Tải bản đầy đủ (.pdf) (400 trang)

Giáo trình kế toán ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 400 trang )

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
ThS. Nguyễn Văn Lộc
PGS. TS. Hà Minh Sơn

GIÁO TRÌNH

KẾ TỐN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
(Tái bản lần thứ ba, có chỉnh sửa, bổ sung)

NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH

1



2


LỜI NĨI ĐẦU
(Tái bản lần thứ ba, có chỉnh sửa, bổ sung)

Giáo trình “Kế tốn ngân hàng thương mại” được biên
soạn năm 2007 đã đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương
trình giảng dạy, phù hợp với mục tiêu đào tạo của Học viện Tài
chính trong thời gian qua. Giáo trình được kết cấu thành 9
chương đã thể hiện được những nội dung cơ bản về kế toán ngân

hàng thương mại. Trong lần tái bản này, giáo trình được sửa
chữa, bổ sung những nội dung mới, cập nhật chế độ kế toán và
nghiệp vụ mới trong các ngân hàng thương mại nhằm đáp ứng
yêu cầu ngày càng cao của công tác giảng dạy, học tập trong Học
viện, đồng thời đây cũng là tài liệu thiết thực đối với các nhà
khoa học, nhà quản lý kinh tế và những người quan tâm đến lĩnh
vực kế toán ngân hàng thương mại.
Giáo trình “Kế tốn ngân hàng thương mại” do tập thể
tác giả là các nhà khoa học, các giảng viên có nhiều kinh nghiệm
biên soạn gồm:
- ThS Nguyễn Văn Lộc - Nguyên phó trưởng khoa Ngân
hàng - Bảo hiểm, nguyên trưởng bộ môn Nghiệp vụ Ngân hàng

đồng chủ biên và biên soạn chương 1;
- PGS,TS Hà Minh Sơn - Giảng viên cao cấp, phó trưởng
bộ mơn Nghiệp vụ Ngân hàng, đồng chủ biên và trực tiếp biên
soạn chương 2, 3, 5, 8, 9;
- ThS Vũ Thị Thúy Hường - Trường Đại học Tài chính
Ngân hàng Hà nội, biên soạn chương 4, 6, 7;

3


Ngồi ra cịn có sự tham gia chỉnh sửa phục vụ tái bản lần
3 có PGS,TS Hà Minh Sơn, TS Trần Thị Lân, TS Trần Thị Việt

Thạch, TS Ngô Đức Tiến, và ThS, NCS Nguyễn Thùy Linh
nhằm chỉnh sửa, bổ sung các nội dung mới, cập nhật chế độ kế
toán và nghiệp vụ mới trong ngân hàng thương mại.
Trong quá trình biên soạn và chỉnh sửa, bổ sung giáo trình
này, tập thể tác giả đã hết sức cố gắng nghiên cứu văn bản, tài
liệu và các chế độ tài chính, kế tốn có liên quan để hồn thành
cuốn sách với chất lượng cao nhất. Tuy nhiên, do thời gian hạn
chế và chế độ chính sách về kế tốn ngân hàng cịn có nhiều thay
đổi và hồn thiện nên cuốn sách chắc chắn khó tránh khỏi những
khiếm khuyết nhất định. Tập thể tác giả và Bộ môn Nghiệp vụ
Ngân hàng mong muốn và xin trân trọng cảm ơn sự góp ý, bổ
sung của các nhà khoa học và ban đọc để cuốn sách được hoàn

thiện hơn trong lần xuất bản sau.
Học viện Tài chính và tập thể tác giả chân thành cảm ơn
các nhà khoa học trong và ngoài Học viện gồm: PGS.TS Nguyễn
Thị Mùi, TS Nguyễn Thị Thanh Hương, PGS.TS Lê Văn Luyện,
PGS.TS Đinh Xuân Hạng, PGS.TS Phạm Văn Đăng, PGS.TS
Nguyễn Vũ Việt, PGS.TS Trương Thị Thủy đã có nhiều ý kiến
đóng góp q báu trong q trình biên soạn, nghiệm thu và hồn
thiện, góp phần nâng cao chất lượng khoa học giáo trình này.

