Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Phương thức, cách thức sự phát triển _ Quy luật lượng và chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.95 KB, 8 trang )

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự
thay đổi về chất và ngược lại là quy luật cơ bản, phổ biến về phương
thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã
hội và tư duy. Theo quy luật này, phương thức chung của các quá
trình vận động , phát triển là: những sự thay đổi về chất của SV, HT
có cơ sở tất yếu từ những sự thay đổi về lượng của SV, HT và ngược
lại, những sự thay đổi về chất của SV, HT lại tạo ra những biến đổi
mới về lượng của SV, HT trên các phương diện khác nhau. Đó là mối
liên hệ tất yếu, khách quan, phổ biến, lặp đi lặp lại trong mọi quá
trình vận động, phát triển của SV, HT thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã
hội và tư duy. Trước khi đến với nội dung quy luật thì phải tìm hiểu
về khái niệm chất và lượng.
Khái niệm chất là một phạm trù dùng để chỉ tính quy định khách
quan vốn có của SV, HT; là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính
cấu thành nó, phân biệt nó với SV, HT khác. Như vậy, tạo thành chất
của SV, HT chính là các thuộc tính khách quan vốn có của nó – lưu ý:
khái niệm chất không đồng nhất với khái niệm thuộc tính, và cũng
cần phân biệt với chất ở quan niệm duy tâm – xem chất chỉ là cảm
giác chủ quan (nhà triết học duy tâm chủ quan Béc-cơ-li cho rằng:
“Chất của sự vật chỉ là phức hợp cảm giác của con người mà thơi”).
Vì vậy, để xác định chất của SV, HT thì cần phải xác định các thuộc
tính của nó. Mà thuộc tính của SV, HT chỉ bộc lộ ra khi nó nằm trong
mối liên hệ với các SV, HT khác, nên muốn xác định thuộc tính của
SV, HT thì cần phải đặt SV, HT ấy trong mối liên hệ với các SV, HT
khác. Mỗi SV, HT đều có những thuộc tính cơ bản và khơng cơ bản.
Chỉ có thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của SV, HT và trong
quá trình vận động của sự vật những thuộc tính khơng cơ bản có thể
thay đổi, có cái mất đi, có cái nảy sinh thêm nhưng chất nói chung
của SV, HT không thay đổi. Mà khi những thuộc tính cơ bản thay đổi
thì chất của nó mới thay đổi. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa thuộc tính



cơ bản và khơng cơ bản cũng chỉ mang tính tương đối, tùy thuộc vào
từng mối quan hệ nhất định. Trong mối quan hệ này nó là thuộc tính
cơ bản nhưng trong mối quan hệ khác nó lại là thuộc tính khơng cơ
bản và ngược lại. Lênin đã đưa ra một ví dụ đơn giản về cái cốc như
sau: trong mối quan hệ với người uống nước thì cái đáy cốc có lành
hay khơng đó là thuộc tính cơ bản; trong mối quan hệ với người
dùng cốc để úp con bướm thì thuộc tính cơ bản lại là tính chất trong
suốt của thủy tinh. Ngoài ra, tổng hợp các thuộc tính cơ bản tạo
thành chất cơ bản, cịn tổng hợp các thuộc tính khơng cơ bản tạo
thành chất khơng cơ bản của SV, HT. Nhưng vì sự phân biệt giữa
thuộc tính cơ bản và khơng cơ bản cũng chỉ mang tính chất tương
đối, nên sự phân biệt giữa chất cơ bản và chất khơng cơ bản cũng
mang tính chất tương đối. Nhưng mặt khác, mỗi thuộc tính lại được
tạo thành từ các đặc trưng về chất của nó, vì vậy, mỗi thuộc tính lại
đóng vai trị là một chất của SV, HT. Rút cuộc, sự phân biệt giữa
thuộc tính và chất cũng chỉ mang tính tương đối. Trong mối quan hệ
này nó là thuộc tính, nhưng trong mối quan hệ khác nó lại là chất
của SV, HT. SV, HT có vơ vàn thuộc tính nên SV, HT khơng chỉ có một
chất mà có vơ vàn chất – Ăngghen đã từng khẳng định: “Những
chất, lượng không tồn tại, mà những sự vật có chất lượng, hơn nữa,
những sự vật có vơ vàn chất, lượng mới tồn tại” , ví dụ như mỗi
nguyên tố hóa học là một chất bao gồm nhiều loại nguyên tử khác
nhau, nhưng mỗi nguyên tử lại được coi là một chất khác nhau như
O, H, đi sâu vào kết cấu của các nguyên tử chúng ta lại thấy những
hạt có điện tích khác nhau như electron, nơtron,… đó cũng là những
chất khác nhau, hay trong sinh vật thì có nhiều lồi động và thực
vật, một lồi là một chất nhưng trong mỗi lồi lại có những con vật
hay cây cỏ khác nhau, trong xã hội, một hình thái kinh tế xã hội là
một chất, nhưng trong một hình thái kinh tế xã hội lại có nhiều quốc

