Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu ''''Còn một Mỹ Sơn cổ xưa hơn trong lòng đất'''' pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.29 KB, 3 trang )

'Còn một Mỹ Sơn cổ xưa hơn trong
lòng đất'

Lần đầu tiên, một cuộc khai quật đã hé mở lịch sử xây dựng
khu di tích Mỹ Sơn của dân tộc Chăm, với việc tìm ra một công
trình kiến trúc đổ khá nguyên vẹn, nằm sâu dưới lòng đất nhóm
tháp D. Tiến sĩ Lê Đình Phụng, Viện Khảo cổ học, chủ trì
nhóm chuyên gia, đã trao đổi với VnExpress quanh phát hiện
này.
- Vì sao lại có cuộc khai quật lần này?
- Trước kia, những cuộc khai quật khảo cổ của các học giả
người Pháp và những lần khai quật gần đây của Việt Nam tiến
hành tại di sản Mỹ Sơn đều chủ yếu phục vụ việc trùng tu và
gia cố các di tích. Cuộc khai quật lần này có mục đích hoàn
toàn khác. Nó nhằm nghiên cứu quá trình phát triển và dựng
xây của Mỹ Sơn trong lịch sử của dân tộc Chăm.

Một ngôi tháp tại Mỹ
Sơn.
Để đảm bảo mục đích đó, chúng tôi đã đào một hố
với diện tích 100 m2, một hố 140 mét vuông. Ngoài
ra, để khai thông dòng chảy khe Thẻ nhằm bảo tồn
những công trình kiến trúc hiện còn, chúng tôi tiếp
tục khai quật dưới lòng suối 150 mét vuông. Tuy
nhiên, vì đây là di sản văn hóa thế giới không được
phép xâm phạm, nên các hố đào đều được thực hiện
cách chân móng kiến trúc hiện nay ít nhất 4,2 mét.
- Cuộc khai quật đã tìm ra những gì?
- Kết quả khai quật đã bộc lộ rõ tiến trình xây dựng
của Mỹ Sơn qua các gian đoạn lịch sử khác nhau. Tại
hai hố đầu tiên, đã thấy 1 lớp kiến trúc cổ bị đổ dưới


công trình kiến trúc Mỹ Sơn hiện nay, ở độ sâu 0,9 đến 1,1 mét. Lớp này có tính chất sụp
đổ nguyên dạng, vì các lớp gạch vẫn xếp theo tư thế đổ, ngoài ra nó có các thành phần
kiến trúc còn nguyên vẹn. Như vậy có thể khẳng định các công trình kiến trúc Mỹ Sơn
hiện nay ở nhóm tháp D được xây dựng trên nền một công trình kiến trúc đổ, và nếu so
sánh mặt bằng nền của công trình hiện nay với công trình vừa tìm được thì cách nhau đến
2,3 mét.
Mỹ Sơn về cơ bản hiện là phế tích
khảo cổ. Năm 1947 Pháp bắn đại
bác khiến một số di tích hỏng.
Năm 1969, Mỹ rải thảm B52 nên
các tháp hỏng rất nhiều và các
công trình hiện nay hầu như đều bị
xuống cấp. Tuy nhiên, với những
giá trị lớn về nhiều mặt, Mỹ Sơn
vẫn được xếp là di sản văn hóa thế
giới theo tiêu chuẩn C(ii) như là
một ví dụ điển hình về trao đổi văn
hóa và theo tiêu chuẩn C (iii) như
là bằng chứng duy nhất của nền
văn minh châu Á đã bị biến mất.
Lý giải về hiện tượng sụp đổ nguyên dạng này, phải dựa vào lịch sử dân tộc Chăm. Đây
là một dân tộc có lịch sử luôn biến động. Các tài liệu cho thấy vào giữa thế kỷ 8, người
Chăm đã dời đô về phía Nam, đến giữa thế kỷ 9 mới chuyển về phía Bắc. Nhưng Mỹ Sơn
được xây dựng suốt từ thế kỷ 4 đến 13. Như vậy vị trí và vai trò của Mỹ Sơn trong cộng
đồng cư dân Chăm đã bị chi phối bởi những điều kiện lịch sử (có khả năng có các cuộc
chiến tranh, vì chúng tôi đã khai quật được những mảnh bia bị vỡ). Ngoài ra, nền đất yếu
ở đây cũng có thể đóng một vai trò: khi khai quật, đào đến cốt 0 của khu B, C, D trong
trung tâm Mỹ Sơn hiện nay, các nhà khoa học thấy các công trình đó được xây dựng trên
một cái gò mà nền đất là sét yếu, đổ dốc về bốn phía theo các nhánh suối chảy lượn
quanh nó. Sau cùng, yếu tố tự nhiên (gió mùa, mưa bão...) chắc chắn cũng có ảnh hưởng

