Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Đề tài kiến trúc di tích lịch sử văn hóa đền quán thánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.75 MB, 26 trang )

lOMoARcPSD|9054470

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐHQGHN
BỘ MÔN NGÔN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM
-------------------------------

BÀI TẬP THỰC TẾ
MƠN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Học kỳ 1 năm học 2020 – 2021

Đề tài: Kiến trúc di tích lịch sử văn hóa Đền Quán
Thánh
Danh sách nhóm
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Họ và tên

Bùi Mĩ Anh
Tạ Phương Anh
Nguyễn Thị Dung


Nguyễn Minh Hằng
Hồ Đức Hoàng
Hoàng Thùy Linh
Đoàn Thị Thùy Trang
Lê Thị Minh Trang
Bùi Thanh Trúc
Nông Việt Trung

Số thứ tự

Mã sinh viên

861
863
865
867
868
871
885
886
887
888

20041374
20040232
20040265
20040295
20041418
20041427
20040490

20041251 (trưởng nhóm)
20041305
20040505
1

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

Mục lục
Phần mở đầu…………………………………………………………… 3
Nội dung………………………………………………………………... 6
1. Giới thiệu chung về Đền Quán Thánh…………………………….. 6
1.1. Vị trí địa lí…………………………………………………………..6
1.2. Lịch sử……………………………………………………………. ..6
2. Kiến trúc Đền Quán Thánh………………………………………. 7
2.1. Khái quát………………………………………………………….. 8
2.2. Kiến trúc…………………………………………………………... 8
2.3 Những nét độc đáo trong kiến trúc………………………………… 13
3. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa………………………………..15
3.1 Khó khăn……………………………………………………………15
3.2 Giải pháp……………………………………………………………15
Kết luận………………………………………………………………..17
Tài liệu tham khảo
Phụ lục ảnh

2

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9054470

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam vốn là một đất nước của phong tục ,tập quán với tinh hoa văn hoá lâu
đời được chắt lọc qua ngàn năm. Và trung tâm của mọi tinh túy ấy chính là mảnh đất
Hà thành –với vô số nét kiến trúc mang đậm vẻ đẹp truyền thống; mỗi tấc đất, nét sơn
đều ẩn chứa một câu chuyện và ý nghĩa riêng. Nhưng cuối cùng, trong vô số danh lam
thắng cảnh của Hà Nội, nhóm Cơ sở văn hóa chúng tơi đã quyết định chọn Đền Quán
Thánh là nơi đặt chân và làm nguồn tư liệu sống. Vậy ở đó có gì đặc biệt?
Từ xưa, Trấn Vũ Quán hay còn gọi là đền Quán Thánh đã nổi danh trấn Bắc
trong “Thăng Long tứ trấn” của đất kinh kỳ. Đền Quán Thánh là nơi thờ Huyền Thiên
Trấn Vũ- một vị thần trấn giữ hướng Bắc kinh thành Thăng Long, giúp dân trừ tà ma,
yêu quái; hơn nữa vào thời Lê, các vua cũng thường đến đây để cầu mưa mỗi khi có
hạn hán. Bởi vậy có thể nói, đền Quán Thánh trước hết đã mang trong mình một nét
đẹp văn hóa độc đáo của dân gian. Hơn thế nữa, đền nằm ở một địa thế phong thủy rất
đẹp : cạnh hai hồ trên đường Cổ Ngư là hồ Trúc bạch và Hồ Tây vậy nên ln có
khơng khí mát mẻ quanh năm. Qua nhiều lần sửa chữa, kiểu kiến trúc hiện nay của đền
thuộc về triều Nguyễn với các bộ phận kiến trúc gồm : tam quan, sân , ba lớp nhà tiền
tế, trung tế, hậu tế, hậu cung. Khi đến thăm đền, chúng ta có thể chiêm ngưỡng những
cơng trình nghệ thuật độc đáo : Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ, tượng ông Trùm Trọng ,
tượng thần Đương Niên hành khiển và quả chuông cao gần 1,5m treo ở gác tam quan…
Tiếng chuông này đã ngân vang vào cả trang viết của những người thi sĩ và thấm nhuần
trong tâm hồn của những con người đất Việt.
Với mục đích là tìm hiểu về phong tục truyền thống của ông cha ta, áp dụng với
những lý thuyết và hiểu biết đã tích lũy qua các tiết học Cơ sở văn hóa Việt Nam, vào
lúc 8h sáng ngày 28/11/2020, chúng tơi đã có mặt đơng đủ ở trước cổng Đền Quán
Thánh, mang theo giấy bút và máy quay để ghi chép và chụp lại những tư liệu cho bài

