Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

DỰ án XỬ LÝ RÁC THẢI MÔI TRƯỜNG BÃI RÁC CỔNG TRẮNG XÃ HÒA LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 69 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BÀ RỊA
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 1 TP. BÀ RỊA
-----------***-----------

DỰ ÁN
XỬ LÝ RÁC THẢI MÔI TRƯỜNG
BÃI RÁC CỔNG TRẮNG XÃ HÒA LONG

NĂM 2020


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BÀ RỊA
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 1 TP. BÀ RỊA
-----------***-----------

DỰ ÁN
XỬ LÝ RÁC THẢI MÔI TRƯỜNG
BÃI RÁC CỔNG TRẮNG XÃ HÒA LONG

CHỦ ĐẦU TƯ

ĐƠN VỊ TƯ VẤN

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 1 TP. BÀ RỊA

Lê Thanh Hải


NĂM 2020


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT………………………………………………….…….iii
DANH
…….iv

MỤC

BẢNG…………………………………………………………….

DANH MỤC HÌNH……...……………….………………………………………..….v
MỞ ĐẦU…………….…………………………………………………………………1
CHƯƠNG 1. THÔNG TIN CHUNG..........................................................................2
1.1. Căn cứ thực hiện.....................................................................................................2
1.1.1. Các văn bản pháp luật........................................................................................2
1.1.2. Văn bản pháp lý do địa phương ban hành..........................................................3
1.1.3. Các quy chuẩn và tiêu chuẩn làm căn cứ thực hiện dự án..................................5
1.2. Thông tin chung......................................................................................................6
1.2.1. Giới thiệu về phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường.........................6
1.2.2. Giới thiệu về các bên liên quan chính................................................................6
1.3. Phương pháp và kỹ thuật sử dụng.........................................................................6
1.3.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lý số liệu...............................................6
1.3.2. Phương pháp điều tra hiện trạng khai thác sử dụng, chất lượng nước dưới
đất khu vực lân cận bãi rác Cổng Trắng......................................................................6
1.3.3. Phương pháp đo điện trở suất (ảnh điện)...........................................................7
1.3.4. Phương pháp khoan khảo sát địa chất thủy văn và đo karota lỗ khoan............11
1.3.5. Phương pháp đo khí phóng xạ Radon..............................................................12
CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG KHU VỰC BÃI RÁC CỔNG TRẮNG...................17

2.1. Điều kiện về tự nhiên............................................................................................17
2.2. Điều kiện về kinh tế xã hội....................................................................................20
2.2.1. Điều kiện về kinh tế.........................................................................................20
2.2.2. Điều kiện về xã hội..........................................................................................21
2.3. Thông tin về khu vực bãi rác Cổng Trắng..........................................................21
2.3.1. Vị trí khu vực..................................................................................................21
2.3.2. Đặc điểm địa hình khu vực dự án....................................................................22
2.3.3. Đặc điểm địa chất khu vực dự án.....................................................................23
i


2.3.4. Lịch sử hoạt động tại khu vực.........................................................................24
2.4. Hiện trạng sử dụng đất tại khu vực bãi rác Cổng Trắng...................................24
2.5. Hiện trạng khai thác sử dụng và chất lượng nước dưới đất..............................24
2.6. Phân tích, đánh giá khả năng ảnh hưởng của bãi rác Cổng Trắng đến nước
dưới đất khu vực.........................................................................................................27
2.6.1. Kết quả khảo sát bằng phương pháp ảnh điện.................................................27
2.6.2. Khoan khảo sát địa chất thủy văn....................................................................30
2.6.3. Kết quả khảo sát khí phóng xạ Radon.............................................................31
2.7. Tính tốn lượng rác cần xử lý tại bãi rác Cổng Trắng.......................................34
2.8. Hiện trạng chất lượng nước rỉ rác tại bãi rác Cổng Trắng................................35
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ BÃI RÁC
CỔNG TRẮNG..........................................................................................................36
3.1. Cơ sở lựa chọn phương án xử lý..........................................................................36
3.2. Thông số bãi rác Cổng Trắng...............................................................................37
3.3. Đề xuất các phương án xử lý bãi rác Cổng Trắng..............................................37
3.3.1. Phương án 1: Bóc dỡ tồn bộ lượng rác, đất chơn lấp đưa đi xử lý.................37
3.3.2. Phương án 2: Bóc dỡ tồn bộ lượng rác, đất chôn lấp và xử lý tại chỗ............41
3.3.3. Phương án 3: Cô lập tại chỗ, trồng cây xanh...................................................47
3.4. Phân tích lựa chọn phương án.............................................................................54

KẾT
LUẬN

NGHỊ………………………………………………………..55
TÀI
LIỆU
THAM
……………………………..56

KIẾN

KHẢO…………………………….

ii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCA

:

Bộ Cơng An

BĐKH

:

Biến đổi khí hậu

BGTVT


:

Bộ Giao thông Vận tải

BR-VT

:

Bà Rịa – Vũng Tàu

BTNMT

:

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BTNMT

:

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BXD

:

Bộ Xây dựng

CHXHCN


:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CLN

:

Chất lượng nước

CTNH

:

Chất thải nguy hại

ĐCTV

:

Địa chất thủy văn

ĐSĐ 2-D

:

Đo sâu đối xứng liên tục đều

ĐTS


:

Điện trở suất

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

ĐVL

:

Địa vật lý

KT-XH

:

Kinh tế - xã hội

LK

:

Lỗ khoan

NĐ-CP

:


Nghị định - Chính phủ

NDĐ

:

Nước dưới đất

PTBV

:

Phát triển bền vững

QCVN

:

Quy chuẩn Việt Nam

QH

:

Quốc hội

TCN

:


Tầng chứa nước

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TP

:

Thành phố

TPHCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

TSS

:

Tổng chất rắn lơ lửng (Total Suspended Solids)

TX

:


Thị xã

UBND

:

