Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thử nghiệm biện pháp hóa học phòng trừ bọ rùa 28 chấm epilachna viginctioctopunctata f

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 64 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƢ
===  ===

NGUYỄN HỮU CHIẾN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ THỬ NGHIỆM
BIỆN PHÁP HÓA HỌC PHÕNG TRỪ BỌ RÙA 28 CHẤM Epilachna
viginctioctopunctata F.
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƢ NGÀNH NƠNG HỌC

VINH - 5.2016


TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƢ
===  ===

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
SINH HỌC VÀ THỬ NGHIỆM BIỆN PHÁP
HÓA HỌC PHÕNG TRỪ BỌ RÙA 28 CHẤM
Epilachna viginctioctopunctata F.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƢ NGÀNH NÔNG HỌC

SV thực hiện: Nguyễn Hữu Chiến
Lớp

: 52K - KS Nông học



Người hướng dẫn : ThS. Thái Thị Ngọc Lam

VINH - 5.2016


LỜI CAM ĐOAN
Thực tập tốt nghiệp là thời gian để người sinh viên có điều kiện rèn tính tự lực,
độc lập trong suy nghĩ, bổ sung những kiến thức mới mẻ từ thực tiễn, nâng cao trình
độ chun mơn. Để hồn thành khóa luận này, tơi xin cam đoan:
- Trong q trình nghiên cứu, bản thân ln nhiệt tình với công việc
- Số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực.
- Kết quả nghiên cứu của bản thân có được là nhờ sự giúp đỡ tận tình của cơ
hướng dẫn ThS. Thái Thị Ngọc Lam.
- Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các
thơng tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Sinh viên

Nguyễn Hữu Chiến

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, tơi ln nhận được
sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo trong khoa Nơng Lâm Ngư, trường Đại học
Vinh.
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi xin bày
tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cơ giáo ThS. Thái Thị Ngọc Lam, đã tận tình hướng dẫn

khoa học và cả những bước đi ban đầu trong lĩnh vực nghiên cứu của tôi. Đặc biệt,
Cô luôn động viên khuyến khích và mang đến cho tơi niềm tin, lịng say mê nghiên
cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm, cán bộ khoa Nông Lâm Ngư, tổ bộ
môn Bảo vệ thực vật tạo điều kiện giúp đỡ về thời gian cũng như điều kiện vật chất,
thiết bị thí nghiệm cho chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và bà con nông dân xã Nghi Phong,
huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc điều tra và thu
thập số liệu thí nghiệm.
Để hồn thành được khóa luận này, tơi cịn nhận được sự động viên, hỗ trợ rất
lớn về vật chất, về tinh thần của gia đình, bạn bè. Tơi xin trân trọng và biết ơn
những tình cảm cao q đó.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Nguyễn Hữu Chiến

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
1.1. Cở sở khoa học của đề tài ....................................................................................3
1.1.1. Mối quan hệ giữa loài gây hại và cây trồng ......................................................3
1.1.2. Phân loại ............................................................................................................3
1.1.3. Phân bố và kí chủ ..............................................................................................3
1.2. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................4
1.3. Tổng quan tài liệu.................................................................................................5
1.3.1. Tình hình nghiên cứu bọ rùa trên thế giới.........................................................5

1.3.2. Tình hình nghiên cứu bọ rùa ở Việt Nam .........................................................5
Chƣơng 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................8
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................................8
2.2. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu .........................................................................8
2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................8
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bọ rùa 28 chấm ........8
2.3.2. Phương pháp khảo sát khả năng gây hại trên một số loại kí chủ ......................9
2.3.2.1. Khảo sát phổ kí chủ ........................................................................................9
2.2.1.2. Khảo sát khả năng ăn của bọ rùa 28 chấm trên các bộ phận của cây mướp
đắng .............................................................................................................................9
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm biện pháp hóa học phòng trừ bọ rùa 28
chấm ............................................................................................................................9
2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi bọ rùa 28 chấm ..............................................................11
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................12
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................13
3.1. Một số đặc điểm sinh học của bọ rùa 28 chấm ..................................................13
3.1.1. Đặc điểm hình thái của bọ rùa 28 chấm ..........................................................13
3.1.2. Thời gian phát dục các pha của bọ rùa 28 chấm .............................................15
3.1.4. Sức sống các pha phát triển của bọ rùa 28 chấm ở các thế hệ ni ................19
3.1.5. Một số tập tính sinh học của bọ rùa 28 chấm..................................................20
3.2. Thử nghiệm biện pháp hóa học phòng trừ bọ rùa 28 chấm ...............................22
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................27

iii


DANH MỤC VIẾT TẮT
TGPD: Thời gian phát dục
TT: Trưởng thành
T1: Tuổi 1

T2: Tuổi 2
T3: Tuổi 3
T4: Tuổi 4

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Đặc điểm hình thái các pha phát triển của bọ rùa 28 chấm ......................14
Hình 3.2. Vịng đời của hai thế hệ 1 và 2. .................................................................17
Hình 3.3. Sức sinh sản (số trứng/cái) ở hai thế hệ khác nhau ...................................18
Hình 3.4. Tỷ lệ sống sót của pha trưởng thành ở hai thế hệ .....................................20
Hình 3.5. Tập tính của bọ rùa 28 chấm .....................................................................22
Hình 3.6. Hiệu lực phịng trừ bọ rùa 28 chấm bằng thuốc Ammate 150SC, Angun
5WDG, Dantotsu 16WSG .........................................................................................23

