Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Thị trường giao dịch công cụ phái sinh niêm yết ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.44 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
Phần 1: Lý luận về công cụ phái sinh ............................................................... 2
1.

Lý luận về chứng khoán phái sinh ........................................................ 2

2.

Các loại Chứng khoán phái sinh chủ yếu :........................................... 2

Phần 2: Khái quát thị trường giao dịch công cụ phái sinh niêm yết ở Việt
Nam. ................................................................................................................... 5
1.

Công cụ giao dịch .................................................................................... 5

2.

Thực trạng giao dịch của mỗi loại công cụ (2020-2021) ..................... 6

Phần 3 : Đề xuất một số kiến nghị để phát triển thị trường phái sinh niêm
yết ở Việt Nam .................................................................................................. 8
1.

Những hạn chế tồn tại ............................................................................ 8

2.

Đề xuất một số kiến nghị để phát triển thị trường phái sinh niêm yết

ở Việt Nam ..................................................................................................... 8


KẾT LUẬN : ..................................................................................................... 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 11


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT :
CKPS : chứng khoán phái sinh
CK : chứng khoán
NĐT : nhà đầu tư
HĐTL : hợp đồng tương lai
CW : chứng quyền đảm bảo
TTCK : thị trường chứng khoán


1

MỞ ĐẦU
Chứng khốn phái sinh với nhiều hình thức của chúng đang trở thành một
phần quan trọng của thị trường chứng khoán hiện đại, mở rộng cổ phiếu và
trái phiếu trong những điều kiện nhất định. Trên thế giới, thuật ngữ phái sinh
đã có hàng thế kỉ và cơng cụ phái sinh được sử dụng phổ biến trong hoạt động
thương mại, đầu tư tài chính. Cơng cụ phái sinh ngày càng đa dạng về chủng
loại và phức tạp về kết cấu.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, phái sinh là thuật ngữ còn khá mới mẻ và được
chuyển tải thành nhiều thuật ngữ khác nhau như : công cụ phái sinh, hợp đồng
phái sinh, sản phẩm phái sinh, chứng khoán phái sinh,… Trong bối cảnh Việt
Nam mở cửa thị trường chứng khoán và đạt được những bước phát triển vượt
bậc, thì việc tìm hiểu về chứng khốn phái sinh, cụ thể là các công cụ phái
sinh là điều cần thiết.

1|Page



2

Phần 1: Lý luận về công cụ phái sinh
1. Lý luận về chứng khoán phái sinh
1.1. Khái niệm
- Chứng khoán phái sinh là
+Cơng cụ tài chính có giá trị được xác định từ giá trị của một tài sản cơ
sở.
+ Thỏa thuận/hợp đồng được thiết lập cho một giao dịch sẽ diễn ra
trong tương lai.
- CKPS là một loại chứng khoán được phát sinh từ một tài sản cơ sở và giá
trị của nó phụ thuộc vào giá trị của tài sản cơ sở đó.
1.2.

Đặc điểm của chứng khốn phái sinh

- Mỗi loại CKPS được tạo lập dựa trên tối thiểu một loại tài sản cơ sở và giá
trị gắn liền với giá trị của tài sản cơ sở đó.
- Mục đích của CKPS là phịng ngừa rủi ro; đầu cơ (ngắn hạn); kinh doanh
chênh lệch giá.
- CKPS không xác nhận quyền sở hữu đối với tài sản cơ sở mà chỉ thể hiện
sự cam kết, quyền và nghĩa vụ sẽ phát sinh trong tương lai.
- CKPS là công cụ gắn liền với địn bẩy tài chính, mang tính chất đầu tư vào
sự biến động giá/giá trị chứ không phải đầu tư vào tài sản thực.
2. Các loại Chứng khoán phái sinh chủ yếu :
2.1. Hợp đồng kỳ hạn
 Khái niệm :
- Hợp đồng kỳ hạn là một loại CKPS, xác nhận thỏa thuận mua hoặc bán

một số lượng tài sản cơ sở nhất định theo một mức giá đã được ấn định tại
thời điểm ký hợp đồng.
 Đặc điểm của hợp đồng kì hạn

2|Page


3

- Tại thời điểm ký hợp đồng dài hạn, không có sự trao đổi tài sản cơ sở hay
thanh tốn tiền.
- Hợp đồng kì hạn là một thỏa thuận song phương do vậy được giao dịch
trên thị trường phi tập trung.
- Hoạt động thanh toán sẽ diễn ra tại một thời điểm trong tương lai theo thỏa
thuận đã được ký kết trong hợp đồng.
- Hợp đồng kỳ hạn bắt buộc các bên tham gia phải thực hiện thỏa thuận
trong hợp đồng.
- Trong hợp đồng kỳ hạn bên mua và bên bán đều khơng phải trả phí của
hợp đồng.
- Hợp đồng kì hạn là loại hợp đồng giao sau và hhơng có sự tham gia của tổ
chức trung gian.
2.2.