gia, nhiều chế độ xã hội khác nhau,…, trong tư duy, hệ tư tưởng của
các giai cấp khác nhau là những chất khác nhau nhưng một hệ tư


tưởng lại gồm những quan điểm, những tư tưởng, mà mỗi quan
điểm, tư tưởng đó lại là một chất riêng. Mỗi SV,HT đều có q trình
tồn tại và phát triển qua nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn phát triển
của SV, HT nó lại có chất của nó, thí dụ như CNTB phát triển thành
CNĐQ thì có thể coi đó là hai chất khác nhau nhưng lại nằm trong
chung một chất chung đó là hình thái kinh tế xã hội TBCN hay là sự
phát triển của con người có thể trải qua nhiều giai đoạn khác nhau:
thiếu nhi, thiếu niên, thanh niên, trung niên,… hay trình độ phát
triển của một con người từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT, ĐH, Cao
học,… .Như vậy, chất biểu hiện tính tồn vẹn, tính chỉnh thể thống
nhất của SV, HT. Chất và SV, HT gắn liền với nhau; chất là chất của
SV, HT; còn SV, HT tồn tại với tính quy định về chất của nó.
Khái niệm lượng là một phạm trù dùng để chỉ tính quy định khách
quan vốn có của SV, HT về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu
thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của quá trình vận
động, phát triển của SV, HT. Bên cạnh đó, lượng có tính khách quan,
là cái vốn có của bản thân các SV, HT, vì bất kì SV, HT nào cũng điều
chiếm một vị trí nhất định trong không gian và được diễn ra trong
một khoảng thời gian nào đó. Mà vì mỗi SV, HT có vơ vàn chất nên
nó cũng có vơ vàn lượng. Mỗi loại lượng có phương thức xác định
khác nhau, có những lượng được biểu thị bằng con số chính xác như
trong một con người lượng có thể thể hiện qua chiều cao, cân nặng,
tuổi thọ, trình độ học vấn,…, nhưng có những lượng phải bằng sự
trừu tượng hóa, khái quát hóa mới xác định được nó, ví dụ như khi
chúng ta đánh giá về hoạt động học tập của một lớp thì ta chỉ đánh
giá được là tích cực hay khơng tích cực; hay ý thức tham gia hoạt

động phòng chống dịch COVID-19 của người VN cao hay kém,… .Có
những lượng nói lên những nhân tố bên trong của SV, HT nhưng có
những lượng chỉ nói lên những nhân tố bên ngồi của SV,HT, ví dụ
như số lượng những nguyên tử hợp thành một nguyên tố hóa học


nào đó là những nhân tố bên trong của sự vật, còn chiều cao hay
chiều dài của một sự vật chỉ là nhân tố bên ngồi của nó. Như vậy,
chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một SV, HT
hay một q trình nào đó trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Hai
phương diện đó đều tồn tại khách quan. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa
chất và lượng trong quá trình nhận thức về SV, HT chỉ có ý nghĩa
tương đối: có cái trong mối quan hệ này đóng vai trị là chất nhưng
trong mối quan hệ khác lại là lượng. Chính Ăngghen đã phê phán
quan điểm siêu hình: coi chất và lượng là những khái niệm khác
nhau một cách tuyệt đối. Chẳng hạn, con số là một sự quy định về
lượng nhưng những con số khác nhau lại là những chất khác nhau,
cụ thể như con số 5 chỉ sự phát triển của lượng từ 1 đến 5 nhưng 5
lại là một chất – nó khác so với 4, 3. “Mọi chất lượng đều có vơ vàn
những mức độ khác nhau về số lượng, thí dụ những sắc thái của
màu sắc, độ cứng và độ mềm, độ bền,… và mặc dù các mức độ ấy
khác nhau về chất, nhưng chúng đều có thể đo được và nhận thức
được”[1].
Bàn về nội dung qui luật:
Thứ nhất, từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi
về chất : Bất kì SV, HT nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt
chất và lượng. Hai mặt đó khơng tách rời nhau mà tác động lẫn nhau
một cách biện chứng. Chất là mặt tương đối ổn định, còn lượng là
mặt thường xuyên biến đổi, nên sự vận động, phát triển của SV, HT
bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Sự thay đổi về lượng

