Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Quá trình đô thị hóa ở thành phố sa đéc (đồng tháp) từ năm 1994 đến năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRƢƠNG BÁ Ý

Q TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA Ở THÀNH PHỐ SA ĐÉC
(ĐỒNG THÁP) TỪ NĂM 1994 ĐẾN NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

ĐỒNG THÁP, 8-2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRƢƠNG BÁ Ý

Q TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA Ở THÀNH PHỐ SA ĐÉC
(ĐỒNG THÁP) TỪ NĂM 1994 ĐẾN NĂM 2017

Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 8.22.90.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHAN XUÂN THÀNH

ĐỒNG THÁP, 8-2018



LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn mọi sự quan tâm giúp đỡ của quý thầy cô
ở Khoa đào tạo Sau đại học, Khoa Lịch sử trường Đại học Vinh đối với tác giả
trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với TS. Phan Xuân Thành, người
trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ, động viên, khích lệ tơi vượt qua khó khăn, trở ngại
để hồn thành chương trình đào tạo cũng như thực hiện Luận văn tốt nghiệp.
Nhân dịp này tôi cũng xin cảm ơn Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, ban, ngành,
đoàn thể thành phố Sa Đéc, cùng các tập thể, cá nhân khác đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tôi tiếp cận được nguồn tư liệu, thực hiện Luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn mọi sự quan tâm, giúp đỡ, động viên về
vật chất và tinh thần của người thân, gia đình, bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp để
tơi hồn thành chương trình học cũng như thực hiện Luận văn.
Bản thân đã có nhiều cố gắng, nhưng cũng khơng tránh khỏi thiếu sót,
hạn chế, nhất là hạn chế về năng lực. Tác giả kính mong q thầy cơ và bạn đọc
chân thành góp ý để tác giả hồn thiện.
Xin trân trọng cảm ơn!

Đồng Tháp, tháng 8 năm 2018
Tác giả Luận văn

Trƣơng Bá Ý


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục

Danh mục các bảng, biểu đồ
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 6
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 7
5. Đóng góp của Luận văn ................................................................................... 9
6. Kết cấu của Luận văn ........................................................................................ 9
Chƣơng 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Q TRÌNH ĐƠ THỊ
HĨA Ở THÀNH PHỐ SA ĐÉC (ĐỒNG THÁP) TỪ NĂM 1994 ĐẾN NĂM
2017 ..................................................................................................................... 11
1.1. Vài nét về đô thị Sa Đéc ............................................................................. 11
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 11
1.1.2. Sơ lược lịch sử hình thành và sự phân chia địa giới hành chính. ...................... 13
1.1.3. Vị trí của đơ thị Sa Đéc trong tỉnh Đồng Tháp và khu vực Đồng Tháp
Mười .................................................................................................................... 19
1.2. Sự phát triển kinh tế, xã hội ở thành phố Sa Đéc trƣớc năm 1994 ....... 21
1.2.1. Sự phát triển kinh tế ở thành phố Sa Đéc trước năm 1994 ....................... 21
1.2.2. Sự phát triển xã hội ở thành phố Sa Đéc trước năm 1994 ........................ 25
1.3. Chủ trƣơng phát triển đô thị Sa Đéc ........................................................ 26
Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................. 30


Chƣơng 2: CHUYỂN BIẾN KHÔNG GIAN, CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KINH
TẾ TRONG Q TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA (1994 - 2017) ............................... 32
2.1. Q trình mở rộng khơng gian đơ thị ...................................................... 32
2.1.1. Giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2005 ...................................................... 32
2.1.2. Giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2017 ...................................................... 34
2.2. Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng ................................................................. 39
2.2.1. Giao thông vận tải ..................................................................................... 40

2.2.2. Thông tin liên lạc....................................................................................... 45
2.2.3. Hệ thống cấp điện ...................................................................................... 46
2.2.4. Hệ thống cấp nước .................................................................................... 47
2.3. Chuyển biến về cơ cấu kinh tế .................................................................. 49
2.3.1. Chuyển biến trong nông nghiệp ................................................................ 53
2.3.2. Chuyển biến trong công nghiệp ................................................................ 56
2.3.3. Chuyển biến trong hoạt động thương mại, dịch vụ ................................... 61
Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................. 65
Chƣơng 3: TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA ĐẾN DÂN CƢ,
KINH TẾ, GIÁO DỤC, Y TẾ VÀ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ SA ĐÉC ..................................................................................................... 67
3.1. Tác động đến dân cƣ .................................................................................. 67
3.1.1. Sự gia tăng dân số và phân bố dân cư ....................................................... 67
3.1.2. Sự chuyển dịch về cơ cấu lao động trong các ngành nghề ....................... 71
3.1.3. Hình thành văn hóa – văn minh đô thị ...................................................... 76
3.2. Tác động đến kinh tế, giáo dục, Y tế ........................................................ 80
3.2.1. Đối với kinh tế ........................................................................................... 80
3.2.2. Đối với giáo dục ........................................................................................ 83
3.2.3. Đối với Y tế ............................................................................................... 87
3.3. Tác động đến văn hóa ............................................................................................ 90
3.3.1. Các hoạt động văn nghệ - thể dục - thể thao ............................................. 90
3.3.2. Chuyển biến trong lối sống dân cư ........................................................... 93
3.3.3. Các hiện tượng xã hội .............................................................................. 96


Tiểu kết chƣơng 3 .............................................................................................. 98
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 108
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 115



DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước trên địa bàn thành phố qua
các năm (Triệu đồng) .......................................................................................... 40
Bảng 2.2: Khối lượng vận chuyển và luân chuyển của ngành giao thông vận tải
qua các năm ......................................................................................................... 44
Bảng 2.3: Số dân sử dụng máy điện thoại cố định qua các năm......................... 45
Bảng 2.4: Tỷ lệ hộ sử dụng điện sinh hoạt qua các năm (%) ............................. 47
Bảng 2.5: Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh (%) ....................... 48
Bảng 2.6: Giá trị sản xuất nông nghiệp phân trong ngành kinh tế ..................... 54
Bảng 2.7: Diện tích các loại cây trồng ................................................................ 55
Bảng 2.8: Cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn phân theo loại hình kinh tế.58
Bảng 2.9: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn theo giá trị hiện hành phân
theo loại hình kinh tế ........................................................................................... 59
Bảng 2.10: Sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn Thành phố .................. 60
Bảng 2.11: Số cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ và khách sạn trên địa bàn
thành phố Sa Đéc (Cơ sở) ................................................................................... 62
Bảng 2.12: Tổng mức bán lẻ hàng hóa theo giá hiện hành (Triệu đồng) .................63
Bảng 2.13: Lượng khách du lịch đến thành phố Sa Đéc (Triệu người) ....................64
Bảng 3.1: Diện tích, dân số, mật độ dân số trên địa bàn thành phố Sa Đéc ....... 67
Bảng 3.2: Hiện trạng diện tích, dân số, mật độ dân số các xã, phường ở thành
phố Sa Đéc theo tổng điều tra năm 2015 ............................................................ 68
Bảng 3.3: Tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử và gia tăng tự nhiên .............................................. 69
Bảng 3.4: Số dân thành thị và nông thôn ở thành phố Sa Đéc qua các năm ...... 70
Bảng 3.5: Lao động công nghiệp trên địa bàn thành phố Sa Đéc phân theo loại
hình kinh tế qua các năm (Người) ....................................................................... 73
Bảng 3.6: Số người kinh doanh thương mại, dịch vụ và khách sạn trên địa bàn
thành phố Sa Đéc (Người)................................................................................... 74
Bảng 3.7: Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của thành phố Sa Đéc................... 75
Bảng 3.8: Số hộ dân cư đạt chuẩn văn hóa (Hộ)................................................. 78



Bảng 3.9: Tốc độ tăng trưởng bình quân của thành phố Sa Đéc (%) ................. 81
Bảng 3.10: Thu nhập bình quân đầu người của dân cư/người/năm (Triệu đồng)81
Bảng 3.11: Tỷ lệ học sinh phổ thông lưu ban, bỏ học phân theo cấp học .......... 84
Bảng 3.12: Chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy
nghề ..................................................................................................................... 85
Bảng 3.13: Số cơ sở y tế, giường bệnh, cán bộ ngành y và ngành dược ............ 88
Bảng 3.14: Số bác sỹ/dược sỹ/tỷ lệ giường bệnh/vạn dân và tuổi thọ trung bình90
Bảng 3.15: Số liệu về thể dục – thể thao ............................................................. 92
Bảng 3.16: Số cuộc mua bán, vận chuyển, tàng trữ chất ma túy; tang vật thu giữ
được và số cuộc khởi tố điều tra (Vụ/Người) ..................................................... 97
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tỷ trọng kinh tế (%) qua các giai đoạn ............................... 50
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tỷ trọng kinh tế (%) giai đoạn 2005 – 2010, 2010 – 2015 . 52


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử nhân loại, đô thị là một hiện tượng tập trung dân cư, trong
đó dân cư chủ yếu hoạt động trong cơng nghiệp, thương nghiệp và ln ln có
vai trị động lực về kinh tế, là hạt nhân cho sự phát triển hiện đại. Đơ thị vốn từ
xa xưa đã có và việc nghiên cứu vấn đề đô thị đã được thực hiện. Ở Việt Nam,
các đô thị đã xuất hiện, tồn tại và tiến hóa từ những thế kỷ cuối cùng trước Công
Nguyên cho đến ngày nay; xét một cách tổng thể, các đô thị Việt Nam đều mang
chức năng tổng hợp, vừa là trung tâm chính trị, vừa là trung tâm kinh tế, đồng
thời giữ vai trò trung tâm văn hóa nhưng diện mạo, chức năng, vai trị của các đô
thị trong từng thời kỳ lịch sử của dân tộc ngồi những nét chung cịn có nhiều
nét riêng, mang tính đặc thù.

Trong những năm gần đây, Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh
tế ổn định, tiềm lực, quy mơ nền kinh tế có bước phát triển, nước ta đã ra khỏi
tình trạng kém phát triển. Kèm theo đó là q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa,
một hình thức phát triển cộng đồng, vừa là một quá trình phát triển kinh tế, vừa
là một quá trình biến đổi xã hội sâu sắc, có nội dung là sự thay đổi về cấu trúc
dân cư và sinh hoạt văn hóa trong đời sống. Hiện nay, q trình đơ thị hóa gắn
liền với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nó có mối quan hệ phụ thuộc,
bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau để hình thành các khu đơ thị mới hoặc mở rộng quy mô
của các khu đô thị đã có.
Cùng với sự phát triển của cả nước, đơ thị Sa Đéc là một trung tâm chính
trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử lâu đời của Nam Bộ. Vùng đất có tên là Tầm Phong
Long (nằm giữa sơng Tiền và sông Hậu) đã được chúa Nguyễn giao Nguyễn Cư
Trinh lập thành Đạo Đông Khẩu (ngày nay là thành phố Sa Đéc, huyện Châu
Thành, huyện Lai Vung và huyện Lấp Vị của tỉnh Đồng Tháp). Đạo Đơng Khẩu
là một đơn vị hành chính tại vùng đất mới tiếp quản, có vị trí chiến lược, là tiền
đồn trấn giữ dinh Long Hồ và bảo vệ từ xa cho Mỹ Tho, Gia Định.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm
lược và thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, thành phố Sa Đéc đóng một vai


2

trị hết sức quan trọng, nhờ vào vị trí giao thông rất thuận lợi, tàu thuyền đi từ
Campuchia ra biển Đông đều phải đi ngang qua Sa Đéc, kể cả từ miền Đông
xuống miền Tây Nam bộ; Sa Đéc vừa thông sang Cần Thơ, Hậu Giang, vừa là
cửa ngõ đi vào Đồng Tháp Mười. Sa Đéc vừa là trung tâm thương mại – dịch
vụ, trung tâm công nghiệp, trung tâm văn hóa phía Nam sơng Tiền của tỉnh
Đồng Tháp. Ngồi ra, thành phố Sa Đéc còn là động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự
phát triển các huyện phía Nam sơng Tiền, là đơn vị tiên phong trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là trung tâm công nghiệp quan trọng không

