣờng (IPCC, 2001).
- Khí hậu: Định nghĩa của tổ chức khí tƣợng thế giới WMO (World Meteorological
Organization): khí hậu là “Tổng hợp các điều kiện thời tiết ở một khu vực nhất định đặc trưng
bởi các thống kê dài hạn các biến số của trạng thái khí quyển ở khu vực đó”. Khoảng thời
gian thống kê số liệu khí hậu thơng thƣờng là 30 năm.
- Biến đổi khí hậu: Theo Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) (2007), “BĐKH là
sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trị
số trung bình và biến động về các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ
dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH các quá trình tự nhiên bên trong hệ
thống khí hậu, hoặc do những tác động từ bên ngoài, hoặc do tác động thường xuyên của

con người làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển và sử dụng đất” [13].
- Kịch bản BĐKH là giả định có cơ sở khoa học về sự tiến triển trong tƣơng lai của
các mối quan hệ giữa KT-XH, phát thải khí nhà kính (KNK), BĐKH và mực nƣớc biển
dâng. Kịch bản BĐKH khác với dự báo thời tiết và dự báo khí hậu là chỉ đƣa ra quan điểm
về mối ràng buộc giữa phát triển KTXH và hệ thống khí hậu [2].
- Tích hợp/Lồng ghép/Kết hợp/Hồ hợp vấn đề BĐKH và các kế hoạch phát triển
(Mainsteaming/Integration) là hoạt động điều chỉnh, bổ sung kế hoạch phát triển, bao gồm
chủ trƣơng, chính sách, cơ chế, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện kế hoạch phát triển,
các nhiệm vụ, sản phẩm của kế hoạch cũng nhƣ các phƣơng tiện, điều kiện thực hiện kế
hoạch phát triển cho phù hợp với xu thế BĐKH, các hiện tƣợng khí hậu cực đoan, những tác
động trƣớc mắt và lâu dài của chúng đối với kế hoạch phát triển.
- Đánh giá tác động do BĐKH là nghiên cứu xác định các ảnh hƣởng của BĐKH lên môi
trƣờng và các hoạt động KTXH của địa phƣơng. Ngoài các ảnh hƣởng bất lợi cịn có thể có các
3


ảnh hƣởng có lợi. Đánh giá tác động của BĐKH cũng bao gồm việc xác định và đánh giá các
giải pháp thích ứng với BĐKH.
- Ứng phó với BĐKH là các hoạt động của con ngƣời nhằm thích ứng và giảm nhẹ các
tác nhân gây ra BĐKH.
- Thích nghi/Thích ứng/Thích hợp với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên
hoặc con ngƣời đối với hồn cảnh hoặc mơi trƣờng thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng
bị tổn thƣơng do BĐKH và tận dụng các cơ hội do nó mang lại.
- Giảm nhẹ BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cƣờng độ phát thải KNK.
- Tri thức bản địa/kiến thức bản địa/tri thức truyền thống/tri thức địa phương là hệ
thống tri thức mà ngƣời dân ở một cộng đồng tích lũy, phát triển dựa trên kinh nghiệm, đã
đƣợc kiểm nghiệm qua thực tiễn và thƣờng xuyên thay đổi để thích nghi với mơi trƣờng tự
nhiên, văn hóa, xã hội.
1.1.2. Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nơng, lâm nghiệp
a. Nguyên nhân biến đổi khí hậu

Nguyên nhân chính làm BĐKH Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất
thải KNK, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ KNK nhƣ sinh khối, rừng, các
hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Nhằm hạn chế sự BĐKH, Nghị định thƣ Kyoto
đƣợc ban hành nhằm hạn chế và ổn định sáu loại KNK chủ yếu bao gồm: CO 2, CH4, N2O,
HFCs, PFCs và SF6.
- CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn KNK
chủ yếu do con ngƣời gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh ra từ các hoạt động công
nghiệp nhƣ sản xuất xi măng và cán thép.
- CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí,
dầu tự nhiên và khai thác than.
- N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
- HFCs đƣợc sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn và HFC-23 là sản phẩm phụ của
quá trình sản xuất HCFC-22.
- PFCs sinh ra từ q trình sản xuất nhơm.
- SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.
Các biểu hiện chung của BĐKH nhƣ: (i) Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói
chung. (ii) Sự thay đổi thành phần và chất lƣợng khí quyển có hại cho môi trƣờng sống của con
ngƣời và các sinh vật trên Trái đất. (iii) Mực nƣớc biển dâng cao do băng tan, dẫn tới sự ngập
úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. (iv) Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại
hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các
loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con ngƣời. (v) Sự thay đổi cƣờng độ hoạt động
4


của q trình hồn lƣu khí quyển, chu trình tuần hồn nƣớc trong tự nhiên và các chu trình sinh
địa hoá khác. (vi) Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lƣợng và thành phần
của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển [14].
Các nghiên cứu gần đây của dự án: “Việt Nam: Thông báo Quốc gia đầu tiên cho
Công ước Khung của Liên hợp Quốc về BĐKH - GF/2200 - 9754” cho thấy nguyên nhân
hàng đầu dẫn đến BĐKH là do hiệu ứng KNK.

