Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

TỔ CHỨC mô HÌNH NUÔI dê SINH SẢN HƯỚNG THỊT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.62 KB, 18 trang )

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
--------------------------

PHẠM VĂN HỊA

BÀI TIỂU LUẬN
KẾT THÚC HỌC PHẦN MARKETING
Dự án:

TỔ CHỨC MÔ HÌNH NUÔI DÊ SINH SẢN HƯỚNG THỊT

Lớp:

NLP – CNTP52

Chuyên ngành:

CNTP

Khoa:

CNSH-CNTP

Năm học:

2020 - 2021

Thái Nguyên, 2021




i

MỤC LỤC
MỤC LỤC..........................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................ii
Phần 1................................................................................................................1
KHÁI QUÁT VỀ Ý TƯỞNG/DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP...................................1
1.1. Bối cảnh cho thực hiện ý tưởng/dự án khởi nghiệp................................1
1.2. Tên ý tưởng/dự án khởi nghiệp, mô hình tổ chức sự kiện......................2
1.3. Lý do chọn thực hiện ý tưởng/ dự án khởi nghiệp..................................2
1.4. Giá trị cốt lõi của ý tưởng/dự án.............................................................3
1.5. Địa điểm, thời gian thực hiện ý tưởng/ dự án khởi nghiệp.....................4
Phần 2................................................................................................................5
CHI TIẾT VỀ Ý TƯỞNG/DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP.........................................5
2.1. Sản phẩm.................................................................................................5
2.2. Khách hàng và kênh phân phối...............................................................5
2.3. Đối thủ cạnh tranh...................................................................................8
2.4. Điều kiện nguồn lực cần thiết để thực hiện ý tưởng/ dự án khởi nghiệp9
2.5. Các hoạt động chính cần thực hiện.........................................................9
2.6. Dự kiến các chi phí, doanh thu, lợi nhuận............................................11
2.6.1. Chi phí của dự án...........................................................................11
2.6.2. Doanh thu, lợi nhuận dự kiến hàng năm của dự án.......................14
Phần 3..............................................................................................................14
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI.........................................................................14
3.1. Kết luận về ý tưởng/dự án khởi nghiệp................................................14
3.2. Những kiến nghị nhằm hỗ trợ cho ý tưởng/dự án được thực hiện........15



ii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Các hoạt động chính trong thực hiện ý tưởng/dự án..........................10
Bảng 2: Những rủi ro có thể có và cách phòng /chống...................................11
Bảng 3: Chi phí dự kiến đầu tư xây dựng cơ bản...........................................11
Bảng 4: Chi phí dự kiến đầu tư trang thiết bị và con giống của dự án............12
Bảng 5: Chi phí sản xuất thường xuyên 1 năm..............................................13
Bảng 6: Doanh thu dự kiến năm đầu của dự án.............................................14


1

Phần 1
KHÁI QUÁT VỀ Ý TƯỞNG/DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP
1.1. Bối cảnh cho thực hiện ý tưởng/dự án khởi nghiệp
+ Theo Bộ NN&PTNT, ngành chăn nuôi có những chuyển biến rõ nét về tổ
chức sản xuất, chăn nuôi trang trại, gia trại, tập trung theo chuỗi sạch, hữu cơ, an
toàn sinh học. Sản lượng thịt các loại đạt khoảng 5,37 triệu tấn, tăng 3,5% so với
năm 2019.
Theo Cục Chăn nuôi, từ năm 2016-2018, đàn dê cừu nước ta tăng trưởng
15,45%; sản lượng thịt tăng gần 20% đối với dê và cừu. Năm 2018, nước ta có đàn
dê và cừu trên 2,8 triệu con. Năm 2019, tốc độ tăng trưởng của đàn dê, cừu là
15,45%; sản lượng thịt hơi xuất chuồng của dê, cừu tăng gần 20%.
Theo đó, đàn dê nước ta tập trung chủ yếu ở vùng Trung du và miền núi phía
Bắc, tiếp theo là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Hai vùng này chiếm
57,41% về tổng đàn dê và 51,16% về sản lượng thịt dê.
Đối với chăn nuôi dê, theo thống kê của Tổng cục thống kê, cả nước có
417.188 hộ chăn nuôi dê. Trong đó, có 306.305 hộ nuôi dưới 10 con/hộ, chiếm