những riêng tỉnh Đồng Tháp mà cịn là trung tâm kinh tế, văn hóa của khu vực
Đồng bằng sơng Cửu Long và có tốc độ đơ thị hóa nhanh.
Với vai trị quan trọng, thành phố Sa Đéc nhận được sự quan tâm của các
cấp lãnh đạo, thu hút được nhiều dự án đầu tư trong phát triển kinh tế, văn hóa,
dịch vụ, khoa học kỹ thuật, hệ thống giao thơng và có vị trí quan trọng về an
ninh, quốc phòng với hệ thống cơ sở vật chất – kĩ thuật phát triển.
Bên cạnh những thuận lợi có được từ vị trí, tiềm năng phát triển, q trình
đơ thị hóa ở thành phố Sa Đéc cịn gặp nhiều hạn chế, khó khăn. Để xây dựng và
phát triển thành phố Sa Đéc theo đúng tinh thần “Đề án quy hoạch chung thành
phố Sa Đéc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, “Đề án nâng cấp Thành
phố lên đô thị loại II” và việc lập “Quy chế quản lý, quy hoạch, kiến trúc đơ thị
và chương trình phát triển đô thị” của Uỷ ban nhân dân Thành phố và tránh
những hạn chế có thể mắc phải, cần có cái nhìn cụ thể và khái quát, xem xét quá
trình đơ thị hóa ấy diễn ra như thế nào, những nhân tố khách quan và chủ quan
tác động, chi phối. Trên cơ sở đó có những bài học kinh nghiệm để phục vụ cho
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Sa Đéc, đặc biệt trong q
trình mở cửa, hội nhập quốc tế. Điều này có ý nghĩa thời sự và mang tính thực
tiễn cao; đồng thời khắc họa sâu thêm kiến thức khoa học đối với q trình đơ
thị hóa ở thành phố Sa Đéc. Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tơi mạnh
dạn nghiên cứu đề tài “Q trình Đơ thị hóa ở thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp)
từ năm 1994 đến năm 2017” để nhằm dựng lại bức tranh lịch sử tổng thể về quá


3

trình xây dựng và phát triển của thành phố Sa Đéc trong giai đoạn từ năm 1994
đến năm 2017.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đơ thị hóa là vấn đề đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới và ở Việt
Nam, các đơ thị và q trình đơ thị hóa cũng được hình thành từ rất lâu và đã

được nghiên cứu, tiêu biểu là các cơng trình sau:
Cuốn “Đơ thị cổ Việt Nam” của Viện sử học Ủy ban Khoa học Xã hội
Việt Nam do Giáo sư Văn Tạo làm chủ biên được xuất bản năm 1989 tại Hà Nội
đã miêu tả, giới thiệu sự ra đời và phát triển của 13 đô thị cổ trong khoảng thời
gian từ thế kỷ thứ III đến thế kỷ thứ XIX, về các mặt lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã
hội. Trong các đơ thị cổ được lựa chọn này, có cái đã xuất hiện từ rất sớm, nay
đã bị mai một chỉ cịn tồn tại như một xóm nhỏ. Có cái đã bị mai một hồn tồn
chỉ cịn lại một vài dấu tích trên mặt hoặc trong lịng đất. Nhưng cũng có những
đơ thị tiếp tục tồn tại và liên tục phát triển cho đến ngày nay, trở thành đô thị
hiện đại.
Năm 2002, ấn phẩm “Dân tộc học – đô thị và vấn đề đơ thị hóa” của Mạc
Đường do Nhà xuất bản Trẻ xuất bản đã đề cập các vấn đề: Việt Nam - vấn đề
đơ thị hóa trong lịch sử, đơ thị hóa - lịch sử phát triển xã hội, dân tộc học – đô
thị khái luận. Cuốn sách được xem là tập sách đầu tiên của Dân tộc Việt Nam đề
cập đến vấn đề đơ thị hóa hiện nay nhằm cung cấp kiến thức về vấn đề đô thị và
đơ thị hóa theo góc độ Dân tộc học.
Cuốn “Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị” do Nguyễn Thế Bá chủ
biên (2004) do Nhà xuất bản Xây dựng xuất bản đã phân tích tổng quan về vấn
đề quản lí đơ thị nhằm mở rộng kiến thức quy hoạch, xây dựng và quản lý quy
hoạch xây dựng đô thị. Cuốn sách là một tài liệu cơ bản và có tính chất ngun
lí thiết kế quy hoạch xây dựng đơ thị.
Ngồi ra cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu viết về các vấn đề khác nhau
của đơ thị hóa như “Chiến lược phát triển Đô thị - Đối mặt với những thách
thức về đơ thị hố nhanh chóng và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường” của
Alan Coulthart, Nguyễn Quang, Henry Sharpe (Ngân hàng Thế giới tại Việt


4

Nam, 2006), “Dân số và tiến trình đơ thị hố: Động thái phát triển và triển

vọng” của Trần Cao Sơn (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1995), “Kinh tế học
đô thị” của Phạm Ngọc Côn (Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 1999), “Mơi
trường văn hóa Đơ thị hiện đại” của Mạc Đường (Nhà xuất bản Khoa học xã
hội, 2016), “Đơ thị hóa và tăng trưởng” của Michael Spence, Patricia Clarke
Annez, Robert M. Buckley (Ủy ban về Tăng trưởng và Phát triển của Ngân hàng
Thế giới tại Việt Nam, 2010)…
Nhìn chung các sách viết về đơ thị và q trình đơ thị hóa ở Việt Nam
tương đối nhiều, đặc biệt từ sau năm 1975. Song các cơng trình này hầu hết chỉ
dừng lại ở những vấn đề mang tính lý luận tổng quát hoặc nghiên cứu các đô thị
lớn. Cịn các đơ thị như thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) chưa thấy được đề cập
đến một cách đầy đủ, tồn diện.
Điển hình phải kể đến các Luận án Tiến sĩ của các tác giả như: Nguyễn
Thị Thủy với “Quá trình đơ thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh từ 1975 – 1996”,
Trần Quang Phú với “Nghiên cứu và sử dụng đất trong phát triển giao thông đô
thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, Văn Tấn Hồng với “Bảo tồn và cải
tạo các khu phố cũ trong cơ cấu đô thị hiện đại của thành phố Hồ Chí Minh”....
Trong các cơng trình nghiên cứu này, các tác giả đã làm rõ quá trình hình thành,
xây dựng và phát triển của thành phố Hồ Chí Minh trên tất cả các mặt, trong đó
tập trung vào sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật của các địa
bàn khảo sát, những cơ sở lý luận và thực tiễn của q trình đơ thị hóa thành phố
Hồ Chí Minh, những định hướng và giải pháp phát triển trong thời gian tới.
Năm 2012, Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Duyên nghiên
cứu về “Q trình đơ thị hóa ở thành phố Cần Thơ từ 1975 – 2000” đã đóng
góp một cách tiếp cận mới về đơ thị và đơ thị hóa ở khu vực đồng bằng sông
Cửu Long, dựng lại bức tranh phát triển kinh tế của thành phố Cần Thơ sau khi
miền Nam hồn tồn được giải phóng và đưa ra những nhận xét, kiến nghị cho
sự phát triển trong tương lai.
Các tác phẩm viết về Sa Đéc tương đối đa dạng trên nhiều lĩnh vực như
“Địa lý học: Tự nhiên, Kinh tế và Lịch sử Nam Kỳ tập VIII (1903) Chuyên khảo



