Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu trên địa bàn thành phố châu đốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH


NGUYỄN THÀNH NHÂN

TÌM HIỂU MỘT SỐ DI TÍCH
LỊCH SỬ - VĂN HĨA TIÊU BIỂU
TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC

LUẬN VĂN THẠC SĨ: LỊCH SỬ VIỆT NAM

ĐỒNG THÁP, 8 – 2018
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH


NGUYỄN THÀNH NHÂN

TÌM HIỂU MỘT SỐ DI TÍCH
LỊCH SỬ - VĂN HĨA TIÊU BIỂU
TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 8229013
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Trọng Minh



ĐỒNG THÁP, 8 – 2018
2


LỜI CẢM ƠN
Vài trăm năm về trước A. Anhxtanh đã từng nói “Mọi con đường đi đến khoa
học đều chơng gai, nếu thiếu nhiệt tình và nghị lực thì khơng thể vượt qua”. Sau
một thời gian dài thực hiện nghiên cứu đề tài, đến nay luận văn “Tìm hiểu các di
tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu trên địa bàn thành phố Châu Đốc” đã được hồn
thành, tơi được thêm một lần nữa trải nghiệm điềunày.
Xin được gởi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Lịch sử và Phòng Sau đại học trường Đại học Vinh, Trường Đại học Đồng Tháp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành luận văn.
Xin gởi lời cảm ơn đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang, Bảo tàng
tỉnh An Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố Châu Đốc, Ban quản lý di tích và
lịch sử thành phố Châu Đốc đã giúp đỡ, góp ý nhiều thơng tin và tạo điều kiện thuận
lợi để tơi hồn thành luận văn.
Cơng trình được hồn thành, bên cạnh sự cố gắng của bản thân thì không thể
thiếu được những sự giúp đỡ và hợp tác khác. Tơi xin chân thành bày tỏ sự kính
trọng, lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Trọng Minh– người thầy đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tơi trong q trình thực hiện hồn thành luận văn này.
Kính chúc thầy và gia đình ln mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.
Một lần nữa xin cho tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến tất cả những sự quan tâm
từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp cũng như sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cơ quan
ban ngành.
Châu Đốc, tháng 8 năm 2018
Tác giả: Nguyễn Thành Nhân

3



MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN..............................................................................................3
MỤC LỤC....................................................................................................4
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................7

NỘI DUNG..................................................................................15
CHƯƠNG 1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ
VĂN HĨA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CHÂUĐỐC.............................15
1.1. Tổng quan lịch sử phát triển Châu Đốc...............................................15
1.2. Vài nét về truyền thống lịch sử của nhân dân Châu Đốc...............17
1.3. Các nhân tố tác động hình thành các di tích lịch sử - văn
hóa.................................................................................................................20
1.3.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................20
1.3.2. Giao lưu của nhiều dịng văn hóa................................................20
1.3.3. Tổ chức xã hội.............................................................................21
1.3.4. Nền văn hóa lâu đời....................................................................21
CHƯƠNG 2. DIỆN MẠO CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HĨA
TIÊU BIỂU........................................................................................................24
2.1. Đình Châu Phú.....................................................................................24
2.1.1. Lịch sử hình thành Đình Châu Phú...................................................24
2.1.2. Khơng gian, kiến trúc Đình Châu Phú..............................................25
2.1.3. Hoạt động văn hóa của Đình Châu Phú............................................26
2.2. Lăng Thoại Ngọc Hầu..........................................................................29
2.2.1. Lịch sử hình thành lăng Thoại Ngọc Hầu.........................................29
2.2.2. Khơng gian, kiến trúc lăng Thoại Ngọc Hầu....................................30
2.2.3. Hoạt động văn hóa lăng Thoại Ngọc Hầu.........................................33
2.3. Đình Vĩnh Nguơn.................................................................................33
2.3.1. Lịch sử hình thành đình Vĩnh Nguơn...............................................33

2.3.2. Khơng gian, kiến trúc đình Vĩnh Nguơn...........................................35
2.3.3. Hoạt động văn hóa đình Vĩnh Nguơn...............................................37
4


2.4. Di tích miếu Bà Chúa Xứ núi Sam......................................................38
2.4.1. Lịch sử hình thành miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam................................38
2.4.2. Khơng gian kiến trúc miếu Bà Chúa Xứ núi Sam.............................39
2.4.3. Hoạt động văn hóa Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam......................42
2.5. Di tích chùa Tây An.............................................................................46
2.5.1. Lịch sử hình thành chùa Tây An.......................................................46
2.5.2. Không gian kiến trúc chùa Tây An...................................................47
2.5.3. Đóng góp của các vị Hịa thượng trụ trì chùa Tây An......................50
2.6. Di tích chùa Phước Điền (chùa Hang).................................................51
2.6.1. Lịch sử hình thành và trùng tu Chùa Phước Điền.............................51
2.6.2. Khơng gian kiến trúc chùa Phước Điền............................................52
CHƯƠNG 3. GIÁ TRỊ, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN,
PHÁT HUY CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TIÊU BIỂU......... .....55
3.1. Giá trị các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu.......................................55
3.1.1 Giá trị lịch sử......................................................................................55
3.1.1.1 Chứng tích việc xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn ở Nam bộ....55
3.1.1.2. Minh chứng quá trình ứng phó sáng tạo đời sống kinh tế của cư
dân vùng biên cương...........................................................................................59
3.1.1.3. Chứng nhân cuộc đời và sự nghiệp của các danh thần nổi tiếng...62
3.1.2. Giá trị văn hóa...................................................................................64
3.1.2.1. Sự phát triển độc đáo của giá trị văn hóa tín ngưỡng dân gian và
tơn giáo của người dân Châu Đốc.......................................................................64
3.1.2.2. Giá trị nghệ thuật, kiến trúc mang đậm văn hóa tơn giáo........67
3.1.2.3. Giao lưu tiếp biến giữa các nền văn hóa khác nhau.................68
3.1.3. Giá trị du lịch....................................................................................69

3.2. Thực trạng khai thác các di tích tích lịch sử -văn hóa.........................74
3.2.1. Vấn đề bn bán và vệ sinh mơi trường...........................................74
3.2.2. Việc xuống cấp ở một số hạng mục cơng trình.................................75
3.2.3.Tình trạng mất an ninh trật tự và tệ nạn xã hội..................................76
5