Ủy ban nhân dân

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tọa độ các điểm đo......................................................................................14
Bảng 1.2. Các mức nồng độ khí Radon tự nhiên trung bình năm trong nhà.................16
Bảng 2.1. Các đặc trưng khí tượng trung bình tháng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.............17
Bảng 2.2. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (đơn vị tính: 0C)..........................17
Bảng 2.3. Độ ẩm tương đối bình quân các tháng trong năm (đơn vị tính: %)..............18
Bảng 2.4. Số giờ nắng các tháng trong năm (đơn vị: giờ)............................................19
Bảng 2.5. Lượng mưa các tháng trong năm (Đơn vị tính: mm)...................................19
Bảng 2.6. Kết quả đo khí phóng xạ radon tự nhiên......................................................32
Bảng 2.7. Giá trị nồng độ khí phóng xạ và tính liều chiếu trong so với tiêu chuẩn......33
Bảng 2.8. Bảng tính tốn khối lượng rác, đất cần xử lý...............................................35
Bảng 2.9. Kết quả phân tích mẫu nước rỉ rác trong hố khoan HK3.............................35
Bảng 3.1. Các thông số cơ bản của bãi rác Cổng Trắng...............................................37
Bảng 3.2. Ước tính thời gian thực hiện phương án 1...................................................38
Bảng 3.3. Khối lượng thực hiện Phương án 1..............................................................39
Bảng 3.4. Dự tốn kinh phí thực hiện Phương án 1.....................................................40
Bảng 3.5. Ước tính thời gian thực hiện phương án 2...................................................44
Bảng 3.6. Khối lượng thực hiện phương án 2..............................................................45

Bảng 3.7. Dự toán kinh phí thực hiện Phương án 2.....................................................46
Bảng 3.8. Thơng số lớp HPDE theo phương án 3........................................................48
Bảng 3.9. Thông số kỹ thuật của lớp HPDE................................................................48
Bảng 3.10. Lựa chọn các thông số...............................................................................51
Bảng 3.11. Dự tốn kinh phí thực hiện Phương án 3...................................................53
Bảng 3.12. So sánh cơ hội và thách thức của các phương án đề xuất..........................54

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ đo điện trở suất 4 cực Wenner.............................................................8
Hình 1.2. Sơ đồ thực tế phương pháp đo ảnh điện (ĐSĐ 2-D) với hệ đa cực Wenner...9
Hình 1.3. Máy đo điện trở suất ES6.............................................................................10
Hình 1.4. Vị trí điểm đo khí phóng xạ Radon khu vực Bãi rác Cởng Trắng................13
Hình 1.5. Máy đo radon RAD7....................................................................................14
Hình 2.1. Vị trí của dự án so với các đối tượng xung quanh........................................22
Hình 2.2. Địa hình hiện trạng khu vực bãi rác Cổng Trắng.........................................23
Hình 2.3. Bản đồ địa chất khu vực bãi rác Cổng Trắng...............................................24
Hình 2.4. Biểu đồ giá trị pH các giếng xung quanh bãi rác Cổng Trắng......................25
Hình 2.5. Biểu đồ giá trị TDS các giếng xung quanh bãi rác Cổng Trắng...................25
Hình 2.6. Biểu đồ giá trị Sắt các giếng xung quanh bãi rác Cổng Trắng......................25
Hình 2.7. Biểu đồ giá trị Nitrite các giếng xung quanh bãi rác Cổng Trắng................25
Hình 2.8. Biểu đồ giá trị Nitrate các giếng xung quanh bãi rác Cổng Trắng................26
Hình 2.9. Biểu đồ giá trị Clorua các giếng xung quanh bãi rác Cổng Trắng................26
Hình 2.10. Biểu đồ giá trị Độ cứng tổng các giếng xung quanh bãi rác Cổng Trắng...26
Hình 2.11. Biểu đồ giá trị Sunfate các giếng xung quanh bãi rác Cổng Trắng.............26
Hình 2.12. Biểu đồ giá trị Coliform các giếng xung quanh bãi rác Cổng Trắng..........26
Hình 2.13. Sơ đồ bố trí tuyến đo..................................................................................27
Hình 2.14. Mặt cắt ảnh điện trở suất tuyến T1.............................................................28

Hình 2.15. Mặt cắt ảnh điện trở suất tuyến T2.............................................................28
Hình 2.16. Mặt cắt ảnh điện trở suất tuyến T3.............................................................29
Hình 2.17. Mặt cắt ảnh điện trở suất tuyến T4.............................................................29
Hình 2.18. Mặt cắt ảnh điện trở suất tuyến T5.............................................................29
Hình 2.19. Biểu đồ karota giếng khoan........................................................................31
Hình 2.20. Sơ đồ đẳng trị mức liều chiếu trong trung bình.........................................34
Hình 2.21. Sơ đồ đẳng trị mức liều chiếu trong trung bình.........................................34
Hình 2.22. Sơ đồ phân chia ô lưới làm cơ sở tính tốn khối lượng đất, rác cần xử lý..35
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình xử lý bãi rác Cổng Trắng theo Phương án 1.......................38
v


Hình 3.2. Sơ đồ quy trình xử lý bãi rác Cổng Trắng theo Phương án 2.......................41
Hình 3.3. Sơ đồ quy trình xử lý nước thải bãi rác Cổng Trắng theo Phương án 2.......43
Hình 3.4. Sơ đồ quy trình xử lý nước thải bãi rác Cổng Trắng theo Phương án 2.......44
Hình 3.5. Sơ đồ quy trình xử lý nước thải bãi rác Cổng Trắng theo Phương án 3.......47
Hình 3.6. Cấu tạo mặt cắt đứng của bãi rác theo phương án 3.....................................49
Hình 3.7. Cấu trúc giếng thu gom khí..........................................................................50
Hình 3.8. Giếng thu nước rỉ rác...................................................................................51

vi


MỞ ĐẦU
Bãi rác Cổng Trắng nằm cạnh Hương lộ 2, ấp Bắc, xã Hịa Long, TP.
Bà Rịa có diện tích 3,27 ha, nằm tại khu vực có nền địa hình thấp. Theo
báo cáo số 39/BC.QLĐT ngày 10/05/2012 thì hàng năm (từ tháng 4/2007
đến năm 2012), bãi rác tiếp nhâ ̣n và xử lý khoảng 28.120 tấn rác sinh hoạt
được thu gom trong nhân dân với khoảng 11.800 hô ̣ đăng ký (trong đó có
92 cơ quan) trên địa bàn thành phố Bà Rịa (trước đây là TX. Bà Rịa), chưa