4



MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU…………………………………………………..3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TỐN NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI………………………………………………… 9
1.1. Một số vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng thương mại... 9
1.2. Chứng từ kế toán ngân hàng thương mại…………... 12
1.3. Tài khoản và hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng
thương mại………………………………………………. 16
1.4. Tổ chức bộ máy kế toán ngân hàng thương mại…… 65
1.5. Các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán áp dụng trong kế
toán ngân hàng thương mại……………………………... 70
CHƯƠNG 2. KẾ TOÁN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI………………………………………. 75
2.1. Khái quát về nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng
thương mại………………………………………………. 75
2.2. Nguyên tắc ghi nhận chi phí trả lãi trong kế toán vốn
huy động của ngân hàng thương mại……………………. 77
2.3. Chứng từ và tài khoản kế toán……………………… 78
2.4. Kế toán vốn huy động của ngân hàng thương mại…. 83
2.5. Công bố thông tin về vốn huy động trên báo cáo tài
chính của ngân hàng thương mại……………………….. 93
CHƯƠNG 3. KẾ TỐN NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI………………………………. 97


5


3.1. Khái quát về nghiệp vụ cấp tín dụng và kế tốn nghiệp
vụ cấp tín dụng của ngân hàng thương mại…………….. 97
3.2. Nguyên tắc hạch toán lãi trong nghiệp vụ cấp tín dụng
của ngân hàng thương mại……………………………….99
3.3. Chứng từ và tài khoản kế tốn……………………..100
3.4. Kế tốn nghiệp vụ cấp tín dụng của ngân hàng thương
mại……………………………………………………... 107
3.5. Kế tốn trích lập, sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng và
xử lý tài sản đảm bảo …………………………………. 115

3.6. Công bố thông tin về hoạt động tín dụng trên báo cáo
tài chính………………………………………………... 121
CHƯƠNG 4. KẾ TOÁN VỐN ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH
CHỨNG KHOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI….. 123
4.1. Khái quát về các khoản đầu tư và kinh doanh chứng
khoán của ngân hàng thương mại……………………… 123
4.2. Kế toán vốn đầu tư và kinh doanh chứng khốn….. 126
4.3. Cơng bố thơng tin về các khoản đầu tư và kinh doanh
chứng khoán trên báo cáo tài chính……………………. 139
CHƯƠNG 5. KẾ TỐN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸ VÀ
THANH TỐN QUA NGÂN HÀNG………………………. 141
5.1. Kế tốn nghiệp vụ ngân quỹ………………………. 141

5.2. Kế toán nghiệp vụ thanh toán của ngân hàng thương
mại……………………………………………………... 152
5.3. Kế toán thanh toán liên ngân hàng………………... 167
CHƯƠNG 6. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI
TỆ VÀ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI……………………………………………… 189
6.1. Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ…………… 189
6


6.2. Kế toán thanh toán quốc tế……………………….. 212
CHƯƠNG 7. KẾ TỐN THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ

KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI…….. 221
7.1. Khái quát các khoản thu nhập, chi phí của ngân hàng
thương mại…………………………………………….. 221
7.2. Kế tốn thu nhập, chi phí và xác định kết quả kinh
doanh của ngân hàng thương mại……………………… 223
7.3. Kế tốn chi phí thuế của ngân hàng thương mại….. 228
7.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi
nhuận của ngân hàng thương mại……………………… 231
CHƯƠNG 8. KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU, TÀI SẢN CỐ
ĐỊNH - CÔNG CỤ DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI……………………………………... 237
8.1. Kế toán vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại… 237

8.2. Kế tốn tài sản cố định và cơng cụ dụng cụ………. 246
CHƯƠNG 9. BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI……………………………………………… 265
9.1. Những vấn đề cơ bản về lập và trình bày báo cáo tài
chính của ngân hàng thương mại……………………….265
9.2. Hệ thống báo cáo tài chính của ngân hàng thương
mại…………………………………………………….. 270
PHỤ LỤC……………………………………………………. 387
Bảng ký hiệu các loại tiền tệ của các nước trên thế giới… 387
Danh mục chữ viết tắt…………………………………. 396
Danh mục tài liệu tham khảo………………………….. 397


7


8


Chương 1

TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1. Khái niệm
Kế tốn là cơng cụ phục vụ quản lý kinh tế, gắn liền với
hoạt động quản lý và xuất hiện cùng với sự hình thành đời sống
kinh tế xã hội loài người. Cùng với sự phát triển của xã hội loài
người và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, kế tốn - một mơn
khoa học cũng đã có sự thay đổi, phát triển khơng ngừng về nội
dung, phương pháp,… Theo Luật Kế tốn Việt Nam thì: “Kế
tốn là việc thu thập, xử lí, kiểm tra, phân tích và cung cấp các
thơng tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời
gian lao động”.
Dựa vào các tiêu thức khác nhau, kế tốn có thể được
phân loại thành các loại khác nhau. Theo Điều 9, Luật Kế toán:

