Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Lịch sử văn hóa làn bích thị, xã thanh giang, huyện thanh chương, tỉnh nghệ an từ giữa thế kỷ xvii đến năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.96 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
------

TRẦN THỊ KIM PHƢƠNG

LỊCH SỬ - VĂN HĨA LÀNG BÍCH THỊ,
XÃ THANH GIANG, HUYỆN THANH CHƢƠNG, TỈNH NGHỆ AN
TỪ GIỮA THẾ KỶ XVII ĐẾN NĂM 1945

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM

Nghệ An - 2018

0


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
------

TRẦN THỊ KIM PHƢƠNG

LỊCH SỬ - VĂN HĨA LÀNG BÍCH THỊ,
XÃ THANH GIANG, HUYỆN THANH CHƢƠNG, TỈNH NGHỆ AN
TỪ GIỮA THẾ KỶ XVII ĐẾN NĂM 1945

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam


Mã số: 8.22.90.13
Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS. TRẦN VŨ TÀI

Nghệ An - 2018

0


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thành khóa học và thực hiện luận văn này, ngoài sự cố
gắng của bản thân, tơi đã nhận được sự quan tâm, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt
tình của các thầy, cơ giáo, các tập thể, cá nhân, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Tơi xin chân thành gửi lời cảm ơn Phịng Đào tạo sau Đại học, các thầy cô
giáo trong tổ bộ môn Lịch sử Việt Nam, khoa Lịch sử nay là Viện Sư phạm xã hội
thuộc Trường Đại học Vinh;đặc biệt xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến
PGS.TS. Trần Vũ Tài là giáo viên trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình
hồn thành luận văn; xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và trường THPT
Nam Đàn I đã động viên, chia sẻ, tạo điều kiện hỗ trợ tơi trong q trình học tập và
hồn thành khóa học.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do nhiều yếu tố khách quan, chủ
quancũng như năng lực bản thân cịn hạn chế nên luận văn khơng tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong sự góp ý của quý thầy, cô cùng bạn bè, đồng nghiệp và độc giả
để cơng trình nghiên cứu được hồn thiện hơn.

Nghệ An, tháng 8 năm 2018
Tác giả

Trần Thị Kim Phương

1



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NXB
VHTT
BCH
VHDT
VNDG
TP HCM
KHXH
ĐHQG
CTQG

Nhà xuất bản
Văn hóa thơng tin
Ban chấp hành
Văn hóa dân tộc
Văn nghệ dân gian
Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa học xã hội
Đại học quốc gia
Chính trị quốc gia

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................... 6

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 8
4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ........................................................................... 9
5. Nguồn tư liệu và Phương pháp nghiên cứu............................................................ 9
6. Đóng góp của luận văn ......................................................................................... 11
7. Cấu trúc của đề tài ................................................................................................ 11
Chương 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC XÃ HỘI
LÀNG BÍCH THỊ..................................................................................................... 12
1.1. Vài nét về vị trí địa lý và. điều kiện tự nhiên .................................................... 12
1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình .................................................................................. 12
1.1.2. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 13
1.2. Nguồn gốc dân cư và quá trình hình thành làng Bích Thị ................................ 14
1.3. Vài nét về cơ cấu tổ chức. xã hội làng Bích Thị ............................................... 17
1.3.1. Tổ chức theo dòng họ ..................................................................................... 17
1.3.2. Tổ chức Giáp .................................................................................................. 19
1.3.3 Tổ chức theo phường hội ................................................................................ 21
1.3.4. Tổ chức theo địa vực cư trú và cơ cấu hành chính ........................................ 22
1.3.5. Kết cấu giai cấp .............................................................................................. 29
Tiểu kết chương 1..................................................................................................... 31
Chương 2. TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ LÀNG BÍCH THỊ ................................. 32
2.1. Làng Bích Thị trong đấu tranh bảo vệ đất nước trước 1858 ............................. 32
2.2. Làng Bích Thị trong đấu tranh bảo vệ đất nước từ nửa sau thế kỷ XIX đến năm
1945 .......................................................................................................................... 34
2.2.1. Phong trào yêu nước của nhân dân Bích Thị cuối thế kỷ XIX ...................... 34
2.2.2. Phong trào yêu nước của nhân dân Bích Thị đầu thế kỷ XX......................... 36
2.2.3. Sự ra đời chi bộ Đảng và phong trào cách mạng của nhân dân Bích Thị trong
những năm 1930 - 1931 ........................................................................................... 42
2.2.4. Phong trào cách mạng của nhân dân Bích Thị từ sau Xơ Viết Nghệ Tĩnh đến
khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 ................................................................. 47

3



Tiểu kết chương 2..................................................................................................... 54
Chương 3. CÁC GIÁ TRỊ VĂN HĨA TRUYỀN THỐNG LÀNG BÍCH THỊ ...... 55
3.1. Đời sống vật chất và văn hóa vật thể ................................................................ 55
3.1.1. Đời sống vật chất............................................................................................ 55
3.1.2. Văn hóa vật thể ............................................................................................... 65
3.2. Đời sống tinh thần và văn hóa phi vật thể......................................................... 67
3.2.1. Đời sống tinh thần .......................................................................................... 67
3.2.2. Văn hóa phi vật thể......................................................................................... 79
Tiểu kết chương 3..................................................................................................... 85
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 88

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do. chọn đề tài
Từ buổi sơ khai của lịch sử, mỗi người. dân Việt Nam đều gắn bó, kết nối, là
một thành. tố của cộng đồng làng xã. Trải nghìn đời, với bao.thăng trầm, biến động,
bao thử thách.khắc nghiệt, làng xã Việt với những nét văn hóa riêng độc đáo và đặc
sắc. được gìn giữ, trao truyền và tơn bồi, đã trở.thành nét.bản sắc của văn hóa Việt
Nam. Làng, trong mối.quan hệ.hữu cơ với nhà và nước, đã trở.thành nhân tố quan
trọng cố kết cộng đồng.để tạo nên sức mạnh đồn kết khơng.gì sánh được; trở
thành pháo đài để chống giặc ngoại xâm cùng mọi yếu.tố ngoại lai, bảo vệ sự bình
yên cho.dân tộc, cho đất nước. Văn hóa làng chính là hệ thống những giá trị hình
thành.qua bao đời.trong tồn bộ các hoạt động đó, và đến lượt.mình, nó cũng chính.
là cơng cụ, là phương tiện tổ chức và duy trì tồn bộ các hoạt động này. Nó đi vào
ký ức người Việt Nam bằng hàng loạt.những giá trị vật chất và tinh thần rất gần gũi

và thân thương.
Trải qua các thời kỳ lịch sử của dân.tộc, văn hóa làng Việt đã.chứng tỏ sức
sống mãnh.liệt của mình. Sau lũy tre làng, bên giếng.làng, dưới mái.đình làng,
trong bầu khí thân.thương của những. ngày hội làng, mọi người sống.với nhau nặng
tình.nặng nghĩa, giúp đỡ nhau.lúc tắt.lửa tối đèn. Tình làng nghĩa xóm, quan hệ
láng giềng ràng buộc con người trong nếp sống làng, xã có kỷ cương, trong sáng và
thanh cao. Các thành viên làng xã cùng nhau khai. khẩn, chung sống trên một vùng
đất.thân quen, vùng có cây đa, bến nước, sân đình là niềm tự hào và nỗi nhớ.
thương mỗi khi nghĩ tới. Người dân có tinh thần tương thân tương ái, đồn kết gắn
bó, lá lành đùm lá rách để cùng nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Làng Bích Thị, xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương, Nghệ An là một
vùng đất cổ chứa đựng rõ nét bản chất. của nền văn hóa dân tộc và tiêu biểu trên
mọi phương diện. Dưới các triều đại. phong kiến, làng Bích Thị ln là tụ điểm lịch
sử - văn hóa quan trọng, có vị trí nhất. định trong công cuộc đấu tranh bảo vệ nền

