Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Vận dụng kĩ thuật so sánh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hóa học 10 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ THÚY

VẬN DỤNG KĨ THUẬT SO SÁNH NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC HĨA HỌC 10
TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ THÚY

VẬN DỤNG KĨ THUẬT SO SÁNH NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC HĨA HỌC 10
TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
Chun ngành: Lí luận và Phƣơng pháp dạy học bộ mơn Hóa học
Mã số: 8.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Cao Cự Giác

NGHỆ AN- 2019




LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Ban giám hiệu trƣờng Đại học Vinh, phòng Đào tạo Sau đại học, q thầy cơ giảng
viên thuộc Bộ mơn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học hóa học, Viện Sƣ pham Tự nhiên –
Trƣờng Đại học Vinh đã tận tình giảng dạy, hƣớng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để
tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Thầy giáo PGS.TS Cao Cự Giác – Trƣởng Bộ mơn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học
hóa học, Viện Sƣ phạm Tự nhiên – Trƣờng Đại học Vinh, ngƣời hƣớng dẫn khoa học của
tơi, thầy đã tận tình chỉ dẫn và viết nhận xét cho luận văn.
Quý thầy giáo, cô giáo và các em học sinh trƣờng THPT Lệ Thủy, THPT Kỹ Thuật
Lệ Thủy đã nhiệt tình hợp tác, giúp đỡ tơi trong q trình thực nghiệm sƣ phạm.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ln ủng hộ,
động viên tơi hồn thành tốt luận văn.
Vinh, ngày 25 tháng 7 năm 2019
Lê Thị Thúy


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................................. 1
3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................... 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................................... 2

5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................. 2
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................. 2
7. Giả thuyết khoa học ......................................................................................................... 3
8. Đóng góp mới của đề tài .................................................................................................. 3
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......................................... 4
1.1. Khái niệm, mục tiêu và đặc điểm so sánh..................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................................... 4
1.1.2. Mục tiêu cần đạt ......................................................................................................... 6
1.1.3. Đặc điểm so sánh ....................................................................................................... 7
1.2. Kĩ thuật so sánh trong dạy học...................................................................................... 9
1.2.1. Nguyên tắc so sánh trong dạy học ............................................................................. 9
1.2.2. Các cấp độ so sánh trong dạy học ............................................................................ 10
1.2.3. Mối quan hệ so sánh và các hình thức tƣ duy khác ................................................. 11
1.2.4. Nhận diện so sánh trong dạy học ............................................................................. 14
1.3. Thực trạng của việc vận dụng kĩ thuật so sánh trong dạy học hóa học ở trƣờng THPT.. 15
1.3.1. Mục đích điều tra ..................................................................................................... 15
1.3.2. Nội dung điều tra ..................................................................................................... 15
1.3.3. Đối tƣợng và địa bàn điều tra................................................................................... 15
1.3.4. Phƣơng pháp điều tra ............................................................................................... 16
1.3.5. Phân tích và đánh giá kết quả điều tra ..................................................................... 16
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .................................................................................................... 21
Chƣơng 2: VẬN DỤNG KĨ THUẬT SO SÁNH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 10
TRUNG HỌC PHỔ THƠNG ............................................................................................ 22
2.1. Phân tích cấu trúc chƣơng trình Hóa học 10 hiện hành .............................................. 22
2.1.1. Mục tiêu ................................................................................................................... 22


2.1.2. Cấu trúc chƣơng trình .............................................................................................. 25
2.2. Vận dụng kĩ thuật so sánh trong dạy học hóa học 10 ................................................. 27
2.2.1. So sánh về đặc điểm cấu tạo các chất ...................................................................... 27

2.2.2. So sánh về tính chất vật lí ........................................................................................ 33
2.2.3. So sánh về tính chất hóa học .................................................................................... 37
2.2.4. So sánh về phƣơng pháp điều chế............................................................................ 45
2.2.5. So sánh về ứng dụng của các chất ........................................................................... 49
2.2.6. So sánh về kĩ năng thực hành thí nghiệm ................................................................ 51
2.3. Sử dụng kĩ thuật so sánh trong giải bài tập hóa học. .................................................. 56
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .................................................................................................... 78
Chƣơng 3:THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ........................................................................... 79
3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................................ 79
3.2. Đối tƣợng thực nghiệm ............................................................................................... 79
3.3. Nội dung thực nghiệm ................................................................................................ 79
3.4. Phƣơng pháp xử lí kết quả thực nghiệm ..................................................................... 79
3.5. Tiến hành thực nghiệm ............................................................................................... 81
3.5.1 Chọn lớp đối chứng và thực nghiệm......................................................................... 81
3.5.2 Tìm hiểu và thống nhất với giáo viên dạy thực nghiêm. .......................................... 81
3.5.3. Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm. ............................................................................. 81
3.5.4. Tổ chức kiểm tra – đánh giá sau thực nghiệm ......................................................... 81
3.5.5. Xử lí kết quả thực nghiệm ....................................................................................... 81
3.5.6. Phân tích kết quả ...................................................................................................... 82
3.6. Kết quả thực nghiệm ................................................................................................... 82
3.6.1. Kết quả kiểm tra chất lƣợng học tập bộ mơn Hóa học của các cặp lớp đối chứng và
thực nghiệm trƣớc khi vận dụng kĩ thuật so sánh. ............................................................. 82
3.6.2. Kết quả thực nghiệm sau khi vận dụng kĩ thuật so sánh ......................................... 84
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .................................................................................................... 90
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .............................................................................................. 91
A. KẾT LUẬN ................................................................................................................... 91
B. ĐỀ XUẤT ..................................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 93
PHỤ LỤC



KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
ĐC

đối chứng

ĐHSP

Đại học Sƣ phạm

đktc
GV
HS

điều kiện tiêu chuẩn
giáo viên
học sinh

SGK
THCS

sách giáo khoa
Trung học cơ sở

THPT
TN

Trung học phổ thông
thực nghiệm



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 1.1. GV các trƣờng THPT tham gia điều tra

14-15

Bảng 2.1. Một số năng lực đặc thù chƣơng trình mơn hóa học

22-24

Bảng 3.1 . Danh sách các lớp TN và lớp ĐC

77

Bảng 3.2. Thống kê điểm số các cặp lớp TN – ĐC trƣớc TN

80

Bảng 3.3. Bảng tần số, tần số lũy tích, tần suất lũy tích cặp lớp TN1 – ĐC1

80

qua bài kiểm tra trƣớc TN
Bảng 3.4. Bảng tần số, tần số lũy tích, tần suất lũy tích cặp lớp TN2 – ĐC2
qua bài kiểm tra trƣớc TN


