Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Trách nhiệm giải trình của chính phủ theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 177 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN QUYẾT THẮNG

TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH
CỦA CHÍNH PHỦ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN QUYẾT THẮNG

TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH
CỦA CHÍNH PHỦ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 9 38 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DUNG


HÀ NỘI – 20220


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân tôi,
trên cơ sở định hướng khoa học của Người hướng dẫn. Tôi xin chịu trách nhiệm
trong trường hợp phát hiện kết quả nghiên cứu này vi phạm những yêu cầu về tính
khách quan, trung thực và các tiêu chuẩn cần có khác của một luận án tiến sĩ.
Tác giả luận án

Trần Quyết Thắng

Trần Quyết Thắng

i


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN ......................................................................................................... 11
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi ........................................................ 11
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................ 17
1.3. Nhận xét tình hình nghiên cứu về đề tài luận án ..................................... 27
1.4. Những vấn đề đặt ra cần được luận án nghiên cứu ................................. 31
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM GIẢI
TRÌNH CỦA CHÍNH PHỦ .................................................................................... 34
2.1. Khái niệm trách nhiệm giải trình của Chính phủ .................................... 34
2.2. Mục đích, u cầu của trách nhiệm giải trình của Chính phủ ................. 40
2.3. Chủ thể và nội dung trách nhiệm giải trình của Chính phủ .......................... 43

2.4. Phương thức và hệ quả thực hiện trách nhiệm giải trình của Chính phủ....... 62
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ............... 74
3.1. Thực trạng pháp luật về trách nhiệm giải trình của Chính phủ Việt Nam..... 74
3.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về trách nhiệm giải trình của Chính
phủ Việt Nam ................................................................................................. 95
3.3. Đánh giá thực trạng trách nhiệm giải trình của Chính phủ Việt Nam .. 103
Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM
GIẢI TRÌNH CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM .................................................. 125
4.1. Quan điểm xây dựng giải pháp nâng cao trách nhiệm giải trình của
Chính phủ Việt Nam .................................................................................... 125
4.2. Giải pháp nâng cao trách nhiệm giải trình của Chính phủ Việt Nam ... 128
4.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp ......................................................... 149
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 153
CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .... 156
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 158

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

CP

: Chính phủ

UBTVQH

: Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội


TNGT

: Trách nhiệm giải trình

iii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 2.1. Chu trình trách nhiệm giải trình của Chính phủ ............................ 39

iv


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trách nhiệm giải trình của Chính phủ là một địi hỏi tất yếu để kiểm sốt hoạt
động của Chính phủ trong tổ chức và vận hành của các nhà nước đương đại. Tại
Việt Nam, trách nhiệm giải trình của Chính phủ với những tên gọi khác nhau đã
được ghi nhận trong hệ thống pháp luật quốc gia và được Chính phủ thực hiện trên
thực tiễn qua các thời kỳ. Đặc biệt, trong hai nhiệm kỳ 2011-2016 và 2016-2021,
trách nhiệm giải trình của Chính phủ Việt Nam đã được định danh và thể chế hoá
trong nhiều văn bản pháp lý. Các vấn đề về chủ thể, nội dung, phương thức và hệ
quả trách nhiệm giải trình của Chính phủ cũng đã được định hình và liên tục được
hoàn thiện. Cũng trong giai đoạn này, trách nhiệm giải trình của Chính phủ đã được
thực hiện và có những cải tiến, nâng cao hiệu lực và hiệu quả trước các chủ thể
giám sát, chủ yếu là trước Quốc hội và nhân dân. Tuy nhiên, cả thực tiễn pháp luật
và thực hiện pháp luật về trách nhiệm giải trình của Chính phủ Việt Nam cho đến
nay vẫn còn nhiều hạn chế như:
- Về thực tiễn pháp luật: Trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước nói

