Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tiểu luận đánh giá trong giáo dục đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.37 KB, 8 trang )

1
CHUYÊN ĐỀ: ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Câu hỏi: Anh chị hãy nêu thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả học
tập cho học viên tại trường nơi anh/chị công tác để làm rõ hệ thống lý luận
về đánh giá kết quả học tập ở đại học hiện nay và đưa ra các đề xuất để
tăng cường hiệu quả và đảm bảo chất lượng đào tạo.
Trả lời:
Trong hệ thống giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng, đánh giá
không chỉ là sự phản hồi của hệ thống mà còn tác động đến chất lượng của hệ
thống, đánh giá là một bộ phận hợp thành của quá trình giáo dục và đào tạo.
Đánh giá kết quả học tập là một khâu quan trọng được thực hiện xuyên suốt
trong quá trình dạy học dưới nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào đặc
điểm đối tượng và bối cảnh. Đánh giá kết quả học tập ở bậc đại học góp phần
quan trọng vào việc hoàn thành mục tiêu đào tạo của nhà trường. Trong hoạt
động giáo dục nói chung và hoạt động giảng dạy nói riêng, việc kiểm tra đánh
giá kết quả mà người học đạt được có ý nghĩa to lớn vì nó khơng chỉ phản ánh
chất lượng dạy và học của thầy và trị mà nó cịn là cơ sở cho những đổi mới tiếp
theo.
Phạm vi bài tiểu luận phân tích thực trạng của cơng tác đánh giá kết quả
học tập của học viên ở trường Sĩ quan Cơng binh với đặc điểm q trình học tập
học viên cịn có nhiều hoạt động mang tính chất đặc thù riêng nên tác động của
những phương pháp đánh giá đối với kết quả học tập của học viên cũng có nhiều
điểm khác so với sinh viên các trường đại học khối dân sự, nhằm góp phần làm
rõ hệ thống lý luận về đánh giá kết quả học tập ở đại học hiện nay. Vì nhiều lý
do liên quan đến yếu tố qn sự, cịn nhiều tài liệu liên quan khơng được tiếp
cận nên phạm vi bài tiểu luận chưa đánh giá hết toàn bộ thực trạng kiểm tra đánh
giá kết quả học tập cho học viên tại Nhà trường hiện nay.
Để làm rõ hơn nội dung phần đánh giá, trước hết cần phân tích làm rõ một
số khái niệm chung:
Thứ nhất, khái niệm về đánh giá: Bất cứ một quá trình nào lĩnh vực nào
mà con người tham gia vào cũng nhằm tạo ra những biến đổi nhất định, muốn


biết những biến đổi đó diễn ra ở mức độ nào thì cần phải đánh giá. Trong thực
tiễn, đánh giá được thực hiện ở các lĩnh vực khác nhau và diễn ra trong những
tình huống rất đa dạng, đánh giá là hoạt động của con người nhằm phán xét về
một hay nhiều đặc điểm của sự vật, hiên tượng, con người theo những quan
niệm và chuẩn mực nhất định mà người đánh giá cần tuân theo. Trong giáo dục,
đánh giá là bộ phận hợp thành rất quan trọng, một khâu không thể tách rời của