81

Bảng 3.5. Thống kê điểm số các lớp TN – ĐC qua bài kiểm tra số 1

82

Bảng 3.6. Bảng tần số, tần số lũy tích, tần suất lũy tích các lớp TN – ĐC
qua bài kiểm tra số 1

82-83

Bảng 3.7. Một số đại lƣợng thống kê cơ bản các lớp TN – ĐC qua bài
kiểm tra số 1

83

Bảng 3.8. Bảng tần số và tần suất theo loại các lớp TN – ĐC qua bài kiểm
tra số 1

83

Bảng 3.9. Thống kê điểm số các lớp TN – ĐC qua bài kiểm tra số 2

84

Bảng 3.10. Bảng tần số, tần số lũy tích, tần suất lũy tích các lớp TN – ĐC
qua bài kiểm tra số 2

84


Bảng 3.11. Một số đại lƣợng thống kê cơ bản các lớp TN – ĐC qua bài

85

kiểm tra số 2
Bảng 3.12. Bảng tần số và tần suất theo loại các lớp TN – ĐC qua bài kiểm
tra số 2

85

Bảng 3.13. Bảng tần số, tần số lũy tích, tần suất lũy tích các lớp TN – ĐC
qua 2 bài kiểm tra

86

Bảng 3.14. Một số đại lƣợng thống kê cơ bản các lớp TN – ĐC qua 2 bài
kiểm tra

86

Bảng 3.15. Bảng tần số và tần suất theo loại các lớp TN – ĐC qua 2 bài
kiểm tra

87


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Trang


Hình 1.1. Biểu đồ mức độ thƣờng xuyên vận dụng kĩ thuật so sánh trong
dạy học

15

Hình 1.2. Biểu đồ tính hiệu quả của việc vận dụng kĩ thuật so sánh trong
dạy học

16

Hình 1.3. Biểu đồ vận dụng kĩ thuật so sánh khi giảng dạy các loại hình

16

kiến thức
Hình 1.4. Biểu đồ vận dụng kĩ thuật so sánh khi giảng dạy các phần trong
bài học

17

Hình 1.5. Biểu đồ thể hiện việc vận dụng kĩ thuật so sánh trong dạy học

17

Hình 1.6. Biểu đồ thái độ học tập của HS khi GV vận dụng kĩ thuật so
sánh trong dạy học

18


Hình 3.1. Đồ thị đƣờng lũy tích các lớp TN1 – ĐC1 qua bài kiểm tra trƣớc
TN

81

Hình 3.2. Đồ thị đƣờng lũy tích các lớp TN2 – ĐC2 qua bài kiểm tra trƣớc
TN

82

Hình 3.3. Đồ thị đƣờng lũy tích các lớp TN – ĐC qua bài kiểm tra qua bài
kiểm tra số 1

83

Hình 3.4. Biểu đồ phân loại kết quả học tập các lớp TN – ĐC qua bài kiểm

84

tra qua bài kiểm tra số 1
Hình 3.5. Đồ thị đƣờng lũy tích các lớp TN – ĐC qua bài kiểm tra số 2

85

Hình 3.6. Biểu đồ phân loại kết quả học tập các lớp TN – ĐC qua bài kiểm
tra số 2

85

Hình 3.7. Đồ thị đƣờng lũy tích các lớp TN – ĐC qua 2 bài kiểm tra


86

Hình 3.8. Biểu đồ phân loại kết quả học tập các lớp TN – ĐC qua 2 bài
kiểm tra

87


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong xu thế phát triển nền kinh tế tri thức ngày nay, giáo dục - đào tạo luôn đƣợc
xem là quốc sách hàng đầu để phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng. Để đáp ứng xu thế phát triển của đất nƣớc tại Hội nghị lần thứ 8, Ban
chấp hành Trung ƣơng khóa XI đã đƣa ra nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Đổi mới giáo dục là vấn đề đang nhận đƣợc sự quan tâm của toàn xã hội, nhất là
trong giai đoạn nƣớc ta đang tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế về giáo dục. Đổi mới giáo
dục bao gồm đổi mới trong nội dung, chƣơng trình và phƣơng pháp dạy học ở các cấp
học. Tất cả đều nhằm mục tiêu “phát triển năng lực và phẩm chất ngƣời học, hài hịa đức,
trí, thể, mỹ”[25]. Trong đó, đổi mới phƣơng pháp dạy học là một khâu quan trọng quyết
định sự thành công của giáo dục. Ở bậc THPT đổi mới phƣơng pháp dạy học là phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực của học sinh. Để đáp ứng mục
tiêu đổi mới phƣơng pháp dạy học đòi hỏi ngƣời thầy phải đổi mới và vận dụng hiệu quả
các kĩ thuật dạy học tích cực vì các kĩ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phƣơng
pháp dạy học. Ngày nay, ngƣời ta chú trọng phát triển và vận dụng các kĩ thuật dạy học
phát huy tính tích cực, sáng tạo của ngƣời học nhƣ: Kĩ thuật “động não”, “tia chớp”, “bể
cá”, “hỏi chuyên gia”, “bản đồ tƣ duy”, “so sánh” …
Kĩ thuật so sánh đƣợc ứng dụng trong nhiều ngành khoa học khác nhau và đóng vai

trị quan trọng. Có những ngành khoa học nếu không vận dụng kĩ thuật so sánh thì khơng
thể giải quyết những vấn đề cơ bản phát sinh trong q trình nghiên cứu đối tƣợng. Trong
hóa học có rất nhiều đối tƣợng giống và khác nhau, do đó việc sử dụng kĩ thuật so sánh
vào dạy học là cần thiết giúp học sinh tiếp thu và ghi nhớ kiến thức lâu và sâu hơn. Nếu
vận dụng tốt kĩ thuật so sánh học sinh sẽ biết cách so sánh, đối chiếu đƣợc các nội dung
giữa các bài đã học và bài mới, tính chất và ứng dụng giữa các chất, kiểm nghiệm lại lý
thuyết thông qua thông thực hành, vận dụng lý thuyết đã đƣợc cung cấp để giải quyết các
vấn đề mới đƣợc đƣa ra, giải thích các hiện tƣợng liên quan đến thực tiễn. Chính vì
những lý do trên, để có cách nhìn tổng quan và vận dụng hiệu quả kĩ thuật so sánh trong
dạy học mơn hóa học, chúng tơi chọn đề tài nghiên cứu: “Vận dụng kĩ thuật so sánh
nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hóa học 10 THPT”.
2. Lịch sử vấn đề
Ở Việt Nam: Vấn đề so sánh và kĩ thuật so sánh trong dạy học đã đƣợc một số nhà
nghiên cứu đề cập đến, nhƣ:

1


 Đoàn Thị Thùy Dƣơng (2008), “Rèn luyện thao tác lập luận so sánh cho học sinh
lớp 11 theo quan điểm tích hợp và tích cực”, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục –
Trƣờng ĐHSP Thái Nguyên.
 Sáng kiến kinh nghiệm của Phan Văn Dũng (2012), “Sử dụng phương pháp so
sánh, đối chiếu trong dạy học lịch sử ở trường THPT”, trƣờng THPT Ngô Sỹ Liên- Đồng
Nai.
 Nguyễn Thị Oanh (2012), “Các biện pháp rèn luyện kĩ năng so sánh trong dạy
học Hóa học ở trường Trung học phổ thông”, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục –
Trƣờng đại học Vinh.
 Trần Thị Thu Yên (2014), “Phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học
hóa học lớp 10 trung học phổ thông”, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục – Trƣờng
ĐHSP Hồ Chí Minh.

