Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch: HỒ TÂY – CHÙA TRẤN QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.8 KB, 14 trang )

HỒ TÂY – CHÙA TRẤN QUỐC
I HỒ TÂY
Hồ Tây trước đây cịn có các tên gọi khác như Đầm Xác Cáo, Hồ Kim
Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là một hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội
thành Hà Nội. Hồ có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ nằm ở vị trí phía
tây bắc trung tâm Hà Nội.
Hồ Tây là góc lãng mạn nhất trong bức tranh Hà Nội đa màu; là thế giới của
những làn gió trong trẻo, sự phóng khống và giàu chất thơ.
Hồ Tây đẹp bởi mặt nước xanh mênh mơng, khơng chỉ có sắc tím bằng lăng,
cánh hoa phượng hồng đỏ mỗi độ hè về, cái buồn man mác của không gian, của
rặng liễu rủ những chiều đông, cái lung linh của ban mai tinh khiết
Hồ Tây không chỉ là địa chỉ du lịch lý tưởng mà nó cịn chứa đựng những giá
trị văn hóa dân tộc. Quanh hồ hiện có 21 ngơi đình, đền, chùa đã được xếp hạng
với nhiều di tích nổi tiếng với nhiều văn vật giá trị: 102 bia đá, 165 câu đối, 140
hoành phi, 18 quả chuông cổ, 60 sắc phong thần, trên 300 pho tượng bằng đồng,
gỗ, đá... Nhiều ngôi chùa, đền là thế, nhưng có lẽ người Hà Nội, khách du lịch vẫn
tìm đến đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc và phủ Tây Hồ. Người người đến đây
chẳng những được thưởng thức nét đẹp kiến trúc của đền chùa cổ xưa mà còn cầu


may, cầu phúc... đông nhất là vào những ngày rằm, mồng một âm lịch hàng tháng
và ngày lễ, Tết.
II CHÙA TRẤN QUỐC
Chùa Trấn Quốc tọa lạc trên hòn đảo ở phía Đơng hồ Tây, là ngơi chùa cổ nhất
ở đất Thăng Long – Hà Nội, là một trong những điểm tham quan du lịch nổi tiếng
nhất ở Hà Nội.
1 Lịch sử hình thành
Chùa Trấn Quốc được khai sáng từ thế kỉ XI, thời tiền Lý Nam Đế tức Lý Bôn,
xây dựng khoảng năm 541-548. Ban đầu chùa ở bãi sông Hồng thuộc địa phận Yên
Phụ ngày nay. Lúc đầu lấy hiệu chùa là Khai Quốc.
Đến đời Lê Kính Tơng, năm 1615, bãi sông Hồng bị lở, nhân dân rời chùa vào


chỗ bãi đảo Kim Ngư là chỗ ngày nay. Năm 1639, chúa Trịnh biến đảo Kim Ngư
thành hành cung riêng của nhà chúa để vui chơi giải trí nên đã cho sửa chữa lại
chùa. Chúa Trịnh cho xây Tam Quan, hành lang 2 bên , trồng sen xung quanh đảo.
Nơi thờ tự bỗng trở thành chốn hành lạc của nhà Chúa. Sự lạm dụng ngang ngược
đó ở nơi cửa phật thiêng liêng này kéo dài cho đến khi quân Tây Sơn ra Bắc mới
thơi ( 1788). Khi đó nhà Lê được dịp trả thù nhà Trịnh , năm 550 có vị cao tăng Ân
Độ đi du hóa qua nước ta , pháp danh là Tì Ni Đa Liu Chi cũng dừng chân ở chùa
Trấn Quốc một thời gian sau đó mới đến chùa Pháp Vân ở Bắc Ninh . Dưới thời
nhà Lý , hoàng hậu Nguyên Phi Ỷ Lan thường lui tới đây . Tương truyền rằng vua