“Kế toán ở đơn vị kế toán gồm kế tốn tài chính và kế tốn quản
trị. Khi thực hiện cơng việc kế tốn tài chính và kế tốn quản trị,
đơn vị kế toán phải thực hiện kế toán tổng hợp và kế toán chi
tiết” như sau:
- Kế toán tổng hợp phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung
cấp thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị
kế tốn. Kế tốn tổng hợp sử dụng đơn vị tiền tệ để phản ánh
tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình và kết quả
hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. Kế toán tổng hợp
9



được thực hiện trên cơ sở các thông tin, số liệu của kế toán chi
tiết;
- Kế toán chi tiết phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung
cấp thông tin chi tiết bằng đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đơn
vị thời gian lao động theo từng đối tượng kế toán cụ thể trong
đơn vị kế toán. Kế toán chi tiết minh họa cho kế toán tổng hợp.
Số liệu kế toán chi tiết phải khớp đúng với số liệu kế toán tổng
hợp trong một kỳ kế toán.
Với NHTM - là loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kế tốn
có vai trị và vị trí quan trọng trong tồn bộ q trình kinh doanh
của ngân hàng và là cơng cụ quản lý hữu hiệu nhằm đảm bảo an
toàn cho tài sản của NHTM và của tồn xã hội. Kế tốn NHTM

là công cụ quản lý của NHTM, là khoa học thu nhận, xử lý và
cung cấp thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản, các hoạt
động kinh tế, tài chính trong NHTM, nhằm kiểm tra, giám sát
tồn bộ hoạt động kinh tế, tài chính của NHTM. Kế tốn tại đơn
vị NHTM gồm Kế tốn tài chính và kế tốn quản trị.
Kế tốn tài chính trong NHTM là việc thu thập, xử lý,
kiểm tra, phân tích và cung cấp các thơng tin kinh tế, tài chính
thơng qua các báo cáo tài chính cho các dối tượng có nhu cầu sử
dụng thơng tin của ngân hàng.
Kế tốn quản trị trong NHTM là việc thu thập, xử lý,
phân tích và cung cấp thơng tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu
quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ ngân hàng.

1.1.2. Đối tượng kế toán ngân hàng thương mại
Đối tượng của kế toán NHTM là vốn và sự vận động của
vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM, gồm:
- Tài sản;
- Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;

10


- Doanh thu, chi phí kinh doanh, thu nhập và chi phí khác;
- Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước;
- Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh;

- Các khoản thanh tốn trong và ngồi đơn vị kế toán;
- Các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả, các cam kết khác
có liên quan đến NHTM
1.1.3. Đặc điểm của kế toán ngân hàng thương mại
NHTM cũng là một loại hình doanh nghiệp, vì vậy kế
tốn trong NHTM cũng tuân thủ những nguyên lý, nguyên tắc kế
toán nói chung. Tuy nhiên, do đặc thù hoạt động của ngân hàng một trung gian tài chính trong nền kinh tế, kế tốn ngân hàng
thương mại có những đặc điểm riêng đó là:
- Kế tốn NHTM sử dụng tiền tệ làm đơn vị đo lường
chủ yếu
- Kế tốn NHTM có tính giao dịch và xử lý nghiệp vụ
ngân hàng: kế toán ngân hàng tiến hành đồng thời giữa kiểm

soát, xử lý nghiệp vụ và ghi sổ sách kế toán khi có nghiệp vụ
phát sinh.
- Kế tốn ngân hàng có tính chính xác và kịp thời rất cao
xuất phát từ yêu cầu quản lí của bản thân ngân hàng và yêu cầu
quản lý của nền kinh tế. Hàng ngày, kế toán ngân hàng phải lập
bảng cân đối tài khoản ngày (còn gọi là bảng cân đối kiểm tra)
- Đối tượng của kế tốn NHTM có mối quan hệ chặt chẽ
với đối tượng kế toán của các đơn vị khác trong nền kinh tế quốc
dân thông qua các quan hệ tiền gửi, tiền vay, quan hệ trung gian
thanh toán.
- Kế toán NHTM có tính tập trung và thống nhất cao giữa
Hội sở chính và chi nhánh nhằm phục vụ cho yêu cầu hạch tốn

tồn ngành.