3.2.4. Hạn chế về dịch vụ............................................................................77
3.3. Định hướng bảo tồn, phát huy giá trị di tích tích lịch sử -văn hóa......78
3.3.1. Định hướng lãnh chỉ đạo; phối hợp các ngành, các cấp, các tổ chức
chính trị xã hội....................................................................................................78
3.3.2. Định hướng chuyên nghiệp bộ máy quản lý nhà nước.....................79
3.3.3. Định hướng truyền thông, nâng cao nhận thức giá trị các di tích.....81
3.3.4. Định hướng xã hội hố trong cơng tác bảo vệ, tôn tạo, tu bổ...........83
3.4. Giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích tích lịch sử -văn hóa..........84
3.4.1. Đối với các cấp chính quyền và các ngành chức năng......................84
3.4.2. Đối với nhân dân và cư dân quanh khu vực di tích...........................87
KẾT LUẬN................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................94

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên con đường Nam tiến về đồng bằng Nam bộ của người Việt, nếu Mơ
Xồi (Bà Rịa - Đồng Nai) là nơi in dấu chân đầu tiên của lưu dân, thì Châu Đốc
(An Giang) lại là điểm dừng chân cuối cùng của người Việt ở Phương Nam với
“tiền Tam Giang, hậu Thất Lĩnh”.
Châu Đốc cũng như bao miền quê khác trên đất nước Việt Nam, trên bước

đường Nam tiến, gặp gỡ và giao lưu với nhiều cộng đồng dân tộc khác nhau, ít
nhiều có ảnh hưởng, có sự tiếp biến văn hóa, sự giao lưu tiếp biến đó là tiếp thu
những tinh hoa văn hóa của tộc người khác vào văn hóa dân tộc mình thêm phần
độc đáo, đa dạng và phong phú trong tổng thể đa dạng nhưng thống nhất.
Người dân Châu Đốc có truyền thống kiên cường, bất khuất của cha ơng từ
thời mở cõi Nam bộ cách đây mấy trăm năm, đã vượt qua sơn lam chướng khí,
rừng sâu nước độc để khẩn hoang lập ấp, khoan núi đào kinh; chống lại thiên tai
thú dữ, giặc cướp quấy nhiễu, đẩy lùi ngoại xâm để vùng tân cương biên trấn
hoang vu hiểm trở thành làng mạc, ruộng đồng bao la bát ngát. Lịch sử Châu
Đốc đã để lại nhiều giá trị truyền thống lịch sử, nó thể hiện, tồn tại qua những di
sản văn hóa q báu. Mỗi di tích đan xen từng giá trị khác nhau, nhưng nhìn
chung tất cả những giá trị ấy đã tạo thành dòng chảy xuyên suốt, truyền thống
yêu nước nồng nàn, ứng biến đa văn hóa nghệ thuật của một cộng đồng phong
phú đa dạng với nhiều dân tộc sống hịa bình với nhau, q trình khai hoang lập
làng của bao thế hệ cha anh nhằm xây dựng quê hương Châu Đốc giàu đẹp.
Vì vậy, việc tìm hiểu những di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu trên địa bàn
thành phố Châu Đốc sẽ giúp chúng tôi biết rõ, hiểu thêm sự ảnh hưởng cũng
như mối quan hệ những giá trị lịch sử này có vai trị gì trong lịch sử của khu
vực, đồng thời đề ra những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị
lịch sử - văn hóa để phát triển xã hội trong điều kiện mới. Mặc khác, đây cũng
có thể xem là tài liệu được nghiên cứu các di tích lịch sử phong phú truyền tải

7


thơng tin về lịch sử truyền thống, góp phần giáo dục tinh thần yêu nước cho thế
hệ trẻ, ra sức xây dựng quê hương đất nước.
Hiện nay, mặc dù các di tích lịch sử - văn hóa ở Châu Đốc đã được Chính
phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng nhưng chưa phát huy đúng mức
các giá trị. Một số di tích vẫn cịn hạn chế so với tìm năng phát triển, chạy theo

mục đích kinh tế, cơng tác quản lý cịn lỏng lẻo vơ tình là nơi tập trung những tệ
nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, phá hủy cảnh quan thiên nhiên… tạo nét văn
hóa tiêu cực trái ngược với nét văn hóa truyền thống vốn có của di tích.
Những vấn đề trên nếu khơng được khắc phục, điều chỉnh sao cho phù hợp
thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền
thống vốn có của tỉnh và nguy cơ “hịa tan” trong “hội nhập”. Từ đó nâng cao
phục vụ nghiên cứu giúp cho việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước,
xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc cho thế hệ trẻ. Đồng thời
góp phần thực hiện thành cơng Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16/7/1998 Hội
nghị Trung ương 5 khóa VIII về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014
Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.
Châu Đốc ngày càng phát triển về mọi mặt từ kinh tế đến văn hóa xã hội,
từ nơng thôn đến thành thị. Đảng bộ thành phố, ủy ban nhân dân thành phố đã
xác định, ngồi con cá thì du lịch - dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn và chủ
đạo của thành phố trong hiện tại và tương lai. Với tính cách chân tình, phóng
khống và hiếu khách người dân Châu Đốc đã tích cực tham gia các hoạt động
du lịch, khai thác tiềm năng từ lợi thế thiên nhiên và các lễ hội văn hóa lịch sử;
nhất là lĩnh vực du lịch tâm linh với tiềm năng rất lớn cần được khai thác. Đề tài
này cũng góp phần quảng bá hình ảnh, thực trạng du lịch Châu Đốc đến bạn bè
trong và ngoài nước, thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà.
Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển ở địa phương cũng
nảy sinh những bất cập như có khi do quá đặt nặng bảo tồn mà quên phát huy để
8


phát triển và ngược lại vì lợi ích kinh tế mà sao nhãng cơng tác bảo tồn. Do đó,
cần phải có những biện pháp trước mắt và những định hướng lâu dài để phát
triển bền vững các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành phố Châu Đốc.