Lý Huệ Tơn sau khi thối vị nhường ngơi cho con đã đến tu tại chùa này .Năm
1624 và 1629 chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng phát tâm sửa chữa tòa Tam Bảo ,
làm hai dãy hành lang và nhà tổ , xây dựng lại Tam quan rất lộng lẫy . Cuối thế kỉ
XVIII chùa lại bị đổ nát , nhân dân xây dựng lại chùa sau 2 năm mới xong . Năm
1934 chùa được trùng tu , năm 1983 Hồng thượng Kim Cương Tử về trụ trì chùa
được tu bổ đẹp.
2. Vị trí
Chùa nằm giữa bốn bề mặt nước mặt nước mênh mơng Hồ Tây, chỉ có một con
đường lát gạch đỏ au và hai cây bang cành lá xum xuê lối từ đường Thanh Niên
vươn ra bãi Kim Ngư để vào chùa Trấn Quốc . Trấn Quốc là một ngơi chùa có quy
mơ lớn tọa lạc trên khu đất nổi ở phía Đơng Bắc Hồ Tây . Theo thuyết phong thủy
thì nơi đây rất đẹp vì bãi đất có hình con cá vàng , đầu cá là ngơi chùa , đuôi cá là
đường đi vào chùa , diện tích tồn bãi rộng 3000m2. Để thuận theo hình thể và địa
lý khu vực cổng chùa được xây dựng đằng sau chùa về phía tay phải , quay mặt ra
đường để cho người dân thuận tiện vào lễ.
Chùa quay hướng Nam, là một hướng đẹp và phổ biến trong việc xây dựng
đình chùa. Hướng Nam là một hướng đầy dương tính, sáng sủa, hợp với khí hậu
nước ta (mùa đơng tránh được giá rét, mùa hè thì mát mẻ). Hướng Nam gắn với
quan niệm dân dã (lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam) đồng thời hướng Nam

cũng là hướng của đế vương, là phương của trí tuệ. Người Trung Hoa có câu:


“Thánh nhân nam diện nhu thính thiên tạ” có nghĩa là: vua ngồi quay mặt về hướng
Nam nghe thiên hạ tâu bày. Với ngơi chùa thì phần nào cịn có nghĩa các đức Phật và
Bồ tát ngồi quay hướng Nam để nghe lời kêu cứu của chúng sinh trong kiếp đời tục
lụy, đặng dùng pháp lực vô lượng vô biên qua tứ đại vô lượng tâm (từ, bi, hỉ, xả) mà
cứu vớt. Phía Nam đối với đạo Phật là Bát nhã, tức trí tuệ (cứu cánh của Phật đạo),
có trí tuệ sẽ diệt trừ được ngu tối, bởi ngu tối là mầm mống của tội ác, và hướng
Nam đối với nhà Phật là hướng thiện.
Chùa Trấn quốc được bao bọc bởi Hồ Tây, thế đất của chùa thể hiện mối quan hệ
âm dương tứ tượng và dịch học. Cụ thể là kiến trúc chùa cao biểu tượng cho đương,
diện nước thấp biểu tượng cho âm; nhưng kiến trúc cao thì rêu phong, trong dương
ấy có âm (thiếu âm) mạch nước tuy thấp bản chất là âm nhưng sánh lên đã chứa yếu
tố dương trong đó (thiếu dương) hợp lại là tứ tượng. nhìn chung lưỡng nghi, tứ
tượng của kiến trúc này là cầu sự phát sinh, phát triển.
3. Kiến trúc
a. Cổng tam quan
Chùa Trấn quốc trước đây cũng có Tam quan theo lối chồng diềm, bao hàm ý
nghĩa Phật triết sâu sắc. Cổng chùa có bốn trụ lớn tạo vịm cửa có độ sâu, sát phía hồ
mỗi bên có hai trụ nhỏ được làm theo kiểu trụ biểu lồng đèn. Phần nối giữa trụ chính
và trụ nhỏ là tường bao, gờ tường có trang trí hoa chanh và lá cúc. Các trụ có kết cấu
và trang trí giống nhau gồm ba phần: đầu trụ, thân trụ, đế trụ. Đế trụ làm dạng quả


găng, xây gờ giật cấp, ăn sâu xuống lòng đất làm móng chịu lực chính. Thân trụ xây
hình vng, trên thân đắp gờ kẻ nổi để nhấn mạnh các câu đối chữ Hán. Tiếp đến là
phần lồng đèn, lồng đèn ở đây khơng trang trí mà được lắp bằng kính. Đỉnh trụ dắp
kiểu bốn con chim phượng chụm lại thành bốn múi, chĩa lên trên. Hình thức này
thường gọi là kiểu lá lật, đi phượng mang hình thức một thứ lá cách điệu.