b. Tác động của BĐKH đến sản xuất nông, lâm nghiệp.
* Ảnh hưởng chung của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp
- Đối với tài nguyên nƣớc cho SXNN: Tài nguyên nƣớc đang đứng trƣớc nguy cơ suy
giảm do hạn hán ngày một tăng ở một số vùng miền, gây khó khăn, ảnh hƣởng tới việc cung
cấp nƣớc cho SXNN. Tác động của BĐKH làm cho dịng chảy năm của sơng giảm đi, điều
đó có nghĩa là khả năng lũ trong mùa mƣa, cạn kiệt trong mùa khô sẽ trở nên khắc nghiệp,
khả năng khai thác nƣớc ở thƣợng nguồn các sông tăng do tác động của BĐKH ảnh hƣởng
các vùng trong lƣu vực sông và vùng hạ nguồn.
- Đối với cây trồng vật nuôi: BĐKH tác động đến sinh trƣởng, năng suất cây trồng,
thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy lây lan sâu bệnh hại cây trồng. BĐKH ảnh hƣởng đến sinh
sản, sinh trƣởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc,
gia cầm. Nông nghiệp đối mặt với nhu cầu lớn về phát triển giống cây trồng vật nuôi nhằm
giảm thiểu rủi ro do tác động của BĐKH và các hiện tƣợng khí hậu cực đoan.
Sự nóng lên trên phạm vi tồn lãnh thổ khiến khả năng thích nghi của cây trồng nhiệt
đới mở rộng và của cây trồng á nhiệt đới thu hẹp lại; Ranh giới của cây trồng nhiệt đới dịch
chuyển về phía núi cao và các vĩ độ phía Bắc; Phạm vi thích nghi của cây trồng nhiệt đới
dịch chuyển về phía núi cao và các vĩ độ phía Bắc; Phạm vi thích nghi của cây trồng á nhiệt
đới bị thu hẹp lại.
BĐKH có khả năng làm tăng tần số, cƣờng độ, tính biến động và tính cực đoan của các
hiện tƣợng thời tiết nguy hiểm nhƣ bão, tố, lốc, các thiên tai liên quan đến nhiệt độ, mùa
nhƣ thời tiết khơ nóng, lũ, ngập úng hay hạn hán, rét hại, xâm nhập mặn, sâu bệnh, làm
giảm năng suất, sản lƣợng vật ni. BĐKH gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nơng nghiệp
nếu khơng có biện pháp ứng phó thích hợp.
- Những tác động nghiêm trọng:
+ Tác động của sự nóng lên tồn cầu
Nhiệt độ tăng lên làm ảnh hƣởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch chuyển các
ranh giới nhiệt của hệ sinh thái lục địa, hệ sinh thái nƣớc ngọt, làm thay đổi cơ cấu của các
loài thực vật, động vật ở một số vùng, một số lồi có nguồn gốc ơn đới, á nhiệt đới có thể bị
mất đi, dẫn tới suy giảm tính đa dạng sinh học.
5



Đối với SXNN, cơ cấu cây trồng vật nuôi và mùa vụ có thể thay đổi ở một số vùng,
trong đó vụ đơng ở miền Bắc có thể bị rút ngắn lại, thậm chí khơng có vụ đơng, vụ mùa thì
kéo dài hơn. Điều đó địi hỏi phải thay đổi kĩ thuật canh tác. Nhiệt độ tăng và tính biến động
của nhiệt độ lớn hơn, kể cả các nhiệt độ cực đại, cực tiểu, cùng với biến đổi của các yếu tố
thời tiết, thiên tai làm tăng khả năng phát triển sâu bệnh, dịch bệnh, dẫn đến giảm năng, sản
lƣợng, tăng nguy cơ rủi ro đối với nông nghiệp và an ninh lƣơng thực.
Nhiệt độ và độ ẩm tăng cao làm tăng sức ép về nhiệt độ đối với cơ thể động vật, con
ngƣời, làm tăng bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiệt đới, bệnh truyền nhiễm thông qua sự
phát triển của các lồi vi khuẩn, các cơn trùng và vật mang bệnh, chế độ dinh dƣỡng và vệ
sinh mơi trƣờng suy giảm.
Sự gia tăng nhiệt độ cịn ảnh hƣởng đến các lĩnh vực khác nhƣ năng lƣợng, giao thông
vận tải, công nghiệp, xây dựng… liên quan đến chi phí gia tăng cho hoạt động làm mát, thơng
gió, bảo quản… Điều này có khả năng dẫn đến giá thành nơng sản sẽ gặp nhiều khó khăn.
+ Tác động của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan: Sự gia tăng của các hiện tƣợng thời
tiết cực đoan, thiên tai, cả về tần số và cƣờng độ do BĐKH là mối đe dọa thƣờng xuyên,
trƣớc mắt và lâu dài đối với tất cả các lĩnh vực, trong đó có SXNN ở Lai Châu. Bão, Lũ, sạt
lở, hạn hán, rét hại, mƣa đá… xảy ra hàng năm, gây thiệt hại lớn cho sản xuất, ảnh hƣởng
đến thu nhập và đời sống của ngƣời dân (Viện Khoa học KTTV&MT, 2010, BĐKH và tác
động ở Việt Nam).
BĐKH sẽ làm cho các thiên tai trên trở nên khó lƣờng hơn và có thể trở thành thảm
họa, gây rủi ro lớn cho phát triển KT – XH.
+ Nƣớc biển dâng: Nƣớc biển dâng có ảnh hƣởng nghiêm trọng đến SXNN của một
địa phƣơng. Lai Châu là tỉnh miền núi, khơng tiếp giáp biển do đó những phân tích về nƣớc
biển dâng sẽ khơng đƣợc thực hiện.
* Tác động của BĐKH đến lâm nghiệp vùng núi:
Tác động của BĐKH thể hiện rõ:
- BĐKH làm thay đổi cơ cấu tổ chức rừng: Nâng cao nền nhiệt độ, lƣợng mƣa, lƣợng
bốc hơi, gia tăng bão, các cực trị nhiệt độ, cƣờng độ mƣa và suy giảm chỉ số ẩm ƣớt … làm