thu hoạch. Ngay từ khi bước chân tới cổng đền, chúng tơi đã khơng khỏi chống ngợp
trước sự trang nghiêm cổ kính của nơi đây. Tuy khơng quá rộng như các đền chùa

3

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

khác, nhưng Đền Quán Thánh lại có một sự cuốn hút đến kì lạ. Tất cả chúng tơi đều đã
tìm hiểu kĩ về Đền Quán Thánh trước khi tới đây nên chúng tôi không bị bỡ ngỡ và
việc tham quan đền diễn ra một cách sn sẻ.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử ra đời, kiến trúc và những nét độc đáo trong kiến
trúc của Đền Quán Thánh và đưa đến những giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn
hóa của di tích lịch sử Đền Quán Thánh.
Trình bày một cách hệ thống những đặc điểm về kiến trúc. Từ đó thấy được
những nét đặc sắc và có những đề xuất những giải pháp bảo tồn những giá trị văn hóa,
lịch sử, kiến trúc góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Vận dụng cách tiếp cận hệ thống để nghiên cứu và tiến hành thu thập tài liệu,
thông tin theo các yếu tố thời gian, không gian.
- Tiếp cận với các cơ quan chức năng có liên quan đến đề tài, với các Ban quản lý
di tích, nhân dân địa phương cũng như khách tham quan, du lịch để trao đổi, nắm bắt
các thông tin, số liệu cụ thể đảm bảo tính thực tiễn khách quan và khả thi của đề tài.
- Đi thực tế để tiếp cận và hiểu một cách rõ nhất về đề tài.
- Tổng hợp, phân tích các tài liệu trên các trang mạng, sách báo, tài liệu tham khảo
và thực tế.


4. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Di tích lịch sử Đền Quán Thánh
- Phạm vi:
+ Khu phía tiền sảnh của Đền
+ Khu tiền đường của Đền
4

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

+ Khu chính điện của Đền
+ Khu vực sân trong Đền

5

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

PHẦN NỘI DUNG
1. Giới thiệu chung về Đền Quán Thánh
Đền Quán Thánh thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, là một trong bốn vị thần
được lập đền thờ để trấn giữ bốn cửa ngõ thành Thăng Long khi xưa (Thăng
Long tứ trấn). Bốn ngơi đền đó là: Đền Bạch Mã (trấn giữ phía Đơng kinh
thành); Đền Voi Phục (trấn giữ phía Tây kinh thành); Đền Kim Liên (trấn
giữ phía Nam kinh thành); Đền Quán Thánh (trấn giữ phía Bắc kinh thành).
Đền Quán Thánh nằm bên cạnh Hồ Tây, cùng với chùa Kim Liên và chùa

Trấn Quốc tạo nên sự hài hoà trong kiến trúc cảnh quan và trong văn hố tín
ngưỡng đối với cả khu vực phía Tây Bắc của Hà Nội.

Sân Đền Quán Thánh
1.1. Vị trí địa lí

Đền Quán Thánh nằm bên cạnh Hồ Tây, cùng với chùa Kim Liên và chùa
Trấn Quốc tạo nên sự hài hòa trong kiến trúc cảnh quan và trong văn hóa tín
ngưỡng đối với cả khu vực phía Tây Bắc của Hà Nội. Đền tọa lạc tại số 190
phố Quán Thánh, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
1.2. Lịch sử
Đền được xây dựng vào đầu thời nhà Lý. Từng trải qua nhiều đợt trùng tu
vào các năm 1618, 1677, 1768, 1836, 1843, 1893, 1941 (các lần trùng tu này
6

