Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Hướng dẫn thực hành môn học kinh tế vi mô 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (705.73 KB, 82 trang )

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
PGS.TS. NGUYỄN VĂN DẦN – TS. PHẠM QUỲNH MAI
(Đồng Chủ biên)

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
MÔN HỌC
HỌC KINH

TẾ VI MƠ 2

NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH
0

1


LỜI NĨI ĐẦU
Giáo trình Kinh tế vi mơ 2 đã được Học viện Tài chính
biên soạn lần đầu vào năm 2014 và xuất bản lần 2 năm 2016
nhằm phục vụ học tập và giảng dạy tại Khoa Kinh tế.
Nhằm hoàn thiện tốt các yêu cầu của môn học, Học viện
cũng đã tổ chức biên soạn cuốn Hướng dẫn thực hành môn
học Kinh tế vi mô 2 với mục tiêu cung cấp cho người học một
tài liệu thiết thực, phù hợp với chương trình lý thuyết đã trình
bày trong cuốn Giáo trình. Đồng thời giúp người học hiểu rõ
hơn lý thuyết đã học, tự kiểm tra mức độ hiểu biết của mình
và phát triển khả năng tư duy độc lập trong học tập và nghiên
cứu khoa học.

Hồng Nhung. Chúng tôi hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu hữu
ích cho các bạn sinh viên và các bạn đọc trong học tập, giảng


dạy và nghiên cứu khoa học. Tập thể tác giả mong nhận được
nhiều ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc để cuốn sách
được hoàn thiện hơn trong lần tài bản sau.
Chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 7 năm 2017
Ban Quản lý khoa học
Học viện Tài chính

Nội dung cuốn sách được thiết kế thành 8 chương theo
cấu trúc thống nhất với cuốn Giáo trình. Mỗi chương trình
bày hai phần lớn là: phần câu hỏi ôn tập và phần bài tập ứng
dụng. Các ký hiệu được dùng trong cuốn sách được sử dụng
thống nhất với cuốn Giáo trình để tiện cho việc học tập và
theo dõi của người học.
Tham gia biên soạn gồm: PGS.TS. Nguyễn Văn Dần,
TS. Phạm Quỳnh Mai, ThS. Nguyễn Đình Hồn, TS. Nguyễn
2

3


Chương 1
LỰA CHỌN TIÊU DÙNG TỐI ƯU
A – CÂU HỎI LÝ THUYẾT
Câu 1: Giải thích về tính bắc cầu của sở thích?
Trả lời:
Khái niệm tính bắc cầu của sở thích ngụ ý rằng nếu như
người tiêu dùng nào đó thích A hơn B hay thờ ờ, thờ ơ hay thích
B hơn C, khi đó người tiêu dùng này thờ ơ hay thích A hơn C.
Tính khơng bắc cầu của sở thích có thể xảy ra khi khơng

có sự nhất qn trong lựa chọn của người tiêu dùng.
Ví dụ: Trẻ con chưa có tính bắc cầu về sở thích vì chúng
chưa xác định được sở thích của mình. Do đó, sở thích của
chúng có thể thay đổi trong chốc lát. Theo thời gian, người tiêu
dùng biết sở thích của mình và sự lựa chọn có tính bắc cầu.
Câu 2: Tại sao tỷ lệ thay thế cận biên giữa hai hàng hóa bằng
với tỷ lệ giá cả hai hàng hóa đó thì tối đa hóa lợi ích
của người tiêu dùng?
Trả lời:
Tỷ lệ thay thế cận biên biểu thị tỷ lệ mà người tiêu dùng
muốn đổi một hàng hóa lấy một hàng hóa khác với mức lợi ích
khơng thay đổi.
4

5


Tỷ lệ giá cả biểu thị sự đánh đổi mà thị trường cho phép
thực hiện giữa hai hàng hóa đó.
Người tiêu dùng muốn tối đa hóa độ thỏa dụng khi hai tỷ
lệ đánh đổi đó bằng nhau. Điều này được biểu thị tại điểm tiếp
tuyến của đằng bàng quan và đường ngân sách.
Câu 3: Giải thích tại sao người tiêu dùng dường như khó khăn
hơn khi một sản phẩm mà họ mua bị định lượng?
Trả lời:
Sự định lượng ngụ ý rằng người tiêu dùng không thể mua
bất kỳ số lượng nào của hàng hóa định lượng mà họ muốn.
Để tối đa hóa độ thỏa dụng của mình người tiêu dùng
muốn từ bỏ việc tiêu dùng một hàng hóa để mua một hàng hóa
khác. Nếu số lượng tối đa của mỗi hàng hóa khơng thay đổi

bởi một quy định nào đó, khi đó khơng đảm bảo là độ thỏa
dụng cao nhất có thể đạt được. Nếu số lượng được định lượng
trên mức tiêu dùng mong muốn, người tiêu dùng có thể vẫn tối
đa hóa độ thỏa dụng mà khơng bị giới hạn. Sự định lượng có
hàm ý một mức phúc lợi xã hội cao hơn vì sự cơng bằng hay
vơ tư.
Câu 4: Giả sử một người dành ngân sách cho trước để mua
hai hàng hóa thực phẩm và quần áo. Nếu thực phẩm là
hàng thứ cấp, bạn có thể nói quần áo là hàng thứ cấp
hay thông thường không? Tại sao?

Trả lời:
Nếu một cá nhân chỉ mua thực phẩm và quần áo, khi đó
bất kỳ sự gia tăng nào trong thu nhập phải được chi tiêu hoặc
cho thực phẩm hoặc cho quần áo (do khơng có tiết kiệm).
Nếu thực phẩm là hàng thứ cấp. Thu nhập tăng, tiêu dùng
giảm. Với giá không đổi, phần thu nhập thêm không chi tiêu
vào thực phẩm, phải được chi vào quần áo. Thu nhập tăng, chi
tiêu quần áo tăng nên quần áo là hàng hóa thông thường.