5

về Tỉnh Sa Đéc” do Hội Nghiên cứu Đông Dương chủ trương và thực hiện vào
những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã được Nguyễn Nghị - Nguyễn
Thành Long dịch năm 2017. Cuốn sách đã cung cấp một bức tranh tổng quát về
Sa Đéc vào đầu thế kỷ XX gồm lịch sử hình thành tên gọi, điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội, phong tục, tập quán, tơn giáo tín ngưỡng của người dân tại đây.
Năm 1988, thực hiện sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Thị ủy Sa Đéc, Ban
Tuyên giáo Thị ủy Sa Đéc đã biên soạn và xuất bản sơ thảo “Lịch sử đấu tranh
của Đảng bộ và nhân dân thị xã Sa Đéc (1927-1975)”. Tuy không đề cập đến
nội dung trọng tâm của đề tài mà chúng tôi thực hiện, song, qua cuốn Lịch sử
Đảng được biên soạn công phu này, chúng tôi cũng có cơ hội nắm một cách hệ
thống các chủ trương, chính sách, biện pháp... của Thị ủy Sa Đéc (nay là Thành
uỷ Sa Đéc) về xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh,
quốc phòng,... qua các thời kỳ lịch sử của địa phương.
Một số cơng trình nghiên cứu về các đơ thị lớn như: thành phố Cần Thơ,
thành phố Hồ Chí Minh… giúp chúng tôi về phương pháp tiếp cận nghiên cứu
đô thị và có cái nhìn tổng quan về đơ thị hóa ở vùng Đông – Tây Nam bộ trong
cùng khung thời gian.
Bên cạnh đó, dù khơng nhiều, nhưng những tài liệu mà chúng tơi thu
thập được tại Văn phịng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Sa
Đéc, Văn phòng Thành ủy Sa Đéc, Chi cục Thống kê, phòng Kinh tế, phòng Lao
động - Thương binh và Xã hội, phòng Giáo dục và Đào tạo, phòng Y tế, phịng
Quản lý đơ thị, phịng Văn hóa – Thơng tin và các cơ quan, ban, ngành trên địa
bàn Thành phố đã cung cấp cho chúng tôi nhiều tư liệu quan trọng liên quan đến
đề tài như: tình hình phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của thương nghiệp
– dịch vụ, dân số và sự chuyển dịch cơ cấu lao động, các chuyển biến về y tế,
giáo dục và các hoạt động văn hóa – văn nghệ,… của q trình đơ thị hóa ở
thành phố Sa Đéc.

Trên đây là một số cơng trình của các tác giả có liên quan đến đề tài mà
chúng tôi đã được tham khảo. Chắc chắn rằng sẽ cịn những cơng trình nghiên
cứu, những bài viết mà chúng tơi chưa có dịp tham khảo hoặc cịn ở đâu đó mà


6

chúng tơi chưa có cơ hội tiếp cận. Trong q trình viết đề tài, chúng tơi sẽ cố
gắng tham khảo tất cả những cơng trình của những tác giả đi trước, qua đó có
thể kế thừa những kết quả đã đạt được, đồng thời bổ sung những khiếm khuyết
mà các tác giả chưa đề cập đến hoặc do lịch sử biến đổi và thời gian vượt qua.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu của luận văn là “Q trình Đơ thị hóa ở thành
phố Sa Đéc (Đồng Tháp) từ năm 1994 đến năm 2017” bao gồm sự chuyển biến
không gian, cơ sở hạ tầng và kinh tế trong q trình đơ thị hóa (1994 - 2017); tác
động của q trình đơ thị hóa đến dân cư, kinh tế, giáo dục, y tế và văn hóa trên
địa bàn thành phố Sa Đéc.
Trước năm 1994, thị xã Sa Đéc là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh lỵ
tỉnh Đồng Tháp. Ngày 29 tháng 4 năm 1994, Chính phủ Việt Nam ban hành
Nghị định số 36-CP về việc di chuyển tỉnh lỵ tỉnh Đồng Tháp từ thị xã Sa Đéc
về thị xã Cao Lãnh, từ đây thị xã Sa Đéc chỉ còn là trung tâm kinh tế, văn hóa
của tỉnh Đồng Tháp. Ngày 15 tháng 12 năm 2005, thị xã Sa Đéc được công nhận
là đô thị loại III. Ngày 14 tháng 10 năm 2013, Chính phủ Việt Nam ban hành
Nghị quyết số 113/NQ-CP về việc thành lập thành phố Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng
Tháp trên cơ sở tồn bộ 5.981 ha diện tích tự nhiên, 152.237 nhân khẩu và 09
đơn vị hành chính cấp xã của thị xã Sa Đéc. Năm 2017, thành phố Sa Đéc đạt
chuẩn đơ thị loại II và hồn thiện hồ sơ đề nghị Chính phủ Việt Nam cơng nhận
vào đầu năm 2018.
* Phạm vi nghiên cứu:

- Về thời gian: phạm vi nghiên cứu của đề tài là giai đoạn từ năm 1994
đến năm 2017. Vì, năm 1994 là mốc mở đầu một thời kỳ lịch sử có nhiều biến
đổi quan trọng của thị xã Sa Đéc (nay là thành phố Sa Đéc), là năm thành phố
Sa Đéc chỉ còn là trung tâm kinh tế của tỉnh Đồng Tháp; năm 2017 là mốc thành
phố Sa Đéc đạt các chuẩn quy định của đô thị loại II và là năm đánh dấu kỷ
niệm 260 năm thành lập Đông Khẩu Đạo, đồng thời là năm đánh dấu những