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

được ghi lại trên văn bia). Đợt trùng tu năm Đinh Tỵ niên hiệu Vĩnh Trị thứ 2 tức
đời vua Lê Hy Tông. Trịnh Tạc ủy cho con là Trịnh Căn chủ trì việc xuất của kho
để di tạo Trấn Vũ Quán và pho tượng Thánh Trấn Vũ. Nghệ nhân trực tiếp chỉ
huy đúc tượng Thánh Huyền thiên Trấn Vũ là Vũ Cơng Chấn. Ơng cho đúc
tượng Huyền thiên Trấn Vũ bằng đồng hun, thay cho pho tượng bằng gỗ trước
đó. Năm Cảnh Thịnh 2 (1794) đời vua Quang Toản, viên Đô đốc Tây Sơn là Lê
Văn Ngữ cho đúc chiếc khánh đồng lớn.
Vua Minh Mạng nhà Nguyễn khi ra tuần thú Bắc Thành cho đổi tên đền
thành Chân Vũ quán. Ba chữ Hán này được tạc trên trán cổng tam quan. Tuy
nhiên, trên bức hoành trong Bái đường vẫn ghi là Trấn Vũ quán. Năm 1842,

vua Thiệu Trị đến thăm đền và ban tiền đúc vòng vàng đeo cho tượng Trấn Vũ.
Đền được cơng nhận di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia đợt đầu năm 1962.
2. Kiến trúc Đền Quán Thánh

Tam quan của Đền từ bên trong

7

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

2.1. Khái quát
Tương truyền đền có từ đời Lý Thái Tổ (1010-1028). Nhưng theo Vũ Tam Lang
trong cuốn “Kiến trúc cổ Việt Nam”, thì đền được khởi dựng năm 1012.
Theo Vũ Tam Lang thì đền được di dời về phía Nam hồ Tây trong đợt mở
rộng Hoàng thành Thăng Long năm 1474 của vua Lê Thánh Tông[4], nhưng diện mạo
được tu sửa vào năm 1836-1838 đời vua Minh Mạng. Các bộ phận kiến trúc đền sau
khi trùng tu bao gồm tam quan, sân, ba lớp nhà tiền tế, trung tế, hậu cung. Các mảng
chạm khắc trên gỗ có giá trị nghệ thuật cao. Bố cục khơng gian thống và hài hịa. Hồ
Tây phía trước mặt tiền tạo nên bầu khơng khí mát mẻ quanh năm.
Ngơi chính điện (bái đường) nơi đặt tượng Trấn Vũ có 4 lớp mái (4 hàng hiên).
Chính giữa là bức hồnh phi đề "Trấn Vũ Qn". Hai tường hồi có khắc các bài thơ ca
ngợi ngơi đền và pho tượng Trấn Vũ của các tác giả thời nhà Nguyễn như Nguyễn
Thượng Hiền, Vũ Phạm Hàm... Nhà Tiền tế có khám thờ và án thư cùng tượng thờ
nghệ nhân đúc tượng Trấn Vũ, Luân Quận Công Vũ Công Chấn.
2.2 Kiến trúc
a. Khu tiền sảnh của Đền
Ngay từ bên ngồi nhìn vào, cơng trình cổng Tam Quan đã thực sự gây ấn tượng.

Với những bức phù điêu mang hình tượng truyền thống nổi bật và đặc sắc. Hai thiết kế
kiến trúc cổ nhiều chi tiết hoa văn tỉ mỉ cùng bốn cột trụ ở hai bên. Bộ phận kiến trúc
cổng Tam Quan được đặt ở chính giữa với hai tầng thiết kế. Ba lối vào gồm hai cửa
nhỏ phụ ở hai bên và một cửa chính lớn ở giữa.

