Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội chùa keo, xã duy nhất, huyện vũ thư, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 77 trang )

BỘ NỘI VỤ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỄ HỘI CHÙA KEO,
XÃ DUY NHẤT, HUYỆN VŨ THƯ, TỈNH THÁI BÌNH

Khóa luận tốt nghiệp ngành
Người hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã số sinh viên
Khóa
Lớp

: QUẢN LÝ VĂN HĨA
: TS. TRẦN THỊ DIỆU THÚY
: ĐÀO VĂN VIỆT
: 1505QLVB079
: 2015-2019
: ĐH. QLVH 15B

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đề tài khóa luận tốt nghiệp “Bảo tồn và phát huy giá trị lễ
hội chùa Keo, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình” là của tơi.
Tơi xin cam đoan những vấn đề được trình bày trong khóa luận, các số liệu,
kết quả và các dẫn chứng là do tơi tự tìm hiểu, có sự tham khảo, sưu tầm và sự kế


thừa những nghiên cứu của các tác giả đi trước. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là
trung thực, có trích dẫn rõ ràng.
Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung
đề tài của mình.
Hà Nội, ngày

tháng
Sinh viên

năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình, tơi xin chân thành cảm ơn
Khoa Quản lý Xã hội, Tập thể Cán bộ tại UBND và người dân xã Duy Nhất, huyện
Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đặc biệt là TS. Trần Thị Diệu Thúy đã trực tiếp hướng dẫn
và giúp đỡ tơi trong suốt q trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thiện đề tài “Bảo
tồn và phát huy giá trị lễ hội chùa Keo, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình”.
Tơi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của q Thầy Cơ để bài khóa luận
tốt nghiệp của tơi được hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng năm 2019

Sinh viên


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


STT

Từ viết tắt

Viết đầy đủ

1

UBND

Uỷ Ban nhân dân

2

VH - TT&DL

Văn hóa - Thể thao và Du lịch


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu.................................................................................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 4

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài khóa luận ............................... 4
7. Đóng góp mới của đề tài khóa luận ........................................................ 5
8. Kết cấu của khóa luận ............................................................................. 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
LỄ HỘI CHÙA KEO TẠI XÃ DUY NHẤT, HUYỆN VŨ THƯ, TỈNH
THÁI BÌNH ..................................................................................................... 6
1.1. Một số khái niệm cơ bản...................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm giá trị và giá trị văn hóa .................................................. 6
1.1.2. Khái niệm lễ hội ................................................................................ 6
1.1.3. Khái niệm lễ hội truyền thống .......................................................... 7
1.1.4. Khái niệm bảo tồn ............................................................................. 8
1.1.5. Khái niệm phát huy và phát huy giá trị văn hóa ............................... 8
1.2. Quan điểm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội .......... 10
1.3. Giá trị văn hóa của lễ hội chùa Keo, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư,
tỉnh Thái Bình ........................................................................................... 11
1.3.1. Giá trị giáo dục truyền thống .......................................................... 11
1.3.2. Giá trị cố kết cộng đồng.................................................................. 13
1.3.3. Giá trị tâm linh ................................................................................ 14
1.3.4. Giá trị bảo tồn và trao truyền văn hóa ............................................ 15
1.3.5. Giá trị kinh tế .................................................................................. 16


1.4. Văn bản của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa của lễ hội ............................................................................................ 17
1.4.1. Văn bản định hướng của Đảng ....................................................... 18
1.4.2. Văn bản quản lý của Nhà nước ....................................................... 18
1.5. Khái quát về lễ hội chùa Keo ............................................................. 20
1.5.1. Lịch sử hình thành di tích và lễ hội chùa Keo ................................ 20
1.5.2. Tiến trình diễn ra lễ hội chùa Keo .................................................. 23
Tiểu kết ..................................................................................................... 27

Chương 2. THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỄ
HỘI CHÙA KEO XÃ DUY NHẤT, HUYỆN VŨ THƯ, TỈNH THÁI
BÌNH ............................................................................................................... 28
2.1. Các chủ thể bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội chùa Keo xã
Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình ................................................ 28
2.1.1. Chủ thể quản lý nhà nước ............................................................... 28
2.1.2. Chủ thể quản lý cộng đồng ............................................................. 29
2.2. Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội chùa Keo 31
2.2.1. Cơng tác phối kết hợp trong việc tổ chức lễ hội chùa Keo............. 31
2.2.2. Các văn bản của địa phương về công tác bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa của lễ hội chùa Keo ..................................................................... 32
2.2.3. Công tác tuyên truyền, phổ biến giá trị của lễ hội .......................... 34
2.2.4. Công tác nghiên cứu, sưu tầm, khơi phục giá trị văn hóa của lễ hội
chùa Keo ................................................................................................... 35
2.2.5. Công tác quản lý tài chính và đầu tư cơ sở vật chất cho lễ hội ...... 37
2.2.6. Xã hội hóa cơng tác bảo tồn phát huy giá trị văn hóa lễ hội chùa
Keo ............................................................................................................ 37
2.2.7. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị
của lễ hội chùa Keo. ................................................................................. 39
2.3. Đánh giá thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội chùa Keo .. 40
2.3.1. Ưu điểm: ......................................................................................... 40
2.3.1.2. Về công tác ban hành văn bản quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị
của lễ hội của địa Phương. ........................................................................ 40


2.3.2. Hạn chế ........................................................................................... 42
2.3.2.1. Đội ngũ cán bộ thực hiện cơng tác quản lý văn hóa trên địa bàn xã
Duy Nhất còn thiếu và yếu ....................................................................... 42
2.3.2.2. Các văn bản quản lý lễ hội của địa phương còn chồng chéo....... 43
2.3.2.3. Cơng tác đảm bảo an tồn, an ninh trật tự tại nơi tổ chức lễ hội . 43

2.3.2.4. Cơ sở vật chất phục vụ lễ hội chưa được xây dựng đồng bộ....... 43
Tiểu kết ..................................................................................................... 45
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN PHÁT HUY GIÁ
TRỊ VĂN HÓA LỄ HỘI CHÙA KEO XÃ DUY NHẤT, HUYỆN VŨ
THƯ, TỈNH THÁI BÌNH ............................................................................. 46
3.1. Định hướng ........................................................................................ 46
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huy giá trị của lễ
hội chùa Keo. ............................................................................................ 48
3.2.1. Tuyên truyền phổ biến các giá trị của lễ hội................................... 48
3.2.2. Hoàn thiện văn bản pháp lý quản lý lễ hội ..................................... 51
3.2.3. Tăng cường quản lý nhà nước về tổ chức lễ hội............................. 52
3.2.4. Phát huy vai trò của cộng đồng....................................................... 58
3.2.5. Công tác tổ chức lễ hội gắn với phát triển du lịch và bảo vệ môi
trường ........................................................................................................ 60
Tiểu kết ..................................................................................................... 62
KẾT LUẬN .................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 66
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 68


