Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá lễ hội ở tỉnh Hà Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 95 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





BÙI THỊ OANH




VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
VĂN HÓA LỄ HỘI Ở TỈNH HÀ NAM HIỆN NAY




Luận văn thạc sỹ chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 80



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Trọng Tuấn




Hà Nội - 2013
LỜI CẢM ƠN



Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình
từ phía các thầy cô giáo, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè cả về tinh thần cũng
như kiến thức khoa học.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS. Nguyễn
Trọng Tuấn - người đã hướng dẫn học viên tận tình, tạo cho học viên động lực
mạnh mẽ, say mê nghiên cứu với ý thức làm việc nghiêm túc trong suốt thời gian qua.
Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban chủ nhiệm,
các thầy giáo, cô giáo trong khoa Triết học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn, đóng
góp những ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!


Tác giả luận văn



Bùi Thị Oanh
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Vấn đề bảo tồn và phát huy giá
trị văn hóa lễ hội ở tỉnh Hà Nam hiện nay” là một công trình nghiên cứu độc
lập của cá nhân tôi. Mọi tài liệu tham khảo, trích dẫn khoa học đều có nội
dung chính xác. Các kết luận khoa học chưa được công bố ở bất kỳ công trình
nghiên cứu nào khác.



Tác giả luận văn

Bùi Thị Oanh



















1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1. Tính cấp thiết của đề tài 3
2. Tình hình nghiên cứu 4
3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn 6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 6
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 6
6. Đóng góp của đề tài 7
CHƢƠNG 1: VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ

LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở HÀ NAM 8
1.1 Lễ hội truyền thống và lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam 8
1.1.1 Quan niệm về lễ hội và lễ hội truyền thống 8
1.1.2 Lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam. 17
1.1.3 Những mặt tích cực và hạn chế của lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà
Nam hiện nay. 50
1.2 Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá lễ hội truyền thống ở
tỉnh Hà Nam 52
1.2.1 Quan điểm về bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá lễ hội truyền
thống ở tỉnh Hà Nam 52
1.2.2 Một số nguyên tắc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá lễ hội
truyền thống ở tỉnh Hà Nam 56
Tiểu kết chƣơng 1 61
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN
NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỄ HỘI
TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH HÀ NAM HIỆN NAY 62
2.1 Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá lễ hội truyền thống
ở tỉnh Hà Nam hiện nay. 62


2
2.2 Dự báo xu thế tiến triển của lễ hội truyền thống Hà Nam trong thời
gian tới nhƣ sau: 69
2.3 Một số giải pháp cơ bản nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá
lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam hiện nay. 75
2.3.1 Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân hiểu rõ
tầm quan trọng của văn hoá lễ hội truyền thống. 75
2.3.2 Tăng cường công tác quản lý của Nhà nước về lễ hội ở Hà Nam 77
2.3.3 Đầu tư hỗ trợ kinh phí để tổ chức lễ hội truyền thống. 79
2.3.4 Phát triển mô hình du lịch từ lễ hội truyền thống 80

2.3.5 Tăng cường công tác đào tạo cán bộ quản lý văn hoá các cấp
nhất là cấp cơ sở. 83
Tiểu kết chƣơng 2 85
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC 90



3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn kiện hội nghị Trung ương lần thứ V khoá VIII - Văn kiện quan
trọng về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đã
rất đề cao việc xây dựng môi trường văn hoá ở các địa phương, cơ sở. Nhằm
đáp ứng những nhu cầu văn hoá đa dạng và không ngừng tăng lên của các
tầng lớp nhân dân. Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá lễ hội truyền
thống ở cơ sở trở thành vấn đề quan trọng cấp bách hiện nay. Trong đó một số
vấn đề cần được đặc biệt quan tâm là việc tổ chức và quản lý lễ hội truyền
thống ở các địa phương nhằm khai thác, phát huy được những giá trị văn hoá
truyền thống vừa khắc phục được những hạn chế, tiêu cực từ tổ chức, sinh
hoạt lễ hội.
Lễ hội truyền thống là một hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần, bắt
nguồn và phát triển từ thực tiễn hoạt động của đời sống xã hội, sự giao lưu,
tiếp biến văn hóa của cộng đồng. Lễ hội cổ truyền chứa đựng tất cả những
khát vọng, những ước muốn tâm linh vừa linh thiêng, vừa trần tục của cộng
đồng dân cư trong những hoàn cảnh cụ thể. Đây là một bộ phận quan trọng
của văn hóa dân tộc được lưu truyền qua hàng nghìn năm lịch sử.
Hà Nam là một tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, có nền văn
minh lúa nước lâu đời và nền văn hóa dân gian phong phú thể hiện qua các

điệu chèo, hát chầu văn, hầu bóng, ả đào, đặc biệt hát dậm. Đây là một vùng
đất có nhiều lễ hội truyền thống và di tích lịch sử. Trong các hoạt động bảo
tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, lễ hội nói riêng, vấn đề bảo
tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp, ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng tiêu
cực, lạc hậu là nội dung quan trọng. Nhiều lễ hội truyền thống của Hà Nam đã
được phục hồi và duy trì. Việc tổ chức lễ hội đã được chính quyền các cấp
thực hiện nghiêm túc theo Quy chế tổ chức lễ hội do Bộ Văn hóa - Thông tin
(nay là Bộ VH, TT - DL) ban hành và sự hướng dẫn của Sở VH, TT - DL, các