8

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

Cổng Tam Quan
b. Bên trong Đền

Một phần bên trong Đền Quán Thánh
Bước vào sân đền, ta như bị mê hoặc bởi lối xây dựng mang phong cách “trùng
thiềm điệp ốc” của các toà lâu đài cổ được bố cục hài hoà với bốn lớp mái, mỗi lớp
mang một dáng vẻ khác nhau. Theo lối đi rợp mát giữa hai hàng cây cổ thụ, bước lên
thềm, một lần nữa ta lại bị chống ngợp bởi một hệ thống đại tự, hồnh phi, câu đối,
cuốn thư... sơn thếp lộng lẫy, bởi những mảng chạm khắc mạnh mẽ mà chau chuốt trên
các bức cốn mê, đầu dư, con rường... của các nghệ nhân tài hoa đất kinh kỳ.
9

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

Khu tiền đường Đền là tổng thể không gian vô cùng hài hòa. Lối vào rộng lớn

dẫn từ cổng tới thẳng khu chính điện được lát gạch đỏ. Tiếp đến là thiết kế kiến trúc bia
đình của Đền Quán Thánh. Với một mái vịm cổ kính cùng thiết kế bia đá khắc tạc các
lần trùng tu đền. Thiết kế voi phục ấn tượng nằm ở bên lối vào dẫn tới khu chính điện.
Ngay phía trước của chính điện là một thiết kế non bộ về phong thủy.
Bước qua khoảng sân, phía sau của hịn non bộ là chính điện của Đền Qn
Thánh. Phần trong của chính điện bao gồm có 3 khơng gian kiến trúc liên tiếp nhau.
Phần ngồi cùng được gọi là nhà tiền tế của chính điện. Bên trái của nhà tiền tế có treo
một chiếc khánh bằng đồng đen kích thước khá lớn. Khánh có bề ngang 1,25m và cao
khoảng 1,1m, được đúc vào thời Chúa Trịnh. Ngồi cùng phía trước của khánh đồng có
đơi cây đèn đồng lớn với nhiều hoa văn.
Phía sau của nhà tiền tế gọi là khu trung tế, chính giữa là tượng Huyền Thiên
Trấn Vũ. Khu hậu cung nằm ở hai bên khu trung tế. Bao gồm hai phần không gian thờ
cúng các vị thần. Đó là khơng gian thờ các quan Văn Võ và Đức ông Trùm Trọng.
c. Các hiện vật quý giá ở Đền

Biển đồng làm thời Thiệu Trị (1841)

10

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

Nói đến đền Quán Thánh là người ta nghĩ ngay đến tượng Huyền Thiên Trấn
Vũ – vị thần trấn giữ sự bình n cho kinh thành ở phía Bắc theo quan niệm của người
xưa. Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ là pho tượng đồng lớn vào bậc nhất ở miền Bắc do
các nghệ nhân Ngũ Xã đúc vào năm 1677. Từ hơn 300 năm nay, pho tượng vẫn là một
kiệt tác rực rỡ của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam ở thế kỷ XVII, thu hút được sự chiêm
ngưỡng, thờ phụng của đông đảo các tầng lớp nhân dân và du khách thập phương.

- Chất liệu:
+ Tượng được đúc bằng đồng đen vào năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677), đời Lê Hy
Tơng
- Hình dáng:
+ Tượng cao 3,96m, chu vi 8m, nặng 4 tấn tọa trên tảng đá cẩm thạch cao 1,2m.
+ Tượng có khn mặt vng chữ điền nghiêm nghị nhưng bình thản, hiền hậu
với đơi mắt nhìn thẳng, râu dài, tóc xỗ khơng đội mũ, mặc áo đạo sĩ ngồi trên bục đá
với hai bàn chân để trần. Bàn tay trái của tượng đưa lên ngang ngực bắt ấn thuyết pháp,
bàn tay phải úp lên đốc kiếm, kiếm chống trên lưng rùa nằm giữa hai bàn chân, quanh
lưỡi kiếm có con rắn quấn từ dưới lên trên.
+ Rùa, rắn và kiếm là biểu trưng của Huyền Thiên Trấn Vũ
- Ý nghĩa lịch sử:
Theo như sự tích được ghi chép ở đền thì Huyền Thiên Trấn Vũ là thần trấn
quản phương Bắc đã nhiều lần giúp nước Việt đánh đuổi ngoại xâm. Lần thứ nhất vào
đời Hùng Vương thứ 6 đánh giặc từ vùng biển tràn vào, lần thứ hai vào đời Hùng
Vương thứ 7 đánh giặc Thạch Linh... Trong bản ghi chép cịn có chi tiết Huyền Thiên
Trấn Vũ giúp dân thành Thăng Long trừ tà ma và yêu quái, giúp An Dương Vương trừ
tinh gà trắng xây thành Cổ Loa, diệt Hồ ly tinh trên sông Hồng đời Lý Thánh Tông.