Hợp đồng tương lai
 Khái niệm

- Hợp đồng tương lai là CKPS, về bản chất hợp đồng tương lai là một hợp
đồng cam kết có kì hạn, là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán về
một loại tài sản nào đó với số lượng nhất định, mức giá nhất định tại thời
điểm kí hợp đồng.

 Đặc điểm của hợp đồng tương lai
- Hợp đồng tương lai là một cam kết giao dịch với Sở giao dịch do vậy được
chuẩn hóa và niêm yết trên Sở giao dịch.
- Tính chất cam kết về việc thực hiện nghĩa vụ trong tương lai.
- Các bên tham gia giao dịch hợp đồng tương lai phải đáp ứng yêu cầu kí
quỹ.
2.3.

Hợp đồng quyền chọn
 Khái niệm

- Hợp đồng quyền chọn là CKPS, về bản chất hợp đồng quyền chọn là hợp
đồng trong đó cho phép người mua quyền được quyền mua hoặc bán một
3|Page


4

loại tài sản cơ sở vào thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá xác
định trước.
 Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn
- Hợp đồng quyền chọn được giao dịch trên cả thị trường tập trung và thị
trường phi tập trung.
- Hợp đồng quyền chọn là loại hợp đồng cho phép người mua nó có quyền
chứ khơng phải nghĩa vụ thực hiện giao dịch trong tương lai.
- Giá trị tài sản cơ sở trên thị trường là căn cứ để xác định giá trị của hợp
đồng quyền chọn.
- Hợp đồng sẽ hết hiệu lực vào sau ngày đáo hạn.
2.4.


Hợp đồng hoán đổi
 Khái niệm

- Hợp đồng hoán đổi là CKPS, về bản chất là hợp đồng cam kết giữa hai bên
mà trong đó hai bên tham gia hợp đồng đồng ý trao đổi các dòng tiền với
nhau trong tương lai theo một nguyên tắc đã được xác định.
 Đặc điểm của hợp đồng hoán đổi
- Hợp đồng hoán đổi được giao dịch trên thị trường phi tập trung.
- Hợp đồng có giá trị bằng 0 tại ngày bắt đầu hợp đồng.
- Thông tin không công khai, chủ yếu giữ kín trong nội bộ các bên tham gia
giao dịch.
2.5.

Chứng quyền
 Khái niệm

- Chứng quyền là một loại chứng khoán cho phép nhưng khơng bắt buộc
người nắm giữ có thể mua/bán một chứng khoán cơ sở tại một mức giá xác
định trong tương lai.
 Đặc điểm của chứng quyền

4|Page


5

- Chứng quyền dựa trên phân tích về triển vọng của giá cổ phiếu cơ sở và
giá chứng quyền.
- Khi giao dịch chứng quyền, NĐT có thể bán chứng quyền trước ngày đáo
hạn để phòng ngừa rủi ro và hạn chế khoản lỗ của mình.

2.6.

Chứng khế
 Khái niệm

- Chứng khế là một loại CKPS, trong đó người sở hữu có quyền được mua
một số lượng chứng khoán nhất định tại một mức giá xác định và trong một
thời hạn nhất định.
 Đặc điểm của chứng khế
- Thông thường, các mức giá chứng khế sẽ có xu hướng tăng trong thị
trường giá lên và giảm trong một thị trường giá xuống.
- Tại thời điểm phát hành chứng khế, giá mua cổ phiếu ghi trong chứng khế
bao giờ cũng cao hơn giá thị trường cổ phiếu cơ sở, và giá đó có thể cố
định, có thể được tăng lên định kì.
- Độ chính xác để xác định giá trị của chứng khế phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố.
Phần 2: Khái quát thị trường giao dịch công cụ phái sinh niêm yết ở Việt
Nam.
1. Công cụ giao dịch
1.1. Hợp đồng tương lai
- Hợp đồng tương lai là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa.
 Lợi ích của việc sử dụng hợp đồng tương lai:
- Giao dịch HĐTL dễ dàng, thuận tiện : giao dịch diễn ra tương tự như giao
dịch cổ phiếu. NĐT dự đoán thị trường tăng điểm sẽ đặt lệch mua để mở
vị thế mua HĐTL, khi thị trường tăng đúng kì vọng, NĐT sẽ có lãi.
- Lợi ích nhờ tỷ lệ đòn bẩy cao.
5|Page