kể lượng rác phát sinh trên đường phố do công ty Công trình Đô thị thu
gom cũng được xử lý tại đây. Trung bình hàng ngày, bãi rác tiếp nhâ ̣n
khoảng 80 tấn rác/ngày.
Đây là bãi rác tạm nên quy trình chôn lấp rất đơn giản, rác được chôn
thành 02 lớp có bề dày rác khoảng 4m theo địa hình tự nhiên có phủ lên
lớp sét sỏi vụn màu xám vàng (khoảng 0,5m), có xử lý vơi bột, phun xịt
chế phẩm vi sinh và thuốc diệt côn trùng để chống ruồi và hạn chế mùi
hôi. Từ 2014 đến nay bãi rác đã ngưng tiếp nhận rác, tuy nhiên khu vực có
mùi hôi thối, ô nhiễm do lượng rác đang trong giai đoạn phân hủy và một
số rác sinh hoạt do người dân tự ý đổ vào.
Do đó, việc xử lý và cải tạo bãi rác Cổng Trắng nhằm khắc phục tình
trạng ô nhiễm (ô nhiễm đất, nước ngầm khu vực và mùi hơi), tăng giá trị
sử dụng đất khu vực góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
đơ thị cho TP. Bà Rịa, góp phần vào mục tiêu xây dựng Bà Rịa hướng tới
đạt chuẩn đô thị loại I là rất cần thiết và cấp bách cần được thực hiện.
Được sự đồng ý của UBND TP. Bà Rịa, Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng số 01 thành phố Bà Rịa làm chủ đầu tư hợp đồng với đơn vị tư
vấn là Viện Môi trường và Tài nguyên t hực hiện dự án xử lý rác thải mơi
trường bãi rác Cổng Trắng xã Hịa Long ơ nhiễm môi trường từ bãi rác Cổng
Trắng và chất lượng nguồn nước dưới đất khu vực xung quanh làm cơ sở phân
tích, đánh giá, lựa chọn phương án xử lý, cải tạo và khắc phục tình trạng ơ
nhiễm trong khu vực bãi rác Cổng Trắng. Nội dung chính của kết quả thực hiện
đề án bao gồm: (1) Thu thập các tài liệu liên quan; (2) Khảo sát và điều tra các
hộ dân xung quanh khu vực bãi rác; (3) Định tuyến đo địa vật lý ngoài thực địa,
đo đạc và xử lý kết quả đo địa vật lý khu vực; (4) Khoan khảo sát địa chất thủy
văn; (5) Đánh giá mức độ, phạm vi lan truyền ô nhiễm từ bãi rác Cổng Trắng;
(6) Đề xuất phương án xử lý bãi rác Cổng Trắng.
1



2


CHƯƠNG 1. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Căn cứ thực hiện
1.1.1. Các văn bản pháp luật
- Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 55/2014/QH13 được Quốc Hội Nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014, có hiệu lực từ 01/01/2015;
- Luật xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam thơng
qua ngày 18/6/2014, có hiệu lực từ 01/01/2015;
- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung
một số điều của các quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải
và phế liệu;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 18/215/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy định quy
hoạch Bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường Chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ quy định về thoát
nước và xử lý nước thải;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
- Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công An quy định chi tiết
thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Phịng cháy và chữa cháy;

- Thơng tư số 32/2015/TT-BGTVT ngày 24/07/2015 của Bộ Giao thông vận tải Quy
định về bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông;
- Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn
thực hiện một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của
Chính phủ về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng.
3


- Thông tư số 36/2015/TT–BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định về quản lý chất thải nguy hại (CTNH);
- Thông tư 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài Nguyên và Môi
trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP
ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy
định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt
động dịch vụ quan trắc môi trường.
1.1.2. Văn bản pháp lý do địa phương ban hành
- Báo cáo số 45/BC-CTĐT ngày 04/11/2011 của Công ty Công trình Đô thị về viê ̣c
thực hiê ̣n công văn số 308/CV-PC49 (Đ3) ngày 28/10/2011 của phòng cảnh sát
PCTP về môi trường Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
- Báo cáo số 39/BC.QLĐT ngày 10/05/2012 của Phòng Quản lý Đô thị về tình hình
hoạt đô ̣ng bãi rác Cổng Trắng, xã Hòa Long, thị xã Bà Rịa;
- Biên bản làm viêc̣ ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Công ty Công trình Đô thị,
Công an thị xã Bà Rịa về liên quan đến viêc̣ xử lý rác thải tại khu vực Cổng Trắng
thuô ̣c xã Hòa Long, Thị xã Bà Rịa;
- Kế hoạch số …/KH-UBND của UBND Bà Rịa – Vũng năm 2012 về viêc̣ tổ chức
thu gom, vâ ̣n chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu;
- Quyết định số 722/QD.UBT ngày 18/11/1995 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
về viêc̣ thành lâ ̣p Công ty quản lý công trình đô thị trực thuô ̣c UBND thị xã Bà
Rịa;

- Quyết định số 5140/QĐ.UB ngày 20/07/2004 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
về viê ̣c bổ nhiê ̣m ông Nguyễn Thống Nhất giữ chức vụ Quyền Giám đốc Công ty
Quản lý Công trình Đô thị – Thị xã Bà Rịa;
- Quyết định số 5318/QĐ.UB ngày 02/08/2004 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
về viê ̣c thành lâ ̣p công ty nhà nước: Công ty Công trình đô thị thị xã Bà Rịa;
- Thông báo số 181/TB.UB ngày 22/12/2003 của UBND Thị xã Bà Rịa về viêc̣ kết
luâ ̣n buổi đi khảo sát bãi rác Cổng Trắng tại xã Hòa Long;
- Thông báo số 33/UBND-TB ngày 06/02/2007 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
về kết luâ ̣n tại cuô ̣c họp bàn về tình hình xử lý rác thải và bảo vê ̣ môi trường của
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
- Văn bản số 256/UB.VP ngày 15/05/2002 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về
viêc̣ xin có ý kiến việc xây dựng bãi chôn rác dự phòng cho đô thị thị xã Bà Rịa;
4