11

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

Huyền Thiên Trấn Vũ là một cơng trình nghệ thuật độc đáo, đánh dấu kỹ thuật
đúc đồng và tài nghệ của các nghệ nhân Việt Nam cách đây ba thế kỷ.
Một pho tượng khác cũng không kém phần đặc biệt. Đó là tượng cụ Trùm
Trọng – người nghệ nhân đã trực tiếp chỉ huy việc đúc nên pho tượng vĩ đại này. Pho

tượng đó có sức thuyết phục rất lớn đối với khách tham quan, bởi lẽ: đó là người đại
diện cho nghệ thuật đúc đồng của một làng nghề truyền thống – làng đúc đồng Ngũ Xã
thuộc kinh thành Thăng Long xưa.
Có một hiện vật đặc biệt quý nữa của Quán Thánh. Đó là chiếc khánh đồng cổ.
Khánh có kích thước khá lớn, hai mặt diềm hoa văn, có núm tròn, xung quanh là 22 hạt
tròn nổi, tạo cho núm có dạng gương sen. Mặt khánh ghi “...nhị niên mạnh thu nguyệt
cốc tu tạo” (khánh đúc ngày lành tháng 7 năm thứ 2). Theo nhiều nhà nghiên cứu, hai
chữ ở đầu dịng bị đục có thể đốn là Cảnh Thịnh thị niên... (Cảnh Thịnh năm thứ 2 –
1974) và như vậy thì đây là chiếc khánh thuộc triều đại Tây Sơn đã vượt qua sự truy
lùng của nhà Nguyễn để tồn tại đến ngày nay. Chiếc Khánh này vừa là chứng tích vật
thể vừa là tài liệu phi vật thể (chữ viết) giúp chúng ta hiểu thêm về tình hình chính trị,
văn hố, tư tưởng của thời đại Tây Sơn ở Hà Nội.
Ngồi ra đền cịn là một bảo tàng nhỏ lưu giữ những sản phẩm tiêu biểu cho
nghề đúc đồng cổ truyền của Hà Nội, trong đó, phải kể đến đèn đồng độc đáo cao tới
1,6m trang trí chủ yếu là rồng chầu mặt trời. Rồng ở đây được mô tả trong tư thế hết
sức sống động, thân hình mảnh mai phủ kín vẩy, đi cong vắt lên trên, 4 chân như
đang trong nhịp chuyển bước với 5 móng dạng “ngũ trảo” ở mỗi chân.

12

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

2.3 Những nét độc đáo trong kiến trúc

Chạm khắc nổi hình rồng
Đền đã trải qua 10 thế kỉ cùng với nhiều thăng trầm lịch sử. Bởi vậy mà về mặt
kiến trúc của đền khơng cịn như xưa. Tuy nhiên, đền là một trong những điểm du lịch

Hà Nội đẹp sở hữu nét kiến trúc ấn tượng.
Thời kì đầu đền được xây dựng đền Quán Thánh được xây dựng theo phong cách
Phật giáo với những ảnh hưởng của kiến trúc Nho giáo, Đạo giáo (vào thời Lý Phật
giáo là tôn giáo có ảnh hưởng mạnh nhất nhưng bên cạnh đó cịn có Nho giáo và Đạo
giáo).
Tuy nhiên theo thời gian, nhiều lần tu sửa kiến trúc đền có nhiều thay đổi. Những
đặc điểm kiến trúc còn lại của đền Quán Thánh ngày nay mang nhiều đặc trưng của
kiến trúc thời Nguyễn.
Không gian đền Quán Thánh được chia thành nhiều lớp. Đây là cách bố trí khá
phổ biến trong các khơng gian thời phong kiến – chịu nhiều ảnh hưởng của kiến trúc
Phật giáo và kiến trúc Đơng phương nói chung. Sau cổng Tam Quan là sân đền rồi ba
lớp nhà, gồm tiền đế, trung đế và hậu cung.
13

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

Tồn bộ khơng gian đều được trang trí sắc sảo với nhiều chi tiết độc đáo, tinh
xảo như tượng, khắc linh vật, hoa văn… Các chi tiết bằng gỗ trong không gian đền
cũng khá ấn tượng với những đường nét chạm khắc rất tinh tế.

