Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên các ngành sư phạm ở trường đại học hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.04 KB, 133 trang )

UBND TỈNH HÀ TĨNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
TS. NGUYỄN VĂN TỊNH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ
PHẠM THƯỜNG XUYÊN CHO SINH VIÊN CÁC NGÀNH
SƯ PHẠM Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM

Hà Tĩnh, tháng 12 năm 2014


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHHT:

Đại học Hà Tĩnh

ĐVHT:

Đơn vị học trình

BP:

Biện pháp

CĐSP:


Cao đẳng sư phạm

CNL:

Chủ nhiệm lớp

PT:

Phổ thơng

ĐHSP:

Đại học sư phạm

SP:

Sư phạm

GD&ĐT:

Giáo dục và đào tạo

SV:

Sinh viên

GD:

Giáo dục


TLH:

Tâm lý học

GDH:

Giáo dục học

THCS:

Trung học cơ sở

GDMN:

Giáo dục mầm non

THPT:

Trung học phổ thơng

GĐ:

Gia đình

TCCN:

Trung cấp chun nghiệp

GTSP:


Giao tiếp sư phạm

TTSP:

Thực tập sư phạm

GV:

Giảng viên, giáo viên

X:

Giá trị trung bình

GVĐH:

Giảng viên đại học

GVPT:

Giáo viên phổ thông

HĐ:

Hoạt động

HS:

Học sinh


KHGD:

Khoa học giáo dục

KNSP:

Kỹ năng sư phạm

KKTP

Kiến tập sư phạm

LLDH:

Lý luận dạy học

LLDHBM:

Lý luận dạy học bộ môn

NVSP:

Nghiệp vụ sư phạm

NVSPTX:

Nghiệp vụ sư phạm
thường xuyên

RLNVSPX:


Rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm thường xuyên

PPNCKHGD:

Phương pháp nghiên cứu
khoa học giáo dục


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

Trang

1. Tính cấp thiết của đề tài

3

2. Mục đích nghiên cứu

4

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4

4. Giả thuyết khoa học

5


5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5

6. Phạm vi nghiên cứu

5

7. Phương pháp nghiên cứu

5

8. Cấu trúc của đề tài

6

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HĐRLNVSP CHO SV

7

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

7

1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước

7

1.1.2. Những nghiên cứu trong nước


7

1.2. Các khái niệm cơ bản

9

1.2.1. Nghiệp vụ

9

1.2.2. Nghiệp vụ sư phạm

9

1.2.3. Rèn luyện NVSP

9

1.2.4. Tổ chức hoạt động RLNVSP

10

1.3. Một số vấn đề về tổ chức HĐRLNVSPTX ở Trường Đại học

11

1.3.1. Tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động RLNVSPTX

11


1.3.2. Quan điểm chỉ đạo chung

12

1.3.3. Mục tiêu tổ chức hoạt động rèn luyện NVSPTX

13

1.3.4. Nội dung chương trình rèn luyện NVSPTX

15

1.3.5. Quy trình tổ chức hoạt động rèn luyện NVSPTX

16

1.3.6. Các hình thức tổ chức rèn luyện NVSPTX

16

1.3.7. Những ĐK cần thiết để tổ chức hoạt động RLNVSPTX cho SV

22

Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG RLNVSPTX CHO

23

SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH

2.1. Vài nét về trường Đại học Hà Tĩnh

23

2.2. Khái quát chung về quá trình nghiên cứu thực trạng

33

2.3. Khảo sát thực trạng

34

2.3.1. Xác định đối tượng, mẫu khảo sát

34

2.3.2. Xác định cách thức tiến hành khảo sát

35


2.4. Phân tích kết quả khảo sát

35

2.4.1.Thực trạng nhận thức về tác dụng và sự cần thiết của việc tổ chức hoạt

35

động rèn luyện NVSPTX

2.4.2. Thực trạng về mức độ sử dụng các hình thức tổ chức HĐ RLNVSPTX

39

2.4.3. Thực trạng về kết quả tổ chức hoạt động RLNVSPTX cho sinh viên

41

Trường Đại học Hà Tĩnh
2.4.4. Nguyên nhân của thực trạng

47

2.4.5. Đánh giá quá trình RLNVSPTX của SV Trường ĐH Hà Tĩnh

68

Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG

71

RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THƯỜNG XUYÊN CHO SINH
VIÊN CÁC NGÀNH SƯ PHẠM Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH
3.1. Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động rèn luyên nghiệp vụ sư phạm

71

thường xuyên cho sinh viên các ngành sư phạm ở Trường Đại học Hà Tĩnh
3.1.1. Căn cứ đề xuất giải pháp


71

3.1.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động rèn RLNVSPTX cho sinh

72

viên các ngành sư phạm ở Trường Đại học Hà Tĩnh
3.1.2.1. Nâng cao nhận thức cho giảng viên, sinh viên, cán bộ quản lý về vai

72

trò của hoạt động RLNVSPTX cho SV trong nhà trường
3.1.2.2. Xác định mục tiêu rèn luyện NVSPTX

73

3.1.2.3. Xây dựng nội dung chương trình RLNVSPTX cho sinh viên theo

74

hướng phát triển năng lực
3.1.2.4. Hồn thiện quy trình tổ chức RLNVSPTX cho cho SV

77

3.1.2.5. Mở rộng các hình thức tổ chức RLNVSPTX cho SV

82

3.1.2.6. Đổi mới cách đánh giá hoạt động rèn luyện NVSPTX


83

3.1.2.7. Đảm bảo các ĐK tổ chức hoạt động RLNVSPTX cho SV

83

3.2. Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp

85

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

91

1. Kết luận

91

2. Kiến nghị

92


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong cơng tác đào tạo, việc nắm vững những tri thức lý thuyết là một vấn đề
hết sức quan trọng, đó là vốn kiến thức cơ bản, là nền tảng để giúp chúng ta bước vào
cuộc sống thực tế. Tuy nhiên, nếu chỉ có kiến thức lý thuyết, sách vở thì chưa đủ để
một con người có thể bước vào đời một cách vững vàng. Đi đơi với việc tích luỹ tri