- Văn bản số 328/SKHCNMT ngày 21/05/2002 của Sở Khoa học Công nghê ̣ và Môi
trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về viê ̣c xây dựng bãi chôn lấp rác thải dự phòng
cho thị xã Bà Rịa;
- Văn bản số 429/XD.KTQH ngày 17/06/2002 Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
về viê ̣c thỏa thuâ ̣n địa điểm xây dựng bãi chôn rác thải dự phòng cho thị xã Bà Rịa;
- Văn bản số 3492/UB.VP ngày 09/09/2002 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về
viêc̣ thỏa thuâ ̣n địa điểm xây dựng bãi chôn rác thải dự phòng của thị xã Bà Rịa;
- Văn bản số 5972/UB.VP ngày 27/11/2003 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về
viêc̣ văn phòng làm viê ̣c Công ty QLCT Đô thị xã Bà Rịa;
- Văn bản số 7311/UB.VP ngày 24/12/2004 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về
viêc̣ thỏa thuâ ̣n địa điểm lâ ̣p dự án đầu tư xây dựng bãi chôn rác thải dự phòng tại
xã Hòa Long, Thị xã Bà Rịa;
- Văn bản số 45/CTMT-VP ngày 13/06/2006 của Công ty Môi trường về đóng cửa
Nhà máy xử lý phế thải Bà Rịa;
- Văn bản số 96/VP-CTMT ngày 09/10/2006 của Công ty Môi trường về viê ̣c nhâ ̣p

rác vào Nhà máy Tân Thành;
- Văn bản số 947/UBND.VP ngày 13/02/2007 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
về thu gom và xử lý rác thải đô thị;
- Văn bản số 1286/UBND.VP ngày 12/03/2007 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
về thu gom và xử lý rác thải đô thị;
- Tờ trình số 156/TT.CTĐT ngày 28 tháng 6 năm 2004 của Công ty QLCT Đô Thị
về viê ̣c xin thỏa thuâ ̣n địa điểm xây dựng bãi chứa rác và xử lý rác xã Hòa Long;
- Tờ trình số 471/SXD-STN&MT-TXBR ngày 24 tháng 9 năm 2004 của Sở Xây
dựng, Sở Tài nguyên & Môi trường, UBND Thị xã Bà Rịa về viê ̣c thỏa thuâ ̣n địa
điểm lâ ̣p dự án đầu tư xây dựng Bãi chôn rác thải dự phòng tại xã Hòa Long, Thị
xã Bà Rịa;
- Quyết định 5850/QĐ-UBND ngày 05/09/2019 của UBND TP. Bà Rịa về việc phê
duyệt thực hiện chuẩn bị đầu tư dự án Xử lý bãi rác Cổng Trắng;
- Quyết định 1006/QĐ-UBND ngày 17/03/2020 của UBND TP. Bà Rịa về việc phê
duyệt chỉ định thầu các gói thầu tư vấn giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án Xử lý bãi
rác Cổng Trắng.
- Thông tư 01/2017/TT-BXD ngày 6/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn
xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;

5


- Hướng dẫn 13460/HD-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu về việc hướng dẫn điều chỉnh chi phí nhân cơng, máy thi cơng trong các tập
đơn giá xây dựng cơng trình do UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu công bố.
- Quyết định số 375/QĐ-UBND ngày 8/2/2018 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
về việc công bố đơn giá xây dựng cơng trình (Phần khảo sát);
- Quyết định số 2058/QĐ-UBND ngày 18/07/2018 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu về việc công bố đơn giá xây dựng cơng trình (Phần khảo sát);
1.1.3. Các quy chuẩn và tiêu chuẩn làm căn cứ thực hiện dự án

- QCVN 01:2008/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch Xây dựng
- QCVN 07:2010/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về các cơng trình HTKTĐT.
- QCVN 25:2009/BTNMT – Quy chuẩn nước thải bãi chôn lấp chất thải rắn
- QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp
- QCVN 03:2015-MT/BTNMT - Quy kỹ thuật quốc gia về hàm lượng KLN trong
đất.
- QCVN 05:2015-MT/BTNMT- Quy chuẩn chất lượng khơng khí xung quanh;
- QCVN 06:2009/BTNMT- Quy chuẩn về một số chất độc hại trong KKXQ
- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng CTNH.
- QCVN 08:2015-MT/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về CLN mặt;
- QCVN 09:2015-MT/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về CLN ngầm;
- QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải cơng nghiệp
đối với bụi và các chất vô cơ.
- QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải cơng nghiệp
đối với một số chất hữu cơ.
- QCVN 25:2009/BTNMT - Quy chuẩn nước thải bãi chôn lấp chất thải rắn
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn nước thải công nghiệp
- Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động ban hành kèm theo Quyết định số 3733/2002/QĐBYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- TCXDVN 261-2001 – Bãi chôn lấp chất thải rắn – Tiêu chuẩn thiết kế.

6


1.2. Thông tin chung
1.2.1. Giới thiệu về phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường
- Tên dự án: Xử lý rác thải môi trường bãi rác Cổng Trắng xã Hòa Long.
- Địa điểm đầu tư: xã Hòa Long, thành phố Bà Rịa.
- Quy mô đầu tư: Thực hiện đề án đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường từ bãi rác

Cổng Trắng và chất lượng nguồn nước dưới đất khu vực xung quanh làm cơ sở
phân tích, đánh giá, lựa chọn phương án xử lý, cải tạo và khắc phục tình trạng ơ
nhiễm trong khu vực bãi rác Cổng Trắng.
- Phạm vi trực tiếp của dự án là khu vực bãi rác Cổng trắng tại xã Hòa Long và các
hộ dân sống lân cận xung quanh khu bãi rác.
- Mục tiêu của dự án: Việc xử lý, cải tạo và phục hồi cảnh quan bãi rác Cổng Trắng
nhằm khắc phục tình trạng ơ nhiễm (ơ nhiễm đất, nước ngầm khu vực và mùi hôi),
tăng giá trị sự dụng đất khu vực góp phần hồn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ
thuật đô thị cho TP. Bà Rịa, góp phần xây dựng Bà Rịa đạt chuẩn đơ thị loại I.
1.2.2. Giới thiệu về các bên liên quan chính
- Chủ đầu tư: Ban Quản lý Dự án – ĐTXD 1 thành phố Bà Rịa.
- Chủ chủ quản: UBND thành phố Bà Rịa.
- Đơn vị tư vấn : Viện Môi trường và Tài Nguyên
 Địa chỉ