ranh giới giữa khí hậu nhiệt đới và ranh giới nhiệt đới với nền nhiệt độ á nhiệt đới, ôn đới
đều dịch chuyển lên cao, tức là về phía đỉnh núi.
- BĐKH làm suy giảm chất lƣợng rừng: Phát triển đáng kể nhiều sâu bệnh mới nguy
hại hơn hoặc các sâu bệnh ngoại lai. Các quá trình nắng nóng, khơ hạn làm suy giảm
nghiêm trọng chất lƣợng đất, chỉ số ẩm ƣớt giảm đi gây ra suy giảm sinh khối trên hầu hết
các loại rừng, đặc biệt là rừng sản xuất. Số lƣợng quần thể của các loài động vật rừng, thực
vật quý hiếm giảm sút đến mức suy kiệt dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng.
6


- Gia tăng nguy cơ cháy rừng do:
+ Nền nhiệt độ cao hơn, lƣợng bốc hơi nhiều hơn, thời gian và cƣờng độ khô hạn gia tăng.
+ Tăng khai phá rừng làm cho nguy cơ cháy rừng trở nên thƣờng xun hơn.
- BĐKH gây khó khăn cho cơng tác bảo tồn đa dạng sinh học rừng. Các biến động,
điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên do BĐKH, hệ sinh thái rừng sẽ bị suy thoái
trầm trọng, gây ra nguy cơ tuyệt chủng của một số loài, làm mất đi nhiều gen quý hiếm.
1.1.3. Khái quát chung những tác động của BĐKH đến sản xuất nông, lâm nghiệp trên
Thế giới và Việt Nam
1.1.3.1. Trên Thế giới
Cập nhật tình hình BĐKH trong thời gian gần đây cho thấy riêng năm 2019 - một
trong 20 năm nóng nhất lịch sử gần đây, đƣợc coi là năm của những thảm họa thiên nhiên.
Năm 2020, chỉ trong 8 tháng đầu năm có ít nhất 74.155 vụ cháy rừng đã xảy ra tại Brazil,
con số cao kỷ lục kể từ năm 2013. Hơn một nửa trong số này lan rộng ở khu rừng nhiệt
đới Amazon đã phát đi tín hiệu cảnh báo nguy cấp.
BĐKH là nguyên nhân khiến mùa cháy rừng năm 2019 tại Australia bắt đầu sớm
hơn mọi năm và diễn biến khắc nghiệt hơn, ít nhất 3 triệu ha rừng đã bị thiêu rụi trong vài
tháng gần đây. Nƣớc Mỹ mở đầu năm 2019 với một đợt lốc xoáy vùng cực đã làm tê liệt
toàn bộ khu vực Trung Tây và duyên hải phía Đơng trong vài ngày. Khi đó, hàng chục
triệu ngƣời Mỹ đã trải qua một đợt lạnh giá sâu, nhiệt độ tƣơng đƣơng Bắc cực và có lúc
xuống tới -49 độ C.

Tháng 2/2019, một trận "bom bão tuyết" với những đợt tuyết tan chảy nhanh đã
nhấn chìm các vùng đất rộng lớn ở 9 bang thuộc vùng Đồng bằng Mỹ và Trung Tây Mỹ
trong ngập lụt, gây thiệt hại tới hàng trăm triệu USD. Siêu bão Kenneth vào tháng 4/2019
đã san phẳng nhiều vùng ở Mozambique khiến hơn 40 ngƣời thiệt mạng và hàng chục
nghìn nhà cửa tan biến. Tuần đầu tiên của tháng 9/2019, bão cấp 5 Dorian với sức gió lên
tới 320 km/h tấn cơng quần đảo Bahamas, khiến ít nhất 70 ngƣời thiệt mạng trong khi 250
ngƣời khác mất tích, tàn phá hàng nghìn nhà cửa và cơ sở sản xuất, Đây là một trong
những cơn bão mạnh nhất trong lịch sử trên biển Caribbe và là thảm họa thiên nhiên
nghiêm trọng nhất trong lịch sử quần đảo này.
Tháng 10/2019, Nhật Bản "oằn mình" hứng chịu hậu quả của bão Hagabis. Cơn bão
mạnh đã cƣớp đi sinh mạng của gần 40 ngƣời và khiến trên 200 ngƣời mất tích. Trong khi
đó, các nƣớc châu Á khác nhƣ Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh, Hàn Quốc,
Thái Lan, Sri Lanka và Philippines... đều hứng chịu các trận bão mạnh, khiến hàng chục
ngƣời thiệt mạng, hàng trăm nghìn ngƣời phải đi sơ tán và chịu thiệt hại hàng triệu USD.
7