Cổng chùa được xây cao vượt hẳn lên với hai tầng mái. Hiện tượng hai tầng
mái này gợi cho chúng ta nghĩ tời ảnh hưởng của triết học Nho giáo tác động vào
kiến trúc, đó là cửa chùa tượng trưng cho tháo cực, tần mái trên tượng cho Dương,
nhẹ. Tầng mái dưới tượng cho Âm, nặng; Âm Dương đối đãi mà thành Tứ tượng
được coi như bốn mái, rồi từ đó mà hình thành nên Bát qi tức tám lá mái. Khởi
đầu của mn lồi mn vật
Tầng mái thứ nhất có bốn đầu đao trang trí hình rồng, phượng đầu hướng lên
trên, đuôi và cánh phượng được cách điệu hình là cúc. Phần cổ diêm nối hai tầng
mái được đắp nổi bốn chữ “Trấn Quốc Cổ Tự”.
Trên tầng mái thứ hai, chính giữa bờ nóc là mặt trời bốc lửa, hai con kìm được
kết bằng rồng, song chỉ có râu tóc và những vân xoắn. Chúng ta thấy cổng chùa Trấn
Quốc không đơn giản là chiếc cổng đơn thuần với những mảnh đắp để cho đẹp mà
thực ra nó cịn cái gạch nối mang tính chất thiêng liêng bởi khi Quý khách qua cửa là
đi vào thế giới siêu linh, ít nhiều giác ngộ được cái vi diệu của Đạo pháp. Cửa ở đây


có dạng cuốn vịm, gỗ làm cửa khá tốt, dày dặn, cửa cao 2,7m gồm hai cánh, mỗi
cánh rộng 1m để trơn, khơng trang trí.
Như vậy, có thể thấy, cổng chùa Trấn Quốc là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố
hiện đại và phong cách truyền thống, tuy nhiên vẫn không mất đi nét uyển chuyển,
thâm nghiêm, đồng thời phần nào xóa đi được sự khơ cứng của vơi vữa.
b. Tiền Đình
Con đường nhỏ lát gạch nối từ cổng với Tiền đường gọi là nhất chính đạo.
Cuối con đường có hai cửa nhỏ dẫn đến nhà Tiền đường từ hai phía trái và phải, cửa
vào lối bên phải thì phải đi qua nhà khách và hành lang chùa. Lối đi này thường
xuyên mở vì nhà chùa quan niệm rằng: khi vào Tiền đường, đi theo bên phải để hợp
với chiều quay của chữ Vạn, với lửa Tam muội để tinh tấn Thiện căn. Đồng thời đó
cũng là biểu hiện xuất phát từ tục thờ Mặt trời của nhiều cư dân trên thế giới.
Tiền đường được dựng quay ra Hồ Tây. Chiều ngang Tiền đường là 19,4m,
sâu 5,3m nền nhà lát gạch Bát Tràng kích thước 0,2m x 0,2m. Cửa được làm hết sức

đơn giản, để nguyên ván gỗ không trang trí, cao 2m sơn màu cánh gián, chiền ngang
biến dổi theo thời gian. Khung cửa có gắn các núm gỗ trịn gọi là mắt cửa. Có nhiều
người cho rằng đây là biểu tượng của bầu sữa mẹ được nghệ thuật hoá và linh thiêng
hoá, với ý nghĩa cầu phúc cho Phật tử mỗi khi vào chùa.
Đây là ban Đức Ông. Ban thờ của Ngài được đặt ở bên trái nới các khách
hành hương cần phải tiếp cận trước khi vào lễ Phật, vì phải đi thep chiều quay chữ