: 142, Tô Hiến Thành, P.14, Q.10, Tp.HCM

 Điện thoại

: 028.38651.132

 Fax

: 028.38655.670

1.3. Phương pháp và kỹ thuật sử dụng
1.3.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lý số liệu
Kế thừa các tài liệu sẵn có từ các cơ quan quản lý và các nhiệm vụ, đề tài
nghiên cứu khoa học đã thực hiện trên địa bàn TP. Bà Rịa. Trên cơ sở các thơng
tin, tư liệu thu được, tiến hành phân tích, đánh giá, tổng hợp các vấn đề có liên

quan để làm căn cứ, cơ sở cho việc phân tích, đánh giá. Các công cụ thống kê và
xử lý số liệu cũng như phần mềm cần thiết được sử dụng để xử lý và tổng hợp
số liệu, thông tin thu thập được.
1.3.2. Phương pháp điều tra hiện trạng khai thác sử dụng, chất lượng nước dưới
đất khu vực lân cận bãi rác Cổng Trắng.
- Khảo sát và điều tra trực tiếp tình hình khai thác sử dụng, chất lượng nước dưới đất
khu vực lân cận bãi rác Cổng Trắng
7


- Lấy mẫu và phân tích chất lượng nước giếng khu vực nghiên cứu.
1.3.3. Phương pháp đo điện trở suất (ảnh điện)
1.3.3.1. Mục đích và yêu cầu
- Đánh giá hiện trạng bãi rác thải, xác định diện phân bố bãi rác thải
- Phát hiện, xác định các đới xung yếu, dập vỡ cà nát, đứt gãy có khả năng
gây thấm rỉ nước từ bãi rác ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm và hướng vận
chuyển của nước rỉ rác thải trong khu vực.
Để đạt được yêu cầu và mục đích đặt ra, phương pháp ảnh điện 2-D ( 2-D
Electrical Imaging Surveys) được lựa chọn để giải đoán kết quả và phân lớp đất
đá tới chiều sâu đến 100m. Nội dung thực hiện gồm:
-

Đo thu thập giá trị điện trở, tính tốn giá trị điện trở suất (ĐTS), chạy mơ hình
mặt cắt ảnh điện trở suất 2-D theo mỗi tuyến đo.

-

Phân tích, giải đốn các mơ hình mặt cắt ảnh điện trở suất để phân chia các lớp
đất đá cũng như xác định dị thường liên quan đến các đối tượng chứa nước lỗ
hổng và chứa nước khe nứt trong đất đá dưới bề mặt, từ đó đề xuất vị trí khoan tối

ưu trong khu vực khảo sát.

1.3.3.2. Cơ sở lý thuyết của phương pháp điện trở suất (phương pháp ảnh điện)
-

Trong các tham số điện thì điện trở suất là tham số cơ bản nhất của phương pháp
thăm dò điện. Điện trở suất của đất đá là điện trở của một đơn vị thể tích chất đó.
Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến điện trở suất của đất đá như: thành phần khoáng
vật, độ rỗng và độ ẩm, kiến trúc và cấu trúc, nhiệt độ và áp suất. Độ ẩm nói chung
và khả năng chứa nước nói riêng của đất đá có mối tương quan chặt chẽ với độ
dẫn điện của chúng. Mơ hình ảnh điện trở suất mơ tả quy luật thay đổi tham số
điện trở suất (ĐTS) của mơi trường, sự thay đổi này thường có mối tương quan
với mức độ chứa nước, thành phần hóa học và thành phần thạch học của các lớp
đất đá khác nhau.

-

Về điều kiện địa chất, địa chất thuỷ văn trong khu vực nghiên cứu có thể tàng trữ
một phần trong lớp đất phủ bở rời nằm trên (nước lỗ hổng) và một phần trong đới
phong hoá nứt nẻ của đá gốc nằm dưới (nước khe nứt). Nước dưới đất và một số
thành phần hóa học của chúng làm cho giá trị ĐTS của môi trường đất đá nứt nẻ
dập vỡ chứa nước nhỏ hơn so với đất đá đặc xít kém chứa nước. Sự thay đổi theo
quy luật trên là cơ sở địa chất, địa vật lý để giải thích và dự đốn tình trạng địa
chất, địa chất thủy văn thơng qua việc phân tích và giải đốn tài liệu mặt cắt ảnh
ĐTS 2-D. Việc chọn vị trí thích hợp trong vùng dị thường ĐTS để đề xuất khoan
cũng dựa vào cơ sở giải đoán trên.
8


-


Cơ sở áp dụng của phương pháp vẫn là phương pháp truyền thống đo sâu 4 cực
đối xứng. Trong trường hợp này ta sử dụng 4 cực Wenner (hình 1.1)

(a)

(b)

(c)

Hình 1.1. Sơ đồ đo điện trở suất 4 cực Wenner
Trong đó:
+ 4 cực đối xứng Wenner C1P1 = P1P2 = P2C2 = a
+ C1C2: Cặp điện cực phát dòng I, đơn vị mA;
+ P1P2: Cặp điện cực thu hiệu thế ∆ U , đơn vị mV;
Cặp điện cực phát C1C và cặp điện cực thu P1P2 được bố trí thẳng hàng và đối
xứng nhau qua tâm nghiên cứu "O" giữa 2 cặp điện cực. Điện trở suất (ρ, Ω.m) của đất
đá được tính theo cơng thức:

ρ = K*U/I = K*R, (Ohm.m)
Trong đó:
K= 2πa, hệ số thiết bị, đơn vị m (mét)
R =U/I, Giá trị điện trở đọc được trên máy đo, đơn vị Ω (Ohms)
-

Sơ đồ tuyến khảo sát thực địa 2-D với 50 điện cực trên một đoạn cấp đa lõi (đa
cực) thẳng dài 735 m. Cáp đa cực này có cấu hình hệ cực Wenner, do đó khoảng
cách giữa các điện cực liền kề không đổi và bằng 1 khoảng cho mỗi phép đo là
1a, 2a, 3a, 4a, 5a,…14a (spacing). Khi trình tự các phép đo thực hiện, số liệu thu
thập được xây dựng thành 1 tập tin văn bản *.dat, sau đó sử dụng phần mềm

