Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Cấu tạo của chiếc đàn bầu pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.66 KB, 2 trang )

Đàn bầu Việt Nam

Cấu tạo của chiếc đàn bầu
Đàn Bầu có tên chữ là Độc Huyền Cầm, là nhạc cụ đàn một dây của người Việt, gảy bằng que
hoặc miếng gảy. Đàn có hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ.
Đàn thân tre: là đàn của những người hát Xẩm. Thân đàn làm bằng 1 đoạn tre hoặc bương dài
khoảng 120 cm, đường kính 12 cm. Mặt đàn là chỗ đã được lóc đi một phần cật thích hợp trên
đoạn tre hoặc bương.
Đàn hộp gỗ là loại đàn cải tiến sau này, dùng cho các nghệ sĩ chuyên nghiệp. Đàn hộp gỗ có nhiều
hình dáng, kích thước khác nhau. Loại phổ biến nhất là loại hình thang có chiều dài khoảng 115
cm. Đầu lớn rộng 10 cm, cao 9 cm, đầu nhỏ rộng 8 cm, cao 7 cm. Mặt đàn cong làm bằng loại gỗ
nhẹ, xốp như gỗ Ngô Đồng, gỗ Vông. Đáy đàn phẳng cũng làm bằng gỗ nhẹ, xốp có lỗ thoát âm.
Thành đàn làm bằng một loại gỗ cứng như gỗ Trắc, Mun.
Về hình dáng và chất liệu của hộp cộng hưởng (tức Thân đàn) của hai loại đàn có khác nhau,
nhưng về cấu tạo, hai đàn hoàn toàn giống nhau.
Dây đàn được cuốn vào trục ở phía dưới mặt đàn, đầu kia buộc vào vòi đàn nơi có gắn núm một
quả bầu khô (nay đợc làm bằng gỗ). Do có núm bầu này mà có tên là "đàn bầu". Dây đàn có chiều
dài chạy suốt thân đàn. Thuở xưa dây đàn làm bằng tơ tằm se thành sợi, về sau thay bằng dây
sắt.
Bầu đàn làm bằng 1/2 vỏ quả bầu nậm (lấy đoạn núm thắt cổ bồng). Bầu đàn lồng vào giữa vòi
đàn nơi buộc dây đàn. Bầu đàn có tác dụng tǎng thêm âm lượng cho đàn. Ngày nay người ta tiện
bầu đàn bằng gỗ và chỉ có tác dụng tạo dáng mà thôi.
Trục lên dây làm bằng tre (ở đàn tre) hoặc bằng gỗ (ở đàn gỗ). Trục lên dây nằm ở cạnh trong sát
phía dưới thân đàn. Dây đàn luồn qua một lỗ nhỏ ở mặt đàn rồi sâu vào trục lên dây. Phía trước lỗ
nhỏ có một ngựa đàn đỡ dây đàn.
Vòi đàn vót từ cật tre hoặc sừng trâu cắm xuyên qua mặt đàn xuống tới đáy ở phía đầu đàn. Đó là
bộ phận cơ bản để tạo nên các cao độ. Nhờ chiếc vòi dẻo này người chơi đàn có thể điều chỉnh
độ cǎng - chùng của dây đàn để tạo nên những chuỗi âm cao thấp nối tiếp nhau khi khoan khi nhặt
một cách mềm mại uyển chuyển chỉ với một lần gảy trên dây.
Cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha"
Âm thanh ngọt ngào, sâu lắng tình người. Không chỉ là người Việt Nam mà bất cứ ai đã từng nghe


tiếng đàn bầu chắc hẳn đã bị cuốn hút bởi những giai điệu ngân nga, ngọt ngào, quyến rũ đến khó
quên.
Bên cạnh các loại nhạc cụ dân tộc khác như sáo trúc, thập lục, t'rưng... đàn bầu nổi bật lên với vẻ
độc đáo về cấu trúc và sức lôi cuốn kỳ diệu của âm thanh đúng với tên của nó là "độc huyền cầm"
- đàn một dây! đúng vậy, dù chỉ cấu tạo bằng một dây nhưng đàn bầu có thể thực hiện được tất cả
các cao độ và kỹ thuật âm thanh từ đơn giản đến phức tạp, từ những giai điệu dân ca, những khúc
nhạc vui dân tộc đến những bản nhạc hiện đại nước ngoài.
Âm thanh của đàn bầu rất gần với ngữ điệu tiếng Việt nên nó còn được dùng làm nhạc đệm cho
các bài hát, phim và sân khấu.
Đàn bầu được cấu tạo bởi một dây sắt mắc lên một chiếc hộp gỗ dài khoảng 1m, rộng 12cm và
cao 15cm. Một đầu gắn vào cần đàn là một que tre nhỏ uốn cong nối với một "hộp âm thanh" hình
quả bầu ở một đầu hộp, đầu dây kia gắn phía cuối hộp.
Khi chơi, cùng một lúc người ta dùng tay phải gảy lên dây đàn, tay kia điều chỉnh độ cǎng của dây
bằng cách uốn cần đàn để tạo ra những âm thanh khác nhau. Với đôi bàn tay tài hoa của mình,
người nghệ sĩ Việt Nam sử dụng kỹ thuật uốn và rung cần đàn tạo ra những âm thanh trữ tình và
đậm đà màu sắc tình cảm.
Để chơi đàn bầu thật hay không phải chuyện dễ. Muốn nắm được những thủ pháp để tạo ra hàng
loạt âm thanh trầm bổng khác nhau, phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức luyện tập.
Cây đàn bầu có nguồn gốc từ những vùng nông thôn miền Bắc, người nông dân đã dùng nó để
biểu lộ niềm vui và nỗi buồn của họ trong cuộc sống. Từ lâu đời, cây đàn bầu đã gắn liền với âm
nhạc trong các hội hè, đình đám. Những âm thanh ngân nga, ngọt ngào của nó được dùng để thể
hiện những bài ca trữ tình và những câu chuyện dân gian sinh động và đôi khi nói lên tâm trạng
thiết tha của người chơi đàn.
Nét đặc sắc của đàn bầu là trong kỹ thuật diễn tấu hoàn toàn chỉ sử dụng âm bồi, do đó âm sắc
của đàn bầu đặc biệt êm dịu, tinh khiết. Kết hợp với khả nǎng luyến láy rất mềm mại nói trên, âm
thanh đàn bầu vì vậy rất gần với giọng người.
Âm hưởng của Đàn Bầu nhỏ chỉ thích hợp với không gian yên tĩnh. Thủa xưa Đàn Bầu là nhạc cụ
của những người hát rong (hát Xẩm). Về sau này Đàn Bầu đã tham gia trong các dàn nhạc Chèo,
Tài Tử, Ngâm Thơ, tốp nhạc, nhóm nhạc và độc tấu. Có rất nhiều tác phẩm đã sáng tác riêng cho
Đàn Bầu độc tấu.

Trong số những cây đàn một dây của các nước trên thế giới như đàn Tuntina của ấn Độ, Đàn
Cung ở vùng Đông Phi, đàn TushuenKin (độc huyền cầm) của Trung Quốc. Không có cây đàn một
dây nào phát ra cả một hệ thống âm bồi vừa có tính phổ cập, vừa có tính nghệ thuật cao như cây
Đàn Bầu của Việt Nam.

×