B – BÀI TẬP
Bài số 1: Quyết định về mua xe ơ tơ do thị hiếu.
Hình 1.1 mơ phỏng việc xem xét hai nhóm khách hàng
tiêu dùng mua xe ô tô, mỗi nhóm muốn chi tiêu 10.000 USD
cho hai tính năng “kiểu dáng” và “hiệu suất hoạt động” của ô
tô. Tuy nhiên mỗi nhóm có thị hiếu khác nhau về hai tính năng
trên (cố định các đặc tính khác).
Kiểu dáng

Kiểu dáng


10.000 •

10.000 •
7.000

3.000 •








7.000 10.000
Hiệu suất hoạt động



3.000



10.000
Hiệu suất hoạt động

Hình 1.1: Hai tình huống quyết định mua xe ô tô theo thị hiếu

6


7


u cầu:
1. Dựa vào hình 1.1, hãy giải thích về quyết định của các
nhóm khách hàng tiêu dùng.
2. Theo bạn phương án nào đa số khách hàng mong muốn
thực hiện?
Hướng dẫn giải:

Nghiên cứu thống kê chỉ ra rằng đa số người tiêu dùng
thích kiểu dáng hơn là hiệu suất hoạt động.
Bài số 2:
Giả định với bốn đường ngân sách I1, I2, I3, I4, trong đó
đường ngân sách ban đầu là đường I1, đồng thời có bốn giỏ
hàng hóa A, B, C, D được mơ phỏng trên hình 1.2 sau đây:
Quần áo

1.

I3

Nhóm 1: Với đánh giá hiệu suất hoạt động cao hơn kiểu
dáng. Bằng cách tìm điểm tiếp tuyến giữa đường bàng quan
đặc trưng của một cá nhân và đường ngân sách, chúng ta thấy
người tiêu dùng trong nhóm này thích mua xe ơ tơ có hiệu suất
hoạt động đánh giá 7.000 và kiểu dáng đánh giá 3.000.

I1


•D
I4
I2

•B

Nhóm 2: Người tiêu dùng thích xe ơ tơ có hiệu suất hoạt
động đánh giá 3.000 và kiểu dáng đánh giá là 7.000.
2.
Hiểu được thị hiếu của các nhóm, hãng sản xuất ơ tơ có thể
vạch ra kế hoạch sản xuất và marketing.
Một phương án triển vọng là sản xuất 1 kiểu xe chú trọng
đến kiểu dáng ít hơn 1 chút so với mức người tiêu dùng trong
hình 1.1.
Phương án 2 là sản xuất 1 số lượng tương đối lớn loại xe
nhấn mạnh đến kiểu dáng và một số lượng ít loại xe đề cao
hiệu suất hoạt động.
8

•A
•C
Lương thực

Hình 1.2: Các phương án lựa chọn tối ưu khi thu nhập thay đổi

Yêu cầu:
Dựa vào hình 1.2, hãy phân tích xem trong các giỏ hàng
hóa A, C, D giỏ hàng hóa nào được ưa thích hơn? Tại sao?
Hướng dẫn giải:

– Giả sử với đường ngân sách là I3 (được chọn sao cho đi
qua A), người tiêu dùng chọn giỏ hàng hóa: D. Vì D đã
được lựa chọn, nên ngay cả khi A đắt tương đương (nằm
trên cùng đường ngân sách), D vẫn được ưa thích hơn A.
9


– Giả sử đường ngân sách là I4 (đi qua A), người tiêu dùng
lựa chọn giỏ hàng hóa C. Vì rằng C được lựa chọn cịn A
thì khơng, nên C được ưa thích hơn A.
– Chúng ta tiếp tục bằng cách sử dụng giả thiết sở thích có
tính chất lồi. Khi đó, do D được ưa thích hơn A, tất cả các
giỏ hàng hóa nằm phía trên và bên phải của đường AD
trong hình 1.2 phải được ưa thích hơn A (nếu khơng như
vậy thì đường bàng quan đi qua A sẽ phải đi qua một điểm
nằm phía trên và bên phải đường AD và sau đó đi vịng
xuống phía dưới đường này tại D, và đường bàng quan sẽ
không thể lồi được). Bằng cách lập luận tương tự, tất cả
các điểm nằm trên đường AC hoặc phía trên đường này
đều được ưa thích hơn A.
– Tóm lại, A là giỏ hàng hóa được ưa thích hơn mọi giỏ
hàng hóa khác trong phạm vi của 4 đường ngân sách: I1,
I2, I3, I4.
Bài số 3:
Giả định rằng một người tiêu dùng lập kế hoạch cho mình
về việc nghỉ hưu. Để đơn giản hóa phân tích ta giả định cuộc
đời của người tiêu dùng này chia làm hai thời kỳ. Thời kỳ 1:
còn trẻ và lao động tạo ra thu nhập; Thời kỳ 2: về già và nghỉ
hưu, tiêu dùng số tiết kiệm được gồm cả lãi suất tiết kiệm. Khi
còn trẻ người này kiếm được số thu nhập là 100.000 USD. Anh

ta phân chia thu nhập cho tiêu dùng và tiết kiệm. Lãi suất tiết
kiệm là 10%.
10

Yêu cầu
1. Hãy vẽ đường ngân sách của người tiêu dùng này.
2. Tìm điểm tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng này.
3. Nếu lãi suất tăng lên từ 10% đến 20%, thì đường ngân
sách sẽ xoay như thế nào? Xu hướng tiêu dùng sẽ như thế
nào? Giải thích?
4. Lãi suất giảm xuống đến 5% thì điều gì xảy ra với tiêu
dùng khi cịn trẻ? Điều gì xảy ra với tiêu dùng khi về già?
Giải thích?
Hướng dẫn giải:
Lãi suất 10% với mỗi USD người tiêu dùng tiết kiệm khi
cịn trẻ, anh ta có thể tiêu dùng 1,1 USD khi về già. Chúng ta
coi tiêu dùng khi còn trẻ và tiêu dùng khi về già là hai hàng
hóa mà người tiêu dùng này lựa chọn. Lãi suất quy định giá
tương đối giữa hai hàng hóa này.
1. Vẽ đường ngân sách.
Nếu không tiết kiệm, người tiêu dùng có thể tiêu dùng
100.000 USD khi cịn trẻ và khơng có gì khơng về già.
Nếu tiết kiệm cả thu nhập, người tiêu dùng khơng có gì khi
cịn trẻ và tiêu dùng 110.000 USD khi về già.
Đường ngân sách chỉ xảy ra 2 khả năng này và các khả
năng trung gian theo hình sau đây:

11



ngoài và trở thành đường dốc hơn. Với lãi suất cao hơn,
người tiêu dùng có khả năng tiêu dùng nhiều khi về già từ
mỗi USD tiêu dùng mà anh ta từ bỏ khi còn trẻ.

C2 – già

110.000

C2 – già
55.000

120.000

110.000
50.000

100.000

I2

C1 – trẻ

I1

Hình 1.3.