nhất định.
- Phát hiện về kiến trúc cổ dưới lòng đất Mỹ Sơn có tầm quan trọng như thế nào?
- Công trình khai quật của chúng tôi có tính chỉ báo cho các nhà khoa học biết rằng dưới
lòng đất Mỹ Sơn hiện nay có các công trình kiến trúc đổ. Phát hiện này sẽ lưu ý cho các
nhà trùng tu và gia cố thận trọng hơn trong việc xử lý trùng tu. Ngoài ra, trong điều kiện
có thể được, chúng tôi sẽ tiếp tục khai quật để làm rõ hơn, minh chứng cho toàn bộ tiến
trình, nghĩa là từ những công trình kiến trúc đầu tiên của Mỹ Sơn cho đến các kiến trúc
sau là một quá trình phát triển liên tục. Phát hiện mới đây cũng chứng minh rõ hơn vai trò
của Mỹ Sơn như một địa điểm tôn giáo có bề dày dịch sử của dân tộc Chăm, kéo dài suốt
trong 1000 năm của họ. Trước kia, người ta đã dự đoán chắc chắn có, nhưng chưa tìm
thấy dấu vết, thì đợt khai quật này khẳng định có dấu vết như vậy.
Phát hiện trên còn quan trọng ở chỗ, trong khi di tích của các nền văn hóa khác vẫn có thể
tiếp tục được xây dựng và phát triển, chẳng hạn đình, chùa của người Việt đã đổ có thể
xây lại, thì di tích của văn hóa Chăm Pa ở đây chỉ có mất đi mà không thể phục hồi. Vì
vậy, Mỹ Sơn cần được ứng xử đặc biệt.
- Có khả năng các cấu trúc cổ như vậy trải rộng trên khắp lòng đất Mỹ Sơn hay không?
- Hiện nay, trong 8 khu kiến trúc của Mỹ Sơn, chúng tôi bước đầu chỉ tập trung nghiên
cứu vào 3 khu chính là B, C, D (những khu tập trung nhiều kiến trúc nhất, có giá trị nghệ
thuật nhất, có quy mô kiến trúc lớn nhất và hiện trạng được bảo tồn tốt nhất) bởi những
cuộc khai quật tốn rất nhiều kinh phí. Ngoài ra, trong lần khai quật này, chúng tôi chỉ tìm
thấy tín hiệu để khẳng định có một công trình kiến trúc đổ, và là một phần của công trình
này. Muốn tìm hiểu quy mô của công trình, phải dỡ toàn bộ phần kiến trúc hiện còn.
Nhưng đây là di sản văn hóa thế giới, chúng ta không được phép xâm phạm. Tuy nhiên,
vì Mỹ Sơn đã trải qua gần 1000 năm xây dựng (từ cuối thế kỷ 4 cho đến công trình gần
đây nhất là nửa cuối thế kỷ 13), do vậy chắc chắn có nhiều công trình kiến trúc liên quan,
nhưng chúng ta chưa có điều kiện tìm mà thôi.
- Từ di tích đổ nát vừa được khai quật, các nhà khảo cổ hình dung ra bộ mặt Mỹ Sơn cổ
như thế nào?
- Bởi vì các công trình kiến trúc hiện nay xây đè lên kiến trúc cũ,
nên chúng tôi chỉ tìm được một phần, nhưng trong đó có những

thành phần kiến trúc còn nguyên dạng, nghĩa là các khối kiến
trúc vẫn còn liên kết với nhau, và có các họa tiết hoa văn trang
trí. Căn cứ vào những yếu tố đó chúng tôi mới định được niên
đại của công trình kiến trúc ấy, khoảng đầu thế kỷ 9, cách công
trình hiện còn trên mặt đất hơn 100 năm.
Kiến trúc điêu khắc
quen thuộc của nền
văn hóa Chăm Pa.
Hiện nay, có rất nhiều kỹ thuật khảo cổ học để nghiên cứu sâu
vào lòng đất mà không can thiệp trực tiếp như kỹ thuật như địa
lý học, hay lát cắt địa tầng học... nhưng những máy móc này rất
đắt tiền. Do vậy, chúng tôi chỉ khai quật theo phương pháp khảo
cổ học truyền thống, nghĩa là bóc từng lớp đất 20 phân một để
tìm kiếm, và giữ nguyên hiện trạng (bảo quản tại chỗ). Với cách
này, chúng ta khó mà có ngay được cái nhìn tổng thể về những
kiến trúc dưới chân Mỹ Sơn.


×