11


1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán ngân hàng thương mại.
Là cơng cụ quản lí kinh tế - tài chính quan trọng, kế tốn
ngân hàng có các nhiệm vụ sau:
- Thu thập, xử lý, ghi chép, hạch toán kịp thời, đầy đủ và
chính xác các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh tại ngân hàng
theo đúng chế độ, chuẩn mực kế tốn.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ q trình sử dụng tài sản của

bản thân ngân hàng và của tồn xã hội thơng qua các khâu kiểm
sốt của kế tốn, góp phần tăng kỷ luật tài chính, củng cố chế độ
hạch tốn kinh tế trong ngân hàng và tồn bộ nền kinh tế.
- Lập các báo cáo, cung cấp thông tin phục vụ công tác
chỉ đạo, quản lý của các cấp quản lý tại ngân hàng và phục vụ
việc hoạch định, thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.
- Tổ chức giao dịch phục vụ khách hàng
1.2. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của chứng từ kế toán ngân hàng
thương mại
Chứng từ kế toán ngân hàng thương mại là những giấy tờ
và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và

đã hồn thành làm căn cứ ghi sổ kế toán.
Cũng giống chứng từ kế toán của các đơn vị khác trong
nền kinh tế, chứng từ kế toán ngân hàng là cơ sở để ghi chép vào
tài khoản, sổ sách kế toán. Do vậy, chứng từ kế toán ngân hàng
có ảnh hưởng quyết định đến tính trung thực, chính xác và phù
hợp của thơng tin kế tốn, là cơng cụ quan trọng trong bảo vệ an
tồn tài sản của ngân hàng, của khách hàng; là căn cứ để kiểm
soát, kiểm toán và thanh tra.
12


1.2.2. Lập chứng từ kế toán ngân hàng thương mại

- Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến
hoạt động của ngân hàng đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng
từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài
chính.
- Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp
thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu: mẫu do NHNN
quy định hay do chính NHTM quy định.
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế
tốn khơng được viết tắt, khơng được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết
phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt
quãng, chỗ trống phải gạch chéo; chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa
đều khơng có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai

vào mẫu chứng từ kế tốn thì phải huỷ bỏ bằng cách gạch chéo
vào chứng từ viết sai.
- Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định.
Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ
kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau. Đối với
chứng từ lập để giao dịch với tổ chức, cá nhân bên ngoài đơn vị kế
tốn thì liên gửi cho bên ngồi phải có dấu của đơn vị kế tốn.
Các chứng từ phải có đầy đủ chữ kí và dấu (nếu có) theo
qui định. Các chữ kí phải được kí trực tiếp trên các liên chứng
từ. Chứng từ điện tử phải có chữ kí điện tử theo qui định. Chứng
từ điện tử sau khi xử lí phải được in ra giấy.
- Các chứng từ tiền mặt: ngày in trên chứng từ phải là

ngày thực tế ngân hàng thu hoặc chi tiền
1.2.3. Kiểm soát chứng từ kế toán ngân hàng thương mại.
Kiểm soát chứng từ kế toán ngân hàng là việc kiểm tra lại
các yếu tố trên chứng từ nhằm đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp
của chứng từ và của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
13


Kiểm soát chứng từ kế toán ngân hàng bao gồm: kiểm
soát trước và kiểm soát sau:
* Kiểm soát trước: do các nhân viên giao dịch thực hiện
khi tiếp nhận chứng từ của khách hàng. Nội dung kiểm soát:

- Xem chứng từ có lập đúng ngun tắc hay khơng?
- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh phản ánh trên chứng từ
- Kiểm soát số dư tài khoản của khách hàng
* Kiểm soát sau (hậu kiểm): do các kiểm soát viên thực
hiện sau khi chứng từ đã được giao dịch viên kiểm soát và xử lý.
Nội dung kiểm sốt:
- Kiểm sốt tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ
- Kiểm soát cách xử lý của giao dịch viên
- Kiểm soát việc chấp hành tuân thủ qui chế nội bộ
1.2.4. Luân chuyển chứng từ
Các ngân hàng phải có quy định và thơng báo cho khách