Đồng thời, việc đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và người dân địa phương
thông qua phát triển các hoạt động du lịch trong hiện tại không được mâu thuẫn
đối với việc quản lý bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên nhân văn cho phát
triển du lịch trong tương lai.
Với lý do trên, tôi chọn đề tài “Tìm hiểu một số di tích lịch sử - văn hóa
tiêu biểu trên địa bàn thành phố Châu Đốc” làm đề tài tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên
ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành phố Châu Đốc đã được đề cập
đến dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau như: Một số bài đăng trên các
tạp chí gồm Tạp chí lịch sử, Tạp chí Khoa học về lịch sử An Giangvà một số
tạp chí chuyên ngành văn hóa lịch sử khác. Chính vì thế, trong q trình nghiên
cứu chúng tơi nhận thấy một số tài liệu rất đáng lưu ý sau:
1. Trong quyển “Di tích lịch sử - văn hóa An Giang” của Sở Văn hóa Thể
thao và Du lịch An Giang, xuất bản năm (2008). Với tài liệu này, tác giả cung
cấp khá nhiều sự hiểu biết về di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh của quê
hương Châu Đốc. Nhưng vẫn chỉ trình bày khái quát, chưa thấy một cách rõ nét
sự ảnh hưởng của di tích lịch sử - văn hóa đến đời sống hàng ngày của người
dân và chưa đề cập đến hiện trạng sử dụng và bảo quản các di tích cũng như xu
hướng phát triển của các di tích trên.
2. Trong tác phẩm “Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam” của Hội khoa
học lịch sử Việt Nam, được NXB Thế giới xuất bản năm (2008). Nhóm tác
giả, khái quát về lịch sử hình thành vùng đất Nam Bộ và công cuộc khai hoang
- lập ấp của các bậc tiền hiền tại vùng đất Nam Bộ, đề cập đến lịch sử vùng tứ
giác Long Xuyên. Tuy nhiên, tác phẩm cũng chỉ nêu lên với sự khái quát

9


chung về Nam bộ và các bậc tiền hiền tại Nam bộ, chưa làm rõ về di tích, vai

trị cũng như ảnh hưởng của di tích.
3. Trong cuốn “Lược sử hình thành và khai phá đất An Giang” (2014) của
tác giả Võ Thành Phương – nhà xuất bản văn hóa-nghệ thuật Hội liên hiệp văn
học nghệ thuật An Giang. Khái quát chung về quá trình hình thành các đơn vị
hành chính tỉnh An Giang từ thời các chúa Nguyễn (1700) đến năm 1992. Tuy
nhiên chỉ khai thác những sự kiện tiêu biểu và những biến đổi về kinh tế-chính
trị-xã hội, khơng thấy rõ vai trị của các di tích lịch sử-văn hóa.
4. Dật sĩ – Nguyễn Văn Hầu “Thất Sơn mầu nhiệm”, nhà xuất bản Liên
Chính, Sài Gịn, 1955. Tổng hợp những câu chuyện huyền bí, truyền miệng về
q trình khai phá, định cư ở vùng đất An Giang nói chung, Châu Đốc nói riêng
của lưu dân người Việt trong thời mang gươm mở cõi
5. Tác phẩm “Dư địa chí An Giang” - Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang
(2007). Tác phẩm gồm 2 quyển tập hợp một số bài biên khảo về lịch sử - văn
hóa vùng đất An Giang của các nhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh, là tập hợp
một số bài viết của các nhà nghiên cứu, các tác giả trong và ngoài tỉnh, viết về
đất nước, con người An Giang. Tác phẩm đề cập đến một số vấn đề về lịch sử
hình thành An Giang, về lịch sử văn hóa – xã hội - con người An Giang là nội
dung cơ bản. Tác phẩm này cũng chú trọng việc đánh giá công lao các nhân vật
lịch sử tiêu biểu của tỉnh. Tuy nhiên tác phẩm này khơng đề cập đến hoặc đề cập
rất ít về con người Châu Đốc và những đóng góp của những di tích Lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố
6. Trong quyển “Địa chí du lịch An Giang” của Sở Văn hóa Thể thao và
Du lịch An Giang, xuất bản năm (2013). Nhóm tác giả cung cấp khá nhiều sự
hiểu biết về danh lam thắng cảnh của quê hương An Giang nói chung và Châu
Đốc nói riêng. Nhưng chỉ dừng lại nêu khái quát, miêu tả các địa điểm du lịch
nổi tiếng ở An Giang mà chưa nêu được q trình hình thành, vị trí và vai trị
của các di tích lịch sử - văn hóa đến đời sống văn hóa của cư dân và những biện
pháp phát huy các giá trị di tích.
10



7. Quyển “Tín ngưỡng thờ mẫu ở Nam Bộ - Bản sắc và giá trị” nhà xuất
bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (2014), Võ Văn Sen-Ngơ Đức
Thịnh-Nguyễn Văn Lên (đồng chủ biên). Nêu bật lên vị trí, vai trị của tín
ngưỡng thờ mẫu ở Nam Bộ nói chung và Châu Đốc nói riêng. Trong đó có bài
viết về tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ Núi Sam từ góc nhìn lễ hội dân gian và tín
ngưỡng thờ mẫu trong văn hóa Ĩc-eo.
8. Trong cuốn “Lịch sử An Giang” (1998) của tác giả Sơn Nam, cơng trình
đã trình bày khái quát về An Giang, đó là cơ sở hình thành, những nét lịch sử
văn hóa tỉnh An Giang, đây sẽ là nguồn tài liệu quan trọng trong quá trình
nghiên cứu. Nhưng cơng trình vẫn chưa làm rõ được sự ra đời của các di tích
Bên cạnh đó, chúng tơi cịn nghiên cứu - sử dụng một số tài liệu từ Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang như:
Lý lịch các di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng của Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch An Giang.
Và một số bài viết, cơng trình đánh giá nhận định trên các sách, tạp chí,
Website về các di tích lịch sử -văn hóa trong q trình khai phá vùng đất An
Giang: Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, tạp chí Xưa và Nay, những bài phân
tić h, tranh luận của các ho ̣c giả về những giá trị của các di tích lịch sử, đó là
những thơng tin hữu ić h cho chúng tôi trong quá trin
̀ h nghiên cứu. Tuy
nhiên, vẫn chưa có tác phẩm nào trình bày tồn diện về giá trị lịch sử, văn
hóa – nghệ thuật – kiến trúc của các di tích lịch sử -văn hóa trên địa bàn
thành phố Châu Đốc, mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo cho những ai quan
tâm đến vấn đề này.
Những cơng trình nêu trên của nhiều nhà nghiên cứu được đề cập
những nét khái quát, cơ bản về lịch sử, văn hóa của nhân dân An Giang,
Châu Đốc và các giá trị lịch sử đó nhưng chưa nêu được thực trạng, định
hướng và giải pháp bảo tồn và phát huy các di tích hiện nay. Trên cơ sở đó
đề tài này đã hệ thống các di tích, vai trị, ảnh hưởng, hiện trạng sử dụng và
định hướng, giải pháp bảo tồn, phát huy những di tích lịch sử -văn hóa.