7

thành tựu đạt được của công cuộc đổi mới đất nước nói chung, thành phố Sa
Đéc nói riêng sau hơn 30 năm đổi mới.
- Không gian nghiên cứu của đề tài là địa bàn thành phố Sa Đéc, thuộc
tỉnh Đồng Tháp, tương ứng với địa giới hành chính của đơ thị Sa Đéc trong cùng
khung thời gian đề tài xác định gồm: phường 1, phường 2, phường 3, phường 4,
phường An Hịa, phường Tân Quy Đơng, xã Tân Phú Đơng, xã Tân Quy Tây và
xã Tân Khánh Đông.
3.2. Nhiệm vụ khoa học của đề tài
- Chúng tôi dành một phần nội dung Luận văn để trình bày khái quát về
những nhân tố ảnh hưởng đến q trình Đơ thị hóa ở thành phố Sa Đéc từ năm
1994 đến năm 2017. Tuy không phải là nội dung trọng tâm, nhưng việc tái hiện
một số nét khái quát về diện mạo đô thị Sa Đéc trước năm 1994, cho phép người
đọc hình dung một cách hệ thống và toàn diện về lịch sử hình thành, phát triển
của đơ thị Sa Đéc và q trình đơ thị hố thành phố Sa Đéc theo dịng chảy thời
gian qua các hình thái kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau.
- Tiếp cận nghiên cứu về q trình đơ thị hóa ở thành phố Sa Đéc từ góc
độ liên ngành, trong khn khổ một luận văn Thạc sĩ khoa học Lịch sử, chúng
tôi tập trung làm rõ diện mạo đô thị Sa Đéc qua các nội dung chính như: chuyển
biến khơng gian, cơ sở hạ tầng và kinh tế trong q trình đơ thị hóa (1994 2017); tác động của q trình đơ thị hóa đến dân cư, kinh tế, giáo dục, y tế và
văn hóa trên địa bàn thành phố Sa Đéc.

- Một nội dung quan trọng khác là chúng tôi cố gắng chỉ ra những nét
chung và riêng trong q trình đơ thị hóa ở thành phố Sa Đéc trong khoảng thời
gian đề tài xác định so với một số thành phố, đô thị ở vùng Đồng Tháp Mười
rộng hơn là cả nước. Đồng thời chỉ rõ những tồn tại, bất cập trong quá trình Đơ
thị hóa ở thành phố Sa Đéc.
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Quá trình thực hiện đề tài là q trình xử lí tài liệu khác nhau từ các
nguồn tư liệu:


8

- Các văn bản pháp luật, Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp và các văn bản, văn kiện Đại hội
Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp.
- Đặc biệt là các báo cáo số liệu Thống kê, báo cáo năm của các cơ quan
chức năng thành phố Sa Đéc có liên quan đến vấn đề đơ thị và đơ thị hóa, các
văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Sa Đéc. Đây là cơ sở chính để chúng tơi
thực hiện đề tài.
- Tài liệu là các sách viết về vùng đất Sa Đéc xưa cũng như thành phố Sa
Đéc hiện nay từ góc độ: Lịch sử, Địa lý, Địa chí, Dân tộc học, Xã hội học, kinh
tế học,... sẽ giúp chúng tôi dựng lại lịch sử phát triển của vùng đất Sa Đéc đến
trước năm 1994 và những năm tiếp theo.
- Các sách chun khảo, cơng trình nghiên cứu, bài viết, các tham luận
khoa học của các tác giả, các nhà nghiên cứu về đơ thị và đơ thị hóa ở vùng
đồng bằng sông Cửu Long giúp chúng tôi trong phương pháp tiếp cận, đối sánh
khi nghiên cứu về đô thị Sa Đéc trong bức tranh chung của các đô thị ở khu vực
đồng bằng sơng Cửu Long.
- Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ thực hiện khảo sát, điền dã để thu thập thêm

tư liệu thực tế nhằm phục vụ cho đề tài và còn các trang Web liên quan đến nội
dung đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu, thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng 2 phương pháp cơ
bản của khoa học lịch sử là: phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic nhằm
nghiên cứu một cách hệ thống, tồn diện về cơng cuộc đơ thị hóa cũng như
những ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của
nhân dân thành phố Sa Đéc nói riêng, tỉnh Đồng Tháp nói chung trong khoảng
thời gian xác định.
Một số phương pháp quan trọng khác được sử dụng trong việc nghiên cứu
đề tài là phương pháp điền dã, phương pháp thu thập thông tin của các cơ quan,
cá nhân đã được công bố thành sách, trên các trang thông tin điện tử, các
phương tiện thông tin đại chúng; thông tin từ các văn bản của các cơ quan Nhà


9

nước; thu thập số liệu từ các báo cáo, số liệu thống kê của Chi cục thống kê, Uỷ
ban nhân dân thành phố và các ngành chức năng thành phố Sa Đéc. Bên cạnh
đó, chúng tơi cịn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp thống kê,
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh,... nhất là
cách tiếp cận liên ngành để có thể đưa ra những nhận định, so sánh các thời kỳ
nối tiếp nhau trong q trình đơ thị hóa thành phố Sa Đéc để nghiên cứu, giải
quyết các nhiệm vụ khoa học của đề tài đặt ra.
Quán triệt quan điểm triết học duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin và chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc
đổi mới đất nước là sợi chỉ đỏ, xuyên suốt q trình thực hiện đề tài.
5. Đóng góp của Luận văn
Việc nghiên cứu, tìm hiểu “Q trình Đơ thị hóa ở thành phố Sa Đéc
(Đồng Tháp) từ năm 1994 đến năm 2017” có những đóng góp sau:
- Thơng qua việc thực hiện đề tài, chúng tôi tái hiện lại một cách khách

quan, trung thực về q trình đơ thị hóa ở thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) từ
năm 1994 đến năm 2017, đồng thời làm sáng tỏ quá trình chuyển biến về cơ cấu
kinh tế, cơ sở vật chất, sự chuyển biến về dân cư và đời sống dân cư trên địa bàn
thành phố Sa Đéc.
- Luận văn bước đầu phân tích, đánh giá những yếu tố chủ quan, khách
quan đã tác động đến q trình đơ thị hóa ở thành phố Sa Đéc; từ đó rút ra một
số bài học kinh nghiệm mang tính chất định hướng, trên cơ sở đó có những đề
xuất, kiến nghị về quá trình đơ thị hóa ở thành phố Sa Đéc trong tương lai.
- Dưới góc nhìn của khoa học lịch sử, Luận văn đã tiếp cận, hệ thống hóa
nhiều các nguồn tư liệu khác nhau, góp phần nghiên cứu về lịch sử thành phố Sa
Đéc nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung, đồng thời phục vụ cho cơng tác
giảng dạy lịch sử tại địa phương.
6. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung luận văn được chia làm 3 chương.