4
phòng VHTT. Các địa phương tổ chức tốt lễ hội truyền thống góp phần vào
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nhìn chung, các hoạt
động lễ hội ở Hà Nam cơ bản là lành mạnh, giữ gìn và phát huy những giá trị
tốt đẹp truyền thống của vùng đất ngàn năm văn hiến.
Tuy nhiên những năm gần đây do nhiều nguyên nhân mà lễ hội truyền
thống ở tỉnh Hà Nam chưa được nhìn nhận đúng mức. Nhiều lễ hội bị mai
một, sự độc đáo của lễ hội bị giảm dần do xu thế bắt chước. Các hiện tượng
tiêu cực, mê tín dị đoan, thương mại hóa trong một số lễ hội vẫn còn tồn tại ở
mức độ nhất định. Có nhiều nhà nghiên cứu còn thừa nhận lễ hội truyền thống
là cơ hội thuận lợi cho việc hành nghề mê tín dị đoan một cách bịp bợm của
một số thầy phù thuỷ, ông đồng bà cốt, thầy bói xem quẻ, xin xăm Vì vậy
vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam
là rất cần thiết, tạo cơ sở cho công tác quản lý, hoạch định chính sách và phát
triển văn hóa, khai thác lễ hội như nguồn lực di sản văn hóa để phát triển kinh
tế - xã hội của Việt Nam ở từng địa phương cụ thể.
Xuất phát từ những yêu cầu trên tôi đã chọn đề tài: "Vấn đề bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa lễ hội ở tỉnh Hà Nam hiện nay" làm luận văn thạc sỹ
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu

Tổng quan lịch sử nghiên cứu về lễ hội:
Nghiên cứu về vấn đề lễ hội không phải là một đề tài mới. Từ trước đến
nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này tiêu biểu có các công
trình sau:
60 lễ hội truyền thống của người Việt Nam (Nxb Khoa học Xã hội, Hà
Nội) của các tác giả Thạch Phương, Lê Trung Vũ xuất bản năm 1995,
Kho tàng lễ hội Việt Nam do Trương Thìn chủ biên (Nxb Văn hóa Dân
tộc và tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội ),


5
Lễ hội tuyền thống trong đời sống xã hội hiện tại do Trung tâm Khoa
học xã hội và nhân văn quốc gia biên soạn và được Nxb Khoa học xã hội ấn
hành năm 1994.
Hội hè Việt Nam của nhiều tác giả, Nxb Văn hoá dân tộc 1990
Bảo tàng - di tích - lễ hội. Vấn đề bảo vệ di sản văn hoá dân tộc của
Phan Khanh, Nxb Văn hoá thông tin 1992.
Lễ hội truyền thống với bản sắc Văn hoá dân tộc của tác giả Nguyễn
Quốc Phẩm, Nxb Văn hoá thông tin 1996.
Lễ hội truyền thống với việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ của
Nguyễn Quốc Phẩm, tạp chí Sinh hoat lý luận, số 5/1995.
Giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc (nhiều tác giả) - Nxb Văn
hoá dân tộc 1996;
Góp phần bàn về tín ngưỡng dân gian và mê tín dị đoan của Nguyễn
Quốc Phẩm - Tạp chí văn hoá nghệ thuật, H. 1998, số 11
Văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, của GS Ngô Đức Thịnh -NXB
Khoa học Xã hội, 2006
Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, của GS Ngô Đức
Thịnh - NXB Khoa học xã hội, 1993
Những giá trị Văn hóa truyền thống Việt Nam, của GS Ngô Đức Thịnh

- Nxb Chính trị Quốc gia - 2010
Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu nghiên cứu lễ hội trên phương
diện tổng thể. Chưa có công trình nào đề cập một cách đầy đủ và có hệ thống
cả lý luận và thực tiễn về lễ hội truyền thống tỉnh Hà Nam hiện nay. Những
công trình, tài liệu trên là nguồn tư liệu tham khảo bổ ích cho luận văn này.


6
3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn
Nghiên cứu vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội cổ truyền.
Hướng tới một cái nhìn tổng thể về lễ hội cổ truyền của tỉnh Hà Nam
Đề xuất phương hướng và những giải pháp, những kiến nghị mong
muốn góp phần vào vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội cổ
truyền ở Hà Nam trong giai đoạn hiện nay.
Với mục đích và mục tiêu như trên luận văn có những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Cần làm rõ khái niệm "Lễ hội truyền thống" và xác định một
số giá trị văn hoá lễ hội truyền thống của tỉnh Hà Nam
Thứ hai: Làm rõ thực trạng của vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hoá lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam hiện nay.
Thứ ba: Chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng qua đó đề
xuất một số phương hướng và giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hoá lễ hội ở tỉnh Hà Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Bản chất và những vấn đề có tính quy luật bảo tồn và phát huy giá trị
văn hoá truyền thống ở tỉnh Hà Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu hệ thống lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam từ năm 1996
đến nay (mốc thời gian tỉnh được tái thành lập), trong đó tập trung làm rõ một
số lễ hội tiêu biểu đang diễn ra hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Nam như: Lễ hội

đền Trúc (còn gọi là hội Quyển Sơn), Hội chùa Đọi Sơn, Lễ hội Tịch Điền,
Hội đền Trần Thương, Hội làng Duy Hải, Hội vật Liễu Đôi, Lễ hội chùa Bà
Đanh, hội đền Lảnh Giang, lễ hội đền Lăng
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về văn
hóa để nghiên cứu lễ hội truyền thống của tỉnh Hà Nam hiện nay


7
Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
+ Phương pháp logic và lịch sử
+ Phương pháp liên nghành và chuyên ngành
+ Phương pháp điều tra xã hội học
+ Phương pháp phỏng vấn
+ Phương pháp tổng hợp và phân tích
+ Phương pháp quan sát.
6. Đóng góp của đề tài
Luận văn nghiên cứu có hệ thống về lễ hội cổ truyền Hà Nam, cung cấp
cho người đọc một hệ thống tư liệu phong phú, những giá trị đích thực về lễ
hội cổ truyền ở một địa phương cụ thể.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn
hóa lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam, luận văn sẽ góp phần xây dựng những
định hướng cho công tác chỉ đạo, quản lý lễ hội, trên phạm vi của tỉnh; đồng
thời đề xuất những giải pháp cụ thể.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo luận văn có
kết cấu gồm 2 chương:
Chương 1: Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá lễ hội truyền
thống ở Hà Nam

Chương 2: Thực trạng và một số giải pháp cơ bản nhằm bảo tồn và phát
huy giá trị văn hoá lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam hiện nay








