Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Một số biện pháp chăm sóc và bảo vệ lúa mùa ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.66 KB, 4 trang )

Một số biện pháp chăm sóc và bảo vệ lúa mùa

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Thời tiết vụ mùa năm 2007 diễn ra tương đối phức tạp, đầu vụ rất nóng lại
ít mưa. Theo dự báo của khí tượng thuỷ văn lượng mưa dồn vào vụ mùa sẽ rất lớn.
Theo kinh nghiệm cổ truyền xem thiên tượng sáng 5/5 âm lịch năm nay, trời nhiều
mây đen nặng ở chân trời, nên dự báo khả năng có "bão nước".
Theo dự tính, lượng mưa năm nay nhiều hơn trung bình nhiều năm, có thể
tập trung vào cuối mùa hè, đầu mùa thu. Có thể mưa lớn diễn ra khi vừa cấy xong
lúa mùa đại trà, nên chủ động mạ dự phòng cấy dâm dầy ở chân ruộng vàn, vàn
cao. Năm nay do đề phòng mưa lớn nhiều địa phương đã gieo cấy (trà chính vụ và
mùa muộn) sớm hơn cùng kỳ nhiều năm. Nếu lúa bị ngập úng, sẽ kéo dài thời gian
phục hồi sau khi bị ngập. Do vậy để lúa sớm phục hồi bộ rễ bị hại, nên dùng chế
phẩm Pennắc P kết hợp với phân bón lá Đầu trâu, Komic, YOGEN, K-H, phun
ngay sau khi lá lúa rãi được nước.
Để giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt giai đoạn cuối vụ, giành năng
suất lúa cao, cần áp dụng tốt một số biện pháp chăm sóc và bảo vệ như sau:
1. Tỉa dặm:Để có đủ tiền đề dành năng suất cao, sau cấy những ruộng
nước lớn, bị úng ngập hay có ốc bươu vàng phá hại mất khoảng, cần tranh thủ dặm
sớm cho đông đặc mật độ và ruộng lúa phát triển đồng đều.
2. Điều tiết nước:
Nước rất quan trọng đối với cây lúa "nhất nước", nên từng giai đoạn sinh
trưởng của cây cần điều tiết nước hợp lý:
- Theo chế độ "nông - lộ - phơi" giữ nước nông trong giai đoạn lúa đẻ
nhánh, nếu quá cạn nước hoặc nước quá lớn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình
đẻ nhánh. Nếu đẻ nhánh muộn, đẻ kéo dài tỷ lệ dảnh vô hiệu sẽ cao, vừa tốn dinh
dưỡng vừa gây bệnh tật cho gốc lúa.
- Khi khóm lúa đã đủ số dảnh hữu hiệu cần thiết, nên tạo điều kiện cho cây
lúa tập trung dinh dưỡng cho các dảnh lúa đã đẻ làm tăng tỷ lệ dảnh hữu hiệu,
bông to, nhiều hạt và giảm tỷ lệ dảnh vô hiệu hạn chế tác hại của sâu bệnh cuối vụ,
bằng cách tháo cạn nước phơi "lộ" đất ở các chân đất vàn, vàn cao ít chua, hoặc ở


