Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

TIỂU LUẬN văn học TỔNG QUAN về sự NGHIỆP THƠ văn NGUYỄN DU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.82 KB, 35 trang )

THƠ VĂN NGUYỄN DU

MỞ ĐẦU
Nguyễn Du ( 1765 – 1820 ), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên; quê làng
Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia đình đại q
tộc có truyền thống văn học và nhiều đời làm quan.
Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội: Xã hội
phong kiến Việt Nam bước vào thời kì khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân
khởi nghĩa nổ ra liên tục mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn. Phong
trào nông dân Tây Sơn thất bại, chế độ phong kiến triều Nguyễn được thiết lập.
Trong hoàn cảnh ấy, Nguyễn Du đã sống nhiều năm phiêu bạt trên đất
Bắc( 1786 – 1796 ) rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh ( 1796 – 182). Sau khi Nguyễn
ánh lên ngôi, Nguyễn Du ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn. Năm 1813 –
1814, ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, năm 1820 khi chuẩn bị làm
chánh sứ sang Trung Quốc lần thứ hai, nhưng chưa kịp đi thì ơng bị bệnh và mất tại
Huế.
Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn
chương Trung Quốc. Cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho ông một
vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc với những đau khổ của nhân dân.
Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị lớn bằng
chữ Hán và chữ Nơm. Về chữ Hán Nguyễn Du có ba tập thơ ( Thanh Hiên thi tập,
Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục ) với tổng số 250 bài. Về chữ Nôm xuất sắc
nhất là Đoạn trường tân thanh, thường gọi là Truyện Kiều, ngồi ra cịn có Văn
chiêu hồn.

TRANG 1


THƠ VĂN NGUYỄN DU


NỘI DUNG
PHẦN MỘT: VĂN CHIÊU HỒN
I. Nguồn gốc:
Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh) hiện chưa rõ thời điểm sáng tác.
Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ơng Trần Thanh
Mại trên Đông Dương tuần báo - năm 1939, thì viết bài văn tế này sau một mùa
dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng
nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu
linh hồn. Ơng Hồng Xn Hãn cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết Văn chiêu hồn
trước cả Truyện Kiều, khi ơng cịn làm ở Quảng Bình (1802-1812).
Từ điển văn học (bộ mới)[2] cho biết người đầu tiên phát hiện bài văn tại chùa
Diệc ở TP. Vinh là Lê Thước. Nhưng cổ nhất là bản khắc ván năm 1895, của nhà sư
Chính Đại (nên được gọi là bản Chính Đại), được tàng trữ ở chùa Hưng Phúc, xã
Xuân Lôi, huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh.

II. Bố cục:
Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh) là một bài văn khấn tế, đề cập
đến xã hội hồn ma một cách thảm thương nhất. Đó là hình ảnh lộn trái của xã hội
trần thế, song khác biệt cơ bản ở chỗ không có đối lập giàu nghèo, sang hèn. Chúng
sinh ai cũng như ai cùng chịu cảnh đọa đày, oan khuất và cơ đơn nên nhà thơ xót
thương tất cả.. Tác phẩm được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ câu
thơ song thất lục bát chữ Nôm chia làm bốn phần:


Phần một (20 câu): tả cảnh một chiều thu tháng Bảy mưa dầm buồn bã,

khiến nhà thơ chạnh lòng thương đến các chúng sinh đang lạnh lẽo, bơ vơ nơi cõi
âm mà lập đàn cầu siêu...

TRANG 2



THƠ VĂN NGUYỄN DU


Phần hai (116 câu): nêu rõ tên và nguyên nhân thiệt mạng của mười loại

cô hồn.


Phần ba (20 câu): miêu tả cảnh sống thê lương thảm thiết của các cô hồn.



Phần bốn (28 câu): lời thỉnh cầu phép Phật nhiệm mầu giúp cho họ được giải

thoát. Cuối cùng là lời mời các cô hồn tới nhận phần lễ cúng để lên đàng thăng
thiên.
Ngồi ra, tác phẩm cịn có cách chia khác, gồm 3 phần chính : Phần đầu giới
thiệu cảnh vật não nề thê thiết của “tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt”, hơi may lạnh
buốt, lá thu rụng vàng … Một cảnh tượng dương gian đầy u ám ấy để giới thiệu một
cõi âm nhập nhòa hồn thiêng phách lạc : “Cõi dương còn thế huống là cõi âm …”.
Phần 2 cũng là phần chính của tác phẩm, tác giả cung chiêu tất cả 13 loại cơ hồn từ
anh hùng tướng sối đến những kẻ tiểu nhi tấm bé, rồi kể hết những trường hợp
hoạnh tử oan khiên của những người đã khuất bằng tất cả sự cảm thông sâu sắc.
Phần cuối của tác phẩm là những lời nhắn nhủ đối với người cõi âm, lấy Phật làm
lòng, hướng về nẻo thiện, nương nhờ Phật lực để siêu sanh Tịnh độ.

III. Nội dung:
Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh) gồm có hai nội dung rõ rệt. Một

nội dung có tính chất tơn giáo và một nội dung có tính chất phi tơn giáo. Phần nội
dung có tính chất phi tơn giáo là phần nói về con người lúc đang còn sống, và phần
nội dung có tính chất tơn giáo là phần nói về con người sau khi đã chết, phần nói về
các cơ hồn. Nguyễn Du đã hình dung ra một thế giới cõi âm hết sức đen tối, bi đát,
trong đó những cơ hồn có đầu và khơng đầu, tất cả đều thất thểu, nheo nhóc, ngẩn
ngơ, xiêu giạt, khơng có nơi nào để nương tựa, bám víu. Những cơ hồn ấy đêm đêm
thì hiện về “lơi thơi bồng trẻ dắt già”, cho đến gần sang, nghe gà gáy mới tìm đường
lẩn tránh. Nhà thơ viết về cuộc sống của các cô hồn vừa mang khơng khí ma qi

TRANG 3


THƠ VĂN NGUYỄN DU
lại vừa có vẻ hiện thực có lẽ ông viết về cuộc sống lam lũ của những con người
cùng khổ trong xã hội
“Hoặc là ẩn ngang bờ dọc bụi,
Hoặc là nương ngọn suối chân mây,”
Tác phẩm này mới thật sự là tiếng khóc (tế). Nguyễn Du viết về mười sáu
loại người bất hạnh, trong tư cách một số phận đã, đang, rồi cũng phải chìm trong
bể khổ. Với 184 câu thơ song thất lục bát, tác phẩm khởi hành từ cõi dương thế,
trong bối cảnh đầu thu “mưa dầm sùi sụt” để nhìn về âm phủ. Não nùng trước bao
khổ nạn, nhà thơ kêu gọi những linh hồn vất vưởng cùng về dự đàn giải thoát. Cảm
xúc ngày càng thống thiết, Tố Như khóc thương cho hơn mười loại người bất hạnh
“hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người”. Cuối cùng, tác phẩm khép lại bằng lời
khuyên các cô hồn nên thờ Phật giải oan cứu khổ.
Nguyễn Du ln trải rộng lịng mình để hứng lấy, chở che những kiếp người
bất hạnh. Ông đặc biệt quan tâm đến những con người bình thường trong xã hội.
Ngồi sáu hạng người sống trong phú quý, tác phẩm dồn hết yêu thương cho những
kiếp người vô danh, sống và chết trong lặng lẽ. Họ là những kẻ vào sông ra bể, đi về
bn bán, có người phải bn nguyệt bán hoa, lại có kẻ mắc vào khóa lính. Đâu đó

