Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Bình luận các quy định của pháp luật về tổ chức lại doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.16 KB, 14 trang )

I.

MỞ ĐẦU

Hiểu rõ bản chất pháp lý của quá trình tổ chức lại doanh nghiệp là một nhu
cầu xã hội đòi hỏi các luật gia, những người nghiên cứu khoa học pháp lý phải tổ
chức tìm hiểu về các quy định mang tính thủ tục được xây dựng trong luật và cần
phải tìm hiểu, nghiên cứu những khía cạnh pháp lý, thực tiễn liên quan để hiểu
biết, lý giải vấn đề một cách thấu đáo. Đây là một trong những nhiệm vụ quan
trọng nhằm đưa chế định tổ chức lại doanh nghiệp vào thực tiễn cuộc sống đồng
thời góp phần làm sáng tỏ một số quan điểm nhận thức về một chế định pháp lý
còn khá mới mẻ trong đời sống xã hội. Đặc biệt trong tình hình nền kinh tế đang
từng bước tiến sâu vào cơ chế kinh tế thị trường thì quá trình tổ chức lại doanh
nghiệp ngày càng sẽ trở thành nhu cầu tổ chức quan trọng của các doanh nghiệp.
Việc phân tích tìm hiểu nội dung và những vấn đề pháp lý của quá trình tổ chức
lại doanh nghiệp sẽ là một cơng việc rất có ý nghĩa trong thực tiễn áp dụng pháp
luật và có thể sẽ đồng thời góp phần vào q trình nhận thức một chế định pháp
lý vẫn còn khá mới trong đời sống xã hội. Ý thức được vấn đề trên, trong phạm vi
bài tập cá nhân cuối kỳ, em xin lựa chọn đề tài số 3 làm bài cá nhân, đó là: “Bình
luận các quy định của pháp luật về tổ chức lại doanh nghiệp. Sưu tầm một ví dụ
thực tiễn để làm rõ các bất cập trong quy định pháp luật về tổ chức lại doanh
nghiệp1” qua đó, em xin được làm rõ hơn về các quy định của pháp luật về tổ
chức lại doanh nghiệp.
Trong quá trình làm bài, em sử dụng Luật Doanh nghiệp 2020 (LDN) và do
còn những hạn chế khách quan, chủ quan nên em khó tránh khỏi những thiếu sót,
điểm cịn phải sửa đổi, bổ sung. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp xây
dựng của thầy cơ để bải làm của em được hoàn thiện một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn !

1


Bộ bài tập Luật thương mại của Bộ môn Luật thương mại – ĐH Luật Hà Nội


II.

NỘI DUNG

1. Khái niệm pháp luật về tổ chức lại doanh nghiệp
Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhấp, sáp nhập hoặc chuyển
đổi loại hình doanh nghiệp2. Đây là hoạt động thuộc nội hàm của quyền tự do kinh
doanh của doanh nghiệp, được thực hiện nhằm mục đích tạo dựng những mơ hình
tổ chức kinh doanh hợp lý nhất để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện việc tổ chức lại doanh nghiệp phát sinh
nhiều mối quan hệ khác nhau, như: quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, quan hệ giữa doanh nghiệp với các đối tác (khách hàng),
quan hệ nội bộ trong doanh nghiệp và hoạt động tổ chức lại doanh nghiệp cũng
ảnh hưởng, liên quan đến lợi ích của nhiều chủ thể khác nhau. Để điều chỉnh các
quan hệ xã hội, cũng như bảo vệ lợi ích của các chủ thể có liên quan, Nhà nước
ban hành một hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh về tổ chức lại
doanh nghiệp.
Xét về mặt nội dung, pháp luật về tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm các quy
định về:
Thứ nhất, các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, hợp nhất, sáp
nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp)
Thứ hai, trình tự, thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp
Thứ ba, đảm bảo quyền và lợi ích c khác hoặc xâm hại đến các giá trị đạo
đức, trật tự, an toàn xã hội. Với cách quan điểm cá nhân em đã nêu ở trên, rõ ràng
việc không cho phép DNTN được hợp nhất hay sáp nhập với doanh nghiệp khác
cần phải được xem xét lại.
4. Quan điểm cá nhân em về trình tự, thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp.