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Kích thước các pha phát triển của bọ rùa 28 chấm...................................13
Bảng 3.2. Thời gian phát dục của bọ rùa 28 chấm ở các thế hệ nuôi .......................16
Bảng 3.3. Sức sinh sản của bọ rùa 28 chấm ở các thế hệ nuôi .................................17
Bảng 3.4. Chất lượng sinh sản của bọ rùa 28 chấm ở các thế hệ nuôi ......................18
Bảng 3.5. Sức sống các pha của bọ rùa 28 chấm ở các thế hệ nuôi ..........................19
Bảng 3.6. Các phổ ký chủ của bọ rùa 28 chấm tại xã Nghi Phong ...........................20
Bảng 3.7. Khả năng ăn của bọ rùa 28 chấm trên các bộ phận khác nhau của cây
mướp đắng .................................................................................................................21
Bảng 3.8. Hiệu lực phòng trừ của các loại thuốc bảo vệ thực vật đối với bọ rùa 28
chấm pha trưởng thành ..............................................................................................22

Bảng 3.9. Hiệu lực phòng trừ của các loại thuốc bảo vệ thực vật đối với bọ rùa 28
chấm pha ấu trùng .....................................................................................................24

vi


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Rau ăn quả họ bầu bí dưa là loại cây trồng có nhiều chất dinh dưỡng và thực
phẩm cần thiết không thể thiếu trên thế giới. Tại Việt Nam, những năm gần đây rau
ăn quả trở thành những cây quan trọng trong sản xuất, có ý nghĩa lớn về kinh tế và
giải quyết vấn đề thực phẩm (Tạ Thị Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà,
2004). Diện tích trồng rau ăn quả ngày càng tăng do đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày
càng mở rộng, hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa và một số loại cây khác,
đồng thời là loại hoa màu hằng niên dễ trồng, cho năng suất cao, ít tốn chi phí và
thu nhiều lợi nhuận. Để đạt được năng suất tối đa, nông dân bắt đầu áp dụng các
hình thức thâm canh, tăng vụ để... Cũng vì thế, mà tình hình sâu bệnh và dịch hại
trở nên nghiêm trọng.
Trong số các loài gây hại trên rau ăn quả, bọ rùa 28 chấm hay bọ rùa nâu, tên
khoa học là Epilachna vigintioctopunctata Fabricius gây hại nghiêm trọng đến năng
suất. Gần đây loài sâu hại này xuất hiện khá phổ biến trên đồng ruộng. Bọ rùa thuộc
bộ cánh cứng, có 28 chấm đen trên lưng, di chuyển nhanh nhẹn, chúng gặm trụi mơ
lá làm giảm diện tích quang hợp và khả năng sinh trưởng của cây trồng, nếu xuất
hiện với mật độ cao có thể tấn cơng cả phần ngọn, hoa nở và quả non.
Hiện nay, có rất ít tài liệu nghiên cứu về lồi bọ rùa này, nên vấn đề phòng
loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau, phun nhiều lần trên vụ, với liều lượng cao hơn
khuyến cáo của nhà sản xuất. Đây là nguyên nhân chính làm tăng chi phí sản xuất,
giảm lợi nhuận, ngoài ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm
môi trường.

Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn đó, chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài
“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thử nghiệm biện pháp hóa học phịng
trừ bọ rùa 28 chấm Epilachna viginctioctopunctata F.”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định được đặc điểm sinh học của bọ rùa 28 chấm làm cơ sở khoa học để
ứng dụng các biện pháp phòng trừ chúng có hiệu quả trên đồng ruộng.

1


3. Nội dung nghiên cứu
(1). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bọ rùa 28 chấm
(2). Thử nghiệm biện pháp hóa học phịng trừ bọ rùa 28 chấm
4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh thái của bọ rùa 28 chấm được tiến hành tại
phòng thí nghiệm Sinh thái cơn trùng nơng nghiệp, Khoa Nơng Lâm Ngư, trường
Đại học Vinh.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ rùa 28 chấm đóng
góp thêm những dữ liệu làm cơ sở khoa học cho cơng tác dự tính dự báo. Góp phần
kiểm sốt chúng trên đồng ruộng bằng biện pháp hóa học, bảo vệ môi trường, bảo
vệ sức khoẻ cho người sản xuất và người tiêu dùng ngồi ra cịn giảm chi phí và
nâng cao năng suất cây trồng.
Qua việc nghiên cứu đề tài này giúp bản thân nâng cao hiểu biết về một số nội
dung tri thức, kiến thức đã học trong các giáo trình như: Sinh thái học, Bảo vệ thực
vật, Cơn trùng học, IPM,… Từ đó đóng góp cho việc đánh giá những dẫn liệu làm
cơ sở khoa học cho biện pháp phòng trừ bọ rùa 28 chấm hại cây trồng.