thức thì phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề rèn luyện nghiệp vụ, bồi dưỡng tay nghề,
hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học. Chính vì vậy, đào tạo sinh viên đại
học có “kiến thức chun mơn và kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc
độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo” là
mục tiêu của Giáo dục đại học đã được xác định trong Luật Giáo dục mới.
Khi nói về nghề nghiệp, S.A.Klimov nhận định: Nghề nghiệp là một lĩnh vực sử
dụng sức lao động của con người một cách có giới hạn cần thiết cho xã hội. Nó tạo khả
năng cho con người sử dụng sức lao động của mình để tiếp thu lấy những phương tiện
cần thiết cho sự tồn tại và phát triển. Cho nên, để có được một nghề nào đó thì ngay từ
khi mới bước vào nghề, việc rèn luyện về mặt nghiệp vụ là một nội dung quan trọng
trong việc hình thành tay nghề. Do vậy, để trở thành người giáo viên thì ngay từ khi
vào học ở trường sư phạm, sinh viên phải tham gia hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm và thích ứng dần với hoạt động đó để hình thành những kĩ năng nghề nghiệp cần
thiết. Chính sự rèn luyện thường xuyên các hình thức nghiệp vụ sư phạm sẽ giúp sinh
viên thích ứng nhanh chóng với nghề dạy học của mình sau này.
Có thể nói, việc rèn luyện các hoạt động nghiệp vụ sư phạm là cơ sở đầu tiên
đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách người giáo viên tương lai. Thực tế cho
thấy, những sinh viên nào thích ứng chậm hoặc kém thích ứng với các hình thức hoạt
động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thì họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình
học tập tại trường cũng như trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách của người
thầy giáo.
Tại Hội thảo tồn quốc bàn về cơng tác đào tạo NVSP trong đào tạo GV năm
2010 ở Hà Nội, tác giả Phan Trọng Ngọ, Viện trưởng Viện nghiên cứu sư phạm,
Trường Đại học sư phạm Hà Nội khẳng định: Đã đến lúc cần có sự nhận thức sâu sắc
và đầy đủ về vấn đề NVSP và cần có các giải pháp mang tính cách mạng để giải quyết

-3-


vấn đề này. Điều này đã nói lên phần nào những bức xúc về thực trạng chung trong

đào tạo NVSP hiện nay ở các trường CĐ, ĐH.
Trường Đại học Hà Tĩnh trong những năm qua đã gặt hái những thành công
nhất định trong đào tạo giáo viên, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho tỉnh nhà. Tuy nhiên,
hoạt động rèn luyện NVSPTX cho sinh viên vẫn còn những bất cập từ mục tiêu, nội
dung chương trình đến các hình thức tổ chức. Sự bất cập càng thể hiện rõ khi chương
trình RLNVSPTX được chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Việc tổ chức có hiệu
quả hoạt động rèn luyện NVSPTX cho sinh viên cho đến nay vẫn chưa được nghiên
cứu và giải quyết một cách toàn diện và đồng bộ.
Nếu cơng tác này được tìm hiểu, khảo sát một cách tồn diện để có cơ sở
khoa học nhằm điều chỉnh mục tiêu; kế hoạch, chương trình; cách thức tổ chức hoạt
động rèn luyện, tự rèn luyện NVSPTX và chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho
việc tổ chức hoạt động RLNVSPTX phục vụ đắc lực cho yêu cầu đào tạo nhân lực
đáp ứng yêu cầu xã hội thì hiệu quả công tác tổ chức hoạt động rèn luyện NVSPTX
cho sinh viên sư phạm Trường Đại học Hà Tĩnh sẽ được tăng cường rõ rệt.
Kết quả nghiên cứu của đề tài hy vọng khơng chỉ góp phần nâng cao hiệu quả
đào tạo đội ngũ giáo viên tương lai cho Hà Tĩnh mà còn cho cả khu vực miền Trung và
cả nước trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam.
Với lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp
nâng cao chất lượng hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho
sinh viên các ngành sư phạm ở Trường Đại học Hà Tĩnh.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở khảo sát thực trạng hoạt động rèn luyện NVSPTX cho sinh viên sư
phạm Trường Đại học Hà Tĩnh từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
hoạt động rèn luyện NVSPTX cho SV các ngành sư phạm ở Trường Đại học Hà Tĩnh.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động rèn luyện NVSP cho sinh viên sư phạm trường đại học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động rèn luyện NVSPTX
cho sinh viên các ngành sư phạm ở Trường Đại học Hà Tĩnh.


-4-


4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Việc tổ chức hoạt động rèn luyện NVSPTX ở Trường Đại học Hà Tĩnh có
những ưu điểm song vẫn còn những hạn chế, bất cập do nhiều nguyên nhân. Nếu đề
xuất được các giải pháp đảm bảo tính khoa học, phù hợp thì sẽ nâng cao được chất
lượng hoạt động RLNVSPTX cho sinh viên các ngành sư phạm của Trường trong
thời gian tới.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục đích của đề tài, chúng tơi tập trung giải quyết các nhiệm vụ nghiên
cứu chủ yếu sau:
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động NVSPTX cho sinh viên.
5.2. Nghiên cứu thực trạng tổ chức các hoạt động rèn luyện NVSPTX cho sinh
viên Trường Đại học Hà Tĩnh
5.3. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động rèn
luyện NVSPTX cho sinh viên các ngành sư phạm ở Trường Đại học Hà Tĩnh.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động RLNVSPTX cho sinh viên chính quy, thuộc
các chuyên ngành sư phạm tại Trường Đại học Hà Tĩnh.
- Phạm vi khảo sát: Các khoa có đào tạo sư phạm của Trường Đại học Hà Tĩnh
và một số trường mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có sinh viên thực tập
sư phạm.
- Thời gian: Từ 2010 -2014
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích và tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài
7. 2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Quan sát các hoạt động rèn luyện NVSPTX ở sinh viên, giảng viên

- Điều tra bằng phiếu câu hỏi ở sinh viên, giảng viên, giáo viên mầm non, phổ
thông, cán bộ quản lý giáo dục.
- Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của thầy và trò trong quá trình đào tạo.
-Tổng kết kinh nghiệm giáo dục trong và ngoài tỉnh.
- Phương pháp đàm thoại
- Lấy ý kiến chuyên gia.
-5-