11


3. Mục tiêu nghiên cứu
- Hiểu được cơ sở hình thành di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu trên địa
bàn thành phố Châu Đốc.
- Hệ thống hóa, dựng lên bức tranh di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn
của thành phố Châu Đốc.
- Rút ra giá trị của những di tích lịch sử -văn hóa ở Châu Đốc, định
hướng và đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị của di tích tiêu
biểu trên địa bàn Châu Đốc theo hướng phát triển bền vững.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, xã hội, lịch sử, văn hóa và q trình
hình thành hệ thống di tích lịch sử - văn hóa của thành phố Châu Đốc.
- Khảo cứu và nhận diện các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu trên địa
bàn thành phố Châu Đốc.
- Đề ra định hướng, giải pháp bảo tồn, phát huy các di tích
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu khơng gian lịch sử, văn hóa và các điều kiện kinh tế - xã hội
trong môi trường tồn tại của hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn
thành phố Châu Đốc, nội dung liên quan đến giá trị của những di sản. Trong đó
tơi tập trung nghiên cứu nhóm di sản tiêu biểu được cơng nhận cấp quốc gia.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu một số di tích lịch
sử - văn hóa cấp quốc gia trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
Về phạm vi thời gian: Từ khi hình thành các di tích cho đến nay
Về phạm vi nội dung: tập trung nghiên cứu quá trình hình thành và phát
triển; định hướng và giải pháp bảo tồn phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn
hóa tiêu biểu trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang


12


6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời vận dụng phương pháp luận của sử học Macxit,
trong đó, phương pháp lịch sử và phương pháp logic là phương pháp chủ đạo.
Phương pháp lịch sử được vận dụng để nghiên cứu sự kiện, nhân vật lịch
sử tiêu biểu, cụ thể qua quá trình khai phá, xây dựng vùng đất An Giang
Trong quá trình nghiên cứu, để hoàn thành những yêu cầu đề tài đặt ra, tôi
đã sử dụng kết hợp chặt chẽ phương pháp lịch sử và phương pháp logic để
nghiên cứu quần thể các di tích lịch sử - văn hóa và những cơng trình di tích
kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu cấp quốc gia
Bên cạnh đó, tơi cũng đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ
thống hóa những tài liệu cơ bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đặc biệt là
phương pháp điền dã thực địa các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu cấp quốc gia
của thành phố. Qua đó cảm nhận thực trạng và đề xuất các biện pháp phát huy
và bảo tồn các di tích. Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng các phương pháp phỏng
vấn, điền dã, gặp gỡ các người có trách nhiệm trong việc quản lý các di tích nhằm
làm sáng rõ những vấn đề mà đề tài đặt ra.
Phương pháp logic được vận dụng nhằm rút ra được một cách tổng thể về
địa điểm vai trò, bản chất giá trị của di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu trên địa
bàn tỉnh An Giang.
7. Đóng góp của luận văn
Luận văn đã góp phần giới thiệu một cách có hệ thống các vấn đề:
7.1. Khái quát về lịch sử khai hoang lập ấp, quá trình hình thành các địa
giới hành chính,truyền thống văn hóathành phố Châu Đốc,những lễ hội văn
hóa; vài nét về thân thế, sự nghiệp và đóng góp của những nhân vật lịch sử tiêu
biểu đối với quá trình hình thành và phát triển Châu Đốc. Giới thiệu quần thể

các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu ở Châu Đốc (xếp hạng cấp quốc gia).
7.2.Kết quả nghiên cứu của luận văn là một đề tài có ích giúp cho việc biên
soạn, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử địa phương cho mọi đối tượng.
13


7.3. Luận văn là một tài liệu có ý nghĩa để các nhà quản lý hoạch định
những chính sách hợp lý nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống của
quần thể các di tích nhằm mục đích phát triển du lịch bền vững trong tương lai.
7.4. Đề tài có tác dụng giáo dục lịng tự hào dân tộc, tình cảm trân trọng và
biết giữ gìn những giá trị lịch sử - văn hóa truyền thống của người dân Châu
Đốc cnói riêng và tỉnh An Giang nói chung, nhất là thế hệ trẻ, những người chủ
tương lai của đất nước.
8. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được cấu
trúc thành 03 chương:
Chương 1. Quá trình hình thành các di tích lịch sử -văn hóa trên địa
bàn thành phố Châu Đốc
1.1. Tổng quan lịch sử phát triển Châu Đốc
1.2. Vài nét về truyền thống lịch sử của người dânChâu Đốc
1.3. Các nhân tố tác động hình thành các di tích lịch sử -văn hóa trên
địa bàn thành phố Châu Đốc
Chương 2. Diện mạo các di tích lịch sử -văn hóa tiêu biểu
Chương 3. Giá trị, định hướng và giải pháp bảo tồn, phát huy các di
tích
3.1. Giá trị các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu
3.1.1 Giá trị lịch sử
3.1.2. Giá trị văn hóa
3.1.3. Tài nguyên nhân văn của du lịch
3.2. Thực trạng khai tháccác di tích tích lịch sử -văn hóa

3.3. Định hướng bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử -văn hóa
3.4. Giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích tích lịch sử -văn hóa

14


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. Q TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN
HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC
1.1. Tổng quan lịch sử phát triển Châu Đốc
Châu Đốc là thành phố biên giới, cửa ngõ giao lưu với 2 tỉnh Takeo,
Kaldal và thủ đô Phnom Pênh của Campuchia. Vị trí thuận lợi trong giao
thương, phát triển kinh tế đồng thời có thế mạnh về du lịch. Ngồi ra Châu Đốc
còn là trung tâm đầu mối của 4 cửa khẩu quốc tế và quốc gia đó là Tịnh Biên,
Vĩnh Xương, Khánh Bình, Vĩnh Hội Đơng; là cửa ngõ giao thương hết sức
thuận lợi bằng đường bộ và đường thủy
Xưa kia vùng đất Châu Đốc vốn thuộc vương quốc Phù Nam, nơi có nền
văn hóa Ĩc Eo phát triển rực rỡ. Đến thế kỷ VII, vương quốc Phù Nam suy yếu
và bị thuộc quốc Chân Lạp của tộc người Khmer xâm chiếm vào năm 627
Đến năm 1757, vua Chân Lạp là Nặc Ơng Tơn hiến dâng vùng đất Tầm
Phong Long (bao gồm An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng ngày nay)
cho Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765). Nguyễn Cư Trinh thừa lệnh Chúa
Nguyễn đặt là 3 đạo: Đông Khẩu (tức Sa Đéc), Tân Châu và Châu Đốc, chính
thức thiết lập nền hành chánh toàn Nam bộ.
Ngay từ đầu khi nhận đất dâng, Chúa Nguyễn đặt Đạo biên phòng tại Châu
Đốc. Đây chưa phải là tổ chức hành chánh quy cũ mà chỉ đóng vai trị đồn trú
phịng án ngữ sơng Hậu theo chế độ quân quản. Sau khi chiếm lại Gia Định từ
tay nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh sắp xếp hành chánh Nam bộ, Châu Đốc thuộc
trấn Vĩnh. Năm 1808, đổi thành trấn Vĩnh Thanh (gồm An Giang, Vĩnh Long).
Trong Sử quán triều Nguyễn ghi lại: “Vì đất ấy nhiều chỗ bỏ hoang, đầu năm