vất vưởng kiếp hành khất ngược xuôi… Cả một xã hội rộng lớn như được thu nhỏ,
hiện lên toàn những gương mặt “cuồn cuộn đau thương cháy dưới trời” (thơ Huy
Cận). Thật hiếm ở đâu như bài văn tế này, nơi hội tụ toàn những cái chết bi thương.
Viết Văn chiêu hồn, nhà thơ không đứng từ đài cao quý tộc để cúi xuống cất lời răn
bảo. Ông đi từ sự đồng cảm, tri âm. Lịng trắc ẩn khiến ơng khóc thương cho những
oan hồn. Nói về họ, ơng như đang đối thoại với người đang sống, với những số
phận nhọc nhằn, tủi nhục suốt một kiếp phù sinh. Ngày nào, họ vẫn sống như bao
cuộc đời bình thường. Bỗng đâu, tai nạn bất ngờ úp chụp. Họ đành chết một cách
tức tửi, đớn đau.

TRANG 4


THƠ VĂN NGUYỄN DU
Nhà thơ mở lòng sẻ chia với những thân phận “dãi dầu nghìn dặm, lầm than
một đời”. Ông nghẹn ngào cho bao số kiếp “sống nhờ hàng xứ, chết vùi đường
quan”, sớm hôm chịu cảnh “thở than dưới đất, ăn nằm trên sương”. Lúc nào, bao
giờ, ông cũng bị ám ảnh nặng nề bởi số kiếp con người:
“Cũng có kẻ lỡ làng một kiếp”; “Kiếp sinh ra thế, biết là tại đâu?”;
“Thương thay cũng một kiếp người”; “Kiếp nào cởi được oan tình ấy đi”; “Kiếp
phù sinh như hình như ảnh/ Có chữ rằng vạn cảnh giai khơng”
Nghĩ về những con người bình thường, bất hạnh, nhà thơ dành tấc lòng ưu ái
nhất cho người phụ nữ, đặc biệt là những kẻ “liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa”.
Định kiến xã hội xưa ln ném cái nhìn khinh miệt đối với chuyện tà dâm, trút hết
tội lỗi vào thân phận người phụ nữ lỡ làng. Trong Văn chiêu hồn, tuy không khai
thác được tận cùng bi kịch của họ như ở Đoạn trường tân thanh nhưng Nguyễn Du
vẫn kịp viết những dòng thơ rung cảm nhất về kiếp người này. Nhìn họ đang thời
xuân sắc, nhà thơ giật mình nghĩ đến ngày mai, thời gian nghiệt ngã sẽ cuốn xô họ
vào những bãi bờ cô độc, hẩm hiu:
“Ngẩn ngơ khi trở về già

Ai chồng con tá, biết là cậy ai”
Cảm thương người kỹ nữ đến dường ấy, trước và cùng thời Nguyễn Du có
được bao người?
Thế rồi, từ những mảnh đời riêng lẻ, nhà thơ nhìn ra nỗi đau chung của phận
đàn

bà:
“Đau đớn thay, phận đàn bà,
Kiếp sinh ra thế, biết là tại đâu?”

Lời thơ trĩu nặng nhân tình như cịn ám ảnh đến hơm nay, khi đâu đó vẫn cịn phân
biệt đối xử với người phụ nữ. Chính tinh thần nhân văn đã đưa tư tưởng Nguyễn Du
băng qua nhiều thế kỷ. Lời thơ ông cất lên tiếng kêu khẩn thiết: hãy thấu hiểu và
TRANG 5


THƠ VĂN NGUYỄN DU
quan tâm đến những thiệt thòi, bất hạnh của người phụ nữ. Họ vẫn mãi là những
người đáng thương trong những kiếp người bình thường, bất hạnh.
Văn chiêu hồn khơng phải phản ánh một cái gì khác mà chính là phản ánh
cuộc đời trong thời đại của nhà thơ. Và hình ảnh về cõi âm ở đây cũng vậy. Thực ra
cái cõi âm mà Nguyễn Du dựng lên có vẻ rung rợn, ma quái chỉ là sự khúc xạ qua
một lăng kính duy tâm, hay nói đúng hơn là cái bong, cái hình lộn ngược của cõi
dương, của cuộc đời này thôi.
Văn chiêu hồn, đã giúp hậu thế hiểu thêm tầm vĩ đại của tư tưởng Nguyễn
Du. Tác phẩm mang màu sắc Phật giáo, lưu truyền trong những ngơi chùa cổ; hồ
quyện cùng tiếng mõ, lời kinh. Thế mà, càng nghe, càng chiêm nghiệm, ta càng
nhận ra âm vang, màu sắc của cõi đời. Trong tác phẩm, nhà thơ đâu hẳn nói về thế
giới bên kia. Khóc người chết mà hóa ra thương người đang sống. Âm vang tác
phẩm vượt khỏi xứ Phật, lan khắp cõi trần ai, thấm thật sâu vào buồng tim nhân ái

của vạn triệu con người.

IV. Giá trị tác phẩm:
Nguyễn Du không chỉ quan tâm mà cịn tìm cách cứu vớt con người thoát cơn
hoạn nạn, làm phương giúp con người bớt khổ. Nhà thơ đã bộc lộ nghĩa cử nhân ái
đầu tiên, khi nhắc lại phần đời gian khổ của những người bất hạnh. Xưa nay, người
xấu số thường là kẻ bị đời quên lãng. Lúc sống, họ không được ai cứu giúp, quan
tâm. Ngay phút vật vã cuối cùng, họ cũng chẳng được một ai cận kề, an ủi. Mượn
văn chương, nhà thơ nhắc lại phần cuộc sống trên cõi dương thế của họ. Tuy có
muộn màng nhưng đó cũng là một chút an ủi, tưởng nhớ những ai đã phải sống và
chết trong sự ghẻ lạnh của đời. Những oan hồn phiêu bạt kia, được một kẻ dương
trần nhớ thương, thấu hiểu, hẳn cũng ngậm cười nơi chín suối.
Nguyễn Du chính là mẫu mực sống cho lối ứng xử tình nghĩa, phải đạo. Nhà
thơ ln đặt mình vào cảnh khổ người khác để suy gẫm về nhân thế. Thương người
đang sống, nhà thơ thương cả khi họ đã lìa đời.
TRANG 6


THƠ VĂN NGUYỄN DU
Phiêu du vào thế giới oan hồn, Nguyễn Du đâu chỉ nói chuyện với người đã khuất.
Nhà thơ cịn gởi biết bao thơng điệp cho người đang sống. Hơn thua, tranh giành,
sát hại nhau làm gì? Chạy đuổi tiền tài, địa vị hư ảo làm chi? Hãy nhìn những cái
chết của bao người tham vọng!
Tuy khơng là nhà cải cách xã hội, nhưng qua việc tạo ra một âm giới khơng có sự
phân biệt, ốn thù, Nguyễn Du đã góp phần cổ xúy cho một xã hội tốt đẹp. Trong xã
hội ấy, con người đồng cảm với nhau, biết xích lại gần nhau, biết xem nỗi bất hạnh
của người khác cũng là bất hạnh của chính thân mình.
Nhà thơ khóc người đã khuất, nhưng hóa ra, nghẹn ngào tâm sự với người
đang sống. Nhà thơ làm cuộc hành trình đến cõi âm, nhưng cuối cùng, làm cuộc
khúc xạ, quay ngược về “chốn trần ai”. Ơng nói về quá khứ, nhưng kỳ thực, đang

nhìn hiện tại và nghĩ tận ngày mai. Bài văn tế còn mang ý nghĩa một lời dự báo:
ngày nào còn cái xã hội đầy bão giông biến động này, ngày ấy con người sẽ còn sa
vào hố sâu bất hạnh. Rồi đây, con người sẽ còn chịu cảnh trầm luân cùng “thập loại
chúng sinh”, nếu khơng kịp thời bừng tỉnh, thốt khỏi vịng mê đắm của phú quý
vinh hoa,…

TRANG 7


THƠ VĂN NGUYỄN DU

PHẦN HAI: THƠ CHỮ HÁN
I.