7.3. Phương pháp thống kê toán học
Xử lý các kết quả nghiên cứu định lượng và lượng hóa thu được bằng phương
pháp thống kê xã hội học qua phầm mềm SPSS for Windows.
8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

- Hệ thống hóa được các vấn đề lý luận có liên quan đến việc tổ chức các hoạt
động rèn luyện NVSP cho SV làm cơ sở lý luận khoa học cho việc triển khai nghiên
cứu và thực thi công tác tổ chức các hoạt động rèn luyện NVSP trong thời gian tới.
- Khảo sát một cách khá toàn diện thực trạng việc tổ chức các hoạt động rèn
luyện NVSPTX cho SV các ngành sư phạm ở Trường Đại học Hà Tĩnh trong thời gian
qua; qua đó khẳng định những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém cần khắc
phục, giải quyết.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động
RLNVSPTX cho SV các ngành sư phạm ở Trường Đại học Hà Tĩnh trong thời gian
tới.
9. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3 chương:
Chương.1. Cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm thường xuyên cho sinh viên.
Chương 2. Thực trạng tổ chức các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
thường xuyên cho sinh viên ở Trường Đại học Hà Tĩnh.

Chương.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên ở Trường Đại học Hà Tĩnh.

-6-


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC
CÁC HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN NVSPTX CHO SINH VIÊN
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước
Hiệu quả hoạt động sư phạm của người giáo viên phụ thuộc rất nhiều vào trình
độ nghiệp vụ sư phạm của họ. Vì vậy, tổ chức hoạt động rèn luyện NVSP thường
xuyên được nhiều nhà khoa học ngoài nước quan tâm. Sau đây là một số cơng trình
khoa học cụ thể về lĩnh vực này.
Ở Hoa Kỳ và một số nước khác, việc nghiên cứu hoạt động RLNVSP thường
xuyên xuất phát từ cơ sở lý luận của Tâm lý học hành vi (Oatson; Skinơ…). Trong báo
cáo “khoa học và nghệ thuật đào tạo các thầy giáo” của nhóm PhiDelta Kapkas đại học
Stanfort (Mỹ), các tác giả đã trình bày 5 nhóm kỹ thuật của người giáo viên đứng lớp
và phân tích thành các bộ phận, các hành động có thể dạy và đánh giá được cho người
giáo viên tương lai.
Ở Liên Xô và các nước thuộc phe Xã hội chủ nghĩa trước đây vấn đề rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên rất được chú trọng ở các trường đại học, phải kể đến
các cơng trình của các nhà nghiên cứu khoa học N.V. Kuzmin, B.A. Slastionin, A.K.
Mapkova, I. P. Podlacy, N.E. Sedova…
Trong cuốn “Chuẩn bị cho SV làm công tác giáo dục ở trường phổ thông”, N.I.
Bônđưrep đã nhấn mạnh vai trò của KNSP đối với nghề thầy giáo và khẳng định rằng
những kỹ năng đó chỉ được hình thành và củng cố trong hoạt động thực tiễn. Theo
ông, những yêu cầu về chuyên môn của người thầy giáo tất nhiên khơng phải chỉ có
những kiến thức phong phú mà cịn phải có những kỹ năng cần thiết để tổ chức và thực
hành công tác giáo dục. Vấn đề không phải chỉ ở chỗ tiếp thu kiến thức về Tâm lý học

và Giáo dục học mà còn là ở việc vận dụng nó vào thực tế, và đây là khó khăn lớn nhất
đối với SV. Vì vậy, giai đoạn học ở trường sư phạm có ý nghĩa to lớn đối với việc hình
thành KNSP cho SV.
Vai trị, nhiệm vụ của việc RLNVSP cũng được xác định tại “Hội thảo bàn về
cách tân việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của các nước Châu Á - Thái bình dương”
do tổ chức APEID thuộc UNESCO tổ chức tại Seoul (Hàn quốc) năm 1988. Trong các
-7-


báo cáo của hội thảo đã khẳng định: tri thức nghề nghiệp là cơ sở của nghệ thuật sư
phạm nhưng phải thông qua hệ thống các KNSP.
Tuy nhiên, đến năm 1990 của thế kỷ XX, những nghiên cứu về này chỉ mới
dừng lại ở mức độ lý luận chung, chưa có nhiều ứng dụng vào thực tiễn.
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước
Từ năm 1982, tài liệu “Rèn luyện NVSPTX cho sinh viên các trường sư phạm”
được Cục Đào tạo và Bồi dưỡng giáo viên Bộ Giáo dục Việt Nam ban hành. Tài liệu
này có tính chất chỉ đạo, nhằm đưa hoạt động RLNVSPTX trở thành một yếu tố quan
trọng trong chương trình đào tạo của các trường sư phạm.
Kế theo, năm 1987 trong cơng trình “Vấn đề RLNVSPTX cho sinh viên” của
tác giả Nguyễn Quang Uẩn đã chỉ ra một số định hướng có tính lý luận đối với việc tổ
chức rèn luyện NVSPTX cho sinh viến các trường sư phạm trong toàn quốc.
Ngoài ra, cần phải kể đến một số cơng trình khoa học liên quan như: Dự thảo
“Kế hoạch rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên” của Đặng Vũ Hoạt.
Chưa hết những băn khoăn, trăn trở của các trường, năm 1998, Trường Đại
học sư phạm Thái Nguyên đã tổ chức Hội thảo khoa học: “Nâng cao chất lượng giáo
dục nghiệp vụ sư phạm”, bàn sâu về nội dung, chương trình, quy trình tổ chức hoạt
động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, tập trung vào kỹ năng nghề nghiệp.
Đặc biệt là những cơng trình khoa học nổi bật gần đây có nhiều đóng góp về khoa
học và thực tiễn.
Trước hết phải kể đến cơng trình do tác giả Nguyễn Gia Hách, Chủ nhiệm Bộ

môn Tâm lý và Giáo dục học, Trường Đại học Vinh thực hiện “Nâng cao hiệu quả rèn
luyện tay nghề cho sinh viên sư phạm trong trường đại học đào tạo đa ngành và theo
giai đoạn” (Đề tài cấp Bộ, 1994). Kết quả nghiên cứu của cơng trình bước đầu đã xây
dựng được chương trình lý thuyết và thực hành sư phạm phù hợp với quy trình đào tạo
mới hai gia đoạn; xây dựng nội dung thực hành nghề tại trường đại học, nội dung thực
tập sư phạm tập trung trên cơ sở đổi mới và kế thừa những kinh nghiệm trước đây, hai
nội dung này đã được thể nghiệm và đạt được những kết quả; bước đầu xây dựng được
một số quy trình cơng nghệ thực hành nghề” cũng như đề xuất được những điều kiện
cần thiết cho thực hành nghề.