Trình tự, thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp bảo đảm cho quá trình tổ chức lại
được diễn ra lành mạnh, do đó cần được xem là những quy định quan trọng bậc
nhất trong các quy định về thủ tục pháp lý. Tuy nhiên, qua những quy định hiện
hành về tổ chức lại doanh nghiệp của LDN năm 2020, trình tự thủ tục tiến hành
đã được đề cập chưa thể hiện hết tầm quan trọng đó. Theo quy định hiện hành về
tổ chức lại doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước chỉ xuất hiện trực tiếp trong
khâu thực hiện cuối cùng khi doanh nghiệp tổ chức lại tiến hành đăng ký kinh
doanh doanh nghiệp mới7. Do đó, chưa thực sự đảm bảo được tính trung thực và
sự an tồn chung cho xã hội trong mối liên hệ tới thủ tục, trình tự tổ chức lại doanh
nghiệp.
Ngoài ra, trong thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp, theo các biện pháp chia,
tách hợp nhất và sáp nhập tại các Điều 198, 199, 200, 201 LDN năm 2020, pháp
luật quy định thời hạn gửi thông báo tới chủ nợ và người lao động của doanh
nghiệp là 15 ngày kể từ ngày thông qua hợp đồng hoặc quyết định tổ chức lại.
Trong khi đó, các quy định về đăng ký và đăng ký lại doanh nghiệp tại các Điều
26, 30, 31 LDN năm 2020 ấn định thời gian là 03 ngày làm việc để cơ quan nhà
Xem thêm tại Khoản 5 Điều 198, khoản 4 Điều 199, khoản 5 Điều 200, khoản 4 Điều 201,.. Luật Doanh nghiệp
2020
7


nước tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Như vậy, căn cứ vào
nội dung của các quy định này, ta không thể xác định được việc gửi quyết định,
hợp đồng tổ chức lại tới chủ nợ và người lao động sẽ phải thực hiện trước hay sau
khi doanh nghiệp thực hiện xong biện pháp tổ chức lại.
Giả sử xét một trường hợp, doanh nghiệp M tiến hành hợp nhất với doanh
nghiệp N. Doanh nghiệp M có số dư nợ gần bằng tổng số tài sản hiện có. Phương
án hợp nhất giữa M và N không được một số thành viên (cổ đông) của M hoặc N
chấp nhận. Theo quy định tại các Điều 51, 120 LDN năm 2020 thì các thành viên
này có quyền rút ra khỏi doanh nghiệp bằng cách yêu cầu mua lại phần vốn góp.

Như vậy, những người này đã có cơ hội an toàn rút ra khỏi phần nghĩa vụ trả nợ
mà họ đáng ra phải gánh chịu. Ngoài ra, sự bất hợp lý còn thể hiện ở chỗ khi doanh
nghiệp mắc nợ có quyền chủ động chuyển nghĩa vụ tới một doanh nghiệp mới với
phương án tổ chức lại, phương án kinh doanh mới mà khơng cần có sự đồng ý của
chủ nợ như đã trình bày ở phần trên. Theo quan điểm cá nhân em, LDN cần phải
có thêm thủ tục phân loại chủ nợ và gửi thông báo về phương án tổ chức lại tới
các chủ nợ trước khi có quyết định hoặc thông qua hợp đồng tổ chức lại doanh
nghiệp để tạo cho các đối tượng này một cơ hội phản đối.
5. Ví dụ thực tiễn để về tổ chức lại doanh nghiệp.
Ví dụ thực tiễn trường hợp sáp nhập Lâm trường Văn Chấn vào Ban quản lý
rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải ở tỉnh Yên Bái vào năm 2015. Ở đây, giám
đốc của Ban quản lý rừng phịng hộ cũng chính là chủ sở hữu của Lâm trường Văn
Chấn.
Lâm trường Văn Chấn chủ yếu thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng tự
nhiên, việc trồng, chăm sóc rừng trồng. Tuy nhiên, Lâm trường khơng đủ điều
kiện để kinh doanh, hiện chỉ làm việc quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên, việc trồng,
chăm sóc rừng trồng được lâm trường trực tiếp thực hiện. Tổng diện tích lâm
trường được Uỷ ban nhân dân giao, cho thuê là 6.694,32 ha, trong đó diện tích đất
thực sự quản lý sử dụng là 5.571,7 ha, cịn lại là diện tích đất đã thu hồi, bị lấn
chiếm, khơng quản lý được. Tình hình tài chính: tổng tài sản 10,3 tỷ đồng, cơng