3. Mục đích nghiên cứu
- Khẳng định vai trị và ý nghĩa của việc vận dụng kĩ thuật so sánh trong dạy học
hóa học 10 trƣờng THPT.
- Nghiên cứu phƣơng pháp và hình thức dạy học bằng việc vận dụng kĩ thuật so
sánh trong hoạt động dạy học mơn hóa học lớp 10 trƣờng THPT nhằm góp phần đổi mới
phƣơng pháp dạy học hóa học theo hƣớng dạy tích cực và phát triển năng lực học tập cho
học sinh nhằm kích thích sự hứng thú và lịng đam mê học tập của học sinh đối với bộ
mơn hóa học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của kĩ thuật so sánh trong dạy học.
- Nghiên cứu chƣơng trình hóa học THPT chú trọng chƣơng trình hóa học lớp 10.
- Điều tra thực trạng và việc sử dụng kĩ thuật so sánh của GV trong quá trình dạy
học ở các trƣờng phổ thông hiện nay.
- Nghiên cứu phƣơng pháp và hình thức vận dụng kĩ thuật so sánh trong việc tổ
chức hoạt động học tập cho nội dung chƣơng trình hóa học lớp 10 THPT.
- Thực nghiệm (TN) sƣ phạm đánh giá sự phù hợp và tính hiệu quả của kĩ thuật so
sánh, đề xuất.
5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học THPT ở Việt Nam.
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài: Vấn đề sử dụng kĩ thuật so sánh trong dạy học
hóa học lớp 10 trƣờng THPT.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phƣơng pháp thu thập các nguồn tài liệu lí luận liên quan đến kĩ thuật so sánh.

2


- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp các tài liệu đã thu thập đƣợc để nghiên cứu cơ sở
lí luận của đề tài.

- Nghiên cứu nội dung hóa học lớp 10 THPT.
6.2 Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Nghiên cứu thực tiễn dạy học hóa học vận dụng kĩ thuật so sánh.
- Điều tra, quan sát, phỏng vấn.
- Tiến hành thực nghiệm để kiểm tra, đánh giá và kết luận sự ảnh hƣởng của việc
vận dụng kĩ thuật so sánh trong dạy học hóa học lớp 10 trƣờng THPT nhằm tăng hiệu quả
dạy học đối với bộ mơn hóa học.
- Tổng hợp, phân tích, rút kinh nghiệm thu đƣợc từ thực tiễn.
- Sử dụng toán thống kê để xử lí số liệu.
7. Giả thuyết khoa học

- Nếu vận dụng hiệu quả kĩ thuật so sánh trong dạy học Hóa học theo đúng nội
dung của bài học, chƣơng học thì sẽ làm tăng hứng thú học tập Hóa học của HS, góp
phần nâng cao chất lƣợng dạy và học mơn hóa học ở trƣờng THPT.
8. Đóng góp mới của đề tài
- Tổng quan lý thuyết kĩ thuật so sánh trong dạy học hóa học.
- Đề xuất việc sử dụng kĩ thuật so sánh để nâng cao hiệu quả dạy học hóa học 10
THPT.

3


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm, mục tiêu và đặc điểm so sánh
1.1.1. Khái niệm
Để giúp học sinh không những tiếp thu kiến thức tốt và phát triển năng lực của
mình. Tùy từng bài học, nội dung từng phần mà giáo viên có thể vận dụng các kĩ thuật
dạy học khác nhau nhƣ: kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật động não,
kĩ thuật ổ bi, kĩ thuật bể cá, kĩ thuật tia chớp, kĩ thuật XYZ, kĩ thuật lƣợc đồ tƣ duy, kĩ

thuật chia sẻ nhóm đơi, kĩ thuật Kipling , kĩ thuật KWL, kĩ thuật so sánh…Trong đó, kĩ
thuật so sánh đƣợc sử dụng rộng rãi ở nhiều mơn học và đem lại hiệu quả tích cực trong
quá trình dạy học, giúp học sinh nắm bắt kiến thức nhanh, ghi nhớ lâu hơn và kiến thức
đào sâu hơn. Đặc biệt đối với bộ mơn hóa học, là bộ mơn khoa học thực nghiệm có khối
lƣợng kiến thức lớn cả về lí thuyết và thực hành do đó việc vận dụng kĩ thuật so sánh sẽ
giúp học sinh ghi nhớ rõ ràng và tránh đƣợc những nhầm lẫn và vận dụng vào thực tế
đem lại hiệu quá tích cực.
Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và học sinh
trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Kĩ
thuật dạy học là đơn vị nhỏ nhất của phƣơng pháp dạy học [28, tr.19].
So sánh là thao tác của tƣ duy nhằm xác định những điểm giống nhau và khác nhau
của sự vật, hiện tƣợng và của những khái niệm phản ánh chúng. So sánh trong dạy học là
xác định những điểm giống và khác nhau của sự vật, hiện tƣợng, của những khái niệm
phản ánh chúng trong suốt quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh [10, tr.122].
Kĩ thuật so sánh trong dạy học là những biện pháp, cách thức hành động cụ thể của
giáo viên và học sinh khi tìm hiểu, nghiên cứu một sự vật, hiện tƣợng để xác định những
điểm giống và khác nhau của sự vật, hiện tƣợng, những khái niệm phản ánh chúng trong
suốt quá trình dạy và học.
Tƣ duy so sánh và kĩ thuật so sánh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi tiến hành
so sánh các sự vật hiện tƣợng hay khái niệm nào đó, địi hỏi chúng ta phải sử dụng tƣ duy
so sánh. Tƣ duy so sánh là quá trình tâm lí diễn ra trong bộ não của con ngƣời, con ngƣời
vận dụng những kiến thức đã đƣợc ghi nhớ, tích lũy; sau đó so sánh, đối chiếu các thơng
tin, dữ liệu và kết hợp với các thao tác tƣ duy nhƣ phân tích, tổng hợp, khái qt hóa từ
đó thiết lập đƣợc sự giống và khác nhau giữa các sự vật hiện tƣợng và những khái niệm
phản ứng chúng. Khi tƣ duy so sánh hình thành từ bộ não muốn áp dụng vào thực tiễn đòi
hỏi chúng ta phải sử dụng kĩ thuật so sánh tức là sử dụng những biện pháp, hành động cụ
thể để xác định điểm giống và khác nhau của sự vật hiện tƣợng từ đó kiến thức thu nhận
đƣợc trở nên vững chắc, tƣ duy ngày càng phát triển.
Ví dụ 1: Khi so sánh các kiểu lai hóa sp, sp2, sp3
4