chung và của Chính phủ nói riêng chưa được ghi nhận bằng một bản luật cụ thể,
thay vào đó mới chỉ được thể chế hoá tập trung ở cấp độ một văn bản dưới luật với
Nghị định 90/2013/NĐ-CP ban hành ngày 08/8/2013 quy định trách nhiệm giải
trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao và
tản mát ở một số văn bản quy phạm pháp luật khác như Luật Thanh tra năm 2010;
Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015; Luật Phịng, chống tham nhũng năm 2018… Ở
mỗi văn bản quy phạm khác nhau, trách nhiệm giải trình được giải thích có những
sự khác nhau nhất định. Chính việc chưa được tập hợp hố đã khiến cho hành lang
pháp lý về trách nhiệm giải trình ở Việt Nam hiện nay chưa được hoàn thiện và
thống nhất. Đồng thời, các cấu thành trách nhiệm giải trình của Chính phủ như: chủ
thể, nội dung, phương thức và hệ quả cũng chưa được ghi nhận tập trung, đầy đủ và
còn nhiều sự chồng chéo, vướng mắc.
- Về thực tiễn thực hiện: Trên cơ sở những thiếu hụt về hành lang pháp lý, cùng
với những hạn chế về mặt tư duy mà trên thực tiễn, mặc dù hoạt động trách nhiệm
giải trình nói chung và trách nhiệm giải trình của Chính phủ nói riêng đã và đang
được thực thi nhưng chưa mang đến những hiệu quả như mong đợi. Cụ thể: các chủ

1


thể trong mối quan hệ trách nhiệm giải trình của Chính phủ mặc dù có sự phân định
nhưng chưa thực sự hoạt động có hiệu quả. Quốc hội và các cơ quan chuyên môn
của Quốc hội chưa yêu cầu và giám sát trách nhiệm giải trình của Chính phủ một
cách tồn diện; Tồ án chưa có được các cơ sở pháp lý để u cầu trách nhiệm giải
trình của Chính phủ và người dân chưa có những nhận thức sâu sắc về quyền và
nghĩa vụ của mình cũng như thiếu hụt các cơ chế tiếp cận thông tin để yêu cầu và
giám sát trách nhiệm giải trình của Chính phủ; các nội dung trách nhiệm giải trình
của Chính phủ cũng chưa được thực hiện đầy đủ do vướng mắc cơ chế xác định
phạm vi nội dung không thuộc trách nhiệm giải trình và các chủ thể giám sát thiếu
tính chun môn để yêu cầu và giám sát một số nội dung đặc thù; các phương thức

thực hiện trách nhiệm giải trình mang tính truyền thống, chưa áp dụng các phương
thức mới, phù hợp với yêu cầu của thời đại và thói quen của xã hội; các hệ quả pháp
lý, đặc biệt là những hệ quả bất lợi đối với trách nhiệm giải trình của Chính phủ cịn
chưa đảm bảo tính răn đe và ít được áp dụng trên thực tiễn.
Từ những hạn chế của thực tiễn pháp luật và thực hiện pháp luật về trách nhiệm
giải trình của Chính phủ Việt Nam đó đã đặt ra một nhu cầu thiết yếu cần có những
nghiên cứu khoa học nhằm xác lập cơ sở lý thuyết về trách nhiệm giải trình của
Chính phủ, đồng thời khảo sát thực trạng thể chế pháp lý và kết quả thực hiện các
thể chế pháp lý về trách nhiệm giải trình của Chính phủ Việt Nam, nhằm cung cấp
các luận cứ khoa học cho việc nghiên cứu sâu rộng hơn và đề xuất các giải pháp
nhằm hoàn thiện và nâng cao các vấn đề thực tiễn về trách nhiệm giải trình của
Chính phủ trong bối cảnh xây dựng nền hành chính cơng mới ở Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, số lượng các cơng trình nghiên cứu về trách nhiệm giải trình nói chung
và trách nhiệm giải trình của Chính phủ theo pháp luật nói riêng cịn ít. Cho đến
nay, chưa có cơng trình nào trực tiếp nghiên cứu trách nhiệm giải trình của Chính
phủ, do đó vấn đề lý luận chưa được thống nhất, nội hàm khảo sát, đánh giá thực
tiễn chưa đầy đủ, vì thế các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình
của Chính phủ theo pháp luật chưa tạo ra được nhiều đột phá.
Trên cơ sở các nhu cầu thực tiễn và khoa học kể trên, có thể khẳng định rằng
nghiên cứu về trách nhiệm giải trình nói chung và trách nhiệm giải trình của Chính
phủ nói riêng là địi hỏi cấp thiết của hiện tại và là một hướng nghiên cứu đang dần
phổ biến trong tương lai. Việc lựa chọn và triển khai đề tài “Trách nhiệm giải