5


độc lập dân tộc của xứ Nghệ nói chung, vùng đất Thanh Chương nói riêng. Bởi
vậy, nghiên cứu một làng q giàu truyền thống như Bích Thị có tác dụng rất lớn,
nhằm khơi phục.và phát huy bản sắc văn.hóa làng xã, khơi dậy.lòng tự hào của mỗi
một cư dân.sống trong cộng đồng làng. Từ đó, đáp ứng yêu cầu của việc xây
dựng.nông thôn mới văn minh hiện.đại song vẫn bảo lưu được những giá.trị văn
hóa lâu đời. Hơn nữa, trong giai.đoạn hiện nay, những tác động của đời sống hiện
đại, làng xã Việt đang đối diện. nhiều thách thức to lớn. Khơng ít giá trị từng được
xem là tiêu biểu của cộng đồng làng, nay được nhìn nhận như những vật cản ngăn
trở con đường. phát triển. Sự du nhập những yếu tố văn hóa ngoại lai cũng gây nên.
nhiều tác động tiêu cực, làm phai nhạt.đặc trưng của văn hóa làng.
Q trình đổi mới và phát triển bền vững cần phải có "sự gạn đục. khơi
trong", bảo tồn, gìn giữ và phát huy những yếu tố cổ truyền là việc làm cần thiết,

khơng những có tác động tích cực đối với việc bảo tồn những giá trị văn hóa đặc
thù của làng, mà còn.giúp cho các thế hệ người dân Bích Thị nói riêng, người
Thanh Chương nói.chung thêm hiểu biết và gắn.bó với quê hương. Từ đó, có những
việc làm thiết thực để xây dựng quê.hương ngày một giàu đẹp hơn. Vì những lý do
đó, chúng tơi. quyết định chọn đề tài “Lịch sử - văn hóa làng Bích Thị, xã Thanh
giang, huyện Thanh Chương, tình Nghệ An từ thế kỷ XVII đến năm 1945” làm
đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên.cứu vấn đề
Lịch sử - văn hóa làng.xã là vấn đề thu hút được nhiều.sự quan tâm, nghiên
cứu của nhiều nhà nghiên cứu. Có thể kể ra một.số cơng trình như:
- Tác phẩm Cơ cấu.tổ chức.của làng Việt cổ truyền của Trần Từ do Nhà xuất
bản Khoa học. xã hội xuất bản năm 1984 tại Hà Nội là.một tư liệu quý giá. Trong
tác.phẩm, nhà nghiên cứu Trần Từ đã trình bày một cách khoa.học, logic về cơ cấu
tổ chức làng xã cổ truyền.và ảnh hưởng của cơ.cấu đó trong sự. hình thành, phát

6


triển nền.kinh tế tiểu nông nghiệp, sự ra đời của phường hội. Trần Từ cũng giải
thích chế độ cơng điền, cơng thổ và sự phân hố giai cấp ở nơng.thơn trong lịch sử.
- Cuốn sách: Địa chí văn hố. dân gian Nghệ Tĩnh , NXB Nghệ An, 1995 do
Viện Văn hóa dân gian (Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia) biên
soạn, Nguyễn Đổng Chi chủ biên là một cơng trình phản ảnh một cách sâu sắc và
tồn diện về văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh. Tác phẩm đã đi sâu vào hệ giá.trị văn
hóa dân.gian như: Tri thức dân gian, truyện kể dân gian, thơ ca nhạc dân gian, trò
chơi dân gian, trò chơi múa, hội diễn và sân khấu dân gian; nghệ thuật và món ăn
dân gian, phong tục tập qn dân gian. Cơng trình cũng cung cấp thơng tin.có độ
tin cậy khoa học, nội.dung cụ thể, sâu sắc tồn.diện về giá trị văn hóa.vật thể - phi
vật thể truyền.thống được lưu truyền trong.các làng quê Nghệ Tĩnh.
- Tác giả Ninh Viết.Giao với cuốn Về văn hóa. xứ Nghệ, NXB Nghệ An, năm

2003 đã giới.thiệu về văn hóa truyền thống. của xứ Nghệ. Cuốn sách đã đưa ra một
số bài viết.về văn hóa, tính cách.con người về những nhân vật lịch sử và danh nhân
văn.hóa xứ Nghệ, cùng những bài viết có tính chất lí luận, viết về phương pháp,
kinh nghiệm sưu tầm văn.nghệ dân gian.
- Năm 2009, Nhà xuất bản. Đại học quốc gia Hà Nội.cho xuất bản tác phẩm
Một số vấn đề làng xã Việt. Nam của giáo sư Nguyễn.Quang Ngọc đã trình bày vấn
đề Kết cấu. kinh tế - xã hội của làng Việt cổ. truyền và Văn hóa làng xóm
- Cuốn sách Làng. văn hóa cổ truyền Việt Nam. do giáo sư Vũ Ngọc. Khánh
chủ biên, Nhà. xuất bản Văn học. xuất bản năm 2013 đã khảo cứu hàng trăm ngôi
làng từ Bắc tới Nam, từ miền xuôi tới miền ngược, từ bản.làng miền núi tới làng
chài miền biển. Qua đó, nhiều khía cạnh về nguồn gốc, phong tục. tập quán, lễ
hội,... ở nhiều.làng xã được đề cập tới.
- Địa chí văn hoá. dân gian Nghệ Tĩnh, NXB. Nghệ An, 1995 do Viện Văn.
hóa dân gian (Trung tâm Khoa học xã. hội và nhân văn quốc gia) biên soạn,
Nguyễn Đổng Chi chủ biên là một cơng trình phản ảnh một cách sâu sắc.và toàn
7