73,42%; 97.019 hộ nuôi từ 10-29 con/hộ (chiếm 23,26%); có 10. 620 con hộ nuôi từ
30-49con/hộ, chiếm 2,55%, số hộ nuôi trên 50 con/hộ chỉ chiếm 0,78%.
Trong những năm trở lại đây, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm của chăn nuôi dê
tăng nhanh. Mặt khác, năm 2019, khi bệnh Dịch tả lợn châu Phi xảy ra khiến một
bộ phận không nhỏ người chăn nuôi lợn chuyển sang chăn nuôi dê.
Tại huyện Định Hóa – tỉnh Thái Nguyên bên cạnh phát triển chăn nuôi theo
hướng tập trung, liên kết tiêu thụ sản phẩm, huyện cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp
và PTNT giới thiệu các doanh nghiệp có tiềm năng đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi
tại địa phương; sớm có hướng dẫn về kiện toàn hệ thống thú y cấp huyện.
+ Về mục tiêu dài hạn, huyện Định Hóa khuyến khích các hộ chăn nuôi nhỏ
lẻ liên kết sản xuất, thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã phát triển chăn nuôi từ quy


2

mô vừa trở lên nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn phòng,
chống dịch bệnh.
+ Định Hoá là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, nằm trong khoảng toạ
độ 105o29” đến 105o43” kinh độ đông, 21o45”đến 22o30” vĩ độ bắc; phía tây - tây
bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, bắc - đông bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, nam - đông nam giáp
huyện Đại Từ, Phú Lương; huyện lỵ là thị trấn Chợ Chu, cách thành phố Thái
Nguyên 50 km về phía tây bắc.
+ Địa hình huyện Định Hoá khá phức tạp và tương đối hiểm trở, ở dạng núi
thấp, đồi cao. Xen giữa các dãy núi đá vôi và đồi, núi đất là những cánh đồng hẹp.
Hướng địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, phân làm hai vùng. Vùng núi
bao gồm các xã ở phía bắc huyện. Vùng núi thấp bao gồm thị trấn Chợ Chu và các
xã ở phía nam. Đây là vùng núi đất, có độ cao từ 50 đến dưới 200m, độ thoải lớn, có
nhiều rừng già và những cánh đồng tương đối rộng, phì nhiêu. Với điều kiện tự
nhiên như trên Định Hóa nên diện tích lớn người dân trồng keo, xoan lấy gỗ. Lá
keo, xoan là loại thức ăn mà dê rất ưu thích. Với diện tích đồi núi nhiều, dân số thưa

cũng là một điểm mạnh khi đầu tư trang trại chăn nuôi dê. Vì dê cần có nơi ở thoáng
mát, sân chơi rộng mà phân và nước tiểu có mùi hôi nên cần làm chuồng nơi thoáng
gió, cách xa khu dân cư.
+ Bản thân và gia đình đều xuất thân thuần nông nên yêu thích và đam mê
chăn nuôi. Con dê là con vật ngoan, hiền lành, dễ thân thiện với con người nên
chăm sóc chúng cũng dễ dàng hơn. Gia đình ở tại vùng nông thôn có diện tích đất
đồi rộng giáp với đồi cao nên trồng cây ăn quả không hiệu quả, chỉ thích hợp chăn
nuôi.
1.2. Tên ý tưởng/dự án khởi nghiệp, mô hình tổ chức sự kiện
Tên ý tưởng: TỔ CHỨC MÔ HÌNH NUÔI DÊ SINH SẢN HƯỚNG THIT
Mô hình tổ chức thực hiện ý tưởng/ dự án: Trang trại
1.3. Lý do chọn thực hiện ý tưởng/ dự án khởi nghiệp
+ Về phía nhu cầu chung của xã hội: Chăn nuôi dê cung cấp nhiều sản phẩm
thiết thực cho xã hội. Phân dê quay lại cải thiện độ phì cho đất, làm tăng năng suất


3

cho cây trồng; lông, da, sừng móng của dê là nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp
nhẹ; sữa dê cung cấp dinh dưỡng cho người tiêu dùng đặc biệt đối với trẻ em, người
già và làm đẹp cho phụ nữ.
+ Về phía địa phương: Dê rất thích hợp với địa hình đồi núi tại Định Hóa,
thảm thực vật của Định Hoá rất phong phú, trồng nhiều loại lâm sản như keo, xoan,
loại tre, nứa, vầu, trám…Đặc biệt, vùng đất các xã phía nam có nhiều cây cọ, lá để
lợp nhà, thân làm kèo, xà nhà rất bền, có thể tận dụng làm chuồng trại.
+ Về phía bản thân và gia đình: Dê, cừu ăn được nhiều loại thức ăn thô xanh
như lá cây, cỏ. Thức ăn của chúng lại không canh tranh lương thực của con người.
Dê là loại gia súc có hiệu suất sử dụng thức ăn cao. Nguồn thực phẩm hữu cơ được
dê cung cấp là nhanh, an toàn so với các vật nuôi khác.
Qua tìm hiểu được biết, nuôi dê nhốt chuồng khá nhàn nên người nuôi vẫn có thời