2


trình của Chính phủ theo pháp luật Việt Nam” trong quy mơ một luận án tiến sĩ
Luật học là hồn toàn phù hợp với những yêu cầu của thực tiễn đó.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu

Luận án cung cấp các luận chứng về lý luận và thực tiễn, nhằm hoàn thiện pháp
luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trách nhiệm giải trình của Chính
phủ Việt Nam trong tương lai.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án xác định và thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
Thứ nhất, thu thập, hệ thống hố các cơng trình khoa học về trách nhiệm giải
trình của Chính phủ có tính tiêu biểu, chọn lọc; phân tích, đánh giá các tài liệu này
theo những nội dung cụ thể và đưa ra các bình luận về xu hướng nghiên cứu trách
nhiệm giải trình trong thời gian qua; xác định nội dung nghiên cứu mới về trách
nhiệm giải trình của Chính phủ;
Thứ hai, luận giải những vấn đề lý luận chung về trách nhiệm giải trình của
Chính phủ như: khái niệm; mục đích, ý nghĩa; các cấu thành của trách nhiệm giải
trình, gồm: chủ thể, nội dung, phương thức và hệ quả;
Thứ ba, xem xét và đánh giá thực trạng các quy định pháp lý và việc thực hiện
các quy định pháp lý về trách nhiệm giải trình của Chính phủ Việt Nam hiện nay.
Qua đó chỉ ra được những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân, tạo tiền đề cho
việc đề xuất các giải pháp;
Thứ tư, đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng
cao trách nhiệm giải trình của Chính phủ Việt Nam trong tương lai.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là trách nhiệm giải trình của Chính phủ theo
pháp luật ở các phương diện: lý luận; thực tiễn pháp lý và thực tiễn thực hiện; giải pháp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu trách nhiệm giải trình của Chính phủ
dưới góc độ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Trong đó: Chính phủ trong luận
án được xem xét ở nghĩa là một tổ chức đứng đầu hành pháp, mang ý “nội các” –

3



nghĩa hẹp. Khơng nghiên cứu Chính phủ với tư cách là bộ máy hành pháp – nghĩa
rộng; Luận án chỉ tập trung nghiên cứu trách nhiệm giải trình của Chính phủ theo
quy định của pháp luật mà không nghiên cứu trách nhiệm giải trình trước đảng
chính trị.
- Phạm vi khơng gian: Luận án nghiên cứu lý thuyết về trách nhiệm giải trình
của Chính phủ trong phạm quốc tế và nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao
trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong phạm vi Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu thực tiễn trách nhiệm giải trình của
Chính phủ Việt Nam theo các giai đoạn lịch sử từ năm 1945 đến nay. Trong đó chú
trọng phân tích thực trạng trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong 2 nhiệm kỳ
(2011-2016 và 2016-2021) - thời kỳ có những thay đổi mạnh mẽ trong tổ chức, hoạt
động của bộ máy nhà nước và sự tiến bộ của các giá trị dân chủ trong nước. Đồng
thời, trên cơ sở các thực trạng đó, tác giả dự báo xu hướng thay đổi của các yếu tố
cấu thành trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong mười năm tiếp theo nhằm đưa
ra các giải pháp nâng cao trách nhiệm giải trình theo pháp luật của Chính phủ Việt
Nam giai đoạn 2020-2030.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Thứ nhất, luận án sử dụng phương pháp luận là những nguyên lý của Triết học
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức quyền lực nhà nước và pháp luật;
các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về giám sát quyền lực nhà nước;
các thể chế pháp lý ghi nhận việc giám sát quyền lực nhà nước nói chung và giám
sát quyền lực của Chính phủ nói riêng và các quy định pháp lý về trách nhiệm giải
trình của Chính phủ. Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng phương pháp luận “Khế
ước xã hội” về chu trình quyền lực, nơi chủ quyền thuộc về nhân dân. Những
phương pháp luận kể trên được được áp dụng xuyên suốt nội dung của luận án.
Trong đó, tập trung chủ yếu vào Chương 2 và Chương 3 với mục đích làm rõ lý
luận và thực tiễn trách nhiệm giải trình của Chính phủ nói chung và Chính phủ Việt