2
q trình giáo dục và đào tạo, đánh giá có vai trị tích cực trong việc điều chỉnh
giáo dục, là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Có nhiều
quan niệm về đánh giá trong lĩnh vực giáo dục, có người cho rằng đánh giá là
sự thu thập và lí giải một cách có hệ thống những bằng chứng dẫn tới sự phán
xét về giá trị theo quan điểm hành động. Cũng có người nhận định, đánh giá là
đưa ra phán quyết về giá trị của một sự kiện, nó bao hàm việc thu thập thơng tin
sử dụng trong việc định giá một chương trình, một sản phẩm, một tiến trình,
một mục tiêu hay tiềm năng ứng dụng của một cách thức đưa ra nhằm mục đích
nhất định. Trong giáo dục nói chung và dạy học nói riêng, đánh giá nhằm xác
định mức độ đạt được các mục tiêu giáo dục, đánh giá cuối cùng sẽ đi đến xác
nhận kết quả của nó, đánh giá chứng thực cho khả năng của con người trong các
lĩnh vực hoạt động xã hội, cũng như chất lượng của một tổ chức đảm bảo cho sự
phát triển giáo dục Tuy nhiên, để đạt mục tiêu tốt hơn cần phải điều chỉnh hành
động, từ đó cho phép can thiệp kịp thời và làm cho hành động thành công hơn.
Đánh giá để giúp các cơ sở giáo dục luôn được giải trình với xã hội, với các cơ
quan có thẩm quyền, với các bậc phụ huynh về việc cơ sở giáo dục thực hiện tốt
chức năng, nhiệm vụ của trường và kết quả đạt được là hợp lý. Đánh giá nhằm
nâng cao chất lượng của tất cả các hoạt động giáo dục, chương trình giáo dục,
sản phẩm giáo dục, đánh giá cần phải mang tính dự đốn, chi tiết, có tác dụng
điều chỉnh, phát tiển nâng cao. Đánh giá cung cấp những thông tin để chỉ đạo
kịp thời các hoạt động ở một đơn vị giáo dục, giúp cho việc điều chỉnh thường

xuyên các hoạt động giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục.
Thứ hai, khái niệm về kết quả học tập: Kết quả học tập là sản phẩm của
sự tiếp thu, xử lí thơng tin bằng thao tác trí tuệ dựa vào tri thức, kỹ năng đat
được trước đó để chiếm lĩnh tri thức, kinh nghiệm. Nó là sự khẳng định những
gì người học có thể làm được sau khi hồn thành một nội dung hoặc chương
trình học tập nào đó. Tác giả Hồng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc đã đưa ra cách
hiểu về kết quả học tập như sau: “Kết quả học tập là một khái niệm thường được
hiểu theo hai quan niệm khác nhau trong thực tế cũng như trong khoa học: Đó là
mức độ thành tích mà một chủ thể hoc tập đã đạt, được xem xét trong mối quan
hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra, với mục tiêu xác định. Hay đó là mức độ
thành tích đã đạt của một học viên so với các bạn học khác”. Theo tác giả Trần
Kiều “dù hiểu theo nghĩa nào kết quả học tập cũng đều thể hiện ở mức độ đạt
được các mục tiêu của dạy học, trong đó bao gồm 3 mục tiêu lớn là: Nhận thức,
hành động, xúc cảm. Với từng môn học thì các mục tiêu trên được cụ thể hóa
thành các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ”
Thứ ba, khái niệm về đánh giá kết quả học tập: Đánh giá kết quả học tập
là sự đối chiếu so sánh kiến thức, kỹ năng, thái độ đạt được ở người học với các


3
kết quả mong đợi đã được xác định ở mục tiêu học tập, từ đó có những kết luận
tin cậy về kết quả học tập của người học. Trong quá trình dạy học, đánh giá
khơng chỉ là hoạt động chắp nối thêm vào sau bài giảng mà nó có quan hệ hợp
thành với việc ra quyết định của giảng viên, đánh giá đúng đắn, chính xác sẽ
cung cấp cho giảng viên thông tin để ra quyết định hiệu quả hơn, quyết định đó
có ý nghĩa quan trong trong q trình dạy học, giúp cho giảng viên có thể đi đến
những quyết định phù hợp, nâng cao hiệu quả giảng dạy. Đánh giá thúc đẩy sinh
viên học tập, nâng cao trách nhiệm của học sinh trong học tập. Đánh giá thông
báo kịp thời cho sinh viên biết tiến bộ của họ, có tác dụng thúc bách sinh viên
học tập, động viên, khích lệ họ học nhiều hơn, tốt hơn, chỉ cho họ thấy những