6


- Có thể mua/bán liên tục trong ngày.
- Cơ hội tìm kiếm lợi nhuận khi thị trường giảm điểm.
1.2.

Chứng quyền có đảm bảo

- Khái niệm : Chứng quyền có đảm bảo là chứng quyền được đảm bảo bởi tổ
chức phát hành. Khi phát hành chứng quyền cho NĐT, tổ chức phát hành
sẽ có các biện pháp đảm bảo bằng cách mua chứng khốn cơ sở trên thị
trường.
 Lợi ích của việc sử dụng chứng quyền đảm bảo:
- Vốn thấp, chi phí thấp: NĐT chứng quyền chỉ cần bỏ ra một số tiền nhỏ đẻ
nhận được khả năng dinh lời tương đương khi đầu tư vào cổ phiếu.
- Giới hạn được mức lỗ: khoản lỗ tối đa được giới hạn ngay từ khi bắt đầu
mua chứng quyền.
- Tính địn bẩy cao: tính địn bẩy là đặc trưng tự nhiên của chứng quyền.
- Khơng u cầu ký quỹ: khơng có áp lực Margin khi đầu tư chứng quyền.
- Thanh khoản được đảm bảo bởi nhà tạo lập: theo quy định, tổ chức phát
hành bắt buộc phải tạo thanh khoản cho thị trường.
2. Thực trạng giao dịch của mỗi loại công cụ (2020-2021)
2.1. Thực trạng giao dịch của hợp đồng tương lai
- Hợp đồng tương lai là sản phẩm đầu tiên của thị trường CKPS ở Việt Nam.
Sự ra đời của hợp đồng tương lai là mảnh ghép rất quan trọng. Nó bổ sung
và góp phần hồn thiện cho thị trường chứng khốn Việt Nam nói chung và
cho thị trường phái sinh Việt Nam nói riêng. Cịn đối với nhà đầu tư, đây là
một công cụ kiếm lời hiệu quả cũng như quản trị rủi ro khi thị trường đi
xuống.
- Trong cả năm 2020, tổng hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đạt 39.914.205
hợp đồng, tăng 79,91% so với năm 2019. Khối lượng giao dịch bình

quân/phiên năm 2020 đạt 158.390 hợp đồng/phiên, tăng 78,49% so với năm

6|Page


7

2019, gấp 2 lần so với năm 2018 và gấp hơn 14 lần so với năm 2017. Trong
đó, phiên có khối lượng giao dịch cao nhất là ngày 29/7/2020 với 356.033
hợp đồng. Đây là con số mà Sở Giao dịch Hợp đồng tương lai Đài Loan
(TAIFEX) phải mất 13 năm, Sở Giao dịch chứng khoán phái sinh Thái Lan
(TFEX) phải mất 7,5 năm mới đạt được.
- Sự hấp dẫn chủ yếu của hợp đồng tương lai chính là tỷ lệ đòn bẩy cao dẫn
đến khả năng sinh lợi nhuận nhiều. Bên cạnh đó là tính năng đóng vị thế
ngay trong phiên. Trong bối cảnh thị trường cơ sở còn nhiều hạn chế, phái
sinh đã và đang trở thành kênh đầu tư hấp dẫn, nhờ vào phát huy lợi thế giao
dịch hai chiều để tạo thêm nhiều cơ hội. Có thể nói cách khác, dù chỉ số có
tăng hay giảm, nhà đầu tư vẫn sẽ sinh lời nếu dự báo đúng xu hướng. Mức
lợi nhuận càng lớn nếu biến động giá càng nhanh.
2.2.

