Đây là hình ảnh về cổng LPT[/i]
Hình trên giới thiệu loại ổ cắm 25 chân và cách bố trí các chân
Tín hiệu ở các chân trên ổ cắm 25 chân và 36 chân để trong trương hợp cần thiết có thể so
sánh
Ngày nay, loại ổ cắm 36 chân không còn được sử dụng, hầu hết các máy tính PC đều trang
bị cổng song song 25 chân nên ta chỉ cần quan tâm đến loại 25 chân.
Sau đây là chức năng của các đương dẫn tín hiệu:
Strobe (1): Với một mức logic thấp ở chân này, máy tính thông báo cho máy in biết có một
byte đang sẵn sàng trên các đường dẫn tín hiệu để được truyền.
D0 đến D7: Các đường dẫn dữ liệu
Acknowledge: với một mức logic thấp ở chân này, máy in thông báo cho máy tính biết là
đã nhận được kí tự vừa gửi và có thể tiếp tục nhận.
Busy (bận – 11): máy in gửi đến chân này mức logic cao trong khi đang đón nhận hoặc in
ra dữ liệu để thông báo cho máy tính biết là các bộ đệm trong máy tính biết là các bộ đệm
trong máy tính đã bị đầy hoặc máy in trong trạn thái Off-line.
Paper empty (hết giấy – 12): Mức cao ở chân này có nghĩa là giấy đã dùng hết.
Select (13): Một mức cao ở chân này, có nghĩa là máy in đang trong trạng thái kích hoạt
(On-line)
Auto Linefeed (tự nạp dòng): Có khi còn gọi là Auto Feed. Bằng một mức thấp ở chân này
máy tính PC nhắc máy in tự động nạp một dòng mới mỗi khi kết thúc một dòng.
Error (có lỗi): Bằng một mức thấp ở chân này, máy in thông báo cho máy tính là đã xuất
hiện một lỗi, chẳng hạn kẹt giấy hoặc máy in đang trong trạng thái Off-Line.
Reset (đặt lại): Bằng một mức thấp ở chân này, máy in được đặt lại trạng thái được xác
định lúc ban đầu.
Select Input: bằng một mức thấp ở chân này, máy in được lựa chọn bởi máy tính.
Như vậy cáp nối giữa máy in và máy tính bao gồm 25 sợi, nhưng không phải tất cả điều
được sử dụng mà trên thực tế chỉ có 18 sợi được nối với các chân cụ thể. Nhận xét này
giúp chúng ta tận dụng những cáp nối mà trong lõi đã bị đứt một hai sợi.
Qua cách mô tả chức năng của từng tín hiệu riêng lẽ ta có thể nhận thấy các đương dẫn dữ
liệu có thể chia thành 3 nhóm:
- Các đường dẫn tín hiệu, xuất ra từ máy tính PC và điều khiển máy tính, được gọi là các
đường dẫn điều khiển.
- Các đường dẫn tín hiệu, đưa các thông tin thông báo ngược lại từ máy in về máy tính,
được gọi là các đường dẫn trạng thái.
- Đường dẫn dữ liệu, truyền các bit rieng lẽ của các ký tự cần in.
Từ cách mô tả các tín hiệu và mức tín hiệu ta có thể nhận thấy là: các tín hiệu
Acknowledge, Auto Linefeed, Error, Reset và Select Input kích hoạt ở mức thấp. Thông
qua chức năng của các chân này ta cũng hình dung được điều khiển cổng máy in.
Đáng chú ý là 8 đường dẫn song song đều được dùng để chuyển dữ liệu từ máy tính sang
máy in. Trong những trường hợp này, khi chuyển sang các ứng dụng để thực hiện nhiệm
vụ đo lường ta phải chuyển dữ liệu từ mạch ngọa vi vào máy tính để thu thập và xử lý.
Vì vậy ta phải tận dụng một trong năm đường dẫn theo hướng ngược lại, nghĩa là từ bên
ngoài về máy tính để truyền số liệu đo lường. Dưới đây đề cập chi tiết hơn đến các đặc tính
một hướng và hai hướng của các đường dẫn này.