nợ phải trả là 2,2 tỷ đòng. Năm 2015, tổng doanh thu và thu nhập khác là 2,5 tỷ
đồng chủ yếu từ thu tiền dịch vụ môi trường rừng, lợi nhuận trước thuế là 52 triệu
đồng, lỗ lũy kế đến 31/12/2015 là 257,4 triệu đồng.
Đánh giá chung: Lâm trường Văn Chấn chủ yếu thực hiện nhiệm vụ quản lý
bảo vệ rừng tự nhiên sản xuất, doanh thu thấp do hoạt động kinh doanh kém hiệu
quả cầm chừng dẫn đến không có kinh phí để hoạt động, cịn nợ lương người lao
động. Hiệu quả sử dụng đối với quỹ đất được giao cịn thấp, cơng tác quản lý đất
đai, tài ngun rừng còn nhiều hạn chế, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng

dụng khoa học kỹ thuật còn chậm. Lâm trường chưa thực sự quản lý được diện
tích rừng được giao, để bị xâm lấn. khi xem xét tổ chức lại để thực hiện có hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chủ trương sáp nhập Lâm
trường Văn chấn với Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Căng Chải, tuy nhiên
theo quyết định 2242/QĐ-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng chính phủ phê
duyệt đề án tăng cường quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên8, Doanh nghiệp được
sáp nhập sẽ khơng cịn được hưởng ưu đãi về khoản kinh phí nhà nước cấp để bảo
vệ rừng. Sau khi phương án tổng thể sắp xếp đổi mới các công ty lâm nghiệp được
phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo và thành lập tổ cơng tác rà
sốt, đánh đánh gia thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của lâm trường,
thành lập Ban chỉ đạo sắp xếp đổi mới Lâm trường Văn Chấn. Sau khi rà soát, căn
cứ kết quả rà soát, tỉnh Yên Bái đã có báo cáo xin ý kiến chỉ đạo về hướng xủ lý
các khoản hành chính, cơng nợ khó thu của lân trường này. Do đó, việc sắp xếp
sáp nhập vào Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Căng chải là chưa có cơ sở
thực hiện vì chưa giải quyết được các khoản công nợ.
Cụ thể, bởi nhiều lý do khác nhau, trong đó có việc khơng xử lý được khoản
nợ của doanh nghiệp bị sáp nhập là Lâm trường Văn Chấn nên việc sáp nhập này
bắt đầu từ năm 2014 mà đến tận năm 2018 mới được hoàn tất.

8

truy cập 13:25 ngày
24/11/2020


Ngoài việc xác định các khoản nợ, việc sáp nhập hai doanh nghiệp này bị trì
trệ cịn do thủ tục sáp nhập doanh nghiệp. Cụ thể theo quy định của Luật Doanh
nghiệp 2020, thì Doanh nghiệp nhận sáp nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập phải
ký Hợp đồng sáp nhập, dự thảo điều lệ của Công ty nhận sáp nhập. Trên thực tế,
trong trường hợp này, Giám đốc của Ban quản lý rừng phịng hộ cũng chính là

