Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

6 chiếc mũ tư duy QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.11 KB, 11 trang )

Thành viên:

STT

Họ và tên

Mã sinh viên

1

Lưu Thị Bình Ngọc

1873410030

2

Hà Thùy Trang

1873410045

3

Trần Thị Mỹ Dun

1873410010

4

Hồng Thị Xóm

1873410005



5

Lê Thị Nga

1873410085

1


MỤC LỤC
1. Tổng quan.......................................................................................3
2. Ý nghĩa 6 chiếc mũ tư duy .............................................................5
3. Cách tiến hành ................................................................................9
4. Ưu và nhược điểm ........................................................................11
5. Kết luận ........................................................................................11

2


1. Tổng quan
a) Khái niệm
Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy
là cách thức nhằm giúp chủ thể sáng tạo
có được nhiều cái nhìn về một đối
tượng. Những cái nhìn này sẽ khác
nhiều so với một người thơng thường
nhìn nhận và đánh giá. Phương pháp
này là cách thúc đẩy ra một “ khuôn
mẫu” trong sự suy nghĩ và kết hợp

chúng thành lối suy nghĩ định hướng
cho mỗi cá nhân.
Khái niệm :
6 chiếc mũ tư duy là một phương
pháp hỗ trợ tư duy được Tiến sỹ
Edward de Bono phát triển lần đầu
năm 1980 và được giới thiệu trong
cuốn sách “6 Thinkings Hats” xuất bản
năm 1985. Đây là một cơng cụ tư duy
có tác dụng giúp bạn đánh giá sự việc
từ nhiều góc nhìn để đưa ra quyết định
tốt hơn.

Phương pháp này giúp cho quá trình tư duy tập trung hơn, tránh bị tình
trạng rối loạn như thường thấy.

b) Vai trị
Nếu làm viêc tập thể, cách suy nghĩ lần lượt theo từng kiểu giúp cả tập
thể cùng nhìn, suy nghĩ về một hướng vì trong cùng một thời gian mọi
ngườiđều cùng một kiểu suy nghĩ ( tư duy song song ) chứ không phải là
quay sang tranh luận với nhau. Điều này giúp khai khác những gì tốt nhất của
3


mỗi cá nhân, phát huy sức mạnh của tập thể, dễ tạo được sự nhất trí, đồng
thuận và tiết kiệm thời gian.

c) Lợi ích
- Tăng khả năng khám phá ( hiệu quả sáng tạo tăng từ 300%-500%, tận
dụngđược kinh nghiệm, tư duy của mọi người).

- Tiết kiệm thời gian.
- Giảm thiểu được các lỗi mắc phải do suy nghĩ chủ quan
- Khuyến khích tư duy và tâm lí sáng tạo.
- Giúp ta sáng tạo trong suy nghĩ và trong quyết định.
- Bắt buộc sự cộng tác tư duy của các thành viên trong nhóm

d) Ứng dụng tại 1 doanh nghiệp
Một số cơng ty và tập đồn lớn trên thế giới đã áp dụng phương pháp
này trong điều hành các cuộc họp hoặc thảo luận giải quyết vấn đề. Công ty
IBM tổ chức họp với sáu chiếc nón suy nghĩ đã rút ngắn được ba phần thời
gian hội họp hàng năm.
Tập đoàn Statoil của Na Uy khi gặp phải
một sự cố trên giàn khoan dầu gây thiệt hại
khoảng 100.000 đô-la mỗi ngày, Jens Arup một
chuyên gia về sáu chiếc nón suy nghĩ đã đề xuất
áp dụng phương pháp này để thảo luận giải
quyết vấn đề. Chỉ sau 12 phút, những người
tham gia cuộc họp đã tìm ra được giải pháp
khắc phục sự cố, tiết kiệm được khoản phí tốn
hàng trăm ngàn đô la mỗi ngày.
Tại các công ty như Microsoft, Shell, BPP, NTT (Nhật bản), Siemens,
các nhà quản lý cấp cao đều được huấn luyện phương pháp tư duy này.