diện về văn hóa.dân gian Nghệ Tĩnh. Tác phẩm đã đi sâu vào hệ giá trị văn hóa dân
gian như: Tri thức dân gian, truyện kể dân gian, thơ ca nhạc dân gian, trò chơi dân
gian, trò chơi múa, hội diễn và sân khấu dân gian; nghệ. thuật và món ăn.dân gian,
phong tục tập quán.dân gian.
- Ngoài ra, các tác phẩm: Nghệ An Ký. của Bùi Dương Lịch (1757 - 1828),
viết khá kỹ.về vấn đề cương vực, duyên cách địa lý của Nghệ. An; Việt Nam phong
tục của.Phan Kế.Bính, Nxb Tổng.hợp 1990; Lịch sử tỉnh Nghệ An, Lịch sử
huyện.Thanh Chương… đã phần nào phác họa.những nét tiêu biểu.của quá trình lập
làng, lập.xã và những nét văn hóa truyền.thống trên địa bàn.tỉnh Nghệ An nói
chung, huyện.Thanh Chương, xã.Thanh Giang và làng.Bích Thị nói riêng.
Những tài liệu trên.đã ít nhiều đề cập đến lịch sử - văn hóa. của cả vùng xứ
Nghệ, Thanh Chương và Bích.Thị; tuy nhiên, tất cả đó đều là những mảng riêng lẻ

chứ chưa.đi sâu nghiên cứu và hệ thống. hóa một cách đầy đủ, tồn diện về lịch sử
và văn hóa.truyền thống của.làng Bích Thị. Từ đó, đòi hỏi.các thế hệ tiếp nối tiếp
tục đi sâu nghiên cứu một cách toàn.diện hơn về lịch sử - văn hóa.làng Bích Thị
để.góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa, những truyền thống tốt đẹp
của cha ông.
3. Đối tƣợng, phạm. vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Lịch sử - văn hóa.làng Bích Thị, xã Thanh. Giang, huyện Thanh Chương,
tình Nghệ An từ thế kỷ XVII đến năm 1945 với nội dung.chính là q trình.hình
thành, phát triển và các giá trị.văn hóa truyền thống làng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài nghiên. cứu về lịch sử - văn hóa.làng Bích Thị thuộc
xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An ngày nay.

8


- Về thời gian: Đề tài nghiên.cứu từ thế kỷ XV (hình thành làng) đến năm
1945 (Cách mạng tháng Tám thành cơng).
4. Mục đích và. nhiệm vụ của đề tài
4.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung làm rõ lịch.sử và các giá trị văn hóa truyền thống của làng
Bích Thị, xã Thanh. Giang, huyện Thanh Chương; trên cơ.sở đó, đề xuất các.giải
pháp để bảo tồn, phát.huy các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống, xây dựng nếp
sống văn hóa mới trong bối cảnh hội nhập hơm nay.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nhằm giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Lịch sử lập làng, định cư, q trình.phát triển của làng.Bích Thị từ thế kỷ
XV đến năm 1945.
- Làm nổi bật các.giá trị văn hóa (bao gồm văn hóa.vật thể và phi vật thể) của

làng Bích Thị.
- Rút ra các đặc. điểm của lịch sử - văn hóa làng Bích Thị
- Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy.các giá trị văn hóa lịch sử
truyền thốngtốt đẹp của làng Bích Thị
5. Nguồn tƣ liệu và.Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để thực hiện đề tài.này, tác giả dựa vào các. nguồn tài liệu sau:
5.1.1. Tài liệu. gốc: “Hoan Châu.phong thổ ký” (Trần Danh Lâm, Ngơ Trí
Hạp), “An - Tĩnh. cổ lục” (H.Lơ - Bretơng)... Các bộ chính sử như: “Đại Nam nhất
thống chí”(Quốc Sử quán Triều Nguyễn), “Lịch triều hiến.chương loại chí”(Phan
Huy Chú).

9


5.1.2. Tài liệu nghiên cứu: các tài liệu nghiên cứu lịch sử - văn hóa như “Việt
Nam văn.hóa sử cương” (Đào Duy Anh), “Nghệ. An ký” (Bùi Dương. Lịch), “Cơ
cấu tổ chức.của làng Việt cổ.truyền ở Bắc Bộ” (Nguyễn Từ Chi); các tài liệu về
văn.hóa – du lịch: “Lễ hội Việt Nam.trong sự phát. triển du lịch” (Dương.Văn Sáu),
“Non nước.Việt Nam” (Tổng cục Du lịch), bên cạnh.đó cịn tham khảo một số tài
liệu về thơ.địa chí: “An - Tĩnh sơn thủy Vịnh” (Tiến sĩ Dương.Thúc Hạp), “Thơ
Bùi.Dương Lịch” (Võ Hồng Huy dịch)…
5.1.3. Tài liệu. điền dã: Đây là nguồn tư liệu chính dùng để.viết luận văn trên
cơ sở nghiên.cứu thực địa; gặp gỡ, tiếp xúc, phỏng vấn.những người cao tuổi, tộc
trưởng một số dòng họ.tại địa phương, đồng thời khảo.sát điều tra một số văn bản
báo cáo, số liệu thống. kê của chính quyền.địa phương; khai thác các tài liệu như:
Hồ sơ di tích.lịch sử văn hóa các.nhà thờ họ, các Hoành phi, câu đối ở.các đền,
miếu, các câu.chuyện dân gian, sự tích.các địa danh, đình, đền, miếu, mạo… trên
địa bàn làng Bích Thị, xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương, Nghệ An.
Ngồi ra, luận văn cịn sử.dụng nguồn tài liệu được tổng hợp, sưu tầm,

nghiên cứu từ hệ thống.các thư viện, trung tâm.lưu trữ, tài nguyên internet…
5.2. Phƣơng pháp.nghiên cứu
Để có nguồn tư liệu.phục vụ cho luận văn, bản thân đã.tiến hành sưu tầm,
tích lũy, sao chép tư liệu ở thư.viện tỉnh Nghệ An, thư viện Nguyễn Thúc Hào, thư
viện huyện.Thanh Chương, bảo tàng.tỉnh Nghệ An và thực tế điền dã để thu thập tư
liệu trên.địa bàn làng Bích Thị.
Để xử lý.thông tin, bản thân sử dụng hai phương pháp chính của khoa học
lịch sử là phương pháp.lịch sử và phương pháp logic đồng thời. kết hợp các thủ
pháp chuyên ngành.để đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp để phục dựng. lại bức
tranh lịch sử - văn hóa truyền. thống tại làng Bích Thị từ xưa đến nay nhằm hệ
thống hóa.các nội dung về lịch sử - văn hóa làng Bích Thị.

10


6. Đóng góp. của luận văn
6.1. Về tư liệu
Luận văn là nguồn.tài liệu tham khảo góp.phần vào việc nghiên cứu sâu hơn
vùng đất – con người.của làng Bích Thị nói chung và các cơng trình.văn hóa lịch sử
nói riêng.cũng như phục dựng các.phế tích trên điạ bàn.
6.2. Về nội dung khoa học
- Luận văn nêu lên.quá trình hình thành, phát. triển của lịch sử - văn hóa làng
Bích Thị; từ đó, cung cấp lượng thơng tin nhất định cho bạn đọc, nhất là bạn đọc
chưa có điều kiện thực tế.tại địa phương hiểu.được đất và người Bích Thị nói riêng,
đất và người xã Thanh Giang,huyện.Thanh Chương nói chung.
- Hiểu một cách tồn diện về làng Bích Thị trên.các mặt về đời sống cả văn
hoá vật chất lẫn văn.hoá tinh thần sẽ góp phần nâng cao nhận thức về vai trị và tầm
quan trọng.của văn hố làng xã đối.với sự hình thành và.phát triển của văn hoá dân
tộc, làm.phong phú thêm lịch sử địa.phương, cung cấp nguồn tư liệu phục
vụ.nghiên cứu văn hoá, nghiên.cứu lịch sử quê hương.