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lễ hội là một trong những hiện tượng sinh hoạt văn hoá cổ truyền tiêu biểu
của nhiều tộc người ở nước ta cũng như trên thế giới. Nó là “tấm gương” phản chiếu
khá trung thực đời sống văn hoá của mỗi dân tộc. Lễ hội ở các làng xã người Việt có
giá trị văn hố và liên kết cộng đồng qua tơn giáo, tín ngưỡng. Chính giá trị ấy làm
cho lễ hội có sức sống lâu bền, tồn tại với lịch sử của các cộng đồng làng xã cho đến
hơm nay.
Con người có nhu cầu hướng và tìm về nguồn cội tự nhiên của mình, hồ mình
vào với cộng đồng và bản sắc văn hố dân tộc. Chính nền văn hóa truyền thống, trong

đó có lễ hội cổ truyền là một biểu tượng, có thể đáp ứng nhu cầu bức xúc ấy. Đó cũng
là tính nhân bản bền vững và sâu sắc của lễ hội. Trở về với lễ hội cổ truyền, con người
hiện đại như được tắm mình trong dịng nước mát đầu nguồn của văn hoá dân tộc, tận
hưởng những giây phút thiêng liêng, ngưỡng vọng những biểu tượng siêu việt, cao cả
“chân thiện mỹ”, được sống những giờ phút giao cảm hồ hởi đầy tính cộng đồng, con
người có thể phơ bày tất cả những gì là tinh t, đẹp đẽ nhất của mình qua các cuộc thi
tài, qua các hình thức trình diễn nghệ thuật, cách thức ăn mặc đẹp đẽ khác hẳn ngày
thường.
Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc đã được Đảng ta đặc biệt quan tâm
trong bối cảnh tồn cầu hố hiện nay. Nhưng một vấn đề đặt ra là muốn đa dạng văn
hoá thì phải mở rộng giao lưu, hội nhập với các nền văn hoá khác để tiếp thu những
tinh hoa văn hoá của nhân loại. Tuy nhiên, khi giao lưu, hội nhập với các nền văn hố
khác thì việc giữ gìn bản sắc văn hoá riêng độc đáo cho mỗi dân tộc, mỗi quốc gia
gặp nhiều khó khăn và trở ngại.
Trong xu hướng quốc tế hố, tồn cầu hố đang diễn ra trên toàn thế giới, Việt
Nam cũng đang hoà nhập vào xu thế đó. Tuy nhiên, chúng ta gặp phải một thách thức
khơng nhỏ, khi mà bối cảnh tồn cầu hoá kinh tế ngày càng rộng rãi như hiện nay.
Vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn hố dân tộc như thế nào là việc làm cần thiết,
có lẽ chúng ta không cần nhắc lại tác hại của việc đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc.
Điều quan trọng là phải tìm được những giải pháp giữ gìn và phát huy những yếu tố

1


tích cực của bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hiện nay.
Hiện nay hoạt động lễ hội đang diễn ra khá phổ biến ở khắp các địa phương
trong cả nước. Đó là một hoạt động góp phần gìn giữ phát huy những giá trị tốt đẹp
của văn hoá truyền thống. Tại tỉnh Thái Bình hàng năm có rất nhiều lễ hội được nhân
dân tiến hành tổ chức. Ngoài các sinh hoạt tôn giáo thông thường, tại chùa Keo có tổ
chức “Lễ hội chùa Keo” vào dịp rằm tháng 9 âm lịch. Thời gian và nội dung diễn ra

lễ hội của chùa Keo có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân địa
phương.
Chính vì vậy, nhận thức đúng đắn về lễ hội cổ truyền nói chung và lễ hội chùa
Keo nói riêng để tìm ra những giá trị tích cực cần giữ gìn và phát huy, hạn chế ảnh
hưởng tiêu cực không phù hợp đang là vấn đề mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhằm
góp phần lành mạnh hố các hoạt động của lễ hội, hướng vào các giá trị đạo đức
truyền thống của dân tộc, xây dựng đất nước ta phát triển ngày càng bền vững.
Xuất phát từ những lý do đó, tôi chọn đề tài: “Bảo tồn và phát huy giá trị lễ
hội chùa Keo, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình” làm khóa luận chun
ngành Quản lý văn hóa.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trong những năm vừa qua các cơng trình nghiên cứu về lễ hội, di tích, tơn
giáo, tín ngưỡng được quan tâm nhiều hơn. Trên nhiều bình diện khác nhau như khoa
học xã hội, văn hóa dân gian, dân tộc học, chính trị học, quản lý nhà nước...
2.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu về lễ hội
- Lễ hội cổ truyền của Viện Văn hóa Dân gian, Nhà xuất bản (Nxb) Khoa học
Xã hội (1992)[17]. Cơng trình đề cập đến các vấn đề lễ hội đời sống tinh thần, mơi
trường tự nhiên xã hội liên quan đến hình thành lễ hội, lịch sử lễ hội, cơ cấu, phân
loại, các biểu hiện và giá trị của hội làng của người Việt đồng bằng Bắc Bộ. Cũng đề
cập đến nội dung về lễ một số lễ hội truyền thống ở một số địa phương cụ thể có các
tác giả: Phan Hữu Dật, Lê Ngọc Thắng, Lê Sĩ Giáo, Lâm Bá Nam, [5]. Bùi Thiết,
[14]. Trong đó tác giả đã cố gắng sưu tầm, tập hợp, hệ thống, chỉnh lý và biên soạn
tất cả hội lễ truyền thống đã từng diễn ra trên khắp lãnh thổ nước ta từ xưa đến nay,
sắp xếp theo thứ tự A, B, C... tên riêng của từng hội lễ.