4


2. Ý nghĩa 6 chiếc mũ tư duy
a) Mũ trắng – Khách quan
Mũ trắng tượng trưng cho một tờ giấy trắng, thông tin, dữ liệu. Khi đội
mũ trắng, cần suy nghĩ về các thông tin, dữ liệu liên quan đến vấn đề đang

giải quyết. Tập trung suy nghĩ trên thông tin có được, làm sao để đánh giá
được vấn đề một cách khách quan, dựa trên dữ kiện có sẵn.
Một số câu hỏi có thể sử dụng trong tư duy mũ trắng:
– Chúng ta đã có những thơng tin gì về vấn đề này?
– Chúng ta cần có những thơng tin nào liên quan đến vấn đề đang xét?
– Chúng ta đang cịn thiếu những thơng tin, dữ kiện nào? Làm sao để có được
chúng?

b) Mũ đỏ – Trực giác
Mang hình ảnh của lửa đang cháy trong lị, con tim, dịng máu nóng, sự
ấm áp. Khi đội chiếc mũ đỏ, chỉ cần đưa ra các giải thích, lý lẽ của bản thân
về vấn đề đang giải quyết dựa trên trực giác, cảm xúc mà không cần chứng
minh logic. Đồng thời, cố gắng đốn biết cảm xúc của người khác thơng qua
những phản ứng của họ . Một số câu hỏi có thể sử dụng:
– Cảm giác của tơi ngay lúc này là gì?
– Trực giác của tơi mách bảo điều gì về vấn đề này?
– Tơi thích hay khơng thích vấn đề này?

c) Mũ đen – Tiêu cực, điểm tối
Mang hình ảnh của đêm tối, đất bùn. Vai trị của chiếc mũ đen là chỉ ra
những điểm yếu trong quá trình suy nghĩ tránh được các rủi ro, ngăn chúng ta
làm điều sai, bất hợp pháp hay nguy hiểm. Nhìn nhận sự việc theo cách này
sẽ giúp loại bỏ những điểm yếu trong kế hoạch hoặc quá trình tiến hành cơng
việc, qua đó điều chỉnh cách giải quyết hoặc kế hoạch dự phịng cho những
vấn đề có thể nảy sinh ngoài dự kiến.
Nhiều người thành đạt đã quen với việc suy nghĩ một cách lạc quan.
Tuy nhiên, điều đó sẽ khiến họ không dự kiến hết được những vấn đề có thể
5



phát sinh nên thường khơng có sự chuẩn bị chu đáo. Phương pháp tư duy “mũ
đen” sẽ giúp họ tránh được điều này.
Một số câu hỏi sử dụng trong tư duy mũ đen:
– Những rắc rối, nguy hiểm nào có thể xảy ra?
– Những khó khăn nào có thể phát sinh khi tiến hành làm điều này?
– Những nguy cơ nào đang tiềm ẩn?

d) Mũ vàng – Tích cực
Là hình ảnh tượng trưng của ánh nắng mặt trời, sự lạc quan, các giá trị
và lợi ích. Khi tưởng tượng đang đội chiếc mũ vàng, bạn sẽ đưa ra các ý kiến
lạc quan có tính logic, các mặt tích cực, các lợi ích của vấn đề, mức độ khả thi
của dự án hay vấn đề. Khi đội “mũ vàng”, bạn sẽ suy nghĩ một cách tích cực.
Sự lạc quan sẽ giúp bạn thấy hết được những lợi ích và cơ hội mà quyết định
của bạn mang lại. Tư duy mũ vàng giúp bạn có thêm nghị lực để tiếp tục cố
gắng khi cơng việc vấp phải khó khăn, trở ngại.
Câu hỏi áp dụng:
– Những lợi ích khi chúng ta tiến hành dự án này là gì?
– Đâu là mặt tích cực của vấn đề này?
– Liệu vấn đề này có khả năng thực hiện được không?

e) Mũ xanh lá cây – Sáng tạo
Màu xanh gợi liên tưởng đến cây cỏ xanh tươi, sự nảy mầm, sự đâm
chồi, sự phát triển. Vì thế, chiếc mũ xanh lá cây tượng trưng cho sự sinh sôi,
sáng tạo. Khi đội mũ này, chúng ta sẽ đưa ra các giải pháp, ý tưởng sáng tạo
cho vấn đề đang thảo luận hoặc cần giải quyết. Lối tư duy tự do và cởi mở khi
đội “mũ xanh” sẽ giúp bạn tìm ra những giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn
đề.
Một số câu hỏi có thể áp dụng:
– Có những cách thức khác để thực hiện điều này khơng?
– Chúng ta có thể làm gì khác trong trường hợp này?