những ruộng khó tháo cạn nước thì nên cho nước lớn cao 7-10 cm để "đặt vòng"
cho lúa.
- Giai đoạn đứng cái nên rút nước "phơi" mất lấm, để hạn 5-7 ngày, ông cha
ta dặn lại "lúa xuân ướt áo, lúa mùa ráo gốc" để giúp cây lúa chống đổ tốt ở vụ
mùa.
- Sau đó tiếp tục giữ nước nông thường xuyên trong giai đoạn lúa có đòng
và trổ bông.
- Thời kỳ lúa làm đòng, trổ bông đến chín sáp tuyệt đối không để ruộng hạn
sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình thụ tinh thụ phấn và chín của lúa. Nếu hạn sẽ bị
lép lửng nhiều, giảm năng suất rất lớn.
3. Bón phân và chăm sóc:
- Vụ mùa trời nhiều mưa, tất nhiên sẽ thiếu nắng cây trồng sẽ vươn cao,
mỏng lá. Đây là những nguyên nhân gây phát sinh sâu bệnh nhiều. Giá phân bón
các loại đều tăng, phân bón Đa nguyên tố NPK chuyên dùng không đáp ứng nhu
cầu của sản xuất…càng tạo cơ hội cho nông dân bón phân mất cân đối (Thừa đạm,
thiếu kaly và thiếu lân). Gặp mưa gió nhiều khiến sâu bệnh, đặc biệt bệnh bạc lá
phá hại. Do vậy việc thâm canh phải đảm bảo yêu cầu: "bón phân cân đối" và "lót
sâu trước bừa cấy", "thúc sớm ngay sau cấy 8-10 ngày hết cả đạm và kali". Mặt
khác tăng kali, giảm đạm, không bón đạm muộn, không bón đạm lai rai cho các
giống lúa, đặc biệt các giống lúa lai Bắc ưu 253, 903... Các giống chất lượng BT7,
Thiên Hương, LT3, T10..., và các ruộng lúa thuần Trung quốc lá có màu xanh
vàng hoặc xanh vàng sáng là đẹp, đủ dinh dưỡng.
- Chỉ bón đạm bổ sung nuôi đòng cho các chân ruộng lúa thuần đói ăn lá
vàng nhiều ở các chân ruộng rão nước đất pha cát, hoặc chưa bón đủ lượng đạm
cần thiết,với mức 0,5 kg urê +1-2 kg kaly/sào khi ruộng lúa có đủ nước. Tốt nhất
dùng 30- 50 kg/ sào phân bắc đã ủ mục để bón thay thế lượng đạm và kali trên.
- Chú trọng sử dụng phân kaly bón tăng cao hơn vụ xuân cho các giống lúa
lai và lúa thuần Trung Quốc để giúp cây lúa cứng cáp, tăng số hạt/bông và tăng
trọng lượng hạt, đồng thời tăng cường sức chống chịu với điều kiện bất thuận của
ngoại cảnh, với sâu bệnh. Tính theo thương phẩm nên bón theo tỷ lệ sau: 1đạm +2

lân +1kaly.
- Thời kỳ bón kaly tốt nhất là thúc đẻ và thúc vào trước giai đoạn phân hoá
đòng từ 7-10 ngày (sau đẻ rộ - kết thúc đẻ nhánh). Nếu bón đơn với lượng bón
kaly cao, nên chia làm 2 giai đoạn như sau: Lót sâu lúc bừa hoặc trứơc bừa toàn bộ
phân chuồng + toàn bộ lân + 50-70 % đạm + 50% kaly, thúc đẻ sớm hết cả đạm và
kaly. Trường hợp nếu chưa lót kaly, thúc đẻ sớm sau cấy 7-10 ngày hết đạm + 50
% kaly, sau đẻ rộ bón hết kaly (sau cấy từ 17-20 ngày).
- Không nên bón bổ xung các loại phân bón có chứa đạm vô cơ như NPK,
NK… cho các ruộng lúa lá xanh hoặc xanh vàng sáng đẹp, tránh thừa đạm giai
đoạn cuối vụ cây lúa sẽ đẻ lai nhai, tỷ lệ vô hiệu cao và làm cho lá lúa xanh đậm
cuối vụ, dễ bị sâu bệnh, nhất là bệnh bạc lá đối với các giống lúa lai.
- Từ khi lúa đứng cái, sau mỗi trận mưa to cần thường xuyên kiểm tra
ruộng lúa, nếu thấy xuất hiện đám lúa có màu sắc lá tối hơn màu lá lúa bình
thường thì đó là bệnh bạc lá xuất hiện. Cần phun ngay các loại thuốc phòng trừ:
Staner, Batuxit, Kasumin... theo hướng dẫn của chuyên nghành BVTV, để khống
chế ngay các nguồn bệnh.
- Khi ruộng lúa đang bị bệnh, ngừng bón tất cả các loại phân, kể cả phân
bắc mục. Tập trung dập dịch sâu bệnh, sau đó sử dụng phân bón qua lá.
- Nên sử dụng các loại phân bón lá như Komic, Atônic, Đầu trâu, YOGEN
N04, Thiên nông… phun cho lúa vào giai đoạn đòng già hoặc trước trỗ 5-7 ngày
để bổ sung nguồn dinh dưỡng khoáng trung, vi lượng, giúp cây lúa trỗ thoát
nhanh, tăng tỷ lệ hạt chắc (có thể phun kết hợp với các loại thuốc BVTV thông
thường nếu cần phòng trừ sâu bệnh). Với lúa vụ mùa không tham làm quá tốt, lúa
chăm tốt vừa vừa chắc ăn hơn. Ông cha ta vẫn dặn lại rằng "trông trời, trông đất,
trông cây", để nhắc chăm bón cho lúa mùa phải thân trọng, hiểu nhu cầu của cây,
làm cho cây khoẻ để chống chịu sâu bệnh tốt "nhân cường, bệnh nhược", đồng
thời biết tránh né bất thuận thời tiết, mới mong dành được những vụ mùa bội thu.

×