Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Dạy học bài tập cơ nhiệt vật lý đại cương cho sinh viên cao đẳng y dược theo định hướng nghề nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGÔ LÊ HUỲNH TRANG

DẠY HỌC BÀI TẬP CƠ NHIỆT
VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG CHO SINH VIÊN
CAO ĐẲNG Y DƯỢC THEO ĐỊNH HƯỚNG
NGHỀ NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN, THÁNG 06/2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
------------------------

NGÔ LÊ HUỲNH TRANG

DẠY HỌC BÀI TẬP CƠ NHIỆT
VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG CHO SINH VIÊN
CAO ĐẲNG Y DƯỢC THEO ĐỊNH HƯỚNG
NGHỀ NGHIỆP
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VẬT LÍ
MÃ SỐ 8 14 01 11

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS PHẠM THỊ PHÚ


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến:
PGS.TS Phạm Thị Phú - người đã trực tiếp khuyến khích, động viên và
hướng dẫn tơi để tơi có thể hồn thành đề tài của mình bằng sự tận tình và trách
nhiệm.
Ban giám hiệu, khoa Sau đại học, quý thầy cô khoa Vật lý trường Đại học
Vinh và tất cả các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy cho tôi trong thời gian học tập và
thực hiện đề tài.
Ban giám hiệu trường Cao đẳng nghề Số 9, Ban chủ nhiệm khoa Cơ bản –
Cơ sở cùng quý thầy cô đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q
trình học tập và thực hiện đề tài.
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã hết
lịng giúp đỡ, động viên tơi hồn thành luận văn này.
Vĩnh long, tháng 5 năm 2018
Tác giả
Ngô Lê Huỳnh Trang


MỤC LỤC
TRANG
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………1
1.

Lý do chọn đề tài………………………………………………………...1

2.


Mục đích nghiên cứu…………………………………………………….2

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………….2

4.

Giả thuyết khoa học……………………………………………………...3

5.

Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………….....3

6.

Phương pháp nghiên cứu………………………………………………...3

7.

Đóng góp mới của đề tài………………………………………………....3

8.

Cấu trúc luận văn………………………………………………………...4

Chương 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN DẠY HỌC VẬT LÝ ĐẠI
CƯƠNG THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO SINH

VIÊN CAO ĐẲNG Y DƯỢC…………………....………………….5

1.1.

Giới thiệu tổng quan về chương trình đào tạo các ngành Cao đẳng
Y Dược tại trường Cao đẳng nghề Số 9 Bộ Quốc phòng……………….5

1.1.1.

Giới thiệu tổng quan về trường Cao đẳng nghề Số 9 Bộ Quốc phòng…..5

1.1.2.

Mục tiêu – chuẩn đầu ra các ngành Cao đẳng Y Dược tại trường
Cao đẳng nghề Số 9 Bộ Quốc phịng……………………………………6

1.1.3.

Giới thiệu khái qt về chương trình đào tạo Cao đẳng ngành Y Dược
Tại trường Cao đẳng nghề số 9 Bộ Quốc phịng………………………...8

1.2.

Mơn Vật lý đại cương trong chương trình đào tạo các ngành
Cao đẳng Y Dược………………………………………………………..9

1.2.1.

Vị trí, thời lượng phân bổ môn Vật lý đại cương trong chương trình
đào tạo các ngành Cao đẳng Y Dược………………………………..…..9


1.2.2.

Mục tiêu mơn học………………………………………………………12

1.2.3.

Nội dung môn học……………………………………………………...16

1.3.

Dạy học bài tập Vật lý đại cương theo định hướng nghề nghiệp cho
sinh viên Cao đẳng Y Dược.....................................................................21


1.3.1.

Khái niệm bài tập theo định hướng nghề nghiệp.....................................21

1.3.2.

Dấu hiệu bài tập Vật lý đại cương theo định hướng nghề nghiệp
trong đào tạo Cao đẳng Y Dược..............................................................22
Ý nghĩa của dạy học bài tập Vật lý đại cương theo định hướng

1.3.3.

nghề nghiệp..............................................................................................23
1.4.


Vật lý và Y học........................................................................................24

1.4.1.

Các phương pháp Vật lý được áp dụng trong Y học...............................24

1.4.2.

Cơ sở Vật lý trong một số thiết bị y tế.....................................................27

1.5.

Khảo sát thực trạng dạy học bài tập Vật lý đại cương ở một số
trường thuộc vùng Tây Nam Bộ..............................................................34

1.5.1.

Mục đích điều tra.....................................................................................34

1.5.2.

Đối tượng điều tra....................................................................................34

1.5.3.

Phương pháp điều tra...............................................................................34

1.5.4.

Số liệu, kết quả điều tra...........................................................................35


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................38
Chương 2.

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC

PHẦN CƠ HỌC VÀ PHẦN NHIỆT HỌC MÔN VẬT LÝ
ĐẠI CƯƠNG CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG Y DƯỢC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP............................................40
2.1.

Vị trí, đặc điểm của phần Cơ học và phần Nhiệt học trong chương
trình mơn Vật lý đại cương......................................................................40

2.1.1.