Gia Long mộ dân đến ở gọi là Châu Đốc Tân Cương, đặt Quản đạo, lệ vào tỉnh
Vĩnh Long” [42;37].Vị trí địa đầu của An Giang có vị trí vơ cùng quan trọng
nên vua Gia Long từng khẳng định: “Châu Đốc, Hà Tiên bờ cõi chẳng kém Bắc
Thành” [48;946]. Châu Đốc được nhà Nguyễn chọn làm trung tâm huyện Vĩnh
Định. Đến năm 1832, Minh Mạng bãi bỏ cấp Trấn, thành lập Tỉnh. An Giang là
15


một trong “Nam kỳ lục tỉnh” lúc bấy giờ, tỉnh thành An Giang đặt tại Châu Đốc,
dưới quyền cai quản của vị Tổng đốc đầu tiên là Trương Minh Giảng.Vùng đất
Châu Đốc thuộc hầu hết địa phận tổng Châu Phú, huyện Tây Xuyên, phủ Tuy
Biên, tỉnh An Giang. Địa bạ triều Nguyễn cho biết tổng Châu Phú có 25 thơn ”
[9;245].
Sau khi qn Pháp thơn tính trọn Nam kỳ, chúng chia Nam kỳ thành 24 sở
Tham biện (Inspection). Sở Tham biện Châu Đốc trong cai huyện Đông Xuyên
và Hà Dương. Theo Nghị định 20 tháng 12 năm 1899, Thống đốc Nam kỳ bãi
bỏ Sở Tham biện, thành lập tỉnh (province). Châu Đốc là một trong 21 tỉnh Nam
kỳ, tỉnh lỵ đặt tại chợ Châu Đốc thuộc địa phận làng Châu Phú.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, năm 1948, Ủy ban kháng
chiến – hành chánh Nam bộ sát nhập và phân định ranh giới tỉnh Long Xuyên,
Châu Đốc thành 2 tỉnh Long Châu Tiền và Long Châu Hậu. Tỉnh lỵ Châu Đốc
thuộc tỉnh Long Châu Hậu. Cuối năm 1950, Long Châu Hậu nhập thêm Hà Tiên
thành tỉnh Long Châu Hà. Cuối năm 1954, Xứ ủy Nam bộ lập 2 tỉnh Long
Xuyên và Châu Đốc như đơn vị hành chánh của địch.
Ngày 22-10-1956, chính quyền Ngơ Đình Diệm hợp nhất Long Xuyên –
Châu Đốc thành tỉnh An Giang. Năm 1964, chính quyền Sài Gịn tách An Giang
thành 2 tỉnh: Châu Đốc và An Giang. Về phía Cách mạng, giữa năm 1957 cũng
lập thành tỉnh An Giang, Châu Đốc là quận lỵ quận Châu Phú. Năm 1965, Châu
Đốc được nâng lên cấp thị xã của An Giang, đến tháng 9/1974 là một trong hai
thị xã của tỉnh Long Châu Hà. Sau ngày miền Nam giải phóng, theo Nghị quyết

số 19 của Bộ Chính trị ngày 20/12/1975, thành lập tỉnh An Giang, Châu Đốc là
thị xã thứ hai của tỉnh An Giang sau tỉnh lỵ Long Xuyên. Ngày 19/7/2013, thị
xã được nâng lên thành phố trực thuộc tỉnh An Giang theo Nghị quyết số
86/NQ-CP của Chính phủ. Ngày 15/4/2015, Châu Đốc được nâng lên là thành
phố loại II theo Quyết định số 499/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Châu Đốc là thành phố biên cương, diện tích tự nhiên 105,23 km2 nằm ở
phía Tây nam Tổ quốc. Đông bắc giáp huyện An Phú và Tân Châu dọc theo
16


sông Hậu và sông Châu Đốc, Tây Bắc giáp Campuchia, Đông nam giáp huyện
Châu Phú, Tây nam giáp huyện Tịnh Biên và Đơng giáp huyện Phú Tân.
Châu Đốc có số dân 111.253 người, bao gồm các dân tộc Kinh, Hoa,
Chăm, Khmer và các dân tộc khác. Về tơn giáo có Phật giáo, Phật giáo Hịa
Hảo, Cao Đài, Cơng giáo và một số tín đồ các đạo giáo khác. Châu Đốc ngày
nay là thành phố trực thuộc tỉnh An Giang, là đơ thị loại II, gồm có 5 phường:
Châu Phú A, Châu Phú B, Núi Sam, Vĩnh Mỹ, Vĩnh Ngươn và 02 xã: Vĩnh Tế
và Vĩnh Châu” [3;8,9]
Tuy đơn vị hành chánh có nhiều thay đổi qua tiến trình lịch sử gần 260
năm, nhưng thành phố Châu Đốc luôn giữ một vị trí quan trọng đối với An
Giang cũng như với các tỉnh hạ lưu sông Hậu cả về kinh tế lẫn quốc phòng.
1.2. Vài nét về truyền thống lịch sử của nhân dân Châu Đốc
Con người Châu Đốc thông minh, luôn sáng tạo vận dụng linh hoạt “dĩ bất
biến, ứng vạn biến”, trên đường mở cõi đầy tai ương, gian khó ln rình rập, đe
dọa đã tạo nên nhân cách – phong cách sống của người dân Châu Đốc lịch thiệp,
hào hoa mà chân chất, dung dị đến lạ thường; trong họ nổi trội tính cương trực,
khí khái mà chan chứa nghĩa tình.
Những con người nổi tiếng ở đất Châu Đốc này đều là những con người
vì dân, họ đã hiến dâng cả cuộc đời mình phục vụ nhân dân, phụng sự đất
nước. Từ Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Cư Trinh, rồi Thoại Ngọc Hầu tới Lê