2



Chƣơng 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cở sở khoa học của đề tài
1.1.1. Mối quan hệ giữa loài gây hại và cây trồng
Cơn trùng gây hại ln tìm cách tấn cơng lên cây trồng, đồng thời cây trồng
luôn phản ứng trở lại để tự vệ theo bản năng sinh vật,trong mối quan hệ đấu tranh
này cả 2 bên đều chịu tác động ảnh hưởng của nhau và các yếu tố môi trường.
Theo quy luật tiến hóa và đấu tranh sinh tồn, cả 2 bên (cây trồng và sinh vật
hại) đều tự biến đổi để cạnh tranh có hiệu quả hơn, phù hợp hơn với đối thủ của
mình và yếu tố tác động trực tiếp của môi trường, nhân tố thúc đẩy sự biến đổi này
là sức ép chọn lọc của mỗi bên, gây ra từ phía bên kia. Xét về lâu dài mối quan hệ
này là mối quan hệ động, nó không dừng ở một thời điểm một trạng thái nào. Kết
quả của việc đấu tranh nay là cả 2 bên cùng biến đổi, cơn trùng gây hại hình thành
các kiểu di truyền mới (Trần Ngọc Lân, 2007)[6].
1.1.2. Phân loại
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011), bọ rùa 28 chấm hay bọ rùa
nâu cịn có tên khoa học là Epilachna vigintioctopunctata Fabricius hay
Henosepilachna vigintioctopunctata Fabricius. Loài này thuộc: Bộ (Order):
Coleoptera (cánh cứng). Họ (Family): Coccinellidae (bọ rùa).
1.1.3. Phân bố và kí chủ
Theo Alam (1969), bọ rùa 28 chấm gây hại nặng cho vụ mùa tại Bangladesh,
gây hại tại Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Á và Châu Đại Dương và gây hại
nặng ở phía Đơng nước Úc (Richard, 1983). Phân bố phổ biến ở phương Đông và
khu vực châu Úc. Phạm vi hoạt động từ Pakistan đến quần đảo Thái Bình Dương
(Schroder et al., 1993).
Phổ kí chủ là các cây họ bầu, bí, dưa (Cucurbitaceae), cây họ cà (Solanaceae)
và cây họ đậu (Anam et al., 2006; Rahaman et al., 2008). Ấu trùng của lồi bọ rùa
này cịn được ghi nhận gây hại bí ngơ, khoai tây, cà chua (Olliff , 1890), thuốc lá,
hoa loa kèn, cà độc dược, dưa chuột, dưa và bông (Froggatt, 1923). Tại Việt Nam,


3


theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) thì ngồi tấn cơng trên dưa bầu bí,
lồi này cịn tấn công cả cà chua, đậu bắp, ớt và cây họ đậu.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Ở các vườn bầu bí, vườn mướp hương, mướp đắng của các hộ dân trong cả
nước nói chung và Nghệ An nói riêng, hàng năm người nơng dân phải đối phó với
sự phá hoại của bọ rùa 28 chấm Epilachna vigintioctopunctata Fabricius. Chúng
gây hại nặng đến năng suất và chất lượng sản phẩm.
Cả ấu trùng và trưởng thành đều sống ở mặt dưới lá, gặm biểu bì và nhu mơ
diệp lục của lá, chỉ cịn lại biểu bì trên và gân. Mật độ bọ rùa cao có thể gặm ăn trụi
lá trên cây và sau đó có thể tấn cơng tiếp phần ngọn, trái non và cuống trái. Ấu
trùng có khả năng ăn mạnh hơn thành trùng, nhất là ấu trùng tuổi 4, ăn mạnh gấp 2 3 lần trưởng thành. Con trưởng thành hoạt động mạnh vào sáng sớm và chiều mát.
Bọ rùa đẻ trứng ở mặt dưới lá, trứng được đẻ tập trung thành từng ổ, mỗi ổ 9 – 55
trứng, mỗi con cái có thể đẻ từ 200-300 trứng (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen,
2011). Vì vậy cơng tác phịng trừ đang gặp khơng ít khó khăn. Hiện nay việc phịng
trừ bọ rùa 28 chấm chủ yếu là dùng biện pháp hóa học. Việc quá lạm dụng thuốc
bảo vệ thực vật ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái.
Hiện tượng ngộ độc do thuốc bảo vệ thực vật trong những năm gần đây tăng cao.
Theo số liệu thống kê, số vụ ngộ độc do hóa chất trong 6 tháng đầu năm 2002 tăng
2,1 lần so với cùng kì năm 2001, trong đó ngộ độc do thuốc bảo vệ thực vật là 843
người, tử vong 28 người chiếm 56% số người chết do ngộ độc thực phẩm. Chỉ tính
riêng Hà Nội đã có 14/20 vụ ngộ độc do hóa chất bảo vệ thực vật, nguyên nhân đều
do lượng thuốc bảo vệ thực vật đã vượt quá dư lượng tối đa cho phép, hầu hết là các
thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục (Nguyễn Đức Hạnh, 2002).
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao thì
nhu cầu địi hỏi sản phẩm nơng nghiệp không những về số lượng mà chất lượng cũng
phải tăng lên, việc giảm thuốc hóa học trong việc sử dụng phịng trừ sâu bệnh là rất

quan trọng. Vì vậy để có thể phịng trừ sâu hại hợp lý thì cần hiểu rõ được đặc điểm
sinh học sinh thái của sâu gây hại nói chung và bọ rùa 28 chấm hại cây trồng nói
riêng.