Vạn nhằm tịnh tiến thiện căn. Hai bên bàn thờ Đức Ơng có hai tượng phụ tá được
lam nhỏ hơn đứng hai bên, đó là Già Lan và Chân Tể.
Được đặt đối xứng với bàn thờ Đức Ơng, ở phía bên tay phải của nhà Tiền
Đường là ban Quan Công. Tượng có dáng người to lớn, phương phi, gương mặt đen
cương trực, mắt xếch, mũi cao. Tượng mặc áo thụng màu xanh, chạm khắc rất đẹp.
Thân và tay áo có hình mây bay, gấu áo có hình sóng nước. Tượng ngồi trên bục,
chân bng thẳng đi hài. Tay tr đặt trên đầu gối trái, tay phải giơ ngang ngực, các
ngón tay hơi co. Hai bên Quan Cơng có hai tượng nhỏ đứng hai bên là Châu Xương
và Quan Bình.
Cịn hai vị to lớn là tượng Hộ Pháp mà Quý khách thường bặt gặp ở nhiều
chùa. Vị bên trai là Khuyến Thiện (mặt trắng) và vị bên phải là Trừng Ác (mặt đỏ),
gọi tắt là ơng Thiện và ơng Ác.
Tồ thiêu hương có một nhang án rất đẹp, được chạm khá kỹ và tỉ mỉ, thể hiện
tài hoa của người nghệ sĩ và nói lên ước mơ hạnh phúc của con người trong cuộc
sống. Nhang án có dang hình hộp chữ nhật dài, bốn góc có chân vng. Mặt trước
được thể hiện bằng một ván gỗ lớn với những đương viền văn thực vật đã khéo léo
chia làm hai phần. Phần trên là trang trí hoa văn hổ phù - hiện thân của ước vọng cầu
mong no đủ của cư dân nơng nghiệp. Phần dưới là trang trí nhưng hoa văn sóng
nước, có chạm nổi đề tài tứ linh: long, ly, quy, phượng. Toàn bộ bức điêu khắc này


được bố cục chặt chẽ, tỉ mỉ thể hiện sự khéo léo tài tình của những người nghệ nhân

đồng thời mang một ý nghĩa mênh mông của người xưa là ý thức cầu nước cầu mùa.
Hệ thống tượng ở đây khá là dày đặc. Nhìn chung chủ yếu được làm bằng gỗ,
mang phong cách muộn, có niên dại khoảng cuối thế kỷ XVIII, thế kỷ XIX.
Theo hướng tay tôi chỉ, ba pho Tam Thế được đặt ở trên cao và sâu nhất của
Thượng điện. Bộ tượng Tam Thế chùa Trấn Quốc kích thước trung bình, dạng cân
đối theo bố cục hình tháp, vững chãi, có tính chuẩn mực. Cả ba pho đều đặt tay lên
lòng đùi, kết ấn thiền định (cịn gọi là ấn tam muội), ngục tượng có chữ Vạn. Tượng
sơn màu vàng ròng (với vẻ bề thế uy nghiêm, nhưng không mất đi sự từ bi, cao cả).
Tượng an tọa trên đài sen, biểu hiện sự cao quý, trong sạch về lý trí. Đài sen
được sơn đỏ, có hai lớp cánh chính, một lớp cánh phụ, bên dưới có lớp cánh úp
ngược xuống.cánh sen mập, đầu cánh trịn, hướng lên phía trên.
Thơng thường lớp tượng thứ 2 trên phật điện là bộ Di đà Tam Tôn, nhưng chùa
Trấn Quốc lại đặt tượng Thích Ca cùng với 2 đệ tử thân thiết là A Nan và Ca Diếp.
Tượng Thích Ca có kích thước tương đối lớn, ngồi ở tư thế thiền định bán kiết
già, bàn chân phải đặt ngửa trên đùi trái, hai tay đặt ngửa trên lòng đùi kết ấn tam
muội.
Lớp tượng thứ ba trên Phật điện chùa Trấn Quốc như quý khách nhìn thấy là bộ
Di Đà Tam Tôn bao gồm Adiđà Phật ngồi giữa, bên trái là Quan Thế Âm Bồ tát, bên
phải là Đại Thế Chí Bồ tát.