Muốn so sánh các kiểu lai hóa học sinh cần phải nhớ lại kiến thức về khái niệm lai
hóa, các kiểu lai hóa. Học sinh sử dụng tƣ duy so sánh tức là từ những kiến thức đã ghi
nhớ học sinh bắt đầu so sánh, đối chiếu khái niệm về các kiểu lai hóa. Lai hóa sp là sự kết
hợp của 1 obitan s và 1 obitan p của cùng một nguyên tử tạo thành 2 obitan lai hóa sp
nằm thẳng hàng hƣớng về 2 phía, đối xứng nhau. Lai hóa sp2 là kết hợp của 1 obitan s và
2 obitan p của cùng một nguyên tử tạo thành 3 obitan lai hóa sp2 nằm trong tam giác
phẳng, hƣớng về 3 đỉnh của tam giác đều. Lai hóa sp3 là sự kết hợp của 1 obitan s và 3
obitan p của cùng một nguyên tử tạo thành 4 obitan lai hóa sp3 hƣớng từ tâm đến 4 đỉnh
của hình tứ diện đều. Từ so sánh, đối chiếu các khái niệm và hình dạng của các obitan
sau khi lai hóa kết hợp với phân tích cách thức hình thành, góc lai hóa của các kiểu lai
hóa, học sinh tổng hợp đƣợc những điểm giống và khác. Để diễn đạt đƣợc những điểm
giống và khác của các kiểu lai hóa địi hỏi học sinh phải sử dụng kĩ thuật so sánh thông
qua lập bảng so sánh để cụ thể hóa những điểm giống và khác nhau đó.
sp2

Sp

Giống nhau

Cách
thức

sp3

- Điều kiện các obiatn tham gia lai hóa: Các obitan của cùng một
nguyên tử,có năng lƣợng xấp xỉ nhau.
- Các obitan sau khi lai hóa có kích thƣớc, năng lƣợng và hình
dạng giống nhau.

Tổ hợp của 1 obitan Tổ hợp của 1 obitan Tổ hợp của 1 obitan
s và 1 obitan p
s và 2 obitan p
s và 3 obitan p

Số
Khác
nhau

obitan
lai hóa
Góc liên
kết
Ví dụ

2 obitan lai hóa sp

3 obitan lai hóa sp2

4 obitan lai hóa sp3

1200

109o28’

1800
BeH2…

BF3…


CH4…

Ví dụ 2: So sánh cấu hình electron ngun tử của các nguyên tố nhóm halogen
(9F, 17Cl, 35Br, 53I).
Muốn so sánh đƣợc cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm halogen
thì học sinh phải viết đƣợc cấu hình electron nguyên tử của các halogen. Học sinh bắt đầu
nhớ lại khái niệm về cấu hình electron, cách viết cấu hình electron ngun tử và viết cấu
hình electron. Sau đó, học sinh quan sát, phân tích, sử dụng tƣ duy so sánh để so sánh,
đối chiếu giữa các cấu hình electron và tổng hợp đƣợc những điểm giống và khác nhau.
Tuy nhiên, đó chỉ mới là những suy nghĩ trong đầu, học sinh sử dụng kĩ thuật so sánh để
cụ thể hóa những điểm giống và khác nhau một cách logic, rõ ràng và chính xác. Khi học
sinh điễn đạt đƣợc những điểm giống và khác nhau thì kiến thức học sinh thu nhận đƣợc
càng vững chắc và tƣ duy học sinh ngày càng đƣợc phát triển.
5


* Giống nhau:
- Có 7 electron ở lớp ngồi cùng.
- Nguyên tử của các nguyên tố halogen ở trạng thái cơ bản đều có 1 electron độc
thân.
* Khác nhau:
- Số lớp electron tăng dần từ flo đến iot, vì vậy khoảng cách từ hạt nhân đến
electron lớp ngoài cùng tăng dần, lực hút giữa hạt nhân và electron lớp ngoài cùng giảm
dần.
- Ở trạng thái cơ bản, lớp ngoài cùng của flo khơng có phân lớp d cịn các ngun tố
clo, brom, iot đều có phân lớp d trống.
1.1.2. Mục tiêu cần đạt
- Xác định đƣợc những điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa các sự vật, hiện tƣợng và
giữa các chất với nhau.
- Củng cố khả năng ghi nhớ nội dung chính của bài học.

- Phát triển kĩ năng tƣ duy bậc cao cho học sinh.
Ví dụ 1: Khi học về tính chất hóa học của các đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2, I2) thì
học sinh cần rút ra đƣợc điểm giống nhau và khác nhau nhƣ sau:
* Giống nhau: Các đơn chất halogen đều có tính oxi hóa mạnh: oxi hóa hầu hết kim
loại, nhiều phi kim và hợp chất.
* Khác nhau:
- F2 khơng có tính khử cịn các đơn chất Cl2, Br2, I2 có tính khử.
- Tính oxi hóa giảm dần theo chiều: F2 > Cl2 > Br2 > I2.
- Tính khử tăng dần theo chiều Cl2 < Br2 < I2
 Để rút ra những điểm giống nhau và khác nhau về tính chất hóa học của các đơn
chất halogen địi hỏi học sinh phải tích lũy kiến thức khi học về F2, Cl2, Br2, I2 và ghi
nhớ tính chất của từng đơn chất F2, Cl2, Br2, I2. Học sinh sẽ phân tích từng đơn chất, sau
đó học sinh tổng hợp đƣợc những điểm chung và riêng của từng đơn chất halogen. Cuối
cùng học sinh so sánh để thiết lập sự giống nhau và khác nhau của các đơn chất halogen.
Nhƣ vậy, khi vận dụng kĩ thuật so sánh giúp học sinh hệ thống hóa đƣợc tính chất hóa
học của đơn chất halogen, từ đó học sinh hiểu sâu sắc kiến thức và vận dụng vào thực
tiễn. Thông qua so sánh để rèn luyện tƣ duy logic trong hóa học.
Ví dụ 2: So sánh liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
Học sinh xác định đƣợc những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai loại liên kết
này.
* Giống nhau:
Các nguyên tử có xu hƣớng liên kết với nhau tạo thành phân tử để đạt cấu hình
electron bền vững của khí hiếm.
6