8
CHƢƠNG 1
VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ LỄ HỘI
TRUYỀN THỐNG Ở HÀ NAM
1.1 Lễ hội truyền thống và lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam
1.1.1 Quan niệm về lễ hội và lễ hội truyền thống
Quan niệm về Lễ hội:
Việt Nam là đất nước có nền văn hoá lâu đời, nhiều dân tộc cùng sinh
sống trên một lãnh thổ thống nhất, cùng đóng góp phong tục tập quán mang
bản sắc riêng của mỗi vùng miền, dân tộc, tôn giáo cho nền văn hoá của dân
tộc. Trong đó lễ hội là yếu tố vừa đặc trưng cho mỗi dân tộc, vừa làm cho văn
hoá đất nước đặc sắc hơn.
Lễ hội nói chung là sinh hoạt văn hoá tổng hợp gồm nhiều yếu tố: nghi
lễ, tín ngưỡng tôn giáo, ca hát, âm nhạc, diễn xướng dân gian, trò chơi thể
thao
Lễ hội là một khái niệm gồm hai từ kép " Lễ" và "Hội". Trong các công
trình nghiên cứu trước đây người ta thường nhập chung các tên gọi " Lễ hội"
làm một mà không thấy được sự khác nhau giữa chúng. Điều này cũng có lý
bởi đây là một sinh hoạt văn hoá truyền thống có điểm giao thoa lẫn nhau.
Tuy nhiên không thể đồng nhất hai khái niệm này. Để hiểu khái niệm lễ hội

một cách sâu sắc không thể không đặt nó trong mối quan hệ tương quan giữa
hai khái niệm " Lễ" và "Hội".
Trước hết nói về "Lễ" nhằm biểu hiện sự kính trọng và được thể hiện
trong mối quan hệ giữa người với người, giữa người với tự nhiên. "Lễ" trong
Lễ hội là lễ thức, lễ nghi, thể hiện hành vi của con người trong những sự kiện
đặc biệt là cách thờ vọng, tức là nói tới sự cúng tế thuộc về nghi lễ tín
ngưỡng, tôn giáo.
"Hội" là sinh hoạt văn hoá mang tính chất cộng đồng, các trò chơi, diễn
xướng dân gian Thông thường hội được tổ chức sau phần lễ kết thúc.


9
Như vậy Lễ hội là sự thông nhất giữa hai yếu tố "Lễ" và "Hội". Thiếu
một trong hai yếu tố đó Lễ hội sẽ không còn là lễ hội nữa.
Hội và lễ cái nào có trước cái nào có sau, hội chính hay lễ chính? Để
khẳng định điều này cần phải căn cứ vào thực tế của từng lễ hội hay hội lễ.
Trong từ điển lễ hội Việt Nam có viết :" Khi phần hội phong phú hơn thì gọi
là hội lễ. Cũng có khi phần lễ lấn át thì gọi là lễ hội".
Lễ hội truyền thống:
Lễ hội truyền thống là một loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian tổng
hợp, vừa độc lập, vừa phong phú đa dạng của dân tộc, vốn có nguồn gốc phát
sinh và phát triển từ rất lâu đời trong dòng lịch sử văn hoá nước nhà. Có thể
coi lễ hội truyền thống là hình ảnh thu nhỏ của văn hoá dân gian cổ truyền
dân tộc. Nó phản ánh khá trung thực và rõ nét cốt cách bản lĩnh và bản sắc
dân tộc, cùng với tâm linh và nguyện vọng của nhân dân trong suốt thời kỳ
lịch sử dựng nước và giữ nước. Do vậy, lễ hội truyền thống không chỉ là một
hiện tượng văn hoá dân gian, mà còn là một hiện tượng lịch sử xã hội.
Lễ hội truyền thống được ra đời bảo tồn và phát huy trong dòng lịch sử
- văn hóa của dân tộc, nó phản ánh khá đầy đủ và sinh động đời sống văn hoá
- xã hội đã trải qua. Nhiều yếu tố văn hoá tinh thần được lễ hội truyền thống

bảo lưu và truyền tụng từ đời này sang đời khác và thực sự trở thành di sản
văn hoá truyền thống vô giá. Đó chính là kho tàng các giá trị thuộc về tinh
hoa văn hoá, phản ánh rõ nét bản lĩnh và bản sắc dân tộc Việt Nam.
GS. Lê Trung Vũ khái quát: Lễ hội truyền thống, là sinh hoạt văn hoá
tôn giáo, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng làng, xuất phát từ nhu cầu
của cuộc sống , sự bình yên cho từng cá nhân, niềm hạnh phúc cho từng gia
đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh sôi của gia súc, sự bội thu của
mùa màng
Lễ hội truyền thống hay còn gọi là lễ hội cổ truyền, lễ hội dân gian
thường được tổ chức ở đình, chùa, đền, miếu, phủ, điện trog các làng gọi là


10
hội làng, hoặc ngày nay ở các thị trấn, tỉnh thành còn gọi là hội đình, hội đền,
hội phủ; do dân làng trước hết là các cụ đại biểu cho cộng đồng làng xưa tổ chức.
Có thể sử dụng khái niệm " Lễ hội cổ truyền" của GS. Ngô Đức Thịnh
như sau: Lễ hội truyền thống là:
1/ Hình thức diễn xướng dân gian: Bao gồm nhiều hình thức diễn
xướng nhỏ, kết hợp hữu cơ với nhau tạo thành tổng thể diễn xướng lễ hội.
2/ Hình thức diễn xướng tâm linh: Không còn là thế giới hiện thực mà
đã vươn lên thế giới biểu tượng linh thiêng. "Nó tái hiện lịch sử tự nhiên, lịch
sử xã hội trong một thời điểm mạnh, thời điểm có giá trị đặc biệt, thời điểm
thiêng, khác với thời gian thường ngày".
Giá trị văn hoá của lễ hội truyền thống:
Nghiên cứu giá trị văn hoá của lễ hội truyền thống cũng chính là tìm
hiểu lễ hội truyền thống như một di sản văn hoá.
Lễ hội truyền thống được xem là một phạm trù thuộc khái niệm di sản
văn hoá phi vật thể.
Khái niệm di sản văn hoá được hiểu một cách đơn giản đó là tài sản của
thế hệ trước để lại cho thế hệ sau. Tuy nhiên điều này chưa hoàn toàn thoả