7. Cấu trúc.của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức xã hội làng Bích Thị
Chương 2. Truyền thống lịch sử làng Bích Thị
Chương 3. Các giá trị văn hóa truyền thống làng Bích Thị

11


Chƣơng 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC XÃ
HỘI LÀNG BÍCH THỊ
1.1. Vài nét về. vị trí địa lý và. điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa. lý và địa hình
Làng Bích Thị nằm. bên bờ hữu ngạn hạ lưu sông Lam; sông. Lam chạy dài
ôm lấy làng tạo thành lòng. chảo nằm giữa 2 dãy núi (rú Hà, Hói Nậy ở. phía Tây
Bắc Thiên Nhẫn và Hói. Triều của dãy Giăng màn. phía Tây Nam). Làng nằm ở tọa
độ 18°40′38″ vĩ độ bắc và 105°24′52″ kinh độ đơng. Phía tây bắc giáp xã Thanh
Hà, phía tây giáp xã Thanh Tùng, phía nam giáp xã Thanh Mai và Thanh Xn,
phía đơng giáp xã Thanh Lâm.
Trên địa bàn, ngồi hệ thống đường liên thơn, liên xã tỉnh lộ 533 đi từ Nam
Đàn lên thị trấn Dùng và đường mảng xanh nối tỉnh lộ 533 với đường mịn Hồ
Chính Minh chạy bám theo rìa làng. Sơng Lam là tuyến đường thủy chạy qua ôm
lấy làng là con đường thủy huyết mạch quan trọng nối miền ngược với miền xuôi,
án ngữ con đường vận chuyển từ hạ nguồn lên thượng nguồn và ngược lại.
Làng Bích Thị có địa hình khá đa dạng vừa là đồng.bằng chiêm trũng vừa là
bán sơn địa. Nhìn một cách bao quát, làng nghiêng từ Tây sang Đơng, từ đỉnh rú
Hà nhìn tồn.cảnh có thể thấy làng Bích Thị đầu gối lên rú Hà, thân dựa vào rú
Phướn, hai chân. choãi dài tới rú Trăm, mắt hướng. về phía bắc nơi dịng.sơng Lam
đang xi.dịng chảy. Với đặc thù là vùng. bán sơn địa, 3 mặt gần như được núi bao

bọc và một mặt. hướng ra sông Lam nên hàng. năm, nếu lượng. mưa lớn trên địa
bàn. thường bị chia cắt do nước ngập.
Qua khảo sát, trên địa bàn có các địa danh, như:
- Hói: hói Triều, hói Nậy
- Cồn: cồn Lối, cồn Chùa, cồn Man

12


1.1.2. Điều kiện. tự nhiên
Làng Bích Thị có.diện tích tự nhiên là 1,649 ha; trong đó, diện tích trồng lúa
là 148ha, trồng. màu 134 ha, đất lâm nghiệp 1.004 ha. Cấu tạo thổ nhưỡng gồm: đất
phù sa, đất đồi bán sơn địa. Đất ở Bích Thị chủ yếu là đất phù sa cổ và đất phù sa
ven ở các bãi ven sơng Lam. Ngồi ra, ở Bích Thị cịn.có đất Feralit. Thành phần
hóa học. cũng có sự khác biệt giữa 2 khu vực trên; SiO2, Na2O và K2O ở thung lũng
giữa núi thấp.hơn so với thung lũng sông Lam, các ơ-xít.nhơm và nhóm kiềm thổ
thì lại cao hơn. Đặc biệt mức độ phong.hóa bề mặt cũng có sự khác nhau rõ rệt, ở
thung lũng giữa núi trầm tích bị phong hóa.mãnh liệt hơn tạo lớp sét vón laterit khá
dày (1-3m) với hàm lượng Fe2O3 khá cao (29,31%), ở thung lũng sơng Lam mức
độ phong hóa.yếu hơn tạo màu sắc.loang lổ nhẹ, hàm lượng Fe2O3 thấp hơn
(4,43%)[6; tr. 31]
Nước là tài nguyên quan. trọng đối với cuộc sống của con người. trong việc
đảm bảo sự sống và canh tác sản xuất. Đối với.làng Bích Thị, mật độ.sơng suối, ao
hồ khơng lớn, chủ yếu.là nguồn nước từ sông Lam chạy dài theo biên giới của làng;
ngoài ra, hệ thống. khe suối từ dãy Trường Sơn.đổ dồn về hói Triều, hói Nậy qua
bắc Thiên.Nhẫn và núi Kia gây nên lũ lụt nếu có mưa lớn. Đặc điểm nổi bật của các
sông suối.ở đây là lượng nước có.sự phân bố về mùa.rõ rệt. Về mùa khô, các sông.
suối đều cạn nước nên lượng.nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất bị thiếu.
trầm trọng. Để đảm bảo nguồn. tưới tiêu, trong những năm.gần đây, làng Bích Thị
được thừa.hưởng từ sự đầu tư của. nhà nước về nguồn. nước từ đập Cửa Ông theo

hệ.thống mương qua xã Thanh Tùng đổ về và được.điều tiết khắp địa bàn xã Thanh
Giang.
Là vùng nằm trong khu. vực khí hậu. nhiệt đới gió mùa, nhiệt.độ trung bình
hàng năm ở Bích.Thị khoảng 23,40C. Lượng mưa.trung bình hàng năm từ 1.680 –
1.700mm. Thời tiết ở Thanh Giang chia thành 2 mùa rõ rệt.

