Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp kỹ thật đến sinh trưởng, phát triển hoài sơn tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN THỊ LY
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HUỞNG CỦA BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN HỒI SƠN TẠI THÁI NGUN”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Ngành:

Khoa học cây trồng

Khoa:

Nơng học

Khóa học:

2016-2020

Thái Nguyên, 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



TRẦN THỊ LY
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN HỒI SƠN TẠI THÁI NGUN”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Ngành:

Khoa học cây trồng

Lớp:

K48-TT-N01

Khoa:

Nơng học

Khóa học:

2016-2020

Giảng viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN THỊ MAI THẢO
TS. HÀ MINH TUÂN


Thái Nguyên, 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài
nghiên cứu khoa học này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để
bảo vệ cho một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều
đã được cảm ơn. Các thơng tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn này đã được
ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, Tháng 08 năm 2020
Sinh viên

Trần Thị Ly


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, em đã nhận được sự quan
tâm của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này em xin trân thành cảm ơn Ban
giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên và tập thể các thầy giáo,
cô giáo Khoa Nông học đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ em
trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Ths.NGUYỄN THỊ MAI
THẢO và thầy giáo TS.HÀ MINH TUÂN Khoa Nông học, Trường Đại học
Nơng Lâm Thái Ngun đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em vượt

qua khó khăn để hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn bạn bè và gia đình đã ln động viên giúp
đỡ giúp đỡ em về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình học tập và thời
gian thực hiện luận văn tốt nghiệp cuối khóa học.
Khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cơ giáo và các bạn sinh viên để
Khóa luận được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, Tháng 08 năm 2020
Sinh viên

Trần Thị Ly


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CD

: Chiều dài

CT

: Công thức

DK

: Đường kính


Đ/C

: Đối chứng

LSD

: Least Significant Difference
(sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa)

MĐSH

: Mật độ sâu hại

NL

: Nhắc lại

SL

: Số lá

TB

: Trung bình

TLB

: Tỷ lệ bệnh



iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ vii
Phần I. MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài .................................................................. 3
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 3
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
Phần II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.2. Nguồn gốc phân loại và giá trị dinh dưỡng của cây Hoài Sơn .................. 5
2.2.1. Nguồn gốc và phân loại........................................................................... 5
2.2.2. Phân loại thực vật .................................................................................... 6
2.2.3. Giá trị dinh dưỡng của cây Hoài Sơn ...................................................... 6
2.3. Đặc điểm thực vật học của cây Hoài Sơn .................................................. 7
2.4. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây Hoài Sơn .................................. 9
2.4.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển .................................................. 9
2.4.2. Các đặc điểm sinh lý ............................................................................. 10
2.5. Điều kiện sinh thái của cây Hoài Sơn ...................................................... 10
2.5.1. Nhiệt độ ................................................................................................. 10
2.5.2. Ánh sáng................................................................................................ 10



v

2.5.3. Đất ......................................................................................................... 10
2.5.4. Nước ...................................................................................................... 11
2.5.5. Chất dinh dưỡng .................................................................................... 11
2.6. Những Nghiên cứu liên quan về biện pháp kỹ thật trong nhân giống và
sản xuất cây Hoài Sơn trên thế giới và Việt Nam ........................................... 11
2.6.1. Nghiên cứu giống Hoài Sơn ở Việt Nam .............................................. 11
2.6.2. Nghiên cứu giống Hoài Sơn trên thế giới ............................................. 13
Phần III VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....14
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ............................................................. 14
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 14
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 14
3.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm................................................................. 15
3.5. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 18
3.6. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 20
Phần IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 21
4.1. Nghiên cứu các hình thức xử lý củ tới khả năng nhân giống Hoài Sơn .. 21
4.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón tới sinh trưởng, phát triển, năng suất
và hiệu quả kinh tế của cây Hoài Sơn ............................................................. 23
4.3. Ảnh hưởng của biện pháp cố định độ sâu củ tới năng suất và hiệu quả
kinh tế của cây Hoài Sơn................................................................................. 32
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................... 35
5.1. Kết luận .................................................................................................... 35
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 36
PHỤ LỤC 1: HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM
PHỤ LỤC 2: HOẠCH TỐN HIỆU QUẢ KINH TẾ



vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Bảng tổng hợp thời gian nảy mầm ................................................. 21
Bảng 4.2: Tỷ lệ nảy mầm, tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vườn của các hình thức xử
lý củ ............................................................................................ 21
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý củ tới đặc điểm hình thái ...... 22
Bảng 4.4: Đánh giá mức độ gây hại của sâu trên cây Hoài Sơn ..................... 23
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón tới thời gian sinh trưởng của
cây Hoài Sơn............................................................................... 23
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón tới đặc điểm hình thái cây
Hồi Sơn ..................................................................................... 24
Bảng 4.7:Động thái tăng trưởng đường kính thân cây sau trồng .................... 25
Bảng 4.8: Động thái tăng trưởng chiều cao cây sau trồng .............................. 26
Bảng 4.9:Động thái tăng trưởng số cành trên thân chính cây sau trồng ......... 27
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của phân bón tới năng suất cây Hồi Sơn ................. 28
Bảng 4.11: Hạch toán hiệu quả kinh tế giữa các cơng thức phân bón ............ 30
Bảng 4.12: Đánh giá mức độ gây hại của sâu trên cây Hoài Sơn ................... 31
Bảng 4.13: Ảnh hưởng của các biện pháp cố định độ sâu củ tới các yếu tố cấu
thành năng suất ........................................................................... 32
Bảng 4.14: Hạch toán hiệu quả kinh tế giữa các công thức cố định độ sâu củ ..... 34