\
Chạm khắc nổi hình sư tử
Ấn tượng nhất trong kiến trúc đền Quán Thánh phải kể đến bức tượng Huyền
Thiên Trấn Vũ bằng đồng đen. Sử chép lại bức tượng này được xây dựng vào đời vua
Lê Hy Tông. Tượng Trấn Vũ là một tác phẩm nghệ thuật tinh xảo của người Việt xưa.
Bên cạnh đó là quả chuông đồng trên gác tam quan của đền cao 1,5 mét và nặng 1 tấn.
Tiếng chuông đền Trấn Vũ từ lâu đã gắn liền với cuộc sống của người dân Thăng Long

– Kẻ Chợ. Thơ xưa còn ghi lại tiếng chng đền như một điều gì đó thiêng liêng và
đậm chất trữ tình:
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương”
Bên cạnh nghệ thuật đúc đồng, đền Quán Thánh còn nổi tiếng với vẻ đẹp tài
hoa của nghệ thuật chạm khắc gỗ. Trên các bộ phận kiến trúc bằng gỗ của ngôi đền,

14

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

các đề tài nhưu tứ linh, dơi, cá , tùng,cúc, trúc, mai… đều được điêu khắc vô cùng tinh
xảo và có gia trị nghệ thuật cao.
Ngồi ra, điểm đặc biệt trong kiến trúc đền Quán Thánh đó là bức tượng nổi vị
thần Ấn Độ - Rahu trên cổng tam quan. Tuy nhiên nhiều đền thờ ở Hà Nội xưa đều có
dấu tích này. Đây có thể là sự giao thoa của văn hóa – tơn giáo – tín ngưỡng của Việt
Nam thời đó.
3. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của Đền Quán Thánh
3.1. Khó khăn
Đền Quán Thánh - Trấn Bắc Thăng Long xưa được biết đến là ngôi đền hùng
vĩ với bức tượng thiêng liêng của Huyền Thiên Trấn Vũ - một cơng trình nghệ thuật
độc đáo, đánh dấu kỹ thuật đúc đồng và tài nghệ của các nghệ nhân Việt Nam, là di tích
văn hóa trong hơn 300 năm, thu hút rất nhiều khách du lịch. Đền Quán Thánh là một
trong những điểm du lịch tâm linh ấn tượng nhất tại Hà Nội. Vậy nên bảo tồn và phát
huy giá trị của đền Quán Thánh là một trong những nhiệm vụ cần thực hiện nhất không
chỉ của Nhà nước, mà còn là của mọi người dân thủ đơ. Thế nhưng chúng ta vẫn có
những khó khăn nhất định trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa:

- Sự thờ ơ của giới trẻ ngày nay với di tích lịch sử đền Quán Thánh.
- Nguồn ngân sách của chính quyền cịn có hạn.
- Lượng lớn du khách tham quan cùng với sự thiếu trách nhiệm đã làm hỏng
hiện

vật,

vứt

rác

bừa

bãi

gây

mất

mỹ

quan

nơi

di

tích

lịch


sử.

- Vì là ngơi đền đã được xây từ rất lâu nên vẫn ln xảy ra tình trạng xuống cấp
dù đã tu sửa nhiều lần.
3.2 Giải pháp
Nhằm để giải quyết vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, chúng ta có thể áp
dụng một số giải pháp sau:
15

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

- Nhờ có sự phát triển của cơng nghệ hiện đại, chúng ta có thể dễ dàng giới thiệu di
tích lịch sử đền Quán Thánh với nhiều quan khách trong và ngồi nước đến tham quan.
+ Bằng các hình thức cuộc thi video online, những trang web chuyên về di tích lịch
sử.
- Nâng cao hiểu biết của người dân, đặc biệt là giới trẻ Hà Nội về ngôi đền
+ Kết hợp giữa các mơn về văn hóa và chuyến đi thực tế.
+ Phát động cuộc thi làm bài nghiên cứu trong trường học.
- Có những mức phạt thích đáng cho những trường hợp làm mất mỹ quan nơi di tích
lịch sử.
- Kêu gọi hỗ trợ ngân sách nhà nước vào việc trùng tu di tích và thúc đẩy tiềm năng
du

lịch.