4


1.3. Tổng quan tài liệu
1.3.1. Tình hình nghiên cứu bọ rùa trên thế giới
Trên thế giới đã có một số cơng trình nghiên cứu về họ bọ rùa (Coccinellidae).
Bọ rùa là những lồi cánh cứng có kích thước nhỏ hoặc trung bình, có chiều dài
khoảng 0,8-10mm, ít khi gặp những lồi lớn tới 15-18mm. Trên thế giới hiện nay có
tới 4500-5000 lồi (Sasaji, 1971; Hodek, 1973).
Năm 1883 rệp sáp bơng Icerya purchasi lan khắp các vườn trại trồng cam, các
vườn cây cảnh , các công viên ở California gây thiệt hại nặng nề. Khơng có một thứ
thuốc hóa học nào trừ nổi. Khơng những thế, thuốc hóa học lại kích thích rệp sáp
phát triển vì hệ cơn trùng kí sinh và ăn thịt rệp sáp đã bị thuốc tiêu diệt. Koebele,
nhà côn trùng học người Đức làm việc ở California được cử sang Australia để thu
nhập loài ruồi Crypnchaetum iceryae ký sinh trên rệp sáp I, purchasi. Ông đã phát
hiện và gửi về California 129 cá thể loài bọ rùa rếp sáp Rodolia cardinalis. Và được
nhận nuôi đến tháng 6/1889 đã có hơn 1000 cá thể con cháu. Số bọ rùa trên được
thả ra hàng trăm vườn cam ở california, sau vài thánh số lượng rệp sáp đã giảm dần,
đến năm sau thì rệp sát k cịn là sâu hại gây nguy hiểm nữa. Nạn rếp sáp hại cam
quýt ở California được giải quyết một cách căn bản. Năm 1891, Koebele tiếp tục
nhập nội từ Australia, Newzealand va Fiji về California 46 loại bọ rùa trong số này
chỉ có 4 lồi được thuần hóa và định cư được. Theo số liệu thống kê của Debach
(1968) thì trong số 114 trường hợp thành công mĩ mãn trong việc sử dụng đấu tranh
chống sâu và bét hại trên một đơn vị diện tích tương đối. Các lồi cây trồng chính
được phịng trừ là cam, quýt, bưởi, dừa, cọ, chè, cà phê...
1.3.2. Tình hình nghiên cứu bọ rùa ở Việt Nam

Cách cứng (Coleoptera) là một bộ côn trùng lớn nhất trong thế giới động vật
có khoảng 250.000 lồi, có sự phân bố rộng rãi. Ở Việt Nam thành phần loài cánh
cứng rất phong phú, hiện biết 15 họ có số lượng lớn thường được quan tâm trên các
loại cây trồng nông nghiệp là: họ bọ chân chạy (Carabidae), họ Hổ trùng
(Cicindeliae), họ mọt mỏ ngắn (Ipidae), họ Bổ củi (Elatiridae), họ Mọt đầu dài
(Bostrychidae), họ Mọt đậu (Lariidae), họ Vòi voi (Curculionidae), họ Chân bị giả
(Tenebriondae), họ Ban miêu (Meloidae), họ Xén tóc (Cerambicidae), họ Ánh kim

5


(Chrysomilidae), họ Bò hung (Scarabacidae) và họ Bọ rùa (Coccinellidae) (Bộ nông
nghiệp-vụ đào tạo,1990).
Bọ rùa là một trong hai bộ lớn của bộ cánh cứng có mặt phổ biến trên đồng
ruộng Việt Nam và rất có ý nghĩa trong việc tiêu diệt sâu hại. Tuy nhiên việc nghiên
cứu chúng ở nước ta còn rất sơ sài. Qua các tài liệu rải rác từ cuối thế kỷ XIX tới
năm 1975 mới cỏ 35 loài được nêu ra trong khu hệ Bọ rùa Việt Nam. Viện BVTV
(1967-1968) tiến hành điều tra côn trùng miền Bắc đã công bố ở miền Bắc Việt
Nam có 63 lồi Bọ rùa. Trong "kết quả điều tra côn trùng miền Bắc Việt Nam" (Mai
Quý, Trần Thị Lài, Trần Thị Bích Lan, 1981)[5]. cơng bố tổng số lồi Bọ rùa trong
khu hệ miền Bắc Việt Nam lên đến 174 lồi. Trong đó có 119 lồi Bị rùa có ích
thuộc năm phân họ, 46 giống ăn rệp, bét, nấm hại cây trồng. Nếu kể cả một số lồi
có trong danh sách Bọ rùa đã phát hiện trong "kết quả điều tra cơ bản cơn trùng
1967-1968" thì số lồi Bọ rùa có ích lên tới 134 lồi thuộc 50 giống. Trong đó
giống có số lồi lớn nhất là giống Scymnus có 17 lồi, tiếp đến là giống Rodolia có
10 lồi, giống Sticholotis và giống Chilocorus mỗi giống có 8 lồi, giống
Crypgonus và giống Coelophora mỗi giống có 7 lồi. Trong đó giống Lemnia có 3
lồi là Lemnia Biplagiata (Swarzt), Lemnia Bissellata (Muls) và Lemnia Melanaria.
Đã xác định đựợc một số loài vật mồi là sâu bọ hại thực vật của loài Lemnia
Biplagiata (Swarzt) gồm Lachnus, Aphus, Rhopalosiphum, Macrosiphum, Oregma,