* Khác nhau:
Liên kết ion và liên kết cộng hóa trị khác nhau về điều kiện và bản chất của liên kết.
Loại liên kết
Bản chất


Điều kiện

Liên kết ion

Liên kết cộng hóa trị

Lực hút tĩnh điện giữa các Sự dùng chung cặp electron.
ion mang điện tích trái dấu.
Đƣợc hình thành giữa những Đƣợc hình thành giữa những
nguyên tố khác nhau về bản ngun tố gần giống nhau
chất hóa học (thƣờng hình hoặc giống nhau về bản chất
thành giữa các kim loại điển hóa học (thƣờng hình thành
hình và phi kim điển hình).
giữa các ngun tố phi kim).

Ví dụ

NaCl, MgO...

Cl2, HCl...

Khi xác định đƣợc những điểm giống nhau và khác nhau, giúp học sinh so sánh và
khắc sâu kiến thức về 2 loại liên kết này. Để rút ra đƣợc những điểm giống và khác địi
hỏi học sinh phải có khả năng chuyển những kiến thức đã ghi nhớ vào yêu cầu của bài,tập
điều này chứng tỏ đã có biểu hiện tƣ duy phát triển. Trong quá trình giải quyết yêu cầu
của bài tập, học sinh kết hợp các thao tác tƣ duy nhƣ: so sánh, phân tích, tổng hợp từ dó
thiết lập mối quan hệ giũa 2 loại liên kết và vận dụng linh hoạt những kiến thức đó một
cách linh hoạt và có hiệu quả. Nhƣ vậy trong q trình vận dụng những kiến thức vào
tình huống mới đã có sự phát triển của tƣ duy, khi tƣ duy phát triển sẽ hình thành kĩ thuật

để giải quyết các tình huống mới có hiệu quả.
1.1.3. Đặc điểm so sánh
Khi so sánh tìm sự giống nhau hay khác nhau của các sự vật, hiện tƣợng hay các đối
tƣợng phải chú ý các đặc điểm sau:
- Nêu định nghĩa đối tƣợng cần so sánh.
- Phân tích, xác định dấu hiệu bản chất của mỗi đối tƣợng so sánh.
- Xác định những điểm giống nhau và khác nhau.
- Khái quát những dấu hiệu quan trọng về điểm giống nhau và khác nhau của đối
tƣợng so sánh.
- Nếu có thể thì nêu rõ ngun nhân của sự giống và khác nhau đó, rút ra kết luận.
Ví dụ 1: Khi so sánh liên kết kim loại và liên kết ion.
Muốn so sánh hai loại liên kết này thì đầu tiên học sinh phải nêu đƣợc khái niệm về
liên kết kim loại và liên kết ion.
- Liên kết kim loại là liên kết đƣợc hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại
trong mạng tinh thể với sự tham gia của các electron tự do.
- Liên kết ion là liên kết đƣợc tạo thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện
tích trái dấu (cation và anion).
7


Sau khi nêu đƣợc khái niệm thì học sinh phải xác định đƣợc bản chất của 2 loại liên
kết. Bản chất của liên kết kim loại là lực hút tĩnh điện giữa các ion dƣơng (cation) và các
electron tự do. Bản chất của liên kết ion là lực hút tĩnh điện giữa các ion dƣơng (cation)
và ion âm (anion).
Từ khái niệm và bản chất học sinh rút ra đƣợc những điểm giống nhau và khác nhau
của 2 loại liên kết này.
Liên kết kim loại
Giống nhau

Khác nhau


Liên kết ion

Đều đƣợc hình thành từ lực hút tĩnh điện giữa các phần tử tích
điện trái dấu.
Các phần tử tích điện trái dấu Các phần tử tích điện trái dấu
là ion dƣơng và electron tự là ion dƣơng và ion âm.
do.

- Nguyên nhân dẫn đến những điểm khác nhau đó chính là do cách thức hình thành
liên kết.
Ví dụ 2: So sánh tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử, tinh thể kim
loại.
Muốn so sánh các loại tinh thể thì học sinh phải nêu đƣợc khái niệm về tinh thể,
tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử, tinh thể kim loại.
- Tinh thể đƣợc cấu tạo từ những ion, nguyên tử hoặc phân tử. Các hạt này đƣợc sắp
xếp một cách đều đặn và tuần hoàn theo một trật tự nhất định trong khơng gian hình
thành mạng tinh thể.
- Tinh thể ion đƣợc tạo thành từ những ion mang điện tích trái dấu (cation và
anion).
- Tinh thể nguyên tử đƣợc tạo thành từ các nguyên tử.
- Tinh thể phân tử đƣợc tạo thành từ các phân tử.
- Tinh thể kim loại đƣợc tạo thành từ những ion, nguyên tử kim loại và các electron
tự do.
Sau khi nêu đƣợc khái niệm, học sinh bắt đầu phân tích bản chất lực liên kết của
từng kiểu mạng tinh thể. Lực liên kết trong tinh thể ion có bản chất tĩnh điện, lực liên kết
trong tinh thể nguyên tử có bản chất cộng hóa trị, lực liên kết trong tinh thể phân tử là lực
tƣơng tác giữa các phân tử, lực liên kết trong tinh thể kim loại có bản chất tính điện.
Từ những khái niệm và bản chất của từng loại tinh thể học sinh bắt đầu phân tích,
so sánh, đối chiếu và xác định những điểm giống nhau và khác nhau. Dựa vào những

điểm giống và khác nhau đó để giải thích các đặc tính và lấy ví dụ minh họa.

8


Tinh thể ion

Khái
niệm

Lực
liên
kết

Đặc
tính

Ví dụ

Tinh thể

Tinh thể

Tinh thể

nguyên tử

phân tử

kim loại


Tinh thể đƣợc Tinh thể đƣợc Tinh thể đƣợc Tinh thể đƣợc hình
hình thành từ hình thành từ hình thành từ thành từ những ion,
những
ion các nguyên tử.
các phân tử.
nguyên tử kim loại
mang điện tích
trái dấu (cation
và anion).

và các electron tự
do.

Bản chất tĩnh Bản chất cộng Bản chất cộng Bản chất tĩnh điện.
điện
hóa trị
hóa trị
- Bền.
- Khó nóng

- Nhiệt độ nóng - Ít bền.
chảy và nhiệt - Độ cứng nhỏ.

chảy.
- Khó bay hơi

độ sơi cao.