gian làm việc khác; hơn nữa dê sinh sản nhanh, khả năng thu hồi vốn chỉ trong thời
gian ngắn. Chuồng trại nuôi dê được làm đơn giản, với diện tích khoảng
40m2/chuồng; vật dụng chủ yếu là gỗ tạp, mái lợp lá cọ, xung quanh là tre, nứa. Khi
nuôi dê là tận dụng được thức ăn có sẵn trong vườn nhà. Vì dê là loài ăn tạp nên
mình có thể không tốn nhiều chi phí để mua thức ăn mà chỉ tốn công cắt cỏ và xắt
nhỏ thân cây chuối để cho dê ăn hoặc tận dụng nguồn phế phụ phẩm tại địa phương
như lá keo, xoan, mít, cám gạo, bã đậu...
1.4. Giá trị cốt lõi của ý tưởng/dự án
+ Những mục tiêu mong đợi về mặt tổ chức: Trang trại có quy mô nhỏ nên
các thành viên trong gia đình vừa quản trị vừa thực hiện công việc nuôi và chăm sóc
đàn dê, bán sản phẩm nên công việc cần được tổ chức một cách khoa học và phát
huy hết sức mạnh của các nguồn tài nguyên vốn có. Các thành viên cần thích ứng
với mọi hoàn cảnh thuận lợi cũng như khó khăn trong suốt quá trình thực hiện dự
án.
+ Những mục tiêu mong đợi về sản phẩm: Tạo ra con giống có khả năng
thích nghi với điều kiện khí hậu tại Định Hóa, dê thịt có tầm vóc to lớn hơn tăng
trọng cao hơn so với dê tại địa phương. Tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh lớn hơn gióng dê cỏ


4

tại địa phương. Trang trại sẽ đưa ra thị trường loại thịt dê an toàn, không bệnh tật,
không có dư lượng kháng sinh. Ngoài khả năng cho sản phẩm thịt dê trang trại còn
cho ra sản phẩm phụ là sữa dê.
+ Những mục tiêu về dịch vụ sẽ đem đến cho khách hàng: Trang trại luôn
đem đến cho khách hàng dịch vụ chăm sóc tốt nhất. Đối với những người mua dê về
làm giống sẽ được tư vấn cách chăm sóc, nuôi dưỡng dê một cách chi tiết và dễ hiểu
nhất. Giải đáp thắc mắc, khiếu nại của khách hàng một cách nhanh nhất. Trang trại
sẽ đặt ra các mục tiêu về dịch vụ như:
- Đem đến cho khách hàng dịch vụ nằm ngoài mong đợi

- Đặt mình vào vị trí của khách hàng
- Không bào chữa vấn đề mà tập trung vào giải pháp trước tiên
- Nói chuyện một cách tự nhiên, cởi mở, thân thiện
+ Sự khác biệt/ nổi trội về các mặt tổ chức, sản phẩm, dịch vụ: Là mô hình
trang trại xây dựng trên diện tích đất của gia đình và tận dụng được nguồn nhân lực
sẵn có nên giá thành sản phẩm sẽ cạnh tranh với các nông hộ và trang trại xung
quanh phải thuê nhân công. Dê giống được tuyển chọn là loại dê Boer và Bách Thảo
thuần chủng từ trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây nên con giống là con boer
lai F1 có khả năng tăng trưởng cao hơn 40% so với dê cỏ tại bản địa.
1.5. Địa điểm, thời gian thực hiện ý tưởng/ dự án khởi nghiệp
+ Địa điểm: Xã Trung Lương – huyện Định Hóa – Tỉnh Thái Nguyên
+ Thời gian bắt đầu thực hiện ý tưởng/dự án: 01/9/2021
+ Các giai đoạn thực hiện ý tưởng/dự án:
- Giai đoạn 1: Tìm hiểu về các giống dê, tập tính sinh hoạt, điều kiện thích nghi,
cách nuôi và chăm sóc, phòng và chữa bệnh…, tham quan và học hỏi trực tiếp các
trang trại nuôi dê lâu năm.
- Giai đoạn 2: Thiết kế và lên kế hoạch
- Giai đoạn 3: Lập kế hoạch kinh doanh
- Giai đoạn 4: Tìm nhà đầu tư và huy động vốn