GIỚI THIỆU CHUNG

"Thơ chữ Hán Nguyễn Du là những áng văn chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩn
chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa. Nó mới lạ và độc đáo trong một nghìn năm
thơ chữ Hán của ơng cha ta đã đành, mà cũng độc đáo so với thơ chữ Hán của
Trung Quốc nữa". (Mai Quốc Liên)
Truyện Kiều là một kiệt tác của Nguyễn Du, là linh hồn của văn học Việt Nam,
điều đó hẳn khơng ai dám phủ nhận. Cũng bởi giá trị có một khơng hai của nó mà
khi nói đến Nguyễn Du, người ta nói ngay đến Truyện Kiều. Do vậy ít người để ý
đến phần cịn lại trong văn nghiệp của ông. Thực ra, Truyện Kiều là tác phẩm diễn
nơm, nói theo cách của một nhà nghiên cứu, "lỡ tay" mà thành kiệt tác, còn thơ chữ
Hán mới đích là sáng tác, nên xem nó là phát ngơn viên chính thức của Nguyễn Du.
Với 250 bài thơ chữ Hán chia thành 3 tập, Nguyễn Du đã để lại cho nền thi ca
dân tộc những áng văn chương “trác tuyệt”.

I.1. Thanh hiên thi tập

Là tập thơ chữ Hán đầu tiên của Nguyễn Du.Tập thơ hiện chỉ còn 78 bài và các
bài được chép không theo một thứ tự nào. Do đó, nhóm biên soạn do GS. Lê Thước
& GS. Trương Chính chủ biên đã phải dựa vào đời sống & tâm sự của nhà thơ để
sắp xếp, phân chia chúng vào ba giai đoạn:


Mười năm gió bụi: (1786 - khoảng cuối 1795 đầu năm 1796): tức năm Tây
Sơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà, cho đến năm Nguyễn Du trở về quê nhà ở
Hồng Lĩnh khoảng cuối 1795 đến 1976



Dưới chân núi Hồng (1796-1802): quãng thời gian ông về ẩn tại quê nhà (Hà
Tĩnh).
TRANG 8


THƠ VĂN NGUYỄN DU


Làm quan ở Bắc Hà (1802-1804): quãng thời gian ông bắt đầu ra làm quan
cho nhà Nguyễn.

Thanh Hiên thi tập chứa đựng tình cảm quê hương thân thuộc, có khi ốm đau mà
chẳng thuốc thang gì, có lúc đói rét phải nhờ cậy vào lịng thương của người khác.
Tâm sự của tác giả trong thời kỳ này là một tâm sự buồn rầu, có khi chán nản, uất
ức…
Thanh Hiên thi tập chính là tâm tình, là cách nghĩ của Nguyễn Du trong những
năm tháng sống long đong vất vả ở Thái Bình (quê vợ), cũng như ở Tiên Điền (quê
nhà).

Những bài thơ làm ở Thái Bình hay than thở về cuộc sống, nay đây mai đó, hết ở
nhờ nhà người này lại ở nhờ nhà người khác, “thân thế trăm năm phó mặc cho gió
bụi” (Mạn hứng), “mới rét mà đã thấy khổ vì thiếu áo” (Thu Dạ) và lúc nào cũng “ở
đất khách, giả vụn để phịng thói tục, gặp thời loạn vì muốn giữ tồn mạng nên luôn
sợ người ta” (U cư)...
Trong những bài làm trong thời gian về Tiên Điền (Hà Tĩnh), nhà thơ cũng có
một tâm lý chán chường như thế. Có lúc, Nguyễn Du muốn đi ở ẩn, muốn trốn vào
tôn giáo, rồi có lúc ơng lại muốn hành lạc (Hành lạc từ). Nói vậy, nhưng khơng thể
làm vậy, cho nên ơng lại tiếp tục với nỗi buồn của mình và than thở cho cuộc đời
nghèo túng.
Những bài thơ Nguyễn Du viết khi ra làm quan cũng chẳng vui gì hơn. Mới ra
làm, ơng đã than thở mình “sinh ra vốn khơng mang sẵn tướng cơng hầu, chưa chết
thì có ngày sẽ làm bạn với hươu nai” (Ký hữu)...

I.2. Nam trung tạp ngâm
Nam Trung Tạp Ngâm gồm 40 bài Nguyễn Du làm trong thời gian giữ chức
quan ở Phú Xuân và Quảng Bình rồi lại trở về Phú Xuân, từ năm 1804 cho đến năm
ông qua đời (1820), là 16 năm. Tập thơ này xuất hiện trong bản dịch của cụ Lê

TRANG 9


THƠ VĂN NGUYỄN DU
Thước, sau khi cụ Lê Thước có được bản sao chụp gồm 40 bài thơ qua thuộc quyền
sở hữu của cụ Hoàng Xuân Hãn ở Pháp.
Năm 1804, Nguyễn Du cáo bệnh, xin về hưu, từ quan, nhưng chỉ được có hơn
một tháng thì có chỉ vua triệu vào cung giữ chức Đông các điện học sĩ, nên đánh
phải đi. Bài Phượng Hoàng lộ thượng tảo hành làm lúc lên đường trẩy kinh (tháng
giêng năm Ất Sửu, 1805).
Việc làm quan với Nguyễn Du chỉ là chuyện mưu sinh chứ không phải là

chuyện công danh. Đời sống của ông rất thanh bạch. Thời gian làm Bố chánh ở
Quảng Bình, gia phả chép: “Phàm những việc trong hạt, như lính tráng, dân sự kiện
thưa, tiền nong, lương thực, và các hạng thuế, ông đều bàn bạc thương lượng với
các quan lưu thủ, ký lục để thi hành. Chính sự giản dị, không cần tiếng tăm nên
được sĩ phu và nhân dân quý mến”.
Mặc dù vậy ông “ thường bị quan trên quở trách nên lấy làm uất ức, bất chí”.
Điều ấy được phản ảnh vào những bài thơ trong tập này. Trong tình cảnh làm quan
khơng mấy toại ý, nên Nguyễn Du lại ao ước về nhà ăn uống đạm bạc, làm bạn với
hươu nai; quanh đi quẩn lại giống như thời ở Thái Bình và làm quan ở Bắc Hà.
Qua hai tập thơ chữ Hán, Thanh Hiên thi tập và Nam Trung tạp ngâm, chúng ta hiểu
thêm hơn về thân thế và tình cảm của Nguyễn Du.