2


2.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu về lễ hội và các giá trị văn hố, lịch sử
- Văn hóa - lễ hội của các dân tộc ở Đông Nam Á, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà

Nội (1992) của tập thể các tác giả do GS. Phan Hữu Dật chủ biên đề cập đến lễ hội
các dân tộc ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Inđônêxia, Philippin,
Singapor, Malayxia. [4]. Hà Tiến Hùng có tác phẩm Lễ hội và danh nhân lịch sử Việt
Nam [9]. Hồ Hoàng Hoa Lễ hội một nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng của
[7]. Nguyễn Quang Lê Khảo sát thực trạng văn hoá lễ hội [10]. Lễ hội Việt Nam
trong sự phát triển du lịch của Dương Văn Sáu [12]...
Trên đây chỉ là một số tác phẩm cơ bản của các nhà nghiên cứu trong nước
trong những năm gần đây về lễ hội cổ truyền, tác giả khóa luận chưa có điều kiện liệt
kê tất cả những danh mục viết về lễ hội hiện đang có ở nhiều tác phẩm và bài viết
khác. Tác giả khóa luận đã tiếp thu, kế thừa thành quả của các cơng trình nghiên cứu
của các nhà khoa học, các tác giả đi trước, kết hợp với những kiến thức do chính bản
thân sưu tầm, tích luỹ chọn lọc trong q trình học tập, cơng tác và khảo sát thực tế
về lễ hội chùa Keo để nghiên cứu và làm sáng tỏ thêm về lễ hội chùa Keo ở tỉnh Thái
Bình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu về lễ hội cũng như tìm hiểu, đánh giá thực trạng cơng
tác bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội chùa Keo xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh
Thái Bình, để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội trong
nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, khóa luận cần thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến đề tài.
- Nhận diện giá trị văn hóa của lễ hội chùa Keo xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư,
tỉnh Thái Bình.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
của lễ hội chùa Keo xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá

3



trị văn hóa lễ hội chùa Keo xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của khóa luận:
Đề tài lấy lễ hội chùa Keo tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình làm
đối tượng nghiên cứu, trong đó chú trọng nội dung bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa của lễ hội này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: Khóa luận tiếp cận nghiên cứu những giá trị lễ hội chùa Keo từ
năm 2010 đến năm 2018.
- Về khơng gian: Khóa luận lấy lễ hội chùa Keo tại xã Duy Nhất, huyện Vũ
Thư, tỉnh Thái Bình để khảo sát nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp điền dã khảo sát thực tế tại xã Duy Nhất, huyện Vũ
Thư, tỉnh Thái Bình để thu thập thơng tin chính cho đề tài về lễ hội.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Trên cơ sở nguồn tài liệu thu thập được ở
các tạp chí chun ngành, tạp chí ngồi ngành, các tác phẩm khoa học, các phương
tiện thông tin đại chúng... tác giả đề tài khóa luận đã tiến hành phân tích tổng hợp và
hệ thống hóa các tư liệu liên quan đến đề tài của các tài liệu tham khảo, dùng phương
pháp so sánh, đối chiếu với các tài liệu điền dã thực địa, rút ra những kết luận của đề
tài.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài khóa luận
Về mặt khoa học
Khố luận sau khi hồn thành sẽ góp phần hệ thống hố lý luận về bảo tồn và
phát huy giá trị của lễ hội. Trên cơ sở nhận diện giá trị, khảo sát, phân tích hiện trạng
bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội, đề tài khóa luận đã đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội chùa Keo ở Thái Bình.
Về mặt thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nhận diện các giá trị văn hoá của Lễ

hội.
- Các giải pháp được đề xuất trong nghiên cứu có thể ứng dụng vào thực tiễn

4


góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội chùa
Keo nói riêng và giá trị văn hóa của lễ hội nói chung.
- Đề tài có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về văn hóa,
quản lý văn hóa.
7. Đóng góp mới của đề tài khóa luận
Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ góp phần nâng cao lý luận và tính ứng
dụng trong cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội thông qua các điểm mới sau.
Giải pháp được đề xuất về công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ
hội chùa Keo có tính khả thi.
8. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của khóa
luận gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo tồn phát huy giá trị lễ hội chùa Keo tại xã Duy
Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Chương 2: Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội chùa Keo tại xã Duy
Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Chương 3: Định hướng và giải pháp bảo tồn phát huy giá trị văn hóa lễ hội
chùa Keo tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỄ HỘI

CHÙA KEO TẠI XÃ DUY NHẤT, HUYỆN VŨ THƯ, TỈNH THÁI BÌNH
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm giá trị và giá trị văn hóa
Trần Ngọc Thêm cho rằng thuật ngữ “giá trị” xuất phát từ chữ “valere” trong
tiếng Latinh, mang hàm nghĩa là đáng giá, tức nó dùng để chỉ “giá trị kinh tế” [13,
tr. 91]. Trong giá trị bao gồm giá trị cá nhân và giá trị xã hội. Ở khía cạnh khác, giá
trị cá nhân là sự biểu hiện của giá trị xã hội, thông qua các giá trị cá nhân, ta có thể
nhận biết được các giá trị xã hội. Từ đó, các tác giả đưa ra khái niệm giá trị văn hóa
là yếu tố cốt lõi của văn hóa, nó được sáng tạo và kết tinh trong q trình lịch sử của
mỗi cộng đồng, tương ứng với môi trường tự nhiên và xã hội nhất định. Giá trị văn
hóa hướng đến thỏa mãn những nhu cầu và khát vọng của cộng đồng về những điều
tốt đẹp (chân, thiện, mỹ). Giá trị văn hóa ln ẩn tàng trong bản sắc văn hóa, di sản
văn hóa, biểu tượng, chuẩn mực văn hóa. Chính vì vậy mà văn hóa thơng qua hệ giá
trị của nó góp phần điều tiết sự phát triển xã hội.
1.1.2. Khái niệm lễ hội
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam:“Lễ là hệ thống các hành vi, động tác nhằm
biểu hiện lịng tơn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ
chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực
hiện. Hội là sinh hoạt văn hố, tơn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu
cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá
nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dịng họ, sự sinh sôi nảy
nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng, mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước
chung vào bốn chữ "nhân khang, vật thịnh”[8, tr. 674].
Theo cuốn Quản lý lễ hội và sự kiện nhóm tác giả đã cho rằng: “Lễ hội là tổ
hợp các yếu tố và hoạt động văn hóa đặc trưng của cộng đồng, xoay xung quanh một
trục ý nghĩa nào đó, nhằm tơn vinh và quảng bá cho những giá trị nhất định”[6, tr.
14].
Từ những định nghĩa quan niệm trên, tôi cho rằng: Lễ hội là một thể thống

