Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Vận dụng kĩ thuật so sánh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hóa học 11 thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ KIM PHƢỢNG

VẬN DỤNG KĨ THUẬT SO SÁNH
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC HÓA HỌC 11 THPT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ KIM PHƢỢNG

VẬN DỤNG KĨ THUẬT SO SÁNH
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC HĨA HỌC 11 THPT

Chun ngành: Lí luận và Phƣơng pháp dạy học bộ mơn Hóa học
Mã số: 8.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. Cao Cự Giác

NGHỆ AN - 2019



LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Thầy giáo PGS.TS. Cao Cự Giác – Trưởng Bộ mơn Lí luận và phương pháp dạy
học hoá học, Viện Sư phạm Tự nhiên - Trường Đại học Vinh, đã giao đề tài, tận tình hướng
dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tơi nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
- Phòng Đào tạo Sau đại học, cùng các thầy cơ giáo thuộc Bộ mơn Lí luận và Phương
pháp dạy học hoá học, Viện Sư phạm Tự nhiên - Trường Đại học Vinh, đã giúp đỡ, tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất cho tơi hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình, Ban giám hiệu trường
THPT Cần Đước, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
và thực hiện đề tài này.
Long An, ngày 10 tháng 8 năm 2019

Trần Thị Kim Phượng


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................... 1
3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 2
5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu................................................................... 2
6. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 2
7. Giả thuyết khoa học ............................................................................................ 2
8. Đóng góp mới của đề tài ..................................................................................... 2
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỂN ĐỀ TÀI ................................ 3
1.1. Khái niệm, mục tiêu, tiến trình so sánh ......................................................... 3

1.1.1. Khái niệm ............................................................................................. .........3
1.1.2. Mục tiêu cần đạt ........................................................................................... 5
1.1.3. Tiến trình so sánh......................................................................................... 6
1.2. Kĩ thuật so sánh trong dạy học ....................................................................... 8
1.2.1. Nguyên tắc so sánh trong dạy học .............................................................. 8
1.2.2. Phân loại so sánh .......................................................................................... 8
1.2.3. Các cấp độ so sánh trong dạy học .............................................................. 9
1.2.4. Mối quan hệ so sánh và các hình thức tƣ duy khác ................................ 10
1.2.5. Nhận diện so sánh trong dạy học .............................................................. 11
1.3. Thực trạng của việc vận dụng kĩ thuật so sánh trong dạy học hóa học ở
trƣờng THPT ......................................................................................................... 12
1.3.1. Mục đích điều tra ....................................................................................... 12
1.3.2. Nội dung điều tra ....................................................................................... 12
1.3.3. Đối tƣợng và địa bàn điều tra ................................................................... 12
1.3.4. Phƣơng pháp điều tra ................................................................................ 13
1.3.5. Phân tích và đánh giá kết quả điều tra .................................................... 13
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ....................................................................................... 17
CHƢƠNG 2: VẬN DỤNG KĨ THUẬT SO SÁNH TRONG DẠY HỌC HĨA18
2.1. Phân tích cấu trúc chƣơng trình Hóa học 11 hiện hành ............................ 18
2.1.1. Mục tiêu ....................................................................................................... 18
2.1.1.1. Kiến thức .............................................................................................. 18
2.1.1.2. Kĩ năng ................................................................................................. 18
2.1.1.3. Thái độ ................................................................................................. 18
2.1.2. Cấu trúc chương trình ................................................................................ 19
2.2. Vận dụng kĩ thuật so sánh trong dạy học hóa học 11 ................................. 21


2.2.1. So sánh về đặc điểm cấu tạo các chất ........................................................ 21
2.2.2. So sánh về tính chất vật lí ........................................................................... 24
2.2.3. So sánh về tính chất hóa học ...................................................................... 29

2.2.4. So sánh về phương pháp điều chế.............................................................. 35
2.2.5. So sánh về ứng dụng của các chất ............................................................. 40
2.2.6. So sánh về phương pháp giải bài tập ......................................................... 44
2.2.7. So sánh về kĩ năng thực hành thí nghiệm ................................................. 50
2.3. Thiết kế một số giáo án có vận dụng kĩ thuật so sánh ................................ 54
Giáo án 1: PHOTPHO ......................................................................................... 55
Giáo án 2: ANKEN .............................................................................................. 59
Giáo án 3: PHENOL ............................................................................................ 62
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ....................................................................................... 70
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ............................................................ 71
3.1. Mục đích của thực nghiệm ............................................................................ 71
3.2.Đối tƣợng thực nghiệm ................................................................................... 72
3.3. Nội dung thực nghiệm .................................................................................... 72
3.3.1. Chuẩn bị cho tiết lên lớp ............................................................................. 72
3.3.2. Tiến hành thực nghiệm .............................................................................. 72
3.3.3. Tổ chức kiểm tra ......................................................................................... 73
3.4. Xử lí kết quả thực nghiệm ............................................................................. 73
3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm ..................................................................... 74
3.5.1. Kết quả các bài kiểm tra. ............................................................................ 74
3.5.1.1. Kết quả thực nghiệm bài kiểm tra 15 phút lần 1 ................................. 74
3.5.1.2. Kết quả thực nghiệm bài kiểm tra 15 phút lần 2 ................................. 75
3.5.1.3. Kết quả thực nghiệm bài kiểm tra 15 phút lần 3 ................................. 76
3.5.2. Kết quả tổng hợp ......................................................................................... 78
3.5.2.1. Lớp có đối tượng học sinh khá – giỏi .................................................. 78
3.5.2.2. Lớp có đối tượng HS trung bình – yếu................................................. 78
3.5.3. Biểu diễn kết quả bằng đồ thị và biểu đồ ................................................... 79
3.5.3.1. Bài kiểm tra 15 phút lần 1.................................................................... 79
3.5.3.2. Bài kiểm tra 15 phút lần 2.................................................................... 82
3.5.3.3. Bài kiểm tra 15 phút lần 3.................................................................... 86
3.6. Phân tích kết quả thực nghiệm sƣ phạm ..................................................... 90

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ....................................................................................... 91
KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 92
1. Kết Luận ............................................................................................................. 92
2. Kiến nghị ............................................................................................................ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 93


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục phổ thơng nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục
tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, quan tâm đến việc học sinh vận
dụng được cái gì qua việc học. Trong giảng dạy hiện nay, mục tiêu đề ra là phải đào tạo
những con người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực tự học, năng lực giải
quyết vấn đề thực tiễn. Để đạt được mục tiêu đó, trong bối cảnh khoa học kĩ thuật có tốc độ
phát triển như vũ bão tạo ra sự gia tăng khối lượng tri thức, trong đó có tri thức hóa học, địi
hỏi phải có những phương pháp dạy học phù hợp.
Ngay từ nghị quyết hội nghị lần thứ 4 ban chấp hành trung ương Đảng khóa VII đã
xác định: “Phải khuyến khích tự học, phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để
bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.
Định hướng này đã được pháp chế hoá trong Luật Giáo dục năm 2005: “Phương
pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học
sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp
học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách
nhiệm học tập cho học sinh”.
Trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã xác định
mục tiêu tổng quát là: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và tồn
diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, chất lượng giáo
dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, năng lực sáng
tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học…”.