I.3. Bắc hành tạp lục
Bắc Hành Tạp Lục là một trong ba tập thơ gồm 250 bài viết bằng chữ Hán
của thi hào Nguyễn Du, đó là Thanh Hiên, Nam Trung, và Bắc Hành. Thanh
Hiên Thi Tập gồm 78 bài, Nam Trung Tạp Ngâm gồm 40 bài, và Bắc Hành Tạp
Lục gồm 131 bài.
Bắc Hành Tạp Lục ghi lại những địa danh, hình ảnh, nhân vật, cảnh vật, và
hoàn cảnh mà Nguyễn Du đã quan sát, cùng những hoài niệm riêng tư cảm nhận
trong hành trình sứ bộ sang Trung Hoa vào những năm 1813-1814 dưới triều Gia
TRANG 10


THƠ VĂN NGUYỄN DU
Long. Nguyễn Du cùng phái đoàn đi công sứ Trung Hoa, rời ải Nam Quan ngày 6
tháng 4 năm Quí Dậu (1813) , lên tới Bắc kinh, lưu du phần lớn bằng thuyền, rồi
trở về nước tới ải Nam Quan ngày 29 tháng 3 năm Giáp Tuất (1814).
Theo tài liệu ghi chép và dựa theo những bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du
làm khi thăm viếng những di tích lịch sử Trung Hoa thì lộ trình của phái bộ
Nguyễn Du như sau: Thăng Long, Nam Quan, Quảng Tây, Quế Lâm, Tồn Châu,

Hồ Nam, Lơi Châu, Hành Dương, Giang Nam, Trường Sa, Tương Âm, Nhạc
Dương, Hán Dương, Võ Xương, Hứa Đô, Nghiệp, Hàm Đan, Tấn Dương, Yên
Kinh, Sơn Đơng, Khúc Phụ, Tứ Thủy, Từ Châu, Hồi Nam, An Huy, Võ Xương,
Lâm An (Hàng Châu), Quế Lâm, Quảng Tây, Nam Quan.
Tập thơ Bắc hành tạp lục cho thấy ở Nguyễn Du một khả năng quan sát chi
tiết trung thực, kiến thức thâm sâu về địa lý và lịch sử Trung Hoa cũng như một hệ
thống suy tư đặc thù sâu sắc về nhân sinh

II.

GIÁ TRỊ NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT

II.1. Thanh Hiên thi tập và những bi kịch cá nhân

Đây là tập thơ được sáng tác trong những năm tháng bi thương nhất của cuộc
đời tác giả: Nơi non Hồng khơng cịn nhà, anh em tan tác/ Cả hùng tâm lẫn sinh kế
đều mờ mịt/ Đường dài, trời chiều, bạn mới ít... Nhu cầu tự bộc lộ mãnh liệt nên số
lượng thơ tự thuật xuất hiện rất nhiều: 59 lần (76%). Thanh Hiên thi tập chủ yếu
mang tính hướng nội và chất chứa buồn thương, u uất. Tâm trạng cô đơn, bế tắc
được phản chiếu rất rõ nét qua hệ thống hình ảnh mà chúng tơi đã thống kê: 77 lần
tả trạng thái cơ độc, lẻ loi thì riêng tập thơ này đã chiếm 37 lần (48%); 45 lần tả mái
đầu bạc thì ở đây là 23 lần (51%); 24 lần xuất hiện hình ảnh cùng đồ, tắc đồ thì ở
đây là 15 lần (63%); 44 lần nói nỗi đau sống thừa thì Thanh Hiên thi tập đã chiếm
đến 29 lần (66%). Hiện tượng ấy chứng tỏ cơn dâu bể của thời đại đã làm đổ vỡ mọi
ước mơ, hi vọng, tước đoạt tất cả những điểm tựa tinh thần... khiến Nguyễn Du
khơng thể khơng bàng hồng, đau đớn. Vì những biến cố lịch sử dữ dội, nhà thơ
TRANG 11


THƠ VĂN NGUYỄN DU

luôn phải đối diện với những bi kịch cá nhân: gia đình tan tác, anh em chia lìa, tiền
đồ bản thân mù mịt... Những mất mát, đổ vỡ liên tiếp, dồn dập ấy dội vào cuộc đời
ông, làm nảy sinh trong tâm hồn bao nỗi buồn thương. Hiện lên trong các bài thơ tự
thuật là hình ảnh một con người cô độc, mệt mỏi, u sầu. Nhà thơ như khơng dám tin
tưởng vào điều gì ở phía trước, khơng tìm được cho mình chút hy vọng và niềm vui
sống... Nhưng qua nỗi đau riêng của một tâm hồn lớn, ta vẫn thấy được nỗi đau
chung của con người trong thời đại Nguyễn Du. Trái tim người nghệ sĩ ấy khơng chỉ
tủi buồn cho thân phận của mình mà còn đau đớn trước những đổ vỡ, tan hoang của
quê hương, đất nước:
Thập tải trần ai ám ngọc trừ,

十十十十十十十

Bách niên thành phủ bán hoang khư.

十十十十十十十

Yêu ma trùng điểu cao phi tận,

么么么么么么十

Trỉ uế càn khôn huyết chiến dư.

十十十十十十十

Tang tử binh tiền thiên lí lệ...

十十十十十十么

(Bát muộn)


(十十)

(Bụi trần mười năm che tối thềm ngọc,
Thành phủ trăm năm một nửa thành gò hoang.
Những cơn trùng, chim chóc nhỏ bé đều bay đi hết,
Đất trời nhơ nhớp sau cuộc huyết chiến.
Giọt lệ nơi nghìn dặm khóc cho cuộc binh đao ở quê hương)(1).
Nguyễn Du chán chường, thất vọng đâu chỉ vì sự dở dang của cuộc đời ơng
mà cịn vì bao ngang trái, bất công của một xã hội đang thời hỗn loạn: "Bốn bể gió
bụi, lệ rơi vì tình nhà nợ nước" (My trung mạn hứng), "Đêm tối sói hổ kiêu ngạo/
Trăng sáng chim hồng chim nhạn tản tác" (Biệt Nguyễn Đại Lang)... Ơng bàng
hồng, tiếc nuối khơng chỉ vì sự đổ vỡ của gia đình, của dịng họ mà cịn vì cảnh
thương hải tang điền của cuộc đời:
Nhất tự y thường vô mịch xứ,

十十十十十十十十

Lưỡng đề yên thảo bất thăng bi.

十十十十十十十十

TRANG 12


THƠ VĂN NGUYỄN DU
十十十十十十十十

Bách niên đa thiểu thương tâm sự,
Cận nhật Trường An đại dĩ phi.


十十十十十十十十

(Giang đình hữu cảm)

(江江江江)

(Từ khi áo xiêm khơng cịn tìm đâu thấy,
Khói trên ngọn cỏ hai bờ sơng khiến lịng khơn xiết bi thương.
Trăm năm của cuộc đời biết bao việc thương tâm,
Ngày gần đây Tràng An đã khác xưa nhiều).
Như vậy, bao trùm Thanh Hiên thi tập là nỗi đau buồn của một con người bơ
vơ, lạc lõng giữa dòng đời dâu bể. Tâm hồn Nguyễn Du chìm trong những bàng
hồng, day dứt, sầu muộn mênh mơng. Song chính niềm thương thân ấy đã khơi
nguồn cho sự cảm nhận sâu sắc của nhà thơ về những mất mát, khổ đau của con
người trong thời đại mình.