6



nhất không thể tách rời, lễ hội là một trong những hoạt động: “Văn hóa cao”, “hoạt
động văn hóa nổi trội” trong đời sống con người, hoạt động lễ hội là hoạt động của
cộng đồng hướng tới xử lý các mối quan hệ của chính cộng đồng đó. Hoạt động này
diễn ra với những hình thức và cấp độ khác nhau, nhằm thỏa mãn và phục vụ lợi ích
đa dạng trước mắt và lâu dài của các tầng lớp người, thỏa mãn những nhu cầu của các
cá nhân và tập thể trong môi trường mà họ sinh sống.
1.1.3. Khái niệm lễ hội truyền thống
Theo định nghĩa của UNESCO: “Văn hóa truyền thống là các tập quán và biểu
tượng xã hội mà theo quan niệm của một nhóm xã hội thì được lưu giữ từ quá khứ đến
hiện tại thông qua việc lưu truyền giữa các thế hệ và có một tầm quan trọng đặc biệt”[15,
tr. 5]
Lễ hội truyền thống Việt Nam xuất phát từ nền văn minh lúa nước với nhiều
hình thức phong phú, đa dạng và độc đáo. Lễ hội là một sản phẩm và biểu hiện của
một nền văn hóa mà nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa nơng nghiệp, vì vậy lễ hội
truyền thống Việt Nam chủ yếu là lễ hội nông nghiệp. Cội nguồn sâu xa nhất là tín
ngưỡng phồn thực trong nơng nghiệp.
Theo GS. Trần Quốc Vượng thì lễ hội nơng nghiệp khơng chỉ bao hàm những
lễ hội gắn một cách trực tiếp với nghề nơng mà ta có thể gọi là nghi thức hay nghi lễ
nông nghiệp như lễ hội “Lồng Tồng” của người Tày, lễ tế Thần Nông, lễ Hạ Điền (Lễ
xuống đồng của người Mường) mà bao gồm cả những lễ hội như săn chim, bắt cáo,
đuổi hổ, hội đánh bắt cá, hội hái măng, hái nấm… Tất cả chúng đều được gọi là lễ
hội nơng nghiệp vì chúng diễn ra trong khơng gian và thời gian thơn dã (tính chất chu
kì). Chủ thể của lễ hội này chủ yếu là nông dân, ngư dân, thợ thủ công sống ở vùng
nông thôn. Lễ hội cổ truyền là sinh hoạt văn hóa điển hình của văn hóa làng, là điển
hình của sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống, là thành tố quan trọng tạo nên bản
sắc.
Như vậy, có rất nhiều quan niệm khác nhau về lễ hội truyền thống tùy theo
cách tiếp cận theo khía cạnh nào, phương thức nào. Tuy nhiên, có thể hiểu: lễ hội

truyền thống là lễ hội được sáng tạo và lưu truyền theo phương thức dân gian, có từ
lâu đời, tồn tại cho đến ngày nay hoặc được phục dựng lại, được hình thành trong

7


hình thái văn hóa lịch sử riêng biệt, được truyền lại trong các cộng đồng dân cư với
tư cách là phong tục, tập quán.
1.1.4. Khái niệm bảo tồn
Theo định nghĩa của Liên minh Quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên
nhiên: “Bảo tồn là sự quản lý, sử dụng của con người về sinh quyển nhằm thu được
lợi nhuận bền vững cho thế hệ hiện tại trong khi vẫn duy trì tiềm năng để đáp ứng
những yêu cầu và nguyện vọng của thế hệ tương lai” [11, tr. 1348].
Cịn theo quan niệm của UNESCO trong phần giải thích thuật ngữ đã đưa ra
giải thích về bảo tồn: “Bảo tồn là bao gồm các biện pháp nhằm đảm bảo tính trường
tồn của các di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm cả các biện pháp nhận dạng, lưu trữ,
nghiên cứu bảo tồn, bảo vệ, thúc đẩy, củng cố, chuyển hóa, đặc biệt là thơng qua
hình thức giáo dục chính thức và khơng chính thức, cũng như là việc làm sống lại các
giá trị khác nhau của di sản đó”[15, tr. 34].
Với quan điểm này của UNESCO ta thấy khái niệm bảo tồn là một khái niệm
rất rộng, nó bao gồm nhiều các phương diện khác nhau, các biện pháp khác nhau để
đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của di sản văn hóa. Bảo tồn khơng chỉ đơn thuần
theo cách hiểu đơn giản là bảo vệ cho nó tồn tại, bởi nếu chỉ bảo vệ thơi thì với di sản
văn hóa nó sẽ là một di sản chết, một di sản khơng có sức sống, khơng có giá trị ảnh
hưởng thì khơng thể gọi là di sản. Di sản văn hóa cũng như văn hóa, nó có khơng gian
sống riêng biệt, nó có thể chuyển hóa nhưng bản chất, nội dung của nó khơng thay
đổi, nếu có chỉ là sự tích lũy bổ sung, chọn lọc để làm tăng giá trị của di sản văn hóa.
Mối quan tâm lớn nhất của việc bảo tồn đó là bảo vệ các yếu tố văn hóa gốc, bảo vệ
văn hóa phát hiện được chống lại sự thối hóa hay cả sự xâm hại khác.
Như vậy, ta có thể hiểu bảo tồn chính là sự gìn giữ những giá trị văn hóa do

con người sáng tạo ra để làm cho nó khơng những khơng bị mai một mà cịn phát
triển nó và lưu truyền lại cho thế hệ sau.
1.1.5. Khái niệm phát huy và phát huy giá trị văn hóa
Theo Từ điển tiếng Việt: “Phát huy là làm cho cái hay, cái tốt tỏa sáng và có
tác dụng tốt đối với đời sống của con người, từ đó tiếp tục làm nảy nở những giá trị
cái hay, cái tốt trong xã hội” [16, tr. 428]

8


Quan điểm của UNESCO về phát huy được hiểu là những tác động làm cho
cái hay, cái đẹp, cái tốt tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở từ ít đến nhiều, từ hẹp đến
rộng, từ đơn giản đến phức tạp. Có thể nói, phát huy chính là việc khai thác, sử dụng
sản phẩm một cách có hiệu quả. Cơng việc này xuất phát từ nhu cầu thực tế, con
người mong muốn sản phẩm của họ tạo ra phải được nhiều người cùng biết đến hoặc
đem về những lợi ích kinh tế.
Phát huy giá trị di sản văn hóa là một hoạt động có tính liên ngành, có tiêu chí
chung, mục đích là phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội, góp phần giáo dục truyền thống
yêu nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời là nhịp cầu nối với bạn bè năm
châu.
Nguyên tắc cao nhất của phát huy di sản văn hóa là phải dựa vào những giá trị
hiện có của di sản văn hóa, tôn vinh giá trị và phát triển những tinh hoa của giá trị di
sản văn hóa vì lợi ích cộng đồng cũng như sự phát triển văn hóa. Mục đích quan trọng
nhất của hoạt động phát huy giá trị di sản văn hóa là làm cho các ý nghĩa văn hóa,
tinh hoa các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp lan tỏa vào cộng đồng, tiếp tục duy
trì sức sống của nó trong đời sống tinh thần cộng đồng, góp phần quan trọng vào hoạt
động giáo dục truyền thống và đặc biệt là giữ gìn bản sắc dân tộc trong thế giới tơn
trọng đa dạng văn hóa hơm nay, tạo cơ sở, bản lĩnh cho giao lưu, tiếp biến, phát triển
văn hóa, phục vụ cho sự tiến bộ xã hội.
Xung quanh hoạt động phát huy di sản văn hoá phi vật thể cũng đặt ra nhiều