-8-


Năm 2006, tác giả Phan Quốc Lâm Trường Đại học Vinh với đề tài cấp Bộ
trọng điểm, Mã số B 2006 -27-19 TĐ: “Xây dựng nội dung, quy trình hình thành kỹ
năng sư phạm theo chuẩn nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học”.
Năm 2010, tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc bàn về hoạt động rèn luyện
nghiệp vụ sư trong đào tạo giáo viên tại Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
Năm 2011, tác giả Nguyễn Thị Mỹ Trinh với đề tài cấp Bộ “Xây dựng nội
dung, quy trình hình thành kỹ năng sư phạm theo chuẩn nghề nghiệp cho sinh viên
ngành giáo dục mầm non qua hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên và
thực tập sư phạm”, Mã số: B2009 -27-77.
Hai Hội thảo khoa học được tổ chức với quy mô lớn trong năm 2014: Hội thảo
“Đào tạo nghiệp vụ sư phạm ở Trường Đại học sư phạm Hà Nội” vào tháng 1 và Hội
thảo khoa học quốc gia: “Đổi mới hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh
viên theo hướng phát triển năng lực” ngày 10/11 tại Trường CĐSP Hà Tây, thu hút
sự tham gia tích cực của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, các nhà sư phạm
trong cả nước.
Gần đây, hàng loạt giáo trình về tổ chức hoạt động RLNVSPTX được xuất bản
ở các trường đại học sư phạm tốp đầu (Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Trường Đại

học sư phạm TP. Hồ Chí Minh). Nhiều Hội thảo khoa học được tổ chức với quy mô
lớn, thu hút sự quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu sư phạm, các giảng viên đại học,
giáo viên phổ thơng trong tồn quốc.
Nghiên cứu sản phẩm khoa học của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, các
tác giả trong nước, chúng tôi khẳng định rằng: đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng
cao chất lượng RLNVSP ở Hà Tĩnh chưa có cơng trình nào nghiên cứu.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài tập trung làm rõ một số khái niệm cơ bản của đề tài, bao gồm: nghiệp vụ,
NVSP, rèn luyện NVSP và tổ chức hoạt động rèn luyện NVSP. Các khái niệm này
được xem xét trong mối quan hệ biện chứng với nhau.
Các khái niệm có liên quan khác cũng lần lượt được đề cập đến trong mục
những cơ sở lý luận chỉ đạo việc tổ chức các hoạt động rèn luyện NVSP cho SV.
1.2.1. Nghiệp vụ
Đề tài đã tiến hành xem xét khái niệm nghiệp vụ của một số các nhà từ điển
học và các nhà giáo dục để rút ra điểm chung trong ý kiến của các tác giả khi nói về
-9-


nghiệp vụ là ở chỗ họ coi nghiệp vụ là cơng việc chun mơn của một nghề. Trong
đó đáng lưu ý là quan điểm của Nguyễn Văn Đạm (1993) khi ông nhấn mạnh đến
mức độ thành thạo trong nghiệp vụ nghề. Theo ơng, nói đến nghiệp vụ là nói đến khả
năng thành thạo trong công việc của một nghề. Mỗi nghề nghiệp có một cơng việc
chun mơn riêng. Để có trình độ thành thạo nghề hay tay nghề, mỗi người lao động
cần được bồi dưỡng nghiệp vụ.
1.2.2. Nghiệp vụ sư phạm
Nhiều tác giả khi nói đến NVSP đều có xu hướng cho rằng NVSP là công việc
chuyên môn của nghề dạy học và giáo dục học sinh hay nghề sư phạm. Chẳng hạn,
chuyên gia giáo dục Trần Bá Hoành (2010) định nghĩa: “Nghiệp vụ sư phạm là các
hoạt động dạy học và giáo dục (nghĩa hẹp) học sinh của nhà giáo” [18, tr. 14].
Theo giáo trình Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm tiểu học, NXB Đại học sư phạm

(2013) thì “Nghiệp vụ sư phạm là cơng việc mang tính chất chuyên môn của nghề dạy
học”). Chúng tôi cho rằng đây là định nghĩa hợp lý hơn cả, có thể sử dụng trong đề tài.
1.2.3. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
Đề tài làm rõ khái niệm rèn luyện NVSP trên cơ sở xem xét các khái niệm
luyện tập, rèn luyện trong các từ điển.
Luyện tập là “làm đi làm lại nhiều lần theo nội dung đã học để cho thành thạo”
[21, tr. 575]. Luyện tập chủ yếu đề cập đến mặt kỹ thuật của hành động.
Rèn luyện cũng được thực hiện trên cơ sở của luyện tập. Nhưng rèn luyện lại
đề cập đến nhiều mặt, nhất là mặt ý thức, thái độ, hành vi, thói quen hành vi. Rèn
luyện là phương pháp tổ chức cho người học tham gia vào các hoạt động, các mối
quan hệ phong phú và đa dạng nhằm tạo nên môi trường, phương tiện để người học có
cơ hội rèn luyện kỹ năng, nhất là rèn luyện sự đấu tranh động cơ để quyết định phương
hướng hành động và hành động theo phương hướng đúng. Rèn luyện là phương pháp
tổ chức cho SVSP thể nghiệm nhân cách nhà giáo thông qua các hoạt động, các mối
quan hệ đa dạng của cuộc sống học đường, cuộc sống thực tiễn của nghề sư phạm.
Trong rèn luyện đã có luyện tập và rèn luyện được tiến hành trên cơ sở luyện tập.
Rèn luyện NVSP gắn liền với việc tổ chức các hoạt động, các mối quan hệ tiếp
xúc giao lưu sư phạm (trong và ngoài cơ sở đào tạo sư phạm) sao cho qua việc tham
gia các hoạt động, các mối quan hệ đó mà chuẩn bị nhân cách nhà giáo theo yêu cầu
chuẩn nghề nghiệp giáo viên cho sinh viên sư phạm.
10
--