Tượng Adiđà có kích thước lớn hơn các tượng khác tại chàu Trấn Quốc.
Tượng ngồi ở tư thế kiết già, bàn chân phải đặt ngửa trên lịng đùi trái, tóc kết thành
nhiều cụm nhỏ xoắn ốc, chúng ta có thể nghĩ đó là sự dung hội của tín ngưỡng dân
dã vào tạo hình Phật giáo, địng thời đó cịn là biểu tượng của chữ vạn, của lửa, của
chớp sấm, tiếng gọi phồn thực. Tóc tượng màu xẫm là biểu tượng của bầu trời hạnh
phúc chứa nguồn nước no đủ.Tượng được làm bằng gỗ sơn màu tử kim( vàng ròng)
an toạ trên dài sen sơn đỏ.
Pho bên trái là tượng Quan Thế Âm Bồ tát, là vị Bồ tát lấy hạnh cứu khổ cứu
nạn đối với mọi chúng sinh bằng những pháp lực vơ biên. Pho bên phải là Đại Thế

Chí Bồ Tát. Đây là hiện thân của trí tuệ và cũng là đại diện cho tứ đại: đại hùng, đại
lực , đại trí, đại tuệ.
Hai pho tượng này được tạc giống nhau ngồi xếp tròn, tránh sự tác động xấu
của ngoại cảnh, mắt khép hờ mũi cao vừa phải,miệng ngậm, đôi tai chảy dài ,cổ 2
ngấn. Tượng an toạ trên đài sen và đặc biệt là cả 2 tượng này đều có tóc bụt ốc.
Đây là lớp tượng thứ 4 sau bộ Di Đà Tam Tơn. Thơng thường chỉ có một pho
Phật Di Lặc khi đầy đủ thì có thêm 2 vị bồ tát. Đức Phật Di Lặc là hiện thân của hỉ
xả, của nguồn hạnh phúc, no đủ yên lành. Vì thế tượng Di Lặc chùa Trấn Quốc được
tạc với thân hình béo tốt, ngộ nghĩnh và sinh động. Ngực tượng nở, bụng no tròn,
miệng cười tự nhiên rạng rỡ. Tượng ngồi trên tồ sen sơn đỏ có trang trí những vạch


khắc nổi chạy song song. Hai vị bên cạnh là Bồ tát Pháp Hoa Lâm và Đại Diệu
Tường, được tạc dưới dạng nữ, nét mặt phúc hậu dịu hiền.
Lớp tượng thứ 5 là Quan Âm chuẩn đề, được đặt ở chính diện. Tượng có 11 tay,
đan xen theo hình khai mở. Đơi tay chính chắp trước ngực, kết ấn chuẩn đề.
Lớp tượng thứ 6 là Tồ Cửu Long. Nhìn chung tòa Cửu Long được tạo tác rất
sống động với đường nét hài hòa tinh tế. Tượng được làm bằng gỗ, sơn son thiếp
vàng. Hai tượng Phạm Thiên hay còn gọi là (Đại Phạm Thiên Vương) và Đế Thích
(Indra) được gắn hai bên tòa Cửu Long với tư cách là thiên thần trợ thủ cho Thích ca
sơ sinh lúc chưa thành đạo. Tượng Đế Thích ở bên trái, Phạm Thiên ở bên phải.
Lớp tượng thứ 7 là tượng Thích Ca nhập niết bàn. Đây là tượng có niên đaị
sớm nhất trong số các tượng Phật ở chùa Trấn Quốc. Tượng bằng gỗ thếp vàng lỗng
lẫy, có thể nói là một kiệt tác của nghệ thuật tạc tượng Việt Nam.
Ban cao nhất trên cùng là ban Thánh Tăng, được đặt bên phải Thượng điện.
Diện Nhiêm và Đại Sĩ là hai thị giả, hỗ trợ cho Thánh Tăng giáo hóa cho chúng sinh
cõi bên dưới và cõi nhân gian. Hai tượng trong trang phục võ tướng. Diệm Nhiên có
bộ mặt cường điệu trơng rất đẹp, sơn xanh, mắt xếch ngược, miệng há rộng hung dữ.
tay phải cầm một chiếc vòng giơ cao ngang đầu, tay trái chống ngang hông. Đại Sỹ
mặt thanh tú, phảng phất nét chân dung nữ. Tay phải nắm hờ giơ ngang vai, tay trái