vấn đề. Song điều quan trọng hơn cả đối với việc phát huy những di sản văn hố phi
vật thể nói chung và lễ hội cổ truyền nói riêng là làm sao khơi dậy ý thức của cộng
đồng, niềm tự hào của cộng đồng về di sản văn hoá phi vật thể, để di sản ấy sống
trong cộng đồng như bản chất của nó. Trong công tác phát huy, vấn đề đặt ra là tuyên
truyền, giáo dục trong cộng đồng, nhất là thế hệ trẻ những hiểu biết về lễ hội cổ truyền
với những giá trị văn hố của nó. Chính đây là cây cầu để chúng ta đưa lễ hội cổ
truyền về với cộng đồng. Cộng đồng chính là mơi trường khơng chỉ sản sinh ra lễ hội,
mà còn là nơi tốt nhất bảo tồn, làm giàu thêm, phát huy nó trong đời sống xã hội.
Bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội khơng chỉ là cất giữ nó, để giữ gìn lễ hội
một cách hình thức, bảo tồn là để phát huy, khai thác các giá trị văn hoá truyền thống

9


lễ hội là làm cho nó có thể sống lại, làm cho các giá trị đó tồn tại trong đời sống thực,
năng động hố các hình thức tồn tại của lễ hội trên cơ sở thu hút sự quan tâm của các
tầng lớp xã hội, nhờ đó mà các giá trị được vận hành, thâm nhập vào cuộc sống.
1.2. Quan điểm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội
Hiện nay, đối với lý thuyết bảo tồn, có ba quan niệm và cùng với chúng, là các
phương pháp bảo tồn di sản. Đó là:
- Bảo tồn nguyên trạng: Tinh thần chung của quan điểm này là những giá trị
văn hóa thuộc về quá khứ, cần được bảo tồn ngun vẹn như nó vốn có, tránh tình
trạng các thế hệ sau làm sai lệch và biến dạng di sản. Trên thực tế, bảo tồn nguyên
trạng, thường được áp dụng trong bảo tồn di sản văn hoá vật thể. Đó là các cơng trình
kiến trúc như chùa, đền và đình, tháp, cung điện, thành lũy… Những cơng trình kiến
trúc có niên đại sớm, thường chứa những giá trị kiến trúc tiêu biểu cho từng thời đại
trong lịch sử, những di vật, bảo vật, đồ thờ đặc sắc là đối tượng cần được bảo tồn
nguyên trạng.
- Bảo tồn trên cơ sở kế thừa: Di sản văn hóa vật thể sẽ được bảo tồn trên tinh
thần giữ gìn những nét cơ bản của di sản, cố gắng phục chế lại nguyên trạng những

nét cơ bản đó của di sản văn hóa bằng nhiều kỹ thuật cơng nghệ hiện đại. Các chi tiết
khác có thể thay đổi hoặc cắt bỏ. Đối với các di sản văn hóa phi vật thể, bảo tồn động
trên cơ sở kế thừa là bảo tồn các hiện tượng văn hóa đó ngay chính trong đời sống
cộng đồng. Bởi lẽ, cộng đồng không những là môi trường sản sinh ra các hiện tượng
văn hóa phi vật thể, mà cũng là nơi tốt nhất để giữ gìn, bảo vệ, làm giàu và phát huy
chúng trong đời sống xã hội theo thời gian.
- Bảo tồn phát triển: Hiện nay trên thế giới, trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy
di sản văn hoá, các nhà khoa học, các nhà quản lý đã phát triển xa hơn, không quá
chú trọng đến những tranh luận xung quanh quan điểm bảo tồn nguyên trạng, hay bảo
tồn trên cơ sở kế thừa, mà cần phải xây dựng tư tưởng bảo tồn vì sự phát triển. Điều
này có thể hiểu, bảo tồn văn hố dân tộc, không phải là cất giữ cho khỏi mất mát tài
sản, mà phải phát huy giá trị của nó vì mục đích phát triển của đất nước và dân tộc.
Trách nhiệm của các nhà khoa học và quản lý, là phải làm cho giá trị của di sản văn
hoá thấm vào từng con người và toàn xã hội. Di sản văn hoá phải được bảo tồn trong

10


khơng gian văn hố nơi nó được sáng tạo ra, đồng thời kết hợp hài hòa giữa bảo tồn
yếu tố truyền thống và sự biến đổi cần thiết cho phù hợp với xã hội hiện tại.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng di sản văn hóa Phật giáo, điều kiện phát triển
kinh tế xã hội của Thái Bình, đề tài đề xuất có chọn lọc các quan điểm bảo tồn nêu
trên đối với từng di tích cụ thể cho phù hợp với thực tế.
+ Vận dụng các nguyên tắc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa
Trong Báo cáo đề dẫn Hội thảo khoa học "Bảo tồn di tích và cuộc sống đương
đại" (ngày 16/1/2007 tại Hà Nội), tác giả Đặng Văn Bài đã đưa ra các nguyên tắc bảo
tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá cần phải tuân thủ các điểm sau đây:
- Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản phải luôn song hành với nhau. Phát huy
giá trị của di sản trong di sản chính là phương cách bảo tồn di sản hiệu quả nhất và
thiết thực nhất. Tức là phải đảm bảo sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển.

- Tạo lập sự cân bằng giữa truyền thống và hiện đại. Hạn chế tối đa việc can
thiệp tới di sản (để giữ gìn truyền thống), nhưng cần thực hiện thường xuyên việc duy
tu, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ để đảm bảo cho di sản được ổn định lâu dài
(để tham gia vào đời sống hiện đại).
- Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phải lấy mục đích chính là phục vụ cho
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy cần phải dựa vào cộng đồng, mang lại lợi
ích cho cộng đồng.
1.3. Giá trị văn hóa của lễ hội chùa Keo, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh
Thái Bình
1.3.1. Giá trị giáo dục truyền thống
Ngày nay, trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật, tin học hố, tồn cầu
hóa, con người bừng tỉnh về tình trạng tách rời giữa bản thân mình với tự nhiên, mơi
trường; với lịch sử xa xưa, với truyền thống văn hoá độc đáo đang bị mai một. Chính
trong mơi trường tự nhiên và xã hội như vậy, hơn bao giờ hết con người càng có nhu
cầu hướng về, tìm lại cái nguồn cội tự nhiên của mình, hồ mình vào với mơi trường
thiên nhiên; trở về, tìm lại và khẳng định cái nguồn gốc cộng đồng và bản sắc văn
hố của mình trong cái chung của văn hố nhân loại. Chính nền văn hố truyền thống,
trong đó có lễ hội cổ truyền là một biểu tượng, có thể đáp ứng nhu cầu bức xúc ấy.