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Động thái tăng trưởng đường kính thân cây sau trồng ................... 25
Hình 4.2: Động thái tăng trưởng chiều cao cây sau trồng .............................. 27

Hình 4.3: Động thái tăng trưởng số cành trên thân chính cây sau trồng ........ 28
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến năng suất. .........29
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của độ sâu củ đến năng suất. ............. 33


1

Phần I. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây Hoài Sơn (củ mài) tên khoa học là Dioscorea persimilis Prain et
Burk, thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae), là một trong những lồi thực vật thân
leo nằm trong danh mục nhóm lâm sản gỗ (Nguyễn Hồng Quân, 2006). Tại
Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc [29] đã cho biết củ Mài mọc
hoang ở khắp những vùng rừng núi nước ta phổ biến nhất ở khu vực miền Bắc
và Miền Trung cho tới Huế.
Cây củ Mài có vai trị chính là nguồn cung cấp lương thực, trong dân gian
cịn được con người nghiên cứu và biết đến với vai trò là một vị thuốc nằm trong
danh mục Dược điển Việt Nam (Đỗ Huy Bích, 2004), (Đỗ Tất Lợi, 2003).
Thành phần chính của củ mài là tinh bột, chiếm 63,0%, ngồi ra cịn có 0,5%
chất béo và 6,8% protid.
Theo phân tích của Viện Dược liệu Việt Nam (2011) [30] trong rễ củ
của cây củ mài khơ có chứa một số thành phần dinh dưỡng như: gluxit 63,25%,
protit 6,75%, lipit 0,45%, chất nhầy 2,0 – 2,8%, dioscin sapotoxin, allantoin,
dioscorin và các axit amin, mucin là một loại protein nhớt và một số chất khác
như allantion, cholin, arginin, men maltose, saponin có nhân sterol. Tác dụng
dược lý tăng đồng hóa và hướng sinh dục (Gonodotrope) (thí nghiệm trên
chuột cống đực).
Ngồi tác dụng cung cấp lương thực củ Mài còn được biết đến là vị
thuốc cây dược liệu được sử dụng làm thuốc bổ ngũ tạng, mạnh gân xương và
dùng chữa: Người có cơ thể suy nhược, bệnh đường ruột, ỉa chảy, lỵ lâu ngày,

bệnh tiêu khát, di tinh, mộng tinh và hoạt tinh, viêm tử cung (bạch đới), thận
suy, mỏi lưng, đi tiểu ln, chóng mặt, hoa mắt, ra mồ hơi trộm. Thường dùng
phối hợp với các vị thuốc khác. Chữa trẻ em gầy yếu, nhác ăn, phụ nữ có


2

mang mỏi mệt chán cơm hay người có bệnh đái đường gầy róc (Cơng dụng
chữa bệnh củ Mài) [23].
Thái Ngun là tỉnh trung du miền núi phía bắc, với khí hậu và địa hình
phù hợp cho phát triển cây trồng và cây dược liệu nói chung. Trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên có nguồn dược liệu khá phong phú và đa dạng, nhiều loại dược liệu
quý hiếm được tìm thấy tại các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn loài và sinh
cảnh. Việc nuôi trồng dược liệu cũng làm tăng hiệu quả kinh tế cho các hộ nông
dân cao hơn từ 3 - 5 lần so với trồng một số loại cây nơng nghiệp. Phát triển
dược liệu cũng góp phần bảo vệ đa dạng sinh học. Số người dùng thuốc y học cổ
truyền khá đơng đảo, bên cạnh đó nhu cầu sử dụng các vị thuốc Y học cổ truyền
trong các cơ sở khám chữa bệnh công lập trực thuộc tại Sở Y tế gồm trên 240 vị
thuốc với số lượng trung bình trong 3 năm 2015 - 2017 là trên 40.800 kg (Hội
thảo dược liệu Thái Nguyên) [25].
Cây dược liệu nói chung và cây Hồi Sơn nói riêng khơng cịn xa lạ gì
đối với người dân. Hiện nay tại Thái Nguyên cây Hoài Sơn chủ yếu được mọc
trong tự nhiên với việc khai thác trong rừng trên các vùng núi cao khiến người
dân khá vất vả. Bên cạnh đó, cây Hoài Sơn là một trong 6 vị thuốc quý được
phối trộn với các vị thuốc khác trong Đông Y. Hiện nay phải mua hàng trôi
nổi trên thị trường là hàng không rõ nguồn gốc hoặc hàng nhập giả từ Trung
Quốc. Do đó, năng suất cây Hồi Sơn thu được thấp, chất lượng cịn hạn chế
và có nguy cơ bị thối hóa giống do khơng quan tâm, chăm sóc đúng mức,
trong khi nhu cầu tiêu dùng của thị trường ngày càng cao, đặc biệt sử dụng
Hoài Sơn trong các loại thuốc chữa bệnh và phối hợp với các loại dược liệu

khác. Từ những vấn đề trên việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng
của biện pháp kỹ thật đến sinh trưởng, phát triển Hồi Sơn tại Thái
Ngun” mang tính cấp thiết nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng cây Hoài Sơn
trong và ngoài tỉnh tăng thu nhập kinh tế cho người dân.