1.2.4. Tổ chức hoạt động rèn luyện nghiệpvụ sư phạm
Vận dụng cả ba nghĩa trong khái niệm tổ chức của Hoàng Phê (1994) (tổ chức
là làm cho thành một chỉnh thể có một cấu tạo, một cấu trúc và những chức năng
chung nhất định; làm cho nó trở thành có trật tự, có nề nếp; làm những gì cần thiết để
tiến hành một hoạt động nào đó nhằm có được hiệu quả tốt nhất…) để xem xét việc tổ
chức các hoạt động rèn luyện NVSP, có thể nói:

Tổ chức hoạt động rèn luyện NVSP trong quá trình đào tạo SP là làm cho việc
rèn luyện NVSP của SV được tiến hành theo một trật tự hợp lý, tạo thành nề nếp học
tập, rèn luyện của SV dưới sự quản lý, điều hành của một tổ chức bao gồm nhiều bộ
phận tham gia; mỗi bộ phận, với một vị thế khác nhau, công việc khác nhau nhưng
cùng thực hiện chức năng chung nhằm tiến hành các hoạt động rèn luyện NVSP cho
SV đạt hiệu quả tốt nhất.
Ba đặc trưng cơ bản trong tổ chức hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong
quá trình đào tạo SP là:
- Các hoạt động rèn luyện NVSP cần được tiến hành dưới sự quản lý, điều hành
của một tổ chức bao gồm nhiều bộ phận liên quan mật thiết với nhau, mỗi bộ phận có
một vị trí, vai trị nhất định nhưng cùng hướng tới thực hiện chức năng và mục đích
chung, đó là bồi dưỡng nhân cách nhà giáo cho SVSP.
- Các hoạt động rèn luyện NVSP được tiến hành theo một trật tự hợp lý (theo
quy trình) và hoạt động này phải trở thành cái nếp trong đào tạo SP.
- Mọi sự tổ chức các hoạt động này phải tính tới hiệu quả, tức là đạt chất lượng
với sự chi phí ít nhất.
1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN
NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THƯỜNG XUYÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.3.1. Tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động rèn luyện NVSPTX
Công tác tổ chức các hoạt động rèn luyện NVSPTX trong q trình đào tạo SP
có một vị trí vai trị vơ cùng quan trọng “là vấn đề sống còn trong sự nghiệp đào tạo
GV, quyết định đến chất lượng giáo dục trong thời gian tới và tương lai lâu dài” [34,
tr 13]. Sở dĩ rèn luyện NVSPTX đã được đề cao như vậy là do khi tham gia các hoạt
động rèn luyện NVSPTX, sinh viên có cơ hội: Lĩnh hội kiến thức các môn học tốt
hơn, rèn luyện kỹ năng học tập đại học, lĩnh hội kiến thức các môn NVSP tốt hơn, gắn
kiến thức về NVSP với thực tiễn sư phạm, hình thành những kỹ năng sư phạm ban
11
--



đầu, rèn luyện ý thức thái độ học tập trong q trình học tập sư phạm tốt hơn, tơi luyện
nhân cách nhà giáo trong các hoạt động sư phạm.
RLNVSPTX giúp sinh viên nắm vững sự đổi mới về chương trình, nội
dung, phương pháp giáo dục nói chung; phương pháp tổ chức q trình dạy học và giáo
dục học sinh nói riêng; biết được các phương pháp giải quyết các tình huống sư phạm
xảy ra trong hoạt động sư phạm mà sinh viên sư phạm chưa bao giờ gặp hoặc có gặp thì
cũng khơng biết giải quyết như thế nào.
RLNVSPTX góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển năng
lực sư phạm của sinh viên. Đó là q trình rèn luyện thường xuyên, liên tục có sự
hướng dẫn, tổ chức một cách khoa học, có hệ thống.
RLNVSPTX giúp cho sinh viên có điều kiện thể hiện năng lực thực tiễn của mình.
Đây chính là cơ hội cho sinh viên rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp trong suốt
quá trình học tập ở trường sư phạm. RLNVSP mang tính chất thực hành sư phạm, vì vậy
nó địi hỏi sinh viên phải có ý thức tự giác, chủ động thực hiện các hành động chân tay
và có sự phối hợp các giác quan để hình thành những kĩ năng, kỹ xảo dạy học, giáo dục
và biết cách tổ chức các hoạt động trong, ngoài nhà trường.
Trên cơ sở những kiến thức lí luận đã trang bị dưới sự tổ chức, hướng dẫn của
giảng viên, sinh viê n tham gia vào các hoạt động bọc lộ năng lực thực tiễn của
mình để từng bước làm phong phú thêm hành trang nghề nghiệp của mình, biến quá
trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
Hơn nữa, việc RLNVSPTX là nguồn gốc làm nảy sinh tính tích cực
hoạt động nghiệp vụ, đồng thời phát triển nhu cầu, động cơ, hứng thú nghề nghiệp
đối với sinh viên. Từ đó, sinh viên có mong muốn, khát vọng có thêm hiểu biết, kỹ
năng, kỹ xảo cần thiết cho nghề nghiệp tương lai. Đó chính là nguồn gốc để
hình thành nên phẩm chất nhân cách của người giáo viên.
1.3.2. Quan điểm chỉ đạo chung
Tổ chức các hoạt động rèn luyện NVSPTX cho SV được tiến hành trên cơ sở
những quan điểm định hướng đổi mới trong đào tạo nghề sư phạm:
1.3.2.1. Quan điểm tổ chức hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên
xuất phát từ người học, việc học