mãn với lô gíc của khái niệm này vì không phải bất cứ tài sản nào do thế hệ
trước để lại cho thế hệ sau cũng được coi là di sản. Khái niệm di sản văn hoá
là một khái niệm tiến triển có nghĩa là nó thay đổi theo thời gian và không gian.
Theo luật Di sản văn hoá của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam xác đinh di sản là “ sản phảm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn
hoá, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác”, Vì vậy có thể
quan niệm Di sản văn hoá được hiểu là những gì có giá trị do tổ tiên, cha ông
truyền lại cho con cháu, hoặc nói rộng hơn là thế hệ trước truyền lại cho thế
hệ sau.
Phần mở đầu của luật di sản văn hoá nêu rõ: Di sản văn hoá Việt Nam
là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt nam và là một bộ phận của


11
di sản văn hoá nhân loại có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ
nước của nhân dân ta”.
Di sản văn hoá tồn tại dưới hai dạng: Di sản văn hoá vật thể và di sản
văn hoá phi vật thể.
Tại chương I – điều 4 của luật di sản văn hoá ghi như sau:
Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn
hoá, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng
truyền miệng truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác
bao gồm tiếng nói, chữ viết tác phẩm văn học, nghệ thuật khoa học, ngữ văn
truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết và
nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm
thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.
Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử văn hoá,
khoa học, bao gồm di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia
Di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể là những hình thức

tồn tại của của di sản văn hoá. Nếu gọi di sản văn hoá vật thể là gương mặt
lịch sử, là nhân chứng của các thời đại thì di sản văn hoá phi vật thể là linh
hồn là tinh anh, hun đúc những giá trị cao nhất của dân tộc. Các di sản văn
hoá vật thể luôn luôn chứa đựng trong mình những giá trị vô hình, nơi con
người gửi gắm đức tin và tôn thờ một đấng thiêng liêng nào đó, là không gian
văn hoá cho nhân dân trong những ngày lễ hội truyền thống, lễ hội tôn giáo, là
nơi các nghệ nhân xưa thể hiện năng lực sáng tạo kiến trúc – nghệ thuật của
mình dâng lên đấng tối cao, thể hiện khát vọng và ước mơ thầm kín mãnh liệt
của mình về cuộc sống – thế giới con người. Đối với di sán văn hoá phi vật
thể thì tự thân nó đã mang trong mình những thông điệp của quá khứ và khi
tham gia vào đời sống văn hoá hiện đại sẽ làm cho văn hoá của mỗi dân tộc
không bị tách rời khỏi truyền thống, nó giữ lại những giá trị tự thân, đồng thời


12
tạo nên những giá trị bên trong của cốt cách, bản lĩnh, năng lực của mỗi dân
tộc. Những giá trị này có tính ổn định khá lớn và có tính bền vững tương đối,
có sức mạnh to lớn đối với cộng đồng. Trong sự tiến bộ và phát triển của xã
hội, các giá trị này thường không biến mất mà hoá thân vào giá trị của thời
sau theo quy luật kế thừa, tái tạo và đó cũng là biểu hiện của tính liên tục văn hoá.
Trong những năm qua Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã có nhiều hoạt
động nhằm bảo vệ và phát huy kho tàng văn hoá của ông cha ta, góp phần to
lớn vào việc bảo vệ và xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng
và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đầm đà bản sắc dân tộc. Việt
Nam là một quốc gia rất có ý thức bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hoá.
Vì vậy ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công , “xét việc bảo tồn cổ
tích là việc làm rất cần cho công cuộc kiến thiết nước Việt Nam”, chủ tịch Hồ
Chí Minh đã ký sắc lệnh 65 ấn định nhiệm vụ cho Đông Dương Bác cổ học
viện nhiệm vụ bảo tồn tất cả cổ tích trong toàn cõi Việt Nam.
Khi đất nước ta hoàn toàn thống nhất, chủ tịch Hội đồng nhà nước đã

ký Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng
cảnh (04 – 04 – 1984). Mười tám năm sau (2001), Nhà nước Việt Nam đã
chính thức ban hành Luật Di sản văn hoá, đây được coi là một bước tiến trên
quá trình hoàn thiện chính sách văn hoá vì sự phát triển của đất nước.
Trong luật di sản văn hoá này, cả hai hình thái văn hoá được chứa đựng
trong ký ức văn hoá của dân tộc: Di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi
vật thể đều được đề cập đến với tư cách là đối tượng pháp lý chủ yếu của luật.
Luật pháp của Nhà nước không chỉ nâng cao nhận thức mà còn trao cho mọi
công dân một công cụ pháp lý để điều chỉnh các hoạt động xã hội, để nhà
nước cùng các tổ chức, cá nhân có thể bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hoá dân tộc vào đời sống hiện đại.
Trong Luật Di sản văn hoá cũng có thêm những quy định về quản lý
bảo vệ và phát huy các giá trị của các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, công


13
cuộc xây dựng các bộ sưu tập và tổ chức quản lý bảo tàng ở Việt Nam xác
định rõ quyền sở hữu đối với di sản văn hoá; xác định cụ thể sự phân cấp
quản lý giữa trung ương và địa phương; quy định về việc mở rộng hệ thống
các cửa hàng mua bán cổ vật, lập các bảo tàng và sưu tập tư nhân.
Về cơ bản có thể khẳng định rằng Luật Di sản văn hoá được thông qua
tại kỳ họp lần thư 9 Quốc hội khoá 9, vào tháng 6 năm 2001 và chính thức có
hiệu lực từ ngày 01 – 01 – 2002 là cơ sở pháp lý quan trọng để đẩy mạnh việc
đổi mới các hoạt động nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá ở Việt
Nam, thiết thực góp phần thực hiện thắng lợi những đường lối, chủ trương
của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới đất nước nói chung, xây dựng và
phát triển nề văn hoá Việt Nam tiên tiến, đầm đà bản sắc dân tộc nói riêng.
Bên cạnh hiệu lực của pháp luật Nhà nước về bảo vệ di sản văn hoá,
nhận thức của xã hội trong những năm gần đây cũng có nhiều thay đổi. Đến
nay di sản văn hoá hông chỉ được coi là tài sản có giá trị giáo dục truyền