Thực trạng giao dịch của chứng quyền đảm bảo

- Tính đến ngày 30 tháng 3 năm 2020, sau 9 tháng triển khai, có 8 cơng ty
chứng khốn đã tham gia phát hành CW. Tổng số mã CW các công ty này
đã phát hành là 106 mã với 303 triệu CW, trong đó 44 mã đã đáo hạn và 62
mã đang giao dịch. So với thời điểm mới đưa vào giao dịch, số lượng mã
CW đã tăng lên đáng kể. Tổng giá trị phát hành đạt 753.387 triệu đồng. SSI,
KIS Việt Nam, HSC và MBS hiện là những công ty chứng khốn có hoạt
động phát hành CW sơi động nhất. Trong đó, KIS là cơng ty có số mã CW

đang niêm yết nhiều nhất với 21 mã. Như vậy, so với lúc mới đưa vào niêm
yết, số lượng mã CW đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Bên cạnh sự tăng
trưởng về số lượng mã CW niêm yết, khối lượng phát hành CW cũng ngày
càng tăng nhưng kết quả của các đợt phát hành chưa đồng đều.
- Việc đưa CW vào giao dịch đã đánh dấu cột mốc quan trọng đối với HOSE
cũng như TTCK Việt Nam. Sự xuất hiện của CW giúp đa dạng hóa các lựa
chọn đầu tư, tăng tính thanh khoản, hỗ trợ thị trường chứng khốn phát triển
7|Page


8

ổn định và góp phần làm phong phú các sản phẩm, hàng hóa trên thị trường
chứng khốn.
Phần 3 : Đề xuất một số kiến nghị để phát triển thị trường phái sinh niêm yết
ở Việt Nam
1. Những hạn chế tồn tại
- Nhà đầu tư : Trên thị trường chứng khoán phái sinh có ba đối tượng tham
gia chính, bao gồm: nhà đầu cơ, nhà quản trị rủi ro và nhà kinh doanh
chênh lệch giá. Về bản chất, phái sinh được sử dụng để phòng ngừa rủi ro.
Mặc dù thị trường đã có sự bùng nổ về khối lượng giao dịch, nhưng thành
phần tham gia chủ yếu tại Việt Nam hiện nay vẫn là giới đầu cơ.
- Tính đa dạng của sản phẩm: Sau 3 năm, trên TTCK phái sinh có 2 sản
phẩm, trong đó chỉ có 1 sản phẩm là thanh khoản, đó là hợp đồng tương lai
chỉ số. Tuy nhiên, chỉ số cơ sở cho hợp đồng này là VN30 còn nhiều hạn
chế. Đặc biệt là biến động của chỉ số phụ thuộc vào chỉ một số rất nhỏ
những mã chứng khoán chủ chốt.
2. Đề xuất một số kiến nghị để phát triển thị trường phái sinh niêm
yết ở Việt Nam
- Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến TTCK phái

sinh. Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 158/2020/NĐ-CP về
chứng khoán phái sinh và TTCK phái sinh. Đây là những cơ sở pháp lý
quan trọng để triển khai TTCK phái sinh tại Việt Nam trong thời gian tới.
Tuy nhiên, do TTCK phái sinh là thị trường bậc cao nên việc hoàn thiện
các quy định pháp luật vẫn luôn cần được chú trọng. Bên cạnh đó, cần tiếp
tục phối hợp với các cơ quan quản lý khác và đơn vị tổ chức thị trường
phái sinh nhằm xây dựng khung pháp lý chuẩn bị cho ra mắt các sản phẩm
mới. Các văn bản pháp lý, chế tài kiểm tra, kiểm soát giao dịch chứng
8|Page


9

khoán phái sinh cũng cần được nghiên cứu bổ sung bởi khi sử dụng cơng
cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư, nhưng bản chất các công
cụ này dễ bị lợi dụng gây ra những rủi ro khó lường.
- Hai là, tranh thủ và tận dụng cơ hội từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
và tiến trình cải cách thể chế trong nước để xây dựng và phát triển TTCK
phái sinh theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Để thị trường tài chính
trong nước vận hành theo các thông lệ quốc tế tốt nhất, có khả năng liên
kết với các thị trường khu vực và quốc tế, đồng thời tăng cường thu hút
vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi thì việc xây dựng TTCK phái sinh là cần
thiết, đa dạng hóa kênh đầu tư, từ đó làm tăng tính cạnh tranh của TTCK
Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế
giới, quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính lớn hàng đầu thế giới cũng
đã được thiết lập và duy trì tốt. Bên cạnh đó, việc Việt Nam tham gia hầu
hết các Hiệp định thương mại các tổ chức tài chính đã tạo uy tín cho Việt
Nam, nhờ đó TTCK phái sinh cũng sẽ có cơ hội phát triển, thu hút ngày
càng nhiều nhà đầu tư ngoại.
- Ba là, xây dựng một TTCK đủ lớn để đáp ứng yêu cầu phát triển công cụ