2. Sử dụng đường ngân sách và đường bàng quan để phản
ánh tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng trong hai thời kỳ.
– Do người tiêu dùng thích tiêu dùng nhiều hơn trong cả hai
thời kỳ, nên anh ta ưa thích những điểm nằm trên đường

bàng quan cao hơn so với những điểm nằm trên đường
bàng quan thấp hơn.
– Với sở thích này, người tiêu dùng có thể lựa chọn kết hợp
tiêu dùng tối ưu giữa hai thời kỳ trong cuộc đời, đó là điểm
đồng thời nằm trên đường ngân sách và đường bàng quan
cao nhất.
Tại điểm đó, anh ta tiêu dùng 50.000USD khi còn trẻ và
55.000USD khi về già.
3. Khi lãi suất tăng từ 10% lên 20%, có thể có hai kết cục xảy
ra. Trong hai trường hợp, đường ngân sách đều dịch ra
12

100.000
C2 – già

C1 – trẻ

Hình 1.4a

120.000

110.000
I2
I1

100.000

C1 – trẻ

Hình 1.4b


Trong cả hai trường hợp, tiêu dùng về già đều tăng. Tuy
nhiên, phản ứng của người tiêu dùng khi còn trẻ đối với sự
thay đổi lãi suất trong hai trường hợp không giống nhau.
13


Hình 1.4a, người tiêu dùng đáp lại lãi suất cao hơn bằng
cách tiêu dùng ít hơn khi cịn trẻ.
Hình 1.4b, người tiêu dùng đáp lại lãi suất cao hơn bằng
cách tiêu dùng nhiều hơn khi còn trẻ.
Tuy nhiên, tiết kiệm (S = Y – C) khi cịn trẻ.
Hình 1.4a, tiêu dùng khi còn trẻ giảm khi lãi suất tăng, do
vậy S tăng.
Hình 1.4b, tiêu dùng khi cịn trẻ tăng khi lãi suất giảm, do
vậy S giảm.
Trong hình 1.4b, mới nhìn qua có vẻ khơng hợp lý, người
tiêu dùng đáp lại sự tăng lãi suất bằng cách giảm S. Tuy nhiên,
hành vi này khơng có gì đặc biệt. Chúng ta có thể hiểu được nó
bằng cách xem xét hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập khi
lãi suất tăng.
– Hiệu ứng thay thế: i tăng ⇒ người tiêu dùng tiêu nhiều
hơn khi về già và ít hơn khi cịn trẻ ⇒ S tăng.
– Hiệu ứng thu nhập: i tăng ⇒ người tiêu dùng chuyển đến
đường bàng quan cao hơn. Anh ta trở nên giàu hơn. Nếu
hàng hóa tiêu dùng trong cả hai thời kỳ là những hàng hóa
thơng thường thì người tiêu dùng có xu hướng muốn sử
dụng sự gia tăng phúc lợi này để thưởng thức mức tiêu
dùng cao hơn trong cả hai thời kỳ. Nói cách khác, hiệu
ứng thu nhập làm cho S giảm.

14

Kết luận:
– Nếu hiệu ứng thu nhập < hiệu ứng thay thế ⇒ người tiêu
dùng ⇒ tăng S.
– Nếu hiệu ứng thu nhập > hiệu ứng thay thế: người tiêu
dùng ⇒ giảm S.
4. Khi lãi suất giảm xuống 5%. Phân tích ngược lãi với lãi
suất tăng.
Hình 1.4a: i giảm ⇒ tiêu dùng tăng khi cịn trẻ ⇒ S giảm.
Hình 1.4b: i giảm ⇒ tiêu dùng giảm khi trả ⇒ S tăng.
Nếu hiệu ứng thu nhập < hiệu ứng thay thế: người tiêu
dùng sẽ giảm S.
Nếu hiệu ứng thu nhập > hiệu ứng thay thế: người tiêu
dùng sẽ tăng S.
Kết luận: Lãi suất giảm khuyến khích hoặc cản trở tiết
kiệm.
Bài số 4:
Hãy chỉ ra rằng hai hàm thỏa dụng dưới đây cho ta những
hàm cầu như nhau đối với các hàng hóa X và Y:
1. U(X,Y) = log(X) + log(Y).
2. U(x,Y) = (XY)0,5.
Hướng dẫn giải:
1. Từ U(X,Y) = log(X) + log(Y)
15


Điều kiện I = PX.X + PY.Y
Theo hàm lagrange ta có:
Φ = lnX + lnY – λ(PXX + PYY – I)

⇒ Hàm cầu của hai hàng hóa được xác định:
X = I/PX
Y = I/PY
2. U(X,Y) = X0,5Y0,5
⇔ U(X,Y) = 0,5lnX + 0,5lnY

2. Lãi suất tiết kiệm của người này tại ngân hàng tăng
thêm 5%.
Hướng dẫn giải:
Nếu người tiêu dùng dùng hết số tiền lương để tiết kiệm
thì:
I2 = 20.000 × 1,1 ⇒ I2 = 22.000USD.
1. Tiền lương tăng một lượng 5.000USD ⇒ tiêu dùng (C)
tăng ⇔ đường ngân sách dịch ra ngoài.
C2

Φ = 0,5lnX + 0,5lnY – λ(PXY + PYY – I)

27.500

Hàm cầu của hai hàng hóa:

22.000

X = 0,5.I/PX
Y = 0,5.I/ P

13.500
11.000


Bài số 5:
Giả sử một người tiêu dùng có công việc với mức lương
20.000 USD và bạn dành một phần thu nhập để gửi vào tài
khoản tiết kiệm ngân hàng với lãi suất là 10%.
Yêu cầu:
Hãy sử dụng đồ thị về đường ngân sách và đường bàng
quan để chỉ ra sự thay đổi của tiêu dùng trong mỗi tình huống
sau đây (giả định khơng phải nộp thuế thu nhập):

25.000

12.500
10.000

20.000

C1

Hình 1.5.

2. Lãi suất tăng một lượng là 5% ⇒ i = 15%
⇒ I2 = 20.000 × 1,15 = 23.000
Đường I2 quay xoay ra phía ngồi (xem hình minh họa).

1. Mức lương của người này tăng lên đến 25.000 USD.
16

17



MUX/PX = MUY/PY

C2

X.PX + Y.PY = I

23.000

⇔ MUX = –2QX + 26

22.000

MUY = –5QY + 58
11.500
11.000

Và 500.QX + 200.QY = 3.500

I2
I1

10.000

20.000

⇒ (5/2)QX + QY = 35/2
C1

Hình 1.6.


Bài số 6:
Một người tiêu dùng có tổng thu nhập là I = 3.500USD để
mua hai sản phẩm X và Y với các mức giá tương ứng là
PX = 500 và PY = 200. Sở thích của người này được biểu thị
thơng qua hàm số sau đây:
TUX = −Q2X + 26QX
TUY = –(5/2) Q2Y + 58QY
Yêu cầu:
Xác định phương án tiêu dùng tối ưu và tổng mức lợi ích
tiêu dùng tối đa có thế đạt được của người tiêu dùng.