hàng biết về thời gian giao dịch với khách hàng, nhận chứng từ
trong ngày làm việc của ngân hàng. Tất cả các chứng từ kế toán
nhận được trong giờ giao dịch, ngân hàng phải xử lý hạch toán
hết trong ngày (trừ trường hợp sự cố kỹ thuật hoặc lý do khách
quan khác). Trường hợp đặc biệt có nhận chứng từ sau giờ giao
dịch thì được xử lý hạch tốn vào ngày làm việc tiếp theo.
Thủ tục giao nhận, trình tự và thời gian luân chuyển
chứng từ kế toán tại ngân hàng do Tổng Giám đốc (Giám đốc)
ngân hàng quy định nhưng phải thực hiện đầy đủ các bước: tiếp
nhận chứng từ của khách hàng hoặc lập chứng từ (nếu là nghiệp
vụ phát sinh của ngân hàng); kiểm soát chứng từ; thực hiện thu,
chi tiền mặt, xuất, nhập tài sản, hạch toán và thanh toán theo các


14


quy định cụ thể cho từng nghiệp vụ; tổng hợp các chứng từ phát
sinh trong ngày; sắp xếp, đóng, bảo quản và lưu trữ.
Khi tổ chức luân chuyển chứng từ phải đảm bảo nguyên
tắc:
- Đối với chứng từ liên quan đến việc nộp và lĩnh tiền
mặt: nếu là chứng từ nộp tiền mặt thì ngân hàng phải thu đủ tiền
mới ghi sổ kế toán; nếu là chứng từ lĩnh tiền mặt thì ngân hàng
phải ghi sổ kế tốn trước sau đó mới chi trả tiền.

- Đối với các chứng từ dùng trong thanh tốn khơng dùng
tiền mặt (chuyển khoản) thì chỉ ghi Có vào tài khoản của người
thụ hưởng khi tài khoản của người trả tiền có đủ khả năng thanh
tốn (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).
- Chứng từ luân chuyển giữa các bộ phận trong đơn vị
ngân hàng do ngân hàng tự tổ chức luân chuyển, khơng ln
chuyển qua tay khách hàng. Chứng từ thanh tốn ra khác ngân
hàng như chuyển tiền, thanh toán bù trừ,… thì luân chuyển qua
mạng nội bộ, mạng liên ngân hàng, bưu điện hoặc giao nhận
chứng từ trực tiếp giữa các ngân hàng có liên quan.
1.2.5. Bảo quản, lưu trữ chứng từ kế toán ngân hàng thương
mại.

Các chứng từ kế toán ngân hàng, sau khi đã thực hiện
phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và hồn thành
và được dùng làm căn cứ pháp lý để hạch toán, ghi chép sổ sách,
sẽ được phân loại, sắp xếp và bảo quản theo quy định
Hiện nay, chế độ lưu trữ chứng từ kế toán NHTM được
thực hiện theo Quyết định số 1913/2005/QĐ-NHNN của Thống
đốc NHNN Việt Nam. Trong đó có quy định cụ thể thời gian lưu
trữ đối với từng nhóm chứng từ; thời điểm lưu trữ tài liệu chứng
từ kế toán; trách nhiệm của tổ chức cá nhân đối với việc lưu trữ
tài liệu chứng từ kế toán,…

15



1.3. TÀI KHOẢN VÀ HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.1. Tài khoản kế toán ngân hàng thương mại.
1.3.1.1. Khái niệm
Tài khoản kế toán là một phương pháp kế tốn dùng để
phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát
sinh theo nội dung kinh tế.
Mỗi tài khoản kế toán ngân hàng là phương tiện để lưu trữ
cho một loại số liệu kế toán riêng, phản ánh tình hình tăng, giảm
và hiện có của từng khoản mục trên bảng cân đối kế toán và các

khoản doanh thu (thu nhập), chi phí của ngân hàng, bên cạnh đó
cịn phản ảnh các tài sản ngân hàng quản lí nhưng khơng có
quyền sở hữu, hoặc các cam kết đưa ra nhưng chưa thực hiện,…
1.3.1.2. Phân loại tài khoản kế toán ngân hàng thương mại
- Theo nội dung kinh tế và kết cấu của tài khoản:
+ Tài khoản phản ánh nguồn vốn: là các tài khoản phản
ánh nguồn vốn của ngân hàng, ln có số dư Có
+ Tài khoản phản ánh tài sản: phản ánh nghiệp vụ sử dụng
vốn của ngân hàng, ln có số dư bên Nợ
+ TK vừa phản ánh tài sản, vừa phản ánh nguồn vốn: là
loại tài khoản có lúc dư Nợ, có lúc dư Có, hoặc cùng một lúc vừa
tồn tại dư Nợ, vừa tồn tại dư Có