10

Chương 1: Những nhân tố tác động đến quá trình đơ thị hóa ở thành phố
Sa Đéc (Đồng Tháp) từ năm 1994 đến năm 2017.
Chương 2: Chuyển biến không gian, cơ sở hạ tầng và kinh tế trong q
trình đơ thị hóa (1994 - 2017).
Chương 3: Tác động của quá trình đơ thị hóa đến dân cư, kinh tế, giáo
dục, y tế và văn hóa trên địa bàn thành phố Sa Đéc.


11

NỘI DUNG

Chƣơng 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA Ở
THÀNH PHỐ SA ĐÉC (ĐỒNG THÁP) TỪ NĂM 1994 ĐẾN NĂM 2017
1.1. Vài nét về đô thị Sa Đéc
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Sa Đéc có diện tích tự nhiên 59,11km2. Phía Bắc giáp huyện
Lấp Vị, phía Nam giáp huyện Châu Thành, phía Đơng giáp sơng Tiền, phía Tây
giáp huyện Lai Vung, cách thành phố Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) 27km.
Thành phố Sa Đéc là một trong những đơn vị hành chính cấp Thành phố
(tương đương cấp huyện) của tỉnh Đồng Tháp ở vùng Nam sông Tiền. Thành
phố Sa Đéc có 06 phường và 03 xã, với 37 khóm, ấp.
Về mặt địa hình, có thể chia thành phố Sa Đéc ra ba vùng:
+ Vùng ngoại ô gồm các xã Tân Phú Đông, Tân Quy Tây và Tân Khánh
Đơng. Diện tích 39,885km2, chiếm 67% diện tích. Đặc điểm chủ yếu là sản xuất
nông nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp. Hiện nay, các xã đang trong q trình đơ
thị hóa và đạt chuẩn nơng thơn mới theo Quyết định số 1582/QĐ-TTg ngày 13
tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơng nhận thành phố Sa Đéc,
tỉnh Đồng Tháp hồn thành nhiệm vụ xây dựng nơng thơn mới năm 2016.
+ Vùng cù lao gồm cồn Đông Giang, diện tích 360 héc ta và phường 4,
đặc điểm chủ yếu là vườn cây ăn trái và nghề nuôi trồng thuỷ sản.
+ Vùng nội ô gồm Phường 1, Phường 2, Phường 3, phường An Hịa và
phường Tân Quy Đơng. Diện tích 19,2km2, chiếm 32,4% diện tích. Đặc điểm
dân cư tập trung với mật độ cao, đa phần sản xuất hàng hố và kinh doanh dịch
vụ. Thu nhập trung bình cư dân đô thị cao hơn so với cư dân nông nghiệp.
Thành phố Sa Đéc đóng một vai trị hết sức quan trọng trong vùng, nhờ
vào vị trí giao thơng đường thủy rất thuận lợi, tàu thuyền đi từ Campuchia ra
biển Đông đều phải đi ngang qua Sa Đéc, kể cả từ miền Đông xuống miền Tây


12


Nam bộ; vừa thông sang miệt Hậu Giang, vừa là cửa ngõ đi vào Đồng Tháp
Mười. Với địa thế đó mà ngành thương mại trở thành ngành nghề phát triển sớm
nhất ở thành phố Sa Đéc.
Địa hình thành phố Sa Đéc tương đối bằng phẳng, thấp và cao độ biến đổi
từ 1,2 đến 2,5m. Khu vực cao ở trong nội ô thành phố Sa Đéc và quốc lộ 80,
phần lớn còn lại là ruộng trũng và kênh, rạch. Cấu tạo của đất tại thành phố Sa
Đéc giống như các vùng khác của châu thổ sơng Mê Kơng, được hình thành từ
trầm tích phù sa sơng do các con sơng lớn chảy qua thành phố bồi đắp nên giàu
hữu cơ và dinh dưỡng. Hệ số nén lún của đất rất cao và cường độ kháng nén rất
thấp. Đó là những khó khăn to lớn của thành phố Sa Đéc khi sử dụng nền địa
chất cơng trình.
Thành phố Sa Đéc nằm trong vùng châu thổ sơng Cửu Long nên có khí
hậu giống như các tỉnh Nam bộ là nhiệt đới gió mùa. Trong năm có hai mùa rõ
rệt: mùa khơ, bắt đầu với gió mùa Đơng bắc và kéo dài khoảng từ tháng 12 đến
tháng 4; mùa mưa, tương ứng với gió mùa Tây nam và kéo dài từ tháng 5 đến
tháng 11. Nhiệt độ trung bình hằng năm từ 26,30 đến 290. Lượng mưa trung bình
là 1.500 mm/năm, tập trung vào mùa mưa, chiếm trên 99% tổng lượng mưa của
cả năm.
Hệ thống giao thơng có nhiều thuận lợi cả đường bộ lẫn đường thuỷ tạo
điều kiện liên kết, hợp tác với các huyện trong tỉnh, các trung tâm kinh tế vùng
đồng bằng sông Cửu Long và nước bạn Campuchia. Từ thành phố Hồ Chí Minh
đến thành phố Sa Đéc là 147km, từ thành phố Sa Đéc đến thành phố Cần Thơ là
50km, đến thành phố Cao Lãnh là 27km, đến thành phố Long Xuyên là 25km,
đến thành phố Vĩnh Long là 20km và đến vùng Đồng Tháp Mười là 30km.
Mạng lưới sông rạch và giao thông đường thủy ở thành phố Sa Đéc có vai
trị vơ cùng quan trọng, chúng được kết nối với nhau tạo thành một hệ thống bao
trùm tồn lãnh thổ.
- Sơng Tiền là một trong hai chi lưu của sông Mê Kông. Đoạn sông chảy
qua thành phố Sa Đéc có chiều dài khoảng 10km.