Nội dung cơ bản của quan điểm đó là: việc tổ chức họat động RLNVSP cho SV
phải xuất phát từ đặc điểm nhân cách SV, đặc điểm của quá trình học tập và rèn luyện
12
--


của họ, hướng vào việc đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn giáo dục phổ thơng đối
với chương trình NVSP trong giai đoạn hiện nay.
1.3.2.2. Quan điểm chuyển dịch từ kiểu đào tạo tập trung vào GV và kiến
thức sang kiểu đào tạo tập trung vào SV, vào nhu cầu và năng lực của họ
Theo quan điểm này, việc tổ chức các hoạt động rèn luyện NVSP có những
đặc trưng:
- Dưới sự hướng dẫn của GV, SVSP phát huy cao độ vai trị chủ động, tích cực
học tập, rèn luyện nghề nghiệp. Đây là đặc trưng cơ bản nhất.
- Việc tổ chức các hoạt động này được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ
bao gồm những giai đoạn, những bước có tính mục đích chun biệt.
- Việc tổ chức các hoạt động này có thể được tiến hành với nhiều hình thức
phong phú và đa dạng ở cả trong và ngồi mơi trường nhà trường SP.
1.3.2.3. Quan điểm chuyển dịch từ chương trình niên chế sang học chế tín chỉ
Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban
hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) ra đời đòi hỏi các chương trình đào tạo SP đang được xây
dựng theo niên chế phải chuyển dịch sang chương trình theo hệ thống tín chỉ. Cùng với
xu thế chung, sự chuyển dịch chương trình NVSP sang hệ thống tín chỉ bước đầu sẽ
phải đối mặt với khơng ít khó khăn; nhất là khó khăn trong xây dựng các học phần lý
luận về NVSP sao cho vừa đảm bảo đầy đủ nội dung lại vừa hợp lý về kế hoạch thực
hiện. Tuy nhiên, ngoài các ưu điểm khác, chương trình theo hệ thống tín chỉ với số tiết
lên lớp giảm, tăng cường tiết tự học sẽ tạo nhiều cơ hội để tổ chức và tự tổ chức các
hoạt động rèn luyện NVSP cho SV hơn.
1.3.2.4. Tuân thủ nguyên tắc chung trong dạy học và giáo dục, đặc biệt là các

nguyên tắc trong luyện tập, rèn luyện
- Để tổ chức có hiệu quả các hoạt động RLNSPTX cần tuân thủ hệ thống các
nguyên tắc dạy học và giáo dục đại học.
- Đặc biệt coi trọng các nguyên tắc trong luyện tập, rèn luyện như: Tổ chức hoạt
động RLNVSPTX phải phù hợp với mục đích, nội dung NVSP; nắm vững lý thuyết
trước khi luyện tập, rèn luyện; tiến hành theo một trật tự chặt chẽ: lúc đầu đơn giản có
sự chỉ dẫn, sau tăng dần tính phức tạp của hành động và tự luyện tập; luyện tập, rèn
luyện theo khả năng (phù hợp) trong những hoàn cảnh khác nhau, theo nhiều phương
13
--


án; tiến hành luyện tập, rèn luyện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và diễn ra
theo một quy trình hợp lý.
1.3.3. Mục tiêu tổ chức hoạt động rèn luyện NVSPTX
1.3.3.1. Khái niệm và các cấp độ của mục tiêu tổ chức hoạt động RLNVSPTX
Mục tiêu tổ chức hoạt động rèn luyện NVSPTX là những tiêu chí, chỉ tiêu,
những yêu cầu cụ thể đối với từng khâu, từng nhiệm vụ, từng nội dung của hoạt động
rèn luyện NVSPTX.
Mục tiêu hoạt động rèn luyện NVSPTX được xây dựng trên cơ sở cân nhắc
những điều kiện hiện có và những khả năng cụ thể của nhà trường, của giáo viên và
học sinh, sinh viên khi thực hiện quá trình rèn luyện.
Theo Payne (2003), nhiều hệ thống giáo dục phân loại các mục tiêu giáo dục và
kết quả đầu ra. Mục tiêu được phân loại như sau: a) có thể đạt được hay không thể đạt
được; b) rõ ràng hay ngầm ẩn; c) bản chất (bên trong) hay tiên nghiệm; d) cá nhân hay
thuộc về xã hội; e) chung hay cụ thể. Tuy nhiên, trong đề tài này chúng tôi tiếp cận các
cấp độ của mục tiêu dưới góc độ tổ chức hoạt động trong nhà trường sư phạm thì nó
bao gồm 3 lĩnh vực sau đây:
- Lĩnh vực nhận thức
Benjamin S. Bloom định nghĩa lĩnh vực nhận thức là bao gồm các mục tiêu cụ

thể “giải quyết việc nhớ lại hoặc nhận ra kiến thức và sự phát triển các năng lực và kỹ
năng trí tuệ” (Bloom, 1956). Học tập nhận thức, bao gồm các q trình thuộc về trí não,
được xếp từ việc học thuộc lòng đến kỹ năng tư duy, giải quyết và đánh giá vấn đề.
- Lĩnh vực tình cảm
David R. Krathwohl, Benjamin S. Bloom và Bertram B. Masia định nghĩa lĩnh
vực tình cảm, thái độ là bao gồm các mục tiêu cụ thể “nhấn mạnh đến sắc thái của tình
cảm, một cảm xúc, hay là một mức độ của sự chấp nhận hay chối từ.” (Krathwohl,
Bloom và Masia, 1964).
- Lĩnh vực kỹ năng
Robert J.Armstrong, Terry D.Cornell, Robert E.Kranner và E.Wayne Roberson
định nghĩa lĩnh vực kỹ năng là bao gồm các hành vi mà “tập trung chủ yếu vào thần
kinh cơ bắp hay là các kỹ năng vật lý và gồm các mức độ khác nhau của sự khéo léo
của cơ bắp”. Đôi khi các kỹ năng học tập còn được gọi là “các kỹ năng thuộc tri giácthần kinh” bao gồm sự di chuyển của toàn bộ cơ thể kết hợp với cơ bắp.
14
--