⇒ QX = 7 – (2/5)QY

(1)

⇒ (–2QX + 26)/500 = (–5QY + 58)/200

(2)

Thay (1) vào phương trình (2) ta được:
⇒ QX = 3; QY = 10
TUX = 69; TUY = 330
TU = 399 đơn vị lợi ích
Bài số 7:
Một người tiêu dùng có mức thu nhập I = 36.000 chi tiêu
mua ba loại sản phẩm: X, Y, Z; đơn giá các sản phẩm này
như nhau:
PX = PY = PZ = 3.000/sản phẩm
Sở thích của người tiêu dùng này được thể hiện bằng bảng
tổng lợi ích sau:


Hướng dẫn giải:
Để tối đa tiêu dùng, chúng ta phải thỏa mãn điều kiện:
18

19


Số lượng sản phẩm

TUX

TUY

TUZ

Q

MUX

MUY

MUZ

1

75

68


62

1

75

68

62

2

147

118

116

2

72

50

54

3

207


155

164

3

60

37

48

4

252

180

203

4

45

25

39

5


289

195

239

5

37

15

36

6

310

205

259

6

21

10

20


7

320

209

269

7

10

04

10

Yêu cầu:
1. Để tối đa hóa tổng lợi ích, người tiêu dùng phải phân phối
thu nhập cho 3 loại sản phẩm như thế nào? Tổng mức lợi
ích đạt được là bao nhiêu?
2. Thu nhập vẫn là: I = 36.000
Nhưng giá thay đổi: PX = 3.000; PY = 6.000; PZ = 3.000.
Người tiêu dùng phải phân phối như thế nào để tối đa hóa
tổng lợi ích, xác định TU tương ứng.
3. Vẽ đường cầu sản phẩm hàng hóa Y.
Hướng dẫn giải:
Từ bảng tổng lợi ích ta xác định bảng lợi ích cận biên
sau đây:
20


1. Để tối đa tổng lợi ích người tiêu dùng phải phân phối thu
nhập thỏa mãn điều kiện:
a) MUX/PX = MUY/PY = MUZ/PZ
b) X.PX + Y.PY + Z.PZ = 36.000
Thỏa mãn điều kiện a), có các cặp phối hợp sau:
(1)

5.X + 3.Y + 4.Z

(2)

5.X + 3.Y + 5.Z

(3)

6.X + 4.Y + 6.Z

Tuy nhiên chỉ có cặp 1 thỏa mãn điều kiện b):
(1)

5×3.000 + 3×3.000 + 4×3.000 = 36.000 = I

(2)

5×3.000 + 3×3.000 + 5×3.000 = 39.000 > I
21


(3)


6×3.000 + 4×3.000 + 6×3.000 = 48.000 > I

Kết luận: Tối đa hóa lợi ích, người tiêu dùng chọn phối
hợp mua là:
5sp.X + 3sp.Y + 4sp.Z
TUmax = 647 đơn vị lợi ích
2. Khi giá thay đổi thì điều kiện a) có các cặp thỏa mãn sau:
(4)

5.X + 1.Y + 4.Z

(5)

5.X + 1.Y + 5.Z

(6)

6.X + 2.Y + 6.Z

Chỉ có cặp phối hợp (5) là thỏa mãn điều kiện b):
(4)

5×3.000 + 1×6.000 + 4×3.000 = 33.000 < I

(5)

5×3.000 + 1×6.000 + 5×3.000 = 36.000 = I

(6)


6×3.000 + 2×6.000 + 6×3.000 = 48.000 > I

Khi giá sản phẩm thay đổi, người tiêu dùng phải mua:
5sp.X + 1sp.Y + 5sp.Z
Tổng TUmax = 596 đơn vị lợi ích
3. Vẽ đường cầu hàng hóa Y.
Từ phối hợp tối ưu trên, khi giá sản phẩm Y thay đổi,
thu nhập và giá các sản phẩm còn lại không thay đổi; ta
lập được biểu cầu và đường cầu cá nhân của sản phẩm Y
như sau:

22

PY

QY

3.000

3

6.000

1

PY
6000

3000
DY


1

3

QY

Bài số 8:
Hãy chỉ ra hàm tổng lợi ích nào sau đây là đúng với các
đường bàng quan lồi:
1. U(X,Y) = 2X + 5Y
2. U(X,Y) = (X,Y)0,5
3. U(X,Y) = Min(X,Y), trong đó Min là giá trị nhỏ nhất của
hai loại hàng hóa X và Y.
Hướng dẫn giải:
1. Ba hàm tổng lợi ích trên được biểu diễn như sau:

23


Chương 2
PHÂN TÍCH TRONG
THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH

a)

b)

A – CÂU HỎI LÝ THUYẾT
Câu 1: Khoản mất khơng là gì? Tại sao một mức giá tối đa lại

thường đưa đến mất không của xã hội?
Trả lời:

c)
Hình 1.8

Trong ba hình trên chỉ có hàm thứ 2 có dạng Hyperbol ở
góc phần tư dương thứ nhất là đáp ứng được yêu cầu.

Mất không của xã hội là lợi ích bị mất cho cả hai phía
người tiêu dùng và người sản xuất khi thị trường không hoạt
động hiệu quả. Thuật ngữ “mất không” được dùng để chỉ rõ
ràng nó là lợi ích khơng được sử dụng cho bất cứ người nào
khi tham gia thị trường.
Một mức giá trần ràng buộc là mức giá thấp hơn mức giá
cân bằng trên thị trường. Điều này làm thay đổi thặng dư tiêu
dùng và thặng dư sản xuất. Do mức sản lượng thấp hơn mức
hiệu quả, nên tạo mất khơng cho xã hội (Sinh viên vẽ hình
minh họa).
Câu 2: Giả sử hàm cung của một hàng hóa hồn tồn khơng
co giãn. Nếu chính phủ áp đặt mức giá tối đa trên thị

24

25


trường, liệu có đưa đến một khoản mất khơng xã hội
hay khơng? Tại sao?
Trả lời:

Khi cung hồn tồn khơng co giãn (đường cung thẳng
đứng), sự áp đặt một mức giá trần ràng buộc sẽ chuyển tất cả
những mất không từ thặng dư sản xuất sang thặng dư tiêu
dùng. Thặng dư sản xuất mất đi được bù lại bằng thặng dư tiêu
dùng nhận được. Vì vậy, khơng có mất khơng xã hội (sinh viên
vẽ hình minh họa).
Câu 3: Một mức giá tối đa liệu có nhất thiết làm cho những
người tiêu dùng khấm khá hơn khơng? Trong những
điều kiện nào có thể làm cho người tiêu dùng sa sút?
Trả lời:
Cầu co giãn ít, chính sách kiểm sốt giá có thể đưa đến
kết quả một lượng mất ròng về thặng dư tiêu dùng. Vì,
người tiêu dùng khơng thể mua được sản phẩm hoặc dịch vụ
ở mức giá thị trường; họ sẵn sàng trả mức giá cao hơn.
Trường hợp này, thặng dư tiêu dùng mất đi nhiều hơn thặng
dư sản xuất được bù đắp. Xã hội có khoản mất khơng, người
tiêu dùng bị sa sút.
Câu 4: giả sử chính phủ định giá tối thiểu cho một hàng hóa
nào đó. Vậy mức giá tối thiểu này có làm cho những
nhà sản xuất nói chung sa sút hay không? Tại sao?
26

Trả lời:
Giá sàn cho biết tín hiệu sai đối với nhà sản xuất. Mức giá
cao hơn làm tăng doanh thu, nhưng tạo ra lượng cầu giảm sút.
Một số thặng dư tiêu dùng được chuyển sang cho nhà sản xuất,
nhưng một số doanh thu bị giảm đi do người tiêu dùng mua ít
hàng hóa hơn. Khi nhà sản xuất nhận tín hiệu sai, họ nghĩ là
phải sản xuất nhiều hơn và chấp nhận gia tăng chi phí để sản
xuất nhiều hơn. Chi phí thêm này có thể được bù lại thông qua

thu nhập thu được. Như vậy, một mức giá tối thiểu làm cho các
nhà sản xuất nói chung sa sút; trừ phi tất cả các nhà sản xuất
cắt giảm sản lượng.
Câu 5: Những hạn chế sản xuất được sử dụng như thế nào để
làm tăng mức giá hàng hóa trong các trường hợp thực
tiễn dưới đây:
1. Xe taxi.
2. Các loại thức uống trong một khách sạn hay quán rượu.
3. Ngũ cốc hay lúa.
Trả lời:
1. Khi chính quyền địa phương điều tiết số lượng taxi thơng
qua việc cấp phép, thì số lượng taxi sẽ thấp hơn so với số
lượng taxi khi khơng có sự kiểm sốt. Do đó, những chiếc
taxi này có thể tính một mức giá cao hơn giá cả thị trường.
2. Nhà nước thường điều tiết đồ uống bằng cách yêu cầu bất
27


kỳ quán rượu hay khách sạn, nhà hàng nào bán rượu phải
có giấy phép và hạn chế số lượng giấy phép được cấp
trong một thời gian nhất định. Giới hạn này cho phép
những người được cấp hạn ngạch tính giá cao hơn cho các
loại đồ uống.
3. Chính quyền thường điều tiết diện tích canh tác lúa hay
ngũ cốc. Chương trình giới hạn diện tích canh tác bằng
cơng cụ tài chính sẽ khuyến khích nơng dân để lại một
số đất trống. Điều này làm cung giảm và đẩy mức giá lên
cao hơn.
Câu 6: Giả sử chính phủ muốn nâng cao thu nhập của nơng
dân. Hãy giải thích tại sao các chương trình trợ giá hay

hạn ngạch sản xuất lại làm cho xã hội phải chi phí
nhiều hơn so với việc cấp tiền trực tiếp cho nông dân?
Trả lời:
Trợ giá và hạn ngạch sản xuất làm cho xã hội phải chi phí
nhiều hơn so với chương trình trợ cấp trực tiếp vì sản lượng bị
sụt giảm. Sản lượng nhỏ hơn làm giảm thặng dư tiêu dùng và
dẫn đến mất không xã hội. Tổn thất này bao gồm khoản chi trả
cho nông dân; bởi vì, khoản này chỉ phân phối lại thặng dư từ
phi nơng nghiệp vào nơng nghiệp. Vì vậy, xét trên tổng thể:
khơng có mất khơng trong xã hội. Tuy nhiên, nếu khơng có sự
phân phối lại thặng dư từ phi nơng nghiệp sang nơng nghiệp,
thì lúc đó sẽ có sự mất mát phúc lợi xã hội. (Sinh viên sử dụng
kiến thức trong lý thuyết để phân tích rõ vấn đề này).
28

Câu 7: Giả sử chính phủ muốn hạn chế nhập khẩu một mặt
hàng nào đó, thì chính phủ nên dùng chính sách hạn
ngạch nhập khẩu hay thuế quan? Tại sao?
Trả lời:
Cả thuế và hạn ngạch nhập khẩu đều làm tăng giá hàng
hóa trong nước, làm giảm thặng dư tiêu dùng và tăng thặng dư
sản xuất và gây mất không cho xã hội.
Tuy nhiên, khi thực hiện chính sách thuế, chính phủ sẽ có
nguồn thu nhập bằng số thuế đơn vị nhân với số lượng nhập
khẩu. Thu nhập này có thể phân phối lại trong nền kinh tế
nội địa (ví dụ: giảm thuế). Vì vậy, xét tổng thể, xã hội khơng
mất mát.
Áp dụng hạn ngạch nhập khẩu, người sản xuất nước ngồi
có thế thu được thêm một khoản bằng tích của mức giá nội địa
và giá thế giới nhân với số lượng nhập khẩu. Cũng như thế,

người sản xuất trong nước có thể bán hàng với mức giá cao
hơn. Thặng dư này thường không được phân phối lại trong nền
kinh tế nội địa, do vậy có sự mất mát.
Chính phủ muốn gia tăng phúc lợi thì nên sử dụng thuế.
Sinh viên phân tích thay đổi thặng dư trong hai chính sách.
Câu 8: Gánh nặng của một sắc thuế được chia cho người sản
xuất và người tiêu dùng. Trong điều kiện nào người
tiêu dùng phải nộp phần thuế nhiều hơn? Yếu tố nào
làm cho trợ cấp có lợi cho người tiêu dùng?
29


Trả lời:
Gánh nặng của thuế và lợi ích của trợ cấp tùy thuộc vào độ
co giãn của cung và co giãn của cầu. Nếu cầu co giãn ít hơn so
với cung, gánh nặng của thuế sẽ nghiêng về phía người tiêu
dùng. Mặt khác, nếu cầu co giãn lớn hơn cung, gánh nặng của
thuế chủ yếu rơi vào người sản xuất. Tương tự, lợi ích của trợ
cấp gia tăng phần lớn đối với người tiêu dùng (người sản xuất)
nếu cầu co giãn ít (nhiều) so với cung.