nội dung nào ch¬ưa tốt, nội dung nào cần học thêm, học lại v.v. Đánh giá kết
quả học tập của sinh viên được tiến hành tốt giúp cho họ có cơ hội để củng cố tri
thức, phát triển trí tuệ. giúp hình thành cho họ nhu cầu thói quen tự đánh giá,
nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện. Đánh
giá có tác động tới phương pháp dạy và tới phương pháp học, yêu cầu về nội
dung kiểm tra đánh giá đòi hỏi giảng viên và sinh viên phải phải thay đổi cách
học để thể hiện được được kết quả học tập thực sự. Đánh giá kết quả học tập
giúp cho các nhà quản lý đi đến những quyết định để cải tiến và hoàn thiện nội
dung hay chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học. Trong quá trình dạy học, vấn đề
sử dụng tài liệu nào, phương pháp phương tiện nào là thích hợp, tất cả những
điều đó phải được thực thi và có những kết quả, kết quả này thông qua đánh giá
để đi đến quyết định là nên được tiếp tục hay cần thay đổi, chính q trình đánh
giá sẽ cung cấp cơ sở cho sự phán xét này. Từ những phân tích trên, khái niệm
đánh giá kết quả học tập trong bài viết này được hiểu như sau: là xác định mức
độ nắm được kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của người học so với mục tiêu, yêu cầu
của chương trình đề ra.
Qua nghiên cứu, thu thập tài liệu, có thể nêu lên một số thực trạng về đánh
giá kết quả học tập của học viên tại trường Sĩ quan Cơng binh như sau:
Trước hết, phải nói rằng việc đánh giá kết quả học tập của học viên tại
trường Sĩ quan Công binh không chỉ đơn thuần là học tập mà nó cịn gằn liền
với rèn luyện năng lực chun mơn, xây dựng bản lĩnh chính trị và các hoạt
động quân sự khác. Vì vậy, việc nghiên cứu và nhận xét thực tiễn đánh giá kết
quả học tập của học viên được tiến hành thường xuyên và liên tục trong suốt quá
trình học tập của học viên, để rút ra những kết luận cần thiết làm cơ sở cho việc
đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác đánh giá kết quả học tập, xây
dựng và điều chỉnh các chủ trương, biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục của
Nhà trường. Nội dung khảo sát thường về công tác đánh giá kết quả học tập ở
các khía cạnh: nhận thức, các phương pháp đánh giá kết quả học tập và mức độ



4
tác động của các phương pháp đối với sự tiến bộ trong học tập của học viên.
Phương pháp khảo sát và xử lí số liệu thường sử dụng phương pháp điều tra viết
thơng qua phiếu hỏi để xử lí số liệu, kiểm định và đánh giá kết quả khảo sát.
Về phương pháp đánh giá: hiện nay, Nhà trường đang áp dụng các phương
pháp đánh giá giống như các trường đại học khác như: phương pháp kiểm tra
viết dạng tự luận; phương pháp trắc nghiệm khách quan; phương pháp thi vấn
đáp và cả phương pháp quan sát. Tùy thuộc vào từng nội dung môn học, tùy
thuộc từng học phần mà người giảng viên xây dựng phương pháp kiểm tra đánh
giá khác nhau, khơng rập khn, máy móc theo một phương pháp cố định nào
cả.
Về tiêu chí đánh giá: khác với sinh viên khối dân sự, học viên trường Sĩ
quan Công binh nói riêng và học viên khối quân sự nói chung có nhiều tiêu chí
đánh giá khác biệt do tính chất đặc thù của hoạt động quân sự. Trong phạm vi
bài tiểu luận, tác giả chỉ nêu lên một số tiêu chí khơng ảnh hưởng đến yếu tố bí
mật qn sự, cụ thể như sau:
- Tiêu chí về nhận thức chính trị và động cơ học tập: Thái độ chính trị
kiên định, tư tưởng vững vàng, thực hiện đúng quan điểm, chủ trương, đường lối
của Đảng; có động cơ học tập, thái độ học tập tốt, nghiêm túc…
- Tiêu chí về phẩm chất đạo đức lối sống và ý thức chấp hành kỷ luật,
pháp luật: Tích cực, gương mẫu rèn luyện phẩm chất đạo đức, đoàn kết tập thể
tốt, sống trung thực, khiêm tốn, giản dị; Chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước,
điều lệnh, điều lệ, kỷ luật của Quân đội, quy chế, nội quy, quy định của Nhà
trường; Có ý thức trách nhiệm, tích cực chủ động tham gia các hoạt động của
đơn vị, Nhà trường, Quân đội phát động…
- Tiêu chí về ý thức chấp hành nhiệm vụ học tập, nghiên cứu khoa học:
Thực hiện đầy đủ kế hoạch, chương trình nội dung học tập, chấp hành nghiêm
quy chế, quy định trong học tập, nghiên cứu khoa học; Có ý thức trách nhiệm
cao, tích cực cần cù, chịu khó, chủ động sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa
học…