Vị trí.........................................................................................................40

2.1.2.

Đặc điểm của phần Cơ học và phần Nhiệt học........................................40

2.2.

Qui trình xây dựng bài tập Vật lý đại cương phần Cơ học và phần
Nhiệt học theo định hướng nghề nghiệp cho sinh viên các ngành
Cao đẳng Y Dược....................................................................................41

2.3.


Xây dựng bài tập môn Vật lý đại cương phần Cơ học và phần
Nhiệt học theo định hướng nghề nghiệp cho sinh viên các ngành
Cao đẳng Y Dược....................................................................................43


2.4.

Thiết kế một số tiến trình dạy học sử dụng bài tập theo định hướng
nghề nghiệp cho sinh viên Cao đẳng Y Dược.........................................50

2.4.1.

Sử dụng bài tập theo định hướng nghề nghiệp trong bài giảng
lý thuyết...................................................................................................50

2.4.2.

Sử dụng bài tập theo định hướng nghề nghiệp trong giáo án giải
bài tập Vật lý............................................................................................58

2.4.3.

Sử dụng bài tập theo định hướng nghề nghiệp trong kiểm tra
đánh giá kết quả học tập của sinh viên....................................................64

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................85
Chương 3.

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.........................................................86


3.1.

Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm...................................86

3.2.

Đối tượng và nội dung của thực nghiejm sư phạm..................................86

3.3.

Phương pháp thực nghiệm.......................................................................86

3.3.1.

Chọn mẫu thực nghiệm............................................................................86

3.3.2.

Các bước tiến hành thực nghiệm.............................................................87

3.4.

Đánh giá kết quả của thực nghiệm sư phạm............................................87

3.4.1.

Nhận xét quá trình học tập của sinh viên ở các lớp thực nghiệm............87

3.4.2.


Phân tích kết quả học tập thông qua bài kiểm tra kết thúc chương.........88

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................96
KẾT LUẬN..............................................................................................................99
ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………………….100
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................101


DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT TRONG LUẬN VĂN

GV:

GV

SV:

Sinh viên

TN:

Thực nghiệm

ĐC:

Đối chứng


1

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành TW khóa XI (Nghị quyết số
29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục – Đào tạo đã chỉ rõ:
“Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục
đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thơng giữa
các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ
thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và
nhu cầu của thị trường lao động”. Đồng thời cũng đã đưa ra quan điểm chỉ đạo
“Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát
triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học…”. Thông qua Nghị quyết, nhiệm
vụ được đặt ra đối với các trường Cao đẳng đào tạo nghề nghiệp là phải xây dựng
được nội dung giáo dục nghề nghiệp theo hướng tích hợp kiến thức, kỹ năng, tác
phong làm việc chuyên nghiệp để hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học.
Đổi mới mạnh mẽ nội dung giáo dục theo hướng hiện đại, phù hợp với từng ngành,
nhóm ngành đào tạo và việc phân tầng của hệ thống giáo dục đại học. Chú trọng
phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết
xã hội, từng bước tiếp cận trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới.
Vật lý đại cương là một trong những môn đại cương mà SV Cao đẳng Y
Dược được tiếp cận trước khi học các mơn học và mơ đun chun ngành. Đây cũng
chính là môn khoa học căn bản, gần với chuyên ngành của các em nhất so với các
mơn Pháp luật, Chính trị, Ngoại ngữ hay Giáo dục thể chất…Có thể nói Vật lý đại
cương trang bị những kiến thức nền tảng liên quan đến Vật lý ứng dụng trong
chuyên ngành.
Thông qua việc dạy học về bài tập Vật lý, người học có thể nắm vững một
cách chính xác, sâu sắc và toàn diện hơn những qui luật Vật lý, những hiện tượng
Vật lý, biết cách phân tích chúng và ứng dụng chúng vào các vấn đề thực tiễn, làm


2


cho kiến thức trở thành vốn riêng của người học. Vì vậy GV cần thường xun rèn
luyện cho SV thói quen và kỹ năng, kỹ xảo vận dụng những kiến thức đã học vào
cuộc sống hằng ngày nói chung và chuyên ngành học nói riêng.
Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để SV nhận thấy ý nghĩa thiết thực của các
kiến Vật lý trong hoạt động nghệ nghiệp sau này của họ, để họ học Vật lý một cách
hứng thú tích cực, chứ khơng phải học đối phó như thực trạng phổ biến hiện nay,
song song với vấn đề đó việc dạy Vật lý đại cương theo định hướng nghề nghiệp
cho SV cao đẳng Y Dược như thế nào cho phù hợp cũng là một vấn đề cần được
nghiên cứu.
Với tất cả những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “ Dạy học bài tập Cơ Nhiệt
Vật lý đại cương cho SV cao đẳng Y Dược theo định hướng nghề nghiệp”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xây dựng và sử dụng bài tập phần Cơ Nhiệt Vật lý đại cương cho SV cao
đẳng Y Dược theo định hướng nghề nghiệp nhằm khơi gợi hứng thú học tập cho
sinh viên của bài tập, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Mục tiêu đào tạo ngành Cao đẳng Y Dược;
- Chương trình đào tạo ngành Cao đẳng Y Dược;
- Q trình dạy học vật lý mơn Vật lý đại cương;
- Bài tập Vật lý phần Cơ học và phần Nhiệt học.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phần Cơ học và phần Nhiệt học trong khung chương trình Vật lý đại cương
dành cho SV khối ngành Cao đẳng Y Dược.