Tuy nhiên, môn hóa học rất phong phú và đa dạng, nghiên cứu nhiều khái niệm, định
luật, nghiên cứu nhiều loại chất khác nhau nên việc tiếp thu kiến thức, ghi nhớ và vận dụng
kiến thức của học sinh vào thực tiễn học tập cịn gặp rất nhiều khó khăn. Muốn học sinh nắm
bài tốt, đòi hỏi giáo viên phải sử dụng nhiều kĩ thuật dạy học, trong đó kĩ thuật so sánh là rất
cần thiết. Vì khi học sinh so sánh được điểm giống và khác nhau của các nội dung bài học,
so sánh được nội dung kiến thức mới với nội dung kiến thức cũ, so sánh được các dạng bài
tập, so sánh được các quy trình điều chế … Có thể giúp học sinh nắm vững kiến thức và
không bị nhầm lẫn các kiến thức với nhau, đồng thời rèn luyện cho học sinh nhiều thao tác
tư duy tốt để có thể chủ động trong q trình lĩnh hội kiến thức.
Để học sinh lĩnh hội kiến thức về hóa học một cách nhẹ nhàng, hiệu quả nhất; để
phát triển và nâng cao các kĩ năng học tập chung, kĩ năng so sánh các kiến thức vào các tình
huống học tập mới, vào thực tiễn sản xuất và cuộc sống của học sinh, thì kĩ thuật so sánh
trong dạy học hóa học là một kĩ thuật dạy học có hiệu quả giúp học sinh đáp ứng ngày càng
cao những đòi hỏi của xã hội đối với con người Việt Nam hiện đại. Do đó, chúng tơi chọn
nghiên cứu đề tài “Vận dụng kĩ thuật so sánh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hóa học
11THPT”.
2. Lịch sử vấn đề
Ở Việt Nam, các đề tài về vận dụng các kĩ thuật so sánh trong dạy học hóa học chưa
nhiều, như đề tài của Nguyễn Thị Oanh, Các biện pháp rèn luyện kĩ năng so sánh trong dạy
học hóa học ở trường THPT, Vinh – 2012 là đề tài duy nhất về chủ đề này. Đề tài nghiên
cứu nhiều đến các phương pháp so sánh trong dạy học như tính chất vật lý, hóa học, so sánh
1


các phương pháp giải bài tập…..Tuy nhiên, đề tài chưa có những giáo án minh họa cụ thể
cho các vấn đề so sánh trên.
3. Mục đích nghiên cứu
- Khẳng định vai trò và ý nghĩa của việc vận dụng kĩ thuật so sánh trong dạy học hóa
học 11 trường THPT.
- Nghiên cứu phương pháp và hình thức dạy học bằng việc vận dụng kĩ thuật so sánh

trong hoạt động dạy học mơn hóa học lớp 11 trường THPT nhằm góp phần đổi mới phương
pháp dạy học hóa học theo hướng dạy tích cực và phát triển năng lực học tập cho học sinh
nhằm kích thích sự hứng thú và lịng đam mê học tập của học sinh đối với bộ mơn hóa học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Nghiên cứu thực trạng dạy học mơn hóa học theo định hướng phát triển năng lực hiện
nay .
Thiết kế bài giảng 11 theo kĩ thuật so sánh trong dạy học hóa học .
Tiến hành thực nghiệm sư phạm để xác định tính hiệu quả và khả thi của bài giảng .
5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Q trình dạy học hóa học 11 ở trường THPT
Đối tượng nghiên cứu: Thiết kế bài giảng hóa học 11 THPT
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
-Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận :
Tra cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài, phân tích, tổng hợp, khái quát, và hệ thống
hóa các nguồn tài liệu để xây dựng cở sở lý thuyết và nội dung của đề tài.
-Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn :
Phương pháp chuyên gia, phương pháp thực nghiệm sư phạm .
-Các phƣơng pháp tốn học :
Xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm.
Lập bảng số liệu, vẽ đồ thị và tính các tham số thống kê.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu nắm vững và vận dụng linh hoạt lí luận về dạy học theo định hướng phát triển
năng lực của học sinh và về thiết kế bài giảng theo hướng sử dụng kĩ thuật so sánh thì sẽ xây
dựng được một hệ thống bài giảng hay, có chất lượng, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu dạy
học cũng như các yêu cầu của quá trình đổi mới dạy học hiện nay.
8. Đóng góp mới của đề tài
Hệ thống hóa các nội dung so sánh liên quan đến q trình dạy học hóa học 11.
Thiết kế một số bài giảng tiêu biểu có vận dụng kĩ thuật so sánh phục vụ cho việc dạy
và học ở trường THPT .


2


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm, mục tiêu, tiến trình so sánh
1.1.1. Khái niệm
Trong những năm gần đây, các kĩ thuật dạy học mới đã được vận dụng nhiều trong quá
trình giảng dạy các môn học cơ bản ở trường phổ thông và mang lại những tín hiệu
khả quan. Theo đó, các kĩ thuật dạy học tích cực (KTDHTC) đã giúp học sinh phát huy
sự tham gia chủ động vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sáng tạo và cộng tác làm việc
của từng em [32].
Về khái niệm, kĩ thuật dạy học là những động tác, cách thức hành động của giáo viên
và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy
học. Vì thế có thể hiểu, các kĩ thuật dạy học mới ở mức độ thấp chưa phải là phương pháp
dạy học độc lập. Còn về KTDHTC, đây là những động tác, cách thức hành động của giáo
viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình
dạy học với các kĩ thuật mới nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của người [32] .
Về vai trò, các KTDHTC là kĩ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt
động dạy và học vì chúng giúp phát huy sự tham gia hoạt động tích cực, chủ động của học
sinh vào q trình dạy học. Các KTDHTC cịn kích thích tư duy, đánh thức sự sáng tạo của
học sinh một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, các KTDHTC cịn là động lực thúc đẩy sự cộng tác
làm việc của học sinh, rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm cho người học một cách đầy đủ hơn
[32].
Do yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, KTDHTC ngày càng đa dạng và phong phú
với muôn màu sắc sinh động và được tạo nên từ thực tiễn của hoạt động dạy học. Hiện nay
các KTDHTC được vận dụng trong thực tế chủ yếu là: kĩ thuật động não, kĩ thuật thông tin
phản hồi, kĩ thuật bể cá, kĩ thuật tia chớp, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật ổ bi, kĩ thuật XYZ,
kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật kipling, kĩ thuật so sánh... Trong đó, kĩ thuật so sánh được sử