Câu 10: Các giả thiết nào cần thiết để một thị trường cạnh
tranh hoàn toàn? Tại sao mỗi giải thiết ấy là quan trọng?
Trả lời:
Hai giả thiết đầu tiên của thị trường cạnh tranh hoàn toàn là:
1. Đường cầu của mỗi hãng trong ngành đều nằm ngang;
2. Tự do gia nhập và rút khỏi ngành.

Gánh nặng của thuế nghiêng về phía thị trường kém co
giãn, bởi vì, bên phía thị trường này khó phản ứng với thuế

thông qua cách thức thay đổi lượng mua hay lượng bán.

Cân bằng cạnh tranh đạt được khi giá cả bằng chi phí cận
biên. Cả hai giả thiết đảm bảo điều kiện cân bằng này trong dài
hạn. Hãng kinh doanh có thể đặt giá nằm trên chi phí cận biên
nếu và chỉ nếu đường cầu của nó là dốc xuống.

Câu 9: Tại sao thuế lại tạo ra khoản mất không cho xã hội?
Yếu tố nào xác định quy mô của khoản mất khơng?

Trong ngắn hạn, giá cả có thể lớn hơn chi phí trung bình;
nghĩa là lợi nhuận kinh tế dương.

Trả lời:
Thuế tạo ra khoản mất khơng vì nó làm gia tăng một cách
giả tạo mức giá, mức giá cao hơn mức giá thị trường tự do; Vì
vậy, làm giảm sản lượng cân bằng dưới mức sản lượng hiệu
quả. Sự giảm sút của cầu làm giảm thặng dư tiêu dùng và thu
nhập của người sản xuất.
Quy mô của mất không tùy thuộc vào các hệ số co giãn
của cung và cầu. Khi co giãn của cầu tăng và co giãn của cung
giảm (khi cung trở nên ít co giãn hơn), mất khơng xã hội sẽ
lớn hơn.
Sinh viên vẽ hình minh họa và giải thích.
30

Trong dài hạn, với sự gia nhập và rút khỏi ngành tự do; lợi
nhuận kinh tế dương kích thích các hãng nhập ngành. Sự gia
nhập này đẩy giá xuống cho đến khi ngang bằng chi phí cận
biên và chi phí trung bình tối thiểu.

Thiếu một trong hai giả thiết trên, thị trường khơng cịn là
cạnh tranh hồn toàn.

B – BÀI TẬP
Bài số 1:
Giả định thị trường gạo của một quốc gia được xác định
theo hệ phương trình sau :
31


QD = 3.550 – 266P

⇒ Qg = 506P – 1.750

QS = 1.800 + 240P

P = 3,7 ⇒ Qg = 506.(3,7) – 1.750 = 122

Yêu cầu:

P

1. Xác định mức giá và lượng cân bằng của thị trường này.
2. Nếu chính phủ có ý định đặt mức giá cao hơn mức giá cân
bằng một mức là 0,24 và mua hết số gạo thừa, vậy :
a) Tính số gạo chính phủ phải mua.
b) Tính phần thiệt hại mà người tiêu dùng phải chịu.

S
Qg = 122


3,7
A

B

3,46
C
D

D + Qg

2.688

Q

c) Tính tổng chi phí mà chính phủ chi ra.
d) Tính tổng chi phí của chương trình tài trợ này (gồm mất
không của người tiêu dùng và chi phí của chính phủ).
e) Tính phần lợi mà người sản xuất được hưởng.
Hướng dẫn giải:
1. Giá và lượng cân bằng của thị trường này là: P0 = 3,46 và
Q0 = 2.630
Thỏa mãn điều kiện : QD = QS
2. Nếu giá tăng lên đến 3,7 (∆P = 0,24) và Chính phủ mua hết
số gạo thừa (Qg) thì:
a) Số gạo Chính phủ phải mua là:
QD1 = 3.550 – 266P + Qg
Cho QD1 = QS


2.566

2.630

Hình 2.1.

b) Người tiêu dùng bị thiệt là diện tích hình A + B:
SA = (3,7 – 3,46)×2.566 + SB
= 0,5(3,7 – 3,46)(2.630 – 2.566) = 624
c) Chi phí của Chính phủ:
= 122 × 3,7 = 452
d) Tổng chi phí của chương trình:
= DWL + CPCP = 624 + 452 = 1.076
e) Tổng phần lợi của nhà sản xuất:

= Sa+ SB + SC = 638

⇔ 1.800 + 240P = 3.550 – 266P + Qg
32

33


Tóm lại: Nhà sản xuất được 638 nhưng người tiêu dùng và
người đóng thuế phải chi trả 1.076.

QS = QD1 ⇒ Qg = –155 + 194P
P = 3,2 và Qg = 466

Bài số 2:


b) Chi phí Chính phủ: = 466 × 3,2 = 1.491

Giả định thị trường gạo của một quốc gia được xác định
theo hệ phương trình sau :

c) Tính CS = SA + SB

QD = 2.580 – 194P

d) Tính PS = SA +

QS = 1.800 + 240P

SB + SC

P

Yêu cầu:

S

1. Xác định mức giá và sản lượng cân bằng của thị trường
này.

3,2

2. Nếu quốc gia này muốn ấn định hạn ngạch sản xuất tại
mức 2.425 triệu đơn vị sản lượng với mức giá là 3,2 thì:


Qg = 466

1,8

a) Chính phủ phải mua số gạo là bao nhiêu?
1.999

b) Chi phí của chính phủ phải bỏ ra là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:
1. Xác định P0 và Q0 ta cho QD = QS

2.465

Q

Bài số 3:
Giả định một thị trường về đường ăn của một quốc gia
được xác định theo hệ phương trình sau:
QD = 22,8 – 0,23P

⇒ P0 = 1,8 và Q0 = 2.232

QS = –7,46 + 0,92P

2.
a) QS = 2.465
QD1 = QD + Qg = 2.580 – 194P + Qg
34


D + Qg

Hình 2.2.

c) Hãy tính phần thặng dư tiêu dùng bị mất?
d) Hãy tính phần thặng dư sản xuất tăng thêm?

2.232

D

Yêu cầu:
1. Xác định mức giá và lượng cân bằng của thị trường này.
35


P

2. Tại mức giá thế giới là 12,5 thì lượng cung trong nước và
cầu trong nước là bao nhiêu?
3. Chính phủ áp dụng hạn ngạch làm cho giá đường tăng
lên tới 23, vậy cung trong nước và cầu trong nước là
bao nhiêu?