5

Phần 2
CHI TIẾT VỀ Ý TƯỞNG/DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP
2.1. Sản phẩm
+ Những loại sản phẩm: con giống, dê thịt, sữa dê, phân dê
+ Tiến trình phát triển và hoàn thiện các sản phẩm qua các năm: Mô hình
nuôi dê sinh sản hướng thịt dự kiến hoàn thiện trong 01 năm.
+ Điểm khác biệt của sản phẩm: Dê Boer có nguồn gốc ở Nam Phi với đặc

điểm nổi bật là lớn rất nhanh và cho sản lượng thịt nhiều hơn các loại dê thông
thường và thịt chứa nhiều chất béo. Boer là con vật thuần tính, dẻo dai, có khả năng
phát triển trong những điều kiện khí hậu khác nhau, tính kháng bệnh tốt và ăn tạp,
thích chăn thả. Nuôi chăn thả trên đồng cỏ nghèo, khô hạn vẫn phát triển tốt.
2.2. Khách hàng và kênh phân phối
+ Khách hàng mục tiêu: Các nhà hàng trong địa bàn tỉnh Thái nguyên là
khách hàng mục tiêu mà trang trại hướng đến đầu tiên. Các thương lái mua dê thịt
trong tỉnh Thái nguyên và các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Bắc kạn, Hà Nội, Tuyên
Quang. Các thương lái là những người mua buôn với số lượng lớn, giá cả theo thị
trường tiêu thụ chung nên giá cũng khá ổn định.
Trang trại còn cung cấp con giống cho những nông hộ hoặc trang trại nuôi dê
khác trong tỉnh Thái nguyên và các tỉnh lân cận.
Sữa dê là sản phẩm phụ nhưng cũng đóng góp một phần lợi nhuận cho trang
trại. Sản phẩm này phù hợp với mọi lứa tuổi sử dụng, đặc biệt là với trẻ em và phụ
nữ. Nhóm khách hàng hướng tới là trẻ em, học sinh trong huyện Định hóa.
Phân dê là sản phẩm phụ thứ 2 có thể làm tăng lợi nhuận cho trang trại. Đây
là nguồn phân bón hữu cơ tốt cho cây trồng. Khách hàng mục tiêu mà trang trại
hướng tới là các nông hộ trồng rau, cây ăn quả trong huyện Định hóa.
+ Khách hàng tiềm năng: Thành phố Thái nguyên những năm gần đây phát triển
mạnh các khu dân cư, xen lẫn với các nhà hàng chuyên chế biến các món ăn về dê,


6

các siêu thị lớn được mở ra. Nếu maketing tốt thì các siêu thị lớn là khách hàng tiềm
năng số một của trang trại.
+ Cách tiếp cận khách hàng: Đối với bất kì một doanh nghiệp nào nói chung
và một dự án nói riêng thì marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng một dự án có
thể thành công. Hoạt động Marketing là việc chúng ta bỏ ra chi phí về tài chính
cũng như nguồn lực để mang lại hiệu quả tốt hơn trong việc kinh doanh, hiệu quả

đó được thể hiện như là sức cầu của người tiêu dùng sẽ tăng lên, khách hàng sẽ biết
đến sản phẩm dịch vụ của ta nhiều hơn, để từ đó tạo ra một hình ảnh về doanh
nghiệp trong bộ nhớ của khách hàng. Khách hàng sẽ nghĩ đến sản phẩm dịch vụ
của dự án mình khi có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của ta. Như vậy chiến
lược chung Marketing là một hệ thống những chính sách và các biện pháp nhằm
triển khai và phối hợp những mũi nhọn marketing để đạt được mục tiêu của doanh
nghiệp một cách hiệu quả nhất. Để có một chiến lược marketing đạt hiệu quả cao thì
việc đầu tiên ta phải hoạch định chiến lược marketing một cách cụ thể rõ ràng và
khoa học phù hợp với mục tiêu của dự án cũng như mục tiêu chiến lược mà dự án
đã đề ra.
Trước tiên cần giới thiệu sản phẩm cho bạn bè người thân, đây là những
người luôn ủng hộ, giúp đỡ mình, họ cũng chính là những người quảng cáo miệng
cho sản phẩm của dự án.
Thứ hai có thể giới thiệu với bạn bè trên mạng xã hội, đây là nhóm người có
phạm vi rộng hơn rất nhiều so với bạn bè người thân. Đó có thể là những người chỉ
mới quen. Cần cung cấp thông tin cần thiết về quá trình sản xuất sản phẩm sử dụng
nhằm tạo ấn tượng dòng sản phẩm. Đăng những phản hồi tích cực của người thân
của mình lên trang cá nhân kèm theo sản phẩm.
Với công nghệ 4.4 Quảng cáo facebook là một cách rất hiệu quả. Một mạng
xã hội với đầy đủ đối tượng tham gia. Thông qua các hội nhóm chăn nuôi trên
facebook mình có thể quảng cáo sản phẩm, chào bán với tất cả các đối tượng có
cùng chung sở thích nuôi dê, những người đang tập nuôi hay thương lái mua dê thịt.