- Theo mức độ bao quát (tổng hợp):
+ Tài khoản tổng hợp: dùng để phản ánh các chỉ tiêu tổng
hợp
+ Tài khoản chi tiết: phản ánh cụ thể, chi tiết từng đối
tượng, nghiệp vụ cụ thể. Đối với nhóm tài khoản giao dịch thì tài
khoản chi tiết dùng để phản ánh hoạt động tiền gửi, tiền vay của
từng khách hàng có quan hệ với ngân hàng. Đối với nhóm tài
16


khoản nội bộ thì tài khoản chi tiết sử dụng để phản ánh chi tiết
từng loại tài sản, từng nghiệp vụ của NHTM.

- Căn cứ vào tính chất của tài khoản:
+ TK đơn tính: Là loại tài khoản chỉ có một loại số dư hoặc là dư Nợ, hoặc là dư Có
+ TK lưỡng tính: là loại tài khoản có lúc dư Nợ, có lúc dư
Có, hoặc tại một thời điểm vừa tồn tại dư Nợ, vừa tồn tại dư Có.
- Theo mối quan hệ với bảng cân đối kế toán:
+ TK nội bảng: là các tài khoản phản ánh các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh liên quan đến tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở
hữu. Các tài khoản sử dụng phương pháp ghi kép: Nợ - Có
+ TK ngoại bảng: phản ánh những tài sản không thuộc
quyền sở hữu (tài sản giữ hộ, tạm giữ,…), hoặc các nghiệp vụ
chưa tác động ngay đến nguồn vốn, tài sản của ngân hàng (các
cam kết, các hợp đồng, các chứng từ thanh toán, các giấy tờ, ấn

chỉ chưa sử dụng,…). Các tài khoản ngoại bảng áp dụng phương
pháp ghi sổ đơn: hoặc Nợ/ hoặc Có.
1.3.2. Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng thương mại
Hệ thống tài khoản kế toán NHTM là một tập hợp các tài
khoản kế toán mà ngân hàng sử dụng để phản ánh toàn bộ tài
sản, nguồn vốn và sự vận động của chúng trong quá trình hoạt
động kinh doanh của ngân hàng.
Hệ thống TK kế toán NHTM hiện hành được ban hành
theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/04/2004 và
Thơng tư số 10/2014/TT-NHNN ngày 20/3/2014, có hiệu lực từ
01/6/2014. Thông tư số 22/2017/TT-NHNN ngày 29 tháng 12
năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Hệ thống TKKT ban

hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN
Theo các văn bản này, hệ thống tài khoản của NHTM và
các tổ chức tín dụng khác có 9 loại. Trong đó, các tài khoản nội
17


bảng là các tài khoản từ loại 1 đến loại 8, cịn loại 9 là các tài
khoản ngồi bảng cân đối kế toán. Cụ thể;
- Loại 1: Vốn khả dụng và các khoản đầu tư
- Loại 2: Hoạt động tín dụng
- Loại 3: Tài sản cố định và các tài sản Có khác
- Loại 4: Các khoản phải trả

- Loại 5: Hoạt động thanh toán
- Loại 6: Nguồn vốn chủ sở hữu
- Loại 7: Thu nhập
- Loại 8: Chi phí
- Loại 9: Các tài khoản ngoại bảng
Các tài khoản kế tốn ngân hàng được bố trí theo hệ thống
số thập phân nhiều cấp, từ tài khoản cấp 1 đến tài khoản cấp 3, kí
hiệu từ 2 đến 4 chữ số:
- Tài khoản cấp 1 kí hiệu bằng 2 chữ số từ 10 đến 99. mỗi
loại tài khoản cấp 1 được bố trí tối đa 10 tài khoản cấp 2.
- Tài khoản cấp 2 kí hiệu bằng 3 chữ số, hai chữ số đầu
(từ trái sang phải) là số hiệu tài khoản cấp 1, số thứ 3 là số thứ tự

tài khoản cấp 2 trong tài khoản cấp 1, kí hiệu từ 1 đến 9.
- Tài khoản cấp 3 kí hiệu bằng 4 chữ số, ba số đầu (từ trái
sang phải) là số hiệu tài khoản cấp 2, số thứ 4 là số thứ tự tài
khoản cấp 3 trong tài khoản cấp 3, kí hiệu từ 1 đến 9.
Các tài khoản cấp 1, 2, 3 là những tài khoản tổng hợp do
NHNN quy định, trên cơ sở đó các NHTM có thể xây dựng tài
khoản đến cấp 4, cấp 5.
Tài khoản chi tiết (tiểu khoản) dùng để phản ánh chi tiết
các đối tượng hạch toán của tài khoản tổng hợp. Việc mở tài