Đại Cương, Trương Minh Giảng, Phạm Văn Điển, Nguyễn Công Nhàn,
Nguyễn Văn Tuyên, bà Huỳnh Thị Phú thuộc dịng tộc Lê Cơng nổi tiếng
vùng biên giới. Chấp nhận án “tru di tam tộc” để vay lúa cứu dân, người
nơng dân Phan Văn Vàng tìm ra giống lúa sạ Nàng Đùm và lúa Nàng Phược
vào năm 1891...và biết bao con người có tên và vơ danh khác; họ là những
con người thật bình dị, thậm chí chịu đựng rất nhiều thăng trầm trong cuộc
đời, để bây giờ chúng ta kính ngưỡng họ như những vị thần của vùng đất
phên giậu miền Tây Nam Tổ quốc.

17


Đó cịn là Phật Thầy Đồn Minh Hun (1807-1856) cịn có tên là
Đồn Văn Hun là người sáng lập ra giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương, thường
được các tín đồ và người dân vùng miền này gọi tôn ông là “Phật Thầy Tây
An”. Ngồi vai trị là một nhà cải cách Phật giáo, một danh y giỏi về thuốc
nam, ông còn là một nhà yêu nước, nhà dinh điền lớn, đã có cơng khai
hoang vùng đất Tây nam Tổ quốc. Đó cịn là những người anh hùng nơng
dân như “Chín Rái” tên thật là Mạc Văn Ngư người nổi tiếng diệt trừ cá sấu,
bảo vệ dân lành, và nhiều nông dân khác nổi tiếng diệt rắn, hổ, ác thú độc ác
Tiếp nối truyền thống đất và người Châu Đốc từ khi có Đảng đã có
nhiều đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đặc biệt, từ sau ngày
miền Nam hồn tồn giải phóng, thống nhất đất nước, Đảng bộ thành phố đã
trực tiếp lãnh đạo quân và dân địa phương đạt được nhiều thành tựu to lớn
trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế vẻ vang và phát
triển kinh tế - xã hội địa phương. Với truyền thống đấu tranh cách mạng hào
hùng: Lực lượng vũ trang Châu Đốc ra đời vào ngày 26-8-1945, từng bước
trưởng thành trong chiến đấu, góp phần quan trọng trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, chiến tranh biên giới Tây Nam và làm
nghĩa vụ quốc tế giúp bạn Campuchia. Trong cuộc kháng chiến chống thực

dân Pháp (1945-1954), mặc dù bị địch đàn áp, khủng bố, kềm kẹp gắt gao
thiếu thốn trăm bề nhưng quân và dân Châu Đốc đã thể hiện lòng yêu nước,
chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đã kiên trì chiến đấu với kẻ thù, góp phần
vào thắng lợi chung của dân tộc. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ
(1954-1975), Đảng bộ và nhân dân Châu Đốc đã vượt qua bao gian lao, thử
thách, chiến đấu và giành được những chiến công trên các mặt vũ trang,
binh vận, chính trị trong từng thời điểm cụ thể. Kết thúc cuộc kháng chiến
chống Mỹ, quân và dân Châu Đốc lại tiếp tục cuộc chiến tranh bảo vệ biên
giới Tây Nam của Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế giúp nhước bạn
Campuchia. Kết quả, đã tham gia đánh địch trên 10 trận lớn, nhỏ, tiêu diệt

18


trên 200 tên, bắt sống nhiều tên, thu nhiều súng và đạn dược, quân trang
quân dụng.
Quá trình đấu tranh cách mạng, quân và dân thành phố Châu Đốc đã
nhiều lần vinh dự được khen thưởng: Tập thể xã Vĩnh Tế được Chủ tịch
nước tặng Danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” ngày 29-011996. Có 16 bà mẹ được phong tặng danh hiệu “Mẹ Việt Nam Anh hùng”;
03 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân là liệt sỹ Đỗ Ngọc Thạnh (bí danh
Ba Học Sinh) và liệt sỹ Ngô Quốc Trị (Bảy Hùng) cùng quê Châu Đốc và
quê hương Châu Đốc nhiều người con đi xa thành đạt như: Trung tướng
không quân Quân đội nhân dân Việt Nam Trương Khánh Châu; 01 tập thể
được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lao động (Liên tập đồn sản xuất
nơng nghiệp phường Châu Phú A); 01 cá nhân Anh hùng lao động: Lư Đình
(Lư Đức Triều); 10 tập thể đón nhận Huân chương lao động các loại và có
819 cá nhân được khen thưởngHuân chương lao động các loại. Nhiều văn
nghệ sĩ nổi danh như: nhà văn Mai Văn Tạo, nghệ sĩ nhân dân-tiến sỹ Bạch
Tuyết, diễn viên hài Kiều Oanh, nhạc sĩ Song Ngọc (Nguyễn Ngọc
Thương), nghệ sĩ cải lương Minh Minh Tâm, nghệ sĩ Lương Tuấn, nhạc sĩ

Phan Thao (Phan Xuân Sang), nhà thơ Lê Thanh My, nhà văn Đỗ Văn Chẳn,
nhà thơ Trúc Thanh Tâm, nhà biên khảo trẻ Trần Hồng Vũ,...và tới những
người dân bình thường như Phan Công Khâm (Sơn Hồng Đăng) một người
bị chế độ cũ bỏ tù vì tội thờ Quốc tổ. Ghi nhận những cơng lao đóng góp to
lớn đó, ngày 16-12-2014 Chủ tich nước Cộng hòa-Xã hội-Chủ nghĩa Việt
Nam đã ký Quyết định số 3329/QĐ-CTN phong tặng danh hiệu “Anh hùng
lực lượng vũ trang nhân dân” cho nhân dân và lực lượng vũ trang thành phố
Châu Đốc, một lần nữa đất và con người Châu Đốc lại phát huy tinh thần
quật cường, quả cảm xứng đáng là các thế hệ con, cháu nối nghiệp lớn của
các vị tiền bối.