11


Đó cũng chính là tính nhân bản bền vững và sâu sắc của lễ hội có thể đáp ứng
nhu cầu của con người ở mọi thời đại. Lễ hội chùa Keo đã tuyên truyền giáo dục
truyền thống, giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục thẩm mỹ, duy trì thuần phong mỹ
tục. Đó là truyền thống qn mình lao động sáng tạo xây dựng làng xã; quên mình
đấu tranh vì nền độc lập của dân tộc. Đây chính là nét nổi trội đầu tiên thể hiện vai
trò của lễ hội chùa Keo. Trước Cách mạng Tháng Tám, khi mà 90% cư dân Việt mù
chữ, thì đây là hình thức giáo dục truyền thống đánh giặc cứu nước của tổ tiên ta hợp
lý nhất, cụ thể nhất, dễ đi vào lòng người nhất. Lễ hội không chỉ ghi lại, bảo tồn những

trang sử vàng chói lọi chống ngoại xâm của dân tộc mà quan trọng hơn chính là việc
truyền bá những trang sử vàng chói lọi ấy. Từ đó lễ hội góp phần giáo dục cư dân từ
thế hệ này qua thế hệ khác truyền thống đánh giặc giữ nước, bảo vệ nền độc lập dân
tộc.
Lễ hội chùa Keo tạo nên sự cố kết cộng đồng, đoàn kết cư dân. Đây là một
trong những nét đẹp của lễ hội làng truyền thống. Cố kết cộng đồng, đoàn kết dân cư
đã tạo nên một sức mạnh tổng hợp trong điều kiện của một đất nước sản xuất nông
nghiệp phụ thuộc căn bản vào thời tiết, mà thời tiết khí hậu vùng đồng bằng Bắc bộ
thường là khắc nghiệt, mưa nắng thất thường, việc trị thuỷ luôn được đặt ra. Với cư
dân sống trong làng quê, lễ hội là dịp cư dân trong làng sẵn sàng xố bỏ những hiềm
khích, mâu thuẫn để cùng nhau chung sức sửa sang đình, chùa, dọn dẹp đường thơn
ngõ xóm, chuẩn bị cho ngày hội. Lễ hội chùa Keo là ngày vui của cả làng, ai đó vì
hiềm khích, vì mâu thuẫn cá nhân làm ảnh hưởng đến ngày vui của cả làng tất sẽ bị
phê phán, chê cười, thậm trí có thể bị những hình thức nặng hơn. Lễ hội cịn là cơng
việc chung của cả làng, người dân hoặc có thể trong nhóm rước kiệu, hoặc là thành
viên của đội tế, hay trong đội bát âm... vì vậy họ phải luyện tập từ trước đó nhiều
ngày.
Cơng việc trên chỉ hồn thành tốt đẹp khi mọi người cùng chung sức, chung
lòng luyện tập. Ngày nay, khi mà q trình đơ thị hố đang diễn ra nhanh chóng, khi
mà mơi trường bị huỷ hoại nghiêm trọng, khi mà cuộc sống xơ bồ, bon chen thì việc
tạo cân bằng, thanh thản cho con người càng cần thiết hơn bao giờ hết. Do vậy mà
ngày càng có nhiều người tìm đến cơ sở tơn giáo, đến lễ hội để được sống với môi

12


trường thiên nhiên.
1.3.2. Giá trị cố kết cộng đồng
Cũng như hầu hết các lễ hội trên đất nước ta, lễ hội chùa Keo bắt nguồn từ
truyền thống nhớ về cội nguồn, từ đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt

Nam. Lễ hội đã gợi lại công lao của Thánh Tổ Khơng Lộ, người đã có cơng chữa khỏi
bệnh cho nhà vua, được dân gian coi là ông tổ của nghề đúc đồng, nghề chài lưới.
Đây cũng là dịp để nhân dân trong vùng, trong tỉnh và cả những người xa quê tụ hội
trong một tinh thần lễ hội, cầu cho cuộc sống yên bình, nhân khang vật thịnh, cầu cho
quê hương, đất nước phát triển.
Trong lễ hội Chùa Keo, có nhiều hoạt động văn hố cao, nổi trội. Hoạt động
này diễn ra với những hình thức khác nhau, nhằm mục đích phục vụ lợi ích đa dạng
trước mắt và lâu dài của con người, thoả mãn những nhu cầu của các cá nhân và tập
thể trong môi trường mà họ sinh sống.
Tính cộng đồng và cố kết cộng đồng là đặc trưng cơ bản và là nét giá trị tiêu
biểu của lễ hội truyền thống Việt Nam nói chung và lễ hội Chùa Keo nói riêng. Tính
cộng đồng là yếu tố quyết định, là sợi dây liên kết thống nhất và bền vững trong chu
trình phát triển, gắn kết giữa quá khứ – hiện tại – tương lai. Bản chất của lễ hội là một
sinh hoạt văn hoá cộng đồng; trong mơi trường như vậy, nó có điều kiện để thể hiện
vai trò tập hợp và quy tụ, gắn kết và điều phối mọi tầng lớp người trong một khơng
gian văn hố vốn thuộc về cộng đồng.
Lễ hội giúp con người ta trở về, đánh thức cội nguồn, những hoạt động diễn
ra trong lễ hội chùa Keo đều nhằm ôn lại quá khứ của địa phương, cộng đồng cư dân.
Những hoạt động đó nhằm nhắc lại vai trị, cơng lao của Thánh Tổ Khơng Lộ. Đó
cũng là cội nguồn của tự nhiên, đất nước, xóm làng và cội nguồn của cả hệ thống tơn
giáo - tín ngưỡng truyền thống. Hoạt động lễ hội là hoạt động văn hoá mang tính
tưởng niệm hướng về những sự kiện và nhân vật lịch sử được dân chúng địa phương
thờ cúng. Trong lễ hội truyền thống, đạo lý: “uống nước nhớ nguồn - ăn quả nhớ kẻ
trồng cây” được dịp thể hiện. Nó trở thành nền tảng cơ sở để giáo dục chân- thiện mỹ cho quảng đại quần chúng nhân dân, nhắc nhở các thế hệ con cháu ôn lại truyền
thống của cha ông, nhớ ơn các bậc tiền nhân đã có cơng với dân với nước, với địa