7

Ngoài ra mình sẽ làm các quyển có hình ảnh về trang trại và sản phẩm đến các nhà
hàng, siêu thị để quảng cáo trực tiếp.
+ Quan hệ khách hàng: Khách hàng là người mang đến lợi nhuận cho trang
trại nên cần phải có những cách thức để khách hàng yêu mến sản phẩm và tiếp tục

quay lại mua hàng. Trước hết cần trân trọng thời gian của khách hàng Không ai
thích phải chờ đợi quá lâu, đặc biệt là trong thời đại số hóa mang một lời hứa mạnh
mẽ về việc cung cấp các giải pháp nhanh chóng và tiên tiến. Vì thế việc để khách
hàng chờ đợi hàng giờ là không thể chấp nhận được, với sự hỗ trợ của nhiều kênh
liên lạc hiện đại cho phép giải quyết nhanh yêu cầu của khách hàng chỉ trong một
lần liên lạc. Khi khách hàng muốn tham quan trang trại hay xem con giống thì cần
sắp xếp thời gian nhanh nhất để tiếp đón họ, biết đâu họ lại là khách hàng tiềm năng
của trang trại.
Sản phẩm chất lượng không còn là yếu tố duy nhất góp phần mang lại sự hài
lòng cao cho khách hàng bởi vì trải nghiệm khách hàng sẽ được đặt lên trên giá cả
trong tương lai. Đừng đối xử với khách hàng như một nhiệm vụ phải hoàn thành
vào cuối ngày, hãy xem họ như những người bạn và cung cấp cho họ những dịch vụ
được cá nhân hóa:
Gọi khách hàng bằng tên riêng. Một nghiên cứu đã chỉ ra não bộ con người
được tăng cường hoạt động họ nghe tên của họ. Điều này có nghĩa, việc xưng hô
với khách hàng bằng tên riêng sẽ mang đến không khí gần gũi và khiến khách cảm
thấy được trân trọng.
Giữ lịch sự giao dịch. Cho dù họ là khách hàng mới hay khách hàng cũ, việc
theo dõi lịch sử giao dịch và đưa ra những gợi ý phù hợp là một việc nên làm.
Không phải sản phảm nào cũng hoàn thiện, hay có nhiều lý do sản phẩm khi đến tay
người tiêu dùng không còn giữ được chất lượng ban đầu. Lúc đó sẽ có những phản
hồi tiêu cực. Hãy giữ cho mình tư tưởng những phản hồi tiêu cực của khách hàng
chính là những cái nhìn sâu sắc có giá trị góp phần cải thiện hệ thống quản lý công
ty. Thu thập thông tin phản hồi, thừa nhận sai lầm của bạn và biến thất bại thành
thành công.Ngoài ra thái độ khi phục vụ khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng


8

để giũ chân khách hàng. Cần giữ thái độ tích cực trong suốt quá trình bán hàng và