Lecanium, Pulvinaria,...[Bảo vệ thực vật,1976,189-198].
Theo Hoàng Đức Nhuận, 1982,1983 nguyên cứu sâu về họ Bọ rùa ở Việt
Nam, tác giả đi sâu về vị trí, hệ thống phân loại, phát sinh chủng loại, hình thái, sinh
học và đặc điểm khu hệ Bọ rùa. Kết quả điều tra của Hoàng Đức Nhuận xác định có
222 lồi Bọ rùa thuộc 65 giống Hồng Đức Nhuận xác định có 222 lồi bọ rùa
thuộc 65 giống, 5 phân họ trong đó số lồi bọ rùa có ích trong khu hệ bọ rùa Việt
Nam lên tới 165 loài, thuộc 60 giống, 5 phân họ. 4 giống Illeis, Halyzia,
Macroilleis, Vibidia có 6 lồi ăn nấm hại thực vật, 56 giống cịn lại gồm 159 lồi ăn
rệp, bét và các loài cây hại khác [1].
Theo Phạm Văn Lầm (1997) bộ cánh cứng là thiên địch sâu hại lúa ở Việt
Nam có 41 lồi thuộc 4 họ trong đó họ bọ rùa (Coccinellidae) có tới 27 lồi [3].

6


Một số tác giả đã bước đầu đi vào nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh thái
của một số loài bọ rùa.
Phạm Văn Lầm, một số đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ rùa 6 vệt đen
(Menochilus sexmaculatus Fabr).
Quách Thị Ngọ, Phạm Văn Lầm (1999) đã bước đầu nghiên cứu một số đặc
điểm sinh học sinh thái cơ bản của bọ rùa hai vệt đỏ (Lemnia biplagiata Swarzt).
Vai trò thiên địch của họ bọ rùa đã được ghi nhận và có thể sử dụng như một
yếu tố gây chết tự nhiên trong hệ thống phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) trong hệ
sinh thái nông nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu tác dụng chuyên biệt của bọ rùa đối
với sâu hại trêm các đối tượng cây trồng chưa nhiều và chưa có cơng trình nghiên
cứu nào được tiến hành trên hệ sinh thái nông nghiệp gồm nhiều loại cây trồng.

7



Chƣơng 2.
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện từ tháng 11/2015 đến tháng 2/2016.
- Địa điểm nghiên cứu:
+ Các vườn mướp, vườn bầu bí… của các hộ dân ở xã Nghi Phong, huyện
Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
+ Phịng thí nghiệm Sinh thái cơn trùng nơng nghiệp, khoa Nông Lâm Ngư,
trường Đại Học Vinh.
2.2. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Bọ

rùa

28

chấm

Epilachna

vigintioctopunctata

Fabricius

hay

Henosepilachna vigintioctopunctata Fabricius. Loài này thuộc: Bộ (Order):
Coleoptera (cánh cứng). Họ (Family): Coccinellidae (bọ rùa).

* Vật liệu nghiên cứu
- Thức ăn: lá mướp, lá bầu bí…
- Dụng cụ: Ống nhựa, sổ tay, bút chì, bơng thấm nước, vải màn, hộp nhựa,....
- Các loại thuốc trừ sâu sử dụng thí nghiệm: Ammate 150SC, Angun 5 WG,
Dantotsu 16WSG.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bọ rùa 28
chấm
Ni bọ rùa 28 chấm trong điều kiện phịng thí nghiệm :
- Nhiệt độ trung bình :Ttb = 28,4oC, Tmax = 35,6 oC, Tmin = 23,8 oC.
- Độ ẩm trung bình: 84%RH.
Thu bắt sâu non của bọ rùa 28 chấm ở ngồi đồng ruộng. Tiến hành ni và
thu trưởng thành. Ni bọ rùa 28 chấm trong điều kiện phịng thí nghiệm theo cặp
(1 đực, 1 cái). Ni bọ rùa 28 chấm trong lọ sạch đường kính từ 15 – 20cm, cao 15

8


– 25cm; có bơng giữ ẩm; đậy vải màn để thơng khí và cung cấp thức ăn (lá gấc, lá
mướp...) thường xuyên. Mỗi lọ đều có ký hiệu (etyket) riêng, tương ứng với phiếu
theo dõi và được đặt trong các chế độ sáng khác nhau. Hàng ngày theo dõi sự sinh
trưởng và phát triển của bọ rùa 28 chấm. Các trưởng thành thu được ở thế hệ 1 tiếp
tục nhân nuôi đến thế hệ 2.
2.3.2. Phƣơng pháp khảo sát khả năng gây hại trên một số loại kí chủ
Thí nghiệm nhằm xác định phổ kí chủ, khả năng ưa thích kí chủ của bọ rùa 28
chấm cũng như khả năng gây hại của chúng trên các bộ phận của cây, từ đó biết
được khả năng gây hại của chúng và làm cơ sở cho việc lựa chọn biện pháp phòng
trị thích hợp và hiệu quả nhất.
2.3.2.1. Khảo sát phổ kí chủ
Tiến hành khảo sát 10 loại cây trồng khác nhau. Chọn ngẫu nhiên 10 trưởng