Về tổ chức đánh giá: tùy theo từng cấp cụ thể để đưa ra thời gian, phương
pháp đánh giá khác nhau. Nhưng tựu chung thì đều tổ chức bình xét đánh giá,
phân loại kết quả rèn luyện học viên hàng tuần, hàng tháng, học kỳ, hàng năm
và cả khóa học. Việc tổ chức như thế này theo bản thân nhận thấy là rất chặt chẽ,
cụ thể và tỉ mỉ.
Kết quả đánh giá thực trạng cụ thể như sau:
1. Nhận thức của học viên về đánh giá kết quả học tập


5
Nhận thức của học viên về đánh giá kết quả học tập được đo lường thông
qua khảo sát học viên về khái niệm và mục đích của đánh giá kết quả học tập, có
thể nhận thấy quan điểm của học viên hiện nay về khái niệm đánh giá kết quả
học tập thiên về hai luồng ý kiến: Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng, đánh giá kết
quả học tập, rèn luyện là hoạt động đo lường mức độ lĩnh hội kiến thức quân sự
của học viên, ý thức chấp hành kỷ luật (chiếm tỉ lệ 38.9%); Luồng ý kiến thứ hai
cho rằng, đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thơng tin để đánh giá
mức độ học viên đạt được mục tiêu dạy học (chiếm tỉ lệ 38,1%). Kết quả này
cho thấy học viên hiểu đúng về đánh giá kết quả học tập, xem công tác này như
là một hoạt động đo lường cung cấp thông tin cho giáo viên nghĩa là nó là hoạt
động cuối cùng mà giảng viên phải thực hiện để có minh chứng cho hoạt động
dạy của mình.
Từ cách hiểu trên về khái niệm đánh giá kết quả học tập, học viên đưa ra ý
kiến về mục đích của hoạt động này như sau: Có tới 57,9% học viên cho rằng
mục đích của hoạt động này là nhằm xác định các phương pháp tiếp cận học tập
cho học viên. Nghĩa là giảng viên sử dụng việc đánh giá kết quả học tập như là
một công cụ giúp học viên xác định được phương pháp học tập nào là phù hợp
với bản thân. Từ đây có thể hiểu, học viên đang có xu hướng học tập theo cách
mà giảng viên đánh giá kết quả học tập. Đây cũng có thể là một lựa chọn phù
hợp khi học viên xác định được sở trường và sở đoản của mình trong các mơn