S

D

23
A


D

B

C

12,5

4. Tính thặng dư tiêu dùng bị mất.
5. Tính phần thặng dư người sản xuất trong nước được
hưởng thêm.

4

6. Tính phần thặng dư mà nhà sản xuất nước ngồi được
hưởng do có được hạn ngạch nhập khẩu.
Hướng dẫn giải:
1. Cho QD = QS
⇔ 22,8 – 0,23P = –7,46 + 0,92P

17,5 20

Q

Hình 2.3

Bài số 4:
Giả định thị trường xăng của một quốc gia được xác định
theo hệ phương trình sau:

QD = 150 – 50P

⇒ P = 26,3 và Q = 16,8

QS = 60 + 40P

2. Ptg = 12,5 ⇒ QS = 4 và QD = 20
3. P tăng lên đến 23

13,7

Yêu cầu:

⇒ QD = 22,8 – (0,23).23 = 17,5

1. Xác định mức giá và lượng cân bằng của thị trường này.

⇒ QS = – 7,46 + 0,92.23 = 13,7

2. Xác định giá và lượng khi chính phủ đánh thuế 0,5 đơla/lít
xăng.

4. CS = SA+ SB + SC + SD
5. PS = SA

3. Xác định mức giá mà người tiêu dùng phải trả và người
bán nhận được khi thị trường bị đánh thuế.

6. Thặng dư người nước ngoài được hưởng là SD


4. Tính tốn phần mất khơng do đánh thuế gây ra.

36

37


Hướng dẫn giải:

P
S

QD = 150 – 50P

1,22

QS = 60 + 40P

1

1. Cho QD = QS ⇒ P0 = 1 và Q0 = 100

0,72

A
D

B
C


2. t = 0,5

D

⇒ QD = 150 – 50Pb
QS = 60 + 40PS

89

QD = QS
Pb – Ps = 0,5
150 – 50(PS + 0,5) = 60 + 40PS
Ps = 0,72
Pb = 0,5 + 0,72 = 1,22
QD = 150 – 50(1,22) = 89

Bài số 5:
Một số người đề nghị tăng mức lương tối thiểu bằng cách
Chính phủ trợ cấp để giúp người sử dụng lao động trả lương
cao. Giả định rằng thị trường lao động được xác định theo hệ
phương trình sau:
DL = 60 – 10W
SL = 10W

3. Tính DWL
DWL = 0,5 (0,5) (11) = 2,75
DWL/T = 2,75/44,5 = 0,06 (6%)

Q


Hình 2.4.

Tiêu dùng xăng giảm 11%.
T = tQ = 0,5 x 89 = 44,5

100

Yêu cầu:
1. Mức lương và việc làm trên thị trường tự do là bao nhiêu?
Giả định chính phủ ấn định mức lương tối thiểu là
4USD/giờ. Vậy số người có việc làm là bao nhiêu?
2. Giả định chính phủ thay mức lương tối thiểu bằng việc trợ
cấp 1 USD/giờ cho mỗi người lao động làm công. Tổng mức
việc làm sẽ là bao nhiêu? Mức lương cân bằng là bao nhiêu?

38

39


Yêu cầu:

Hướng dẫn giải:

1. Hãy vẽ đường ngân sách cho người này nếu giả định
giá hàng hóa A là 50.000 đồng và giá hàng hóa B là
100.000 đồng.

1. DL = SL
⇒ W = 3 và L = 30

W = 4 ⇒ LS = 40 và LD = 20

2. Nếu hàm thỏa dụng của người này có dạng TU = AB +
2A, thì người này nên chọn kết hợp A và B nào để tối đa
hóa lợi ích?

Thừa 20 lao động ⇒ E = 20
2. Trợ cấp
– Tổng mức việc làm: 40

3. Giả định cửa hàng này bán hàng khuyến mại. Nếu mua 20
đơn vị hàng hóa B thì được khuyến mại thêm 5 đơn vị
hàng hóa nữa khơng mất tiền (giả định chỉ áp dụng cho 20
đơn vị hàng hóa B đầu tiên). Hãy vẽ đường ngân sách mới.
Hãy xác định lượng hàng hóa A và B mà người này mua
để tối đa hóa tổng lợi ích.

– W0 = 4
W

SL
4

Hướng dẫn giải:

3

1. Phương trình đường ngân sách:
D’L
DL

20

30

40

2. TU = AB + 2A
L

Hình 2.5.

Bài số 6:
Một người có thu nhập hàng tháng là 4.000.000 đồng để
mua hai hàng hóa A và B.
40

4.000.000 = 50.000A + 100.000B ⇔ 80 = A + 2B

 MU A / PA = MU B / PB

 I = A.PA + B.PB
( B + 2 ) / 50.000 = A / 100.000

80 = A + 2B

A = 42

B = 19

41



Yêu cầu:

TUmax = 42.19 + 2.42 = 882

Tính và vẽ đường cầu về gạo năm 2010 của Việt Nam.

3. Nếu có khuyến mại:

U2 > U 1

Hướng dẫn giải:

Lúc đầu người tiêu dùng chọn B = 20; A = 40
Cộng thêm số sản phẩm khuyến mại là 5 đơn vị B:

2. Đường cầu xuất khẩu của gạo cắt trục hoành ở mức 2.250
và cắt trục tung ở mức 2.550/220 = 11,59.

⇒ U2 = 40.25 + 2.40 = 1.080
B

Đường tổng cầu về gạo là đường giữa các mức giá 11,59
và 21,82. Tại mức giá 11,59 thì lượng cầu là 1.200 – 55.11,59
= 562,5, đường tổng cầu gãy khúc. Như vậy, đường tổng cầu
là tổng cầu được cộng theo phương nằm ngang của cầu nội
địa và cầu xuất khẩu với điểm chặn: 1.200 + 2.550 = 3.750 ở
trục hoành.


45
40
25
20
19

1. Đường cầu nội địa của gạo cắt trục hoành ở mức 1.200 và
cắt trục tung ở mức 1.200/55 = 21,82.

U2
U1

Minh họa theo hình sau:
P
40 42

80

A

21,82

Hình 2.6

Bài số 7:
Từ năm 2001 đến 2010, ở Việt Nam cầu về gạo nội
địa tăng do tăng dân số. Đường cầu nội địa về gạo xấp xỉ:
QDD = 1.200 – 55P. Tuy nhiên, cầu xuất khẩu vẫn không thay
đổi QED = 2.550 – 220P, do chính sách bảo hộ mậu dịch, hạn
chế nhập khẩu.