1.3.3.2. Ý nghĩa của việc xác định mục tiêu tổ chức các hoạt động rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên
Như trên đã nói mục tiêu tổ chức hoạt động rèn luyện NVSPTX là những tiêu
chí, chỉ tiêu, những yêu cầu cụ thể đối với từng khâu, từng nhiệm vụ, từng nội dung của
hoạt động rèn luyện NVSPTX. Việc xác định mục tiêu cụ thể trước khi tiến hành hoạt
động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xun cho sinh viên có một ý nghĩa vơ cùng
quan trọng, xác định rõ mục tiêu là cơ sở để định hướng cho hoạt động đồng thời mục
tiêu được xác định rõ ràng cịn là tiêu chí để đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động.
Hiện nay, nhiều giáo viên vẫn cho rằng họ có thể giảng dạy với chất lượng cao
mà không cần phải đưa ra các mục tiêu chung hay mục tiêu cụ thể. Điều này hoàn tồn
là có thể và các khảo sát của chúng tơi cho thấy đây là thực trạng của phần lớn các
trường, khi giáo viên dạy chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và thiên về kiến thức. Tuy
nhiên, nếu xét về tổng thể, sẽ khó có thể thực hiện đánh giá chất lượng giáo dục nếu

khơng có các mục tiêu chung của việc giảng dạy, giáo dục. Điều này là do các mục
tiêu chung thường phải có cơ sở từ nhu cầu của xã hội, cộng đồng và nhiệm vụ của nhà
trường mầm non, phổ thông cũng như giáo viên và chuyển các nhu cầu đó thành mục
tiêu chung cũng như mục tiêu cụ thể vào chương trình giảng dạy, giáo dục trong nhà
trường. Trong nghiên cứu của mình, Oliva (1997) trình bày rất cụ thể về cách phân loại
các cấp bậc của các lĩnh vực trên.
1.3.3.3. Cách tiếp cận mục tiêu tổ chức hoạt động rèn luyện NVSPTX
Đề tài đề cập đến mục tiêu tổ chức hoạt động RLNVSP trên cơ sở xem xét các
cách tiếp cận mục tiêu giáo dục - đào tạo.
Theo cách tiếp cận mục tiêu giáo dục - đào tạo phổ biến trong chương trình giáo
dục của nhà trường Việt Nam hiện nay, việc tổ chức các hoạt động RLNVSP trong quá
trình đào tạo SP nhằm giúp SV sư phạm thực hiện ba mục tiêu, nhiệm vụ học tập NVSP:
mục tiêu kỹ năng sư phạm (Pedagogic Skills), mục tiêu kiến thức sư phạm (Pedagogic
Knowledge) và mục tiêu phẩm chất sư phạm (Pedagogic Qualification).
Ở Việt Nam, các bộ chuẩn nghề nghiệp GVPT đã lần lượt được ban hành.
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học (ban hành năm 2009) bao gồm 6 tiêu chuẩn;
trong đó có 5 tiêu chuẩn quy định năng lực sư phạm và 1 tiêu chuẩn quy định phẩm
chất sư phạm của người giáo viên. Mỗi tiêu chuẩn bao gồm các tiêu chí, là những dấu
hiệu làm căn cứ để nhận biết, đánh giá, xếp loại giáo viên. Mỗi tiêu chí được đánh giá
15
--


theo 4 mức độ (4321) và những minh chứng (chứng cớ) được dẫn ra để xác nhận một
cách khách quan mức độ đạt được của một tiêu chí. Đây là căn cứ quan trọng để xác
định mục tiêu tổ chức các hoạt động rèn luyện NVSP cho SV. Trong đó, hình thành
cho SVSP hệ thống kỹ năng, kỹ xảo SP, được xây dựng từ các tiêu chuẩn và tiêu chí
về năng lực sư phạm cần được coi là mục tiêu hàng đầu của công tác này.
Từ mục tiêu hoạt động RLNVSP, tiến hành xây dựng và phát triển nội dung
chương trình NVSP cho phù hợp.

1.3.4. Nội dung chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên
Chương trình đào tạo sư phạm bao gồm các khối kiến thức, trong đó kiến thức
NVSP là kiến thức nghề, tạo nên đặc trưng nghề. Khối kiến thức này tạo nên một
chương trình, gọi là chương trình NVSP. Nội dung chương trình NVSP bao gồm các
học phần, các chuyên đề và các hoạt động nhằm chuẩn bị có hệ thống kiến thức, kỹ
năng và thái độ cơ bản, cần thiết cho SVSP để họ thực hiện tốt công tác chuyên môn
của người GV khi nhận cơng tác ở trường phổ thơng.
Nội dung chương trình rèn luyện NVSPTX cho SV bao gồm nội dung rèn luyện
của SV và nội dung hướng dẫn rèn luyện của GV.
Nội dung rèn luyện NVSPTX được quy định và thể hiện trong kế hoạch,
chương trình giáo dục - đào tạo SP, trong hệ thống sách, giáo trình, bài giảng, các tài
liệu tham khảo và nhất là hệ thống tài liệu thực hành NVSP.
Điểm thống nhất chung trong chương trình khung đào tạo giáo viên THPT của
Bộ GD&ĐT từ năm 1993 đến 2006 là phần NVSP bao gồm ba mảng kiến thức: TLH,
GDH và LLDHBM và được xây dựng theo hai hướng:
- Tích hợp thành ba mơn hay học phần NVSP: Tâm lý học, Giáo dục học và Lý
luận dạy học một môn học (trước năm 1995 và sau năm 2006).
- Các môn hay học phần cốt lõi sư phạm được xây dựng từ khái quát đến cụ thể (từ
năm 1995-2006).
Hiện nay, trong mỗi chương trình đào tạo 4 năm theo học chế tín chỉ cho hệ
đại học sư phạm và 3 năm cho đào tạo hệ cao đẳng sư phạm, số tín chỉ cho các học
phần NVSP chiếm khoảng từ 22% đến 25% số tín chỉ của tồn khóa đào tạo là có cơ
sở và chấp nhận được. Nhưng điều quan trọng hơn trong xây dựng nội dung chương
trình NVSP là chương trình này nên thống nhất xây dựng theo hướng nào (tích hợp
hay cốt lõi), bao gồm những học phần nào, thuộc mảng kiến thức NVSP nào, số tín
16
--


chỉ cho các mảng nội dung kiến thức NVSP, cho mỗi học phần trong đó là bao nhiêu,