3

4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu xây dựng và sử dụng được hệ thống bài tập phần Cơ học và phần Nhiệt
học theo định hướng nghề nghiệp trong dạy học Vật lý đại cương thì sẽ phát huy
hiệu quả các chức năng lý luận dạy học của bài tập, và nâng cao được chất lượng
dạy học.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu mục tiêu – chuẩn đầu ra ngành Cao đẳng Y Dược;
- Nghiên cứu chương trình đào tạo ngành Cao đẳng Y Dược;
- Nghiên cứu đề cương chi tiết học phần Vật lý đại cương thuộc chương trình
đào tạo ngành Cao đẳng Y Dược;
- Nghiên cứu nội dung dạy học phần Cơ học và phần Nhiệt học thuộc khung
chương trình Vật lý đại cương;
- Xây dựng các bài tập có nội dung gắn với hoạt động nghề nghiệp tương lai
của SV Cao đẳng Y Dược;
- Thiết kế kế hoạch dạy học với các bài tập đã xây dựng;
- TN sư phạm.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
Đọc và tìm hiểu các tài liệu, sách, internet về những vấn đề liên quan
đến việc giải quyết các nhiệm vụ đã đề ra trong luận văn.
- Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra
Điều tra và quan sát thực trạng dạy học Vật lý đại cương ở các trường
Cao đẳng nói chung và dạy học phần Cơ Nhiệt nói riêng.
- Phương pháp TN sư phạm
Tiến hành TN sư phạm kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài.
- Phương pháp thống kê toán học
Kết quả điều tra và kết quả TN sư phạm được xử lý bằng toán học thống kê.


4


7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Xây dựng được hệ thống gồm 20 bài tập Cơ Nhiệt dùng cho dạy học bài tập
Vật lý đại cương theo định hướng nghề nghiệp SV cao đẳng Y Dược;
- Xây dựng được 3 tiến trình dạy học sử dụng các bài tập đã xây dựng, dùng
cho dạy học Vật lý đại cương theo định hướng nghề nghiệp đối với SV Cao đẳng Y
Dược.
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Mở đầu (4 trang)
Nội dung chính: gồm 3 chương
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học Vật lý đại cương theo định
hướng nghề nghiệp cho SV Cao đẳng Y Dược (35 trang).
Chương 2. Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học phần Cơ Nhiệt Vật lý
đại cương cho SV Cao đẳng Y Dược theo định hướng nghề nghiệp (45 trang).
Chương 3. TN sư phạm (13 trang).


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN DẠY HỌC VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG THEO
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN
CAO ĐẲNG Y DƯỢC
1.1. Giới thiệu tổng quan về chương trình đào tạo các ngành Cao đẳng Y Dược
tại trường Cao đẳng nghề Số 9 Bộ Quốc phòng
1.1.1. Giới thiệu tổng quan về trường Cao đẳng nghề Số 9 Bộ Quốc phòng
Trường Cao đẳng nghề Số 9 thuộc Bộ Quốc phịng (đóng trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long).
Địa chỉ: Số 9, Phạm Hùng, Phường 9, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
Trường nhận đào tạo học viên – trong đó có bộ đội xuất ngũ với nhiều ngành
nghề. Trước đây là trường trung cấp nghề, năm 2014 trường được nâng cấp lên Cao

đẳng nghề, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo từng nghề nhằm
đáp ứng theo chương trình đào tạo hệ Cao đẳng nghề. Trường chủ yếu tập trung
nâng cao chất lượng đào tạo đa ngành nghề, đào tạo gắn với giải quyết việc làm
bằng cách liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, khuyến khích
các doanh nghiệp cũng tham gia trong cơng tác đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ,
lao động nông thôn….Đây là hướng đi đúng đắn mà trường đã và đang thực hiện có
hiệu quả trong thời gian qua.
Trường hiện có các khoa giảng dạy và đào tạo nghề gồm: Khoa Cơ bản – Cơ
sở, Khoa Công nghệ thông tin, Khoa Cơ khí, Khoa Điện – Điện lạnh, Khoa Xây
dựng, Khoa Động lực và Khoa Y dược. Trong đó Khoa Y dược chuyên về đào tạo
trung cấp, cao đẳng nghề Y dược bao gồm:
- Ngành cao đẳng và trung cấp Kỹ thuật dược, cao đẳng và trung cấp điều
dưỡng, cao đẳng Nữ hộ sinh đào tạo trung cấp chuyên nghiệp Y dược ngành Y sĩ và
dược sĩ trung cấp: do trường Cao đẳng nghề Số 9 độc lập đào tạo.
- Ngành cao đẳng Dược chính quy và liên thơng: liên kết đào tạo với trường
Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn.