thành bọ rùa 28 chấm cho vào hộp nhựa, bên trong để lá có quấn bơng thấm ngay
tại vị trí vết cắt nhằm giữ lá tươi lâu và vào thay lá mỗi ngày.
Công thức:
2.3.2.2. Khảo sát khả năng ăn của bọ rùa 28 chấm trên các bộ phận của
cây mướp đắng
Khảo sát được thực hiện nhằm tìm hiểu khả năng gây hại của bọ rùa trên các bộ
phận của cây mướp đắng xem chúng thường gây hại nặng ở bộ phận nào, từ đó đưa
ra biện pháp quản lí hiệu quả nhất. Thí nghiệm chọn ngẫu nhiên 10 cá thể/hộp
(trưởng thành và ấu trùng bọ rùa 28 chấm). Mỗi hộp nhựa chứa một bộ phận của
cây mướp hương như: thân, lá trưởng thành, hoa nở và quả non. Chỉ tiêu theo dõi:
Tỷ lệ bọ rùa gây hại trong các hộp có chứa các bộ phận của cây.
Công thức: Khả năng ăn(%) = (Số bọ rùa ăn/Tổng bọ rùa) x 100%
2.3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu thử nghiệm biện pháp hóa học phịng
trừ bọ rùa 28 chấm
Thử nghiệm các biện pháp phòng trừ bọ rùa 28 chấm bằng thí nghiệm:
Sử dụng thuốc Ammate 150SC, Angun 5WG, Dantotsu 16WSG để phòng
trừ bọ rùa 28 chấm pha ấu trùng (tuổi 2, tuôi 3) và trưởng thành ở mật độ
10con/hộp.

9


Thí nghiệm bao gồm 4 cơng thức (CT), 3 lần lặp lại. Ở công thức đối chứng
phun bằng nước lã. Các thuốc được phun theo nồng độ khuyến cáo.
Trong đó:
CT1: Phun thuốc Ammate 150SC
CT2: Phun thuốc Angun 5WG.
CT3: Phun thuốc Dantotsu 16WSG.
CT4: Đối chứng (phun nước lã).
Theo dõi tỷ lệ bọ rùa chết trong các công thức sau khi phun 2, 4, 6, 8 ngày.

*) Thuốc Ammate 150 SC là sản phẩm của Công ty Dupont (Hoa Kỳ), dạng
huyền phù đậm đặc chứa 150 g Indoxacarb trong 1 lít thành phẩm. Nhóm độc II.
Thuốc ít độc với cá, thiên địch và ong (trừ trường hợp phun trúng trực tiếp), tương
đối an tồn cho người và mơi trường.
Thuốc thuộc nhóm thế hệ mới, tác động tiếp xúcvàvị độc, có tính thấm sâu.
Trong cơ thể của sâu, ion Na+ đóng vai trị truyền các xung động về hệ thần kinh
trung ương, từ đó tạo ra các phản xạ cần thiết để cơ thể hoạt động. Indoxacarb có
tác dụng bao bọc các ion Na+ lại nên các xung động thần kinh không được truyền
về thần kinh trung ương, nên toàn bộ hệ thần kinh trung ương bị tê liệt dẫn đến tình
trạng sâu chết.
Thuốc diệt sâu hại ở 3 giai đoạn : trứng - sâu non - nhộng. Sâu ngưng ăn sau
khi nhiễm thuốc vài phút cho đến 4 giờ và chết hẳn sau 4 - 48 giờ. Khi chết sâu bị
co quặp lại như hình chữ V hay hình chữ C và rơi xuống đất. Hiệu lực của thuốc
kéo dài từ 7 - 14 ngày. Thuốc bám dính tốt trên bề mặt trơn láng và thấm nhanh vào
cây trồng, ít bị phân hủy bởi ánh sáng mặt trời, khó bị rữa trơi, sau khi phun thuốc
khoảng 2 giờ gặp trời mưa thì không cần phải phun lại. Thuốc vẫn đạt hiệu quả khi
nhiệt độ là 50C hoặc nhiệt độ là 450C, nhiệt độ càng cao thì thuốc càng phát huy tác
dụng nhanh hơn.
Liều lượng sử dụng: 0,27 - 0,33 lít/ha. Pha 8ml/8 - 10 lít.
Lượng nước : 320 - 480 lít/ha (tùy theo tuổi của cây trồng). Thời gian cách ly:
3 ngày.

10


*) Thuốc Angun 5WG do công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang phân
phối. Thuốc trừ sâu dạng bột hòa tan trong nước, chứa hoạt chất Emamectin
Benzoate. Thuộc nhóm độc III.
Thuốc có tác dụng tiếp xúc, vị độc, tác động đến hệ thần kinh côn trùng.
Pha 5 - 6 g/bình 8 lít. Phun ướt đều cây trồng. Thời gian cách ly: 5 ngày.

*) Thuốc Dantotsu 16WSG do tập đồn hố chất Nhật Bản SUMITOMO
CHEMICAL TAKEDA sản xuất, thuốc dạng bột mịn phân tán trong nước thành
dung dịch huyền phù. Thuộc nhóm độc IV. Hoạt chất Clothianidin một trong những
thuốc trừ sâu mới nhất thuộc nhóm Neonicotinoid.
Thuốc có tác dụng tiếp xúc, vị độc, hiệu lực cao và kéo dài với nhiều loại
sâu. Với ưu điểm lưu dẫn - thấm sâu cực nhanh nên sau khi phun Dantotsu lên mặt
trên của lá, thuốc nhanh chóng thấm sâu xuống mặt dưới, nhờ vậy hiệu quả trừ sâu
rất cao và sau khi phun 3 giờ gặp trời mưa, hiệu lực của thuốc cũng không bị ảnh
hưởng. Dantotsu không độc với người, động vật có vú, thuỷ sản, khơng gây dị ứng
trên da, khơng có mùi và độc với ong. Một ưu điểm nữa là thời gian cách ly của
thuốc rất ngắn (có đối tượng chỉ 1 ngày).
Liều lượng: Pha 1gói (2,5g) với 10 - 12 lít nước, phun đều cho 360 m2 hay
1gói (3,5g) pha với 16 lít nước phun đều cho 500 m2.
2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi bọ rùa 28 chấm
- Pha trứng
+ Số ổ/cặp
+Số trứng/cái
+ Số trứng/ổ
+Thời gian chuyển màu
+ Thời gian phát dục (TGPD)
+ Tỷ lệ nở
+ Kích thước, chụp ảnh
- Pha Ấu trùng
+ TGPD của các tuổi
+ Tỷ lệ sống các tuổi