– Những lợi ích khi chúng ta tiến hành dự án này là gì?
6


– Đâu là mặt tích cực của vấn đề này?

f) Mũ xanh dương – Tiến trình
Ý nghĩa của mũ xanh dương là hãy nhìn bầu trời xanh lồng lộng bằng
con mắt bao quát. Mũ xanh dương sẽ có chức năng giống như nhạc trưởng, nó
sẽ tổ chức các chiếc mũ khác – tổ chức tư duy. Nó sẽ kiểm sốt tiến trình tư
duy. Đây là chiếc mũ mà người chủ tọa sẽ đội để kiểm sốt tiến trình cuộc
họp. Khi gặp khó khăn do bế tắc về ý tưởng, người đội mũ xanh dương linh
hoạt điều chỉnh cách tư duy của mọi người dự họp sang hướng “mũ xanh lá
cây”. Còn khi cần lập kế hoạch dự phòng, chủ tọa sẽ yêu cầu mọi người tư
duy theo cách “mũ đen”.
Một số câu hỏi áp dụng:
– Xác định trọng tâm và mục đích thảo luận cho nhóm: Chúng ta ngồi ở đây
để làm gì? Chúng ta cần tư duy về điều gì? Mục tiêu cuối cùng là gì?
– Sắp xếp trình tự cho các chiếc nón trong suốt buổi thảo luận.
– Cuối cùng, tập hợp mọi ý kiến, tóm tắt, kết luận và ra kế hoạch.
– Chúng ta đã đạt được gì qua buổi thảo luận?
– Chúng ta có thể bắt đầu hành động chưa?
– Chúng ta có cần thêm thời gian? Cần thêm thơng tin gì để giải quyết vấn
đề?
Ngun tắc: Hãy lần lượt “đội” 6 chiếc mũ để đánh giá vấn đề. Mỗi lần đội
mũ tức là người đội sẽ chuyển sang một cách tư duy mới. Nếu bạn chủ trì
nhóm thảo luận thì ln đảm bảo tại một thời điểm nhất định, mọi người phải
đội mũ cùng màu.

7



Ví dụ:
Các giám đốc của cơng ty bất động sản đang cân nhắc liệu họ có nên
xây dựng một khối văn phịng mới hay khơng. Họ áp dụng kỹ thuật 6 chiếc mũ
tư duy như là một phần của quá trình ra quyết định .
Mũ trắng: Họ phân tích những dữ liệu có sẵn. Thấy rằng số lượng văn
phịng có sẵn trong thành phố đang giảm và tính tốn rằng, vào thời điểm
văn phịng mới hồn thành, khơng gian hiện có sẽ ở trong tình trạng cung rất
thấp. Họ cũng cũng chú ý đến triển vọng kinh tế tốt và tốc độ tăng trưởng
được dự đoán sẽ tiếp tục ổn định.
Mũ đỏ: Một số giám đốc nói rằng tịa nhà được đề xuất trơng xấu xí và
ảm đạm. Họ lo rằng mọi người sẽ thấy cảm thấy đó là nơi áp bức, khơng
thích hợp làm việc.
Mũ đen: Họ tự hỏi liệu dự báo kinh tế có sai lầm hay khơng. Nền kinh
tế có thể đang trải qua thời kỳ suy thối, trường hợp đó, tịa nhà có thể sẽ
khơng có ai thuê trong một thời gian dài. Nếu tòa nhà khơng hấp dẫn thì các
cơng ty sẽ chọn những cơ sở khác tốt hơn.
Mũ vàng: tích cực, các giám đốc biết rằng, nếu tăng trưởng kinh tế giữ
vững và dự báo của họ là chính xác, cơng ty sẽ đạt lợi nhuận tốt. Nếu may
mắn, có lẽ họ có thể bán được tịa nhà trước thời kỳ suy thối tiếp theo hoặc
cho thuê dài hạn kéo dài qua suy thoái.
Mũ xanh lá cây: họ cân nhắc liệu có nên thiết kế lại tịa nhà để khiến
nó hấp dẫn hơn khơng. Họ có thể xây dựng tịa nhà uy tín mà mọi người
muốn thuê trong bất kỳ nền kinh tế nào. Ngồi ra, có thể họ nên đầu tư tiền
trong ngắn hạn, sau đó mua bất động sản với chi phí thấp hơn khi thời điểm
suy thoái tiếp theo xảy ra.
Mũ xanh da trời: Chủ tịch của cuộc họp sẽ đội mũ xanh da trời để giữ
cho cuộc thảo luận di chuyển cùng dịng chảy ý tưởng, khuyến khích các giám
đốc thay đổi góc độ suy nghĩ từ những quan điểm khác nhau. Sau khi xem xét

các lựa chọn từ nhiều quan điểm, các giám đốc có bức tranh chi tiết hơn về
những kết quả có thể xảy ra và có thể đưa ra quyết định phù hợp.