luôn mỉm cười với khách hàng
2.3. Đối thủ cạnh tranh
+ Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Mô hình trang trại nuôi dê sinh sản hướng thịt
là một mô hình đã phát triển từ vài năm trước, trong huyện định hóa có nhiều nông
hộ chăn nuôi dê lâu năm, họ đã có nhiều kinh nghiệm trong cách chăm sóc và có
nhiều khách hàng cũ thân thiết. Tuy nhiên, phần lớn các nông hộ vẫn nuôi giống dê
cỏ sẵn có tại địa phương. Giống dê này thích hợp chăn thả tự nhiên, ít công chăm
sóc, khả năng kháng bệnh cao, thích nghi với điều kiện khí hậu bản địa nhưng khả
năng sinh trưởng chậm, tầm vóc nhỏ nên cho năng suất thịt thấp. Thời gian nuôi kéo
dài nên thu hồi vốn chậm. Giống dê này mắn đẻ nhưng trọng lượng con sơ sinh nhỏ,
dê mẹ ít sữa nên chỉ đủ cho con bú mà không có khai thác được sữa bán ra thị
trường.
Với mô hình trang trại nuôi dê sinh sản hướng thịt của mình con giống ban
đầu đã được tuyển chọn là dê cái Bách Thảo, là gióng dê kiêm dụng thịt - sữa. Theo
thống kê trong sản xuất cũng như trong trại thí nghiệm 75% lứa đẻ là đẻ đôi hoặc đẻ
ba. Đây là một giống có tỷ lệ sinh sản tốt hiếm thấy. Dê đực giống là dê Boer (hay
còn gọi là dê Nam Phi) có khả năng tăng trưởng nhanh, tầm vóc lớn, chất lượng thịt
tốt, đây là loại thịt dày, cholesterol thấp, protein cao, thịt mềm, thơm.
Con giống của trang trại bán ra thị trường là con lai f1 giữa dê đực Boer và
dê cái Bách Thảo nên phát huy được hết các ưu điểm của cả hai giống. Đây chính là
ưu điểm mạnh nhất để trang trại cạnh tranh với các nông hộ và trang trại khác.
Ngoài ra, khai thác sữa cũng là ưu thế của trang trại khi thị trường trong tỉnh Thái
Nguyên chưa có nông hộ hay trang trại nào khai thác sản phẩm này.
+ Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Trong địa bàn huyện Định Hóa nói riêng và
tỉnh Thái Nguyên nói chung có nhiều nông hộ phát triển chăn nuôi thỏ, hươu. Sản
phẩm của họ hướng đến các nhà hàng, người có thu nhập cao cạnh tranh gián tiếp
với sản phẩm của trang trại mình. Tuy nhiên, hai sản phẩm này có giá thành cao hơn
so với thịt dê. Mặt khác thỏ và hươu không ăn tạp như dê nên thức ăn cũng hạn chế



9

hơn và không tận dụng được các loại thức ăn có sẵn như lá keo, lá xoan… là những
loại lá sẵn có nhiều trong huyện Định Hóa. Thỏ là loại nhạy cảm với khí hậu, khả
năng kháng bệnh kém, dễ nhiễm bệnh và lây lan nhanh trong đàn. Chính vì vậy tỷ lệ
chăn nuôi ít, không ảnh hưởng nhiều đến thị trường tiêu thụ dê của trang trại.
2.4. Điều kiện nguồn lực cần thiết để thực hiện ý tưởng/ dự án khởi nghiệp
+ Điều kiện về vốn: Tổng số vốn ban đầu cần có: 350.000.000. Nguồn vốn
đã có 250.000.000đ. Còn thiếu: 100.000.000đ huy động từ anh em, bạn và người
thân.
+ Điều kiện về nhân lực con người: Vì quy mô trang trại nhỏ nên nguồn
nhân lực chỉ cần 3 người. Nguồn nhân lực chính là người trong gia đình minh, bố
mẹ và bản thân. Một người phụ trách quản lý kiêm bán hàng là bản thân mình. Một
người trồng và cung cấp thức ăn cho dê và cho ăn, một người chăm sóc, vệ sinh
chuồng trại.
+ Điều kiện về kỹ thuật công nghệ: Nuôi dê sinh sản không phải là quá khó
nhưng cũng đòi hỏi người chăn nuôi phải nắm được quy trình kỹ thuật, cách chăm
sóc khi dê sinh đẻ và nuôi con. Kỹ thuật nuôi dê sinh sản đã được nghiên cứu qua
các trang web của kênh nông nghiệp, được đi thực tế và học hỏi từ các hộ chăn nuôi
tại điạ phương.
+ Điều kiện về đất đai: Với diện tích sẵn có của gia đình khoảng gần 5000m2
đất đồi thoải liền kề với bãi ruộng là một điều kiện tốt để trang trại làm chuồng
nuôi, khu vực sân chơi và trồng cỏ phục vụ nhu cầu thức ăn.
+ Những điều kiện khác
2.5. Các hoạt động chính cần thực hiện
Bảng 1: Các hoạt động chính trong thực hiện ý tưởng/dự án
STT
1

Tên hoạt động chính

Trồng cỏ và chăm sóc cỏ

Kết quả cần đạt Thời gian thực hiện
Hoàn thành đúng Từ tháng 9/2021 đến
thời gian và diện tháng 12/2021
tích cần thiết


10

2

Làm chuồng nuôi và sân chơi

3

thời gian
đến tháng 01/2022
Mua công cụ và thiết bị và Tìm được nguồn Từ tháng 01/2022
thức ăn bổ xung