II. 2. Nam trung tạp ngâm và nỗi thất vọng về chốn quan
trường
So với Thanh Hiên thi tập, thơ tự thuật ở Nam trung tạp ngâm tuy có giảm song
vẫn chiếm số lượng khá lớn: 26 lần trên tổng số 40 bài thơ, chiếm 65% (ở Thanh Hiên thi
tập là 59 bài chiếm 76%). Giờ đây, nhà thơ không cịn chìm trong bế tắc, tuyệt vọng như
trước. Song tác giả cũng chưa từng có được sự thanh thản khi bước chân vào chốn quan
trường. Có đến 20 lần ơng bày tỏ ước nguyện qui dư, qui cố hương (trên 45 lần của cả ba
tập thơ chiếm 44%). Điều đó chứng tỏ Nguyễn Du luôn cảm thấy day dứt, ân hận, luôn bị
giằng xé trong nhiều mâu thuẫn nội tâm. Dường như ơng thấy mình đã chọn lầm đườngcon đường mà càng dấn thân vào, con người càng mất dần đi thiên tính tốt đẹp:
Thanh sam tẩu biến hồng trần lộ,

十十十十十十十十


Viên hạc hà tòng nhận cựu lân?

十十十十十十十十

"Chiếc áo xanh đi khắp đường bụi hồng
Con vượn, con hạc làm sao nhận ra được láng giềng cũ?"
(Đồng Lư lộ thượng dao kiến Sài Sơn).
TRANG 13


THƠ VĂN NGUYỄN DU
Điểm nhìn nghệ thuật của Nam trung tạp ngâm vẫn mang tính hướng nội song cảm
nhận của nhà thơ về bản thân đã có nhiều đổi khác. Ơng khơng cịn phải khóc thương cho
sự cùng đường, bế tắc của một con người lỡ thời, thất thế nhưng lại phải đau xót, tủi thẹn
vì nguy cơ đánh mất mình. Thơ tự thuật của Nguyễn Du thời kỳ này chất chứa những mệt
mỏi, chán chường, thất vọng. Ông thất vọng về mình - vì đã khơng giữ vẹn được tấm tình
thủy chung với non xanh, với tùng cúc, hươu nai. Ơng thất vọng về chốn quan trường - vì
những tưởng khi nhập thế sẽ làm nên sự nghiệp, sẽ giúp ích cho đời nhưng cuối cùng cũng
chỉ là kẻ bị trói buộc bởi năm đấu gạo. Ơng giống như một người khơng muốn trơi theo
dịng chảy kia nhưng chẳng thể nào thốt khỏi được vịng xốy dữ dội của nó nên đành
chấp nhận. Điều đau xót nhất là, khi bước chân vào nẻo thanh vân cũng là khi hoài bão,
ước mơ dần nguội tắt. Nhưng trong chính khoảng thời gian này, tác giả Nam trung tạp
ngâm bắt đầu có những nhận thức sâu sắc về bản chất xã hội đương thời. Đó khơng phải là
nơi cho những con người có hùng tâm, tráng chí cất cánh bay cao. Người nghệ sĩ trong
ơng khi nhìn lại những biến động của thời đại đã không thể không đau đớn cho cuộc i
trong cnh ÂõơHỏn cp Tn tranhÂõơ: Tc gi i khuy sinh vật đức (Trước
kia đã thương tổn rất nhiều đến cái đức hiếu sinh của tạo hóa - Pháo đài),
Tam qn cựu bích phi hồng diệp
Bách chiến tàn hài ngọa lục vu
(Độ Linh giang)

(Trên lũy cũ ba quân lá vàng bay lả tả
Xương tàn trăm trận đánh vẫn nằm trong bãi cỏ xanh )
Khống dã biến mai vơ chủ cốt (Trên đồng ruộng khắp nơi vùi thân vô chủ - Ngẫu
đắc), Phong xuy cổ trủng phù vinh tận/ Nhật lạc bình sa cốt chiến cao (Gió thổi vào nấm
mồ xưa, vinh hoa hư ảo tan hết/ Mặt trời tà trên bãi cát, đống xương chiến trận đã cao Ngẫu thư cơng qn bích)... Tâm sự của Nguyễn Du trong Nam trung tạp ngâm đã khơng
cịn giới hạn trong những bất hạnh, đổ vỡ riêng tư mà phản chiếu cách nhìn nhận, đánh giá
về bản chất của một xã hội trong chiều đi xuống.

TRANG 14


THƠ VĂN NGUYỄN DU
II. 3. Bắc hành tạp lục và niềm trăn trở trước số phận con
người
Hệ thống thơ tự thuật ở Bắc hành tạp lục cho ta thấy những biến đổi lớn
trong tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Du. Số lần tự thuật đã giảm đi rất nhiều so
với hai tập thơ đầu: 132 bài thơ mà chỉ có 22 câu, đoạn tự thuật xen giữa các đề tài
vịnh sử, vịnh cảnh (chiếm 16,7%). Đặc biệt, ở đây không có bài nào nhà thơ chỉ viết
riêng về mình. Các hình ảnh thơ phản chiếu bi kịch trong tâm hồn ông cũng giảm đi
đáng kể so với hai tập thơ đầu: bế tắc, tuyệt vọng chỉ còn 3 lần, đầu bạc 14 lần,
mong về 11 lần. Còn lại, hầu hết là các bài thơ viết về con người và cuộc sống bên
ngồi - tái hiện và bình luận vạn sự cổ kim. Tâm hồn Nguyễn Du giờ đây đã rộng
mở để "đón nhận những vang động của đời". Hiện lên dưới ngòi bút Nguyễn Du
trong Bắc hành tạp lục vẫn là người lữ khách mang nặng mối sầu tha hương song
không nhuốm tủi hờn, đau đớn như ở Thanh Hiên thi tập mà nghiêng về nỗi nhớ
nhung da diết... Nhưng hành trình ấy cịn mang đến cho Nguyễn Du một cơ hội q
giá để mở rộng tầm nhìn. Bao nhiêu kiến thức thu nhận từ sách vở và những số
phận con người từng ám ảnh tâm hồn nhà thơ- giờ đây đang hiện lên ngay trước
mắt: "Dấu cũ từ nghìn năm trước xa xôi/ Điều sách chép rành rành nay hiện rõ trước
mắt (Thương Ngô tức sự).