13


Mùa nóng từ tháng 4 đến.tháng 10 dương lịch. Có năm đến sớm hoặc muộn
hơn. Mùa này, nhiệt độ ở.Bích Thị thường trên 250C. Khi có gió.mùa Tây Nam (gió
Phơn, gió Lào) tràn vào đem.theo khí nóng và khơ làm.cho nhiệt độ tăng nhanh, có
khi lên.tới trên 390C. Các tháng 4, 5, 6 ở Bích.Thị thường có hạn hán kéo dài, có
năm kéo dài sang tận tháng 8, tháng 9 làm cho.đời sống nhân.dân vơ cùng vất vả.
Những ngày có gió Tây Nam. thổi suốt ngày đêm, khí hậu thường. khơ và nóng; đất
đai. thiếu nước, khơ cằn, cơng việc của. nhà nơng gặp nhiều khó khăn. Mỗi đợt gió.
mùa Tây Nam thường kéo dài 5 - 6 ngày, thậm chí có khi lên tới hơn 10 ngày sau
đó dịu dần nhờ những đợt mưa giông.
Mùa lạnh thường kéo dài từ tháng 11 năm.trước đến tháng 3 năm sau. Làng
Bích Thị cũng.như một số địa phương khác trên địa bàn, mùa.lạnh thường đến
muộn và kết.thúc sớm hơn. Nhiệt độ trung.bình từ 16 – 180C có khi xuống tận 890C. Mùa đơng thường có mây mù, mưa dầm và gió mùa Đông Bắc. ảnh hưởng lớn
đến đời sống.sinh hoạt và quá tình.sản xuất của cư dân nơng nghiệp.
Hệ sinh vật ở làng Bích Thị. nói riêng cũng như xã Thanh Giang. nói chung
rất phong phú và đa dạng. Trên cạn có.hàng trăm loài thực vật bậc cao với.nhiều
loại cây trồng; dưới nước.có hàng trăm lồi thủy sản. Sự đa dạng sinh học này là do
khu vực có nhiều dạng. địa hình với các trầm địa chất. khác nhau; nhiều kiểu tiểu
khí hậu.và nguồn nước (sơng Lam, các hói…) phong phú… là điều kiện thuận lợi
cho sự.phát triển, sinh trưởng.của các loài sinh vật.
1.2. Nguồn gốc dân.cƣ và quá trình hình thành làng Bích Thị
Theo các nhà.sử học, trên địa bàn Thanh Chương, “cách ngày nay từ hai vạn

đến 12 ngàn.năm đã có người nguyên thuỷ sinh sống. Căn cứ chủ yếu để khẳng
định điều.đó là những di tích đã phát hiện. được tại vùng đồi gị dọc sơng.Lam như
ở đồi. Dùng (xã Thanh Đồng), đồi Rạng (xã Thanh Hưng). Những di tích trên được
các. nhà khảo cổ học xếp vào Văn hoá.Sơn Vi, tức là cuối thời. đại đồ đá cũ” [13,
tr.5]. Đến cuối thế kỷ XV, khu vực này đã hình thành.nên 3 xã: xã Thổ Hào, xã

14


Nhân Thành và xã Bích.Triều thuộc Thổ Du động. Thổ Du động.xưa phần nhiều
cịn là đồi hoang, diện.tích đất đai rộng rãi, cư dân. thưa thớt, ít ỏi nên.việc làm ăn
gặp nhiều.khó khăn. Phần vì thiên. tai tàn phá, phần vì.sơn thú phá hoại.con người
ít ỏi.khơng đủ để chống đỡ. Từ những đặc điểm đó, con.người xa xơi tìm đến hợp
quần giúp.nhau làm ăn sinh sống trên miền đất trù phú này và ấp ủ trong mình
“Ni chí lớn lập.nghiệp giúp dân”.
Gia phả của dòng.họ Nguyễn Tiến - một dòng họ lớn trong làng có chép:
“Thổ Du tam động, thảo mộc.sâm tùng, kiến nhân giai sở” có.nghiã là: Thổ Du có 3
động, cây cỏ sầm uất, đi một khoảng rộng mới thấy người chứ nói gì đến sách vở
trường ốc. Bắt đầu từ thế kỷ XVII, các dòng họ di cư đến khai phá vùng đất này
theo 3 con đường: từ Hương Sơn (Hà Tĩnh) sang; từ Nghi Lộc, Quỳnh Lưu qua
Nam Đàn rồi đi ngược lên; từ Hoan Châu theo lưu vực hạ nguồn Sông Lam tới.
Riêng đối với khu vực làng Bích Thị, q trình hình thành dân cư và làng
xóm chỉ mới diễn ra từ thế kỷ XVII. Khoảng nửa cuối thế kỷ XVII, công cuộc khai
hoang, lập ấp ở khu vực Nghệ Tĩnh được đẩy mạnh, làng Bích Thị lúc đó (núi Sú,
Kẻ Nghe, Cồn Trắn, Bình Ngơ), thuộc xã Bích Triều, tổng Bích Triều. Sở dĩ có tên
Bích Thị theo người xưa truyền lại là do ghép tự: “Bích” là xã Bích Triều của tổng
Bích Triều, “Thị” là chợ. Vì thế, làng Bích Thị có nghĩa là một làng của xã Bích
Triều mà có chợ ở trên đó. Trong đó, Tiên tổ họ Trần Hữu (húy là Băng) từ Thạch
Hà huyện tới Bích Thị thơn, Bích Triều xã làm ăn xây dựng cơ nghiệp qua nhiều
đời con cháu hậu thế phát triển thành một dòng họ. Đến năm Đinh Vỹ cảnh tri ngũ

niên (1667) đã tạo lập tư đường tại Bích Thị thơn.
Thỉ tổ họ Nguyễn Văn, Phạm Sỹ là những người đầu tiên đến vùng đất Thổ
Hào, Bích Thị khai phá ruộng nương, canh tác và định cư. Sau đó, tiên tổ các dịng
họ khác cùng gia quyến lần lượt tìm đến khai phá ruộng vườn đất đai. Vì thế, nửa
sau thế kỷ XVII, cư dân trên miền đất Bích Thị đã có sự hợp quần lớn. Đơn cử một
số dòng họ, như:

15


- Dòng họ Nguyễn Tiến “vốn quê ở làng Cổ Pháp, Từ Sơn, Bắc Ninh, vào
đầu thế kỷ XVII, từ xứ Kinh Bắc ông đã đi vào vùng động Thổ Du và dừng chân
trên vùng đất Bích Thị ngày nay”. Từ xưa, con cháu của họ Nguyễn Tiến ở nơi đây
đã là các nhà khoa bảng, mà nổi tiếng là tiến sỹ Nguyễn Tiến Tài, một người tài
giỏi đức độ mà trong Thanh Chương huyện chí Bùi Dương Lịch đã ca ngợi là “Tiến
Sỹ đồng Khoa - giáp trạch Tiên Cầu linh địa”.
- Thỉ tổ họ Nguyễn Doãn tự là Công Uất từ Thạch Hà tới.
- Tiên tổ họ Phan tự Viết Năng người làng Đông Thái tổng Viết Yên, huyện
La Sơn (phủ Đức Thọ, Hà Tĩnh) tới.
- Tiên tổ họ Trần Hữu, húy Băng tới từ huyện Thạch Hà. Đến năm 1667, con
cháu hậu thế phát triển thành một dòng họ lớn mạnh và tạo lập tư đường tại Bích
thị thơn (làng Bích Thị sau này). Thỉ tổ họ Nguyễn Văn, thỉ tổ họ Phạm Sỹ là dòng
họ lâu đời trên đất Thổ Hào, Bích Thị và sau đó tiên tổ các dịng họ khác cũng như
các gia đình về sau lần lần tìm đến khai phá ruộng vườn đất đai, xây dựng nhà cửa
phát triển, con cháu qua nhiều đời trở thành dòng họ”[6; tr.28], như:
- Tiên tổ họ Đinh, tiên tổ họ Nguyễn Đình (Đức thánh Hữu võ) từ Nghi Lộc
đến.
- Thái thỉ tổ họ Nguyễn Hữu (tự Phúc Khanh từ Ích chu, Trung Quốc).
- Thỉ tổ họ Nguyễn Tiến từ Trung Quốc đến
- Thỉ tổ họ Võ, thỉ tổ họ Đậu từ Thạch Hà (Hà Tĩnh) sang.