- Ánh kim.

- Dẻo.

- Nhiệt độ nóng - Dẫn điện, dẫn
chảy và nhiệt nhiệt tốt.
độ sôi thấp.

Tinh thể NaCl, Tinh thể kim Tinh thể: iot, Tinh thể: Mg, Al,
KCl, MgCl2

cƣơng, silic...

nƣớc đá...

Fe..

Trong dạy học bộ mơn hóa học thƣờng dùng hai cách so sánh đó là: so sánh tuần tự
và so sánh đối chiếu.
- So sánh tuần tự: là phép so sánh mà trong khi truyền thụ kiến thức mới, ngƣời ta
so sánh với những kiến thức đã học trƣớc đó để dễ tiếp thu và hiểu sâu kiến thức. Tức là
nghiên cứu xong từng đối tƣợng rồi so sánh với nhau, thƣờng áp dụng cho những trƣờng
hợp đối tƣợng giống nhau. Chẳng hạn sau khi nghiên cứu xong kim loại nhôm, tiến hành
nghiên cứu kim loại sắt, và sau đó so sánh với nhơm; học xong metan rồi học etilen và
so sánh vớ metan; học xong nhóm halogen rồi học nhóm oxi – lƣu huỳnh [14, tr.31].
- So sánh đối chiếu: là phép so sánh những mặt đối lập của các kiến thức và các khái
niệm để làm sáng tỏ hơn nội dung của chúng. Chẳng hạn so sánh axit và bazơ, oxit axit và
oxit bazơ, chất tinh khiết và hỗn hợp, hiện tƣợng vật lý và hiện tƣợng hóa học [14, tr.31].
1.2. Kĩ thuật so sánh trong dạy học
1.2.1. Nguyên tắc so sánh trong dạy học
- Đƣa ra đƣợc những điểm giống nhau và khác nhau giữa các sự vật, hiện tƣợng,
giữa các chất với nhau.

- Đối tƣợng so sánh: ít nhất là 2 đối tƣợng, giữa các đối tƣợng này ít nhất phải có
một mối liên hệ nào đó. Khi so sánh phải đặt các đối tƣợng trong cùng một mơi trƣờng,
điều kiện, hồn cảnh cụ thể [18, tr.28].

9


Ví dụ 1: Khi so sánh tính chất hóa học của đơn chất oxi và lƣu huỳnh. Cần rút ra
đƣợc những điểm giống nhau và khác nhau về tính chất hóa học của oxi và lƣu huỳnh
* Giống nhau: Có tính oxi hóa mạnh.
* Khác nhau: Oxi có tính oxi hóa mạnh hơn lƣu huỳnh, lƣu huỳnh ngồi tính oxi
hóa mạnh cịn có tính khử.
Ở đây đối tƣợng so sánh là O2 và S. Hai nguyên tố O và S đều thuộc nhóm VIA
trong bảng tuần hồn là những phi kim. Cụ thể là so sánh về tính chất hóa học của oxi và
lƣu huỳnh.
Ví dụ 2: Khi so sánh tính chất hóa học của đơn chất flo và clo (đây là 2 đơn chất
của halogen thuộc nhóm VIIA). Cần rút ra đƣợc điểm giống nhau và khác nhau.
* Giống nhau: Có tính oxi hóa mạnh.
* Khác nhau: Flo có tính oxi hóa mạnh hơn clo, clo ngồi tính oxi hóa mạnh cịn có
tính khử.
1.2.2. Các cấp độ so sánh trong dạy học
- So sánh ở mức độ nhận biết: so sánh các dấu hiệu bên ngoài, những đặc điểm, hiện
tƣợng có thể quan sát bằng mắt thƣờng.
Ví dụ 1: Khi nghiên cứu về tính chất vật lí của các đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2,
I2). Thông qua quan sát bằng mắt thƣờng học sinh sẽ so sánh đƣợc trạng thái và màu sắc
của các đơn chất halogen.
Đơn chất
halogen

F2


Cl2

Br2

I2

Trạng thái

khí

khí

lỏng

rắn

lục nhạt

vàng lục

nâu đỏ

đen tím

Màu sắc

Ví dụ 2: Khi nghiên cứu tính chất vật lí của đơn chất oxi và lƣu huỳnh. Thông quan
quan sát bằng mắt thƣờng học sinh sẽ so sánh đƣợc trạng thái, màu sắc và tính tan.
Đơn chất


O2

S

Trạng thái

Khí

Rắn

Màu sắc

Khơng màu

Màu vàng

Tính tan

Tan ít

Khơng tan

- So sánh các dấu hiệu bản chất: đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học của các chất…
Ví dụ 1: So sánh đặc điểm cấu tạo của H2O và H2S?
So sánh

H2O

H2S


O

S

Công thức cấu tạo
H

Trạng thái lai hóa của
nguyên tử O và S

H

H

sp3

10

H


So sánh
Góc liên kết

H2O

H2S

HOH =105o


HSH =92o

chứa 2 liên kết 

Các loại liên kết

µ = 1,84 D

Độ phân cực (µ)

µ = 0,93 D
Góc

Cấu trúc
Số oxi hóa của O, S

-2
O = 3,44 > S = 2,58 > H = 2,20

Độ âm điện (  )

→ liên kết O – H phân cực về phía O,
liên kết S – H phân cực về phía S

Ví dụ 2: So sánh tính chất hóa học của SO2 và CO2.
SO2

Giống nhau


CO2

- Có đầy đủ tính chất của oxit axit đó là:
+ Tan trong nƣớc tạo thành dung dịch axit yếu.
+ Tác dụng với bazơ.
+ Tác dụng với oxit bazơ.
- Có tính oxi hóa:
0

t
CO2 + 2Mg 
 2MgO + C
0

t
SO2 + 2Mg 
 2MgO + S

Khác nhau

- Có tính khử.

- Khơng có tính khử.