3

1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Xác định được một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng dược liệu Hoài Sơn tại Thái Nguyên.
1.2.2. Yêu cầu
Xác định được kĩ thuật xử lý hom thích hợp trong nhân giống Hồi Sơn
bằng củ.
Xác định được ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến năng suất và
hiệu quả kinh tế của cây Hoài Sơn tại Thái Nguyên.
Xác định được ảnh hưởng của kỹ thuật cố định độ sâu củ tới năng suất
và hiệu quả kinh tế của cây Hoài Sơn.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Bổ sung cơ sở khoa học về biện pháp xử lý củ, xác định lượng phân
bón thích hợp.
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ bổ sung thêm những tài liệu khoa học về
lượng phân bón phù hợp, hình thức xử lý củ giống tại Thái Nguyên, để đạt
được năng suất cao, chất lượng tốt đồng thời phục vụ công tác chuyển giao
tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài thành công sẽ đưa được lượng phân bón hợp lý, hình thức xử lý
củ giống tốt nhất, xác định độ sâu củ Hoài Sơn được trồng tại Thái Nguyên.

Góp phần nâng cao năng suất, chất lượng củ Hoài Sơn nhằm phục vụ nhu cầu
tiêu dùng và chế biến.


4

Phần II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Việc xử lý củ giống trước khi trồng là một điều nên làm, giúp cho việc
cây nảy mầm đồng đều về chất lượng và thời gian thu hoạch. Củ mài chứa
nước và chất nhầy, đây chính là cơ sở cho việc sử dụng các vật liệu vừa có tác
dụng khử trùng vết cắt, vừa có tác dụng tạo thành lớp vỏ bao bọc vết cắt, bảo
vệ hom giống khỏi sự tấn cơng của các lồi vi sinh vật có hại từ mơi trường
bên ngồi xâm nhiễm và gây thối hỏng hom giâm.
Chiều dài củ từ 1,5 - 2m mọc thẳng sâu xuống đất nên cơng đào củ rất
khó khăn và tốn nhiều thời gian công sức, cho nên cần có biện pháp kỹ thuật
trồng để giảm bớt cơng lao động.
Bón phân cho cây là biện pháp cung cấp dinh dưỡng cho cây để cây
phát triển, vì dinh dưỡng trong đất vốn có thường khơng đủ cho cây. Bón đủ
dinh dưỡng giúp cây phát triển cân đối và khỏe mạnh, bón thừa hoặc thiếu có
thể làm cây phát triển kém hoặc quá tốt nhưng lại ảnh hưởng đến khả năng
chống chịu và năng suất của cây. Vì vậy, xác định lượng phân bón phù hợp
rất quan trọng (Phạm Đức Tuấn, 2010).
Theo đánh giá sơ bộ cho thấy, mặc dù Hồi Sơn là một vị thuốc Đơng y
q, thơng dụng. Tuy nhiên, giống cây này ngày càng hiếm, và chưa có nguồn
cung ứng ổn định tại Việt Nam do chủ yếu thu thập từ tự nhiên hoặc trồng với
quy mô nhỏ lẻ ở vườn gia đình. Do đó, hiện nay trên thị trường, sản phẩm
Hoài Sơn chủ yếu phải nhập từ Trung Quốc. Đồng thời, tình trạng đóng gói
hàng giả xảy ra khá phổ biến do lợi nhuận cao và nhu cầu thị trường lớn.
Đồng thời, tình trạng sử dụng hóa chất bảo quản thuốc cũng ảnh hưởng khơng

nhỏ tới chất lượng thuốc và gây tác dụng phụ cho người bệnh.
Các nghiên cứu liên quan đến cây củ mài trên thế giới và Việt Nam
gồm: nguồn gốc và phân loại (Simmonds và cs. 2006; Abraham và cs. 2013),