6

- Ngành đại học Dược và cao đẳng Điều dưỡng: liên kết đào tạo với trường
Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
SV tốt nghiệp khoa Y Dược của trường sẽ đảm nhận các chức danh nghề
nghiệp trong ngành Y tế như: điều dưỡng viên, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên, dược tá…
Đây là một lực lượng chiếm vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe
cộng đồng, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế trong các bệnh viện, các cơ sở y tế các
cấp từ trung ương đến địa phương. Việc nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường
đại học, cao đẳng Y Dược góp phần quan trọng nâng cao năng lực nghề nghiệp của
lực lượng lao động này, đáp ứng nhu cầu của ngành Y Dược nói riêng và của xã hội
nói chung

1.1.2. Mục tiêu – chuẩn đầu ra các ngành cao đẳng Y Dược tại trường Cao
đẳng nghề Số 9 Bộ Quốc phịng
Căn cứ Thơng tư số: 09/2011/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 4 năm 2011 của
Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội về việc Quy định Chương trình
khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho một
số nghề thuộc các nhóm nghề: sản xuất và chế biến – nông, lâm nghiệp và thủy sản
– sức khỏe. Theo đề nghị của Trưởng phòng đào tạo, trưởng Khoa Y Dược đã quyết
định ban hành chương trình khung trình độ các ngành cao đẳng Y Dược. Tổng hợp
các điểm chung của các ngành cao đẳng Y Dược tại trường Cao đẳng nghề Số 9 Bộ
Quốc phòng về mục tiêu đào tạo bao gồm các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, chính
trị đạo đức, giáo dục thể chất và cơ hội nghề nghiệp như sau:
1.1.2.1 Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp [9]
Về kiến thức
SV phải hiểu được các kiến thức chun mơn trong việc tiếp đón người
bệnh, các thủ tục hành chính, nội quy của các cơ sở y tế; Nắm vững kiến thức về
các dấu hiệu sinh tồn, chất thải, tình trạng ăn – uống, trạng thái tâm – sinh lý của
người bệnh; Hiểu rõ các kiến thức về chun mơn về lập kế hoạch chăm sóc người
bệnh, sơ cứu và cấp cứu ban đầu, các công việc hành chính, quản lý hồ sơ sổ sách,
bệnh án theo sự phân cơng; Có kiến thức về các loại dụng cụ, thuốc men, trang thiết


7

bị trong khoa, phịng, đơn vị; Nắm vững các chính sách liên quan đến cơng tác bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong điều kiện chuyên mơn cụ thể; Có
kiến thức cơ bản về tin học ngoại ngữ để phục vụ công tác chuyên môn;
Về kỹ năng
Phải có kỹ năng tiếp đón được người bệnh, làm các thủ tục hành chính,
hướng dẫn người bệnh và người nhà người bệnh thực hiện nội quy của các cơ sở y
tế; Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn, chất thải, tình trạng ăn – uống, trạng thái tâm –

sinh lý của người bệnh… Theo dõi và báo cáo được những diễn biến bất thường cho
thầy thuốc; Nhận định được tình trạng người bệnh để lập và thực hiện kế hoạch
chăm sóc; Thực hiện được các kỹ thuật chăm sóc người bệnh, các y lệnh của thầy
thuốc đối với người bệnh; Phụ giúp được thầy thuốc khi khám bệnh, thực hiện được
các thủ thuật chuẩn đoán, điều trị; Thực hiện đượcviệc sơ cứu và cấp cứu ban đầu,
chăm sóc đượcngười bệnh hấp hối, giúp người bệnh vận động, luyện tập, phục hồi
chức năng; Hướng dẫn được cho người bệnh, người nhà bệnh nhân cách tự chăm sóc
sau khi khám và điều trị; Phổ biến được những kiến thức về phòng bệnh và chăm sóc
sức khỏe ban đầu cho người bệnh và người nhà bệnh nhân; Tham gia hướng dẫn, huấn
luyện được cho nhân viên mới và học sinh y tế thực tập tại đơn vị; Thực hiện được các
công việc hành chính, quản lý hồ sơ sổ sách, bệnh án theo sự phân công; Quản lý và
bảo quản được các loại dụng cụ, thuốc men, trang thiết bị trong khoa, phòng, đơn vị;
Tham gia xây dựng, lập kế hoạch và thực hiện được quy trình điều dưỡng; Tham gia
phát hiện sớm các bệnh dịch tại địa phương và đề xuất các biện pháp phối hợp
nhằm phòng chống dịch và bảo vệ môi trường sức khỏe; Phối hợp với các nhân viên
y tế khác để chăm sóc và nâng cao sức khỏe người bệnh; Có khả năng tham gia vào cơng
tác nghiên cứu khoa học.
1.1.2.2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phịng
Về Chính trị, đạo đức
SV phải có hiểu biết về một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lê nin
và tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng


8

phát triển cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước; Có lịng u nước, trung thành
với sự nghiệp cách mạng của Đảng và lợi ích của đất nước, có đạo đức, yêu nghề và
có lương tâm nghề nghiệp; Ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp tốt,
nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác; Có tinh thần tự học, tự nâng cao

trình độ chun mơn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của cơng việc; Có ý thức tích cực,
chủ động phịng ngừa vừa kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng.
Về thể chất, quốc phịng
Phải có đủ sức khoẻ để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Hiểu biết một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ
năng cơ bản một số môn thể dục, thể thao như: thể dục, điền kinh, bóng chuyền; Có
hiểu biết cơ bản về cơng tác quốc phịng tồn dân, dân quân tự vệ; Có kiến thức và
kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sĩ, vận dụng được
trong công tác bảo vệ trật tự trị an; Có ý thức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách
mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
1.1.2.3. Cơ hội việc làm
Sau khi học xong chương trình, SV có thể:
- Làm việc tại các khoa phòng của phòng khám bệnh tư nhân.
- Làm việc tại các trung tâm thực hành khám chữa bệnh, các trung tâm y tế,
các viện dưỡng lão, các bệnh viện.
1.1.3. Giới thiệu khái quát về chương trình đào tạo Cao đẳng ngành Y Dược tại
trường Cao đẳng nghề Số 9 Bộ Quốc phịng
Chương trình khung trình độ cao đẳng Y Dược ( phụ lục 1)
Tổng khối lượng chương trình: gần 3000 tiết, thời gian đào tạo 3 năm.
Trong đó số tiết lý thuyết gần 1000 tiết, chiếm 33,33%. Thực hành khoảng
1800 tiết, chiếm 60%. Số tiết kiểm tra có khoảng 200 tiết, chiếm tỉ lệ 6,67%.
Chương trình đào tạo chia thành hai nhóm mơn học gồm các mơn học chung
và các môn học, mô đun đào tạo nghề.


9

Mơn học chung bao gồm các mơn: chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất,
giáo dục quốc phòng và an ninh, tin học và ngoại ngữ. Tổng số tiết các môn này
khoảng 450 tiết (chiếm 15% tổng thời gian đào tạo).

Các môn học, mô đun đào tạo nghề chiếm phần còn lại trong tống số 3000
tiết ( chiếm 85%), được chia thành hai nhóm: các mơn học, mơ đun kỹ thuật cơ sở
và các môn học, mô đun chuyên môn nghề.
+ Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở bao gồm: xác suất thống kê y học,
sinh học và di truyền, hóa học, giải phẩu – sinh lý, hóa sinh, vi sinh vật ký sinh
trùng… Trong đó có khoảng 415 tiết lý thuyết, khoản 430 tiết thực hành và 52 tiết
kiểm tra. Mơn Vật lý đại cương thuộc nhóm này, chiếm 28 tiết lý thuyết, 30 tiết
thực hành và 2 tiết kiểm tra đánh giá. Đối với các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở
số tiết lý thuyết và thực hành được phân bổ như nhau, bước đầu cho SV tiếp cận
việc ứng dụng lý thuyết vào thực hành chứ không hẳn chỉ học lý thuyết suôn như
các môn học chung.
+ Các môn học, mô đun chuyên môn nghề bao gồm các môn chuyên ngành
và thực tập tốt nghiệp, trong đó có khoảng 350 tiết lý thuyết, gần 1200 tiết thực
hành và hơn 100 tiết kiểm tra đánh giá. Đào tạo chuyên môn nghề chú trọng về thực
hành hơn là lý thuyết ( lý thuyết chỉ chiếm khoảng 20%, 80% cịn lại là các tiết thực
hành).
1.2. Mơn Vật lý đại cương trong chương trình đào tạo các ngành cao đẳng Y
Dược
1.2.1. Vị trí, thời lượng phân bổ mơn Vật lý đại cương trong chương trình đào
tạo các ngành Cao đẳng Y Dược
1.2.1.1. Vị trí mơn Vật lý đại cương trong chương trình đào tạo các ngành
Cao đẳng Y Dược
Vị trí của mơn Vật lý đại cương trong chương trình đào tạo được sơ đồ hóa
như sau:


10

Chương trình đào tạo
Các ngành Cao đẳng Y Dược

Gần 3000 tiết
Mơn đào tạo nghề
(gần 2550 tiết)

Mơn chung
(khoảng 450 tiết)

Chính trị

Pháp luật

Giáo dục
thể chất

Tin học

Ngoại
ngữ

Môn kỹ
thuật cơ sở
(gần 900 tiết)

Môn
chuyên
ngành
(gần 1650
tiết)

Giáo dục

quốc phòng
và an ninh
Xác suất
thống kê

Vật lý
đại cương

Sinh học

di truyền

Sinh hóa

……

Thời lượng mơn Vật lý đại cương gồm 60 tiết: trong đó có 28 tiết lý thuyết,
30 tiết thực hành và 2 tiết kiểm tra đánh giá. Tỷ lệ lý thuyết và thực hành là 1:1.
Học kỳ I của năm nhất các em đã hồn thành các mơn học chung, ở đầu học
kỳ II các em bước vào các môn cơ sở ngành. Vật lý đại cương là một trong những
môn học mở đầu cho các môn cơ sở ngành, cùng với xác suất thống kê, sinh học,
hóa học và di truyền,...