Lũ lụt và hạn hán ở các quốc gia nhƣ Somalia và CHDC Congo, khiến hàng triệu
ngƣời dân rơi vào cảnh đói ăn khi vụ mùa bị mất trắng. Những trận lụt lịch sử, mƣa lớn
chƣa từng có tàn phá hàng triệu ngôi nhà, đẩy ngƣời dân vào cảnh "màn trời chiếu đất".
Các đợt thiên tai liên tiếp nối nhau, thảm họa chồng thảm họa, ngƣời dân tại các quốc gia
này thậm chí khơng có thời gian để xây lại nhà cửa hay tìm kiếm nguồn thực phẩm khác.
Ở châu Âu, tháng 7/2019 là tháng đáng nhớ trong ký ức ngƣời dân khi nhiều quốc gia tại
châu lục này trải qua hình thái thời tiết "nóng nhƣ đổ lửa". Nhiệt độ lên mức kỷ lục trên 45 độ C
ở nhiều nƣớc: Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan... liên tục ban hành báo động đỏ vì nắng nóng bất thƣờng.
Nền nhiệt tăng cao khiến cháy rừng ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha khó kiểm sốt. Tháng
7/2019 đƣợc ghi nhận là tháng nóng nhất trên Trái Đất trong 140 năm qua.
Năm 2020 với thế giới tiếp tục là năm của thiên tai và BĐKH. Những hệ quả do
BĐKH có thể thấy nhƣ nắng nóng, khơ hạn gây cháy rừng ở Australia khiến 34 ngƣời
chết, 8,6 triệu ha rừng bị cháy rụi, hƣ hỏng 5900 ngôi nhà và gây thiệt hại 4,4 tỷ AUD. Tại

Trung Quốc, lũ lụt nghiêm trọng khiến 158 ngƣời chết (mất tích), gây hƣ hỏng 41.000
ngơi nhà và ảnh hƣởng tới cuộc sống của 54,8 triệu ngƣời, thiệt hại lên tới 20,7 USD. Ấn
Độ do lở đất và và lũ lụt khiến 900 ngƣời chế, 16 bang bị ảnh hƣởng, tƣơng tự Hàn Quốc,
lũ lụt khiến 30 ngƣời chế và 5.900 ngƣời phải di dân.
1.1.3.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, từ đầu năm 2020 đến nay đã xảy ra 16 loại hình thiên tai. Đặc biệt,
mƣa lớn, dơng lốc, sét, mƣa đá, động đất, có xu hƣớng gia tăng, gây thiệt hại lớn về ngƣời
và tài sản, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống của nhân dân, tác động không
nhỏ đến sự tăng trƣởng, ổn định kinh tế, xã hội của đất nƣớc.
Tính từ đầu năm đến nay, thiên tai đã làm làm 100 ngƣời chết, 13 ngƣời mất tích,
281 ngƣời bị thƣơng, 92.244 ngơi nhà sập đổ hoàn toàn hoặc hƣ hỏng; 125.740 ha lúa, hoa
màu bị ảnh hƣởng. Thiệt hại theo ƣớc tính ban đầu là trên 5.000 tỷ đồng.
a. Đối với nông nghiệp
Nông nghiệp Việt Nam là nƣớc sẽ chịu ảnh hƣởng nghiêm trọng của BĐKH và nƣớc
biển dâng. Theo nghiên cứu của ngân hàng thế giới, nƣớc ta với bờ biển dài và hai vùng
đồng bằng lớn, khi mực nƣớc biển dâng cao từ 0,2 - 0,6m sẽ có từ 100.000 đến 200.000ha
đất bị ngập và làm thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Nƣớc biển dâng lên 1m sẽ
làm ngập khoảng 0,3 - 0,5 triệu ha tại Đồng bằng sơng Hồng và những năm lũ lớn khoảng
90% diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị ngập từ 4 - 5 tháng, vào mùa khô
khoảng trên 70% diện tích bị xâm nhập mặn với nồng độ lớn hơn 4g/l. Ƣớc tính Việt Nam

8


sẽ mất đi khoảng 2 triệu ha đất trồng lúa trong tổng số 4 triệu ha hiện nay, đe dọa nghiêm
trọng đến an ninh lƣơng thực Quốc gia và ảnh hƣởng đến hàng chục triệu ngƣời dân.
Biến đổi khí hậu làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài sinh vật, dẫn đến tình
trạng biến mất của một số loài và ngƣợc lại làm xuất hiện nguy cơ gia tăng các loài “thiên
địch”. Trong thời gian 2 năm trở lại đây, dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá ở ĐBSCL diễn
ra ngày càng phức tạp ảnh hƣởng đến khả năng thâm canh tăng vụ và làm giảm sản lƣợng