Cũng trên con đường đi sứ, Nguyễn Du đã phát hiện nhiều điều mới mẻ về
thiên nhiên, con người và cuộc sống trên đất nước Trung Hoa. Có lúc nhà thơ khơng
khỏi bàng hồng trước cảnh sóng thác gầm thét dữ dội: "Mọi người đều nói đường
trên đất Trung Hoa bằng phẳng/ Hóa ra đường Trung Hoa lại thế này/ Sâu hiểm
quanh co giống lịng người" (Ninh Minh giang chu hành). Có lúc, ơng thảng thốt
trước những điều trơng thấy hồn tồn tương phản với những gì mình hằng nghe
nói: "Thường chỉ nghe ở Trung Nguyên ai cũng no ấm/ Ngờ đâu Trung Nguyên
cũng có người như thế này" (Thái Bình mại ca giả), "Ai cũng bảo nước Trung Hoa
trọng tiết nghĩa/ Sao ở đây hương khói lạnh lẽo thế này?" (Quế Lâm Cù các bộ)...
Đặc biệt, Nguyễn Du đã tìm thấy trên những nẻo đường đầy cố cảnh, cựu tích kia
TRANG 15


THƠ VĂN NGUYỄN DU
lời giải đáp cho nhiều câu hỏi lớn về cuộc đời, về thân phận con người từng khiến
ơng day dứt... Ơng khơng ngợp mắt trước phồn hoa, khơng đắm mình vào cảnh đào
hồng, liễu lục nơi xứ lạ mà thường kiếm tìm dấu cũ, bia xưa... của những con người
có phẩm cách phi thường, có số phận bất hạnh. Dường như với Nguyễn Du, Trung
Hoa trước hết là đất nước của những Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Dự Nhượng, Nhạc
Phi... Cho nên, cái nhìn của người nghệ sĩ trong ông đã xuyên qua lớp vỏ của thực
tại kia để thấu suốt bản chất của hiện thực - một hiện thực được phản chiếu rõ nét
qua từng dấu tích đau thương, oan trái từ quá khứ. Để rồi từ đó, nhà thơ cất lên
tiếng nói cảm thương, đau đớn, phẫn uất cho thân phận con người trên suốt dòng
thời gian kim cổ. Cái tơi trữ tình Nguyễn Du ln xuất hiện với trái tim mang nhiều
cung bậc của niềm thương cảm: liên, sầu, bi, cảm, ai, thán, trướng, bồi hồi, thương
tâm, kham ai... Vì vậy, khả năng khái quát hiện thực của Bắc hành tạp lục là rất to
lớn - vượt xa tất cả các tập thơ đi sứ thời trung đại. Đồng thời, tập thơ này còn thể
hiện cảm hứng nhân đạo độc đáo, cao cả của tác giả Đoạn trường tân thanh.
Nguyễn Du đã đi từ cõi lòng ngổn ngang những thất vọng, khổ đau của riêng mình
để đến với bao nhiêu khắc khoải của nhân sinh và cõi người. Trong đó, cung bậc

buồn thương, đau đớn nhất chính là nỗi tiếc hận mn đời trước số phận của những
kiếp tài hoa, trung nghĩa.
Có thể nói, các bài thơ tự thuật đã lưu giữ lại cho chúng ta diện mạo tâm hồn
của chính Nguyễn Du. Đó là một con người lẻ loi, nếm trải nhiều cay đắng, thất
vọng song cũng thật cứng cỏi, kiêu hãnh khi gìn giữ sự trong sạch, thanh cao của
lịng mình. Và giữa bao nhiêu ngổn ngang, bế tắc vẫn thấy ngời lên ánh sáng của
một trái tim chưa bao giờ nhầm lẫn trong yêu thương, đau đớn, phẫn nộ... Nguyễn
Du không hề tách rời cuộc đời mình khỏi số phận của một lớp người, một thời đại.
Trái lại, mọi đau buồn, phẫn uất mà Nguyễn Du bộc lộ đều gắn liền với những nỗi
đau thương bao trùm lên thân phận con người lúc bấy giờ. Chúng bắt nguồn từ bao
nhiêu biến cố của lịch sử. Trong những giọt lệ âm thầm thấm trên trang thơ chữ Hán
có nước mắt Nguyễn Du khóc cho Tố Như, có nước mắt Tố Như khóc cho con
TRANG 16


THƠ VĂN NGUYỄN DU
người, cho cuộc đời trong cơn hưng phế: Trải trăm năm đã bao phen nương dâu
biến thành ruộng muối, Đất trời nhơ nhớp sau cuộc huyết chiến, Những ngơi nhà
lớn nghìn xưa nay thành đường cái quan/ Một tịa thành mới xóa đi cung điện cũ...
Trong "điệu thanh thương" bao trùm các thi tập của Nguyễn Du có dư âm của tiếng
nói người trồng dâu, trồng gai, tiếng khóc nơi đồng nội, có nỗi đau Tiếng đàn sáo
nhất loạt thay đổi chen vào những âm điệu mới... Bằng cách cảm nhận và thể hiện
chân thành, sâu sắc những nỗi khổ đau, day dứt của mình, người nghệ sĩ ấy đã trở
thành "khí quan của xã hội và đại biểu của thời đại, của nhân loại" (Biêlinxki).
Đồng thời, hình tượng tự họa trong thơ chữ Hán Nguyễn Du còn là bằng chứng về
sự xuất hiện của con người cá nhân trong văn học thời trung đại. Nguyễn Du đã góp
phần khơng nhỏ trong việc làm nên thành tựu của một giai đoạn rực rỡ nhất trong
lịch sử văn học dân tộc- bằng chính cái tơi "tự ý thức về nỗi đau khổ của mình, cái
tơi địi quyền sống cho mình...".


II.4. Nhân cách của một kẻ sĩ trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du
Nguyễn Du sinh ra trong thời đại nhiễu nhương, chứng kiến bao nhiêu cảnh
bọt bèo dâu bể. Triều Lê sụp đổ, 11 tuổi mồ côi cha, 13 tuổi mất mẹ, suốt thời trai
trẻ ăn nhờ ở đậu, có lúc làm con ni người ta, "Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán",
Nguyễn Du trải qua 10 năm gió bụi. Sau ra làm quan với triều Nguyễn, tâm hồn
chàng trai xứ Nghệ đã thuộc về những con người đáng thương trong xã hội. Với
một tấm lòng mẫn cảm, dào dạt yêu thương và vô cùng tinh khiết, những vần thơ
chữ Hán của cụ Tiên Điền như những giọt lệ đầy bi tráng nhỏ xuống lòng đời trái
đắng, vọng lên những âm thanh thống thiết mà vẫn hiên ngang một nhân cách phi
thường.
"Độc Tiểu Thanh Ký" có lẽ là bài thơ phát họa rõ nét nhất giọt lệ và nụ cười của
một trang chí sĩ. Hãy đọc những câu cuối:
"Cổ kim hận sự thiên nan vấn

十十十十十十十
TRANG 17


THƠ VĂN NGUYỄN DU
Phong vận kỳ oan ngã tại cư

十十十十十十十

Bất tri tam bách dư niên hậu

十十十十十十十

Thiên hạ hà nhân khốc Tố Như".

十十十十十十十


Nỗi hận xưa nay trời khó hỏi, nỗi oan ức của những người phong nhã "ta tự nai lưng
ra cán đáng" (*). Chẳng biết 300 năm sau thiên hạ cịn ai khóc cho Tố Như chăng?
Hương hồn Tố Như Tử nếu linh thiêng trở lại, chắc ông chẳng bận tâm làm gì cái
chuyện "tam bách dư niên hậu"! Điều đáng ray rức là thân phận con người, ta nên
oán nó hay khơng nên ốn nó?
Thân phận như bèo trơi giữa ba đào thế thái, Nguyễn Du không tự đánh mất mình
hoặc ngồi ơm tay bó gối. Ơng nhập thế một cách trọn vẹn, lòng hướng về những bậc
tài danh kim cổ. Mỗi lúc gặp lại hình ảnh người xưa, ơng ln liên hệ đến mình, soi
rọi lại chính mình để gọi về một chút niềm kiêu hãnh. Về văn chương, ông luôn
xem Đỗ Phủ là bậc thầy thiên cổ. Niềm kính trọng ấy chưa từng thơi nghỉ:
"Thiên cổ văn chương thiên cổ sư,

十十十十十十十

Bình sinh bội phục vị thường ly".