- Tổ chức tham quan, tìm hiểu về các cơng trình di tích để nâng cao nhận thức, tuyên

truyền nhắc nhở mọi người giữ gìn và bảo vệ các cơng trình.

16

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

KẾT LUẬN
Khơng chỉ là một cơng trình có giá trị về mặt lịch sử và kiến trúc, Đền Quán
Thánh còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa nổi tiếng của người dân Hà Nội xưa và
nay. Đền Quán Thánh là một di tích có giá trị về văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc và điêu
khắc, nằm bên bờ Hồ Tây cùng với tiếng chng Trấn Vũ đã hịa nhịp vào thiên nhiên,
góp phần tơ điểm cho cảnh đẹp cổ kính, thơ mộng của vùng du lịch Hồ Tây – Hà Nội.
Sau chuyến đi tham quan đó, nhóm chúng tơi đã có cái nhìn sâu sắc hơn và có
thêm được nhiều kiến thức về lịch sử văn hóa của dân tộc nói chung, đền Quán Thánh
nói riêng. Những giá trị văn hóa ấy đã gắn kết các cá nhân thành cộng đồng, cùng
chung tay xây dựng đất nước, cùng ra sức bảo vệ non sông, cùng chia sẻ nỗi đau của
nhân loại và cùng khát vọng về một cơ đồ tươi sáng “ sánh vai với các cường quốc năm
châu. Những nét tiêu biểu trong kiến trúc và lịch sử của ngơi đền chính là tiền đề cho
việc nghiên cứu kiến trúc của những cơng trình lịch sử về tơn giáo và chúng cịn góp
một phần đáng kể trong việc xây dựng kiến trúc đền, chùa của Việt Nam.

17

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hà Nội-di tích lịch sử văn hóa và danh thắng của Dỗn Đoan Trinh,
Đền Qn Thánh, trang 556-557.
2. Kiến trúc cổ Việt Nam của Vũ Tam Lang, trang 93.
3

/>
thang/-/view_content/5814698-den-quan-thanh-tran-bac-thanh-thanglong.html
4. Đền Quán Thánh (Trấn Bắc Phương - Thăng Long tứ trấn) của
Nguyễn Hạnh, Trần Thị Thanh Nguyên, Nguyễn Duy Linh. - Tp. Hồ Chí
Minh : Nxb. Trẻ, 2006.
5. Giới thiệu di tích lịch sử Hà Nội. - H. : Phịng bảo tồn bảo tàng. Sở văn
hố-thơng tin Hà Nội, 1971
6. />7. />
18

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

PHỤ LỤC ẢNH

Ảnh 1: Chụp ảnh trước cổng Tam Quan Đền Quán Thánh;
ngày 28/11/2020

Ảnh 2: Trước lúc vào Đền; ngày 28/11/2020

19


Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

Ảnh 3: Kiến trúc cột đối diện cổng Tam Quan; ngày
28/11/2020

Ảnh 4: Cổng Tam Quan; ngày 28/11/2020

20

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

Ảnh 5: Phía sau chính điện Đền Quán Thánh; ngày
28/11/2020

Ảnh 6: Nghiên cứu lịch sử Đền Quán Thánh; ngày 28/11/2020

21

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470


Ảnh 7: Bia đá khắc tạc các lần trùng tu của Đền; ngày
28/11/2020

Ảnh 8: Hịn non bộ trước chính điện; ngày 28/11/2020

22

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

Ảnh 9: Trong sân Đền Quán Thánh; ngày 28/11/2020

Ảnh 10: Tại vườn cây của Đền Quán Thánh; ngày 28/11/2020

23

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

Ảnh 11: Lò để đốt tiền vàng tại Đền; ngày 28/11/2020

Ảnh 12: Tại sân Đền; ngày 28/11/2020

24

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9054470

Ảnh 13: Tại vườn cây của Đền; ngày 28/11/2020

Ảnh 14: Trước chính điện Đền Quán Thánh; ngày 28/11/2020

25

Downloaded by tran quang ()


×