học. Một lựa chọn khác ở mức thấp hơn là ý kiến học viên cho rằng việc đánh
giá kết quả học tập là cơ sở để giảng viên lựa chọn phương pháp dạy học. Nghĩa
là lựa chọn phương pháp đánh giá nào thì giảng viên sẽ chọn phương pháp dạy
học cho phù hợp với phương pháp đánh giá đó.
2. Sự phù hợp của phương pháp đánh giá kết quả học tập
Đối với các phương pháp đánh giá kết quả học tập mà giảng viên áp dụng
nhận được ý kiến của học viên về mức độ hài lòng của họ. Với 4 phương pháp
đánh giá kết quả học tập đối với học viên hiện nay ở tất cả các mơn học thì xếp
thứ hạng cao nhất về mức độ hài lòng là phương pháp vấn đáp (điểm trung bình
cao nhất 3,81). Có 46,3 % học viên tỏ ra hài lòng với phương pháp này. Điều
này chỉ ra xu hướng học tập của học viên là được thực hành áp dụng kiến thức
vào thực tiễn để nâng cao năng lực thực tiễn. Xếp hạng ở vị trí thứ hai là
phương pháp đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm khách quan (điểm trung bình
3,8). Hình thức đánh giá này vốn có nhiều ưu điểm đối với học viên khối kỹ
thuật, không sử dụng nhiều đến tư duy trừu tượng và lập luận bằng ngôn ngữ,
tuy nhiên, học viên ký thuật tham gia hoạt động quân sự thì phương pháp này ít
được dùng hơn.


6
Nhìn chung học viên chưa tỏ thái độ hứng thú rõ ràng đối với hoạt động
đánh giá kết quả học tập mà giảng viên thực hiện với 53,4 % trả lời phân vân.
Chỉ có 11,1% học viên được hỏi là thẳng thắn với câu trả lời có hào hứng và hơn
1/3 số học viên được hỏi khơng hào hứng. Có thể việc đánh giá kết quả học tập
đang là một áp lực mà học viên phải đối phó trong suốt học kì hay cả năm học,
khóa học với rất nhiều mơn. Giảng viên mỗi mơn học có những u cầu nhất
định về “đầu ra” của môn học nên học viên chỉ loay hoay thực hiện đầy đủ các
yêu cầu đó và khơng cịn xem nó là một hoạt động gây hứng thú nữa.
3. Tác động đối với kết quả học tập của học viên
Mức đánh giá tác động tích cực chiếm tỉ lệ khá cao, cao nhất trong tác

động tích cực là phương pháp vấn đáp. Theo thứ hạng thì phương pháp đánh giá
trắc nghiệm khách quan xếp thứ hai (điểm trung bình 3,78) và phương pháp
đánh giá viết tự luận xếp thứ hạng thứ tư (điểm trung bình 3,46) trong bốn
phương pháp đánh giá được đang được Nhà trường áp dụng. Như vậy cùng với
sự hài lịng thì học viên cũng đánh giá tương đồng về mức độ tác động tích cực
đến kết quả học tập. Xu hướng mong muốn của học viên được thực hành và
được đánh giá về mặt năng lực thực hiện thể hiện ngày càng rõ rệt.
- Tần suất áp dụng các cấp độ năng lực trong thang nhận thức Bloom:
Việc vận dụng các phương pháp đánh giá theo thang nhận thức của Bloom được
được giảng viên thực sự chú trọng, cụ thể: mức áp dụng ở thang đo “Hiểu” của
Bloom được giảng viên thường xuyên thực hiện và chiếm ưu thế hơn hẳn các
mức cịn lại trong thang đo. Nhìn chung ở mức thấp gồm “Nhớ” và “Hiểu” thì
giảng viên áp dụng thường xuyên, trong đó chú trọng đến việc học viên phải
trực tiếp làm được một số nội dung quan trọng. Mức cao gồm “Đánh giá” và
“Sáng tạo” được áp dụng với tần suất thấp hơn. Như vậy xu hướng đánh giá của
giảng viên đòi hỏi học viên đáp ứng ở mức vừa sức và tương đối đơn giản, ở
mức nhận thức cao hơn thì giảng viên thực hiện ít hơn. Điều này là hồn tồn
phù hợp về mặt logic của q trình dạy học. Xếp hạng tần suất áp dụng thì ở
mức “Nhớ” và “ Hiểu” được thực hiện thường xuyên nhất xếp hạng 1 và 2, mức
“sáng tạo” và “đánh giá” xếp hạng thứ 5 và 6, ít được thực hiện hơn so với các
mức còn lại.
Qua nghiên cứu về thực trạng về đánh giá kết quả học tập của học viên
ở trường Sĩ quan Công binh, cho thấy:
- Nhận thức của học viên về khái niệm, vai trò của đánh giá kết quả học
tập đúng nhưng chưa đầy đủ, toàn diện, do đó học viên chưa thấy hết được ý
nghĩa tận cùng của cơng tác này, có thể dẫn đến chưa có động lực để thúc đẩy
việc học có kết quả cao hơn.


