Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, một bước để giải quyết tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.53 KB, 6 trang )

LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN…

LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP,
MỘT BƯỚC ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN SAU KHI RA TRƯỜNG
TS. Bùi Xuân Dũng
Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP.HCM

Hiện nay, sinh viên ra trường thất nghiệp đang là vấn đề đáng báo động trong xã hội.
Câu hỏi đặt ra ở đây là nguyên nhân của tình hình thất nghiệp sinh viên hiện nay là do đâu?
Hậu quả để lại là gì? Vấn đề đó đã gây thiệt hại gì cho nền kinh tế nước nhà? Và chúng ta
phải làm gì để khắc phục tình trạng trên? Có rất nhiều câu hỏi và giải pháp được đặt ra,
song vẫn chưa khắc phục triệt để được tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra
trường. Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khoảng 60% sinh viên
ra trường làm trái ngành và tính đến đầu năm 2017 có hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp.
Theo bản tin cập nhật thị trường lao động, quý III cả nước có 1.074.800 lao động trong độ
tuổi thất nghiệp, giảm 6.800 người so với quý II/2017. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong
độ tuổi giảm còn 2,21%. Đáng lưu ý, sau hai quý liên tiếp, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm có
trình độ đại học giảm cịn 2-3% đã đột ngột tăng trở lại 4,5% trong quý III. Số người thất
nghiệp có trình độ đại học trở lên là 237.000 người, tăng 53.900 người so với q II. Nhóm
trình độ cao đẳng cũng có tỷ lệ thất nghiệp cao với 84.800 người thất nghiệp và nhóm trình
độ trung cấp có 95.500 người thất nghiệp.
Hiện cả nước có 412 trường Đại học, Cao đẳng, trung bình mỗi tỉnh, thành phố có
khoảng 6,6 trường Đại học, Cao đẳng. Cả nước có khoảng 2,2 triệu sinh viên trong tổng
dân số 95 triệu dân, cao hơn cả các quốc gia phát triển. Con số đó đã phản ảnh thực trạng
đào tạo ồ ạt ở nước ta. Việc đào tạo ồ ạt dẫn đến nghịch lý là số lượng sinh viên đông
nhưng chất lượng chưa tương xứng đã khiến các cử nhân sau khi ra trường khó có thể tìm
cho mình một cơng việc thích hợp. Sinh viên khó có khả năng tiếp cận thị trường lao động
do kỹ năng mềm còn hạn chế. Nhiều cử nhân khi làm việc tại các doanh nghiệp thì vẫn
phải đào tạo lại. Một nghiên cứu mới đây của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) chỉ ra rằng,
lao động Việt Nam mất một thời gian khá lớn để tìm, làm quen với công việc sau khi ra


trường. Điều này bắt nguồn từ sự kết hợp chưa thực sự tốt giữa doanh nghiệp và các cơ sở
đào tạo. Thực tế, sinh viên sau khi tốt nghiệp chưa thể làm việc ngay mà mất thời gian học
thêm các kỹ năng khác, hoặc doanh nghiệp phải đào tạo thêm từ 3-6 tháng.
Tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường có rất nhiều nguyên nhân: khả
năng ngoại ngữ kém, các kỹ năng mềm (kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình…)
cịn yếu; kỹ năng làm việc và tay nghề của người lao động vẫn còn yếu; yêu cầu của người
296


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

sử dụng lao động cao hơn so với năng lực của người lao động; nhiều sinh viên khi ra trường
khơng thích vào làm việc ở các doanh nghiệp mà muốn vào làm việc ở các cơ quan nhà
nước; năng lực thực sự của người lao động lại không đồng nhất với tấm bằng mà họ đang
có; thị trường lao động ln ln biến động và số lượng sinh viên ra trường quá lớn so với
nhu cầu hấp thụ của các doanh nghiệp…
Tuy nhiên, ngoài những lý do xuất phát từ sinh viên như không định hướng nghề
nghiệp rõ ràng, không chủ động trong học tập, hạn chế về ngoại ngữ hay thiếu kỹ năng
mềm…, việc thất nghiệp ở sinh viên mới ra trường, cơ sở đào tạo cũng phải chịu trách
nhiệm, đó chính là mối quan hệ vẫn chưa chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp. Hợp
tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là yếu tố quan trọng giúp giải quyết việc làm cho sinh
viên. Với sự hỗ trợ của doanh nghiệp, sinh viên sẽ được đào tạo bằng kiến thức, kỹ năng
thực tế thay vì lý thuyết sng, chất lượng đào tạo và đặc biệt là triển vọng việc làm nâng
cao. Nhưng hiện nay quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp vẫn là một chiều, chủ yếu
thông qua các mối quan hệ cá nhân. Hai bên chưa có sự phối hợp chặt chẽ và cũng chưa có
cơ quan nào đứng ra gắn kết, thúc đẩy. Hệ quả ngay trước mắt là không ít trường hợp gặp
khó khăn khi liên hệ để tìm chỗ thực tập bởi doanh nghiệp cảm thấy bị làm phiền.
Điều quan trọng nhất trong mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp là đơi bên
cùng có lợi. Để có thể kết nối với doanh nghiệp, nhà trường phải cho họ thấy họ được lợi
gì? Chẳng hạn, doanh nghiệp cần nhân lực thời vụ thì nhà trường có thể cung cấp. Trường