dụng rộng rãi ở nhiều mơn học và đem lại hiệu quả tích cực trong quá trình dạy học, giúp
học sinh nắm bắt kiến thức nhanh, ghi nhớ lâu hơn và kiến thức đào sâu hơn. Đặc biệt đối
với bộ mơn hóa học, là bộ mơn khoa học thực nghiệm có khối lượng kiến thức lớn cả về lí
thuyết và thực hành do đó việc vận dụng kĩ thuật so sánh sẽ giúp học sinh ghi nhớ rõ ràng và
tránh được những nhầm lẫn và vận dụng vào thực tế đem lại hiệu quá tích cực.
Như vậy, so sánh là thao tác của tư duy nhằm xác định những điểm giống nhau và khác
nhau của sự vật, hiện tượng và của những khái niệm phản ánh chúng. So sánh trong dạy học
là xác định những điểm giống và khác nhau của sự vật, hiện tượng, của những khái niệm
phản ánh chúng trong suốt quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh [17, tr.26].
Kĩ thuật so sánh trong dạy học là những biện pháp, cách thức hành động cụ thể của
giáo viên và học sinh khi tìm hiểu, nghiên cứu một sự vật, hiện tượng để xác định những
điểm giống và khác nhau của sự vật, hiện tượng, những khái niệm phản ánh chúng trong
suốt quá trình dạy và học.
Trong hoạt động tư duy của học sinh thì so sánh giữ vai trị tích cực.
Việc nhận thức bản chất của sự vật hiện tuợng khơng thể có nếu khơng có sự tìm ra sự khác
biệt sâu sắc, sự giống nhau của các sự vật, hiện tượng.
3


Việc tìm ra những dấu hiệu giống nhau cũng như khác nhau giữa hai sự vật hiện tượng
là nội dung chủ yếu của thao tác tư duy so sánh. Cũng như thao tác tư duy phân tích, thao tác
tư duy tổng hợp thì thao tác tư duy so sánh có thể ở mức độ đơn giản (tìm tịi, thống kê, nhận
xét), cũng có thể thực hiện trong q trình biến đổi và phát triển.
Trong dạy học nói chung và dạy học hố học nói riêng thực tế sẽ đưa tới nhiều hoạt
động tư duy đầy hứng thú. Nhờ so sánh người ta có thể tìm thấy các dấu hiệu bản chất giống
nhau và khác nhau của các sự vật. Ngoài ra cịn tìm thấy những dấu hiệu bản chất, khơng
bản chất, thứ yếu của chúng[17, tr.21].
Ví dụ 1: Khi so sánh tính chất hóa học của axit nitric (HNO3) và axit photphoric
(H3PO4):
Muốn so sánh tính chất hóa học của axit nitric và axit photphoric học sinh cần phải

nhớ lại cách xác định số oxi hóa, dạng lai hóa của các nguyên trung tâm. Học sinh sử dụng
tư duy so sánh tức là từ những kiến thức đã ghi nhớ, học sinh bắt đầu so sánh, đối chiếu số
oxi hóa, trạng thái lai hóa của hai nguyên tử trung tâm. Axit nitric và axit photphoric đều có
số oxi hóa ở nguyên tử trung tâm là +5, trạng thái lai hóa của nitơ là sp2 còn của photpho là
sp3. Từ so sánh, đối chiếu số oxi hóa và nguyên tử trung tâm học sinh tổng hợp được những
điểm giống và khác. Để diễn đạt được những điểm giống và khác về tính chất hóa học địi
hỏi học sinh phải sử dụng kĩ thuật so sánh thông qua lập bảng so sánh để cụ thể hóa những
điểm giống và khác nhau đó.
Axit nitric

Axit photphoric

Giống nhau

+ Trong phân tử hai axit cả N và P đều thể hiện số oxi hóa
cao nhất +5.
+ Đều thể hiện tính axit: làm đỏ quỳ tím, tác dụng với oxit
bazơ, bazơ, muối, kim loại…

Khác nhau

Thể hiện tính oxi hóa mạnh ở Khơng thể hiện tính oxi hóa
N+5 vì nitơ ứng với trạng thái ở P+5 vì photpho ứng với
lai hóa sp2 phải tốn năng trạng thái lai hóa sp3.
lượng để kích thích electron.
Tính axit mạnh vì dung dịch Tính axit trung bình vì
HNO3 phân li hồn tồn.
H3PO4 phân li khơng hồn
tồn.
Khi tác dụng với oxit bazơ Khi tác dụng với oxit bazơ

hoặc bazơ thì axit nitric chỉ hoặc bazơ thì axit photphoric
tạo một muối nitrat
tùy lượng mà tạo muối
photphat,
hiđrophotphat,
đihiđrophotphat, hoặc hỗn
hợp các muối này.

Ví dụ 2: So sánh đặc điểm cấu tao của nguyên tố nitơ và photpho.
Muốn so sánh được đặc điểm cấu tao của nguyên tố nitơ và photpho thì học sinh phải
viết được cấu hình electron nguyên tử, xác định độ âm điện và số oxi hóa của hai nguyên tố.
4


Học sinh bắt đầu nhớ lại khái niệm về cấu hình electron, cách viết cấu hình electron nguyên
tử và viết cấu hình electron. Sau đó, học sinh quan sát, phân tích, sử dụng tư duy so sánh để
so sánh, đối chiếu giữa các cấu hình, độ âm điện, số oxi hóa và tổng hợp được những điểm
giống và khác nhau. Tuy nhiên, đó chỉ mới là những suy nghĩ trong đầu, học sinh sử dụng kĩ
thuật so sánh để cụ thể hóa những điểm giống và khác nhau một cách logic, rõ ràng và chính
xác. Khi học sinh diễn đạt được những điểm giống và khác nhau thì kiến thức học sinh thu
nhận được càng vững chắc và tư duy học sinh ngày càng được phát triển.
Nitơ
2

2

3

Photpho
2


2

6

Cấu hình electron

1s 2s 2p

1s 2s 2p 3s23p3

Công thức cấu tạo

N≡N

P4 hoặc polime

Độ âm điện

3,04

2,19

Số oxi hóa

-3, 0, +1, +2, +3, +4, +5

-3, 0, +3, +5

Giống nhau


+ Nitơ và photpho có cấu hình electron ở lớp ngồi cùng
giống nhau, đều có 5 electron: ns2np3.
+ Cả hai nguyên tố đều thể hiện được các số ôxi hóa -3, 0,
+3, +5.