phái sinh vì một yếu tố tiên quyết để đưa TTCK phái sinh thành công là
nhà đầu tư phải quen thuộc với tài sản cơ sở. Hiện nay, công tác tái cấu
trúc nền kinh tế đã chuyển sang giai đoạn thiết thực, cơng tác cổ phần hóa
cũng được Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt.
Công tác tái cấu trúc TTCK ngày càng đạt được thành quả quan trọng và
đi vào thực chất. Đặc biệt với việc Luật Chứng khốn 2019 bắt đầu có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021 sẽ có tác động tích cực trong thu hút
vốn đầu tư trong và ngoài nước. Những yếu tố nền tảng trên đang tạo cơ
hội to lớn cho sự phát triển TTCK trong thời gian tới, đưa thị trường có
bước phát triển mạnh mẽ hơn, từng bước trở thành kênh huy động vốn
trung, dài hạn chủ đạo của nền kinh tế. Việc đưa TTCK phái sinh vào vận
9|Page


10

hành trong thời gian tới sẽ giúp hỗ trợ TTCK cơ sở phát triển, có tác dụng
hỗ trợ ngược lại thị trường cổ phiếu, trái phiếu.
- Bốn là, xây dựng được hệ thống các chỉ số đáng tin cậy, phản ánh đúng
tình hình cung cầu của thị trường, để tham chiếu trong các giao dịch phái
sinh. Về lâu dài, các sản phẩm chứng khốn phái sinh khơng chỉ giúp bảo
vệ lợi nhuận của NĐT trên TTCK, mà còn giúp phòng ngừa rủi ro đối với
các sản phẩm khác, như: Hàng hóa, lãi suất như thơng lệ của các nước trên
thế giới.
- Năm là, nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm. Để khắc phục hạn chế của hợp
đồng tương lai chỉ số VN30, SGDCK HNX đã nghiên cứu bộ chỉ số
VNX200, bảo đảm cơ cấu chỉ số đủ lớn, giảm thiểu sự phụ thuộc chỉ số
vào một số mã nhất định. Đây sẽ là bộ chỉ số đủ tốt cho hợp đồng tương lai
mới, hồn tồn phù hợp với thơng lệ quốc tế. Tuy nhiên, để triển khai được
bộ chỉ số cần có hạ tầng cơng nghệ thơng tin TTCK mà SGDCK TP. Hồ

Chí Minh (HOSE) đang là chủ đầu tư hoàn thiện. Ngoài ra, SGDCK HNX
cũng đã và đang nghiên cứu cho sản phẩm mới là giao dịch hợp đồng
tương lai TPCP kỳ hạn 10 năm, với lãi suất 5%.
KẾT LUẬN :
Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam đang là một
xu thế tất yếu, góp phần ổn định tâm lý nhà đầu tư, tạo công cụ phịng
ngừa rủi ro đối với danh mục chứng khốn cơ sở và là giải pháp hữu
hiệu để giữ chân dòng vốn ở lại thị trường những khi thị trường chứng
khoán cơ sở sụt giảm mạnh. Tại Việt Nam, sau 3 năm khai trương hoạt
động (ngày 10/8/2017-10/8/2020), thị trường chứng khoán phái sinh đã
ghi nhận những con số tăng trưởng ấn tượng.

10 | P a g e


11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- TS.Nguyễn Lê Cường – ThS.Hồng Thị Bích Hà, Giáo trình Chứng khốn
phái sinh, NXB Tài Chính, Hà Nội
- Bài báo “ Giải pháp tăng cường phát triển thị trường chứng khoán phái
sinh Việt Nam”, Tạp chí cơng thương, Nguồn: Internet
- Tạp chí kinh tế & Quản trị kinh doanh số 13 (2020), “THỰC TRẠNG
PHÁT TRIỂN CHỨNG QUYỀN CÓ BẢO ĐẢM Ở VIỆT NAM VÀ
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ”, Nguồn: Internet

11 | P a g e




×