十十十十十十十

(Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng Mộ 1)

(江江江江江江 )
Hay:

"Mỗi độc nho quan đa ngộ thân,

么么么么么十

Thiên niên nhất khốc Đỗ Lăng nhân".


十十十十十十十

(Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng Mộ 2)
(Mỗi lần đọc câu "Mũ áo nhà Nho thường làm lụy thân mình", lại một lần
khóc thương người đất Đỗ Lăng sống nghìn năm trước).

TRANG 18


THƠ VĂN NGUYỄN DU
Khi nghĩ về Giả Thái Phó ở Trường Sa, Nguyễn Du có ý cho rằng mình là người
nghìn năm sau hiểu lịng Khuất Ngun hơn Giả Nghị. Tương Đàm với đây gần
nhau chỉ trong gang tấc, sống cách nhau nghìn năm, gặp nhau mà hai bên khơng có
gì trái nhau:
"Tương Đàm chỉ xích tương lân cận

十十十十十十十

Thiên cổ tương phùng lưỡng bất vi".

十十十十十十十

(Trường Sa Giả Thái Phó).

(江江江江江)

Khi đi sứ sang Trung Quốc, đến thăm mộ của Liễu Hà Huệ, ông viết:
"Bi tàn một tự mai hoang thảo

十十十十十十十


Thiên cổ văn phong nhất há xa".

十十十十十十十

(Liễu Hà Huệ Mộ)

(江江江江)

(Bia tàn chữ mất vùi trong cỏ
Ngàn năm nghe tiếng xuống xe chào). (*)
Xuống xe để tỏ lịng tơn kính trước mộ của một tịnh nhân như Liễu Hà Huệ, đối với
một vị sứ thần nhà Nguyễn như Nguyễn Du phỏng có mấy người?
Cũng với niềm kính trọng ấy, ơng trách người đời khơng để tâm đến những bậc chí
nhân ưu thời mẫn thế. Và ơng cảm thương cho tấm lịng cơ trung tiết liệt của Tam
Lư Đại Phu Khuất Nguyên, khi những cái đỏm dáng bên ngoài đã gượng gạo bắt
chước người xưa:
"Thiên cổ thùy nhân lân độc tỉnh

十十十十十十十十

Tứ phương hà xứ thác cô trung

十十十十十十十十

TRANG 19


THƠ VĂN NGUYỄN DU
Cận thời mỗi hiếu vi kỳ phục


十十么十十十十十

Sở bội tiêu lan cánh bất đồng".

十十十十十十十十

(Tương Đàm Điếu Tam Lư Đại Phu)

(江江江江江江江)

(Nghìn xưa ai xót người thức tỉnh
Khắp chốn gửi đâu một tấm lịng
Thời nay kẻ thích trang phục lạ
Tiêu lan họ mặc chẳng giống ông).
Đọc những câu thơ trên, thoạt nghe, ta ngỡ Nguyễn Du chỉ là người đa sầu đa cảm.
Chính bạn bè ơng cũng nghĩ như thế. Nhưng ngẫm cho cùng, cuộc đời là cuộc
mộng, ai sống trong cõi đời này mà chẳng mộng. Ông tự bạch:
"Tri giao quái ngã sầu đa mộng

十十十十十十十

Thiên hạ hà nhân bất mộng trung".

十十十十十十十
(江江)

(Ngẫu Đề)

Điều đáng nói là giữa chốn huyễn hóa tám vạn khói sương này, người mộng tự tìm

cho mình một đời sống thanh tao, thoát tục, dẫu biết rằng cảnh phù sinh khó mà dứt
đoạn.
"Tiễn nhĩ dã âu tùy thủy khứ
Phù sinh lao lục kỷ thời hưu".
(Đồng Lung Giang)
(Giá được như đàn âu lội nước
TRANG 20


THƠ VĂN NGUYỄN DU
Cõi đời lao nhọc lúc nào thôi).
Hay:
"Ná đắc khiêu ly phù thế ngoại
Trường tùng thọ hạ tối nghi nhân".
(Sơn Thơn)
(Ước gì nhảy khỏi ra vịng tục
Dưới bóng cây tùng thích biết bao).
Có lúc, hình ảnh Đào Tiềm thong dong vô sự làm ông thèm thuồng ao ước:
"Tiễn sát bắc song cao ngọa giả

十十十十十十十

Bình cư vơ sự đáo hư linh".

十十十十十么十

(Ký Hữu)

(十十)
(Thèm được như người bên cửa Bắc (*)

Ngày ngày chẳng việc bận đến tâm).

Khác với người đồng thời và đồng hương với mình, Nguyễn Cơng Trứ thường nói:
"Làm trai đứng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sơng".
Đáng mặt anh hùng lắm! Thì Nguyễn Du cũng chẳng ra làm quan đấy thôi! Nhưng
Nguyễn Công Trứ saubao nhiêu năm "Xuống Đơng Đơng tĩnh, lên Đồi Đồi n"
lại thốt ra một câu vô cùng chua chát:
"Trên trường danh lợi vinh liền nhục
TRANG 21


THƠ VĂN NGUYỄN DU
Giữa cuộc trần ai khóc lộn cười".
Nguyễn Du thì "Giữa đường ngẫu hứng" đã ý thức rõ sự phù phiếm của cuộc đời.
Cái nhìn của ơng thật là tinh tế và sâu sắc:
"Phục lạp tử tôn không loại tửu

十十十十十十十

Thế gian phú quý đẳng phù vân

十十十十十十十

Bách niên đáo để giai như thị

十十十十十十十

Hồi thủ mang mang nhất phiến trần".


十十十十十十十

(Đồ Trung Ngẫu Hứng)

(江江江江)

(Lễ bày rượu tưới phiền con cháu
Chức trọng tiền nhiều mây hợp tan
Kết cục trăm năm đều thế cả
Ngoảnh trông một áng bụi mơ màng).
(Ngô Linh Ngọc dịch)
Ý thức sâu sắc cõi đời là giả tạm, Nguyễn Du tự vạch cho mình một lối về, một
chốn về mà ở đó khơng cịn những ối oăm phiền muộn, đơn sơ với hoa tùng quả
bách, với mây trắng nước trong:
"Tùng hoa bách tử khẳng hứa thực

十十十十十十十

Bạch đầu khứ thử tương an quy".

