Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ứng dụng một số bài tập thể chất nâng cao thể lực cho sinh viên trong đội tuyển bóng chuyền trường Đại học Thủ Dầu Một

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.93 KB, 5 trang )

ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP THỂ CHẤT NÂNG CAO THỂ LỰC CHO
SINH VIÊN TRONG ĐỘI TUYỂN BÓNG CHUYỀN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
ThS. Phan Thành Biên Hùng - ThS. Nguyễn Hữu Phong
Tóm tắt: Hiện nay giáo dục đư c coi là quốc s c àn đầu tron đó t ể dục
cũn đư c coi là một môn học quan trọng trong công tác giáo dục con n ười phát
triển nhân cách một cách toàn diện. Cùng với sự phát triển của xã hội bộ mơn thể dục
cũn có n ều t ay đổi trong phân phố c ươn trìn
ng dạy đã có t êm nội dung
thể thao tự chọn nh m phát triển thể chất toàn diện cho học sinh, sinh viên. Thể thao
tự chọn là một nội dung học đư c học sinh yêu thích và say mê tập luyện. Trong số
các môn thể t ao n ư (bón đ , Bóng chuyền, Cầu lơn , …) t ì mơn Bón c uyền là
mơn thể t ao đư c nhiều sinh viên u thích và ln dành thứ hạn cao tron t đấu.
Từ khóa: nâng cao thể lực, Bóng chuyền, bài tập thể lực bóng chuyền…
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tinh thần thể dục thể thao ngày càng được đẩy mạnh tại các trường học. Rèn
luyện thể dục giúp mọi người có thể giải tỏa được những căng thắng và áp lực trong
cuộc sống, có tạo được hứng thú học tập hơn. Những lợi ích của việc rèn luyện bóng
chuyền thường xuyên nhằm giúp tăng cường được sức khỏe tốt. Bên cạnh đó, tập bóng
chuyền cịn giúp các bạn sở hữu được một thân hình cân đối, bởi khi đánh bóng
chuyền tồn thân sẽ được vận động liên tục với tốc độ khá lớn, rèn luyện được khả
năng nhanh tay và tinh mắt hơn. Bởi trong quá trình luyện tập bóng chuyền các bạn
cần phải phải quan sát bóng và xác định đường bóng để xử lý bóng tốt hơn. Những kỹ
năng trên cũng giúp các bạn có được một đầu óc minh mẫn và nhạy bén hơn rất nhiều,
khả năng phán đốn được tình hình khá linh hoạt. Do vậy dù trong điều kiện cơ sở vật
chất cho môn Bóng chuyền tại Trường cịn nhiều hạn chế nhưng đội tuyển Bóng
chuyền ln cố gắng dành những thứ hạn cao nhất có thể.
Bóng chuyền cũng như các mơn thể thao khác khi luyện tập giúp củng cố và
nâng cao sức khoẻ, giáo dục cho con người những phẩm chất quý giá như tính tập thể
tinh thần đồn kết, lịng dũng cảm và những phẩm chất ý chí vững vàng tạo cho người
tập có đủ năng lực trong cuộc sống và sự nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ


quốc. Bóng chuyền cịn là mơn thể thao có tính hấp dẫn cao dễ luyện tập thích hợp với
mọi lứa tuổi có tác dụng hồi phục sức khoẻ giúp tinh thần thoải mái để học tập và lao
động đạt hiệu quả tốt. Phong trào luyện tập bóng chuyền trong học sinh trường rất phát
triển. Trong điều kiện 2 năm trở lại đây, sân Bóng chuyền của trường khơng cịn. Đội
tuyển bóng chuyền của trường phải mượn sân bên ngoài để tập luyện. Vượt qua các
khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất. Đội tuyển luôn là đối thủ “nặng ký” trong nhiều
năm trở lại đây, đội tuyển luôn dành thứ hạn cao trong thi đấu trên địa bàn Tỉnh Bình
Dương. Đó là nổ lực khơng ngừng nghỉ của những giảng viên và sinh viên của trường.
Bằng những kinh nghiệm chuyên môn, kỹ thuật, chuyến thuật của ban huấn luyện và
những bài tập thể lực để khắc phục điểm yếu về sức bền trong thi đấu cũng như bài tập
về sức mạnh bột phát trong chuyên môn. Tác giả muốn trao đổi những kinh nghiệm
trong việc tập luyện cho sinh viên trong mơn Bóng chuyền thơng qua chun đề:
“Nâng cao thể lực cho sinh viên trong đội tuyển bóng chuyền trường Đại học Thủ Dầu
Một”
2. NỘI DUNG:
2.1 Cơ sở lý luận
77