SO2 + Br2 + 2H2O  2HBr + H2SO4

1.2.3. Mối quan hệ so sánh và các hình thức tư duy khác
Theo M.N. Sacđacơp: “Tƣ duy là sự nhận thức khái quát gián tiếp các sự vật và hiện
tƣợng của hiện thực trong những dấu hiệu, những thuộc tính chung và bản chất của
chúng. Tƣ duy cũng là sự nhận thức sáng tạo những sự vật và hiện tƣợng mới, riêng lẽ

của hiện thực trên cơ sở những kiến thức khái quát hóa đã thu nhận đƣợc.
Vậy có thể nói: Tƣ duy là q trình tâm lý mà nhờ đó con ngƣời phản ánh đƣợc các
đối tƣợng và hiện tƣợng của hiện thực thông qua những dấu hiệu bản chất của chúng,
đồng thời con ngƣời vạch ra đƣợc những mối liên hệ khác nhau trong mỗi đối tƣợng, hiện
tƣợng và giữa các đối tƣợng, hiện tƣợng với nhau [11, tr.2]. Các thao tác tƣ duy bao
gồm: phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tƣợng hóa, khái qt hóa, cụ thể hóa.
- Phân tích là hoạt động tƣ duy tách các yếu tố bộ phận của sự vật và hiện tƣợng
nhằm mục đích nghiên cứu chúng một cách cây đủ, trọn vẹn theo một hƣớng nhất định
[5, tr. 31]. Ví dụ nhƣ khi phân tích kĩ cơng thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ thì HS sẽ dễ
dàng nắm vững tính chất hóa học của chất đó. Hoặc khi giải bài tập hóa học, việc phân
11


tích sâu sắc mọi khía cạnh có thể có của đề bài là cơ sở để giải đúng và đầy đủ mọi bài
tập hóa học.
- Tổng hợp là loạt động tƣ tuy kết hợp các bộ phận, yếu tố đã đƣợc phân tích để
nhận thức, để nắm đƣợc cái tồn bộ của sự vật, hiện tƣợng [5, tr.31]. Chẳng hạn khi
nghiên cứu tính chất của các nhóm ngun tố, chúng ta phải phân tích cấu hình electron,
đặc điểm cấu tạo và tính chất của từng nguyên tố cụ thể.
Kết quả quá trình nhận thức là mối quan hệ mật thiết giữa phân tích và tổng hợp. Sự
phân tích chi tiết, sâu sắc và phong phú là điều kiện quan trọng để tổng hợp những kiến
thức một cách chính xác, trọn vẹn. Ngƣợc lại, tổng hợp tạo tiền đề quan trọng cho sự
phân tích.
- So sánh là hoạt động tƣ duy thiết lập sự giống nhau và khác nhau giữa các sự vật,
hiện tƣợng và giữa những khái niệm phản ánh chúng [5, tr.31].
- Trừu tƣợng hóa là sự phản ánh bản chất cơ lập các dấu hiệu, thuộc tính bản chất.
Ví dụ khi tìm hiểu cấu tạo ngun tử và sự chuyển động của electron trong nguyên tử làm
tiền đề để thơng hiểu sự hình thành các liên kết hóa học…[5, tr.32].
- Khái quát hóa là bƣớc cần thiết của trừu tƣợng hóa. Một vật thể (chất, phản
ứng…) với đầy đủ các dấu hiệu bản chất và không bản chất, dấu hiệu chung và riêng.

Xác định thuộc tính bản chất và chung của một loại đối tƣợng, từ đó hình thành khái
niệm. Đó là khái quát hóa [5, tr.33].
- Cụ thể hóa là hoạt động tƣ duy tái sản sinh ra hiện tƣợng và đối tƣợng với các
thuộc tính bản chất của nó. Khi vận dụng định luật tuần hồn cho các chu kì khác nhau
cho thấy sự biến thiên tuần hồn khơng có ý nghĩa y ngun tính chấy của chu kì trƣớc
mà ln ln có sự phát triển một cách có cơ sở [5, tr.32].
Trong các thao tác tƣ duy thì so sánh là một trong những hình thức tƣ duy đầu tiên
và tự nhiên nhất của con ngƣời. Khi chúng ta còn là trẻ sơ sinh, một trong những khác
biệt đầu tiên chúng ta phải xác định là giữa mẹ và ngƣời khác. Tại sao chúng ta lại so
sánh? Điều gì làm cho so sánh trở nên đặc biệt? Câu trả lời nằm trong nghiên cứu của các
nhà giáo dục nổi tiếng Robert Marzano, Debra Pickering và Jane Pollock (2001). Bằng
cách tổng hợp các nghiên cứu có sẵn, Marzano, Pickering và Pollock đã phát hiện ra rằng
việc thu hút học sinh trong tƣ duy so sánh có ảnh hƣởng lớn đến thành tích của học
sinh. Hoặc là nghiên cứu của Marzano trong Nghệ thuật và Khoa học giảng dạy (2007)
đã xác nhận lại rằng việc yêu cầu sinh viên xác định những điểm tƣơng đồng và khác biệt
thơng qua phân tích so sánh dẫn đến những thành tựu của sinh viên [33].
Mặc dù so sánh là một hoạt động tự nhiên của tâm trí con ngƣời và rất cần thiết cho
việc dạy học; nhƣng hầu hết giáo viên và học sinh đều gặp khó khăn trong việc vận dụng
kĩ thuật so sánh. Để đạt hiệu quả khi vận dụng kĩ thuật so sánh tức là muốn thiết lập đƣợc
sự giống nhau và khác nhau thì so sánh phải kèm theo sự phân tích và tổng hợp.
12


Nhƣ vậy, so sánh không thể tách rời khỏi tƣ duy phân tích và tổng hợp. So sánh
khơng những giúp chúng ta phân biệt và chính xác hóa khái niệm mà cịn giúp hệ thống
hóa chúng lại.
Ví dụ: Khi chuyển từ nhóm nguyên tố này sang nhóm nguyên tố khác, bao giờ HS
cũng phải so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các nhóm cũng nhƣ giữa các nguyên
tố trong nhóm với nhau để khơng chỉ hiểu sâu sắc hơn mà còn nắm vững kiến thức một
cách hệ thống hơn. Chẳng hạn, khi học xong nhóm halogen và nhóm oxi, học sinh có thể

so sánh tính chất hóa học của clo và lƣu huỳnh. Để làm đƣợc điều này thì học sinh phải
sử dụng những kiến thức thu nhận đƣợc về hóa học của clo và lƣu huỳnh, sau đó phân
tích từng tính chất, tổng hợp lại những tính chất đó và kết hợp với so sánh, đối chiếu để
xác định điểm giống và khác nhau từ đó rút ra kết luận.
* Giống nhau:
- Có tính oxi hóa và tính khử.

13


* Khác nhau:
Lƣu huỳnh

Clo
Tính oxi hóa

- Clo có tính oxi hóa mạnh - Lƣu huỳnh có tính oxi hóa yếu hơn
hơn lƣu huỳnh
clo.
0

0

t
3Cl2 + 2Fe 
 2FeCl3

Tính khử

- Clo có tính khử yếu hơn

lƣu huỳnh.
0

0

t
Fe  S 
FeS

- Lƣu huỳnh có tính khử mạnh hơn clo.
0

t
S  O2 
 SO2

3 1

0

t
S  3F2 
 SF6

Cl2  3F2  2Cl F3

1.2.4. Nhận diện so sánh trong dạy học
- Các sự vật, hiện tƣợng hay những khái niệm phản ánh chúng muốn so sánh đƣợc
sự giống nhau và khác nhau thì các sự vật, hiện tƣợng hay những khái niệm phải xuất
hiện những đặc trƣng và giữa các đối tƣợng này ít nhất phải có một mối liên hệ nào đó.