42

11,59
DT

1.200

2.550

3.750

Q

Hình 2.7

43


Bài số 8:

a) Thặng dư tiêu dùng khi khơng có thuế là (12 × 6)/2 = 36

Giả sử bạn được giao nhiệm vụ thu thuế qua cầu. Hàm cầu
đối với việc qua cầu là: P = 12 – 2Q.

b) Thặng dư tiêu dùng khi có thuế là 6.000 đồng: (6 × 3)/2 = 9

Yêu cầu:


c) Tổn thất là: 36 – 9 = 27.
Bài số 9:

1. Vẽ đường cầu đối với việc qua cầu.
2. Có bao nhiêu người sẽ qua cầu nếu không thu thuế?
3. Sự thiệt hại của thặng dư tiêu dùng là bao nhiêu nếu thuế
qua cầu là 6.000 đồng.
Hướng dẫn giải:
1. Vẽ hình minh họa:

Một số người đề nghị tăng mức tiền lương tối thiểu bằng
cách chính phủ trợ cấp trực tiếp cho người lao động. Giả định
hàm cung lao động được biểu diễn như sau: SL = 10.W, trong
đó SL là số lượng lao động tính theo đơn vị triệu người được
thuê hàng năm và W là tiền lương tính theo đơn vị ngàn đồng/giờ.
Hàm cầu lao động được biểu diễn như sau: DL= 60 – 10W.
Yêu cầu:

Thuế qua cầu

1. Mức lương và mức việc làm trên thị trường tự do là bao
nhiêu? Giả sử chính phủ ấn định mức lương tối thiểu là
4.000 đồng/giờ. Trong trường hợp này có bao nhiêu người
lao động được thuê?

12

2. Giả sử thay chính sách tiền lương tối thiểu bằng chính sách
trợ cấp 1.000 đồng/giờ cho mỗi người lao động. Vậy tổng
mức việc làm là bao nhiêu? Mức lương cân bằng là bao nhiêu?


6

Hướng dẫn giải:
3

6

Số người qua cầu

Hình 2.8

1. Cân bằng trên thị trường lao động tự do là:
S L = DL

2. Ở mức giá 0, lượng cầu là 6.

10W = 60 – 10W

3. Tính DWLCS

W = 3.000 đồng

44

45


SL = DL= 30 triệu người
Nếu mức tiền lương tối thiểu là 4.000 đồng thì:

SL= 40 > DL = 20
Thừa 20 triệu người.
2. Trợ cấp đối với bất kỳ mức lương nào, hãng chỉ trả
(W – 1), vì thế, hàm cầu lao động là:
D*L = 60 – 10(W – 1)

SL = D*L
10W = 60 – 10(W – 1)
⇒ 20W = 70
⇒ W = 3,5
SL =

D*L =

35 triệu người

2. Giả sử chính phủ áp đặt một mức thuế là 1.000 đồng/sản
phẩm để hạn chế tiêu thụ sản phẩm X này và nhằm tăng
thu cho chính phủ. Số lượng cân bằng là bao nhiêu? Mức
giá người mua trả là bao nhiêu? Người bán nhận được bao
nhiêu từ một đơn vị?
3. Nếu chính phủ thay đổi quan điểm thay chính sách thuế
bằng giải pháp trợ giá 1.000đ/sản phẩm cho người sản
xuất. Sản lượng cân bằng là bao nhiêu? Giá người mua
phải trả là bao nhiêu? Người bán nhận được bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
1. Xác định giá và lượng cân bằng:
10 – Q = Q – 4
⇒ Q = 7 ⇒ P = 3 nghìn đồng
2. Áp đặt thuế 1.000 đồng/sản phẩm, đường cung sản phẩm


Bài số 10:

dịch chuyển sang trái ⇒ Hàm cung mới được xác định là:

Giả sử thị trường sản phẩm X được mơ tả thơng qua hệ
phương trình sau:

PS = Q – 4 + 1 = Q – 3

PD = 10 – Q
PS = Q – 4
trong đó: P là giá (ngàn đồng/sản phẩm); Q là số lượng sản
phẩm (1.000 sản phẩm).
Yêu cầu:
1. Giá và lượng cân bằng là bao nhiêu?
46

⇒ Q = 6,5 nghìn sản phẩm ⇒ P = 3.500 đồng; người bán
nhận được P = 2.500 đồng.
3. Mức trợ giá 1.000đồng/sản phẩm. Đường cung dịch
chuyển sang phải. Đường cung mới là:
P=Q–4–1=Q–5
⇒ Lượng cân bằng Q = 7,5 nghìn sản phẩm.
⇒ P = 2.500 đồng
47


⇒ Người bán nhận được mức giá này cộng trợ cấp ⇒ P =
3.500 đồng/sản phẩm.

⇒ Tổng trợ cấp của Chính phủ là 7.500.000 đồng.
Bài số 11:
Một loại hàng hóa thực phẩm cạnh tranh trên thị trường
thế giới và giá bán trên thị trường này là 9 USD/kg. Sản lượng
không giới hạn và sẵn có để nhập khẩu vào Việt Nam ở mức
giá này. Cung và cầu trong nước tại Việt Nam được biểu diễn
thông qua bảng sau:

5. Nếu Việt Nam ấn định một mức thuế là 9USD cho mỗi kg,
giá và lượng thực phẩm nhập khẩu là bao nhiêu? Chính
phủ sẽ thu từ thuế nhập khẩu là bao nhiêu? Mất không xã
hội là bao nhiêu?
6. Nếu Việt Nam không đánh thuế nhập khẩu mà áp đặt hạn
ngạch nhập khẩu là 8 triệu kg, giá trong nước của Việt
Nam là bao nhiêu? Chi phí cho hạn ngạch nhập khẩu này
đối với người tiêu dùng thực phẩm này ở Việt Nam là bao
nhiêu? Phần thu được của nhà sản xuất Việt Nam là bao
nhiêu? Mất không xã hội là bao nhiêu?

Giá

Cung (triệu kg)

Cầu (triệu kg)

3

2

34


6

4

28

9

6

22

12

8

16

Thay số và tính tốn vào ta được: PD = 40 – 2.Q

15

10

10

Tương tự PS = (2/3)Q

18


12

8

Yêu cầu:
1. Xác định phương trình của hàm cầu và hàm cung hàng
hóa này.
2. Xác định độ co giãn của cầu ở mức giá 9 USD? 12 USD?
3. Xác định độ co giãn của cung ở mức giá 9USD? 12USD?
48

4. Nếu khơng có thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu và
giới hạn thương mại của Việt Nam, thì giá và lượng thực
phẩm này nhập khẩu vào Việt Nam là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:
1. Phương trình đường cầu: P = a0 + a1QD

2. Cầu co giãn theo giá được xác định theo cơng thức:
ED = (∆QD/∆P) x (P/QD)
Với (∆QD/∆P) được tính bằng độ dốc của đường cầu và
bằng –2.
– Thay P = 9 và Q = 22 ⇒ E = –0,82.
– P = 12 và Q = 16 ⇒ E = –1,5.
49


×