13


phương, quê hương mình. Lễ hội Chùa Keo ở Thái Bình mang trong mình nét ứng

xử văn hố với thiên nhiên, thần thánh và con người trong xã hội. Trước hết là bày tỏ
thái độ trân trọng quá khứ, tôn vinh tiền nhân - Thánh Tổ Khơng Lộ, người có cơng
với đất nước mình. Đây chính là những động thái “hướng về truyền thống” của các
thế hệ đương thời.
Lễ hội chùa Keo chính là một hình thức “diễn xướng dân gian” mà ở đó bảo
lưu các phong tục tập quán, lối sống, nếp sống. Các nghi thức, trình tự, nội dung và
những hình thức diễn xướng trong các lễ hội vừa mang đặc trưng văn hoá dân tộc vừa
hàm chứa các nét đặc sắc của yếu tố bản địa mang sắc thái địa phương như rước
phụng nghinh có thuyền rồng, đua trải trên sông, leo cầu ngô, múa rối, múa ếch… tất
cả những yếu tố đó tạo lên nét đặc trưng của một vùng quê sông nước thuộc đồng
bằng sông Hồng.
Nghiên cứu về lễ hội chùa Keo với tư cách là một thành tố đặc sắc của văn hoá
dân gian, phải đặt nó trong mơi trường nảy sinh ra nó. Mơi trường đã sản sinh, ni
dưỡng và sử dụng nó trong suốt chiều dài lịch sử. Môi trường của lễ hội Chùa Keo
về cơ bản chính là nơng thơn, làng xã đồng bằng Bắc Bộ. Lễ hội là môi trường thuận
lợi mà ở đó các yếu tố văn hố truyền thống được bảo tồn và phát triển. Những yếu
tố văn hố truyền thống đó khơng ngừng được bổ sung, hồn thiện, vận hành cùng
tiến trình phát triển lịch sử của mỗi địa phương trong lịch sử chung của đất nước. Nó
là hệ quả của cả q trình lịch sử của khơng chỉ một cộng đồng người. Đây chính là
tinh hoa được đúc rút, kiểm chứng và hoàn thiện trong dọc dài lịch sử của bất cứ một
cộng đồng cư dân nào.
1.3.3. Giá trị tâm linh
Tín ngưỡng, tơn giáo giúp con người ta trở về với giai đoạn khởi đầu của q
trình sáng tạo ra thần linh và văn hóa. Con người vốn bình đẳng với nhau, bình đẳng
trong mối quan hệ với thần linh, trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa.
Chính nền văn hóa cổ truyền, trong đó có lễ hội đã tiềm ẩn những yếu tố dân chủ mà
con người ngày nay đang hướng tới. Lễ hội Chùa Keo góp phần cố kết và nâng cao
các mối quan hệ trong cộng đồng dân cư. Thông qua lễ hội, sự đồn kết giữa hộ dân,
làng xóm được củng cố ngày một vững chắc hơn, điều đó được thể hiện rõ nét qua


14


các cuộc đua trải trên sông, thông qua lễ rước phụng nghinh và nhiều hoạt động khác
nữa. Những mối quan hệ này được xác lập, củng cố, mở rộng và hồn thiện trong suốt
q trình phát triển. Đồng thời lễ hội cũng là thời gian cởi mở nhất, là dịp để trai gái
có điều kiện được gần gũi, giao lưu, tiếp xúc tìm hiểu, quan hệ vui chơi, thổ lộ tâm
tình, tìm hiểu nhau và có thể đi đến hơn nhân. Lễ hội Chùa Keo còn là dịp để cộng
đồng cư dân giao lưu với nhau, củng cố và nâng cao các mối quan hệ. Lễ hội đã làm
cho quá trình giao lưu văn hố giữa hai bờ sơng Hồng, giữa các địa phương, vùng
miền ngày càng phát triển, đặc biệt sự giao lưu kinh tế cũng được khai thông và mở
rộng hơn rất nhiều so với trước kia.
Lễ hội chùa Keo là dịp tưởng nhớ, tạ ơn và “đòi hỏi” của đông đảo quần chúng
nhân dân đối với Thánh Tổ Khơng Lộ, hoạt động lễ hội là hình thức thể hiện nhằm
giúp con người ta tưởng nhớ và tạ ơn thần thánh. Bởi trong cuộc sống, con người Việt
Nam ln có những quan niệm: “vạn vật hữu linh”, “có thờ có thiêng – có kiêng có
lành”, “chẳng thiêng ai gọi là Thần”. Chính vì vậy trong đời sống tơn giáo, tín ngưỡng
của mình, người Việt Nam thờ phụng rất nhiều loại thần thánh khác nhau. Đối tượng
mà người dân làng Keo thờ cúng ở đây là ông tổ của nghề đúc đồng, ơng tổ của nghề
chài lưới (vì vậy hội cịn có tên là Hội Ơng). Do nhiều ngun nhân chi phối, trước
hết là ở nhận thức, con người ta mỗi khi gặp rủi ro, bất trắc, hoặc trước khi làm một
việc gì, ngồi những động thái chuẩn bị, bổ trợ về mặt thực tế, người ta thường nhờ
cậy, cầu viện tới sự giúp đỡ của thần linh. Sau khi thành công, họ không quên sự giúp
đỡ của Thánh Thần, bày tỏ sự biết ơn, kính trọng của mình với thánh thần về sự che
chở, bảo vệ, giúp đỡ đó thơng qua các hoạt động thờ cúng, tế lễ quanh năm, đặc biệt
vào các dịp lễ hội. Người dân Thái Bình nói riêng và người Việt Nam nói chung cịn
ln tưởng nhớ, biết ơn và thờ cúng những người con ưu tú của dân tộc, đất nước;
những danh nhân trên mọi lĩnh vực, những người có cơng với dân với nước, những
anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều đó thể
hiện đạo lý truyền thống “uống nước nhớ nguồn – ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân

tộc.
1.3.4. Giá trị bảo tồn và trao truyền văn hóa
Lễ hội khơng chỉ là tấm gương phản chiếu nền văn hóa dân tộc, mà cịn là mơi