19


1.3. Các nhân tố tác động hình thành các di tích lịch sử - văn hóa
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
Đây là yếu tố tất yếu, là chỗ dựa không thể thiếu được cho quá trình phát
triển nhanh hay chậm của vùng đất. Các điều kiện tự nhiên và môi trường
sinh thái Châu Đốc được coi là tác nhân cực kỳ quan trọng đến sáng tạo văn
hóa của con người nơi đây. Sự tác động qua lại giữa tự nhiên và con người là
nhân tố chính tạo nên đặc trưng văn hóa. Trong đó, yếu tố địa hình, vị trí địa
lý và khí hậu thời tiết đã ảnh hưởng sâu sắc và thường xuyên đến đời sống
kinh tế, xã hội của con người, góp phần quyết định tính cách, lối sống, tín
ngưỡng, văn hóa và sinh hoạt tâm linh của cư dân Châu Đốc. Do đó, khi
nghiên cứu vùng đất Châu Đốc, các nhà khoa học đã thấy rất rõ sự ưu đãi của
tự nhiên cũng như sự khắc nghiệt của nó tác động đến đời sống những lưu
dân đến đây khai phá và đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ chủ quyền, mà
các sự kiện tiêu biểu đã thể hiện một phần điều đó, chẳng hạn như việc “khai
sơn trảm thảo”, đuổi sấu bắt rắn...của cư dân, việc “sơn lam trướng khí” trong
đào kênh Vĩnh Tế, cái chết của Nguyễn Hữu Cảnh tại đây, vùng Thất Sơn và

dòng Vàm Nao từ xưa đến nay: “Núi Sập sấm rền vang tiếng muỗi, Vàm Nao
nước chảy đứt đuôi xà”. Nhiều miếu thờ Ông Hổ ở An Giang hiện nay cho
thấy khá rõ điều đó.
1.3.2. Giao lưu của nhiều dịng văn hóa
Nằm ở địa lý giao tiếp, là nơi, đạo Châu Đốc xưa khơng chỉ trở thành
nơi hình thành dân cư của các thơn, ấp Việt mà cịn là khu vực cư trú của
các phum, sóc Khmer, các pa-lay Chăm Islam, các bang nhóm của người
Hoa và sự thiên di của các tộc người này qua nhiều thời kỳ lịch sử do những
biến động chính trị, xã hội từ thế kỷ XV-XIX, làm cho vùng đất này trở
thành nơi cộng cư tiêu biểu, duy nhất của 4 tộc người Việt, Khmer, Chăm
Islam, Hoa trên vùng đất Nam bộ. Đây cũng là tài nguyên lịch sử - văn hóa,
tín ngưỡng dân gian, tộc người mang những giá trị vật chất và tinh thần
phong phú của địa phương 261 năm qua, có thể khai thác phát triển du lịch
20


văn hóa, các điểm tham quan hấp dẫn để phát triển kinh tế - xã hội Châu
Đốc hiện nay, chẳng hạn như: miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam và tín ngưỡng thờ
Mẫu, chùa Tây An và lăng mộ Phật Thầy Đoàn Minh Huyên, lăng mộ Thoại
Ngọc Hầu, kênh Vĩnh Tế, kinh Thoại Hà, thành Châu Đốc, đình Châu Phú,
đình Vĩnh Ngươn,...
1.3.3. Tổ chức xã hội
Để duy trì sinh hoạt cộng đồng, mỗi tộc người đều có bộ máy truyền
thống khác nhau. Đến vùng đất mới Châu Đốc, thôn ấp của người Việt vẫn
tiếp tục duy trì các tổ chức xã hội truyền thống của mình đã được định hình
từ miền Trung, miền Bắc. Làng xã được cai quản và đại diện bởi một tập thể
những hương dịch – hương chức và dịch mục. Tuy nhiên, làng Việt ở Châu
Đốc cũng giống như làng Việt ở nơi khác về mặt thiết chế quản lý cơ bản ở
thế kỷ XI-XIX là vẫn song song tồn tại hai cơ cấu: cơ cấu hành chính nhà
nước và cơ cấu tự trị, tự quản làng xã. Ví như, tham gia vào quản lý thơn ấp

cịn có đình. Đình làng và hệ thống làng xã tượng trưng cho sức mạnh nội
tại của xã hội truyền thống Việt, góp phần tạo nên một nét sinh hoạt văn
hóa, xã hội riêng của người Việt so với các dân tộc khác cùng cộng cư ở khu
vực này.
1.3.4. Nền văn hóa lâu đời
Di cư đến Nam bộ người Việt mang theo đã định hình từ lâu đời ở vùng
đất cội nguồn. Vẫn duy trì cách ăn mặc, ở, đi lại, cách tư duy, tín ngưỡng, lễ
hội, có ngơn ngữ, phong tục lễ nghi thống nhấtlà sự phát triển và kế thừa
truyền thống văn hóa cổ xưa của một dân tộc có bề dày lịch sử văn hóa hàng
nghìn năm.
Vì thế lưu dân ở vùng đất mới với sự mềm dẻo, linh động, uyển chuyển
của người Việt là một trong những sức mạnh của văn hóa Việt Nam, là
phương thức ứng xử đặc biệt của người Việt trước hiện thực, thích nghi,
thích ứng nhanh với hồn cảnh đã được người Việt xưa đúc kết “ở bầu thì
trịn, ở ống thì dài”. Là những lưu dân đi khai phá miền đất mới, buổi đầu
21


người dân khơng chỉ mang theo mình vốn liếng tư liệu sản xuất, vật dụng,
vợ con,...mà mang theo cả vốn liếng văn hóa, cả tổ tiên và thần thánh của
mình cả trong ý thức và tiềm thức. Đến vùng đất mới, ý thức và tiềm thức
văn hóa ấy cùng sự giao lưu với các tộc người đã phát triển thành vốn văn
hóa Việt trên đất Châu Đốc. Vì thế các di tích lịch sử - văn hóa ở Châu Đốc
có lối kiến trúc đan xen, pha trộn và giao lưu tiếp biến giữa các nền văn hóa
các dân tộc.