Khác nhau

Công thức cấu tạo N≡N

Công thức cấu tạo P4 hoặc
polime

Độ âm điện 3,04

Độ âm điện 2,19

Các số oxi hóa: -3, 0, +1, +2, Các số oxi hóa: -3, 0, +3, +5
+3, +4, +5
1.1.2. Mục tiêu cần đạt
- Xác định được những điểm giống nhau và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng và
giữa các chất với nhau.
- Khắc sâu các nội dung chính của bài học.
- Phát triển phương pháp suy nghĩ, tư duy logic cho học sinh thông qua kĩ năng so
sánh.
- Bồi dưỡng sự lao động, làm việc sáng tạo cho học sinh.
- Phát triển các kĩ năng, phương pháp học tập suốt đời.
- Thơng qua so sánh, học sinh tìm ra bản chất của các vấn đề cần nghiên cứu từ đó có
niềm đam mê nghiên cứu khoa học.
Ví dụ 1: Khi học về tính chất hóa học của hiđrocacbon khơng no thì học sinh cần rút ra

được điểm giống nhau và khác nhau như sau:
* Giống nhau: Đều có phản ứng hóa học đặc trưng là phản ứng cộng. Tác dụng với
hiđro, làm mất màu dung dịch brom và làm mất màu dung dịch kalipemanganat.
* Khác nhau:
- Anken, ankađien không tham gia phản ứng thế với ion kim loại còn ank-1-in tác dụng
được với AgNO3/NH3 tạo kết tủa vàng.
5


- Khi tham gia phản ứng cháy, anken có số mol CO2 = số mol H2O còn ankađien và
ankin số mol CO2 lớn hơn số mol H2O.
- Anken, ankađien tham gia phản ứng trùng hợp còn ankin tham gia phản ứng đime hóa
và trime hóa.
 Để rút ra những điểm giống nhau và khác nhau về tính chất hóa học của các hiđro
cacbon khơng no địi hỏi học sinh phải tích lũy kiến thức khi học về anken, ankađien, ankin
và ghi nhớ tính chất của từng chất. Học sinh sẽ phân tích từng chất, sau đó học có sinh tổng
hợp được những điểm chung và riêng của từng chất. Cuối cùng học sinh so sánh để thiết lập
sự giống nhau và khác nhau của các chất. Như vậy, khi vận dụng kĩ thuật so sánh giúp học
sinh hệ thống hóa được tính chất hóa học của các hiđrocacbon khơng no, từ đó học sinh hiểu
sâu sắc kiến thức và vận dụng vào thực tiễn. Thông qua so sánh để rèn luyện tư duy logic
trong hóa học.
Ví dụ 2: Khi so sánh chất điện li mạnh và chất điện li yếu.
Học sinh xác định được những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai loại chất điện li
này
* Giống nhau: Chất điện li đều là axit, bazơ, muối. Dung dịch tạo thành của chất điện
li đều có khả năng dẫn điện.
* Khác nhau:
Chất điện li mạnh
Chất điện li yếu
Khái niệm


Là chất phân li hoàn toàn thành ion Là chất chỉ phân li một phần
khi cho vào nước.
thành ion khi cho vào nước,
phần cịn lại giữ ngun dưới
dạng phân tử.

Phương trình điện Biểu diễn phương trình điện li bằng Biểu diễn phương trình điện
li
mũi tên một chiều.
li bằng mũi tên hai chiều.
Ví dụ

NaCl  Na+ + Cl-

CH3COOH

H  CH3COO

Khi xác định được những điểm giống nhau và khác nhau, giúp học sinh so sánh và
khắc sâu kiến thức về 2 loại chất điện li này. Để rút ra được những điểm giống và khác địi
hỏi học sinh phải có khả năng chuyển những kiến thức đã ghi nhớ vào yêu cầu của bài tập
điều này chứng tỏ đã có biểu hiện tư duy phát triển. Trong quá trình giải quyết yêu cầu của
bài tập, học sinh kết hợp các thao tác tư duy như: so sánh, phân tích, tổng hợp từ đó thiết lập
mối quan hệ giữa 2 loại chất điện li và vận dụng linh hoạt những kiến thức đó một cách linh
hoạt và có hiệu quả. Như vậy trong quá trình vận dụng những kiến thức vào tình huống mới
đã có sự phát triển của tư duy, khi tư duy phát triển sẽ hình thành kĩ thuật để giải quyết các
tình huống mới có hiệu quả.
1.1.3. Tiến trình so sánh
- Quan sát từng đối tượng so sánh.

- Nêu định nghĩa đối tượng cần so sánh.
- Nêu các đặc điểm cần so sánh.
- Tìm ra các đặc điểm khác nhau và giống nhau.
6


Các bước của tiến trình so sánh này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Kết quả của
bước này tác động đến kết quả của bước tiếp theo.
Ví dụ 1: Khi so sánh muối axit và muối trung hòa.
Muốn so sánh hai loại muối này thì đầu tiên học sinh phải nêu được khái niệm về muối
axit và muối trung hịa.
- Muối mà anion gốc axit khơng cịn hiđro có khả năng phân li ra ion H+(hiđro có tính
axit) được gọi là muối trung hòa.
- Muối mà anion gốc axit vẫn cịn hiđro có khả năng phân li ra ion H+ được gọi là muối
axit.
Sau khi nêu được khái niệm thì học sinh phải xác định được bản chất của 2 loại muối.
Bản chất của muối trung hòa là cation kim loại (hoặc NH4 ) liên kết với anion gốc axit khơng
cịn hiđro. Bản chất của muối axit là cation kim loại (hoặc NH4 ) liên kết với anion gốc axit
còn hiđro ( trừ các gốc: HPO32 , H2 PO2 )
Từ khái niệm và bản chất học sinh rút ra được những điểm giống nhau và khác nhau
của 2 loại muối này.
Muối trung hịa

Muối axit

Giống nhau

Đều được hình thành từ cation kim loại (hoặc NH4 ) liên kết với
anion gốc axit.


Khác nhau

Anion gốc axit khơng cịn Anion gốc axit cịn hiđro có
hiđro hoặc cịn hiđro nhưng khả năng phân li thành ion H+.
khơng có khả năng phân li
thành ion H+.

Ví dụ 2: So sánh liên kết đơn và liên bội (liên kết đôi và liên kết ba) trong hợp chất
hữu cơ.
Muốn so sánh hai loại liên kết này thì đầu tiên học sinh phải nêu được khái niệm về
liên kết đơn và liên kết bội.
- Liên kết tạo bởi một cặp electron dùng chung là liên kết đơn. Liên kết đơn thuộc loại
liên kết xichma. Liên kết đơn được biểu diễn bởi hai dấu chấm hay một gạch nối giữa
hai nguyên tử.
- Liên kết tạo bởi hai cặp electron dùng chung là liên kết đôi, trong liên kết đôi có một
liên kết xichma và một liên kết pi. Liên kết tạo bởi ba cặp elctron dùng chung là liên
kết ba, trong liên kết ba có một liên kết xichma và hai liên kết pi. Liên kết đôi và liên
kết ba gọi chung là liên kết bội.
Sau khi nêu được khái niệm thì học sinh phải xác định được bản chất của 2 loại liên
kết. Bản chất của liên kết đơn là sự xen phủ trục, sự xen phủ trong đó trục của các obitan
tham gia liên kết trùng với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết, sự xen phủ trục tạo liên
kết xichma. Bản chất của liên kết bội bao gồm sự xen phủ trục và sự xen phủ bên, sự xen
phủ trong đó trục của các obitan tham gia liên kết song song với nhau và vng góc với
đường nối tâm của hai ngun tử liên ,sự xen phủ bên tạo liên kết pi.
7


Từ khái niệm và bản chất học sinh rút ra được những điểm giống nhau và khác nhau
của 2 loại liên kết này.
Liên kết đơn


Liên kết bội

Giống nhau

Đều được hình thành bằng cách dùng chung các cặp electron
(liên kết cộng hóa trị).