18



khoản chi tiết được thực hiện theo quy định tại phần nội dung
hạch toán các tài khoản
Cách ghi số hiệu tài khoản chi tiết:
- Phần thứ nhất: số hiệu tài khoản tổng hợp và kí hiệu
tiền tệ
- Phần thứ hai: số thứ tự tiểu khoản trong tài khoản
tổng hợp
Nếu một tài khoản tổng hợp có dưới 10 tiểu khoản, số thứ
tự tiểu khoản được kí hiệu bằng một chữ số từ 1 đến 9.
Nếu một tài khoản tổng hợp có dưới 100 tiểu khoản, số
thứ tự tiểu khoản được kí hiệu bằng một chữ số từ 01 đến 99.

Nếu một tài khoản tổng hợp có dưới 1000 tiểu khoản, số
thứ tự tiểu khoản được kí hiệu bằng một chữ số từ 001 đến
999,….
Cấu trúc chung của một tài khoản kế tốn ngân hàng
như sau:
XXXX
Tài khoản cấp 3

XX.
Kí hiệu tiền tệ

XXXXXX

Số thứ tự tài khoản chi tiết

Ví dụ: TK4242.37.01234
4242 - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng ngoại tệ
37 - Kí hiệu tiền tệ (USD)
012345 - Số thứ tự tiểu khoản của tài khoản (khách hàng)
Trong quá trình hoạt động, các TCTD được mở thêm tài
khoản chi tiết theo yêu cầu quản lí nghiệp vụ khi cần thiết. Sau
đây, là hệ thống tài khoản kế toán NHTM Việt Nam theo các quy
định hiện hành.

19



SỐ HIỆU TÀI
KHOẢN
Cấp I

Cấp
II

Cấp
III


TÊN TÀI KHOẢN

Loại 1: Vốn khả dụng và các khoản đầu tư
10

Tiền mặt, chứng từ có giá trị ngoại tệ,
kim loại quý, đá quý
101

Tiền mặt bằng đồng Việt Nam
1011


Tiền mặt tại đơn vị

1012

Tiền mặt tại đơn vị hạch tốn báo số

1013

Tiền mặt khơng đủ tiêu chuẩn lưu
thơng chờ xử lý

1014


Tiền mặt tại máy ATM

1019

Tiền mặt đang vận chuyển

103

Tiền mặt ngoại tệ
1031


Ngoại tệ tại đơn vị

1032

Ngoại tệ tại đơn vị hạch toán báo sổ

1033

Ngoại tệ gửi đi nhờ tiêu thụ

1039


Ngoại tệ đang vận chuyển

104

20

Chứng từ có giá trị ngoại tệ
1041

Chứng từ có giá trị ngoại tệ tại đơn vị

1043


Chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nhờ
thu

1049

Chứng từ có giá trị ngoại tệ đang vận
chuyển


105


Kim loại quý, đá quý
1051

Vàng tại đơn vị

1052

Vàng tại đơn vị hạch tốn báo sổ

1053

Vàng đang mang đi gia cơng, chế tác


1054

Kim loại quý, đá quý đang vận chuyển

1058

Kim loại quý, đá quý khác

11

Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước

111

Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước bằng
đồng Việt Nam
1111

Tiền gửi phong tỏa

1113

Tiền gửi thanh toán


1116

Tiền ký quỹ bảo lãnh

112

Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước bằng
ngoại tệ
1121

Tiền gửi phong tỏa


1123

Tiền gửi thanh tốn

1126

Tiền ký quỹ bảo lãnh

12

Đầu tư tín phiếu Chính phủ và các Giấy
tờ có giá ngắn hạn khác đủ điều kiện để

tái chiết khấu với Ngân hàng Nhà nước
121

Đầu tư vào tín phiếu Ngân hàng Nhà
nước và tín phiếu Chính phủ
1211

Đầu tư vào Tín phiếu Ngân hàng Nhà
nước

1212


Đầu tư vào Tín phiếu Kho bạc

21


122

Đầu tư vào các giấy tờ có giá ngắn hạn
khác đủ điều kiện để tái chiết khấu với
Ngân hàng Nhà nước