đưa ra sau cầm một chiếc vòng.


Một trong những tượng thường gặp mọi cơng trình tơn giáo là tượng Thập Điện
Diêm Vương. Tục thờ Thập Điện Diêm Vương xuất phát từ lòng tin cho rằng chúng
sinh sau khi chết, cứ qua 7 ngày lại qua 1 cửa điện dưới âm ty để cho một Diêm
Vương xét công tội khi sinh thời, thưởng phạt theo luật luân hồi, trải qua 7 tuần gọi
là tứ cửu (49 ngày) tiếp đến là bách nhật (100 ngày ) giỗ đầu (1 năm) và giỗ hết (2
năm). Thập điện có ý nghĩa giáo dục con người tránh ác hành thiện.

c. Gác chuông
Gác chuông được chia làm hai tầng, tầng trên thấp hơn để treo chuông, tầng
dưới hiện nay dùng làm nhà khách. kết cấu của gác chng được dựa lực chính trên
8 cột mái, các cột này chạy thẳng tới các bộ vì nóc mái trên. Quả chng đựơc treo ở
đây lớn, có dáng cân đối hài hồ. Trên thân chng có trang trí hoa văn rồng, có
khắc 4 chữ Hán “Trấn Bắc Tự Chung” – chuông chùa Trấn Bắc. Tât cá các chuông ở
đây thương đánh vào chập tối và rạng sáng, mang ý nghĩa thức tỉnh, thúc đẩy con
người tịnh tiến tu hành để vưon ra ngoài tội lỗi của kiếp luân hồi.
d. Hệ thống bia tượng
Chùa Trấn Quốc có tất cả 14 bia nhưng trong đó có 4 bia khơng ghi niên đại.
Bia sớm nhất trong số đó chính là tâm bia trước mặt Q khách. Đó là bia “Trấn
Quốc tự bi ký”, niên hiệu Dương Hoà thứ 5 (1639) có đế đặt trên lưng rùa. Bia có


dạng vịm, phần minh văn được giưói hạn trong khung chỉ nổi, khép kín bốn cạnh.
Diềm bia được chạm nổi dây lá, hai cạnh bên có những bơng hoa cúc . Trán bia trang
trí rơng chầu mặt trời. Rồng ở đây được tạc nổi, miệng há rộng để lộ rõ hàm răng
nhọn sắc. Dưới trán bia là 5 chữ “Trấn Quốc tự bi ký” được khắc nổi. Đối xứng với
bia Dương Hoà là bia “Tái tạo Trấn Bác tự bi”, niên hiệu Gia Long thứ 14 (1815).
Xin mới Quý khách theo tôi sang quan sát tấm bia. Bia này cũng có dạng vịm, diễm