Huấn luyện thể lực là một trong những nội dung quan trọng của q trình giảng dạy và
huấn luyện bóng chuyền, nhằm phát triển cơ thể toàn diện, hoàn thiện các tố chất và
năng lực vận động của người tập để trên cơ sở đó tạo nền tảng vững chắc cho hoạt
động thi đấu. Huấn luyện thể lực gốm có:
Huấn luyện thể lực chung
Huấn luyện thể lực chuyên môn.
Đặc điểm thi đấu bóng chuyền và tập luyện bóng chuyền là người chơi bóng
chuyền ln hoạt động ở cường độ cao, lượng vận động không ngừng gia tăng. Di
chuyển với tốc độ cao trong phạm vi diện tích sân của mình bằng bước chạy, nhảy,ngã
… cùng với đó là việc kết hợp các động tác đánh bóng, nhanh, mạnh để thực hiện
được ý đồ chiến thuật,v.v… Vì vậy các yếu tố thể lực trong bóng chuyền cần có đó là:

+ Sức mạnh
+ Sức nhanh
+ Sức bền
+ Sự khéo léo, mềm dẻo
Sức mạnh là khả năng của con người vượt qua những cản trở chống đối bên
ngoài bằng sự cố gắng của cơ bắp. Sức mạnh trong bóng chuyền được thể hiện ở động
tác đánh bóng như: phát bóng, đập bóng, nhảy chắn và nhảy đập bóng, trong di
chuyển, lăn, ngã… Muốn phát triển sức mạnh cần sử dụng các bài tập có sức cản khác
nhau, khắc phục trọng lượng cơ thể (ngồi xuống đứng lên, co tay xà đơn, chống
đẩy…) với đồng đội, các bài tập đặc trưng cho bóng chuyền có sử dụng trọng lượng
phụ.
Sức nhanh là khả năng thực hiện động tác trong một thời gian ngắn nhất. Sức
nhanh thể hiện đặc trưng nhất trong bóng chuyền là khi đập bóng, đỡ phát, đỡ dập
bóng, yểm hộ, di chuyển để chắn bóng. Trong chừng mực nào đó, sức nhanh phụ
thuộc vào sức mạnh của cơ và chính vì vậy mà các tố chất vận động này cần được
huấn luyện song song với nhau. Muốn tăng sức nhanh, điều quan trọng là phải biết thả
lỏng cơ thể bằng cách khi thực hiện động tác phải nỗ lực tối đa và khơng có sự căng
thẳng thừa. Muốn hồn thiện tố chất nhanh cần lựa chọn các bài tập mang tính tốc độ
của các môn thể thao khác nhau trong giảng dạy và huấn luyện.
Sức bền là khả năng của cơ thể chống lại sự mệt mỏi trong một hoạt động nào
đó. Sức bền của cầu thủ bóng chuyền là khả năng hoạt động tích cực, có hiệu quả
trong thời gian thi đấu kéo dài. Bóng chuyền là mơn thể thao mang tính đối kháng
quyết liệt, vì vậy đấu thủ ln có sự biến đổi về cường độ vận động trong thời gian dài,
phải phản ứng nhanh và không ngừng trong những tình huốn ln ln thay đổi địi
hỏi các cầu thủ phải có sức bền cao
Khéo léo là khả năng thực hiện những hoạt động phức tạp một cách chính xác
trong thời gian ngắn. Trong huấn luyện bóng chuyền, tố chất này biểu hiện ở việc xử
lý nhanh, chính xác phù hợp với tình huống bất ngờ. Trong huấn luyện yếu tố thể lực
này cần chuyển dần dần từ các bài tập đơn giản đến phức tạp. Phát triển sự khéo léo
đòi hỏi người tập phải tập trung cao độ để thực hiện động tác chuẩn xác và nhanh.

Mềm dẻo của cầu thủ bóng chuyền thể hiện ở khi thực hiện tất cả các kỹ thuật
động tác. Do vậy sự linh hoạt của khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp vai, khớp cùng chậu
cũng như khớp chậu đùi, khớp cổ chân có ý nghĩa quan trọng để nâng cao hiệu quả
trong luyện tập và thi đấu.
Quá trình quyết định nhiệm vụ kỹ-chiến thuật liên quan chặt chẽ tới tốc độ và hoạt
động tư duy. Hoạt động và tư duy của vận động viên bao gồm:
Phân tích và đánh giá tình huống.
78