8


3. Cách tiến hành

Bước 1 (Mũ trắng): Tất cả các ý kiến đóng
góp vào chỉ chứa sự thật, bằng chứng hay dữ
kiện, thông tin. Đội mũ này tức là: “Hãy cởi
bỏ mọi thành kiến, mọi tranh cãi, cởi bỏ mọi
dự định và hãy tập trung nhìn

Bước 2 (Mũ xanh lá cây): Tạo ra các ý kiến
làm sao để giải quyết. Các sáng tạo, các cách
thức khác nhau, các kế hoạch, các sự thay đổi.

Bước 3: ( Mũ vàng )
- Đánh giá các giá trị cuả các ý kiến trong mũ
xanh lá cây
- Dùng mũ vàng để viết ra danh mục các lợi ích.
Mũ vàng: Tại sao vài ý kiến sẽ chạy tốt và tại sao
nó mang lại lợi ích? Ở đây cũng có thể dùng về
các kết quả cuả các hành động được đề xuất hay
các đề án. Nó cịn dùng để tìm ra những vật hay
hiệu quả có giá trị cuả những gì đã xảy ra.

9



Bước 4: ( Mũ đen )
- Dùng mũ đen để viết các đánh giá và các lưu
ý.
Mũ đen có giá trị nhất. Dùng để chỉ ra tại sao
các đề nghị hay ý kiến khơng thích hợp (hay
khơng hoạt động được) cùng với các dữ kiện,
với kinh nghiệm sẵn có, với hệ thống đang
hoạt động, hoặc với chế độ đang được theo.
Mũ đen lúc nào cũng phải tính đến sự hợp lý.

Bước 5 (Mũ đỏ): Viết ra hoặc bày tỏ các phản
ứng, trực giác tự nhiên và các cảm giác. Mũ đỏ
cho phép người suy nghĩ đặt xuống các trực
cảm mà không cần bào chữa.

Bước 6 (Mũ xanh da trời): Tổng kết và kết thúc
buổi làm việc
Mũ xanh da trời là sự nhìn lại các bước trên
hoặc là quá trình điều khiển. Nó sẽ khơng nhìn
đến đối tượng mà là nghĩ về đối tượng (ví dụ
như ý kiến “đội cho tơi cái mũ xanh lá cây, tơi
cảm giác rằng có thể làm được nhiều hơn về
cái mũ xanh này”).

10


4. Ưu và nhược điểm
a) Ưu điểm:

- Mọi người chỉ xem xét một khía cạnh tại một thời điểm, nhờ đó hướng đưa
tư duy của mọi người cùng hướng về một phía, tránh sự tranh cãi và hao phí
sức lực của nhau.
=> Đơn giản hóa lối tư duy, tư duy tập trung hơn, tránh bị tình trạng rối loạn.
- Một vấn đề được xem xét từ nhiều khía cạnh trước khi được quyết định.
Điều này giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn vấn đề cần giải quyết.
- Không những tìm được cách giải quyết vấn đề hiệu quả nhất trong một thời
gian ngắn, mà cịn khơng ảnh hưởng đến cái tôi của mỗi người.

b) Nhược điểm:
- Trong một số trường hợp, điều hành cuộc họp theo phương pháp 6 chiếc mũ
tư duy có thể gây ra gượng gạo.
- Phương pháp này địi hỏi tính tốn thời gian chính xác để không bị kéo dài
thời gian thảo luận.

5. Kết luận

Một phương pháp đơn giản mà đem lại hiệu quả to lớn giúp chúng ta tư
duy hiệu quả hơn, là công cụ để giải quyết vấn đề trong công việc và cuộc
sống nhanh chóng nhờ sự tập trung của trí thơng minh, kinh nghiệm và kiến
thức.
Tuy nhiên, phương pháp này phù hợp với trường hợp cần giải quyết
vấn đề hệ trọng, cần tham khảo ý kiến của nhiều người. Những cuộc họp
ngắn, khơng có nhiều thời gian cần xem xét phương pháp này có thật sự phù
hợp hay khơng.

11




×