Ví dụ 1: Khi nghiên cứu nhóm oxi, ta thấy oxi và lƣu huỳnh đều là những nguyên
tố thuộc nhóm oxi (VIA) nên chúng ta có thể so sánh oxi và lƣu huỳnh về đặc điểm cấu
tạo và tính chất hóa học nhƣ sau:
Cấu hình

Oxi

Lƣu huỳnh

1s22s22p4

1s22s22p63s23p4

3,44

2,58

electron
Độ âm điện

- Phi kim.
- Có tính oxi hóa mạnh.
Tính chất
hóa học

- Oxi thể hiện tính oxi hóa mạnh - Lƣu huỳnh thể hiện tính oxi
hơn lƣu huỳnh.
hóa yếu hơn oxi.
Fe + S  FeS
- Lƣu huỳnh ngồi tính oxi hóa

cịn thể hiện tính khử .
t0

0

t
2O2  3Fe 
Fe3O4

0

t
S  O2 
 SO2

Ví dụ 2: Khi học về các đơn chất của oxi. Ta thấy O2 và O3 đều là những đơn chất
của oxi nên ta có thể so sánh tính chất hóa học của oxi (O2) và ozon (O3) nhƣ sau:
* Giống nhau: đều thể hiện tính oxi hóa.
* Khác nhau:
+ Tính bền: Phân tử O2 bền với nhiệt, phân tử O3 không bền, tự phân hủy thành O2
ở nồng độ cao hoặc khi có xúc tác, tia tử ngoại hay trên 2500C: 3O2
+ Tính oxi hóa của O3 rất mạnh và mạnh hơn O2:
14

2O3 .


So sánh
Tác dụng với Ag (ở
điều kiện thƣờng).

Tác dụng với dung
dịch KI (hồ tinh bột)

O2

O3

Không

2Ag  O3  Ag 2 O  O2

Không

2K I + O3 + H2O  2KOH + I 2 + O2

0

-1

0

1 2

0

-2

0

Vì trong phân tử O3 có một nguyên tử O ở bậc oxi hóa +4 nên phân tử kém bền. Do

đó O3 thể hiện tính oxi hóa mãnh liệt hơn oxi.
1.3. Thực trạng của việc vận dụng kĩ thuật so sánh trong dạy học hóa học ở trƣờng
THPT
1.3.1. Mục đích điều tra
Để nắm đƣợc những thông tin cơ sở tiến hành thực hiện đề tài, chúng tơi tiến hành
điều tra nhằm mục đích khảo sát thực trạng việc vận dụng kĩ thuật so sánh trong dạy và
học mơn hố học ở trƣờng THPT.
1.3.2. Nội dung điều tra
Để có đƣợc thơng tin ban đầu làm cơ sở nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã tiến hành
điều tra thu thập những thông tin sau:
- Thực trạng vận dụng kĩ thuật so sánh trong dạy học hóa học trung học phổ thơng.
- Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn khi vận dụng kĩ thuật so sánh trong dạy và
học hố học.
- Khảo sát tính thƣờng xun vận dụng kĩ thuật so sánh trong dạy học hóa học trung
học phổ thơng.
- Tìm hiểu về tinh thần, thái độ của học sinh khi học các tiết dạy có vận dụng kĩ
thuật so sánh.
1.3.3. Đối tượng và địa bàn điều tra
1.3.3.1. Đối tượng
Chúng tôi tiến hành điều tra việc vận dụng kĩ thuật so sánh trong dạy học hóa học
của một số giáo viên thuộc các trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
1.3.3.2. Địa bàn điều tra.
Chúng tơi tiến hành điều tra việc vận dụng kĩ thuật so sánh trong dạy học hóa học
của 23 giáo viên thuộc 12 trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Bảng 1.1. GV các trường THPT tham gia điều tra
STT

Tên trƣờng

Số lƣợng GV


1

THCS & THPT Dƣơng Văn An

1

2

THPT Trần Hƣng Đạo

6

3

THPT Lê Quý Đôn

2

4

THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

1

5

THPT Hoàng Hoa Thám

1

15


STT

Tên trƣờng

Số lƣợng GV

6

THPT Nguyễn Chí Thanh

1

7

THPT Lệ Thủy

5

8

THPT Kỹ Thuật Lệ Thủy

1

9

THPT Đào Duy Từ


2

10

THPT Nguyễn Trãi

1

11

THPT Quang Trung

1

12

THPT Hồng Hoa Thám

1

1.3.4. Phương pháp điều tra
Chúng tơi sử dụng các phƣơng pháp điều tra sau:
- Phƣơng pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến GV giảng dạy.
- Phƣơng pháp điều tra: thu thập thông tin về việc vận dụng kĩ thuật so sánh trong
dạy học hóa học trung học phổ thơng qua phiếu điều tra, trao đổi và trị chuyện với GV
và HS.
1.3.5. Phân tích và đánh giá kết quả điều tra
Qua tìm hiểu, điều tra, nghiên cứu việc vận dụng kĩ thuật so sánh của giáo viên
trong dạy học hóa học cho thấy:

- Trong q trình dạy học, giáo viên đã vận dụng kĩ thuật so sánh nhƣng vẫn chƣa
thƣờng xuyên.

Hình 1.1. Biểu đồ mức độ thường xuyên vận dụng kĩ thuật so sánh trong dạy học
- Hầu hết việc vận dụng kĩ thuật trong dạy học có đem lại hiệu quả tốt trong việc
tiếp thu kiến thức của học sinh.

16


Hình 1.2. Biểu đồ tính hiệu quả của việc vận dụng kĩ thuật so sánh trong dạy học
- Hầu hết kĩ thuật so sánh chỉ đƣợc giáo viên vận dụng trong hầu hết các bài, tuy
nhiên nhiều nhất trong các tiết ơn tập cịn khi truyền đạt kiến thức mới và trong thực hành
cịn ít.

Hình 1.3. Biểu đồ vận dụng kĩ thuật so sánh khi giảng dạy các loại hình kiến thức
- Trong bài học giáo viên thƣờng vận dụng kĩ thuật so sánh khi giảng dạy phần tính
chất hóa học, một số ít trong phần cấu tạo chất, phần bài tập cịn phần tính chất vật lí,
phần ứng dụng và điều chế thì khơng.

17


×