thống, mà còn là một nguồn lực to lớn góp phần phát triển kinh tế, xã hội của
đất nước. Do đó di sản văn hoá đã trở thành một lĩnh vực được quan tâm đặc
biệt , huy động được nhiều đóng góp của nhân dân và đã đật được nhiều đóng
góp quan trọng. Nhiều văn bản quản lý Nhà nước về di sản văn hoá đã được
ban hành, nhiều đề tài khoa hoc, dự án bảo tồn các di sản văn hoá thuộc nhiều
lĩnh vực được thực hiện, nhiều loại hình văn hoá, nghệ thuật truyền thống
được khôi phục, bảo tồn khai thác và phát huy.
Lễ hội cổ truyền được xem là một phạm trù thuộc khái niệm di sản văn
hoá phi vật thể. Đây là một khái niệm thu hút được nhiều sự chú ý trong thời
gian mười năm trở lại đây. UNESCO đã thảo ra một công ước về việc bảo tồn
di sản văn hoá này.
Di sản văn hoá phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức thể
hiện, biểu đạt tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là các công cụ, đồ vật, đồ tạo
tác và các không gian văn hoá có liên quan mà các cộng đồng và các nhóm


14
và một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hoá
của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hoá phi
vật thể được các cộng đồng và các nhóm không ngừng tái tạo để thích nghi
với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử
của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế
tục, qua đó khích lệ sự trọng đối với sự đa dạng văn hoá và tính sáng tạo
của con người.
Trong các loại hình văn hoá phi vật thể, lễ hội truyền thống là một loại
hình tiêu biểu. Lễ hội truyền thống được các nhà nghiên cứu khai thác dưới
nhiều hình thức và góc độ khác nhau. Một số tác giả khai thác lễ hội dưới
hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng hay một hình thức trình diễn dân gian;
một số tác giả lại quan tâm đến vai trò của lễ hội truyền thống trong xã hội
đương đại.

Trên thực tế chúng ta thấy rằng lễ hội truyền thống là một hiên tượng
xã hội tổng thể, trong đó có các đặc trưng chủ yếu sau:
+ Là một dạng sinh hoạt tín ngưỡng – tâm linh.
+ Là dịp biểu dương sức mạnh của cộng đồng địa phương.
+ Là dịp đoàn kết, giáo dục truyền thống cộng đồng.
+ Là hội chợ trưng bày các sản phẩm địa phương và các vùng khác.
+ Là dịp tổ chức các hoạt động giao tiếp như sinh hoạt nghệ thuật, các
trò chơi, giải trí thể thao;
+ Là địa điểm hành hương du lịch.
Từ những đặc trưng trên của lễ hội truyền thống đều gắn với một đặc
điểm là: Lễ hội là một sản phẩm của quá khứ, được gìn giữ cho hiện tại và
mai sau, lễ hội truyền thống là một di sản văn hoá của cộng đồng người Việt.
Trong lễ hội truyền thống đang tồn tại trong ngày hôm nay, chúng ta có
thể thấy những truyền thống văn hoá còn tồn đọng những hình thái nhất định.
Với tư cách là một di sản văn hoá, sự biến đổi của các lễ hội truyền thống cho


15
chúng ta thấy cách quan niệm và xử lý đối với các di sản của từng thời kỳ lịch
sử ra sao. Nhiều học giả cho rằng lễ hội truyền thống là một bảo tàng sống về
văn hoá dân tộc. Nhờ đó nền văn hoá ấy được hồi sinh, tái tạo và truyền qua
các thế hệ. Quan niệm này chứng tỏ rằng lễ hội truyền thống không phải là
một thứ gì đó tĩnh tại mà là một sự vận động biến đổi phát triển không ngừng
trong không gian và thời gian.
Đặc trưng của lễ hội truyền thống
Xem xét dưới góc độ triết học thì lễ hội truyền thống là một loại hình
sinh hoạt tinh thần, sinh hoạt văn hoá lâu đời của nhân dân Việt Nam. Lễ hội
có sức hấp dẫn, lôi cuốn các tầng lớp trong xã hội, đã trở thành một nhu cầu
không thể thiếu trong đời sống của nhân dân. Lễ hội truyền thống có các đặc
trưng cơ bản sau:

Thứ nhất: Lễ hội truyền thống - một "hiện tượng văn hoá dân gian tổng thể"
GS. Ngô Đức Thịnh cho rằng: Hiện tượng văn hoá dân gian tổng thể là
một hiện tượng văn hoá mang tính phức thể, mà trong phức thể ấy, một yếu tố
văn hóa dân gian nào đó giữ vai trò là chủ đạo và gắn kết đa chiều với thực tại
xã hội.
Nhìn một cách tổng thể thì lễ hội chủ yếu vẫn thuộc phạm trù cái thiêng
của thế giới thiêng liêng, chứ không phải cái tục của đời sống trần tục. Ngôn
ngữ của lễ hội là ngôn ngữ biểu tượng, vượt lên trên đời sống hàng ngày.
Ngay một số sinh hoạt vui chơi, giải trí, thi tài diễn ra trong lễ hội như: đua
thuyền, đấu vật, kéo co, thả diều, trọi trâu thậm chí các trò chơi mang tính
phồn thực vẫn mang tính nghi lễ, phong tục chứ không còn mang tính trần tục
thuần tuý, mà đã trở thành cái tục của thế giới thiêng liêng. Từ đây rút ra một
hệ quả mang tính thực tiễn là hiện nay chúng ta phải nhận thức lễ hội thuộc
phạm trù cái thiêng, cái biểu tượng, vượt lên trên thế giới trần tục, nếu biến lễ
hội thành cái trần tục thì lễ hội với đúng nghĩa sẽ không còn nữa.