十十十十十十十

(Hồng Mai Sơn Thượng Thơn)

(梅梅梅江)

(Hoa tùng quả bách mà ăn được
TRANG 22



THƠ VĂN NGUYỄN DU
Đầu bạc về đây chứ về đâu?)
Còn biết bao nhiêu câu thơ nói về con người hồn hậu, trong sáng này. Những
tưởng như bao nhiêu sĩ phu bất đắc chí giữa "Vạn lý lợi danh khu bạch phát", vay
mượn một chữ Nhàn có vẻ rất trữ tình để thoa dịu những đớn đau thất bại trên
đường đời. Nhưng Nguyễn Du khác họ nhiều lắm. Ông thèm được như Đào Tiềm,
thương cảm Khuất Nguyên và kính trọng Đỗ Phủ, nhưng tư tưởng của ơng thì
khơng như họ. Ơng có một niềm tin vững chắc ở bản tâm mình, và đó là niềm vui
lớn nhất khi ơng mang tất cả chí nam nhi trở về với những phút giây yên tĩnh. Thỉnh
thoảng vụt lên trong thi ca những dòng chữ siêu thốt và thiền vị đến khơng ngờ:
"Vơ ngơn độc đối đình tiền trúc

十十十十十十十

Sương tuyết tiêu thời hợp hóa long".

十十十十十十十

(Ký Hữu)

(江江)
(Lặng lẽ trước sân nhìn khóm trúc
Tan tuyết rồi xem trúc hóa rồng).

Cao Bá Quát một đời chỉ cúi đầu trước hoa mai (Nhất sanh đê thủ bái mai
hoa). Cịn Nguyễn Du thì có lần suốt 3 tháng chống chọi với cái rét ghê người để
được nhìn thấy hoa mai nở trên đỉnh núi:
"Nhương tận khổ hàn tam duyệt nguyệt
Lĩnh đầu lạc đắc khán mai hoa".
(Từ Châu Đạo Trung)


TRANG 23


THƠ VĂN NGUYỄN DU

PHẦN BA:TRUYỆN KIỀU
I.

NGUỒN GỐC

Bắt nguồn từ câu chuyện có thật do Mao Khơn trong qn đội của Hồ Tôn Hiến ghi lại
trong sách Ký tiểu trừ Từ Hải bản mạt. Câu chuyện này về sau được nhiều người viết đi
viết lại.Chẳng hạn Lý Thúy Kiều truyện của Đới Sĩ Lâm, Vương Thúy Kiều truyện của Dư
Hoài, Hồ Thiếu Bảo bình Nụy tấu tích của Trần Thụ Cơ và Sinh Báo Hoa Ngạc ân, tử tạ
Từ Hải nghĩa của Mộng Giáo Đạo Nhân v.v….Nói chung những tác phẩm này tình tiết có
thay đổi ít nhiều, nhưng tuyến chính câu chuyện vẫn là mối quan hệ giữa Thúy Kiều và
Từ Hải : Thúy Kiều là một kĩ nữ tài hoa bị Từ Hải, viên chủ tướng của một đám giặc bắt
được. Từ Hải hết lòng yêu mến Thúy Kiều, sau Thúy Kiều bị mua chuộc, đã dụ Từ Hải ra
hàng.Kết quả là Từ bị giết, Thúy Kiều bị bắt. Trong bữa tiệc hạ công Thúy Kiều phải
đánh đàn hầu rượu Hồ Tôn Hiến, viên quan này đã giết chồng nàng.Sau đó viên quan này
bắt náng lấy một tù trưởng người dân tộc thiểu số.Thúy Kiều đau khổ, nhục nhã, đã nhảy
sông tự tử.
Khoảng cuối đời Minh, Thanh Tâm Tài Nhân viết lại truyện này một lần nữa. Lần này
câu chuyện có bề thế hơn trước rất nhiều.Tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân khơng cịn
là một truyện ngắn, mà trở thành một tiểu thuyết dài tất cả 20 hồi. Kim Vân Kiều Truyện
có tình tiết phức tạp, nhiều nhân vật, nhiều sự kiện.Đặc biệt trong Kim Vân Kiều truyện
quan hệ Từ Hải và Thúy Kiều khơng cịn là tuyến chính, mà tuyến chính là cuộc đời mười
lăm năm chìm nổi của Thúy Kiều. Và tác phẩm không kết thúc ở chỗ Thúy Kiều tự tử trên
sông Tiền Đường, mà cịn có đoạn Thúy Kiều được vớt lên, được cứu sống, và về sau tái

hồi Kim Trọng.
Nói chung cốt truyện của Kim Vân Kiều truyện giống với cốt truyện trong Truyện
Kiều của Nguyễn Du. Nguyễn Du khơng phải “hồn tồn sáng tác”như Phan Khơi nói
cũng khơng phải chỉ lấy đề tài văn học nước ngoài như một số tác giả Phương Tây thời
Phục hưng, hay thời kì chủ nghĩa cổ điển đã làm, mà ông dựa khá sát vào một câu chuyện
có sẵn.

II. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG VÀ NGHỆ THUẬT
TRANG 24


THƠ VĂN NGUYỄN DU
II.1. Giá trị tư tưởng
-

“Truyện Kiều”- bài ca về tình u tự do và ước mơ cơng lí: Nhà thơ đã vượt lên
những quy tắc lễ giáo phong kiến về quyền định đoạt của cha mẹ, sự cách biệt nam
nữ để nâng niu những biểu hiện tình yêu trong trắng, chân thành. Qua hình ảnh Từ
Hải, tác giả gửi gắm ước mơ làm chủ cuộc đời, trả ân, báo ốn..

-

“Truyện Kiều”- tiếng khóc cho số phận con người: khóc cho tình u trong trắng
chân thành bị tan vỡ; khóc cho tình cốt nhục bị lìa tan; khóc cho nhân phẩm bị chà
đạp; khóc cho thân xác con người bị đày đọa. Tiếng khóc trong truyện Kiều vừa là
tiếng kêu đau thương về quyền sống cá nhân con người trong XH phong kiến, vừa
thể hiện tấm lòng nhà thơ hiểu thấu mọi cung bậc của nỗi đau nhân thế, khẳng định
các giá trị đích thực của nhân sinh

-


“Truyện Kiều”- bản cáo trạng đanh thép đối với các thế lực đen tối: từ bọn sai nha;
quan xử kiện, bọn chủ chứa cho đến “ họ Hoạn danh gia” “ quan Tổng đốc trọng
thần”….. đều ích kỉ, tham lam, tàn nhẫn, coi rẻ sinh mạng vá phẩm giá con người

Truyện Kiều còn cho thấy tác động tiêu cực của đồng tiền đã làm tha hóa con người.
-

“Truyện Kiều”- tiếng nói hiểu đời: Qua thế giới nhân vật , Nguyễn Du đã thể hiện
một tấm lịng rất mực thơng cảm, bao dung đối với con người. OP6ng là người có

“ có con mắt nhìn xun sáu cõi, có tấm lịng nghĩ suốt nghìn đời

II.2. Giá trị nghệ thuật
-

Nghệ thuật xây dựng nhân vật sống động

Nguyễn Du không biến nhân vật thành hình tượng minh hạo cho tiêu chuẩn đạo đức
mà miệu tả họ như những con người cá thể, có cuộc sống riêng. Ông đã khắc
họa những nhân vật rất chân thật, sống động, gây được ấn tượng sâu sắc cho
người đọc
-

Mẫu mực của nghệ thuật tự sự và trữ tình bằng thơ lục bát

Chỉ bằng vài câu thơ, Ông đã dựng được bức phong cảnh mang hồn người, Truyện
Kiều đã vượt lên sự kể chuyện giản đơn để trở thành một tiểu thuyết bằng
thơ.
TRANG 25



×