Khác nhau

Chỉ chứa liên kết xichma bền

Ngồi liên kết xichma bền cịn
có liên kết pi kém bền.

1.2. Kĩ thuật so sánh trong dạy học
1.2.1. Nguyên tắc so sánh trong dạy học
Thu thập được thông tin xác thực; đảm bảo khả năng so sánh được với nhau; chú ý tới
các mục tiêu khác nhau; so sánh cùng nhóm; phân biệt và kết hợp giữa cái chung và cái
riêng;
Đối tượng so sánh: ít nhất là 2 đối tượng, giữa các đối tượng này ít nhất phải có một
mối liên hệ nào đó. Khi so sánh phải đặt các đối tượng trong cùng một mơi trường, điều
kiện, hồn cảnh cụ thể [17, tr.28].
Ví dụ 1: Khi so sánh tính chất hóa học của đơn chất nitơ và photpho. Cần rút ra được
những điểm giống nhau và khác nhau về tính chất hóa học của nitơ và photpho
* Giống nhau: Đều là chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
* Khác nhau: Photpho hoạt động hóa học mạnh hơn nitơ vì trong phân tử nitơ có chứa
liên kết ba bền.
Ở đây đối tượng so sánh là nitơ và photpho. Hai nguyên tố nitơ và photpho đều thuộc
nhóm VA trong bảng tuần hoàn, là những phi kim. Cụ thể là so sánh về tính chất hóa học

của nitơ và photpho.
Ví dụ 2: Khi so sánh tính chất hóa học của đơn chất cacbon và silic. Cần rút ra được
điểm giống nhau và khác nhau.
* Giống nhau: Đều có tính oxi hóa và tính khử.
* Khác nhau: Cacbon có tính khử mạnh hơn silic.
Ở đây đối tượng so sánh là cacbon và silic. Hai nguyên tố cacbon và silic đều thuộc
nhóm IVA trong bảng tuần hoàn, là những phi kim. Cụ thể là so sánh về tính chất hóa học
của cacbon và silic.
1.2.2. Phân loại so sánh
Trong dạy học hóa học có hai phép so sánh:
So sánh tuần tự: là phép so sánh mà trong khi truyền thụ kiến thức mới, người ta so
sánh với những kiến thức đã học trước đó để dễ tiếp thu và hiểu sâu kiến thức. Tức là nghiên
cứu xong từng đối tượng rồi so sánh với nhau, thường áp dụng cho những trường hợp đối
tượng giống nhau. Chẳng hạn sau khi nghiên cứu xong nitơ, tiến hành nghiên cứu photpho,
và sau đó so sánh với nitơ; học xong anken rồi học ankin và so sánh với anken; học xong
axit nitric rồi học axit photphoric và so sánh với axit nitric…[11, tr.11].
So sánh đối chiếu: là phép so sánh những mặt đối lập của các kiến thức và các khái
niệm để làm sáng tỏ hơn nội dung của chúng. Tức là nghiên cứu hai đối tượng cùng một lúc
8


hoặc khi nghiên cứu đối tượng thứ hai người ta phân tích thành từng bộ phận rồi đối chiếu
với từng bộ phận của đối tượng thứ nhất. Chẳng hạn so sánh so sánh muối trung hòa và muối
axit, khái niệm về đồng đẳng so sánh với đồng phân, khái niệm sự oxi hóa so sánh với sự
khử [11, tr.11].
1.2.3. Các cấp độ so sánh trong dạy học
- So sánh ở mức độ nhận biết: so sánh các dấu hiệu bên ngồi, những đặc điểm, hiện
tượng có thể quan sát bằng mắt thường.
Ví dụ 1: Khi nghiên cứu về tính chất vật lí của các đơn chất nitơ và photpho, thơng qua
quan sát bằng mắt thường học sinh sẽ so sánh được trạng thái và màu sắc của các đơn chất.

Nitơ

Photpho

Trạng thái

Khí

Rắn

Màu sắc

Khơng màu

Màu trắng hoặc đỏ

Ví dụ 2: Khi nghiên cứu tính chất vật lí của axit nitric và axit photphoric. Thông qua
quan sát bằng mắt thường học sinh sẽ so sánh được trạng thái, màu sắc và tính tan.
Axit

HNO3

H3PO4

Lỏng

Rắn dạng tinh thể

Màu sắc


Khơng màu

Khơng màu

Tính tan

Tan vơ hạn Tan vô hạn trong
trong nước
nước

Trạng thái

- So sánh các dấu hiệu bản chất: đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học của các chất…
Ví dụ 1: So sánh đặc điểm cấu trúc và khả năng phản ứng của hiđrocacbon thơm với
hiđrocacbon no và khơng no?
Hiđrocacbon thơm

Hiđrocacbon no

Hiđrocacbon khơng no

-Có vịng benzen.
-Ở vòng benzen, 6
nguyên tử Csp2 liên kết
thành 1 lục giác đều, 6
electron p tạo thành hệ
liên hợp π chung do đó
bền hơn các liên kết π
riêng rẽ. Vì thế aren
tương đối dễ thế, khó

cộng, bền vững với chất
oxi hóa.

-Chỉ có các nguyên tử
Csp3 tạo thành liên kết σ
bền vững. Vì thế tương
đối trơ ở điều kiện
thường.
-Trong phân tử khơng có
trung tâm phản ứng đặc
biệt nào. Vì thế phản ứng
thường tạo ra hỗn hợp
nhiều sản phẩm.

-Có C lai hóa sp2 tạo thành liên
kết đơi hoặc C lai hóa sp tạo
thành liên kết ba.
-Trung tâm phản ứng của phân
tử chính là những liên kết π
kém bền vững.
-Phản ứng cộng là đặc trưng.