5

đa dạng sinh học (Thoa và cs. 2015; Nguyễn Anh Tuấn và cs. 2015), giá trị
dinh dưỡng và thức ăn (He và cs. 2002, Mohan và cs. 2011, Sang và cs. 2012,
Saleha và cs.2018), tác dụng chữa bệnh (Chang và cs. 2013, Thanh và cs.
2018), và ứng dụng công nghệ sinh học trong cải tiến giống (Mignouna và
cs. 2003). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu chuyên sâu về các biện pháp
nhân giống và kỹ thuật sản xuất cây Hoài Sơn.
Do vậy, đề tài nghiên cứu này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc
hồn thiện quy trình nhân giống và sản xuất, góp phần nâng cao năng suất,
chất lượng và độ bền củ, tăng hiệu quả và thu nhập cho người trồng cây tại
địa bàn nghiên cứu.
2.2. Nguồn gốc phân loại và giá trị dinh dưỡng của cây Hoài Sơn
2.2.1. Nguồn gốc và phân loại
Cây Hoài Sơn (Dioscorea persimilis Prain & Burkill) là một trong số
hàng trăm loài thuộc chi Dioscorea, họ Củ Nâu Dioscoreaceae, được ghi nhận
là một trong những cây hoang dại làm lương thực lâu đời nhất. Họ
Dioscoreaceae có thể là một nhóm cổ nhất trong thực vật hạt kín. Theo
Burkill (1960) nhiều lồi của chi Dioscorea dường như có nguồn gốc ở Đơng
Nam Á, đặc biệt hai lồi hoang dại có quan hệ gần gũi với khoai mỡ (D.alata)
ở nước ta đã được mô tả là D.hamiltonia phân bố tự nhiên từ phía bắc của bán
đảo Malaysia tới tây bắc của Ấn Độ và D.persimilis phân bố ở phía Đơng; từ
Nam Trung Quốc tới Nam Đài Loan. Hai lồi này gần giống D.alata của
Đơng Nam Á này đều có củ dài, được vùi sâu dưới đất đảm bảo an tồn trước
sự tấn cơng của những con lợn hoang dã (Nguyễn Thị Ngọc Huệ và Đinh Thế

Lộc, 2005).
Theo nhiều tài liệu đã cơng bố, cây Hồi Sơn có nguồn gốc châu Á, các
dạng hoang dại phân bố nhiều ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam (Nguyễn Thị
Ngọc Huệ và Đinh Thế Lộc, 2005).


6

Ở nước ta cây Hoài Sơn mọc hoang ở khắp các vùng rừng núi, đặc biệt
vùng rừng núi Bắc bộ và Trung bộ.Gần đây được trồng ở đồng bằng làm dược
liệu (Nguyễn Thị Ngọc Huệ và Đinh Thế Lộc, 2005).
2.2.2. Phân loại thực vật
Theo hệ thống thực vật (Võ Thị Chi, 2007) cây củ mài được phân loại
như sau:
Giới (regnum): Thực vật (Plantae)
Ngành (Phylum) : Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp (Class) : Hành (Liliospida)
Bộ (Ordo): Củ nâu (Dioscoreales)
Họ (family): Củ nâu (Dioscoreaceae)
Chi (genus) : Củ nâu (Dioscorea L.)
Loài (species): Dioscorea persimilis
Chi Dioscorea được đặt theo tên bác sĩ Hy Lạp cổ đại và nhà thực vật
học Dioscorides. Theo Ayensu ES. Và cs (1972) chi này bao gồm hơn 600
lồi, thuộc nhóm cây một lá mầm chủ yếu được trồng ở Nam Mỹ, Châu Á và
Tây Phi. Theo Jean và cs (1992) bộ Dioscoreales được xác định có niên đại
khoảng 124 triệu năm trước [15]. Hầu hết các loài thuộc chi Dioscorea đều có
nguồn gốc ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Đại Dương, xuất hiện cách
ngày nay khoảng 10.000 năm (Khoai mỡ) và du nhập sang các vùng khác
nhau trên thế giới, nhất là các quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và
cận nhiệt đới [22].

2.2.3. Giá trị dinh dưỡng của cây Hồi Sơn
Trong đơng y Hồi Sơn được coi là một vị thuốc bổ và hơi có tính chất
thu sáp, dùng trong những trường hợp ăn uống khó tiêu, viêm ruột kinh niên,
di tinh, đi đái đêm, mồ hơi trộm, đi đái đường. Dùng ngồi, trị viêm tuyến vú
gây đau đớn: củ Mài tươi, rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ sưng đau, cách dùng


7

vị hoài sơn là rất phong phú và đa dạng. Đề tài: Chế biến tinh bột củ mài hỗ
trợ điều trị bệnh nhân đái tháo đường type 2 (Hải Lan, 2001) do Trần Hữu
Dũng Trường Đại học Y Dược Huế cùng cộng sự được thực hiện từ tháng 32011 đến tháng 9-2012 nhằm nghiên cứu về các đặc tính lý hóa, cấu trúc và
thành phần của tinh bột củ mài. Theo Trần Hữu Dũng thông qua nghiên cứu
lâm sàn trên 60 người tình nguyện bị đái tháo đường type (được cho ăn các
khẩu phần bánh chế biến từ nguyên liệu tinh bột của củ mài theo một cách xác
định), bước đầu đã chúng minh được rằng, khẩu phần bánh tạo ra có thể sử
dụng để hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường một cách hiệu quả.
Công năng, chủ trị: bổ tỳ, dưỡng vị, chỉ tả, sinh tân, ích phế, bổ thận,
sáp tinh.
Chủ trị: kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, phế hư, ho suyễn, di tinh, đới hạ,
tiêu khát. Ngoài ra Hồi Sơn cịn được kết hợp với các vị thuốc khác:
- Đơn thuốc trẻ con đi đái nhiều:
Hoài Sơn, bạch phục linh tán nhỏ, trộn đều.
- Chữa mụn nhọt:
Hoài Sơn tươi giã nhỏ đắp lên chỗ mụn nhọt.
- Thuốc bổ dùng trong những bệnh về dạ dày và ruột (Cơng dụng chữa
bệnh củ Mài) [23].
Hồi Sơn được biết đến như một bài thuốc quý điều hòa âm dương,
chữa được nhiều bệnh kể trên, có thể sử dụng Hồi Sơn đã chế biến thành
dược liệu hoặc củ Mài mới đào để chế biến thành món ăn hàng ngày cũng