tất yếu sẽ dẫn đến sự chuyển hóa về chất của SV, HT. Thí dụ như
trong kho tàng ca dao, tục ngữ của chúng ta thì đã có những câu
phản ánh mối quan hệ này như : “Năng nhặt chặt bị”, “Kiến tha lâu
cũng đầy tổ”, “Có cơng mài sắt có ngày nên kim”,…Tuy nhiên, khơng
phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đến sự thay đổi về
chất. Ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự


thay đổi về chất. Giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm chất
thay đổi được gọi là độ. Khái niệm độ là một phạm trù chỉ tính quy
định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là khoảng giới hạn
mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất
của SV, HT. Vì vậy, trong giới hạn của độ, SV, HT vẫn còn là nó, chưa
chuyển hóa thành SV, HT khác. Khi lượng thay đổi đến một giới hạn
nhất định sẽ tất yếu dẫn đến những sự thay đổi về chất. Giới hạn đó
chính là điểm nút – là một phạm trù dùng để chỉ điểm giới hạn mà
tại đó sự thay đổi về lượng đã làm thay đổi về chất của SV, HT. Sự
thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút, với những điều kiện nhất định
tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Đây chính là bước nhảy
trong quá trình vận động, phát triển của SV, HT. Bước nhảy là sự
chuyển hóa tất yếu trong q trình phát triển của SV, HT. Sự thay
đổi về chất diễn ra với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau, được
quyết định bởi mâu thuẫn, tính chất và điều kiện của mỗi SV, HT. Đó
là các bước nhảy : nhanh và chậm, lớn và nhỏ, cục bộ và toàn bộ, tự
phát và tự giác,… . Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận
động, phát triển ; đồng thời, đó cũng là điểm khởi đầu cho một giai
đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận động , phát triển liên
tục của SV, HT. Trong thế giới luôn luôn diễn ra quá trình biến đổi
tuần tự về lượng dẫn đến bước nhảy về chất, tạo ra một đường nút
vô tận, thể hiện cách thức vận động và phát triển của sự vật từ thấp

đến cao. Ph.Ăngghen khái quát tính tất yếu này : “Những thay đổi
đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa
thành những sự khác nhau về chất” [2]. Ví dụ, thơng thường trong tự
nhiên, nước đun sôi đến điểm nút là 100 oC thì bốc thành hơi, nếu
nhiệt độ hạ thấp đến 0oC thì nước lỏng biến thành nước đá,…Bảng
tuần hồn của Mendeleev xây dựng chỉ rõ tính đa dạng về chất của
các nguyên tử phụ thuộc vào số lượng các hạt proton có trong hạt
nhân của nguyên tử (khi số proton tăng hay giảm thì nguyên tử sẽ
trở thành nguyên tử của nguyên tố khác) – Ăngghen cũng đã viết:


“Người ta có thể gọi hóa học là khoa học của biến đổi về chất của
vật thể sinh ra do sự thay đổi về thành phần số lượng”. Trong xã hội
quy luật này thể hiện ra ở quy luật lực lượng sản xuất phát triển đến
một trình độ nhất định thì làm thay đổi quan hệ sản xuất, do đó lịch
sử xã hội loài người là lịch sử thay thế nhau của các hình thái kinh tế
xã hội với những quan hệ sản xuất khác nhau, hay trong xã hội tư
bản, sự tích lũy về tiền đến một mức độ nhất định có thể mua được
tư liệu sản xuất, thuê được cơng nhân làm th để bóc lột sức lao
động thì người có tiền trở thành nhà tư bản và tiền biến thành tư
bản; sự phát triển của lịch sử Triết học cũng như vậy, sự ra đời của
CNDVBC là một bước nhảy – tức là sự thay đổi về chất trong Triết học
duy vật, từ trước những tư tưởng duy vật và biện chứng đã phát
triển dần dần phải đến TK XIX thì mới có đủ điều kiện về khoa học tự
nhiên và kinh tế xã hội để Mác và Ăngghen sáng tạo ra CNDVBC và
CNDVLS.
Thứ hai, sự tác động trở lại của chất đối với lượng: Khi chất mới ra
đời lại có sự tác động trở lại lượng của SV. Chất mới tác động đến
lượng của SV, HT trên nhiều phương diện như: làm thay đổi kết cấu,
quy mơ, trình độ nhịp điệu của sự vận động và phát triển của SV, HT