9


chuyên dụng RES2DINV (với khóa cứng) dùng cho ảnh điện, máy vi tính đưa ra
kết quả một mơ hình mặt cắt ảnh điện trở suất. Dựa vào mơ hình này để xác định
vị trí khoan triển vọng nhất.
-

Các thơng số của phương pháp đo với cấu hình hệ đa cực Wenner như sau:
 Dãn cách cực bằng bước đo (spacing) trên tuyến: a=15m
 Chiều dài tuyến đo: 3 tuyến mỗi tuyến 735m, 2 tuyến mỗi tuyến 495m
 Chiều sâu nghiên cứu: > 70m đến 100m
 Bội số nguyên lần mở rộng hệ cực: n = 1 ÷ 14
 Chiều dài cực đại cặp cực phát dòng: ABmax = 630m.
 Chiều dài cực đại cặp cực thu thế: MNmax = 210m.

-

Trong đó:
+ C1C2: Cặp điện cực phát dịng I, đơn vị mA.
+ P1P2: Cặp điện cực thu hiệu thế ∆ U , đơn vị mV.
+ a: bước đo, khoảng cách giữa 2 cực liền kề (a = 15m)
+ n: mức dữ liệu mở rộng hệ cực tăng chiều sâu nghiên cứu. n=14

Hình 1.2. Sơ đồ thực tế phương pháp đo ảnh điện (ĐSĐ 2-D) với hệ đa cực Wenner
Sử dụng máy đo điện trở suất (hình 1.3) RESISTIVITY METER hiệu ES6
với các chỉ tiêu kỹ thuật:
-

Dải đo điện áp: Từ 0.01mV đến 2000.00 mV trên một thang đo duy nhất với độ

phân giải điện áp là 0.01mV.
10


-

Sai số đo điện áp < ±2% ± 0,01Mv

-

Dải đo dòng điện: Từ 0.01mA đến 2000.00 mA trên một thang đo duy nhất với
độ phân giải dòng điện là 0.01mA.

-

Sai số đo dòng điện < ±2% ±0,01mV

-

Điện trở vào của mạch đo là 10MΩ.

-

Cách điện giữa mạch thu và mạch phát
lớn hơn 200 M.

-

Dải bù phân cực ±1000mV.


-

Điện áp phát có thể điều chỉnh được

-

theo 4 mức: 60V, 130V, 250V và 450V

-

Khả năng lưu trữ của bộ nhớ: 8000 điểm

-

Kết nối máy tính qua cổng USB

-

Nguồn ni máy: Accu ngồi 12V

Hình .. Máy đo điện trở suất ES6

dung lượng > 12Ah
-

Kích thước 270 x 150 x 120mm.

-

Trọng lượng 2,5 kg.

Quy trình đo của phương pháp đo ảnh điện sử dụng hệ đa cực (50 cực) bố
trí. Gồm 2 cực phát dòng điện xuống đất (C1 và C2) và hai cực thu điện thế phản
hồi (P1 và P2) bố trí đối xứng qua vị trí điểm đo và cách đều nhau C 1P1 = P1P2 =
P2C2 = a (với a là bước đo trên tuyến). Khi mở rộng dần hệ đa cực C1P1 = P1P2 =
P2C2 = n.a (với n tăng dần từ 1 đến 14). Khi phát dòng, dòng điện phát I xuyên
thấm sâu xuống lòng đất đi từ C1 qua C2. Thế hiệu thu được giữa P1 và P2, cũng là
số liệu đo ghi tỷ số R=ΔV/I (đơn vị đo Ohms), từ đó tính tốn được trị số ĐTS
biểu kiến ρk của môi trường đất đá, theo công thức:
∆V
=K × R ( đơn vịQhm . m)
I

( ( )

ρ= K ×

)

Trong đó:
ΔV (mV): Điện thế thu giữa hai cực thu P1 và P2
I (mA): Cường độ dòng phát qua hai cực phát C1 và C2
K: Hệ số thiết bị, được xác định theo biểu thức:
K =2πa; a là khoảng cách bước đo (spacing)
Sau khi bố trí cáp và điện cực xong, tiến hành đo đạc thu thập số liệu:
11


-

Bước đầu thực hiện tất cả các phép đo với khoảng cách điện cực là “1a”, thực tế

thi cơng có 47 (50 cọc -3) phép đo với khoảng cách “1a” này. Đối với phép đo
đầu tiên ta sử dụng 4 điện cực: 0, 1, 2 và 3. Trong đó điện cực “0” là điện cực
dòng thứ nhất C1, điện cực “1” là điện cực thế thứ nhất P 1, điện cực “2” ” là điện
cực thế thứ hai P2, điện cực “3” là điện cực dòng thứ hai C 2 . Đối với phép đo thứ
hai, số điện cực “1, 2, 3 và 4” được sử dụng cho C 1, P1, P2 và C2 tương ứng. Cứ
như vậy phép đo được lặp lại cho đến khi các điện cực “46, 47, 48 và 49 được
thực hiện cho phép đo cuối cùng với khoảng cách điện cực là “1a”.

-

Khi hoàn tất trình tự đo đạc với khoảng cách “1a”, ta thực hiện trình tự các phép
đo kế tiếp với khoảng cách điện cực là “2a”. Với phép đo đầu ta sử dụng 4 điện
cực: 0, 2, 4 và 6. Trong đó điện cực “0” là điện cực dòng thứ nhất C 1, điện cực “2”
là điện cực thế thứ nhất P 1, điện cực “4” ” là điện cực thế thứ hai P 2, và điện cực
“6” là điện cực dòng thứ hai C2. Phép đo kế tiếp sử dụng 4 điện cực “1, 3, 5 và 7”
cũng cho C1, P1, P2 và C2 tương ứng. Quy trình đo đạc được lặp lại cho đến lúc sử
dụng tới 4 điện cực “43, 45, 47 và 49” cho lần đo với khoảng cách điện cực là
“2a”.