cũng phải có kinh phí để trả cho doanh nghiệp khi gửi sinh viên thực tập, coi như học phí
đào tạo mặc dù nhiều doanh nghiệp khơng u cầu. Hiện nay, quan hệ giữa nhà trường và
doanh nghiệp vẫn là một chiều, chủ yếu thông qua các mối quan hệ cá nhân. Hai bên chưa
có sự phối hợp chặt chẽ và cũng chưa có cơ quan nào đứng ra gắn kết, thúc đẩy. Thậm chí,
nhiều trường đại học đã gặp khó khăn khi liên hệ để tìm chỗ thực tập cho sinh viên bởi
doanh nghiệp cảm thấy bị làm phiền. Ở một số ngành, sinh viên phải tự liên hệ nơi thực
tập cho mình. Nhiều mơn học trong chương trình đào tạo khơng cịn phù hợp với địi hỏi
thực tế của thị trường. Các nhà quản lý đào tạo và nhà chuyên môn chưa năng động trong
việc đổi mới chương trình. Rèn luyện kỹ năng làm việc cho sinh viên đang là đòi hỏi bức
thiết hiện nay. Và điều đó chỉ có thể làm tốt khi trường đại học tăng cường phối hợp với
doanh nghiệp, với các tổ chức nghiên cứu.
Như vậy, một trong những cách thức để giúp sinh viên sau khi ra trường có tỷ lệ có
việc làm cao, là xác lập mối quan hệ vững chắc giữ nhà trường, cơ sở đào tạo và doanh
nghiệp, nơi hấp thụ nguồn lao động đó. Xác lập mối quan hệ giữa nhà trường với doanh
nghiệp chính là việc đẩy mạnh hình thành các cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp để chia sẻ
các nguồn lực chung về cơ sở vật chất, tài chính, nhân lực, rút ngắn thời gian chuyển giao
từ kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn cuộc sống.
Mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp được hiểu như là những giao
dịch giữa các trường đại học và các tổ chức sản xuất kinh doanh vì lợi ích của cả hai bên.
297


LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN…

Đẩy mạnh việc hợp tác này và khai thác giá trị của nó có thể giúp nhà trường tháo gỡ những
khó khăn về tài chính, và giúp các doanh nghiệp đạt được hoặc duy trì ưu thế cạnh tranh
trong thị trường năng động ngày nay, đồng thời đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế của
quốc gia và đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động.
Có thể định nghĩa quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là tất cả mọi hình
thức tương tác trực tiếp hay gián tiếp, có tính chất cá nhân hay tổ chức giữa trường đại học

và các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ lẫn nhau vì lợi ích của cả hai: hợp tác trong nghiên cứu
và phát triển, kích thích sự vận động năng động qua lại của giảng viên, sinh viên và các
nhà chuyên môn đang làm việc tại các doanh nghiệp; thương mại hóa các kết quả nghiên
cứu; xây dựng chương trình đào tạo; tổ chức học tập suốt đời; hỗ trợ các nỗ lực sáng nghiệp
và quản trị tổ chức.
Trên toàn thế giới, mọi quốc gia đều đang đương đầu với những thách thức to lớn
trong việc khơng ngừng đáp ứng với địi hỏi của một thị trường tồn cầu hóa, quốc tế hóa
cao độ và năng động chưa từng có. Sân chơi của một thế giới phẳng khiến tất cả các nước
đều đối mặt với một thách thức cách đây năm mươi năm là khơng thể hình dung ra được,
do khả năng tiếp cận và hịa nhập với thị trường tồn cầu đã mở rộng hơn bao giờ hết.
Trong một vài thập kỷ vừa qua, đã có một sự thay đổi nhanh chóng trong nhận thức của
các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà quản lý đại học, về cái được gọi là “sứ
mạng thứ ba” của trường đại học.
Thông qua sứ mạng này, vai trò của các trường đại học tập trung vào việc đóng góp
cho xã hội bằng những cách thức có ý nghĩa thực tiễn như sáng tạo tri thức mới và chuyển
giao công nghệ. Những năm gần đây, nhiều trường đại học rất có ý thức về những cách
thức phong phú họ có thể đóng góp trực tiếp cho xã hội, như là tổ chức học tập suốt đời,
hỗ trợ các nỗ lực sáng nghiệp, giao lưu với các doanh nghiệp. Nhờ đó, những giá trị và lợi
ích đạt được qua hợp tác với các doanh nghiệp đã trở nên ngày càng quan trọng đối với các
trường và ngày càng được công nhận rộng rãi.
Thời gian qua ở nước ta, chất lượng đào tạo đại học ở nhiều ngành nghề chưa đáp ứng
được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Phần lớn doanh nghiệp sau khi tuyển dụng phải đào tạo
lại. Một bộ phận không nhỏ người lao động đã được đào tạo nhưng doanh nghiệp từ chối
tuyển dụng sau khi phỏng vấn, kiểm tra tay nghề thực tế. Thực tế là, doanh nghiệp chưa
thực sự tin là mối quan hệ với trường đại học sẽ mang lại lợi ích cho họ.
Mặt khác, hầu hết các trường đại học khơng có đủ thơng tin về nhu cầu sử dụng lao
động; trong khi sự chuyển đổi công nghệ của doanh nghiệp diễn ra liên tục, nên việc gắn
đào tạo với sử dụng cũng phải thay đổi theo. Trong các trường đại học hiện nay, quan niệm
“giỏi” mới dừng ở mức học giỏi, thi giỏi, chứ chưa phải là làm giỏi. Tinh thần thực học,
thực nghiệp vẫn chưa có được chỗ đứng vững chắc trong nhà trường, nên việc đào tạo còn