đem lại nhiều tác dụng.
2.3. Đặc điểm thực vật học của cây Hoài Sơn
Cây củ Mài thuộc loại cây thân thảo, leo quấn trên các giá thể khác nhau
trong tự nhiên, cây sống nhiều năm, dài 5-10 m, cây có củ mọc sâu trong lòng


8

đất từ 1,5 – 2 m. Cây thường mọc rải rác ven rừng, rừng tre nứa, khe núi đá, trên
đất đồi, những địa điểm ẩm quanh năm, đất xốp và giàu chất dinh dưỡng.
Cây củ mài (Dioscorea persimilis) thường có một củ chính to được
hình thành từ rễ chính, củ dài hình chiếc dùi cui, mọc sâu vào trong đất độ sâu
có thể từ 1-2 m. Trên rễ củ có rất nhiều rễ dinh dưỡng mọc dài có tác dụng
hấp thụ nước và ion khoáng trong đất. Cây trồng một năm đã cho củ với năng
suất trung bình đạt từ 1-1,2 kg/gốc (Phạm Quang Trung).
Cây củ mài dạng thân leo dài trên 10 m, đường kính thân trung bình từ
0,2-0,5 cm thân quấn vào các giá thể khác theo chiều dài từ trái qua phải.
Thân cây nhẵn, khơng có lơng, màu nâu đỏ và có góc cạnh, trên thân khơng
có tua. Chồi bên hình thành từ các nách lá hình thành lên các cành cấp 1
nhưng số lượng cành ít tập chung chủ yếu ở giữa thân. Thân cây chia đốt mỗi
đốt thân dài khoảng 15-20 cm toàn thân cây có từ 50-100 đốt tùy mức độ sinh
trưởng và phát triển của cây. Trên mỗi đốt thân có 4 lá. Do đặc điểm cấu tạo
thân cây nhỏ, mềm dẻo nên cây củ Mài không tự đứng trong không gian mà
phải leo lên các giá thể khác để lấy ánh sáng mặt khác khi leo lên các giá thể
khác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát tán của hạt trong không gian
(Phạm Quang Trung).
Lá cây củ Mài là lá đơn, lá có dạng bản nhỏ, mọc so le hay mọc đối, hình
tim đơi khi hình mũi tên, trên lá khơng lơng, số lượng gân lá nhiều, gân lá có
hình chân vịt, dài khoảng 10-12 cm, rộng 6-8 cm, nhẵn, chóp lá nhọn (Y học cổ
truyền, 1997).

Hoa nhỏ, đều, mọc thành bơng, trục bơng khúc khuỷu, hoa đơn tính.
Hoa đực và hoa cái khác gốc, thích nghi với lối thụ phấn nhờ gió. Hoa đực có
6 nhị. Hoa cái mọc thành cụm dạng bông cong dài tới 20 cm. Cây ra hoa vào
khoảng tháng 10 đến tháng 11 dương lịch hàng năm trước khi bước vào thời


9

kỳ tích lũy tinh bột. Cụm hoa đực dài khoảng 40 cm, mang từ 20-40 hoa nhỏ,
màu vàng (Phạm Quang Trung).
Quả nang, quả có 3 cạnh rộng 2-3 cm, mang 6 hạt. Khi cịn non quả có
màu xanh, đên cuối tháng 12 quả chuyển sang màu vàng xanh. Đối với cây trồng
1 năm sẽ ra hoa và quả, quả được hình thành vào tháng 11 dương lịch hằng năm
trước khi cây chuẩn bị bước vào thời kỳ ngủ nghỉ (Phạm Quang Trung).
2.4. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây Hồi Sơn
2.4.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển
Vịng đời của cây Hoài Sơn gồm 3 giai đoạn.Các giai đoạn sinh trưởng,
phát triển này chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố ngoại cảnh và có mối
liên quan chặt chẽ tới các yếu tố tạo thành năng suất củ (Nguyễn Thị Ngọc
Huệ và Đinh Thế Lộc, 2005).
Giai đoạn 1: Là giai đoạn phát triển bộ rễ và chiều dài thân. Do bộ lá
lúc này chưa phát triển nhanh, quá trình quang hợp chưa mạnh nên thức ăn
của cây chủ yếu vẫn từ củ giống hoặc từ hạt. Điều kiện nhiệt độ cao, độ ẩm
đầy đủ, đất tơi xốp, chất lượng củ giống tốt là những yếu tố đảm bảo cho quá
trình phát triển mầm và rễ thuận lợi, tỷ lệ cây sống và độ đồng đều cao.
Giai đoạn 2: Giai đoạn này được đặc trưng bởi sự phát triển của bộ lá.
Sự lớn lên và phát triển diện tích lá kéo dài khoảng 7 -10 tuần.Vào tuần thứ
10 -12 của cây tán lá đã phát triển hoàn chỉnh. Vào tuần thứ 15 sự tăng diện
tích lá dừng lại. Trong giai đoạn này sự phát triển của rễ vẫn tiếp tục cho đến
tuần thứ 12 thì sự tăng trưởng về chiều dài của rễ bắt đầu dừng lại. Đồng thời,

lúc này sự hình thành các lá mới cũng giảm mạnh kèm theo sự già đi của các
lá già gần gốc. Trong giai đoạn 2 diện tích lá tăng mạnh đánh dấu sự phát
triển của cây từ giai đoạn phụ thuộc vào củ giống chuyển sang giai đoạn tự
tổng hợp chất hydrat cacbon. Củ cũng bắt đầu phát triển nhanh từ tuần thứ 13.