Ví dụ 2: So sánh tính chất hóa học của cacbon và silic.
Cacbon và silic đều đang ở số oxi hóa trung gian (0) nên có thể tăng (lên +2, +4) hoặc
giảm (về -4). Vì thế cả hai đều thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa.
9


So sánh


Cacbon

Silic

Là tính chất chủ yếu của Cũng có tính khử mạnh: thể hiện khi
cacbon: thể hiện khi tác dụng tác dụng với phi kim, hợp chất.
0
4
với oxi, hợp chất.
Si

2F

Si
F4
0
4
2
t
C O 2 
 C O2
0
4
Si  2NaOH  H 2 O  Na 2 Si O 3  2H 2 
0
4
t
C 4HNO3(đ ) 
 CO2 
Silic không tác dụng với H2O, với axit

khơng có tính oxi hóa (HCl, H2SO4
4NO2 2H 2 O
lỗng) vì có cấu trúc tinh thể bền. Bị
thụ động hóa trong axit H2SO4 đặc và
HNO3 đặc, tan trong hỗn hợp HF +
HNO3 đặc.
0

Tính
khử

0

Chỉ phản ứng ở nhiệt độ cao.
- Tác dụng với hiđro:
Tính
oxi hóa

0

4

t ,xt
C 2H 2 
 C H4
0

- Tác dụng với kim loại:
0


Chỉ phản ứng ở nhiệt độ cao.
- Không tác dụng trực tiếp với hiđro.
- Tác dụng với kim loại: Mg, Ca, Fe…
0

4

t
Si  2Mg 
 Mg 2 Si
0

4

t
3C 4Al 
 Al 4 C3
0

0
1
2
Tính tự
1000 C
3C

CaO


Ca

C

CO
2
oxi hóa
– khử
0

Khơng

1.2.4. Mối quan hệ so sánh và các hình thức tư duy khác
A.Einstein đã từng nói: “Kiến thức chỉ có được qua tư duy của con người”. Vì vậy,
mục đích của giáo dục là nên dạy học sinh phải tư duy như thế nào, hơn là tư duy về cái gì;
dạy học sinh học như thế nào để họ có khả năng thích nghi với việc khơng có người thầy
[10, tr.v].
Vậy có thể nói: Tư duy là quá trình tâm lý mà nhờ đó con người phản ánh được các đối
tượng và hiện tượng của hiện thực thông qua những dấu hiệu bản chất của chúng, đồng thời
con người vạch ra được những mối liên hệ khác nhau trong mỗi đối tượng, hiện tượng và
giữa các đối tượng, hiện tượng với nhau [11,tr.2].
So sánh là một trong những hình thức tư duy đầu tiên và tự nhiên nhất của con người.
So sánh giúp học sinh phân biệt chính xác hóa và hệ thống hóa các khái niệm được hình
thành, nắm kiến thức vững chắc, muốn so sánh thì phải phân tích, tổng hợp để rút ra điểm
giống và khác[11,tr.2].
Ví dụ: Khi chuyển từ dãy đồng đẳng này sang dãy đồng đẳng khác, bao giờ học sinh
cũng phải so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các dãy đồng đẳng cũng như giữa các
chất trong dãy đồng đẳng với nhau để không chỉ hiểu sâu sắc hơn mà còn nắm vững kiến
thức một cách hệ thống hơn. Chẳng hạn, khi học xong dãy đồng đẳng của ankan và anken,
học sinh có thể so sánh tính chất hóa học của metan và etilen. Để làm được điều này thì học
sinh phải sử dụng những kiến thức thu nhận được về tính chất hóa học của metan và etilen,
10



sau đó phân tích từng tính chất, tổng hợp lại những tính chất đó và kết hợp với so sánh, đối
chiếu để xác định điểm giống và khác nhau từ đó rút ra kết luận.
1.2.5. Nhận diện so sánh trong dạy học
Trong dạy học, kĩ thuật so sánh thường được sử dụng khi:
- Dạy phần kiến thức mới mà cần đối chiếu với kiến thức đã học.
Ví dụ : Khi nghiên cứu photpho, ta thấy photpho và nitơ đều là những nguyên tố thuộc
nhóm niơ (VA) nên chúng ta có thể so sánh photpho với nitơ về đặc điểm cấu tạo và tính
chất hóa học như sau:
Nitơ

Photpho

Cấu hình
1s22s22p3
electron

1s22s22p63s23p5

Độ âm điện 3,04

2,19

Tính chất Phi kim
hóa học
Đều vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
Nitơ trơ về mặt hóa học ở điều Photpho dù có độ âm điện nhỏ
kiện thường vì có liên kết ba bền. hơn nhưng hoạt động hóa học
hơn nitơ

- Sử dụng kĩ thuật so sánh trong các tiết luyện tập, ơn tập để tổng kết chương.
Ví dụ: Khi dạy luyện tập tính chất của nitơ và các hợp chất của chúng, giáo viên
hướng dẫn học sinh lập bảng so sánh để khắc sâu kiến thức đã học.
Đơn chất (N2)

Muối
Amoniac (NH3) ( NH )
4

amoni Axit nitric Muối nitrat
( NO3 )
(HNO3)

Cơng
thức
cấu
tạo

NN

Tính
chất
vật lí

-Chất khí,
khơng
màu
khơng mùi
-Ít
tan

trong nước

-Khí,mùi khai
- Dễ tan
-Tan
nhiều
- Điện li mạnh
trong nước

-Chất lỏng
không màu
-Dễ tan
-Tan vô hạn -Điện li mạnh
trong nước

Tính
chất
hóa
học

-Bền ở nhiệt
độ thường
-Tính khử và
tính oxi hóa

-Tính bazơ yếu
-Khả năng tạo -Thủy phân
phức
-Dễ bị phân hủy
-Tính khử


-Phân hủy bởi
-Là
axit
nhiệt
mạnh
-Là chất oxi
-Là chất oxi
hóa trong mơi
hóa mạnh
trường axit

Điều

- Nhiệt phân - Muối amoni NH3

H

N
H

H
H

H
H

11

H


N

O

N

O

O

H

+

O
O

N
O

H+ - Muối nitrat Kim loại +


chế

Ứng
dụng

muối

amoni
nitric
-Chưng
cất
phân
đoạn
khơng khí lỏng

tác dụng với
dung dịch kiềm
-Tổng hợp N2 +
H2

NH4

rắn
+ HNO3
H2SO4đặc
-Tổng hợp
theo sơ đồ:
NH3  NO
 NO2 
HNO3

-Sản
xuất
phân
bón
Tạo
mơi -Sản xuất phân

-Hóa chất
trường trơ
bón
xuất
Sản xuất phân -Nguyên liệu -Sản
-Nguyên liệu -Nguyên
liệu bón
sản
xuất thuốc nổ
tổng hợp NH3 sản xuất HNO3
phân bón
-Sản
xuất
thuốc nhuộm

- Trong công tác ôn thi học sinh giỏi hoặc luyện giải đề thi THPT quốc gia.
1.3. Thực trạng của việc vận dụng kĩ thuật so sánh trong dạy học hóa học ở trƣờng
THPT
1.3.1. Mục đích điều tra
Nắm được tình hình thiết kế, sử dụng kĩ thuật so sánh trong dạy học hóa học 11 ở các
trường THPT.
Nắm được mức độ cấp thiết và thực tiễn của đề tài.
1.3.2. Nội dung điều tra
Tìm hiểu được tình hình dạy và học mơn hóa ở trường THPT hiện nay.
Nắm được thái độ tiếp nhận của học sinh khi vận dụng kĩ thuật so sánh trong dạy học.
Nắm được kết quả đạt được của học sinh sau khi sử dụng kĩ thuật so sánh.
1.3.3. Đối tượng và địa bàn điều tra
Đối tượng: giáo viên THPT giảng dạy mơn Hố học và học sinh THPT.
Địa điểm: một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Long An: THPT Rạch Kiến, THPT
Chu Văn An, THPT Cần Đước, THPT Long Hựu, THPT Cần Giuộc, THPT Long Cang,