11

1.2.1.2. Cấu trúc chương trình mơn Vật lý đại cương
Căn cứ vào đề cương môn học (phụ lục 2), chương trình mơn Vật lý đại cương được
sơ đồ hóa như sau:


Môn VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG
Dành cho các ngành CĐ Y Dược
(Gồm 60 tiết: 28 lý thuyết, 30 thực hành, 2
tiết kiểm tra)

CƠ HỌC

NHIỆT HỌC

(9 lý thuyết,
6 thực hành)

(6 lý thuyết, 7
thực hành)

Động
học
chất
điểm

Định
luật
chất khí

Động
lực học
chất
điểm

Các

ngun
lý nhiệt
động
lực học

Năng
lượng
Sóng.
Sóng
âm

Chất
lỏng

ĐIỆN TỪ
HỌC
(7 lý thuyết, 8
thực hành)

Trường
tĩnh
điện
Dịng
điện
khơng
đổi
Từ
trường
Dịng
điện

trên cơ
thể
sống

QUANG HỌC
(6 lý thuyết, 9
thực hành)

Dụng
cụ trắc
quang

Phân
cực ánh
sáng
Hấp thụ
ánh
sáng


12

Trong khuôn khổ đề tài luận văn, chúng tôi quan tâm dạy học phần Cơ học
và phần Nhiệt học.
1.2.2. Mục tiêu môn học
1.2.2.1. Phần Cơ học
* Động học chất điểm
Về kiến thức
Nêu được chuyển động, chất điểm, hệ quy chiếu, mốc thời gian, vận tốc là
gì; Nhận biết được đặc điểm về vận tốc của chuyển động thẳng đều; Nêu được vận

tốc tức thời là gì; Nêu được ví dụ về chuyển động thẳng biến đổi đều (nhanh dần
đều, chậm dần đều); Viết được cơng thức tính gia tốc của một chuyển động biến đổi
đều; Viết được cơng thức tính vận tốc, phương trình chuyển động, từ đó suy ra cơng
thức tính đường đi; Nêu được đặc điểm của vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng
nhanh dần đều, chậm dần đều; Nêu được sự rơi tự do là gì và viết được cơng thức
tính vận tốc và đường đi của chuyển động rơi tự do; Nêu được đặc điểm về gia tốc
rơi tự do; Phát biểu được định nghĩa về chuyển động trịn đều; Nêu được ví dụ thực
tế về chuyển động trịn đều; Viết được cơng thức và nêu được đơn vị đo tốc độ góc,
chu kì, tần số của chuyển động tròn đều; Viết được hệ thức giữa tốc độ dài và tốc độ
góc; Nêu được hướng của gia tốc trong chuyển động tròn đều và viết được biểu
thức của gia tốc hướng tâm;
Về kỹ năng
Xác định được vị trí của một điểm trên quỹ đạo; Giải các bài toán về đổi hệ
qui chiếu, mốc thời gian; Vận dụng được cơng thức tính đường đi và phương trình
chuyển động để giải các bài tập về chuyển động thẳng đều; Vẽ được đồ thị tọa độ thời gian của chuyển động thẳng đều; Nhận biết được chuyển động thẳng đều trong
thực tế; Giải được bài toán đơn giản về chuyển động thẳng biến đổi đều; Giải được
bài tập đơn giản về sự rơi tự do, đưa ra được những ý kiến nhận xét về hiện tượng
xảy ra trong các thí nghiệm về sự rơi tự do; Giải được các bài tập đơn giản về
chuyển động tròn đều, nêu được một số ví dụ về chuyển động trịn đều; Giải thích
được một số hiện tượng liên quan đến tính tương đối của chuyển động.


13

Về thái độ
Tích cực xây dựng bài, hồn thành những u cầu của GV giao; Tích cực,
hứng thú, tìm tịi tiến hành các thí nghiệm; SV có thái độ nghiên túc, có tinh thần
hợp tác, trao đổi trong học tập.
* Động lực học chất điểm
Về kiến thức

Phát biểu được định nghĩa quán tính, các định luật quán tính, định nghĩa khối
lượng và nêu được tính chất của khối lượng; Viết được công thức của định luật
Newton và của trọng lực; Nêu được những đặc điểm của cặp “lực và phản lực”; Nêu
được những đặc điểm của lực ma sát, viết được công thức của lực ma sát trượt, nêu
được một số cách làm giản hoặc tăng ma sát; Nêu được khái niệm về lực hấp dẫn và
các đặc điểm của lực hấp dẫn; Phát biểu được định luật hấp dẫn và viết được hệ
thức liên hệ của lực hấp dẫn; Định nghĩa được động lượng, nêu được hệ quả.
Về kỹ năng
Vận dụng phối hợp các định luật Newton và khái niệm quán tính một số hiện
tượng vật lý đơn giản và để giải các bài tập; Vận dụng được công thức của lực ma
sát để giải bài tập; Giải thích được vai trò của lực ma sát nghỉ đối với cuộc sống,
đặc biệt ứng dụng trong Y Dược; Giải thích được một cách định tính sự rơi tự do và
chuyển động của các hành tinh, vệ tinh bằng lực hấp dẫn; Vận dụng được công thức
của lực hấp dẫn để giải các bài tập; Phân biệt các lực: ma sát, lực hấp dẫn, lực điện,
lực từ…; Vận dụng được định lý động lượng giải bài tập.
Về thái độ
Thích thú với mơn học và có liên hệ ngồi thực tiễn với bài học; Có hứng thú
trong việc tìm hiểu kiến thức mới, liên hệ kiến thức đã học vào ngành được đào tạo.
* Công và công suất
Về kiến thức
Phát biểu được định nghĩa và viết cơng thức tính cơng của một lực; Tính
cơng của một lực trong trường hợp đơn giản; Phát biểu được định nghĩa công suất
và nêu được ý nghĩa công suất; Phát biểu được nội dung định nghĩa động năng và