16
Tóm lại lễ hội là một hiện tượng văn hoá dân gian tổng thể, nên phải
tiếp cận nó như một hệ thống.
Thứ hai: Lễ hội truyền thống - một " hình thức diễn xướng tâm linh"
Trước hết ta phải hiểu thế nào là diễn xướng. Diễn xướng có nội hàm
khá rộng bao gồm những hành động và lời nói nhằm biểu đạt một thông tin
nào đó giữa một người hay một nhóm người với nhóm người khác. Như vậy
có thể coi sinh hoạt văn hoá dân gian tồn tại dưới dạng các diễn xướng. Hay
nói cách khác, diễn xướng là một môi trường thể hiện, tồn tại và biến đổi của
văn hoá dân gian. Vì vậy, về mặt phương pháp luận thì mọi hiện tượng văn
hoá dân gian đều tiếp cận trong môi trường diễn xướng. Từ quan niệm như
vậy có thể gọi lễ hội là một hình thức diễn xướng tâm linh.
Trong lễ hội truyền thống tính diễn xướng được thể hiện một cách rõ

nét. Thông qua trình diễn bằng hành động và lời nói của tập thể người ta
muốn tái hiện lịch sử, tái hiện xã hội, tái hiện cội nguồn của tự nhiên và con
người. Trong lễ hội truyền thống không có những người trình diễn chuyên
nghiệp, hay có những người chỉ biết thưởng thức, hưởng thụ mà toàn thể
thành viên đều tự nguyện tham gia trình diễn với niềm háo hức, say mê phấn khởi.
Thời điểm diễn ra lễ hội là thời điểm thiêng tức là ngày kỵ, giỗ của thần
linh, và cùng với các hành động hội mang tính biểu trưng làm cho thời điểm
diễn ra lễ hội là thời điểm "thiêng". Đó là thời điểm mà người xưa tin rằng có
giá trị đặc biệt, có ý nghĩa thiêng liêng, khác với thời điểm bình thường của
đời sống hàng ngày.
Ngôn ngữ của diễn xướng lễ hội rất đa dạng như tế lễ, rước, các trò
diễn Tế là nghi thức tưởng niệm, tôn vinh thần linh, với ngôn ngữ, điệu bộ
theo quy định của từng địa phương. Ngoài tế trong lễ hội còn nhiều nghi thức
khác nữa, đặc biệt là lễ khai hội và lễ rã hội. Đây là những hình thức diễn
xướng mang tính thiêng liêng nhất của lễ hội.


17
Rước cũng là một nghi lễ thiêng liêng có ở các lễ hội, thể hiện sự
nghênh tiếp thần linh, phô diễn sức mạnh của cộng đồng. Rước thường là
phần trình diễn rất ngoạn mục vừa mang tính trang nghiêm lại vừa rất sôi
động, thu hút sự tham gia của đông đảo cộng đồng với các nghi trượng tiêu
biểu như: cờ, kiệu, lễ vật dâng cúng, chiêng, trống, lọng và dàn nhạc bát âm.
Tuỳ theo các di tích là đền, đình hay chùa và đặc tính của các vị thần linh mà
đám rước có sắc thái khác nhau.
Các trò diễn và diễn xướng cũng giữ một vị trí hết sức quan trọng
trong các lễ hội. Có nhiều trò diễn và diễn xướng khác nhau, như diễn xướng
sự tích, diễn xướng thi tài, diễn xướng vui chơi giải trí.
Cả lễ hội là một đại diễn xướng, trong đó bao gồm nhiều diễn xướng
lớn, nhỏ khác nhau, tuy nhiên chúng kết hợp theo một trình tự và cấu trúc chặt

chẽ, không dễ thay đổi một cách tuỳ tiện. Thường là diễn xướng nghi lễ (lễ,
tế, rước) giữ vai trò chủ đạo trong nhiều lễ hội, nó diễn ra từ ngày mở đầu đến
kết thúc lễ hội.
Từ những phân tích trên có thể rút ra nhận xét sau:
- Lễ hội truyền thống là một hình thức diễn xuớng dân gian xuất hiện từ
xa xưa trong lịch sử, trong đó bao gồm nhiều loại hình diễn xướng nhỏ, kết
hợp hữu cơ tạo nên một tổng thể diễn xướng lễ hội.
- Lễ hội truyền thống là một hình thức diễn xướng tâm linh, nó không
còn là thế giới hiện thực, trần tục nữa, mà nó vươn lên thế giới biểu tượng,
linh thiêng. Nó tái hiện lại lịch sử tự nhiên, lịch sử xã hội trong một thời điểm
mạnh, thời điểm có giá trị đặc biệt, thời điểm thiêng khác với thời gian
thường ngày
- Diễn xướng lễ hội truyền thống đạt tới hiệu quả lễ hội nhiều mặt, nó
tạo nên và biểu trưng cho sức mạnh cố kết cộng đồng.
1.1.2 Lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam.
* Đặc điểm Hà Nam


18
Về quá trình thành lập:
Từ thời các vua Hùng, đất Hà Nam ngày nay nằm trong quận Vũ Bình
thuộc bộ Giao Chỉ; đến thời nhà Trần đổi là châu Lỵ Nhân, thuộc lộ Đông Đô.
Dưới thời Lê vào khoảng năm 1624, Thượng thư Nguyễn Khải đã cho chuyển
thủ phủ trấn Sơn Nam từ thôn Tường Lân huyện Duy Tiên phủ Lỵ Nhân đến
đóng ở thôn Châu Cầu thuộc tổng Phù Đạm, huyện Kim Bảng, phủ Lỵ Nhân,
trấn Sơn Nam Thượng. Đến năm 1832 nhà Nguyễn, vua Minh Mạng quyết
định bỏ đơn vị trấn thành lập đơn vị hành chính tỉnh, phủ Lỵ Nhân được đổi
là phủ Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nội.
Đến tháng 10 năm 1890 (đời vua Thành Thái năm thứ 2) tỉnh Hà Nam
được thành lập từ các huyện của Hà Nội và Nam Định. Tên tỉnh Hà Nam ra