13

- Sơng Sa Đéc có chiều dài 51,5km, chảy qua các huyện, thành phố phía
nam sơng Tiền của tỉnh Đồng Tháp, là một tuyến giao thông huyết mạch từ
thành phố Hồ Chí Minh đi Rạch Giá, Hà Tiên, đạt tiêu chuẩn cấp III.
Ngồi ra, thành phố Sa Đéc cịn có các con rạch như: rạch Cao Mên, rạch
Nàng Hai, rạch Cái Sơn, rạch Xẻo Tre, rạch Thông Lưu… Bên cạnh các sơng
rạch tự nhiên, thành phố Sa Đéc cịn có các kinh đào như: kinh Đốc Phủ Hiền,
kinh Đội Thợ. Các sông rạch ở thành phố Sa Đéc chịu ảnh hưởng của chế độ
bán thủy triền và có ý nghĩa rất lớn: vừa mang phù sa bồi đắp đồng bằng, vừa
cung cấp nước để tưới tiêu, sinh hoạt đồng thời là những đường tiêu thoát nước
vào mùa mưa. Trong điều kiện giao thơng đường bộ cịn khó khăn, sơng rạch
đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo các mối quan hệ giao lưu kinh tế
- xã hội giữa các vùng trong thành phố Sa Đéc và giữa thành phố với bên ngoài.
Ngoài ra, hệ thống kinh, rạch chằng chịt như một hệ thống điều hịa khí hậu cho
tồn vùng.
Quần thể động vật, thực vật ở thành phố Sa Đéc tương đối phong phú đa
dạng. Ở vùng phù sa có các loại cỏ, rong, tảo, bình bát, sen, súng… Trên đồng
ruộng, ao hồ, sơng rạch có các loại rau dừa nước, rau má, cỏ mực, lục bình,…
Động vật chủ yếu là thủy sản nước ngọt: cá, tôm, các loại cá đen như cá lóc, rơ,
trê, bống,… Ngồi ra, cịn thuận lợi cho việc ni trồng nhiều giống lồi thuỷ sản
như cá tra, cá ba sa, tôm, ếch… phục vụ nhu cầu tiêu dùng và chế biến xuất khẩu.
1.1.2. Sơ lược lịch sử hình thành và sự phân chia địa giới hành chính
Sa Đéc (Phsar – Dek), tiếng Khmer có nghĩa là “Chợ sắt”, là vùng đất với
địa thế khá đặc biệt, rất thuận lợi về nhiều mặt và là địa bàn chiến lược nên từ
vùng đất có tên là Tầm Phong Long (vùng đất nằm giữa sông Tiền và sông
Hậu), chúa Nguyễn đã giao Nguyễn Cư Trinh lập thành ba đạo: Châu Đốc Đạo,
Tân Châu Đạo và Đông Khẩu Đạo (Đông Khẩu Đạo mà ngày nay là thành phố

Sa Đéc, huyện Châu Thành, huyện Lai Vung và huyện Lấp Vị của tỉnh Đồng
Tháp). Đơng Khẩu Đạo là một đơn vị hành chính tại vùng đất mới tiếp quản, có
vị trí chiến lược, hỗ trợ cho hai đạo Tân Châu, Châu Đốc, là tiền đồn trấn giữ


14

dinh Long Hồ và bảo vệ từ xa cho Mỹ Tho, Gia Định. Ở đây chưa có tổ chức
một cách hồn chỉnh bộ máy hành chính; vì vậy, tạm thời phải giao cho quân
binh quản lý để trong thời gian sớm nhất hình thành nên bộ máy quản lý.
Năm 1757, vùng đất Tầm Phong Long đã thuộc quyền cai quản của chúa
Nguyễn, chính thức là chủ quyền của Việt Nam. Chúa Nguyễn đã ban hành
những chính sách đặc biệt đối với việc khai phá đất hoang như: cho phép người
dân biến ruộng đất hoang thành ruộng đất tư. Do vị thế đặc biệt nên đạo Đông
Khẩu luôn được các chúa Nguyễn và triều Nguyễn cắt cử các viên tướng tài giỏi
trấn nhậm. Cụ thể:
“- Cai cơ Sĩ hòa hầu Nguyễn Hữu Nhơn (1757 – 1774).
- Chưởng dinh Quận công Tống Phước Hòa (1774 – 1777).
- Cai cơ tả quân Nguyễn Công Thạnh (1790).
- Tổng nhung Chưởng cơ Nguyễn Văn Nghiêm (1790 – 1797).
- Khâm sai Cai cơ Nguyễn Huy (1797 - 1809).
- Quản cơ Nguyễn Văn Lân (1809 - 1813).
- Cai cơ Nguyễn Văn Khoa (1813 - 1819).
- Cai cơ Phan Văn Hóa (1819 - 1829)” [29, tr.22 – 36]
Địa giới hành chính, thành phố Sa Đéc dưới thời chúa Nguyễn trực thuộc
dinh Long Hồ. Tháng 3 năm 1802, dinh Long Hồ đổi thành dinh Vĩnh Trấn và
đạo Đông Khẩu lập tổng Bình An, sau nâng lên thành huyện Vĩnh An gồm 02
tổng là: Tổng Vĩnh Trinh, lập được 29 thôn và Tổng Vĩnh Trung, lập được 52
thôn, phường.
Trong cuộc tổng đo đạc địa chính năm 1836, Đơng Khẩu đạo có 42 thơn,

xã và chia thành 05 tổng nằm trong huyện Vĩnh An gồm:
- Tổng An Hội có 6 xã, thôn là An Tịnh, Sùng Văn, Tân Lâm, Tân Quy
Đông, Tân Xuân, Nghi Phụng.


15

- Tổng An Mỹ có 8 thơn là An Thuận, Phú An, Phú Hựu, Phú Nhơn, Tân
Hựu, Tân An Đông, Tân Nhơn, An Hịa Đơng.
- Tổng An Thạnh có 8 thôn là Hội An, Mỹ An, Tân Khánh, Tân Khánh
Tây, Tân Mỹ, An Hịa, Tân An Trung, Tân Đơng.
- Tổng An Thới có 5 thơn là Nhơn Quới, Tân Dương, Tân Long, Tân
Thạnh, Vĩnh Thạnh.
- Tổng An Trung có 6 thơn là Bình Tiên, Tân Phú Trung, Tân Phú Đơng,
Tân Quy Tây, Tân Phú, Vĩnh Phước.
Năm 1839, cắt một phần phía nam huyện Vĩnh An để thành lập huyện An
Xuyên. Đến năm 1854, huyện An Xuyên có 03 tổng với 25 thơn gồm:
- Tổng An Hội có 05 thơn là An Tịnh, Tân Xuân, Tân Lâm, Thượng Văn,
Nghi Phụng.
- Tổng An Mỹ có 8 thơn.
- Tổng An Trường có 12 thơn.
Khi chiếm xong 03 tỉnh miền Tây, chính quyền thực dân Pháp lập Khu
Thanh tra Tân Thành đóng tại Sa Đéc nên còn gọi là Khu Thanh tra Sa Đéc. Khu
Thanh tra Sa Đéc có 09 tổng với 80 thơn là An Mỹ có 12 thơn, An Hội có 06
thơn, An Thới có 12 thơn là đất cũ của huyện An Xun; An Thạnh có 14 thơn,
An Trung có 08 thơn, An Tịnh có 04 thơn, An Phong có 07 thơn là đất cũ của
huyện Vĩnh An; Phong Nẫm có 11 thơn, Phong Thạnh có 06 thơn là đất cũ của
Khu Thanh tra Cần Lố.
Năm 1876, đổi Khu Thanh tra thành hạt Tham biện. Hạt Tham biện Sa
Đéc có 09 tổng với 84 làng gồm: An Mỹ có 12 làng, An Hội có 06 làng, An