THPT Đông Thạnh.
Bảng: Giáo viên các trường THPT tham gia điều tra
STT

Tên trƣờng

Số lƣợng GV

1

THPT Long Hựu Đông

4

2

THPT Rạch Kiến

5

3

THPT Cần Đước

7

4

THPT Cần Giuộc


5

5

THPT Chu Văn An

4

6

THPT Long Cang

2

7

THPT Đông Thạnh

3
12


1.3.4. Phương pháp điều tra
Phương pháp điều tra: điều tra bằng cách trả lời vào phiếu điều tra (ở phụ lục) và trao
đổi, trò chuyện với giáo viên và học sinh.
1.3.5. Phân tích và đánh giá kết quả điều tra
Qua tìm hiểu, điều tra, nghiên cứu việc vận dụng kĩ thuật so sánh của giáo viên trong
dạy học hóa học cho thấy:
- Trong quá trình dạy học, giáo viên đã vận dụng kĩ thuật so sánh nhưng vẫn chưa
thường xuyên.


- Hầu hết việc vận dụng kĩ thuật trong dạy học có đem lại hiệu quả tốt trong việc tiếp
thu kiến thức của học sinh.

- Hầu hết kĩ thuật so sánh chỉ được giáo viên vận dụng trong hầu hết các bài, tuy nhiên
nhiều nhất trong các tiết ơn tập cịn khi truyền đạt kiến thức mới và trong thực hành cịn ít.
13


- Trong bài học giáo viên thường vận dụng kĩ thuật so sánh khi giảng dạy phần tính
chất hóa học, một số ít trong phần cấu tạo chất, phần bài tập, phần tính chất vật lí, phần ứng
dụng và điều chế.

- Việc vận dụng kĩ thuật so sánh cho học sinh đối với một số giáo viên cịn khó để đem
lại hiệu quả dạy học tốt.

14


- Thái độ học tập của học sinh trong giờ học khi giáo viên vận dụng kĩ thuật so sánh
thường thay đổi theo tiết dạy, thơng thường tích cực, hào hứng.

* Về đội ngũ giáo viên:
Đội ngũ giáo viên có thâm niên công tác lâu năm (từ 5 năm trở lên chiếm trên 90%).
Do đó có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, đa số các giáo viên rất coi trọng việc đổi mới trong
công tác dạy học nên hiệu quả tương đối tốt.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều giáo viên lớn tuổi lại ngại trong việc đổi mới phương pháp
dạy, chỉ dạy theo kiểu truyền thống dẫn đến sự nhàm chán với học sinh.
Hầu như kĩ thuật so sánh chỉ được sử dụng nhiều trong các tiết ôn tập, khi truyền đạt
kiến thức mới và trong thực hành cịn ít.

* Về phía học sinh:
Học sinh đa số chỉ sử dụng kĩ thuật so sánh khi có sự hướng dẫn của giáo viên, chỉ một
số ít học sinh khá giỏi mới tự lập được các bảng so sánh.
Thời gian dành cho học sinh tự lực lập các bảng so sánh trên lớp còn ít, hầu như chỉ
được hoàn thành dưới sự hướng dẫn, gợi ý của giáo viên để kịp tiết dạy.
15


Còn nhiều em học sinh chưa tập trung vào việc học nên gây khó khăn cho việc sử dụng
phương pháp.
Qua nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết các giáo viên và học sinh đều thấy rõ lợi ích của
việc sử dụng kĩ thuật so sánh trong quá trình truyền đạt, tiếp thu kiến thức mới và ôn tập,
tổng kết các kiến thức cũ. Tuy nhiên việc sử dụng kĩ thuật này khơng thường xun và
khơng liên tục vì nhiều lí do:
Thứ nhất là về mặt nhận thức, mặc dù đã được chỉ dẫn, quán triệt rất nhiều lần các hội
nghị, các đợt tập huấn, bồi dưỡng nhưng có một bộ phận cán bộ quản lý và thầy cô giáo,
nhất là đối tượng lớn tuổi vẫn còn thể hiện rõ sự bảo thủ, trì trệ, hạn chế nhiều trong nhận
thức. Họ suy nghĩ rằng: “Những phương pháp dạy học mới có gì đâu, cũng thế thơi. Ta cứ
dạy phương pháp truyền thống mà đạt hiệu quả, học sinh hiểu bài và thi đậu cao là được."
Nhận thức, suy nghĩ đơn giản như vậy, cịn có ảnh hưởng, tác động tiêu cực đối với những
thầy cô giáo luôn cầu tiến, muốn tiếp cận và khát khao đổi mới cách thức dạy học để thu hút,
hấp dẫn học sinh.
Thứ hai, thầy cô giáo thiếu kiên trì với cái mới. Dạy học theo phương pháp truyền
thống có phần nhẹ nhàng, đơn giản, giáo viên ít cần động não, chủ yếu giảng bài và đọcchép. Còn thực hiện theo phương pháp dạy học mới, như sử dụng kĩ thuật so sánh thì yêu
cầu người giáo viên phải tốn nhiều thời gian, phải vất vả, tìm tòi, sáng tạo rất nhiều trong
khâu thiết kế, soạn bài, chuẩn bị, sử dụng nhiều phương án, tình huống sư phạm, chun
mơn để dẫn dắt, gợi mở học sinh tìm hiểu, suy nghĩ, tư duy… Thực tế cho thấy, việc vận
dụng cho được, cho tốt phương pháp dạy học mới này chẳng dễ dàng gì, lắm lúc thất bại
nhiều hơn thành cơng. Nó địi hỏi tính kiên trì, quyết tâm rất lớn ở giáo viên.
Thứ ba, nội dung chương trình đã được giảm tải song vẫn còn nặng nề, quá tải. Giáo

viên thì dạy khơng hết, học sinh thì chẳng theo kịp. Áp lực thi cử, thành tích vẫn cịn dai
dẳng cũng khiến giáo viên “sợ” đổi mới phương pháp dạy học. Đây cũng là nguyên nhân
dẫn đến việc áp dụng kĩ thuật so sánh gặp nhiều khó khăn, trở ngại.
Có thể nói, phương pháp dạy học là một yếu tố quan trọng bậc nhất để mục tiêu, chất
lượng, hiệu quả giáo dục phổ thông đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, kỳ vọng của xã
hội, đất nước trong bối cảnh hội nhập. Vì vậy, giáo viên cần sử dụng kĩ thuật so sánh thường
xuyên và có những giải pháp nhằm khuyến khích học sinh, có như thế học sinh mới hình
thành kĩ năng so sánh và rèn luyện để có kết quả tốt được.