123


Giá trị tín phiếu Ngân hàng Nhà nước,
tổ chức tín dụng đưa cầm cố vay vốn

129

Dự phòng giảm giá

13

Tiền, vàng gửi tại tổ chức tín dụng khác
131


Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong
nước bằng đồng Việt Nam
1311

Tiền gửi khơng kỳ hạn

1312

Tiền gửi có kỳ hạn

132


Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong
nước bằng ngoại tệ
1321

Tiền gửi khơng kỳ hạn

1322

Tiền gửi có kỳ hạn

133


Tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngồi
1331

Tiền gửi khơng kỳ hạn

1332

Tiền gửi có kỳ hạn

1333


Tiền gửi chuyên dùng

134

135

22

Tiền gửi bằng đồng Việt Nam ở nước
ngồi
1341


Tiền gửi khơng kỳ hạn

1342

Tiền gửi có kỳ hạn

1343

Tiền gửi chuyên dùng
Vàng gửi tại các tổ chức tín dụng trong
nước



1351

Vàng gửi khơng kỳ hạn

1352

Vàng gửi có kỳ hạn

136

Vàng gửi tại các tổ chức tín dụng ở

nước ngồi
1361

Vàng gửi khơng kỳ hạn

1362

Vàng gửi có kỳ hạn

139

Dự phịng rủi ro


14

Chứng khốn kinh doanh
141

Chứng khốn Nợ
1411

Chứng khốn Chính phủ, chứng khốn
chính quyền địa phương


1412

Chứng khốn do các tổ chức tín dụng
khác trong nước phát hành

1413

Chứng khoán do các tổ chức kinh tế
trong nước phát hành

1414


Chứng khốn nước ngồi

142

Chứng khốn vốn
1421

Chứng khốn do các tổ chức tín dụng
khác trong nước phát hành

1422


Chứng khốn do các tổ chức kinh tế
trong nước phát hành

1423

Chứng khoán nước ngồi

148

Chứng khốn kinh doanh khác

149


Dự phịng rủi ro chứng khốn
1491

Dự phịng cụ thể

23


1492

Dự phịng chung


1499

Dự phịng giảm giá

15

Chứng khốn đầu tư sẵn sàng để bán
151

Chứng khốn Chính phủ, chứng khốn
chính quyền địa phương


152

Chứng khốn Nợ do các tổ chức tín
dụng khác trong nước phát hành

153

Chứng khoán Nợ do các tổ chức kinh tế
trong nước phát hành

154


Chứng khốn Nợ nước ngồi

155

Chứng khốn Vốn do các tổ chức tín
dụng khác trong nước phát hành

156

Chứng khoán Vốn do các tổ chức kinh
tế trong nước phát hành


157

Chứng khốn Vốn nước ngồi

159

Dự phịng rủi ro chứng khốn

16

24


1591

Dự phịng cụ thể

1592

Dự phịng chung

1599

Dự phịng giảm giá

Chứng khốn đầu tư giữ đến ngày đáo
hạn

161

Chứng khốn Chính phủ, chứng khốn
chính quyền địa phương

162

Chứng khốn Nợ do các tổ chức tín
dụng khác trong nước phát hành


163

Chứng khoán Nợ do các tổ chức kinh tế


trong nước phát hành
164

Chứng khốn Nợ nước ngồi

169


Dự phịng rủi ro chứng khốn
1691

Dự phịng cụ thể

1692

Dự phịng chung

1699


Dự phịng giảm giá

Loại 2: Hoạt động tín dụng
20

Cấp tín dụng cho các tổ chức tín dụng
khác
201

Cho vay các tổ chức tín dụng trong
nước bằng đồng Việt Nam
2011


Nợ trong hạn

2012

Nợ quá hạn

202

Cho vay các tổ chức tín dụng trong
nước bằng ngoại tệ
2021


Nợ trong hạn

2022

Nợ q hạn

203

Cho vay các tổ chức tín dụng nước
ngồi bằng ngoại tệ
2031


Nợ trong hạn

2032

Nợ quá hạn

205

Chiết khấu, tái chiết khấu cơng cụ
chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác
2051


Nợ trong hạn

2052

Nợ quá hạn

25


×