Trung có 08 làng, An Phong có 09 làng, An Thạnh có 14 làng, An Thới có 12
làng, An Tịnh có 06 làng, Phong Thạnh có 06 làng và Phong Nẫm có 11 làng.
Số dân là 102.421 người.


16

Ngày 20 tháng 12 năm 1899, chính phủ Pháp ban hành nghị định thành
lập tỉnh Sa Đéc, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1900. Hạt Tham biện Sa
Đéc trở thành tỉnh Sa Đéc.
Đến ngày 9 tháng 2 năm 1913, tỉnh Sa Đéc giải thể và nhập vào tỉnh Vĩnh
Long gọi là quận Sa Đéc. Ngày 01 tháng 4 năm 1916, Pháp ấn định lại địa giới
hành chính, chia tỉnh Sa Đéc cũ thành 03 quận. Trong đó, quận Sa Đéc có 05
tổng gồm: An Hội có 04 làng, An Mỹ có 14 làng, An Trung có 06 làng, An
Thạnh Hạ có 04 làng và Phong Nẫm có 09 làng.
Ngày 29 tháng 02 năm 1924, tái lập tỉnh Sa Đéc (lần thứ I) với 03 quận trực
thuộc là:
- Quận Châu Thành có 05 tổng là An Hội có 05 làng, An Mỹ có 14 làng,
An Thạnh Thượng có 04 làng, An Thạnh Hạ có 05 làng, An Trung có 06 làng.
- Quận Cao Lãnh có 03 tổng là An Tịnh có 05 làng, Phong Nẫm có 09
làng, Phong Thạnh có 06 làng.
- Quận Lai Vung có 02 tổng là: An Phong có 05 làng, An Thới có 08 làng.
Năm 1956, chính quyền Sài Gịn, giải thể tỉnh Sa Đéc, lập quận Sa Đéc
thuộc tỉnh Vĩnh Long. Đến năm 1957, chính quyền Sài Gịn tách phần đất phía
bắc sơng Tiền để lập tỉnh Kiến Phong, phần còn lại của tỉnh Sa Đéc (gồm các
huyện phía nam sơng Tiền) được sắp xếp lại thành 02 quận là Sa Đéc, Lấp Vò
và sát nhập vào tỉnh Vĩnh Long.
Năm 1962, quận Sa Đéc, Lấp Vò tách ra để lập thêm 02 quận mới là quận
Đức Tôn và quận Đức Thành vẫn thuộc tỉnh Vĩnh Long.
Năm 1966, tái lập tỉnh Sa Đéc (lần thứ II) với 818km2, chia ra 04 quận với

36 xã như sau:
- Quận Lấp Vò rộng 213,4km2 gồm 08 xã là Bình Thạnh Đơng, Bình
Thạnh Tây, Bình Thạnh Trung, Định Yên, Hội An Đông, Long Hưng, Mỹ An
Hưng, Vĩnh Thạnh.


17

- Quận Đức Thịnh (Châu Thành) rộng 201,4km2 gồm 13 xã là Hịa Thành,
Tân An Trung, An Tịnh, Bình Tiên, Tân Dương, Tân Đông, Tân Hiệp, Tân
Khánh, Tân Phú Trung, Tân Vĩnh Hòa, Tân Xuân, Tân Khánh Tây, Tân Mỹ.
- Quận Đức Thành rộng 220,2km2 gồm 08 xã là Hòa Long, Long Hậu,
Long Thắng, Phong Hịa, Tân Hịa Bình, Tân Phước, Vĩnh Thới, Tân Thành.
- Quận Đức Tôn rộng 183km2 gồm 07 xã là An Khánh, An Nhơn, An
Phú Thuận, Hịa Tân, Phú Hựu, Phú Long, Tân Nhuận Đơng.
* Về phía chính quyền cách mạng
Chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau
này là Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cũng phân
chia, sắp xếp lại các đơn vị hành chính trong tỉnh.
Năm 1957, chính quyền cách mạng cũng giải thể và sáp nhập tỉnh Sa Đéc
vào tỉnh Vĩnh Long. Đồng thời, huyện Châu Thành cũ cũng được đổi tên thành
huyện Sa Đéc. Như vậy, lúc bấy giờ thị xã Sa Đéc và huyện Sa Đéc là hai đơn vị
hành chính cấp huyện ngang bằng nhau và cùng thuộc tỉnh Vĩnh Long.
Trong giai đoạn từ năm 1966 đến năm 1974, địa bàn tỉnh Sa Đéc của
chính quyền Việt Nam Cộng hịa vẫn do tỉnh Vĩnh Long của chính quyền cách
mạng quản lý. Do đó, huyện Sa Đéc và thị xã Sa Đéc vẫn thuộc tỉnh Vĩnh Long.
Quân Đức Thịnh không được chính quyền cách mạng cơng nhận và sử dụng.
Tháng 8 năm 1974, Trung ương Cục miền Nam quyết định giải thể tỉnh
Kiến Phong để thành lập tỉnh Sa Đéc và Long Châu Tiền.
- Tỉnh Sa Đéc gồm các huyện Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành, thị xã Sa

Đéc của tỉnh Vĩnh Long và các huyện Chợ Mới, Cao Lãnh, Kiến Văn, Mỹ An,
thị xã Cao Lãnh của tỉnh Kiến Phong cũ và tỉnh lỵ đặt tại thị xã Sa Đéc. Lúc
này, huyện Sa Đéc cũng được đổi tên cũ là huyện Châu Thành.


×