Hoàn thành đúng Từ tháng 12/2021

cung cấp công cụ, đến tháng 02/2022
thiết bị và thức ăn
cho dê với giá rẻ,
chất lượng đảm

4


Mua con giống

bảo.
Mua

được

con Từ tháng 02/2022

giống theo yêu đến tháng 03/2022
5

cầu kỹ thuật
Tiến hành chăn nuôi theo quy Dê được chăm Từ tháng 3/2022 trở
trình và tiêu thụ sản phẩm

sóc đúng kỹ thuật, đi
tỷ lệ đậu thai cao.
Khả năng sinh sản
đồng
giống

đều,
sinh

con
ra

khỏe mạnh, sản
phẩm bán ra thị

trường đạt chất
lượng cao.
Bảng 2: Những rủi ro có thể có và cách phòng /chống
STT
1

Những rủi ro có thể có
Những giải pháp phòng chống
Dê mắc bệnh thường gặp như Tiêm vắc xin, vệ sinh chuồng sạch
chướng hơi, đi ỉa, đau mắt, long sẽ, cho ăn thức ăn khô, sạch

2

móng lở mồm…
Dê khó đẻ, không cho con bú

Cần ghi chép ngày phối giống
từng con và can thiệp kịp thời khi
dê đẻ


11

2.6. Dự kiến các chi phí, doanh thu, lợi nhuận
2.6.1. Chi phí của dự án
1/ Chi phí dự kiến đầu tư xây dựng cơ bản
Bảng 3: Chi phí dự kiến đầu tư xây dựng cơ bản
ĐVT: 1000 Đồng
Gía trị


ST

Hạng mục xây

Quy mô

Giá đơn vị

Tổng

Số năm

T

dựng

(m2)

(đ/m2)

giá trị

khấu hao

1
2
3

Làm chuồng nuôi
Làm sân chơi

Làm khu chứa

200
600

200
50

40.000
30.000

10
10

hao/năm
4.000
3.000

phân và nước

30

20

6.000

10

600


thải
Tổng (1)

76.000

khấu

7.600

Trong đó:
Dự kiến nông trại sẽ xây dựng cơ bản với tổng chi phí dự kiến là 76.000.000đồng.
Sau khi khấu hao tài sản cố định là 11.600.000đồng/ năm
2/ Chi phí dự kiến đầu tư trang thiết bị và con giống
Bảng 4: Chi phí dự kiến đầu tư trang thiết bị và con giống của dự án
ĐVT: 1000 Đồng

STT

1

2

Tên

Số

thiết bị

lượng


Xô uống
nước
Máy
bơm
nước

ĐVT

Đơn giá

Thành tiền

(đ)

(vnđ)

Số năm

Gía trị

khấu

khấu

hao

hao/năm

5


chiếc

30

150

5

30

01

chiếc

1.200

1.200

10

120


12

3
4
5
6
7


8

Máy

01

chiếc

2.200

2.200

10

220

01

chiếc

1.000

1.000

10

10

5


chiếc

90

450

01

450

400

m

12

4.800

10

480

20

chiếc

45

900


2

450

01

chiếc

250

250

10

25

10

chiếc

150

1.500

10

150

3.000


2

1500

183.300

5

36.660

băm cỏ
Xe kéo
Bóng
điện
Dây điện
Bóng
sưởi
Cân
đồng hồ
(100kg)
Thùng

9

phi nhựa
(100lit)
Các

10


11
12

dụng cụ
nhỏ lẻ
khác
Dê cái

47

giống
Dê đực

con

3.900

3
con
11.400
34.200
5
6.840
giống
Tổng
232.950
46.935
Tổng dự kiến dầu tư trang thiết bị hiện đại và con giống với chi phí dự kiến đầu tư
là 232.950.000 đồng. Sau khấu hao tài sản cố định và con giống tính cho 1 năm là

46.935.000đ.
3/ Chi phí sản xuất thường xuyên
Bảng 5: Chi phí sản xuất thường xuyên 1 năm

ĐVT: 1000 Đồng
STT

Loại chi phí

Số lượng

Đơn vị tính Đơn giá

Thành tiền


13

Thức ăn cho dê

1

mẹ
Thức ăn cho dê

2

đực giống
Thức ăn cho dê


3

Kg

3.384

7

23.688

Kg

324

7

2.268

Kg
1.080
7
7.560
con
4
Thuốc thú y
2.000
Tổng
35.516
=> Tổng chi phí dự kiến của dự án trong năm đầu: 7.600.000 + 46.935.000 +
35.516.000 =100.051.000đ.