-

Quá trình đo đạc được lặp đi lặp lại tương tự đối với các phép đo có khoảng cách
“3a”, “4a”, “5a”,”6a”, “7a”… và “14a”. Kết thúc 1 mặt cắt ta thu thập được tập
hợp 385 điểm ghi dữ liệu ĐTS biểu kiến theo chiều dọc và theo chiều sâu tuyến
đo, xem sơ đồ điểm ghi dữ liệu hình 4.

-

Thực hiện chạy mơ hình bằng phần mềm xử lý số liệu hai chiều (2-D)
RES2DINV (with hardkey), mơ hình phân bố các điểm dữ liệu ĐTS biểu kiến

được chuyển đảo thành mơ hình mặt cắt ĐTS 2D (gọi là mơ hình ảnh điện trở
suất). Mơ hình này mơ tả tham số ĐTS của môi trường dưới đất theo chiều sâu và
chiều ngang dọc theo tuyến khảo sát.

1.3.4. Phương pháp khoan khảo sát địa chất thủy văn và đo karota lỗ khoan
Tiến hành khoan 01giếng đánh giá địa chất thủy văn chiều sâu 57m phục vụ
công tác đánh giá đầy đủ về khả năng thấm đất đá tầng chứa nước dưới đất bằng
phương pháp bơm nước thí nghiệm và đo karota lỗ khoan.
Áp dụng thông tư số 02/2011/TT-BTNMT ngày 29 tháng 01 năm 2011 quy
định về kỹ thuật đo địa vật lý lỗ khoan trong hoạt động điều tra cơ bản địa chất
về khống sản và thăm dị khống sản; khảo sát địa chất cơng trình, địa chất
thuỷ văn, điều tra tai biến địa chất và các lĩnh vực khác có liên quan. Đo điện thế
tự nhiên và đo điện trở suất.
-

Máy đo: Hệ thống MGX II Portable Digital Logger (Canada) hoặc tương
đương.
12


-

Điện trở suất ρ được tính theo cơng thức:
V
ρ .l
A .V
=R=
hoặc ρ =
I
A

l.I

hoặc ρ (Ωm) = G*

V
I

Trong đó:
-

ρ là điện trở suất (Ohm-meters)

-

R là điện trở (Ohms)

-

l là khoảng cách thiết bị AM (mét)

-

A là lát cắt dòng chạy qua (m2)

-

V là điện thế (Volts)

-


I là dòng điện (Amps)

-

A/l là hệ số thiết bị G (meters)

-

G= 12.56*AM=20.42m

1.3.5. Phương pháp đo khí phóng xạ Radon
Phương pháp đo khí phóng xạ Radon nhằm xác định và đánh giá ảnh
hưởng nồng độ khí radon, thoron trong khơng khí của bãi rác thải trong khu vực.
Cơng tác đo khí phóng xạ Radon được thực hiện nhằm điều tra, đánh giá
mơi trường khí phóng xạ radon có thể gây ra trong q trình chơn vùi rác thải và
nền đất đá tại khu vực Bãi rác Cởng Trắng thuộc ấp Bắc, xã Hịa Long, Thành
phố Bà Rịa. Cơ sở thực hiện phương pháp là áp dụng theo TCVN 9426: 2012
Điều tra, đánh giá địa chất môi trường - Phương pháp khí phóng xạ. Trong tự
nhiên chủ yếu tồn tại 3 đồng vị radon:
- 222Rn là sản phẩm tự nhiên trong chuỗi phân rã của 238U, có thời gian sống
dài nhất: 5,508 ngày, chu kỳ bán rã 3,825 ngày.
- 220Rn là sản phẩm trong chuỗi phân rã của 232Th và thường được gọi là
thoron, có thời gian sống 80,06 giây, chu kỳ bán rã 55,6 giây.
- 219Rn là sản phẩm tự nhiên trong chuỗi phân rã của 325U, có thời gian sống
5,7 giây, chu kỳ bán rã 3,96 giây, thường được gọi là actinon.
Ngồi ra, cịn có ít nhất là 18 đồng vị Rn có số nguyên tử lượng nằm trong
khoảng 202 đến 226 được tạo ra bằng các phản ứng hạt nhân khác nhau. Do chu
kỳ bán rã ngắn cỡ giây nên các đồng vị 220Rn, 219Rn ít được quan tâm, mà người
ta chỉ đặc biệt quan tâm đến 222Rn, có thời gian sống dài. Radon là khí trơ khơng
13



mùi, khơng màu, khơng vị, có khối lượng ngun tử 222, mật độ ở 273°K là
9,73 g/l, nhiệt độ sôi -62°C. Radon thốt từ đất đá đi vào khơng khí bằng con
đường khuếch tán và đối lưu. Radon và các sản phẩm phân rã của nó tạo ra liều
chiếu trong lớn nhất dối với con người; ở mức liều chiếu cao chúng là tác nhân
thường gây ra ung thư, thường là các khối u phổi… Có hai đồng vị quan trọng là
222
Rn (radon) trong dãy 238U và 220Rn (còn gọi là Thoron) trong dãy 232Th.
Các điểm đo được bố trí đều trong diện tích bãi rác bao gồm: 8 điểm đo (khu
vực xung quanh) và 8 điểm đo (khu vực trung tâm). Sơ đồ mạng lưới các điểm
đo được phân bố theo khơng gian nhằm có số liệu nồng độ khí phóng xạ đại
diện cho cả diện tích đang tồn tại vật liệu rác chôn lấp. Tất cả các điểm đo nằm
ngồi trời, khơng có nhà cửa, vật che chắn để đảm bảo quan trắc đánh giá nồng
độ khí phóng xạ radon tự nhiên trong mơi trường khơng khí.

Hình 1.3. Vị trí điểm đo khí phóng xạ Radon khu vực Bãi rác Cổng Trắng

14


Bảng 1.1. Tọa độ các điểm đo

STT

Số hiệu
điểm

Tọa độ (VN2000, múi
3)

X

Y

STT

Số
hiệu
điểm

Tọa độ (VN2000,
múi 3)
X

Y

1

Rn1

441277

1166842

9

Rn9

441269


1166767

2

Rn2

441396

1166811

10

Rn10

441357

1166753

3

Rn3

441418

1166724

11

Rn11


441280

1166690

4

Rn4

441388

1166590

12

Rn12

441357

1166700

5

Rn5

441336

1166523

13


Rn13

441284

1166625

6

Rn6

441247

1166578

14

Rn14

441346

1166638

7

Rn7

441194

1166684


15

Rn15

441287

1166571

8

Rn8

441196

1166797

16

Rn16

441339

1166586

-

Máy móc, thiết bị: Máy đo khí phóng xạ Radon: máy RAD7 do hãng Durridger

-


Hoa Kỳ sản xuất và các phụ kiện đi kèm.