11


+ Chụp ảnh

+ Kích thước, chụp ảnh
- Pha Trƣởng thành
+ TGPD
+ Tỷ lệ giới tính
+ Tỷ lệ sống
+ Tuổi thọ
+ Kích thước, chụp ảnh.
- Hiệu lực phịng trừ: Ka (%) = [(Ca - Ta)/Ca)] x 100
- Trong đó: K là hiệu lực của thuốc.
Ca là số cá thể sống ở công thức đối chứng.
Ta là số cá thể sống ở cơng thức thí nghiệm sau khi xử lý.
2.3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý bằng cơng thức thống kê tốn học và xử lý trên phần
mềm Excel, STATISTIX 9.0.

12


Chƣơng 3.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Một số đặc điểm sinh học của bọ rùa 28 chấm
3.1.1. Đặc điểm hình thái của bọ rùa 28 chấm
Nghiên cứu đặc điểm hình thái của bọ rùa 28 chấm thu được các kết quả sau:
Kích thước của các pha của bọ rùa 28 chấm có ý nghĩa trong việc xác định
tuổi ấu trùng trên đồng ruộng. Kết quả nghiên cứu về kích thước của bọ rùa được
thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Kích thƣớc các pha phát triển của bọ rùa 28 chấm
Kích thƣớc (mm)

Pha phát dục


Min

Max

Trung bình

Trứng

1,2

1,5

1,3

Ấu trùng tuổi 1

1,0

1,2

1,1

Ấu trùng tuổi 2

2,5

3,5

3,0


Ấu trùng tuổi 3

4,5

5,5

5,0

Ấu trùng tuổi 4

5,0

6,0

5,6

Nhộng

5,0

6,0

5,6

Trưởng thành

5,0

7,0


6,2

Ghi chú: Đo chiều dài của cá thể, N=10
Trƣởng thành
Trưởng thành có cánh màu đỏ cam, có 28 chấm đen trên cánh. Cơ thể có
chiều dài từ 5 - 7 mm. Thời gian một trưởng thành cái đẻ một ổ trứng kéo dài 20 30 phút.
Trứng
Trứng của bọ rùa hình thoi, màu vàng, thường được đẻ thành từng khóm từ
15 – 74 cái ở mặt dưới lá và được xếp thẳng đứng với mặt lá. Trứng dài từ 1,2 - 1,5
mm. Khi sắp nở trứng có màu vàng sậm. Trứng của lồi này nở rất đồng loạt và có
tỷ lệ nở từ 88 - 100 %.

13


Bọ rùa trưởng thành

Trứng

Ấu trùng tuổi 1

Ấu trùng tuổi 2

Ấu trùng tuổi 3

Ấu trùng tuổi 4

Nhộng
Hình 3.1. Đặc điểm hình thái các pha phát triển của bọ rùa 28 chấm


14


Ấu trùng
Ấu trùng có 4 tuổi, phát triển trong thời gian từ 16 - 23 ngày. Khi sắp nở, ấu
trùng cắn đỉnh vỏ trứng rồi dùng cử động của chân để chui ra ngoài. Thời gian chui
ra của một ấu trùng mất trung bình 30 phút. Sau khi nở, ấu trùng tập trung tại vỏ
trứng từ 12 - 15 giờ và ăn hết vỏ trứng hay ăn các trứng chưa nở kịp hoặc khơng nở
đến khi khơng cịn trứng nào chúng mới phân tán tìm thức ăn. Ấu trùng màu vàng
khi mới nở, lớn đủ sức màu đậm. Trên khắp mình có gai nhỏ màu nâu đậm mọc
thẳng góc với da. Chi tiết trong từng tuổi của ấu trùng như sau:
+ Ấu trùng tuổi 1: Cơ thể dài từ 1 - 1,2 mm; tồn thân màu vàng, trên thân có
6 hàng gai, phát triển từ 2 - 3 ngày, trung bình 2,8 ngày.
+ Ấu trùng tuổi 2: Cơ thể dài từ 2,5 – 3,5 mm; màu vàng, 6 hàng gai trên
thân đã hiện rõ, phát triển từ 2 - 4 ngày, trung bình 2,6 ngày.
+ Ấu trùng tuổi 3: Cơ thể dài từ 4,5 -5,5 mm; màu vàng, các chi tiết khác
giống như tuổi 2 và phát triển từ 2 - 4 ngày, trung bình 3.2 ngày.
+ Ấu trùng tuổi 4: Kéo dài từ 5 - 6 ngày, trung bình 4,6 ngày. Cơ thể có kích
thước khoảng 5 x 2 mm.
Nhộng
Nhộng màu vàng nhạt gần như trắng với nhiều đốm màu nâu đậm trên thân
và chuyển sang vàng khi sắp vũ hóa. Nhộng có chiều dài từ 5 - 6 mm. Nhộng phát
triển trong thời gian từ 2 - 7 ngày và thường được hình thành ở mặt dưới lá. Trước
khi làm nhộng 1 ngày, ấu trùng nằm bất động, khơng ăn phá và màu sắc có thay đổi
chút ít, từ vàng chuyển sang vàng nhạt. Ấu trùng gắn phần cuối bụng vào lá cây
xong lột xác lần cuối để thành nhộng. Trên mình nhộng có vài điểm đen, trong đó
hai đốm đen ở đầu nhộng rất rõ, phần cuối nhộng có phủ một lớp gai.
3.1.2. Thời gian phát dục các pha của bọ rùa 28 chấm
Kết quả nghiên cứu thời gian phát dục các pha của bọ rùa 28 chấm trong điều