14

viết được biểu thức tính động năng; Phát biểu được định lý động năng và thơng qua
đó viết được mối liên hệ giữa công và động năng; Biết được các tính chất của động
năng; Phát biểu được định nghĩa trọng trường, trọng trường đều; Phát biểu được

định nghĩa thế năng đàn hồi của lị xo; Viết được cơng thức liên hệ giữa công của
trọng lực và sự biến thiên thế năng; Nêu được định nghĩa và ý nghĩa của thế năng
trọng trường; Viết được biểu thức tính cơ năng của một vật chuyển động trong trọng
trường; Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng của một vật chuyển động trong
trọng trường;
Về kỹ năng
Vận dụng được cơng thức tính cơng và công suất đề giải các bài tập; Vận
dụng biểu thức tính cơng suất để giải các bài tập, so sánh được công suất các
máy;Vận dụng được biểu thức động năng và định lý động năng để giải một số bài
tập; Giải thích được một số hiện tượng trong đời sống và kỹ thuật sau khi học xong
bài động năng; Vận dụng được công thức thế năng trọng trường để giải bài tập; Vận
dụng được định luật bảo toàn của một vật chuyển động trong trọng trường để giải
bài tập; Viết được biểu thức tính cơ năng của một vật chuyển động dưới tác dụng
của lực đàn hồi.
Về thái độ
Tích cực tham gia các hoạt động tìm hiểu kiến thức; Nghiêm chỉnh chấp
hành luật giao thông khi tham gia giao thông để hạn chế các tai nạn đáng tiếc; Hăng
hái thảo luận nhóm, phát biểu ý kiến xây dựng bài.
* Chuyển động sóng và sóng âm
Về kiến thức
Nêu được định nghĩa sóng cơ. Phân biệt được sóng dọc và sóng ngang; Giải
thích được ngun nhân tạo thành sóng cơ; Nêu được ý nghĩa các đại lượng đặc
trưng cho sóng cơ; Lập được phương trình sóng. Dựa vào phương trình này nêu
được tính tuần hồn theo khơng gian và thời gian của sóng; Nêu được nguồn gốc
của âm và cảm giác về âm; Nêu được cường độ âm, mức cường độ âm, đơn vị đo
mức cường độ âm; Nêu được mối quan hệ giữa các đặc trưng vật lý và sinh lý của


15


âm; Trình bày được phương pháp khảo sát những đặc điểm của sóng âm dựa trên đồ
thị dao động của nguồn âm.
Về kỹ năng
Rút ra kết luận về chuyển động của mỗi phân tử môi trường và chuyển động
lan truyền của sóng; Giải thích hiện tượng vật lý về sóng, tốc độ truyền sóng và
bước sóng; Giải thích được vì sao các nguồn âm lại phát ra các âm có tần số và âm
sắc khác nhau. Phân biệt âm cơ bản và họa âm; Nêu được tác dụng của hộp cộng
hưởng; Liên hệ được một số ứng dụng về truyền song, hộp cộng hưởng… trong y
học.
Về thái độ
Nghiêm túc trong học tập, tích cực xây dựng bài để tìm ra kiến thức mới.
Tích cực liên hệ kiến thức của bài vào chuyên ngành.
1.2.2.2. Phần Nhiệt học
Về kiến thức
Nêu được các nội dung cơ bản về thuyết động học phân tử chất khí; Nêu
được định nghĩa khí lý tưởng; Nhận biết được “ trạng thái” và “ quá trình”; Nêu
được định nghĩa quá trình đẳng nhiệt. Phát biểu và nêu được hệ thức của định luật
Bôi lơ – Ma-ri-ốt. Nhận biết được dạng của đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ(p,V);
Nêu được định nghĩa của q trình đẳng tích. Phát biểu và nêu được hệ thức liên hệ
giữa p và T trong q trình đẳng tích; Nhận dạng đường đẳng tích trong hệ tọa độ
(p,T). Phát biểu được định luật Sắc lơ; Từ các hệ thức của định luật Bôi lơ – Ma-riốt và định luật Sắc lơ xây dựng được phương trình Cla-pê-rơn và từ phương trình
này viết được hệ thức đặc trưng cho các đẳng quá trình; Nêu được định nghĩa quá
trình đẳng áp, viết được hệ thức liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối trong quá
trình đẳng áp và nhận dạng được đường đẳng áp trong hệ tọa độ (p,T) và (p,V);
Hiểu được ý nghĩa vật lý của “độ khơng tuyệt đối” và trình bày được ưu điểm của
nhiệt giai Ken-vin; Phát biểu và viết được công thức của nguyên lý thứ nhất của
nhiệt động lực học. Nêu được tên, đơn vị và quy ước về dấu của các đại lượng có
trong cơng thức; Phát biểu nguyên lý thứ 2; Trình bày được trạng thái lỏng của các