bia chạm nổi hoa lá dây, trán bia cũng trang trí rồng chầu mặt trời. Cũng có trang trí
rồng nhưng một phần mang phong cách thời Nguyễn, một phần cách điệu thành
những văn thực vật. Khung khắc minh văn được mở đàu bằng hàng chữ nổi rõ nét
“Tái tạo Trấn Bác tự bi”.
Tám tấm bia còn lại được gắn ở tường bao nhà Tiền Đường và nhà bia ở sân nhà
Tổ, đều được trang trí đơn giản bằng hoa văn thực vật.
e. Cây bồ đề
Trước mặt Qúy khách là một cây bồ đề đại thụ. Điều đặc biệt là cây bồ đề này
được tách ở cây Bồ đề mà chính Đức Phật Thích ca mâu ni ngồi thiền thành đạo
cách đay hơn 25 thế kỷ. Nhân dịp sang thăm nước ta năm 1959, tổng thống Ấn Độ
Razendra Pra-sat thân hành mang tặng cây bồ đề này, trao tay chủ tịch Ho Chí Minh
trong buổi lễ rất trọng thể, Nhà nước tiếp nhận cây tại chùa Quán Sứ và rước lên
trồng kỷ niệm tại chùa Trấn Quốc. Cây bồ đề là một cây mang ý nghĩa sâu sa của
đạo Phật, có nghĩa đại trí tuệ, đại giác ngộ, có nghĩa giải thốt. Cây bồ đề trơng


trước sân chùa với ý thức để cho chúng sinh trước khi vào đất Phật biết khởi lòng
tĩnh đẹp, hướng tâm tới cõi linh thiêng…
i. Nhà thờ tổ
Nằm vng góc về bên trái, đằng sau gác chuông là nhà Tổ với hai chức măng
chính hiện nay là thờ Mẫu và thờ Tổ. Nhà Tổ cũng được làm theo kiểu tường hồi bít
đốc, ngói lợp kiểu vẩy hến. Ở đây có bộ khung gỗ bề thế gồm 6 bộ vì theo kiểu
chồng rường giá chiêng, toạ thành 5 gian. Ba gian giữa thờ Tổ, hai gian bên thờ
Mẫu.
Nhà Tổ có 12 pho tượng, mang tính chân dung cao, nét mặt rất giống với người
sống, không giống tượng Phật. Tượng ngồi trong tư thế kiết già, áo cà sa chạm nong
kênh trùm xuống tận bệ. Đặc biệt là có một pho tượng mới làm, tạo theo mặt của vị
sư mới viên tịch ở chùa. Tượng bằng đồng thiếp vàng, lộng lẫy.
j. Vườn tháp
Nằm bên phải nhà Tổ là một vườn tháp cổ kính soi bóng xuống mặt hồ. Đây là

những tháp mộ chơn những người đã tu và trụ trì ở chùa qua các đời. Với tổng số
mười bốn ngôi, tháp ở chùa Trấn Quốc có nhiều loại: có sáu tháp một tầng, bảy tháp
ba tầng và một tháp mười một tầng (theo các sư tăng trong chùa thì tháp mười một
tầng này xây nhằm mục đích trang trí). Năm 2001 trong vườn tháp chùa xây một
ngôi mộ của nhà sư trụ trì là hồ thưọng Kim Cương Tử. Mộ xây kiểu hai tầng tám
mái bên trong có đặt linh cữu.


Tháp một tầng gọi là am sư - nơi chôn những người mà cơng quả tu hành cịn ở
mức độ thấp. Tháp ba tầng là tháp của Hoà thượng, nhưng các đồ đệ thường xây cho
sư Tổ của mình, do chưa đủ làm Hoà thượng nên ẩn ở dưới dạng hai tầng rưỡi.
Tháp mộ ở chùa Trấn Quốc có kết cấu giống các tháp mộ thơng thường khác: đó
là tháp có dang tu di toạ, phần chân đế giật cấp, phần thân là bốn cạnh hình vng
được làm hõm vào, một ơ hình chữ nhật trên có chạm chữ Phạn, bên trong có đặt bài
vị và bát hương. Đỉnh tháp là một bình cam lồ đặt trên một đài sen, đỡ đài sen là một
đấu dầy đặt theo kiểu giật cấp, toàn bộ được đặt trên mái được làm mui luyện. Bao
quanh khu vườn tháp là hệ thống tường bao được làm khá cầu kì, phía trên là lồng
đèn, phía dưới là các con tiện làm bằng vôi vữa.



×