Để coa thể ghép nốic các thiết bị ngoại vi, các mạch điện ứng dụng trong đo lường và điều
khiển với cổng song song ta phải tìm hiểu cách trao đổi với các thanh ghi thông qua cách
sắp xếp và địa chỉ các thanh ghi cũng như phần mềm.
Các đường dẫn của cổng song song được nối với ba thanh ghi 8bit khác nhau:
¬ Thanh ghi dữ liệu
¬ Thanh ghi trạng thái
¬ Thanh ghi điều khiển
Tám đường dẫn dữ liệu dẫn tới 8 ô nhớ trên thanh ghi dữ liệu còn bốn đường dẫn điều
khiển Strobe, Auto Linefeed, Reset, Select Input dẫn tới bốn ô nhớ trên thanh ghi điều
khiển, cuối cùng là năm đường dẫn trạng thái Acknowledge, Busy, Paper empty, Select,
Error nối tới năm ô trên thanh ghi trạng thái. Riêng ở thanh ghi điều khiển còn phải chú ý
tới một bit nữa được sử dụng cho mục đích ghép nối nhưng không được nối với ổ cắm 25
chân. Bit này có thể được sử dụng để xóa một bit ngắt liên quan với đường dẫn
Acknowledge, vì vậy chưa đề cập đến đây.
Trên hình, thanh ghi dữ liệu được chỉ rõ là hai hướng dữ liệu có thể được xuất ra các chân
D0 đến D7 hoặc đọc vào. Thanh ghi điều khiển cũng là hai hướng, thanh ghi trạng thái chỉ
có thể được đọc và vì vậy gọi là một hướng.
Ta có thể trao đổi với 3 thanh ghi này như thế nào? Hệ điều hành DOS dự tính đến bốn
cổng song song và đặt tên là: LPT1, LPT2, LPT3 và LPT4. Tuy vậy, hầu hết các máy tính
PC đều chỉ có nhiều nhất hai cổng song song , và cho đến nay với lí do giảm giá thành,
cổng song song chỉ còn lại một. Về mặt phần cứng, các nhà sản xuất đã dự tính bốn nhóm,
mỗi nhóm 3 địa chỉ, để trao đổi với từng ô nhớ trên thanh ghi của mỗi giao diện. Ta có thể
nhận thấy các địa chỉ thanh ghi nằm kế tiếp nhau.
Khi bật máy tính, BIOS kiểm tra kế tiếp nhau các địa chỉ được ghi trong bảng và khẳng
định xem trên máy có trang bị một vài cổng song song. Các cổng song song được BIOS
tìm thấy sẽ được sắp xếp theo các tên mà DOS đã chỉ định là: LPT1, LPT2…
Điều này giải thích vì sao trong các tài liệu khác nhau các địa chỉ được ấn định cho LPT1,
LPT2… lại sai lệch nhau. Phần lớn trong các phiên bản của BIOS chạy trong giai đoạn
khởi động (boot phase) của máy tính, trong đó phần cứng của máy tính được kiểm tra và
cấu hình của máy tính, cụ thể ở đây địa chỉ các giao diện song song, đang tồn tại được xuất
ra màn hình (trong một khung hình chữ nhật). Ta có thể làm dừng quá trình khới động máy
tính bằng phím <Pause> để quan sát kỹ các thông số được liệt kê trong bảng.
__________________
“Cuộc sống là một sự tranh đua đến khắc nghiệt, đôi lúc ta tưởng chừng mình đã gục ngã trước những khó
khăn... thế rồi ta lại tự nhủ: "Những thất bại của ngày hôm nay sẽ đem đến cho ta thành công vào một ngày
mai, những giọt nước mắt sẽ làm nụ cười ta thêm rạng rỡ, những bất hạnh ta đã mang sẽ giúp ta cảm nhận
được tất cả những điều hạnh phúc xung quanh"