10

Giai đoạn 3: Được đặc trưng bởi sự phát triển của khối lượng của rễ củ.
Tán lá hoàn chỉnh lúc này hoạt động như một nhà máy quang hợp để sản xuất
thức ăn đem lưu trữ trong củ. Sự phát triển của khối lượng củ sẽ còn tiếp tục
cho đến khi kết thúc vụ thu hoạch.
2.4.2. Các đặc điểm sinh lý
Cây Hồi Sơn có khả năng sinh ra củ khí sinh tại các nách lá khi cây đã
trưởng thành (củ đã phát triển). Q trình sinh ra củ khí sinh sẽ tiếp tục cho đến
hết vụ trồng. Các củ khí sinh của Hồi Sơn có khả năng nảy mầm khi rơi xuống
đất sau khi hết thời gian ngủ nghỉ của củ khí sinh trong khoảng 3 tháng.
Cây Hồi Sơn là dạng hoang dại được thuần hóa thành cây trồng nên
chúng có khả năng thích ứng cao với điều kiện sinh thái của Việt Nam. Có thể
trồng thậm chí trên đất sỏi đá (Nguyễn Thị Ngọc Huệ và Đinh Thế Lộc, 2005).
2.5. Điều kiện sinh thái của cây Hoài Sơn
2.5.1. Nhiệt độ
Hồi Sơn là cây có củ vùng nhiệt đới ẩm nên ưa nhiệt độ cao, trong
khoảng 25-30oC. Ngưng sinh trưởng nhiệt độ thấp hơn 20oC. Trong điều kiện
ấm áp cây sinh trưởng mạnh, có tốc độ đồng hố cao và đẩy mạnh quá tình
phát triển thân củ (Nguyễn Thị Ngọc Huệ và Đinh Thế Lộc, 2005).
2.5.2. Ánh sáng
Hoài Sơn là cây không khắt khe về ánh sáng, tuy nhiên cây cần nhiều
ánh sáng để sinh trưởng thân lá và phát triển củ. Ngày dài có ảnh hưởng
khơng tốt đến việc hình thành củ. Điều kiện ngày ngắn và cường độ ánh sáng

mạnh thúc đẩy hình thành phát triển củ, trong khi đó ngày dài lại thúc đẩy sự
phát triển thân, lá (Nguyễn Thị Ngọc Huệ và Đinh Thế Lộc, 2005).
2.5.3. Đất
Hồi sơn là cây trồng dễ tính có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau,
nhưng phát triển tốt nhất và cho năng suất cao trên đất tương đối nhẹ, tơi xốp,


11

tầng đất canh tác sâu, đủ dinh dưỡng, độ pH trung tính. Mặt khác Hồi sơn là
cây chịu úng kém, do vậy đất trồng phải là nơi dễ thoát nước. Đất đọng nước
làm cho bộ rễ hơ hấp kém có thể dẫn đến thối củ (Nguyễn Thị Ngọc Huệ và
Đinh Thế Lộc, 2005).
2.5.4. Nước
Hoài Sơn là cây chịu hạn, tuy nhiên độ ẩm vừa phải trong suốt quá
trình sinh trưởng phát triển sẽ cho cây phát triển tốt và năng suất củ cao.
Lượng mưa tối ưu cho Hoài Sơn là 1400- 1600mm mỗi năm. Cả vụ trồng
Hoài Sơn yêu cầu ẩm độ đất khoảng 70 - 80%. Nhưng mỗi giai đoạn sinh
trưởng cây cần ẩm độ đất không giống nhau. Thời kỳ đầu sinh trưởng yêu cầu
nước của cây thấp, thời kỳ phát triển thân lá cây cần nhiều nước phục vụ cho
q trình tạo thành và tích lũy chất khơ trong thân lá. Thời kỳ phình to của củ
nhu cầu nước của cây giảm xuống. Yêu cầu về nước trong thời kỳ này chủ
yếu phục vụ cho quá trình vận chuyển chất đồng hóa từ thân, lá về củ. Vì vậy
tùy theo giống, nơi trồng, mùa vụ trồng và giai đoạn sinh trưởng của cây mà
quyết định chế độ tưới nước cho phù hợp đạt năng suất cao (Nguyễn Thị
Ngọc Huệ và Đinh Thế Lộc, 2005).
2.5.5. Chất dinh dưỡng
Yêu cầu đất tốt, đầy đủ NPK và các nguyên tố vi lượng cấu thành nên năng
suất. Nơi cằn cỗi cần bón nhiều phân hữu cơ phù hợp rễ ăn sâu. Là loài cây ưa
mùn và phản ứng tốt với phân chuồng đã phân giải. Phân bón có liên quan rất chặt

chẽ cấu thành năng suất củ (Nguyễn Thị Ngọc Huệ và Đinh Thế Lộc, 2005).
2.6. Những Nghiên cứu liên quan về biện pháp kỹ thật trong nhân giống
và sản xuất cây Hoài Sơn trên thế giới và Việt Nam
2.6.1. Nghiên cứu giống Hoài Sơn ở Việt Nam
Nhân giống bằng hom có hệ số nhân giống lớn, giữ được đặc tính tốt của
cây mẹ và tương đối rẻ tiền nên được sử dụng rộng rãi trong nhân giống cây