lúa. Ở miền Bắc trong vụ Đông Xuân vừa qua sâu quấn lá nhỏ cũng đã phát sinh thành dịch,
thời cao điểm diện tích lúa bị hại đã lên đến 400.000ha, gây thiệt hại đáng kể đến năng suất
và làm tăng chi phí sản xuất.
Biến đổi khí hậu có thể tác động đến thời vụ, làm thay đổi cấu trúc mùa, quy hoạch
vùng, kỹ thuật tƣới tiêu, sâu bệnh, năng suất, sản lƣợng; làm suy thoái tài nguyên đất, đa
dạng sinh học bị đe dọa, suy giảm về số lƣợng và chất lƣợng do ngập nƣớc và do khô hạn,
tăng thêm nguy cơ diệt chủng của động vật, làm biến mất các nguồn gen q hiếm. Một số
lồi ni có thể bị tác động làm giảm sức đề kháng do biên độ dao động của nhiệt độ, độ ẩm
và các yếu tố ngoại cảnh khác tăng lên. Sự thay đổi các yếu tố khí hậu và thời tiết có thể làm
nảy sinh một số bệnh mới đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm và phát triển thành
dịch hay đại dịch.
b. Đối với lâm nghiệp
Lâm nghiệp Việt Nam có đa dạng sinh học (ĐDSH) cao, các hệ sinh thái (HST)
phong phú. Tuy nhiên trong thời gian qua, do những nguyên nhân khác nhau mà ĐDSH và
các HST, đặc biệt là các HST rừng có ĐDSH cao bị suy thối trầm trọng. Nƣớc biển dâng
lên làm giảm diện tích rừng ngập mặn ven biển tác động xấu đến hệ sinh thái rừng tràm và
rừng trồng trên đất nhiễm phèn ở ĐBSCL.
Trong những năm gần đây, tuy rừng có tăng lên về diện tích nhƣng tỷ lệ rừng nguyên
sinh vẫn chỉ khoảng 8%. Nhiệt độ và lƣợng bốc hơi tăng cùng với hạn hán kéo dài sẽ làm
thay đổi sự phân bố và khả năng sinh trƣởng của các loài thực vật và động vật rừng. Nhiều
loài cây nhiệt đới ƣa sáng sẽ di cƣ lên các vĩ độ cao hơn và các loài cây á nhiệt đới sẽ mất
dần. Số lƣợng quần thể các loài động thực vật quý hiếm sẽ ngày càng suy kiệt và nguy cơ
tiệt chủng tăng.
Nhiệt độ tăng và hạn hán kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ cháy rừng, nhất là các rừng
trên đất than bùn, vừa gây thiệt hại tài nguyên sinh vật, vừa tăng lƣợng phát thải khí nhà
kính, làm gia tăng BĐKH và tạo điều kiện cho một số loài sâu bệnh hại rừng phát triển.
BĐKH làm thay đổi số lƣợng và chất lƣợng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học.Chức năng
và dịch vụ môi trƣờng (điều tiết nguồn nƣớc, điều hịa khí hậu, chống xói mịn …) và kinh
tế của rừng bị suy giảm. Nƣớc biển dâng và hạn hán làm giảm năng suất và diện tích cây
9



trồng dẫn tới nhu cầu chuyển đổi rừng sang đất sản xuất nông nghiệp và khai thác thủy sản
tăng cũng nhƣ nhu cầu di cƣ lên vùng cao, làm gia tăng nạn phá rừng.
Theo thống kê Cục Kiểm lâm cho thấy ngồi những ngun nhân chủ quan của con
người thì BĐKH, đặc biệt là nhiệt độ khơng khí, hạn hán gia tăng cũng đã làm tăng các
nguy cơ cháy rừng. Các số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong 10 năm của giai
đoạn 2009-2018, nạn cháy rừng đã thiêu hủy gần 22 nghìn ha rừng của Việt Nam, gây thiệt
hại lớn về kinh tế cho đất nước. Đỉnh điểm của giai đoạn này là vào năm 2010, khoảng
6.723 ha rừng đã bị lửa lớn thiêu rụi do nắng hạn kéo dài. Giai đoạn Giai đoạn từ tháng 72014 đến tháng 7-2018, cả nước đã xảy ra hơn 13.000 vụ cháy, làm chết 346 người, bị
thương 823 người, thiệt hại về tài sản ước tính hơn 6.500 tỉ đồng và hơn 6.400ha rừng.
1.1.4. Cơ sở lý luận nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu.
1.1.4.1. Tổng quan các nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH ở Việt Nam
Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH ở Việt Nam đến các lĩnh vực
KT-XH và các địa phƣơng. Những nghiên cứu này do các cơ quan nhà nƣớc, các viện
nghiên cứu, tổ chức thuộc Liên hiệp hội Khoa học của Việt Nam, các tổ chức quốc tế và các
tổ chức phi chính phủ thực hiện với các mức độ khác nhau.
Dự án "Ảnh hưởng tiềm tàng về KT-XH của BĐKH tại Việt Nam" (1994), đánh giá
các dao động khí hậu hiện tại đến mơi trƣờng tự nhiên và KT-XH. Trong đó, tập trung đánh
giá tác động tiềm tàng của dao động khí hậu đối với nông nghiệp, sức khỏe con ngƣời, sản
xuất và sử dụng năng lƣợng, đến rừng ngập mặn và đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản ở các
vùng ven biển. Dự án cũng nghiên cứu ảnh hƣởng tiềm tàng của nhiệt độ tăng cao đối với sự
phát triển của sâu, bệnh cây trồng.
Dự án “Xây dựng năng lực thích ứng với BĐKH ở miền Trung Việt Nam" (2002 2005) do tổ chức phi chính phủ của Canada hoạt động tại Việt Nam CECI thực hiện có mục
tiêu là nâng cao năng lực để lập, xây dựng và thực hiện các chiến lƣợc thích ứng cho cộng
đồng thơng qua việc phịng chống thiên tai, lồng ghép việc phòng và giảm thiểu rủi ro, thiệt
hại vào kế hoạch phát triển địa phƣơng.
Roger Few và nnk (2006) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa thích ứng với BĐKH,
quản lý rủi ro thiên tai đã xét đến (1) Nguy cơ của BĐKH, thiên tai và các tác động tiềm
năng của BĐKH; (2) Cách tiếp cận trong quản lý rủi ro thiên tai; (3) Cách tiếp cận trong