- Tiên tổ họ Trịnh từ Nghi Xuân (Nghi Lộc) đến.
- Tiên tổ họ Trần Đình, Tiên tổ họ Lê từ Thanh Hóa vào.
- Tiên tổ họ Hồng từ Hà Xá (Nghi Lộc) tới
- Tiên tổ họ Đặng từ Can Lộc (Hà Tĩnh) tới.
- Tiên tổ họ Trần Trọng từ Thạch Hà (Hà Tĩnh) tới.

16


Như vậy, quá trình hình thành dân cư và làng Bích Thị đến cuối thế kỷ XVII
cơ bản hồn thành. Dân cư ở Bích Thị có nguồn gốc từ nhiều miên quê khác nhau
đã tới đây làm ăn và sinh sống với khát vọng vươn lên và tinh thần bền bỉ, hăng say
lao động, họ đã khai khẩn đất hoang, rừng rậm, lập nên đồng ruộng, xóm làng. Tuy
khác nhau về nguồn gốc, dòng họ, xứ sở, nhưng tất cả đã chung lưng đấu cật dựng
xây cuộc sống trên mảnh đất rừng thiêng, nước độc, đất đai cằn cỗi này. Trong
cuộc sống gian khổ phải vật lộn với thiên nhiên, thú dữ, những người con Bích Thị
từ thế hệ này sang thế hệ khác đã đoàn kết, xây dựng nên tình làng - nghĩa xóm sắt
son và cùng nỗ lực đưa xóm làng ngày một đi lên đàng hồng hơn, to đẹp hơn.
1.3. Vài nét về cơ.cấu tổ chức xã hội làng Bích Thị
1.3.1. Tổ chức.theo dịng họ
“Dịng họ là tập thể những người. còn sống và đã chết, liên kết với nhau bằng
mối quan hệ dòng máu và cùng có chung một vị thuỷ tổ. Trong các làng xã người
Việt trước đây, dòng họ trở thành.cái đảm bảo giá trị tinh thần cho.mỗi thành viên
trong dòng họ. Trong ứng xử, mỗi thành.viên xuất hiện ngoài xã hội với tất cả chỗ
đứng tinh thần của mình, thế lực của gia đình và dịng họ” [33, tr.200].
Ở Bích Thị, từ một bộ phận.dân cư nhỏ sinh sống tại Bình Ngơ - vùng đất
ven sông Lam buổi đầu, cùng với thời gian, dân số Bích Thị dần.tăng lên đã di cư
dần xuống các doi đất cát ở phía đơng, lập nên.các thơn xóm như Sú, kẻ Nghe, cồn
Trắn… Đến nay, ở Bích Thị có 12 dịng họ cùng chung sống.
Đến thế kỷ XVI, XVII, đất nước loạn. lạc, xã hội bất ổn, nhiều văn thần võ sĩ

nhà Lê đã rời bỏ kinh. thành, chiêu mộ dân chúng, đưa nhau.vào Bích Thị tìm chốn
dung thân, sinh cơ lập nghiệp như họ.Trần, họ Trinh, họ Nguyễn, họ Hồng, họ
Đặng…
Điều đặc biệt đối.với các dịng họ ở Bích Thị là do tính chất. nơng nghiệp lúa
nước thuần túy nên con người phải nương nhờ, dựa vào nhau mà sống. Ngoài ra, do

17


gần sơng.Lam là con đường huyết mạch và có chợ giao.thương giữa các vùng trên
địa.bàn nên tầm nhìn, cách nghĩ của những người dân nơi đây, đặc biệt là những
tiểu. thương, đi đị có dịp đi đây đi đó nhiều. nên khơng bị bó buộc, đóng kín bởi
bốn lũy tre làng. như dân các vùng nơng. nghiệp khác. Điều đó ảnh hưởng rất lớn
trong sinh.hoạt xã hội truyền thống và cả hiện.tại của cư dân nhất là quan hệ dòng
họ. Mối quan.hệ trong họ ngồi làng ở đây khơng. nặng nề như ở các làng quê
chuyên.nông, cho nên ở đây người ta ít có sự phân.biệt giữa các dịng họ lớn họ
nhỏ, họ đến trước hay họ đến sau.
Về phương diện hành chính, đứng đầu dịng họ là. ơng “trùm họ” (tộc biểu).
Về nguyên tắc phải là chi.trưởng cả, chịu trách nhiệm tổ chức.và chủ trì các buổi
sinh hoạt dịng họ. Ông là người.đại diện cho họ ở nơi việc họ, việc.làng xã, việc
hương khói thờ.cúng tổ tiên, thăm viếng xã giaovới.các họ khác. Sau trùm họ là
“ban lễ” do họ. bầu ra, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, tổng.kết sinh hoạt dòng
họ và là “cơ quan” duy nhất. có quyền thay mặt dịng họ quyết. định thái độ ứng xử
của họ mình với.quan hệ làng xã, đồng thời có quyền.bổ sung, sửa chữa gia phả,
“luật tục” của dịng họ, giải quyết mọi bất hoà và mâu.thuẫn nảy sinh trong quan hệ
dịng họ. Như vậy. có thể thấy ban lễ là một bộ máy chỉ huy tối cao của dịng họ.
Nếu họ lớn có.thêm chức danh trưởng chi, giúp việc.cố vấn cho các trưởng chi có
các người.già ở chi ấy. Tất cả các chi phí cho.dịng họ đều do các thành viên (nam)
đóng góp và trang trải.
Với chức năng đứng đầu một dòng họ, tộc biểu ở đây vừa.là người thay mặt

cho dịng họ trước chính quyền cấp trên vừa đại diện cho chính quyền trong dịng
họ. Nếu họ nào trong. làng có số đinh đơng, làm ăn khấm khá thì họ ấy trở nên có
uy tín trong làng, và thơng. thường, khi có dịp bầu cử chức sắc cho làng thì họ có
khả năng trúng cử.của họ cũng cao hơn do tập hợp được. phiếu bầu từ anh em họ
mình. Đó cũng là một. khía cạnh khác biệt của tư. tưởng “Một người làm. quan cả
họ được nhờ” tồn tại nhiều đời qua trên vùng đất Bích Thị.