Bao gồm:
+ Khấu hao xây dựng cơ bản/năm: 7.600.000đ
+ Khấu hao trang thiết bị máy móc và con giống/năm: 46.935.000đ
+ Chi phí sản xuất thường xuyên: 35.516.000đ
=> Kết luận về chi phí:
+ Tổng chi phí xây dựng cơ bản ban đầu để trang trại đi vào hoạt động là:
308.950.000đ
+ Những năm tiếp theo trang trại cần 35.516.000đ để duy trì sản xuất
=>Những giải pháp tiết kiệm chi phí có thể thực hiện:
+ Trồng ngô để cung cấp nguồn thức ăn tinh cho dê
+ Vệ sinh chuồng trại thường xuyên sạch sẽ để phòng bệnh cho dê
+ Tận dụng cây gỗ, cây tre, lá cọ của gia đình để làm chuồng và sân chơi,
khu chứa phân cho dê.
2.6.2. Doanh thu, lợi nhuận dự kiến hàng năm của dự án
Doanh thu dự kiến của ý tưởng/dự án trong 1 năm gồm:
+ Doanh thu từ sản phẩm chính: 189.000.000đ
+ Doanh thu từ các sản phẩm phụ và thu nhập phát sinh khác: 17.000.000đ
Bảng 6: Doanh thu dự kiến năm đầu của dự án

ĐVT: Đồng


14

STT
1
2
3

Sản phẩm

Dê thịt
Sữa dê
Phân dê

ĐVT
kg
lít
kg

Số lượng
1.350
200
10.000

Đơn giá
140.000
40.000
500

Thành tiền
189.000.000
8.000.000
5.000.000

Tổng
202.000.000
+ Lợi nhuận dự kiến của dự án trong năm đầu = 202.000.000 – 100.051.000
= 101.949.000đ
=> Kết luận về doanh thu lợi nhuận: Trong năm đầu tiên trang trại đã thu về
101.949.000đ. Từ năm thứ 2 trở đi dê đẻ hai năm 3 lứa nên doanh thu sẽ tăng nhiều

so với năm đầu.

Phần 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận về ý tưởng/dự án khởi nghiệp
+Dự án Tổ chức mô hình nuôi dê sinh sản hướng thịt trở thành hướng đi bền
vững cho gia đình, địa phương và xã hội. Dự án tận dụng được các điều kiện sẵn có
tại gia đình: diện tích đất trống, vật liệu làm chuồng: tre, lá cọ, gỗ; các loại thức ăn
thô xanh: lá cây keo, xoan, mít, thân ngô; thức ăn tinh gia dình tự sản xuất được:
ngô hạt; phế phụ phẩm sẵn có tại địa phương: cám gạo, khoai lang, bã đậu…
+Dự án tận dụng được nguồn nhân lực sẵn có tại gia đình, tạo nguồn thu
nhập ổn định cho gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương, làm giàu cho đất
nước.
+Chi phí cho thực hiện dự án được tiết kiệm tối đa do sử dụng các vật liệu
sẵn có tại gia đình để đầu tư xây dựng cơ bản. Sử dụng lá cọ để lợp mái, cây tre, gỗ
làm tường rào xung quanh và ngăn ô chuồng. Ngoài ra nước thải là nguồn phân để
trồng cỏ quay trở lại làm nguồn thức ăn cho dê.
+Dự án cung cấp cho người tiêu dùng nguồn thịt dê an toàn vì dê là một
trong những loài vật nuôi được cho là có lượng thịt sạch, ít nhiễm bệnh nhất.


15

+Dự án sẽ đem lại lợi nhuận hằng năm trên 100.000.000đ cho gia đình, góp
phần cải thiện đời sống, tạo hướng đi mới cho người dân địa phương.
3.2. Những kiến nghị nhằm hỗ trợ cho ý tưởng/dự án được thực hiện
+ Kỹ thuật chăm sóc dê sinh con và nuôi con nhỏ là kỹ thuật đòi hỏi người
nuôi cần có kỹ thuật cao để xử lý kịp thời khi gặp tình huống khẩn cấp như: dê
mang thai ngược, khó đẻ nên kiến nghị các cấp có thẩm quyền quan tâm, mở các
lớp hướng dẫn, đào tạo về kỹ thuật chăn nuôi dê sinh sản cho người chăn nuôi.

Định Hóa là một huyện còn nhiều khó khăn về kinh tế nên rất mong các cơ quan
cức năng có các biện pháp hỗ trợ nguồn vốn để dự án được triển khai trong thời
gian sớm nhất.



×