+ Xác định tình huống trận đấu.
+ Dự định phương án giải quyết.
+ Tơi ưu hóa.
+ Thơng qua sự chỉ đạo thần kinh để quyết định.
+ Kiểm tra thực hiện các hoạt động của đồng đội và thống nhât giải quyết liên quan
đến các mặt khác nhau của hoạt động thi đấu.
2.2 Thực trạng củ
i tuyển Bóng chuyền củ Trƣờng
Trong chương trình giảng dạy mơn bóng chuyền ở trường THPT từ lớp 10 đến
lớp 12 các em chỉ được học các kỹ thuật của mơn bóng chuyền chứ các em khơng
được trang bị thể lực hoặc chỉ có rất ít bài tập thể lực. Lên đến Đại học các bạn lại tiếp
tục hoàn thiện các kỹ thuật cơ bản. Các bạn được chọn vào đội tuyển là những bạn có
năng khiếu và đam mê đối với môn thể thao này. Tuy nhiên, do điều kiện cơ sở vật
chất, thời gian tập luyện mang tính thời vụ. Nên thể lục các bạn trong đội tuyển nhìn
chung cịn hạn chế. Là điểm yếu dể bị đối thủ khai thác khi thi đấu.
Sinh viên chỉ biết được kỹ thuật cơ bản chứ khi áp dụng kỷ thuật đó vào thi đấu
thì khơng thực hiện được vì thiếu thể lực, di chuyển chậm, lực tay, cổ tay không đủ để
thực hiện các kỹ thuật.
Nếu không củng cố thể lực chuyên môn cho các em nội dung học lặp lại nhiều
lần thể lực chuyên môn của người học yếu dẫn đến người học bị sớm mệt mỏi nhàm

chán thiếu hứng thú tập luyện.
Với phong trào bóng chuyền rộng khắp như bây giờ việc tiếp thu một vài kỹ
thuật động tác kỹ thuật di chuyển đối với các em là khơng khó. Để các em phát triển
thêm về thể lực, cũng như có điều kiện để phát triển kỹ thuật động tác, kỹ thuật di
chuyển từ kỹ năng đến kỹ xảo thì yêu cầu người giảng viên phải nghiên cứu, tìm tịi,
đầu tư vào giờ dạy một cách công phu và đưa các bài tập mới cho các em tập luyện,
tránh tập đi tập lại một vài động tác gây nhàm chán cho các em và gây mất hứng thú
về học mơn bóng chuyền của các em. Khi đó giờ dạy của giảng viên mới có chất lượng
cao, sinh viên tích cực tự giác hơn trong học tập cũng như trong tập luyện. Từ đó
chúng ta thực hiện được mục đích cơ bản là giáo dục sức khoẻ, phát triển thể lực
chuyên môn là nền tảng cho phát triển môn thể thao được nhiều người ưa thích có
thành tích cao hơn.
2.3 Các giải pháp huấn luyện thể lực
Trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ huấn luyện viên, giảng viên cần phải
nắm được nguyên tắc hệ thống trong cơ sơ lựa chọn bài tập và mối liên hệ tương hỗ
giữa chúng khi tiến hành soạn thảo và đề ra các bài tập với mục đích tạo ảnh hưởng
đên sự phát triển các tố chất và khả năng cần thiết của bài tập.
Nguyên tắc hình thành kỹ xảo động tác, tính đặc thù của bóng chuyền và tính
logic của chu kỳ hóa q trình giảng dạy, huấn luyện là tồn bộ cơng việc đã được xây
dựng theo một trình tự nhất định. Giáo dục những tố chất và năng lực chuyên môn
(phương tiện chuẩn bị thể lực chun mơn):
Theo phương pháp thực hiện các bài tập đó có thể chia làm hai dạng: Bài tập
khơng có dụng cụ và bài tập với dụng cụ (bóng đặc, bóng nhồi, bóng đá, bóng rổ).
Hình thức tiếp sức có ý nghĩa quan trọng, bởi vì luyện tập cho VĐV di chuyển
nhanh trong sự phối hợp sức nhanh phản ứng. Định hướng và một số tố chất quan
trọng khác đảm bảo sự di chuyển kịp thời đến vị trí và đạt được hiệu qủa (đón đỡ bóng
chính xác, chuẩn về kỹ thuật và đúng thời điểm).
Phát triển tố chất nhanh, mạnh, sức mạnh tốc độ là vấn đề quan trọng trong huấn
luyện thể lực chun mơn cho VĐV bóng chuyền. Sức nhanh là tố chất tổng hợp bao
79