16

chất, cấu tạo và chuyển động của phân tử các chất ở trạng thái lỏng; Phân tích biểu
hiện và giải thích hiện tượng mặt ngồi của chất lỏng;
Về kỹ năng
Vận dụng dược các đặc điểm về khoảng cách giữa các phân tử, về chuyển
động nhiệt phân tử, tương tác phân tử để giải thích các đặc điểm về thể tích và hình
dạng của vật chất ở thể khí, thể lỏng và thể rắn; Vận dụng được phương pháp xử lý
số liệu thu được bằng TN xác định liên hệ p và V; Vận dụng được định luật Bôi lơ –
Ma-ri-ốt để giải các bài tập; Xử lý được số liệu ghi trong bảng kết quả TN, rút ra kết
luận về quan hệ p và T; Vận dụng được định luật Sắc lơ để giải bài tập; Vận dụng
phương trình Cla-pê-rơn để giải bài tập; Vận dụng nguyên lý giải bài tập; Nêu vài ví
dụ về q trình khơng thuận nghịch; Ứng dụng lý thuyết để giải thích các hiện
tượng vật lý. Tự thực hiện các thí nghiệm đơn giản nhằm kiểm chứng lý thuyết về
chất lỏng, hình thành niềm đam mê các mơn khoa học.
Về thái độ
Tích cực tham gia xây dựng bài; Có thái độ đam mê khoa học, tìm tịi học
tập,nghiên cứu về những hiện tượng có liên quan đến nội dung của các định luật
ứng dụng trong chuyên ngành.
1.2.3. Nội dung môn học
1.2.3.1. Phần Cơ học
1). Động học chất điểm
* Sự chuyển động của một vật
- Khi chất điểm chuyển động, vị trí M thay đổi theo thời gian, các tọa độ x, y,
z của M là những hàm của thời gian t:

x=x(t)
y=y(t)
z=z(t)



17

- Do đó bán kính vec tơ r của chất điểm chuyển động cũng là một hàm của
r  r (t )

thời gian t:

- Quỹ đạo của chất điểm chuyển động là đường cong tạo bởi tập hợp tất cả
các vị trí của điểm trong khơng gian trong suốt q trình chuyển động.
* Vận tốc trong chuyển động thẳng:
vtb 

x x2  x1

t t2  t1

Với x1, x2 là tọa độ của chất điểm tại các thời điểm t1 và t2.
x s
;
t t

Khi t  0 thì

v
t  0 t

a  lim

* Gia tốc:


* Một số dạng chuyển động thường gặp
- Chuyển động thẳng đều :Phương trình chuyển động thẳng đều: x  x0  vt
- Chuyển động thẳng đẳng biến đổi đều :
+ Chuyển động là nhanh dần đều khi a cùng dấu với v0: a.v0  0
+ Chuyển động là chậm dần đều khi a cùng dấu với v0: a.v0  0
1
2

Phương trình chuyển động : x  x0  v0t  at 2
Phương trình vận tốc : v  v0  at
- Chuyển động tròn đều :
s
t

Tốc độ dài : v  (m / s ) với s là cung tròn vật đi được trong khoảng thời gian
t ( s  .R )
Tốc độ góc :  


t

(rad / s ) với  góc quay của vật trong khoảng thời gian t.

Gia tốc hướng tầm có độ lớn:

v2
aht 
R



18

Chu kì quay :

T= 2/

2). Động lực học chất điểm
* Các định luật Newton
- Định luật I Newton
Một chất điểm cô lập nếu đang đứng yên, sẽ tiếp tục đứng yên, nếu đang
chuyển động, chuyển động của nó là thẳng và đều.
- Định luật II Newton
Chuyển động của một chất điểm chịu tác dụng của lực F là một chuyển động
có gia tốc a .
Gia tốc chuyển động của một chất điểm tỷ lệ thuận với lực tác dụng F và tỷ
lệ nghịch với khối lượng m của chất điểm ấy, từ đó có thể viết: a 

F
m

- Định luật III Newton
Khi chất điểm A tác dụng lên chất điểm B một lực F thì đồng thời chất điểm
B cũng tác dụng lên chất điểm A một lực F ' . Hai lực F và F ' đồng thời tồn tại,
cùng phương, ngược chiều, cùng cường độ và đặt lên hai chất điểm A và B khác
nhau:
F = - F'

* Các lực liên kết
Ma sát trượt : có phương trùng với tiếp tuyến với mặt giá đỡ S tại điểm tiếp

xúc, ngược chiều vận tốc v và cản trở chuyển động của vật: f ms  kN
Ma sát lăn: Độ lớn của lực ma sát lăn cũng tỷ lệ với độ lớn của phản lực pháp
tuyến N và được tính theo công thức: f ms  

N
r


×