thích ứng với BĐKH; (4) Nghiên cứu điển hình ở Nam Định.
Peter Chaudhry và Greet Ruysschaert (2007) đã tập hợp các vấn đề về BĐKH trong báo
cáo điển hình “BĐKH và phát triển con người ở Việt Nam”, đã tổng quan các nội dung: (1)
Nghèo, Thiên tai & BĐKH; (2) Các xu thế & dự báo về tính dễ tổn thƣơng về vật lý trƣớc
BĐKH nhƣ đất đai và khí hậu; Những biến đổi về nhiệt độ và lƣợng mƣa; Những biến đổi về lũ
10


lụt và hạn hán; Thay đổi các hình thái bão; Mực nƣớc biển dâng; Các tác động đến nông
nghiệp; Nghề cá và nuôi trồng thuỷ sản; BĐKH và sức khỏe con ngƣời; (3) Tính dễ tổn thƣơng
do BĐKH trong bối cảnh kinh tế - xã hội đang thay đổi; (4) Chính sách ứng phó với BĐKH.
Dự án “Nghiên cứu BĐKH ở Đông Nam Á và đánh giá tác động, tổn hại và biện pháp
thích ứng đối với sản xuất lúa và tài nguyên nước” (2007) do Viện KH KTTV&MT hợp tác với
SEA START thực hiện, nhằm xây dựng các kịch bản BĐKH cho khu vực Đông Nam Á và Việt
Nam, đánh giá những tác động của BĐKH đến các yếu tố nhƣ nhiệt độ, mƣa;
Dự án “Nghiên cứu tác động của BĐKH ở lưu vực sơng Hương và chính sách thích
nghi ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” (2006-2008) do Viện KH KTTV&MT thực
hiện với sự tài trợ của Chƣơng trình hỗ trợ nghiên cứu khí hậu Hà Lan (NCAP), là một
nghiên cứu thí điểm áp dụng, lồng ghép các thông tin về BĐKH vào kế hoạch phát triển
KT-XH cho một vùng cụ thể, làm cơ sở đề xuất các giải pháp thích nghi với BĐKH;
Dự án “Lợi ích của thích nghi với BĐKH từ các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, đồng
bộ với phát triển nông thôn” (2005-2007) do Viện KH KTTV&MT thực hiện với sự tài trợ
của DANIDA Đan Mạch tài trợ đã xác định những lợi ích rõ rệt và nhiều mặt từ các nhà
máy thuỷ điện vừa và nhỏ là phát triển nông thôn, thích nghi với BĐKH và giảm nhẹ
BĐKH. Mục tiêu cụ thể của dự án là: (1) Xác định đƣợc lợi ích của các nhà máy thuỷ điện
vừa và nhỏ trong việc thích nghi với BĐKH; (2) Phân tích và xác định đƣợc lợi ích của thuỷ
điện vừa và nhỏ đối với phát triển nơng thơn trong vùng nghiên cứu thí điểm; (3) Kiến nghị
đƣợc các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trƣờng và đời sống của ngƣời dân do các
nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ gây ra, đặc biệt đối với những cộng đồng dân nghèo.
Các dự án của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (tiếng Anh: United States Agency For

International Development - USAID): Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam (20122021) đẩy nhanh quá trình Việt Nam chuyển đổi sang mơ hình phát triển bền vững bằng
cách giúp Việt Nam giảm tình trạng mất rừng và suy thối rừng và các cảnh quan nơng
nghiệp và tăng cƣờng khả năng thích ứng. Dự án Trường Sơn Xanh (2016-2020) hỗ trợ các
hoạt động của tỉnh và địa phƣơng ở khu vực cảnh quan Trung Trƣờng Sơn với trọng tâm là
đẩy mạnh áp dụng thực hành sử dụng đất thân thiện với môi trƣờng, tăng cƣờng bảo tồn đa
dạng sinh học và nâng cao khả năng thích ứng cho các cộng đồng dễ bị tổn thƣơng. Dự án
giúp bảo vệ ngƣời dân, cảnh quan và đa dạng sinh học ở các tỉnh có diện tích rừng lớn. Dự
án hợp tác trực tiếp với chính quyền và ngƣời dân các tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế.
Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến các điều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên và đề xuất các giải pháp chiến lược phịng tránh, giảm nhẹ và thích nghi, phục
vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội ở Việt Nam” (2008-2010) thuộc Chƣơng trình khoa
học Cơng nghệ trọng điểm KC-08. Mục tiêu của đề tài là: (1) Làm rõ đƣợc những tác động
11