16


TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trong chương này chúng tơi đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài bao gồm:
1. Vấn đề về so sánh: khái niệm, mục tiêu cần đạt được, tiến trình so sánh, nguyên tắc so
sánh, phân loại, các cấp độ so sánh trong dạy và học Hóa học.
2. Tình hình sử dụng kĩ thuật so sánh để phát triển tư duy và rèn trí thơng minh cho học sinh
hiện nay thơng qua thực tiễn.
3. Khảo sát thực trạng sử dụng kĩ thuật so sánh trong dạy học. Đã tiến hành điều tra 30 giáo
viên và 330 học sinh.
4. Đánh giá thực trang dạy và học hóa học, tác giả rút ra một số nhận xét sau:
- Đối với các cấp lãnh đạo của trường, sở cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư cơ sở
vật chất, phịng thực hành thí nghiệm.
- Đối với giáo viên vận dụng nhiều kĩ thuật dạy học để tạo niềm hứng thú học tập cho
học sinh.
Tất cả các vấn đề trên là nền tảng cơ sở cho phép chúng tôi nêu lên các biện pháp sử
dụng kĩ thuật so sánh trong dạy và học hóa học, góp phần phát triển năng lực tư duy và rèn
trí thơng minh học sinh.

17



CHƢƠNG 2
VẬN DỤNG KĨ THUẬT SO SÁNH TRONG DẠY HỌC HĨA HỌC 11
TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
2.1. Phân tích cấu trúc chƣơng trình Hóa học 11 hiện hành
2.1.1. Mục tiêu
2.1.1.1. Kiến thức
Học sinh có được hệ thống kiến thức hóa học phổ thông cơ bản, hiện đại, thiết thực ở
mức độ thích hợp bao gồm:
- Kiến thức cơ sở hóa học chung: các lí thuyết chủ đạo (thuyết điện li, thuyết cấu tạo
ngun tử..)
- Hóa học vơ cơ: Vân dụng các lí thuyết chủ đạo để nghiên cứu về các nhóm ngun tố,
các ngun tố điển hình….
- Hóa học hữu cơ: Vận dụng lí thuyết chủ đạo để nghiên cứu một số dãy đồng đẳng,
một số chất có nhiều ứng dụng trong đời sống….
2.1.1.2. Kĩ năng
Học sinh có hệ thống kĩ năng hóa học phổ thơng cơ bản và tương đối thành thạo, thói
quen làm việc khoa học gồm:
- Kĩ năng học tập hóa học, vận dụng kiến thức để làm bài tập.
- Kĩ năng thực hành hóa học, có kĩ năng cơ bản, tối thiểu để làm việc với hóa chất và
dụng cụ thí nghiệm.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức hóa học để giải quyết một số vấn đề trong học tập và thực
tiễn đời sống.
2.1.1.3. Thái độ
Học sinh có những thái độ tích cực như:
- Sự say mê, hứng thú học tập bộ mơn hóa học.
- Có niềm tin vào sự biến đổi vật chất, về khả năng nhận thức của con người về vai trị
của hóa học trong cuộc sống.
- Nhìn nhận và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích

khoa học.
- Có ý thức vận dụng những điều đã biết về hóa học vào cuộc sống và vận động người
khác cùng thực hiện.
- Rèn luyện các đức tính, thói quen q báu: kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, sạch
sẽ…
- Bước đầu học sinh có định hướng nghề nghiệp liên quan đến hóa học.

18


2.1.2. Cấu trúc chương trình
Nội dung
Phần
CHƢƠNG 1: SỰ ĐIỆN Li
Bài 1. Sự điện li
Bài 2. Axit, bazơ và muối
Bài 3. Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit-bazơ
Bài 4. Phản ứng trao đổi ion trong dd các chất điện li
CHƢƠNG 2: NITƠ- PHOTPHO
Bài 7. Nitơ
Bài 8. Amoniac và muối amoni
Bài 9. Axit nitric và muối nitrat
Bài 10. Photpho
Bài 11. Axit photphoric và muối photphat
Bài 12. Phân bón hóa học
CHƢƠNG 3: CACBON - SILIC
Bài 15. Cacbon
Bài 16. Hợp chất của cacbon
Bài 17. Silic và hợp chất của silic Bài 18. Cơng nghiệp silicat


Kiến thức cơ sở Hóa học chung

CHƢƠNG 4: ĐẠI CƢƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ
Bài 20. Mở đầu về hóa học hữu cơ
Bài 21. Cơng thức phân tử
Bài 22. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ
Bài 23. Phản ứng hữu cơ (giảm tải)
CHƢƠNG 5: HIDROCACBON NO
Bài 25. Ankan
Bài 27. Xicloankan (giảm tải)
CHƢƠNG 6: HIDROCACBON KHÔNG NO
Bài 29. Anken
Bài 30. Ankadien
Bài 32. Ankin
CHƢƠNG 7: HIDROCACBON THƠM-NGUỒN HIDROCACBON
THIÊN NHIÊN-HỆ THỐNG HÓA VỀ HIDROCACBON
Bài 35. Benzen và đồng đẳng. Một số hidrocacbon thơm khác.
Bài 37. Nguồn hidrocacbon thiên nhiên(giảm tải)
19


Bài 38. Hệ thống hóa về hidrocacbon
CHƢƠNG 8: DẪN XUẤT HALOGEN-ANCOL-PHENOL
Bài 39. Dẫn xuất halogen của hidrocacbon(giảm tải)
Bài 40. Ancol
Bài 41. Phenol
CHƢƠNG 9: ANDEHIT-XETON-AXITCACBOXYLIC
Bài 44. Andehit-xeton
Bài 45. Axit cacboxylic
Ôn tập đầu năm

Bài 5. Luyện tập: Axit, bazơ và muối.
Phản ứng trao đổi ion trong dd các chất điện li
Bài 13. Luyện tập:Tính chất của nitơ-photpho và các hợp chất của chúng.
Bài 19. Luyện tập:Tính chất của cacbon-silic và các hợp chất của chúng.
Bài 24. Luyện tập: hợp chất hữu cơ, cơng thức phân tử và cơng thức cấu
tạo
Ơn tập học kì I

Luyện tập-ơn tập

Bài 27. Luyện tập: Ankan và xicloankan
Bài 31. Luyện tập anken và ankadien
Bài 33. Luyện tập ankin
Bài 35. Luyện tập hidrocacbon thơm
Bài 42. Dẫn xuất halogen, ancol, phenol
Bà 46. Luyện tập : Anđehit, xeton, axitcacboxylic

Kiểm tra Thực hành hóa học

Bài 6. Bài thực hành 1: Tính Axit-Bazơ. Phản ứng trao đổi ion trong
dd các chất điện ly.
Bài 14. Bài thực hành 2: Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho
Bài 28. Bài thực hành số 3 : Phân tích định tính nguyên tố. Điều chế và
tính chất metan
Bài 34. Bài thực hành số 4: Điều chế và tính chất của etilen, axetilen
Bài 43. Bài thực hành số 5: Tính chất của etanol, glixerol, phenol
Bài 47. Bài thực hành số 6: Tính chất của andehit và axit cacboxylic
Kiểm tra 15 phút: 4 bài
Kiểm tra 45 phút: 4 bài
Kiểm tra học kì: 2 bài

20


×