7

- Việc áp dụng các phương pháp đánh giá có tác động mạnh mẽ đến hứng
thú học tập cũng như khả năng cải thiện kết quả học tập của học viên. Do đó,
giảng viên cần lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp với đặc điểm nhận thức
cũng như đặc thù ngành học của học viên. Hướng hoạt động đánh giá kết quả
học tập vào người học sẽ tạo ra sự tiến bộ ở họ.
- Vận dụng linh hoạt các mức độ đánh giá theo thang nhận thức của
Bloom là việc làm cần thiết để không gây ra nhàm chán hoặc cứng nhắc khn
mẫu vì sự phong phú của nguồn thông tin hiện nay là một ưu thế cho học viên
nên hướng vào các mức đánh giá đòi hỏi sự tư duy và sáng tạo của học viên sẽ
phù hợp hơn trong bối cảnh hiện nay.
Từ các kết quả đã phân tích như trên, để nâng cao chất lượng học tập của
học viên nói riêng và chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung, cơng tác
đánh giá kết quả học tập cần sự phối hợp của giảng viên và học viên. Nhận thức
đúng đắn và đầy đủ về ý nghĩa tầm quan trọng cũng như vận dụng linh hoạt các
phương pháp đánh giá hướng vào sự tiến bộ của người học là yếu tố quyết định
đến sự thành công của q trình dạy học giúp thầy và trị cùng đạt được mục tiêu
đào tạo, thơng qua đó nhà trường sẽ hồn thành được sứ mệnh của mình.
Từ các kết quả đã phân tích như trên, để nâng cao chất lượng học tập của
học viên nói riêng và chất lượng đào tạo của Nhà trường nói chung, cơng tác
đánh giá kết quả học tập cần sự phối hợp của cả giảng viên và học viên. Nhận
thức đúng đắn và đầy đủ về ý nghĩa tầm quan trọng cũng như vận dụng linh
hoạt các phương pháp đánh giá hướng vào sự tiến bộ của người học là yếu tố
quyết định đến sự thành cơng của q trình dạy học giúp thầy và trị cùng đạt
được mục tiêu đào tạo, thơng qua đó nhà trường sẽ hồn thành được sứ mệnh
của mình.


8
Tài liệu tham khảo:
[1]. Nguyễn Kim Dung, 2012. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá

KQHT ở một số trường trung học phổ thơng tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp
chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ chí Minh.
[2]. Nguyễn Hồng Bảo Thanh, Lê Thanh Huy, Lê Văn Đức, 2017. Thực
trạng và giải pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực ở một
số trường phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
[3]. Trần Thị Tuyết Oanh, 1997. Về cải tiến hình thức soạn câu hỏi kiểm
tra để đánh giá kết quả học tập của sinh viên,Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục.
[4]. Trần Thị Tuyết Oanh, 2007. Đánh giá và đo lường kết quả học tập của
học viên, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội.
[5]. Nguyễn Thanh Thủy, 2019. Thực trạng của công tác đánh giá kết quả
học tập của học viên ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí
Minh.

NGƯỜI THỰC HIỆN

Phạm Xn Hịa



×