đời từ chữ Hà của Hà Nội và chữ Nam của Nam Định ghép lại và Phủ Lý trở
thành tỉnh lỵ của tỉnh. Ngày 20/10/1908, Toàn quyền Đông Dương ra nghị
định đem toàn bộ phủ Liêm Bình và 17 xã của huyện Vụ Bản và Thượng
Nguyên (phần nam Mỹ Lộc) của tỉnh Nam Định, cùng với 2 tổng Mộc Hoàn,
Chuyên Nghiệp của huyện Phú Xuyên (Hà Nội), nhập vào huyện Duy Tiên
lập thành tỉnh Hà Nam. Tháng 4 năm 1965, Hà Nam được sáp nhập với tỉnh
Nam Định thành tỉnh Nam Hà. Tháng 12 năm 1975, Nam Hà sáp nhập
với Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh, năm 1992 tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh
Bình lại chia tách như cũ. Tháng 11 năm 1996, tỉnh Hà Nam được tái lập
thành một tỉnh riêng biệt (Nguồn địa chính - Hà Nam).
Về đặc điểm tự nhiên:
Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Phía
bắc tiếp giáp với Hà Nội, phía đông giáp với tỉnh Hưng Yên và Thái Bình,
phía nam giáp tỉnh Ninh Bình, đông nam giáp tỉnh Nam Định và phía tây giáp
tỉnh Hòa Bình. Diện tích tự nhiên của tỉnh Hà Nam là 8.522km², dân số là
786.300 người (năm 2010)


19
Hà Nam là một vùng đất được bồi đắp bởi phù sa của sông Hồng, sông
Đáy và thu nhận đất đai bị bào mòn từ vùng núi cao trôi xuống. Ngoài những
ngọn núi, Hà Nam còn được bao bọc bởi những con sông. Đó là sông Hồng ở
phía đông, sông Đáy ở phía tây, sông Nhuệ ở phía bắc, sông Ninh ở phía nam
và nhiều con sông khác chảy trong tỉnh. Chính những điều kiện tự nhiên đã
tạo cho vùng đất này các đặc trưng về văn hóa lịch sử của một khu vực giao
thoa hay vùng đệm kết nối văn hóa từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam và
chính những đặc điểm này đã hình thành nên tính cách của người Hà Nam
trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Hà Nam là một tỉnh đồng bằng giáp núi nên địa hình có sự tương phản
giữa địa hình đồng bằng và địa hình đồi núi. Mật độ và độ sâu chia cắt địa

hình so với các vùng núi khác trong cả nước hầu như không đáng kể. Hướng
địa hình đơn giản, duy nhất chỉ có hướng Tây Bắc - Đông Nam, phù hợp với
hướng phổ biến nhất của núi, sông Việt Nam. Hướng dốc của địa hình cũng là
hướng Tây Bắc - Đông Nam theo thung lũng lũng sông Hồng, sông Đáy và
dãy núi đá vôi Hòa Bình - Ninh Bình, phản ánh tính chất đơn giản của cấu
trúc địa chất.
Về điều kiện kinh tế - xã hội
Hà Nam có 5 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: Duy Tiên, Thanh
Liêm, Lý Nhân, Kim Bảng, Bình Lục, 1 thành phố là Phủ Lý.
Theo thống kê mới nhất, tổng số hộ dân cư của tỉnh Hà Nam tính đến
hết quý I năm 2013 là 243.787 hộ, trong đó số hộ gia đình là 243.051. Tổng
số nhân khẩu thường trú tính đến cuối quý I là 846.653 người.
Trình độ kinh tế, dân trí và trình độ văn hóa xã hội của dân cư phát triển khá
cao, thu nhập và đời sống của đa số dân cư đã được cải thiện và nâng cao
đáng kể. Đặc điểm nổi trội của cư dân và nguồn lực con người Hà Nam là
truyền thống lao động cần cù, vượt lên mọi khó khăn để phát triển sản xuất, là
truyền thống hiếu học, ham hiểu biết và giàu sức sáng tạo trong phát triển


20
kinh tế, mở mang văn hóa xã hội. Đây là một nguồn lực đặc biệt quan trọng
đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Hà Nam có trên 40 làng nghề. Có những làng nghề truyền thống lâu đời
như dệt lụa Nha Xá, trống Đọi Tam, mây giang đan Ngọc Động (Duy Tiên),
sừng mỹ nghệ (Bình Lục), gốm Quyết Thành, nghề mộc (Kim Bảng), thêu ren
xã Thanh Hà (Thanh Liêm), Có làng đã đạt từ 40–50 tỷ đồng giá trị sản
xuất, tạo việc làm cho hàng trăm ngàn lao động, mây giang đan: 5,5 triệu sản
phẩm; lụa tơ tằm: 0,695 triệu m; hàng thêu ren: 2,83 triệu sản phẩm,
Về công nghiệp:
Ngành công nghiệp Hà Nam trong những năm gần đây có những bước

chuyển mạnh mẽ. Hàng loạt các khu công nghiệp được xây dựng với quy mô
lớn. Hiện nay có 9 khu công nghiệp lớn thu hút sự đầu tư của nước ngoài.
Điều này tạo việc làm cho nhiều nhân lực. Phát triển công nghiệp dồn dập
cũng đã ít nhiều mang lại các hậu quả về môi trường, xong tỉnh cũng đã từng
bước thanh kiểm tra các khu công nghiệp và dần tốt đẹp hơn. Nhiều khu công
nghiệp đã có hệ thống xử lý rác thải hoạt động hiệu quả và kinh tế.
Nông nghiệp: 28,4%
Cơ cấu nông nghiệp trong GDP giảm dần từ 39,3% năm 2000 còn
28,4% năm 2005. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân
đạt 4,1% (2001-2005). Trong đó: trồng trọt tăng 1,7%, chăn nuôi tăng 6,7%,
dịch vụ 31%, sản lượng lương thực đạt 420 tấn/năm, sản lượng thuỷ sản năm
2005 đạt 11.500 tấn, giá trị sản xuất trên 1 ha đạt 38,5 triệu đồng. Hình thành
vùng cây lương thực chuyên canh, thâm canh có năng suất cao ở ba
huyện Duy Tiên, Lý Nhân, Bình Lục. Tại đây đầu tư vùng lúa đặc sản xuất
khẩu có năng xuất cao. Chuyển diện tích trũng ở vùng độc canh, hoang hoá
sang sản xuất đa canh để nuôi trồng thủy sản là 5.188 ha