22


Tiểu kết chương 1

“Từ thưở mang gươm đi mở cõi”, các bậc tiền nhân đã đổ bao công sức,
mồ hôi nước mắt và xương máu, từ thế hệ này sang thế hệ khác lo khai hoang
lập ấp, lo gìn giữ vùng đất quê hương. Từ đó, vùng đất Nam bộ hoang vu trở
thành trù phú. Những đặc điểm địa lý, tự nhiên và lịch sử truyền thống đã tạo
nên thế đứng và tầm vóc của mảnh đất, con người Châu Đốc.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, thành phố Châu Đốc tỉnh An
Giang là mảnh đất lưu giữ nhiều dấu ấn đậm nét về lịch sử và văn hóa dân tộc.
Dù là vùng đất được khai thác khá muộn nhưng có một bề dày lịch sử, văn hóa
đáng tự hào.
Châu Đốc từ xưa đã nổi tiếng là “địa linh nhân kiệt” với những nhân vật
lịch sử nổi tiếng đã có cơng giữ n bờ cõi và làm rạng danh cho tổ quốc trong
suốt 261 năm qua như Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Văn
Thoại, Lê Đại Cương, Trương Minh Giảng, Nguyễn Cơng Nhàn, Dỗn Uẩn,
Đồn Minh Hun,...

23


CHƯƠNG 2. DIỆN MẠO CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HĨA TIÊU BIỂU
2.1. Đình Châu Phú
Giữa một thành phố biên giới ồn ào, sơi động, đình Châu Phú vẫn ung
dung dưới bóng cây cổ thụ, nhìn ra dịng Hậu giang phẳng lặng, gợi cho mọi
người một niềm hồi cổ khơn khy.
Đình nằm trên khu đất rộng ngay trong nội ơ thành phố, đình Châu Phú tọa
lạc tại ngã ba đường lớn nhất, sầm uất nhất thành phố là Trần Hưng Đạo –
Nguyễn Văn Thoại – Lê Lợi, thuộc phường Châu Phú A, giữa những dãy phố xá
buôn bán tấp nập.
2.1.1. Lịch sử hình thành Đình Châu Phú
Đầu thế kỷ XIX, Thoại Ngọc Hầu bắt đầu cho xây đình Châu Phú thờ
Nguyễn Hữu Cảnh - một vị khai quốc công thần đã có cơng rất lớn trong việc

khai hoang lập làng, xác lập chủ quyền, bình định an dân trên vùng đất Gia Định
xưa. Có nhiều ý kiến khác nhau về năm xây dựng đình, song chỉ ở khoảng
năm 1817 (năm ông nhậm chức Trấn thủ trấn Vĩnh Thanh) cho đến
năm 1829 (năm ơng mất)
Ban đầu, đình được dựng đơn sơ với mái lá, vách ván, nền đất, tọa lạc
trong một khn viên rộng rãi, thống mát, nhiều bóng cây cổ thụ, mặt chính
nhìn ra dịng sơng Hậu, và có tên là đền Lễ Cơng (dân chúng quen gọi là đền
Ơng). Sau đó, đình được bà Huỳnh Thị Phú (vợ Lê Cơng Thồn) quan tâm coi
sóc. Trong những năm 1838–1858, bà đã đứng ra tu sửa lại ngôi đền và xây nền
bằng gạch tàu.
Đây là ngôi đền được liệt vào danh mục thờ tự chính thống, phụng tự theo
quốc điển thời nhà Nguyễn. Trong thời Pháp thuộc, như nhiều đền thờ khác, đền
Lễ Cơng cũng bị đình hóa, tức trở thành đình thờ thần của làng, với tên gọi
mới: đình Châu Phú.
Đến năm 1926, nhà cầm quyền Pháp ở tỉnh Châu Đốc quyết định di dời
đình, để dựng lên nơi đó một bệnh viện (nay là siêu thị Co.op Mart). Bà Huỳnh
24


Thị Phú và hương chủ Lan đứng ra vận động nhân dân đóng góp tiền của, để
chuyển đình đến đầu chợ Châu Đốc, tức vị trí hiện nay
Bởi cơng trình q tốn kém, số tiền qun góp và cơng quỹ của làng khơng
đủ, chính quyền tỉnh phải tổ chức xổ số Tombola để có thêm tiền xây dựng.
Đến năm 1960, đình Châu Phú được tu bổ thêm cổng rào xung quanh, dưới
xây gạch, trên là song sắt, càng làm cho đình trang nghiêm và thống mát. Bọn
Pơn – Pốt làm hư nóc mái sau, đã được nhân dân sửa lại như cũ.
2.1.2. Khơng gian, kiến trúc Đình Châu Phú
Từ đó đến nay, đã trải qua gần 200 năm, tuy có sửa chữa, gia cố nhiều lần,
nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc cũ. Đình Châu Phú là một trong những ngơi
đình lớn và đẹp nhất ở đồng bằng Nam bộ.

Mái đình lớp ngói âm dương màu đỏ, trên nóc gắn tượng bát tiên và lưỡng
long tranh châu. Trước sân có bốn cây dương cổ thụ cao lớn, cách nay hơn 10
năm bị khơ chết 1 cây.
Đình Châu Phú có diện tích cả ngàn mét vuông, được xây dựng bề thế với
lối kiến trúc cổ kính, kiểu chữ "tam", nóc có lầu, mái tam cấp, lợp ngói đại tiểu,
nền lát gạch bơng, tường gạch hồ vôi ô dước, cột gỗ căm xe và cà chất. Trên nóc
đình chạm khắc nhiều tượng đẹp, khỏe như: Bát tiên, lưỡng long tranh châu,
lưỡng long chầu nguyệt, cá hóa long, chim, cơng, phụng, sư tử.
Bên ngồi có tường rào bao bọc chắc chắn, trong sân có cổ thụ tỏa bóng
mát. Ở hai góc sân có miếu Ngũ Hành và miếu Sơn Quân. Cổng tam quan lợp
ngói đỏ, mái cong ba tầng trang trí hoa văn hình rồng. Bên trên có bức hồnh
phi đắp bằng chữ Hán: 忠義祠 (Trung Nghĩa Từ). Hoành phi được đắp ở cả hai
mặt của cổng. Các hàng cột ở cổng đều có đắp câu đối đỏ.
Tịa nhà chính được trang trí rất kiểu cách. Bên trong đình có đỉnh đồng
lớn, hồnh phi liễn đối chạm trổ công phu, sắc sảo, thếp vàng ống ả.Mặt hành
lang phía trước lấp những ơ cửa vịm và hoa văn rất tinh xảo. Bên trên lối vào
chính có bức hồnh phi đề 4 chữ Hán: 上等神廟 (Thượng Đẳng Thần Miếu).
Chánh điện gồm có 3 gian. Gian giữa là bệ thờ Nguyễn Hữu Cảnh - Thượng
25


×