chủ sở hữu của Lâm trường Văn Chấn, vậy việc doanh nghiệp nhận sáp nhập là
chủ sở hữu của doanh nghiệp bị sáp nhập thi có nên chăng đặt ra vấn đề phải lập
Hợp đồng sáp nhập hay không, hay chỉ cần Quyết định sáp nhập của chủ sở hữu
doanh nghiệp? Và có nhất thiết phải sửa đổi lại Điều lệ của doanh nghiệp nhận
sáp nhập?
Theo em, trong trường hợp này thì khơng cần phải có Hợp đơng sáp nhập
mà chỉ cần có quyết định sáp nhập trong đó nêu rõ phương án sử dụng lao động
của Công ty bị sáp nhập, chuyển giao quyền và nghĩa vụ... cho chủ sở hữu là đủ
vì trong quan hệ này hai bên khơng thể bình đẳng với nhau về mặt tổ chức. Mặt
khác chủ sở hữu doanh nghiệp thi có tồn quyền quyết định sự tồn của "đứa con"
do mình sinh ra, nên quy định trên là rất mất thời gian. Ngoài ra, để tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp cũng như sự thống nhất trong việc áp dụng pháp
luật, các doanh nghiệp rất mong những nhà hoạch định chính sách pháp luật cân
đánh giá lại quá trình thực thi các quy định pháp luật trong việc sáp nhập các loại
hình doanh nghiệp để hướng dẫn các cơ quan đăng ký kinh doanh giải quyết các
nguyện vọng chính đáng của doanh nghiệp.


III.

KẾT LUẬN

Với chế định tổ chức lại doanh nghiệp, pháp luật đã đặt ra những quy định
pháp lý cần thiết cho các doanh nghiệp (mà cụ thể là các cổ đơng, thành viên và
chủ sở hữu cơng ty) có thêm quyền chủ động lựa chọn và thay đổi cơ cấu tổ chức
hiện tại của mình. Những quy định này sẽ là những cơ sở pháp lý đặt nền tảng cho
sự vận động thay đổi của các doanh nghiệp. Khuyến khích hơn nữa sự chủ động
sản xuất kinh doanh và đảm bảo quyền tự do bình đẳng của doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, trong lịch sử lập pháp nói chung và pháp luật
về kinh tế nói riêng không phải một chế định đã được ban hành bao giờ cũng

chuyển tải một cách đầy đủ các quy định để có thể tồn tại như một chế định pháp
lý hồn hảo. Vẫn cịn đó một số bất cập về trình tự thủ tục, điều kiện và loại hình
chủ thể có quyền thực hiện tổ chức lại là những vấn đề pháp lý cần được tiếp tục
nghiên cứu làm rõ và hồn thiện, đảm bảo cho các q trình tổ chức lại được thực
hiện một cách trung thực, minh bạch và an toàn, nâng cao hiệu quả điều chỉnh của
pháp luật, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của nhà đầu tư và những cá
nhân, tổ chức có liên quan. Vấn đề đặt ra lúc này là cần phải tiếp tục nghiên cứu,
điều chỉnh bổ sung để từng bước tiến tới hồn thiện từng chế định nói riêng và cả
hệ thống pháp luật nói chung.


IV.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020.
2. Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2018
3. Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Luật thương mại Việt
Nam tập I, NXB tư pháp
4. Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật thương mại, Phần chung và
thương nhân, NXB ĐHQG, Hà Nội.
5. Pháp luật Việt Nam hiện hành về tổ chức lại doanh nghiệp, khóa luận tốt
nghiệp /Nguyễn Thị Minh Thư ; TS. Trần Thị Bảo Ánh hướng dẫn
6. Pháp luật về tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng trên
địa bàn tỉnh Yên Bái, luận văn thạc sĩ luật học / Hà Kim Sơn ; PGS. TS.
Nguyễn Viết Tý hướng dẫn
7. Những thay đổi quan trọng của Luật Doanh nghiệp 2020 tạo thuận lợi cho
doanh nghiệp(2020), truy cập ngày 22/11/2020 tại địa chỉ:
/>8. />ed.pdf truy cập 13:25 ngày 24/11/2020




×