gồm: Sức nhanh, phản xạ, phản ứng tốc độ của động tác, động tác độc lập, tần số động
tác với đặc thù chức năng của cầu thủ đón đỡ bóng cần giải quyết hai nhiệm vụ chủ
yếu sau:[3]
Sử dụng các bài tập địi hỏi phải thực hiện bằng những tín hiệu. Điều đó liên
quan đến sự thực hiện các động tác mơ phỏng khơng có dụng cụ.
Chọn các bài tập sao cho khi hoạt động thực hiện ở tốc độ tới hạn và gần tới hạn
(phụ thuộc vào đối tượng luyện tập). Các bài tập như: Chạy tốc độ ở các tư thế khác
nhau. Thay đổi đột ngột hướng di chuyển kết hợp thực hiện động tác là rất cần thiết.
Trong bóng chuyền tốc độ co cơ có ý nghĩa đặc biệt. Hiệu suất thực hiện các
động tác kỹ thuật phụ thuộc vào tốc độ co cơ (bật cao tại chỗ, di chuyển đón đỡ bóng
nhanh, đúng thời điểm). Cần áp dụng tổ hợp các bài tập hướng tới sự phát triển sức
mạnh của cơ và tốc độ căng cơ.
Các bài tập với vật nặng, các bài tập phát triển tĩnh lực, động lực, các bài tập
chuyên môn liên quan tới các động tác kỹ thuật chủ yếu. Bởi vì: Tốc độ (sức nhanh) là
một tố chất có tính tổng hợp cho nên các bài tập tiếp sức có ý nghĩa lớn trong việc
huấn luyện bóng chuyền.
Các bài tập nhằm phát triển năng lực thể chất cho VĐV tập chuyền bóng có thể
chia làm các nhóm sau: Các bài tập phát triển tốc độ di chuyển và các bài tập phát triển
tốc độ đánh trả hoặc những đường phát động tấn cơng.
Phát triển thể lực tồn diện, đặc biệt là thể lực chuyên môn. Do vậy bài tập lựa
chọn phải được hệ thống hóa nhằm mục đích hồn thiện kỹ thuật và phát triển thể lực
chuyên môn tối ưu cho học sinh.
2.4 Các bài tập thể lự ƣợc lựa chọn:
Bài tập phát triển sức nhanh
Chạy biến tốc từ chậm đến nhanh (giây)
Chạy theo tín hiệu, bật cao mơ phỏng động tác đập bóng (lần/phút)
Chạy tiến - lùi theo tín hiệu
Nhảy dây tốc độ hai chân (lần/phút)

Bật một chân, hai chân tốc độ trên bục có độ cao hợp lý (lần/phút)
Chạy 9-3-6-3-9 (giây)
Bật chắn bóng 3 vị trí trên lưới (lần/phút)
Bài tập phát triển sức mạnh
Bật nhảy hố cát (lần)
Bật nhảy đổi chân ở bục (lần)
Gập - đuôi cổ tay với dây thun hoặc tạ tay (kg)
Nằm ngửa gập bụng (lần/phút)
Gập lưng nằm sấp, hai tay sau đầu (lần/phút)
Bài tập phát triển sức bền
Bật bục tại chỗ 60-90s (lần/phút)
Bật cao hai chân liên tục (lần/5 phút)
Bật cóc liên tục (lần/5 phút)
Chạy biến tốc 100m x 4 (giây)
Chạy cây thông 92m (giây)
Bài tập phát triển độ mềm dẻo, kéo léo
Chạy rẽ quạt (giây)
Chạy ziczac qua chướng ngại vật 30m (giây)
Các bài tập ép dẻo hai người

80


3. KẾT LUẬN
Chuyên đề đã đưa ra hệ thống 20 bài tập phát triển thể lực cho sinh viên đội
tuyển bóng chuyền trường Đại học Thủ Dầu Một.
Tuy cịn hạn chế chưa có nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm nhưng căn cứ
vào kết quả đạt được qua các giải thi đấu bóng chuyện qua các năm đã chứng minh
những bài tập thể lực nói trên đã có những tác động tích cực đến kết quả thi đấu bóng
chuyền sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một.

Qua nghiên cứu chúng tôi cũng kiến nghị trang bị thêm các dụng cụ tập luyện
cho sinh viên cũng như sắp xếp bố trí lại sân Bóng chuyền trong trường cho sinh viên
thuận tiện hơn trong tập luyện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2002), Lý luận và p ươn p p TDTT, NXB
TDTT H Nội.
[2]. Nguyễn Ngọc Long (2015), Giáo trình Bóng chuyền. NXB thơng tin và truyền
thơng.
[3]. Nguyễn Quang, Hướng dẫn tập luyện và tổ chức thi đấu bóng chuyền, NXB
TDTT
[4]. Nguyễn văn Biểu (2014) Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng các bài tập phát triển sức
bật cho nam vận động viên bóng chuyền trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Tỉnh
Quảng Nam.”
[5]. Nguyễn Trần Hồng Phúc (2013) “Nghiên cứu x c định một số bài tập nh m nâng
cao sức mạnh tốc độ chon nam sinh viên chuyên sâu bóng chuyền khóa 33 ngành
huấn luyện thể thao sau 12 tuần tập luyện” Khóa luận tốt nghiệp, Trường
ĐHTDTT TP.HCM.
[6]. />
81



×