kiện phịng thí nghiệm (Nhiệt độ trung bình :Ttb = 28,4oC, Tmax = 35,6 oC, Tmin =
23,8 oC; độ ẩm trung bình: 84%RH) thu được kết quả ở bảng 3.2.

15


Bảng 3.2. Thời gian phát dục của bọ rùa 28 chấm ở các thế hệ nuôi
Pha phát dục

Thời gian phát dục TB±SE (ngày)

LSD 0.05

Thế hệ 1

Thế hệ 2

-

Trứng

4,3±0,14

6,0±0,17

-

Ấu trùng tuổi 1

2,8±0,08


3,2±0,10

-

Ấu trùng tuổi 2

2,6±0,10

3,8±0,13

-

Ấu trùng tuổi 3

3,2±0,08

4,1±0,11

-

Ấu trùng tuổi 4

4,5±0,10

5,0±0,13

-

Nhộng


5,2±0,16

5,6±0,17

-

Tiền đẻ trứng của

13,4±0,35

15,1±0,40

-

36,0b

42,8a

4,3

trưởng thành
Vòng đời
Đối với thế hệ 1:
Thời gian phát dục của pha trứng dao động 3-5 ngày và trung bình đạt 4,3
ngày.
Thời gian phát dục của tuổi 1 dao động 2-3 ngày và trung bình đạt 2,8 ngày.
Thời gian phát dục của tuổi 2 dao động 2-4 ngày và trung bình đạt 2,6 ngày.
Thời gian phát dục của tuổi 3 dao động 2-4 ngày và trung bình đạt 3,2 ngày.
Thời gian phát dục của tuổi 4 dao động 4-5 ngày và trung bình đạt 4,5 ngày.

Thời gian phát dục của nhộng dao động 4-7 ngày và trung bình đạt 5,2 ngày.
Thời gian phát dục của trưởng thành dao động 11-17 ngày và trung bình đạt
13,4 ngày.
Đối với thế hệ 2:
Thời gian phát dục của pha trứng dao động 4-8 ngày và trung bình đạt 6,0
ngày.
Thời gian phát dục của tuổi 1 dao động 2-4 ngày và trung bình đạt 3,2 ngày.
Thời gian phát dục của tuổi 2 dao động 2-5 ngày và trung bình đạt 3,8 ngày.
Thời gian phát dục của tuổi 3 dao động 3-5 ngày và trung bình đạt 4,1 ngày.
Thời gian phát dục của tuổi 4 dao động 4-6 ngày và trung bình đạt 5,0 ngày.
Thời gian phát dục của nhộng dao động 4-8 ngày và trung bình đạt 5,6 ngày.

16


Thời gian phát dục của trưởng thành dao động 12-19 ngày và trung bình đạt
15,1 ngày.
Phân tích thống kê cho thấy, vòng đời của bọ rùa 28 chấm ở hai thế hệ có sự
khác nhau. Thế hệ 1 có vịng đời đạt 36,0 ngày ngắn hơn so với vòng đời của thế hệ
2 đạt 42,8 ngày. Sự khác nhau đó được biểu diễn ở hình dưới đây:

Hình 3.2. Vịng đời của hai thế hệ 1 và 2.
3.1.3. Sức sinh sản của bọ rùa 28 chấm ở các thế hệ nuôi
Sức sinh sản của bọ rùa 28 chấm được thể hiện ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Sức sinh sản của bọ rùa 28 chấm ở các thế hệ nuôi
Chỉ tiêu theo dõi

Thế hệ 1

Thế hệ 2


LSD0.05

Số ổ/cái (ổ)

2,9 ± 0,32b

1,2 ± 0,02a

0,6

Số trứng/ổ (quả)

42,9 ± 1,85a

38,1 ± 6,01a

5,9

Số trứng/cái (quả)

124,4 ± 12,31b

45,7 ± 6,48a

21,6

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa khác nhau ở từng
hàng theo Statistix (P<0.05).
Các kết quả về số ổ/cái, số trứng/cái phân tích thống kê có sự sai khác có ý

nghĩa tuy nhiên tổng số trứng/ổ khơng có sự sai khác.
Ở thế hệ 1, số ổ/cái đạt 2,9 ổ; số trứng/ổ trung bình đạt 42,9 quả; một cá thể
cái trung bình đẻ được 124,4 quả.

17


×