15


trường bảo tồn, làm giàu và phát huy nền văn hóa dân tộc.
Cuộc sống của con người Việt Nam khơng phải lúc nào cũng là ngày hội, mà
trong chu kỳ một năm, với bao ngày tháng nhọc nhằn, vất vả, lo âu, để rồi “xuân thu
nhị kỳ”, “tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”, cuộc sống nơi thôn quê vốn tĩnh lặng
ấy vang dậy tiếng trống chiêng, người người tụ hội nơi đình chùa mở hội. Nơi đó,
con người hóa thân thành văn hóa, văn hóa làm biến đổi con người, một “bảo tàng
sống” về văn hóa dân tộc được hồi sinh, sáng tạo và trao truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác. Nếu như khơng có nghi lễ và hội hè thì các làn điệu dân ca như quan họ,
hát xoan, hát chèo,…; các điệu múa xanh tiền, con đĩ đánh bồng, múa rồng, múa
lân,…; các hình thức sân khấu chèo, hát bội, rối nước, cải lương,…; các trò chơi, trò
diễn: đánh cờ người, chọi gà, chơi đu, đánh vật, bơi trải, đánh phết, trò trám,… sẽ dần
mai một mất đi và rất khó tiếp cận được đến giới trẻ, thế hệ tương lai.
Làng xã Việt Nam là cái nơi hình thành, bảo tồn, sản sinh văn hóa truyền thống
của dân tộc nhất là trong hồn cảnh bị xâm lược và đồng hóa.
Lễ hội Chùa Keo là một hình thức tái hiện q khứ thơng qua các hoạt động
tế lễ, các trò diễn sinh động hấp dẫn như tế lễ, rước, trang phục, văn tế, trò diễn dân
gian,… Các hoạt động ấy không những tái hiện cuộc sống mà cịn góp phần giữ gìn
và bảo tồn văn hóa dân tộc. Lễ hội Chùa Keo với những hình thức, nội dung phản ánh
đầy đủ, sinh động đời sống vật chất và tinh thần của xã hội trong một giai đoạn lịch
sử cụ thể, đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc tới toàn thể cộng đồng làng xã quanh vùng.
Những sự kiện lịch sử, đời sống xã hội trong lễ hội Chùa Keo được lưu truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác thông qua dịp lễ hội hàng năm. Như vậy, lễ hội Chùa Keo
góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc ngay trong chính tâm thức của cộng đồng.

Điều này càng cực kỳ quan trọng trong điều kiện xã hội cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa và tồn cầu hóa hiện nay, khi mà sự nghiệp bảo tồn, làm giàu và phát huy văn
hóa truyền thống dân tộc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, thì làng xã và lễ hội Việt
Nam lại gánh một phần trách nhiệm là nơi bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc.
1.3.5. Giá trị kinh tế
Du lịch Lễ hội là một nét văn hóa khơng thể thiếu trong đời sống của người

16


Việt, là di sản văn hóa của dân tộc, là nguồn tài nguyên quan trọng trong phát triển
văn hóa và du lịch tâm linh. Trong các dạng tài nguyên nhân văn, cùng với các thành
tố văn hóa xã hội, lễ hội truyền thống chính là một tài ngun văn hóa mang lại giá
trị kinh tế du lịch rất lớn. Lễ hội là hình thức sinh hoạt tổng hợp, là một sinh hoạt văn
hóa mang sắc thái vùng miền, có tính hấp dẫn đối với du khách. Con người tham gia
vào hoạt động lễ hội không bị ràng buộc bởi những lễ nghi, tơn giáo, tuổi tác mà cịn
cảm thấy may mắn như nhận được thứ quyền lợi vơ hình nào đó từ các vị thánh thần.
Chính vì vậy, lễ hội bao giờ cũng thu hút được đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham
gia góp phần cơng sức nhỏ bé của mình với các vị thần thánh. Ngành du lịch huyện
Vũ Thư đang đứng trước 2 nhiệm vụ: quảng bá hình ảnh văn hóa, con người địa
phương cho du khách thập phương và kinh doanh có lãi nhằm góp phần vào sự phát
triển kinh tế của địa phương. Với ngành du lịch, lễ hội dân gian là một sản phẩm văn
hoá đặc biệt. Đặc biệt bởi lễ hội dân gian cịn lưu giữ nhiều văn hố đặc sắc. Nơi mở
hội nhiều khi là những danh lam thắng cảnh, một nơi giàu tính văn hố. Chính địa
điểm mở hội đáp ứng các tiêu chuẩn của một điểm du lịch cho nên những địa phương
có lễ hội dân gian lớn gắn liền với danh lam thắng cảnh thường là nơi mà ngành du
lịch có doanh thu cao. Lễ hội chùa Keo xã Duy Nhất được tại khuôn viên chùa. Hội
chùa Keo được khôi phục lại và tiếp tục được tổ chức trong gần 10 năm qua đã đáp
ứng một phần không nhỏ nhu cầu của khách du lịch.

Số lượng khách du lịch đến với hội chùa Keo xã Duy Nhất, đến với ngành du
lịch huyện Vũ Thư ngày càng nhiều. Chúng ta hồn tồn có cơ sở để tin tưởng rằng
một tương lai không xa, hội chùa Keo xã Duy Nhất sẽ thực sự trở thành sản phẩm du
lịch đắt giá, mang lại nguồn kinh tế lớn cho ngành du lịch huyện Vũ Thư, tỉnh Thái
Bình. Mặt khác, lễ hội chùa Keo xã Duy Nhất cũng mang lại cho người dân địa
phương nguồn lợi kinh tế cao thông qua các hoạt động dịch vụ trong lễ hội, tạo công
ăn việc làm cho người dân từ các hoạt động như trông giữ phương tiện, bán hàng lưu
niệm, lưu trú, ăn uống… Như vậy, lễ hội chùa Keo xã Duy Nhất đã góp phần vào
việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương trong đó có kinh tế du lịch.
1.4. Văn bản của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa của lễ hội

17


1.4.1. Văn bản định hướng của Đảng
Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII diễn ra vào tháng 7 năm 1998, Đảng ra Nghị
quyết về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, khẳng định vai trị của văn hóa trong tiến trình lịch sử dân tộc và tương lai đất
nước “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”.
Năm 2010 Bộ Chính trị khóa X ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW về đổi mới
nâng cao hiệu quả tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu
vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng cao.
- Tháng 6/2014, trên cơ sở tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5
khóa VIII, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về “xây dựng và
phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”
đã nêu rõ các mục tiêu như sau: Mục tiêu chung Xây dựng nền văn hóa và con người
Việt Nam phát triển tồn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân
tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững

chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và
bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh [1].
- Nghị quyết số 08/TW ngày 16/1/2017 về “Phát triển du lịch trở thành
nghành kinh tế mũi nhọn” với quan điểm: “Phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và
phát huy các di sản văn hoá và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ
môi trường và thiên nhiên; giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội;
bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội”[2].
Như vậy, quan điểm của Đảng ta ln quan tâm hướng tới cơng tác văn hóa
nói chung và lễ hội nói riêng, các quan điểm đó là cơ sở để Nhà nước ban hành các
văn bản dưới luật, tạo cơ sở pháp lý, làm căn cứ cho cơng tác quản lý văn hóa, lễ hội.
Trải qua từng thời kỳ lịch sử, căn cứ vào nhu cầu thực tế mà các văn bản ln có sự
phát triển, chỉnh sửa, bổ sung sao cho phù hợp.
1.4.2. Văn bản quản lý của Nhà nước
Ngày 23/8/2001 Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành Quyết định Số:

18


×