12

trồng, cây cành và cây ăn quả. Rễ bất định là rễ sinh ra ở bất kỳ bộ phận nào của
cây ngồi hệ rễ của nó. Có hai loại rễ bất định là rễ tiềm ẩn và rễ mới sinh. Rễ
tiềm ẩn là rễ có nguồn gốc tự nhiên trong thân, cành nhưng chỉ phát triển khi
đoạn thân hoặc cành đó tách rời khỏi cây, cịn rễ mới sinh được hình thành khi
cắt hom và là hậu quả của phản ứng với vết cắt (Phạm Đức Tuấn, 2010).
Trong dự án hợp tác kỹ thật của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
(JICA) tại Việt Nam giáo sư Michio Onjo của Trường Đại học Kagoshima của
Nhật Bản sẽ đến làm việc với nhóm nghiên cứu Củ mài “Nghiên cứu các giải
pháp kỹ thuật và kinh tế nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh
tế cây củ mài tại khu vực đèo Pha Đin” tại Trường Đại học Tây Bắc [26].
Đỗ Thị Lan Hương (2004) đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm hình thái
và cấu tạo giải phẫu thích nghi của một số cây trong ba họ bầu bí, củ nâu,
khoai lang. Trong nghiên cứu này đã đề cập đến hình thái giải phẫu của thân,
lá, rễ và củ cây Hoài Sơn và một số loại cây thuộc họ Củ nâu (củ từ năm lá,
củ từ lông).
Nghiên cứu ứng dụng củ mài trong y học: Các cơng trình nghiên cứu
cơ bản về lồi cây củ mài cịn rất ít, chủ yếu là những nghiên cứu về công
dụng làm thuốc từ củ mài (Viện Dược liệu, hay các danh y như Đỗ Tất Lợi....)
hoặc chỉ lồng ghép mô tả trong các chương trình về lâm sản ngồi gỗ và các
dự án nghiên cứu về gây trồng, phát triển đã và đang diễn ra như Công ty cổ

phần Traphaco đã được nhận tài trợ của Ngân hàng thế giới với đề án
(Traphaco, 2011).
Đề tài ― Chế biến tinh bột củ mài hỗ trợ điều trị bệnh nhân đái tháo
đường týp 2 (Hải Lan, 2011) do Trần Hữu Dũng Trường Đại học Y Dược
Huế cùng cộng sự được thực hiện từ tháng 3 - 2011 đến tháng 9 - 2012 nhằm
nghiên cứu về các đặc tính lý hóa, cấu trúc và thành phần của tinh bột củ mài.
Theo Trần Hữu Dũng thơng qua nghiên cứu lâm sàng trên 60 người tình
nguyện bị đái tháo đường type 2 (được cho ăn các khẩu phần bánh chế biến từ


13

nguyên liệu tinh bột củ mài theo một cách xác định), bước đầu đã chứng minh
được rằng, khẩu phần bánh tạo ra có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh đái
tháo đường một cách hiệu quả.
2.6.2. Nghiên cứu giống Hoài Sơn trên thế giới
Theo tài liệu Trung Quốc, trong thành phần cây củ mài có hàm lượng
chất dinh dưỡng gồm: chất bột 16%, chất nhầy, cholin, 16 axit amin, các men
oxy hố, vitamin C. Trong chất nhầy có axit phytic.Trong củ có nhiều loại
nguyên tố vi lượng và số lượng tuỳ theo địa điểm cây mọc khác nhau. Ngồi
ra, cịn có d - abscicin và dopamin (Y học cổ truyền, 1997).
Trong cuốn Từ điển bách khoa về phương thuốc cổ truyền Trung Quốc,
(1997) (bản dịch) đã nêu vai trò của rất nhiều các loại mộc thảo trong lĩnh vực
y học dân gian cũng như y học hiện đại. Cây Hoài sơn được biết đến với các
phương thuốc chữa các bệnh về đường tiêu hóa hoặc kết hợp với các vị thuốc
thảo mộc khác chữa được dùng để chữa bệnh.
Người dân Nhật Bản sử dụng củ mài để làm thực phẩm ăn tươi phục vụ
cho Nhật Bản: Một số trường đại học ở Nhật đã nghiên cứu và phân loại các cây
trong họ Củ Nâu. Các sản phẩm đó cũng đã được đưa vào sử dụng trong cuộc
sống. Nghiên cứu về thời gian ngủ nghỉ và tác động của các hóa chất sinh trưởng.