18


1.3.2. Tổ chức. Giáp
Giáp - trước hết là một hình thức tổ chức dành riêng cho.nam giới, trong
khung cảnh làng.Việt cổ truyền, phụ nữ. không vào giáp. Dân cư nam.của bất cứ
làng Việt nào ở Bắc. Bộ đều tự phân thành một số giáp, ít nhất. cũng 2 giáp, thường
là 4. Gia nhập giáp này hay giáp kia của làng mình, điều đó khơng tùy thuộc ở sở
thích của từng.người, mà là phụ thuộc vào truyền thống làng mạc, bởi lẽ tư cách
thành viên của giáp là tư.cách cha truyền con nối. Như vậy, bất cứ.người dân quê
Việt nào, miễn là.đều sinh ra trong một giáp nhất định và qua đời với trong tư cách
thành viên của giáp ấy. Thứ nữa, giáp với tư cách là một môi trường xã hội đặc
biệt, khác hẳn.môi trường xã hội tiểu nông và “qn. chủ hố” bao quanh nó chỉ là
một. trường tiến thân – con người khơng tiến. thân bằng cách tích luỹ của cải vật
chất, trước tiên là ruộng đất hay bằng cách.chạy chọt một.chức vụ chính quyền,
một phẩm hàm do nhà nước quân chủ ban cấp mà tiến thân bằng tuổi tác.
Dân cư Bích Thị lúc đầu từ một làng nhỏ ở Bình Ngơ.dần dần đã phát triển
và di cư xuống phía. Đơng, lập nên các làng mạc, thơn xóm. Đến thế kỉ XIX, Bích
Thị có 2 giáp là Kỳ Đông.và Kỳ Tây, cách biệt nhau bằng vùng đất trống giữa làng.
Cơ sở để phân chia 2.giáp này thứ nhất là về địa vực.cư trú, thứ hai nữa là do
nguồn gốc dân cư, bởi Kỳ.Tây tập hợp đa số dân cư mới .ra khai phá vùng đất mới,
cịn Kỳ Đơng là vùng.đất tập trung dân cư từ hàng trăm năm trước [13;tr.20].
Tại đây, giáp hoàn.toàn tuân thủ theo nguyên tắc địa vực, nó là một đơn vị

hành chính do Nhà nước.quản lý. Ở đây giáp tương đương.với một xóm của làng
nơng nghiệp, có nhiều.dịng họ. Người đứng đầu giáp – cơ cấu của xã hội truyền
thống cũng đồng thời là người đứng đầu tổ chức hành chính.của đơn vị xã hội này.
Trong chính quyền.phong kiến ơng ta là thủ.khoản, dưới là tộc biểu.
Tuy giáp hoàn toàn.tuân thủ nguyên tắc địa vực, nó là một đơn vị hành chính
do Nhà nước quản lý nhưng đồng thời tổ chức lớp tuổi.này vẫn vận hành theo quy
luật của nó.

19


Về nguyên tắc, bé trai mới lọt lòng được.vào giáp ngay. Trong thực.tế người
bố phải chờ một.phiên họp của toàn giáp.biện một lễ mọn.mà “trình làng” (nghĩa là
trình giáp) cho.con mình. Sau đó,bé mới được.ghi tên vào sổ bộ của giáp (cũng gọi
là sổ “nhân. danh”). Lớn lên một ít, bé đó.có thể theo cha, anh.đến sinh hoạt giáp
và từ đó cùng.với tuổi đời anh ta sẽ trưởng thành trong khơng khí của giáp. Đến 18
tuổi, cậu bé.đó phải trình giáp một lần nữa.để được lên đinh, lên tráng. Sau lễ trình
giáp.lần này anh đã là trai, trai bạn, được hưởng.mọi quyền lợi và phải trả mọi
nghĩa vụ. như những người đã trưởng. thành, trên mọi phương.diện đương nhiên là
cả phương.diện tiến thân.
Tại làng Bích Thị, thang bậc.của trường tiến thân – giáp có thể. được phác
thảo qua bàn quan lão. Bàn quan.lão có 5 thang bậc, bàn nhất, bàn.nhị, thường là
các vị lão làng. Còn bàn tam dành.cho các vị trong độ tuổi làm Thầy làng. Làm
thầy làng là vinh dự. đồng thời cũng là nghĩa vụ. Gánh vác xong. trách nhiệm này,
các vị này nghiễm nhiên. lên bàn Nhị có nghĩa. là lên lão làng. Các vị trong. bàn Tứ
quảng đường tiến thân.còn dài. Bộ phận này thường.chịu tu làm thầy đạo, tức.
người nắm sổ sách giáp, làm.xong khoá thầy đạo họ được.xưng lên bàn.Tam để tiếp
tục gánh vác trách.nhiệm của thân phận làm thầy làng.
Đứng trên tất cả các thang.bậc trong bàn quan lão là Cố Cả - tức người. đàn
ông nhiều tuổi.nhất làng. Dưới Cố Cả mỗi bàn quan lão (bàn Nhất, bàn Nhị, bàn

Tam, bàn Tứ) được chia thành.các chiếu, mỗi chiếu có 4 người được xếp theo thứ
hạng tại các.bữa ăn cộng cảm.của giáp. Gọi là Bàn.quan lão, nhưng không.nhất
thiết phải lên lão rồi mới vào bàn.quan lão. Theo sổ sách nhân.danh cứ tính từ
người đàn ông nhiều tuổi nhất trở xuống.để sắp xếp vào các bàn. Thực tế ở.làng
Bích Thị. cho đến lúc tổ chức này.còn tồn tại (khoảng trước. thế kỷ XX) trong một
giáp với khoảng trên dưới trăm suất đinh thì các. thành viên trong bàn.quan lão
phần nhiều.chưa đến tuổi lão.

20


Bàn quan lão được.kính trọng, được tham khảo.ý kiến. Họ có quyền.uy quyết
định mọi việc.trong phạm vi giáp. Ngồi vai trò là thủ lĩnh tinh thần, các thành viên
trong bàn.quan lão thường nắm giữ các chức dịch trong bộ máy hành chính, bởi ở
đây vừa có quyền uy của người nhiều tuổi. lại vừa có thế của kẻ.nắm quyền hành
trong thực tế.
Thay mặt giáp.quyên góp tiền nhân suất, sắm sửa.lễ lạt cúng tế theo từng
năm là ông Số, cũng gọi là ông Câu. hoặc ông Câu Đương. Thông thường.thầy đạo
– người đứng đầu giáp với ông Câu Đương chỉ là một. Nhưng cũng có lúc bên cạnh
thầy đạo cịn có ông Câu Đương chuyên trách.thu nhận sự đóng. góp của mọi người
biện.lễ ở làng. Thầy đạo và ông.Câu được bầu hàng.năm trong kỳ tế lễ đầu năm. Dĩ
nhiên không.phải bất kỳ ai cũng có thể được.gánh vác trách nhiệm ấy, mà những
người có thể. đảm đương chỉ là những người.ở trong một lớp tuổi nhất định.
Với các quan viên.làng xã, giáp là cương lĩnh tinh thần trong vô thức. Giữa
một xã hội đã thiết lập tôn ti, đầy rẫy sự bất bình đẳng trong cuộc sống hàng ngày,
thì giáp đem lại cho người đàn ông một niềm an ủi về quyền bình đẳng giữa cộng
đồng. Anh ta có quyền như bất cứ một ai trải qua các bước tiến thân để vươn tới
những bậc thang cao nhất trong.quan niệm: lão làng.
Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, giáp dần mất đi.vị trí của mình trong
cộng đồng làng xã. Đến nay, dư âm của nó chỉ cịn đọng lại qua tên gọi mà thôi.