của BĐKH đến các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội Việt Nam;
và (2) Đề xuất đƣợc các giải pháp chiến lƣợc nhằm thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ tác
động xấu do BĐKH gây ra.
Đề tài “Nghiên cứu tác động của BĐKH toàn cầu đến các yếu tố và hiện tượng khí
hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo và giải pháp chiến lược ứng phó” (2009-2010)
thuộc Chƣơng trình khoa học Công nghệ trọng điểm KC08. Mục tiêu của đề tài là: Nghiên
cứu đánh giá những tác động của BĐKH toàn cầu đến các yếu tố và hiện tƣợng khí hậu cực
đoan ở Việt Nam, từ đó đề xuất các phƣơng pháp để dự báo.
Nhƣ vậy, các nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH tại Việt Nam đã đƣợc nhiều
cơ quan nhà nƣớc, các viện nghiên cứu, các tổ chức trong nƣớc và quốc tế tiến hành từ
những thập niên 90. Những nghiên cứu khởi đầu tập trung vào nhận thức về BĐKH và phân
tích xu thế BĐKH dựa theo các tài liệu quan trắc trong lịchsử. Những nghiên cứu về sau đã
đi sâu vào đánh giá tác động của BĐKH đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội cũng nhƣ các lĩnh
vực tự nhiên và địa phƣơng khác nhau.
Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng đã đề xuất các biện pháp thích ứng với BĐKH cho

từng khu vực, lĩnh vực cụ thể.
1.1.4.2. Các cơng trình nghiên cứu về BĐKH tỉnh Lai Châu
- Dự án “Biến đổi khí hậu và đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam tại Lai
Châu” đƣợc tài trợ bởi Quỹ xã hội dân sự phát triển (CISU), do Agricultural Development
Denmark Asia (ADDA) phối hợp với Trung tâm con ngƣời và thiên nhiên; đƣợc UBND tỉnh
Lai Châu phê duyệt tại Quyết định số 1199/QĐ-UBND ngày 26/9/2014; thời gian thực hiện là
2014-2017 tại xã Bản Lang, huyện Phong Thổ và xã Bình Lƣ, huyện Tam Đƣờng.
- Dự án “Tăng cường tiếng nói và năng lực cho nông dân thiểu số dễ bị tổn thương
ứng phó với biến đổi khí hậu Tây Bắc Việt Nam”; đƣợc tài trợ bởi Quỹ xã hội dân sự phát
triển (CISU), do Agricultural Development Denmark Asia (ADDA) phối hợp với Trung tâm
con ngƣời và thiên nhiên; đƣợc UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt tại Quyết định số 752/QĐUBND ngày 11/7/2019; thời gian thực hiện là 2019-2021 tại 01 bản của huyện Tam Đƣờng
và 01 bản của huyện Phong Thổ.
- Dự án Trồng rừng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn kết hợp xây dựng cơ sở hạ
tầng đồng bộ phòng chống lũ, sạt lở đất gia tăng trong bối cảnh biến đổi khí hậu, bảo vệ dân
cƣ một số khu vực trọng điểm huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu; đƣợc UBND tỉnh phê duyệt tại
Quyết định 869/QĐ-UBND ngày 12/8/2015; 873/QĐ-UBND ngày 17/8/2017; 1275/QĐUBND ngày 20/10/2017; thời gian thực hiện từ 2015-2020.

12


- Dự án Kè chống sạt lở bờ suối Nậm Bum, thị trấn Mƣờng Tè, huyện Mƣờng Tè
đƣợc UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 1248/QĐ-UBND ngày 10/10/2012; thời gian
thực hiện từ 2013-2015.
- Dự án Kè chống sạt lở khu dân cƣ thị trấn Nậm Nhùn, huyện Nậm Nhùn; thời gian
thực hiện từ 2017-2019.
- Dự án "Cải thiện sinh kế và nâng cao khả năng chống chịu của phụ nữ và nam giới
dân tộc thiểu số nghèo ở nông thông trước tác động của biến đổi khí hậu và tình trạng hay thay
đổi khí hậu tại tỉnh Lai Châu” do Tổ chức Care international tại Việt Nam- CARE (tổ chức phi
chính phủ nƣớc ngồi) tại Quyết định số 293/QĐ-UBND ngày 27/3/2019 của UBND tỉnh.
- Cập nhật kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Lai Châu giai đoạn

2021-2030, tầm nhìn đến 2050 đƣợc UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1396/QĐUBND ngày 01/10/2020;
- Đánh giá khí hậu tỉnh Lai Châu đƣợc UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số
1395/QĐ-UBND ngày 01/10/2020.
Có thể nhận định, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về BĐKH, tác động của BĐKH,
tuy nhiên hiện nay còn thiếu những nghiên cứu về tác động của BĐKH đến sản xuất nông,
lâm nghiệp tỉnh Lai Châu. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần tạo cơ sở khoa học
cho việc nhận thức rõ những tác động của BĐKH đến sản xuất NLN, cho sự thích ứng và
giảm nhẹ những tác động của BĐKH trong lĩnh vực sản xuất NLN.
1.2. Cơ sở thực tiễn.
1.2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu.
1.2.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên
a. Vị trí địa lý