xa rời yêu cầu của thực tiễn.

298


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

Đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta vẫn đầu tư theo kiểu “ăn xổi”, ít chú trọng
đến phát triển bền vững lâu dài, nên ít đầu tư xây dựng nguồn nhân lực. Các tổng công ty
lớn hay các doanh nghiệp nhà nước thì vẫn được Nhà nước bao cấp, ưu ái, cịn trường đại
học thì thường đào tạo theo chương trình đã lên khung cứng nhắc từ trước mà khơng thay
đổi vì chưa có đủ động lực để thay đổi. Ở góc độ vĩ mơ, nước ta đã có một số quy định
nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp, tạo cơ sở pháp lý ban đầu
cho quá trình liên kết: Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28-7-2008 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về “Liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên
nghiệp, cao đẳng, đại học”, cùng một số văn bản ban hành gần đây của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo nghề cũng góp phần thuận lợi cho việc liên kết giữa
trường đại học và doanh nghiệp...
Để trường đại học và doanh nghiệp liên kết một cách có hiệu quả, cần phải có hệ
thống chính sách, giải pháp đồng bộ:
Thứ nhất, nâng cao năng lực đào tạo thơng qua bồi dưỡng trình độ của đội ngũ giảng
viên, đầu tư cơ sở vật chất thiết yếu; cập nhật, đổi mới chương trình nhằm bảo đảm chất
lượng giáo dục. Đồng thời thiết lập bộ phận chuyên trách về liên kết, hợp tác với doanh
nghiệp. Phát huy vai trò cầu nối của các tổ chức và cá nhân để ký kết thỏa thuận hợp tác
hoặc mua cổ phiếu để trở thành cổ đơng của những doanh nghiệp có ngành nghề kinh
doanh chính sát với các ngành đào tạo của mình (theo hình thức riêng lẻ từng trường hoặc
liên kết nhóm trường đại học cùng ngành đào tạo). Việc trở thành cổ đông (đặc biệt là cổ
đông lớn, cổ đông chiến lược) của doanh nghiệp là điều kiện quan trọng để hai bên gắn kết
quyền lợi và trách nhiệm. Cũng từ cách thức liên kết này, nhà trường có thể thâm nhập sâu
vào tồn bộ quy trình hoạt động của doanh nghiệp nói chung, nhu cầu về nhân lực nói
riêng, mặt khác cơ sở đào tạo đại học có điều kiện nâng cao năng lực và hiệu quả đầu tư

tài chính trước xu thế “tự chủ đại học”- dự kiến bắt đầu từ năm 2020.
Thứ hai, giải quyết vấn đề nguồn tài chính cho q trình đào tạo nguồn nhân lực. Thực
hiện tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục bằng việc liên kết về tài chính và cơ sở vật chất.
thường xuyên thống kê cung - cầu nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao để điều
tiết lĩnh vực giáo dục - đào tạo cho phù hợp. Hoàn thiện cơ chế hoạt động của các trung
tâm kiểm định chất lượng giáo dục trên tinh thần cạnh tranh, độc lập tự chủ, tự chịu trách
nhiệm trước pháp luật. Thiết lập nhiều kênh kết nối trường đại học với doanh nghiệp. Cơ
quan quản lý có thể đứng ra tổ chức các sân chơi, các diễn đàn để nhà trường và doanh
nghiệp gặp nhau, như sàn giao dịch công nghệ, gặp gỡ nhà trường - doanh nghiệp. Tổ chức
để nhà trường và doanh nghiệp rút kinh nghiệm sau mỗi giai đoạn hợp tác để nâng cao hiệu
quả liên kết trong tương lai. Bên cạnh đó, cần thay đổi cơ chế quản lý để nhà trường và
doanh nghiệp có quyền tự chủ nhiều hơn. Khi đó, nhà trường sẽ được tự quyết định chương
trình đào tạo của mình để kịp thời bắt nhịp với nhu cầu của xã hội và của nhà tuyển dụng;
còn nhà tuyển dụng sẽ được tự do lựa chọn tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng. Hai bên
sẽ hợp tác với nhau vì lợi ích sống cịn của mình. Nhà nước sẽ đóng vai trị là “trọng tài”
299


LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN…

giải quyết những bất đồng, xung đột lợi ích giữa hai bên liên kết. Và phải có cơ chế hỗ trợ
nhà trường và doanh nghiệp thành lập các quỹ đầu tư phát triển chung để gia tăng sự ràng
buộc, nâng cao tính năng động cũng như trách nhiệm của các chủ thể liên kết.
Thứ ba, gắn kết với doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình đào tạo. Thường
xun cung cấp thơng tin về chương trình, giáo trình, nội dung, phương pháp giảng dạy
cũng như đề xuất những nhu cầu thiết yếu khác tới phía doanh nghiệp. Định kỳ tiếp xúc để
tìm hiểu nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp, qua đó góp phần xây dựng chuẩn đầu ra cho
quá trình đào tạo. Thiết lập cơ chế thỏa đáng nhằm khuyến khích các tập thể và cá nhân
trên danh nghĩa cơ sở đào tạo đại học, ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với doanh nghiệp
để tạo điều kiện cho sinh viên trong quá trình thực tập, thực hành, định hướng nghề nghiệp

cũng như cung cấp trang thiết bị cho nhà trường... Trường đại học cần mở ra các điều kiện
để đội ngũ doanh nhân trực tiếp tham gia giảng dạy những nội dung cần thiết có thiên
hướng thực hành trong chương trình đào tạo. Đồng thời doanh nghiệp chủ động phối hợp
với trường đại học trong việc biên soạn giáo trình, nội dung và phương pháp giảng dạy,
bảo vệ đồ án, luận văn tốt nghiệp... để chương trình đào tạo “ăn khớp” với nhu cầu của
doanh nghiệp và xã hội. Chủ trương đưa các doanh nhân vào hội đồng trường đại học thời
gian gần đây được nhìn nhận là một bước tiến trong chiến lược xã hội hóa giáo dục cũng
như đào tạo theo nhu cầu xã hội.
Thứ tư, đẩy mạnh mô hình hợp tác thơng qua gắn kết việc điều hành nhân sự và tham
gia quá trình đào tạo bằng cách ưu tiên tuyển dụng những giảng viên có kinh nghiệm làm
việc trong các doanh nghiệp, xây dựng tiêu chuẩn đứng lớp đối với giảng viên như căn cứ
vào trình độ chuyên môn, chuyên ngành, kinh nghiệm thực tế.
Thứ năm, đẩy mạnh hợp tác NCKH và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu. Có
thể thấy, tuy các cán bộ giảng dạy ít trải nghiệm thực tế về chuyên ngành, song hầu hết các
thầy cô lại rất nhanh nhạy với những vấn đề, những cơng trình khoa học mới, có tính thời
sự. Trong khi đó, các nhà khoa học xuất phát từ thực tiễn, các doanh nhân từng trải, lại có
sự nhìn nhận thực tế hơn. Nếu kết hợp ngay từ khâu ý tưởng để đi đến triển khai sẽ dự liệu
được một kết quả khả quan hơn. Doanh nghiệp quan tâm đến những vấn đề thiết thực có
liên quan đến nhu cầu phát triển của họ, đến những vấn đề cụ thể phải đối mặt hàng ngày.
Sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp sẽ góp phần hình thành những đề tài nghiên
cứu khoa học đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Kết quả đề tài sẽ được xã hội đánh giá và sử dụng,
tránh tình trạng báo cáo tổng kết của một số đề tài được đánh giá tốt song sau đó chỉ để
trưng bày trong tủ kính. Các nhà doanh nghiệp và các giảng viên cùng nhau đề xuất, xây
dựng và triển khai đề tài sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên. Phía doanh nghiệp có thể áp
dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn phát triển sản xuất cho mình. Các doanh nhân, nhà
khoa học từ thực tiễn sẽ nâng cao khả năng lý luận, các giảng viên sẽ bổ sung được nhiều
kiến thức thực tế. Sinh viên sẽ có nhiều đề tài cập nhật nhanh nhất

300



KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 1. />2. />3. />4. />
301



×