Hình 1.4. Máy đo radon RAD7
Máy RAD7 là thiết bị chuyên dùng để đo riêng biệt nồng độ khí phóng xạ
Radon và Thoron có nhiều thuận lợi trong điều tra địa chất và khảo sát môi
trường. Nguyên lý hoạt động của máy RAD7 là đo phổ năng lượng của tia
phóng xạ alpha do các khí phóng xạ Radon, Thoron và các sản phẩm phân rã
của chúng phát ra trong quá trình bán rã. Một máy bơm thiết kế trong máy sẽ
bơm khơng khí có chứa Radon và Thoron đã được làm khô vào buồng đo của
15


máy. Bộ vi xử lý thu nhận tín hiệu và chứa ở một vị trí đặc biệt trong bộ nhớ
theo năng lượng của phổ thành các hạt của 200 số đếm riêng, mỗi loại tiêu biểu
cho một kênh 0.05 MeV. Mỗi khi RAD 7 phát hiện một hạt alpha nó gia tăng 1
trong 200 số đếm này lên một đơn vị nhận tín hiệu, cơ đọng, in ra và chứa dữ
liệu vào bộ nhớ dài hạn rồi đặt lại tất cả 200 số đếm về 0 bắt đầu một quy trình
mới.
Máy có tính năng tách riêng khí Radon và Thoron trên các cửa sổ năng
lượng khác nhau (đơn vị đo là Bq/m3 và thiết bị đo bao gồm: dụng cụ lọc, ống
dẫn và máy định vị GPS Garmin CSx 60).
-

Quy trình đo đạc: Định vị điểm đo được thực hiện bằng máy định vị Garmin CSx
60 có sai số ±3m. Tại 1 vị trí đo ở 2 độ cao: mức sát mặt đất (0m) và mức cao 1m.
Máy bơm của RAD7 đã tích hợp trong máy, bơm tự động. Thời gian đo là
20 phút với 3 chu kỳ đo. Kết thúc mỗi chu kỳ đo, máy báo giá trị nồng độ Radon
đo được. Như vậy tại mỗi điểm đo sẽ có 3 giá trị ứng với 3 chu kỳ đo trong tổng
thời gian là trên 60 phút. Giá trị của chu kỳ đầu tiên được bỏ qua do chu kỳ đầu
độ tập trung khí Radon chưa cao. Máy RAD7 có chế độ làm sạch (purging)

buồng mẫu tự động khi ấn nút điều khiến làm sạch. Thời gian làm sạch khoảng
5 phút sau mỗi điểm đo.
Do chu kỳ bán rã của Thoron rất ngắn (chỉ vào khoảng 55,1s) dẫn tới nồng
độ của nó trong khí quyển giảm cực nhanh tại bất kỳ nơi nào. Tiêu chuẩn TCVN
9415: 2012 chỉ ra rằng, nồng độ ở tại độ cao sát mặt đất và nồng độ tại độ cao
1m khác nhau bởi hệ số 10. Vì vậy, qua khảo sát thực tế, nồng độ khí thoron tại
sát mặt đất rất nhỏ, gần như bằng 0, nên bỏ qua việc đo và đánh giá khí phóng
xạ thoron.

-

Tiêu chuẩn, giới hạn áp dụng trong xử lý, đánh giá số liệu đo khí Radon
Ðiều tra, đánh giá mơi trường phóng xạ là việc đo đạc, xác định cụ thể các
thành phần mơi trường phóng xạ tại khu vực, nơi khảo sát để so sánh, đối chiếu
các tham số mơi trường với các tiêu chuẩn về an tồn bức xạ, giới hạn liều…
được nhà nước, pháp luật ban hành.
Việc áp dụng phương pháp đo, đánh giá khí phóng xạ radon nhằm tiến đến
hoàn thành dự án xử lý, di dời bãi rác Cổng Trắng phục vụ đô thị hóa, do đó
đánh giá yếu tố khí phóng xạ radon trong mơi trường khơng khí tại đây. Vì vậy,
các tiêu chuẩn hiện hành được áp dụng bao gồm: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN
9416:2012 về Điều tra, đánh giá địa chất mơi trường - Phương pháp khí phóng
xạ và Tiêu chuẩn TCVN 7889:2008 về nồng độ khí radon tự nhiên trong nhà mức quy định và yêu cầu chung về phương pháp đo, Tiêu chuẩn TCVN 9415:
2012 về Điều tra, đánh giá địa chất môi trường - Phương pháp xác định liều
16


tương đương và Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9413:2012 về Điều tra, đánh giá địa
chất mơi trường - An tồn phóng xạ.
- Tiêu chuẩn TCVN 9416:2012 hướng dẫn phương pháp đo và tính liều
chiếu trong của nồng độ khí phóng xạ.

- Tiêu chuẩn TCVN 7889:2008 hướng dẫn về mức quy định về nồng độ
khí radon tự nhiên trong nhà.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9413:2012 hướng dẫn về giới hạn liều chiếu
hiệu dụng trong dân chúng: không được vượt quá 1,0 mSv/năm.
Tại dự án bãi rác Cổng Trắng, nhiệm vụ điều tra, đánh giá hướng đến việc
xử lý di dời bãi rác phục vụ công tác quy hoạch, xây dựng và đơ thị hóa thành
phố Bà Rịa. Các mức quy định được nêu trong bảng sau:
Bảng 1.2. Các mức nồng độ khí Radon tự nhiên trung bình năm trong nhà
Các mức

Mức hành động

Mức khuyến cáo
Mức phấn đấu

Đối tượng áp dụng

Quy định

Trường học

> 150 Bq/m3

Nhà ở

> 200 Bq/m3

Nhà làm việc

> 300 Bq/m3


Nhà xây mới

≤ 100 Bq/m3

Nhà hiện sử dụng

≤ 200 Bq/m3

Các loại nhà

≤ 60 Bq/m3

17


×