Ảnh hưởng của điều kiện dinh dưỡng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây củ
mài (Onjo., 2003) đời sống ẩm thực như lấy chất nhầy, trộn thêm các thức ăn
khác: tương, trứng sống, cơm… Ngồi ra củ mài cịn được chế biến làm sạch
đóng gói và bảo quản lạnh thành các sản phẩm để bán trong các siêu thị, nhà hàng.
Từ những nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy những
nghiên cứu mới chỉ tập trung chủ yếu vào nghiên cứu tác dụng của cây củ mài
vào lĩnh vực y học, chứ chưa đi sâu vào những nghiên cứu cơ bản về lồi cây
này, nghiên cứu mới chỉ mang tính mơ phỏng về hình thái. Hiện nay ở Việt
Nam có rất ít các cơng trình nghiên cứu chun sâu về hình thức xử lý củ
cũng như kỹ thuật làm đất (kỹ thuật trồng).


14

Phần III
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: giống Hoài Sơn được nhập từ Lào Cai.
Vật liệu nghiên cứu:
 Phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm: Thành phần: Hữu cơ = 15%, độ ẩm =
30%, VSV Cố định đạm: 1 x 106 CFU/g, VSV Phân giải lân: 1 x 106 CFU/g,
VSV phân giải xenlulozo: 1 x 106 CFU/g (Sản phẩm do cơng ty cổ phần tập
đồn Quế Lâm).
 Phân chuồng hoai mục: đã được ủ trước 03 tháng.
 DANA 11: Thành phần: P2O5:5%, Mo:50ppm, NAA: dạng vết (Sản
phẩm do công ty TNHH nông dược Đại Nam).
 N3M: Thành phần: N: 11%, P2O5:3%, K2O5: 2.5%, B: 0.02%, (Cu,
Zn, Mn, Fe: mỗi loại 0.2%). (Sản phẩm do công ty TNHH. MTV. Sinh hóa
nơng Phú Lâm).
 Vơi bột, tro.

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
Thời gian nghiên cứu: 3/2019 - 3/2020.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài gồm các nội dung nghiên cứu sau:
- Thí nghiệm 1: Nghiên cứu các hình thức xử lý củ tới khả năng nhân
giống Hồi Sơn.
- Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón tới sinh trưởng,
phát triển, năng suất và hiệu quả kinh tế của cây Hồi Sơn.
- Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của biện pháp cố định độ sâu củ tới năng
suất và hiệu quả kinh tế Hoài Sơn.


15

3.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu các hình thức xử lý củ tới khả năng nhân
giống Hồi Sơn.
- Phương pháp bố trí thí nghiệm: Mỗi thí nghiệm gồm 4 cơng thức
được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc
lại 10 hom củ, tổng số hom củ 30 hom/cơng thức.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

Dải bảo vệ
NL I

CT1

CT2


CT3

CT4

NL II

CT3

CT1

CT4

CT2

NL III

CT2

CT4

CT1

CT3

Dải bảo vệ
- Cơng thức thí nghiệm:
CT1: Khơng xử lý củ (đối chứng)
CT2: Xử lý vôi + tro (tỷ lệ 70:30);
CT3: Dana 11.
CT4: N3M.

Các đoạn hom củ có chiều dài 5cm. Đã được xử lý bằng các cơng thức
thí nghiệm nêu trên.
* Nền phân bón: 5 tấn phân hữu cơ vi sinh/ha. Bón lót 100%.
- Tưới nước cho cả vườn 1-2 lần/ngày tùy vào điều kiện thời tiết.


16

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón tới sinh trưởng, phát
triển, năng suất và hiệu quả kinh tế của cây Hồi Sơn.
- Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 5 cơng thức, bố trí theo
khối ngẫu nhiên hồn chỉnh. Mỗi cơng thức trồng 30 cây, gồm 3 lần nhắc lại.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Dải bảo vệ
NL I

CT1

CT3

CT2

CT5

CT4

NL II

CT3


CT4

CT5

CT2

CT1

NL III

CT2

CT1

CT4

CT3

CT5

Dải bảo vệ
Các cơng thức thí nghiệm gồm:
CT1: Khơng bón (đối chứng).
CT2: Bón 0,2kg phân chuồng hoai mục/hốc (tương đương 10 tấn/ha).
CT3: Bón 0,3kg phân chuồng hoai mục/hốc (tương đương 15 tấn/ha).
CT4: Bón 0,5kg phân chuồng hoai mục/hốc (tương đương 25 tấn/ha).
CT5: Bón 0,6kg phân chuồng hoai mục/hốc (tương đương 30 tấn/ha).
- Mật độ khoảng cách trồng: 80 cm x 25 cm (50.000 cây/ha)
- Phân bón: 1,3 tấn NPK 13:13:13 Đầu Trâu/ha
- Phương pháp bón:

+ Bón lót 100% phân chuồng (phân hữu cơ vi sinh)
+ Bón thúc: Lần 1 sau trồng 3 tháng: bón 1/2 lượng NPK
Lần 2 sau trồng 6 tháng: bón nốt lượng NPK cịn lại.
Quy trình bón phân áp dụng có điều chỉnh từ Nguyễn Thị Bích Huệ và
Đinh Thế Lộc (2005).
- Tưới nước cho cả vườn 1-2 lần/ngày tùy vào điều kiện thời tiết.


×