hoặc làm cho những lượng mới ra đời. Thí dụ, trong giới tự nhiên, khi
nước bốc thành hơi thì các phân tử hơi nước sẽ vận động với tốc độ
nhanh hơi so với tốc độ vận động của các phân tử nước lỏng, thể tích
của hơi nước cũng lớn hơn thể tích của nước lỏng; trong xã hội, khi
ra đời CHXH đã chứng tỏ khả năng to lớn của nó trong việc giải
quyết các vấn đề xã hội, với hơn 70 năm tồn tại CNXH đã trở thành
hệ thống gồm nhiều nước không ngừng phát triển về nhiều mặt và
tạo ra một chất mới khác biệt về chất so với CNTB, một xã hội khơng
cịn áp bức, bóc lột, bất cơng,… Cũng lưu ý rằng: quy luật những
thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại chỉ
được thể hiện trong mối quan hệ xác định giữa chất và lượng, mối


quan hệ đó hình thành một cách khách quan chứ không thể tùy tiện
gán ghép bất cứ lượng nào với chất nào, nói cách khác, sự tác động
và chuyển hóa giữa lượng và chất bao giờ cũng phụ thuộc vào
những điều kiện nhất định. Trong ví dụ về nước đun sôi bốc thành hơi
nêu ở trên, sư thay đổi về lượng của nhiệt độ đã làm cho chất thay
đổi, chất ở đây là trạng thái của nước (lỏng, đá, hơi) – chứ khơng nói
về kết cấu hóa học của nước, và dưới điều kiện áp suất bình thường
nước sơi ở điểm nút 100oC nhưng nếu thay đổi áp suất thì điểm sơi
sẽ thấp hoặc cao hơn.
Tóm lại, bất kì SV, HT nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai
mặt chất và lượng. Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút tất
yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy; đồng thời,
chất mới sẽ tác động trở lại lượng, tạo ra những biến đổi mới về
lượng của SV, HT. Q trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương
thức cơ bản, phổ biến của SV, HT trong tự nhiên, xã hội vả tư duy.
Ý nghĩa phương pháp luận: vì bất kì SV, HT nào cũng có phương diện
chất và lượng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, tác động và làm

chuyển hóa lẫn nhau, do đó, trong nhận thức và thực tiễn cần phải
coi trọng cả hai loại chỉ tiêu về phương diện chất và lượng, tạo nên
sự nhận thức toàn diện về SV, HT; vì những thay đổi về lượng của
SV, HT có khả năng tất yếu chuyển hóa thành những thay đổi về
chất của SV, HT và ngược lại, do đó, trong hoạt động nhận thức và
thực tiễn, tùy theo mục đích cụ thể, cần từng bước tích lũy về lượng
để có thể làm thay đổi về chất; đồng thời, có thể phát huy tác động
của chất mới theo hướng làm thay đổi về lượng của SV, HT; vì sự
thay đổi về lượng chỉ có thể dẫn tới những biến đổi về chất của SV,
HT với điều kiện lượng phải được tích lũy tới giới hạn điểm nút, do đó
trong công tác thực tiễn cần phải khắc phục tư tưởng nơn nóng tả
khuynh; mặt khác, theo tính tất yếu quy luật thì khi lượng đã được
tích lũy đến giới hạn điểm nút sẽ tất yếu có khả năng diễn ra bước


nhảy về chất của SV, HT. Vì thế cũng cần khắc phục tư tưởng bảo
thủ hữu khuynh trong công tác thực tiễn. Tả khuynh chính là hành
động bất chấp quy luật, chủ quan, duy ý chí, khơng tích lũy về lượng
mà chỉ chú trọng thực hiện những bước nhảy liên tục về chất. Hữu
khuynh là sự biểu hiện tư tưởng bảo thủ, trì trệ, khơng dám thực
hiện bước nhảy mặc dù lượng đã tích lũy tới điểm nút và quan niệm
phát triển chỉ đơn thuần là sự tiến hóa về lượng; vì bước nhảy của
SV, HT là hết sức đa dạng, phong phú, do vậy, trong nhận thức và
thực tiễn cần phải có sự vận dụng linh hoạt các hình thức của bước
nhảy cho phù hợp với từng điều kiện, từng lĩnh vực cụ thể. Đặc biệt,
trong đời sống xã hội, q trình phát triển khơng chỉ phụ thuộc vào
điều kiện khách quan, mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của
con người. Do đó, cần phải nâng cao tính tích cực, chủ động của chủ
thể để thúc đẩy q trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách có
hiệu quả nhất.


Nguồn:
[1]. C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Tồn tập, Sđd, t.20, tr.722.
[2]. C.Mác và Ph.Ăngghen: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1994, t.20, tr.179



×