21
Du lịch, dịch vụ:
- Về du lịch sinh thái: Hà Nam có nhiều điểm du lịch sinh thái khá hấp dẫn
như: Khu du lịch đền Trúc thờ vị anh hùng Lý Thường Kiệt và Ngũ Động Thi
Sơn là quả núi năm hang nối liền nhau cách thành phố Phủ Lý 7 km. Đã quy
hoạch Khu du lịch Tam Chúc thuộc huyện Kim Bảng với quy mô gần 2000 ha
với 9 khu chức năng. Diện tích mặt nước hồ khoảng 600 ha, diện tích phụ cận
và khu du lịch sinh thái là 600 ha. Xây dựng các nhà nghỉ, khách sạn, sân gôn,
quần vợt, công viên nước, nhà thuỷ tạ. Nơi đây cách chùa Hương 7 km,
cách Hà Nội 60 km, Nam Định 40 km, Ninh Bình 45 km, Hưng Yên 40 km là
điểm dừng chân cho khách du lịch nhiều tỉnh, nơi nghỉ dưỡng và giải trí vào
các ngày nghỉ cuối tuần của khách thập phương, đang thu hút đầu tư. Chùa

Long Đọi Sơn ở xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Di tích Long Đọi
Sơn được xếp hạng từ năm 1992. Hàng năm có trùng tu, tôn tạo để gìn giữ
cho muôn đời sau. - Khu trung tâm du lịch thành phố Phủ Lý: Được xây dựng
2 bên dòng sông Đáy, giáp cửa sông Châu; có khách sạn 3 sao, 11 tầng, có
khu du lịch bến thuỷ phục vụ du khách đi chùa Hương, Ngũ Động Sơn, chùa
Bà Đanh, Hang Luồn. Nơi đây còn là địa điểm bơi thuyền dọc sông
Châu, sông Đáy vãng cảnh nước non Phủ Lý. Đền Trần Thương, ở huyện Lý
Nhân, thờ quốc công tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Đền
được xây dựng năm 1783; với diện tích 1,4 ha
- Về truyền thống văn hoá, lịch sử
Hà Nam là mảnh đất sớm được khai phá. Trải qua chiều dài lịch sử,
tiền nhân đã để lại cho nhiều di sản văn hoá phi vật thể và vật thể vô cùng quý
giá như: Trống đồng Ngọc Lũ - dấu ấn thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nền
văn hoá Đông Sơn - thuở các Vua Hùng dựng nước và giữ nước, cuốn sách
đồng Bắc Lý - một trong bốn cuốn sách còn nguyên vẹn nhất, nội dung phong
phú nhất của cả nước, tấm bia " Sùng Thiện Diên Linh" - một trong những


22
tấm bia quý còn lại của triều đình nhà Lý, có giá trị lịch sử của đất nước, bia
có kích thước khá lớn, tấm bia "Đại Trị" - thời Trần duy nhất ở Hà Nam.
Trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm nhiều người con quê hương Hà
Nam đã phát huy truyền thống dân tộc và trở thành các anh hùng dân tộc được
lưu danh sử sách: Thiện Công, Vực Công thời Hùng Vương, nữ tướng Cao
Thị Liên, Quỳnh Chân, Nga Nương, Hồng Nương, Học Công, Nguyệt Nga
(thời Hai Bà Trưng), Đinh Lôi (thời Lý Nam Đế), Nguyễn ninh, Nguyễn
Tĩnh, Phạm Hán, Phạm Phổ (Thời Đinh), thập đại tướng quân Lê Hoàn (vua
Lê Đại Hành), tướng Trần Bình Trọng thời Trần, Đinh Công Tráng, Đinh
Công Lý (tức Đề Yêm)
Lịch sử quê hương và con người Hà Nam luôn gắn bó hòa quyện trong

lịch sử đất nước. Người Hà Nam có truyền thống yêu nước, có phẩm chất cần
cù, siêng năng, chăm chỉ trong lao động sản xuất, có kinh nghiệm trong nghề
trồng lúa, nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt vải, chế biến nông sản thể hiện bàn tay
tài hoa, sáng tạo khéo léo trong nghề mộc, nghề đan nát, thủ công mỹ nghệ.
Những phẩm chất tốt đẹp đó của người Hà Nam đã tô thắm làm phong phú
thêm những phẩm chất cao quý của con người Việt Nam.
Mảnh đất Hà Nam đã sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước. Kể từ
khoa thi đầu tiên (1075) đến khoa thi cuối cùng (1919) tỉnh Hà Nam có tới 53
người đỗ đạt ở 36 khoa thi. Mở đầu cho truyền thống khoa cử ở Hà Nam là
Lý Công Bình ở Đồn Xá - Bình Lục đỗ Thái học sinh thời Lý. Người đỗ cao
nhất là Nguyễn Quốc Hiệu (Phú Thứ - Duy Tiên đạt học vị Thám Hoa).
Người đỗ khoa bảng cao nhất là Phan Tế (Duy Tiên) đỗ học vị Tiến sỹ khi
mới 19 tuổi. Người đỗ khoa bảng ở tuổi cao nhất là Trương Minh Lượng
(Ngô Xá - Duy Tiên) đỗ Tiến Sỹ ở tuổi 65. Người đỗ đầu 3 kỳ thi là Tam
Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến (Bình Lục) Hà Nam cũng có nhiều dòng
học khoa bảng như: dòng học Bùi, dòng họ Vũ ở Lạc Tràng - Phủ Lý, dòng

×