1.3.3 Tổ chức. theo phường hội
Phường hội là một dạng.tổ chức theo nghề nghiệp gồm.những người cùng
làm một nghề, họp nhau. lại, tương trợ giúp đỡ nhau trong làm ăn như: phường
tranh, phường vải, phường. hiếu... Phường có quy định. ràng buộc “có đi. có lại”,
điều khiển phường có trùm phường. Ngồi ra, khi mùa.vụ đến thì lại có thêm.
những nhóm đổi. cơng, vần cơng dưới hình thức dăm ba hộ cùng cày.cấy, gặt hái
giúp nhau cho kịp.thời vụ, đây là việc làm phổ biến hầu như xóm nào cũng có dăm
bảy nhóm, duy. trì lâu dài. Theo Trần Ngọc Thêm, “ở nơng thơn.có thể gặp hàng
21


loạt phường như.phường gốm làm đồ.sành sứ, phường nề làm.nghề xây cất,
phường chài làm.nghề đánh cá. Có những nghề khơng phải là kế sinh nhai nhưng
người ta cũng họp thành.phường như phường. chèo, phường tuồng” [40;tr.205].
Ở Bích Thị xưa cũng.đã từng tồn tại nhiều phường hội, như phường làm nồi
đất, phường.cấy, phường gặt. Đứng đầu là trùm.phường, một người cao.tuổi có tài
năng, có nhiều kinh.nghiệm và có uy tín có thể.liên hệ, tìm kiếm cơng.việc cho cả
phường. Trùm phường chỉ.là thủ lĩnh tinh thần của.Hội nghề nghiệp, không hề gắn
với bất kỳ một quyền.lợi vật chất nào.
Ngồi Phường, cịn có các.Hội như: Hội đồng môn (gồm những người. cùng
học trong một mái. trường hay cùng một. thầy dạy), Hội tư.văn (gồm những người
có học thức, đỗ. đạt)... cũng được.hình thành. Địa điểm sinh hoạt của hội là các
đình. Hội có quỹ.riêng gồm một số cơng điền, cơng.thổ. Ngồi ra, cịn có.Hội từ
thiện: gồm những. người hảo tâm, thích làm việc thiện.
Trong cao trào Xô Viết.Nghệ Tĩnh, nhất là thời.kỳ mặt trận dân chủ Đông
Dương, dưới. sự lãnh đạo của Đảng, lợi dụng tính.chất hợp pháp và nửa. hợp pháp,
các hội ái hữu, hội tương tế hoạt động mạnh, biến nó thành những tổ chức quần
chúng của Đảng để giác ngộ nhân dân, tuyên truyền cách mạng và thực hiện đấu
tranh một cách cơng khai, địi quyền lợi dân sinh, dân chủ như: đòi giảm thuế, đòi
bỏ hủ tục, cải.cách hương thơn, địi đặc xá.chính trị phạm...

1.3.4. Tổ chức theo. địa vực cư trú và cơ. cấu hành chính
Có thể nói rằng làng.xã và quốc gia Việt Nam là hai đối tượng quan trọng
nhất và được tổ chức chặt.chẽ nhất đối với người Việt. Chính vì. thế mà người ta
thường nói làng.với nước đi đơi với nhau. Gs. Phan Đại.Dỗn cho rằng “làng là
cộng đồng.dân sự tự trị”. Còn Gs. Bùi Xuân Đính.nêu lên khái niệm Làng là đơn vị
tụ cư truyền. thống của người nơng dân Việt, có địa. vực riêng, cơ sở hạ. tầng cùng
cơ cấu tổ.chức riêng, lệ tục riêng… nhưng chặt.chẽ và hoàn chỉnh.nhất. Xã chỉ là
đơn vị hành.chính cơ sở của Nhà nước phong kiến ở.vùng nông thôn, không phải
22


làng đồng. nhất với xã. Có thể mỗi xã là một làng nhưng cũng có thể. mỗi xã gồm
nhiều làng hợp lại.
Mỗi làng xã.đều có tính độc lập riêng, có thể gọi là biệt lập. Tính biệt lập ở
các làng mạnh đến. nỗi mỗi làng có thể được coi như. một quốc gia thu nhỏ với một
“luật pháp riêng”.được gọi là hương ước (lệ làng được ghi. bằng văn bản) và luật
tục (lệ làng được quy. định bằng lời nói); và một “triều. đình riêng” với hội. đồng
kỳ mục là cơ quan.lập pháp, lý dịch là cơ quan hành pháp. Nhiều làng.còn bầu bốn
cụ cao tuổi.nhất gọi là tứ trụ. Sự can thiệp của nhà.nước phong kiến, và.sau này của
thực dân không làm ảnh hưởng nhiều đến tổ chức của làng xã.
Ở Bích Thị, sự phân biệt làng và xóm khơng q. rạch rịi, bởi hầu. như họ
có nguồn gốc chung từ.vùng Hoan Châu, Hoan.Diễn. Các dòng họ di cư từ. nơi
khác đến cũng đã sinh. sống ở đây suốt hàng trăm năm đã tạo ra mối quan hệ xóm
làng sâu sắc và bền chặt. Mặt khác, quan hệ hôn nhân từ nhiều đời trước cũng đó
tạo nên mối quan hệ. chồng chéo, phức tạp giữa dòng họ này.với dòng họ khác, tạo
nên quan hệ anh em, thơng gia, xóm giềng thân mật và gần gũi.
Trải qua quá trình phát triển lâu dài, thiết chế chính trị của Bích Thị ngày
càng chặt chẽ hơn. Cơ cấu hành chính ở làng xã lúc bấy giờ.vẫn là thơn, xóm. Thơn
(hay cịn gọi là làng) là đơn vị hạ. tầng cơ sở, quần cư nhiều gia đình cùng sinh
hoạt một nghề.nghiệp, một cuộc sống tương đồng và nương tựa vào nhau. Mỗi

thôn, làng đều có.đình hoặc đền làm nơi sinh hoạt văn hố của người dân và hội
họp của các.chức sắc trong làng. Giữa các thôn đều được phân định ranh giới rõ
ràng, cắm mốc phân.minh thể hiện trong hương ước. Hầu như ở Bích Thị, các họ
sống xen kẽ.nhau với mối quan hệ khá chặt chẽ tạo nên một sắc thái. riêng cho
từng.thơn, làng (hoặc xóm). Thiết chế làng. xóm ở Bích Thị cũng. có ba bộ phận
như các làng xã.ở Việt Nam lúc bấy giờ:
Bộ phận thứ. nhất là thiết chế quản lý hành chính. do nhà nước quy định. Bộ
phận này bao gồm các chức. danh đương nhiệm, có quyền. thay mặt Nhà nước

23


×