Hinh 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Lai Châu
13


Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 450
km về phía Đơng Nam, có tọa độ địa lý từ 21º51’ - 22º49’ vĩ độ Bắc và 102º19’ - 103º59’ kinh
độ Đơng; phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Điện
Biên, phía Đơng và phía Đơng Nam tiếp giáp với hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, phía Nam tiếp
giáp với tỉnh Sơn La.
Tỉnh Lai Châu có 9.068,78 km² diện tích tự nhiên; có 08 đơn vị hành chính trực
thuộc, bao gồm TP. Lai Châu và các huyện: Mƣờng Tè, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Tam Đƣờng,
Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên; 106 đơn vị hành chính, bao gồm: 94 xã, 05 phƣờng và
07 thị trấn (Hình 1.1) [30].
b. Đặc điểm địa hình
Địa hình, địa mạo của tỉnh rất phức tạp và và chia cắt mạnh, có cấu trúc chủ yếu là
núi đất, xen kẽ là các dãy núi đá vơi có dạng địa chất Karst (tạo nên các hang động và sông
suối ngầm), trong đó phổ biến và chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là địa hình núi

cao và núi cao trung bình. Ngồi ra cịn có những bán bình nguyên rộng lớn với chiều dài
hàng trăm km (được hình thành do q trình bào mịn đồi núi theo thời gian), dạng địa hình
thung lũng, sơng, suối, thềm bãi bồi, nón phóng vật, sƣờn tích, hang động Karst (được hình
thành do chịu hoạt động của tân kiến tạo).
Nhìn chung địa hình của tỉnh có xu thế thấp dần từ Bắc xuống Nam và Đơng sang
Tây (khu vực huyện Sìn Hồ - Phong Thổ), vùng Mƣờng Tè bị chi phối địa hình là địa máng
Việt Trung chạy dài và hạ thấp dần độ cao theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Vùng Sìn Hồ Phong Thổ có dãy Hồng Liên Sơn án ngữ phía Đơng Bắc. Có thể phân chia địa hình của
tỉnh thành các vùng (Hình 1.2):
- Địa hình dƣới 500 m nằm xen kẽ giữa những dãy núi cao, gồm các thung lũng sâu, hẹp
hình chữ V và một số thung lũng có địa hình tƣơng đối bằng phẳng nhƣ Noong Hẻo (huyện Sìn
Hồ), Mƣờng So (huyện Phong Thổ), Bình Lƣ (huyện Tam Đường), Mƣờng Than (huyện Than
Un) thích hợp cho việc bố trí sản xuất nơng nghiệp, nhƣng diện tích khơng lớn.
- Địa hình vùng núi có độ cao từ 500 m đến 1.000 m, độ dốc trên 30º rất khó khăn
cho việc bố trí sản xuất nơng nghiệp, điển hình là khu vực vùng núi cao huyện Sìn Hồ.
- Địa hình vùng núi có độ cao từ 800 m đến dƣới 1.500 m, vùng này có độ chia cắt
mạnh, địa hình hiểm trở, lịng suối dốc và có nhiều hang động, đại diện là khu vực núi cao
huyện Phong Thổ.
- Địa hình vùng núi có độ cao từ 1.500 m đến dƣới 2.500 m, phân bố chủ yếu ở dãy
núi biên giới Việt Trung thuộc huyện Mƣờng Tè, có độ dốc lớn hơn 30º và thảm thực vật
rừng cịn khá. Do địa hình núi non hiểm trở nên dân cƣ sống ở vùng này rất thƣa thớt.
- Địa hình vùng núi có độ cao trên 2.500 m, phân bố chủ yếu ở các khu vực có đỉnh
14


núi cao trên 2.500 m, bao gồm 4 đỉnh thuộc huyện Phong Thổ và 2 đỉnh thuộc huyện
Mƣờng Tè.

Hình 1.2: Hình thể địa hình khu vực tỉnh Lai Châu
Riêng huyện Phong Thổ chạy dài theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam có nhiều đỉnh núi
cao trên 2.000 m, trong đó có đỉnh Phan Xi Phăng cao nhất nƣớc ta là 3.143 m và đỉnh Pu

Sam Cáp 2.910 m (toàn tỉnh có 6 đỉnh núi cao trên 2.500 m, thì có 4 đỉnh thuộc huyện
Phong Thổ và 2 đỉnh thuộc huyện Mường Tè).
c. Đặc điểm khí hậu
Lai Châu có khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới gió mùa núi cao Tây Bắc, ngày nóng,
đêm lạnh, ít chịu ảnh hƣởng của bão. Khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mƣa từ
tháng 5 đến tháng 9 có nhiệt độ và độ ẩm cao; mùa ít mƣa từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, khí
hậu lạnh, độ ẩm và lƣợng mƣa thấp (tháng 4 và tháng 10 là thời gian chuyển giao giữa 2 mùa).
* Chế độ bức xạ, mây, nắng: Nằm trong vùng nội chí tuyến thì bức xạ mặt trời là nhân tố
hàng đầu chi phối chế độ thời tiết tỉnh Lai Châu.
Đặc điểm của chế độ bức xạ vùng nội chí tuyến nên hàng năm tại Lai Châu có 2 lần mặt
trời lên thiên đỉnh và góc nhập xạ lớn, kết quả là hàng năm các địa điểm nằm trong vùng nội chí
tuyến nhận đƣợc một lƣợng bức xạ tổng cộng lớn. Bức xạ tổng cộng trung bình năm của tỉnh
đạt 120 - 130 Kcal/cm²/năm với khoảng 1824 giờ nắng/năm, cán cân bức xạ từ 75 - 78
Kcal/cm²/năm. Qua các số liệu về tổng số giờ nắng cho thấy khu vực nghiên cứu có số giờ nắng
là 1824 giờ/năm, tổng số giờ nắng các trung bình các tháng dao động trong khoảng 120 - 200
15


×