nội dung cụ thể nên bao gồm những kiến thức, kỹ năng NVSP nào để đáp ứng chuẩn
nghề nghiệp giáo viên.
1.3.5. Quy trình tổ chức hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên
Rèn luyện NVSP là hình thức thực hành nghề SP. Những hoạt động này phải diễn
ra trong suốt quá trình đào tạo SP, kể từ lúc SV bắt đầu vào học cho đến khi ra trường
(và sau đó tiếp tục trong hoạt động lao động ở môi trường nghề nghiệp). Do đó, các hoạt
động rèn luyện NVSP phải được sắp xếp một cách hợp lý tạo nên một quy trình.
Theo từ điển Tiếng Việt (2003) thì “quy trình là trình tự các bước, các giai đoạn
hành động phải tuân theo để tiến hành một cơng việc nhất định”.
Từ đó, quy trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm được hiểu là trình tự các bước,
các giai đoạn hành động với các nhiệm vụ cụ thể mà sinh viên phải thực hiện nhằm
đảm bảo cho họ sau khi ra trường có thể thực hành sư phạm có hiệu quả. Hai quy trình
rèn luyện NVSP cần được quan tâm xác định đó là: Quy trình tổ chức hoạt động rèn
luyện NVSP cho tồn khóa và quy trình rèn luyện một kỹ năng sư phạm cụ thể. Trong
mỗi quy trình, việc xác định mục tiêu của hoạt động đóng vai trị quyết định.
1.3.6. Các hình thức tổ chức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên
1.3.6.1. Các hình thức tổ chức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm song song
1.3.6.1.1. Luyện tập qua quá trình dạy học các học phần, chuyên đề lý thuyết
Các học phần, chun đề lý thuyết đóng một vai trị vô cùng quan trọng, cung
cấp cho người học những tri thức làm nền tảng, cơ sở cho hoạt động thực tiễn. Thiếu
tri thức là thiếu cơ sở để tư duy, để hình thành thế giới quan khoa học và nhờ đó để có
phương pháp luận đúng đắn trong hoạt động nhận thức và thực hành. Điều đó có nghĩa
là nếu thiếu tri thức thì hành động sẽ thiếu phương hướng. Trong quá trình học các học
phần, chuyên đề lý thuyết người học không những được trang bị hệ khống tri thức
khoa học cơ bản, chân chính và hiện đại mà ở đó người học cịn được rèn luyện tư duy
khoa học, đây là một nội dung rất quan trọng trong nhiều kỹ năng mà một nhà khoa
học, nhà sư phạm cần phải có và phải trau dồi.
1.3.6.1.2. Luyện tập qua hình thức kiểm tra giữa kỳ và thi hết mơn
Kiểm tra, đánh giá được hiểu là sự theo dõi, tác động của người kiểm tra đối với
người học nhằm thu hút những thông tin cần thiết để đánh giá.


17
--


Đánh giá có nghĩa là xem xét mức độ phù hợp của một tập hợp các thông tin
thu được với một tập hợp các tiêu chí thích hợp của mục tiêu đã xác định nhằm đưa ra
quyết định theo một mục đích nào đó.
Thơng qua kiểm tra kết quả học tập của sinh viên trên lớp, thi giữa kỳ và thi hết
mơn có thể phát hiện kịp thời trình độ và năng lực nhận thức của họ từ đó kịp thời phát
hiện, xem xét những chỗ đúng sai trong vốn hiểu biết của họ trên cơ sở đối chiếu với
yêu cầu đã đề ra. Bên cạnh đó kiểm tra cịn có tác dụng củng cố tri thức, kỹ năng kỹ
xảo và phát triển trí tuệ của người học thơng qua kiểm tra, đánh giá trên cơ sở đó làm
phát triển những năng lực, phẩm chất trí tuệ và những phẩm chất ý chí, đạo đức. Mặt
khác kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo giúp cho người học có nhu cầu, động cơ
đúng đắn trong học tập, có thói quen tự giác, tích cực, tự huy động vốn tri thức, kỹ năng của
mình để giải quyết nhiệm vụ học tập.
1.3.6.1.3. Luyện tập qua hình thức thảo luận, làm việc nhóm trong các q
trình học tập
Thảo luận, làm việc nhóm trong q trình học tập các học phần mang lại nhiều
ý nghĩa thiết thực cho sinh viên trong quá trình học tập, là hình thức đề sinh viên rèn
luyện kỹ năng là nghiệp vụ sư phạm một cách có hiệu quả. Trong quá trình học tập
theo nhám mọi thành viên trong tổ chức sẽ đồng lòng hướng tới mục tiêu và dốc sức
cho thành công chung của tập thể khi họ cùng nhau xác định và vạch ra phương pháp
đạt được chúng. Là thành viên của một nhóm, họ có cảm giác kiểm sốt được cuộc
sống của mình tốt hơn và không phải chịu đựng sự chuyên quyền của bất cứ người
lãnh đạo nào. Khi các thành viên cùng góp sức giải quyết một vấn đề chung, họ học
hỏi được cách xử lý mọi nhiệm vụ đơn giản hay khó khăn; họ học hỏi từ những thành
viên khác và cả người lãnh đạo. Thúc đẩy quản lý theo nhóm là cách tốt nhất để phát
huy năng lực của các nhân viên. Hoạt động theo nhóm mang lại cơ hội cho các thành

viên thoả mãn những nhu cầu về bản ngã, được đón nhận và thể hiện mọi tiềm năng.
Hoạt động theo nhóm giúp phá vỡ bức tường ngăn cách, tạo sự cởi mở và thân thiện
giữa các thành viên và người lãnh đạo. Thông qua việc quản lý theo nhóm, các thành
viên có thể học hỏi và vận dụng phong cách lãnh đạo từ cấp trên của mình. Điều đó
tạo sự thống nhất về cách quản lý trong tổ chức. Hoạt động theo nhóm giúp sinh viên
phát huy khả năng phối hợp những bộ óc sáng tạo để đưa các quyết định đúng đắn.
Bởi vậy, có thể nói thảo luận, làm việc nhóm trong các q trình học tập học phần là
18
--



×