Nam nói riêng.
Thứ hai, luận án sử dụng các phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu, lý
luận về luật học thực định nhằm thống kê và phân tích các quy định của pháp luật thực
định về trách nhiệm giải trình của Chính phủ, qua đó khái qt thực trạng và có những

4


đánh giá về thể chế pháp lý quy định trách nhiệm giải trình của Chính phủ. Phương
pháp này được sử dụng chủ yếu trong các mục 3.1 và 3.2 thuộc Chương 3 của luận án;
Thứ ba, luận án sử dụng các phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu, lý luận
về xã hội học pháp luật nhằm lý giải sự cần thiết của trách nhiệm giải trình của Chính
phủ thơng qua nhu cầu xã hội, đồng thời lý giải được các tư tưởng, quan điểm xã hội chi
phối sự hình thành luật thực định về trách nhiệm giải trình của Chính phủ. Phương pháp
luận này chủ yếu được sử dụng trong mục 2.1 và 2.2 của Chương 2 luận án;
Thứ tư, luận án sử dụng các phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu, lý
luận về chính trị học pháp luật nhằm lý giải mối quan hệ giữa trách nhiệm giải trình
của Chính phủ với kiểm sốt quyền lực nhà nước. Qua đó làm cơ sở để chứng minh
trách nhiệm giải trình là một cách thức kiểm sốt quyền lực Chính phủ quan trọng
và hiệu quả. Luận điểm này chủ yếu được sử dụng tại các mục 2.2; 2.3 và 2.4 của
Chương 2 luận án;
Thứ năm, luận án sử dụng các phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu, lý
luận về chính sách pháp luật nhằm thấy được các tư tưởng, quan điểm của Đảng và
Nhà nước về trách nhiệm giải trình, qua đó xác lập nên những chính sách định
hướng cho việc hồn thiện pháp luật về trách nhiệm giải trình của Chính phủ. Luận
điểm này được vận dụng trong các tiểu mục 2.3.2 của Chương 2 và tiểu mục 3.2.3
của Chương 3 luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả sử dụng tổng hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu khác nhau tuỳ thuộc vào vấn đề lý thuyết hoặc thực tiễn. Cơ bản

các phương pháp nghiên cứu bao gồm: Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết; Phương pháp phân loại và hệ
thống hoá lý thuyết; Phương pháp mơ hình hố; Phương pháp mơ tả các định chế;
Phương pháp lịch sử; Phương pháp so sánh luật học. Nhóm phương pháp nghiên
cứu thực tiễn gồm: Phương pháp quan sát khoa học; Phương pháp Phân tích, tổng
hợp kinh nghiệm; Phương pháp chuyên gia. Các phương pháp được sử dụng cụ thể
tại các Chương của luận án như sau:
- Chương 1 với mục đích làm rõ các vấn đề tổng quan về tình hình nghiên cứu
của đề tài, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu gồm: Phương pháp lịch
sử và Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết. Trong đó:

5


+ Phương pháp lịch sử được tác giả sử dụng nhằm thống kê, xem xét lịch sử
hoạt động nghiên cứu về trách nhiệm giải trình của Chính phủ. Qua đó thiết lập
được hệ thống các tài liệu thứ cấp nổi bật liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề
tài theo thời gian, tạo tiền đề cho quá trình phân tích, tổng hợp sau đó.
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết. Thông qua nghiên cứu các tài
liệu thứ cấp khác nhau, tác giả phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu
sắc về tình hình và xu hướng nghiên cứu trách nhiệm giải trình của Chính phủ. Trên
cơ sở kết quả phân tích, tác giả tổng hợp tình hình và xu hướng nghiên cứu của từng
mặt, từng bộ phận thơng tin đã được phân tích. Sau đó liên kết lại để có được tổng
quan chung về tình hình nghiên cứu. Từ đó rút ra được các nhận định tổng quát về
tình hình và xu hướng nghiên cứu, những khía cạnh đã được làm rõ và xác định các
khoảng trống nghiên cứu của luận án.
- Chương 2 với mục đích làm rõ những vấn đề lý luận về trách nhiệm giải
trình của Chính phủ, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp
lịch sử; Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết; Phương pháp mơ hình
hố; Phương pháp mơ tả các định chế và Phương pháp so sánh luật học. Trong đó:

+ Phương pháp lịch sử nhằm tìm hiểu sự hình thành của Chính phủ, của khái
niệm trách nhiệm giải trình, qua đó xây dựng được tiến trình biến đổi tư duy lý
thuyết về trách nhiệm giải trình của Chính phủ.
+ Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết được thực hiện nhằm phân
loại các quan điểm về khái niệm trách nhiệm giải trình của Chính phủ khác nhau
như: quan điểm chính trị; quan điểm chính sách cơng; quan điểm hành chính cơng;
quan điểm phịng, chống tham nhũng; quan điểm pháp lý… Qua đó hệ thống hóa
khái niệm bằng cách sắp xếp các quan điểm về trách nhiệm giải trình thành một hệ
thống trên cơ sở một mơ hình lý thuyết làm sự hiểu biết về trách nhiệm giải trình
của Chính phủ đầy đủ hơn. Đồng thời phương pháp nghiên cứu này cũng được sử
dụng trong phân tích các cấu thành trách nhiệm giải trình của Chính phủ như: chủ
thể, nội dung, phương thức và hệ quả.
+ Phương pháp mơ hình hố nhằm làm rõ cơ chế vận hành trách nhiệm giải
trình của Chính phủ theo theo hướng thấy được hệ quả của hoạt động này. Đồng
thời việc mô hình hố cũng cơ sở để xây dựng cấu trúc của hoạt động trách nhiệm
giải trình của Chính phủ.

6


+ Phương pháp mô tả các định chế được sử dụng để mô tả cách thức tổ chức
và hoạt động của các định chế của bộ máy nhà nước trong ba hình thức chính thể:
Cộng hồ Đại nghị; Cộng hồ Tổng thống và Cộng hoà Hỗn hợp.
+ Phương pháp so sánh luật học được sử dụng trong việc đối chiếu các yếu tố
cấu thành trách nhiệm giải trình của Chính phủ như: chủ thể, nội dung, phương thức
và hệ quả trong quan điểm lập pháp của các quốc gia đại diện cho ba chính thể:
Cộng hồ Đại nghị; Cộng hồ Tổng thống và Cộng hoà Hỗn hợp.
- Chương 3 với mục đích nghiên cứu thực trạng pháp luật và việc thực hiện hiện
pháp luật về trách nhiệm giải trình của Chính phủ, tác giả sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau: Phương pháp quan sát khoa học; Phương pháp thống kê; Phương pháp

phân tích tổng kết kinh nghiệm và Phương pháp chuyên gia. Trong đó:
+ Phương pháp quan sát khoa học được sử dụng nhằm phản ánh thực trạng
trách nhiệm giải trình của Chính phủ thơng qua quan sát hoạt động trả lời chất vấn của
Chính phủ trước Quốc hội ở các kỳ họp; quan sát hoạt động của Cổng thơng tin điện tử
Chính phủ; quan sát chương trình “Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời”; quan sát trách nhiệm
giải trình của các thành viên Chính phủ trước xã hội thơng qua phương tiện thơng tin
đại chúng… Kết quả có được từ phương pháp quan sát khoa học là nguồn để phân tích
và đánh giá thực trạng trách nhiệm giải trình của Chính phủ Việt Nam.
+ Phương pháp thống kê được sử dụng để thống kê các quy định của pháp luật
về trách nhiệm giải trình của Chính phủ thơng qua các yếu tố cấu thành của hoạt
động này. Đồng thời, phương pháp thống kê còn được sử dụng để định lượng hoạt
động trách nhiệm giải trình của Chính phủ trên thực tế qua các nhiệm kỳ.
+ Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm. Trên cơ sở các số liệu được
quan sát, thống kê, phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm được sử dụng
nhằm phân tích xu hướng biến đổi của thực trạng trách nhiệm giải trình của Chính
phủ theo thời gian, qua đó rút ra được những kết luận về các giá trị đạt được, các
hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện trách nhiệm giải trình
của Chính phủ Việt Nam hiện nay.
+ Phương pháp chuyên gia. Tác giả tham dự hội nghị, hội thảo khoa học liên
quan đến đề tài luận án. Phương pháp này giúp tác giả xác định được các nguyên
nhân của hạn chế một cách đa diện và sâu sắc.

7


- Chương 4 với mục đích đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và
nâng cao trách nhiệm giải trình của Chính phủ, tác giả sử dụng chủ yếu: Phương
pháp chuyên gia và Phương pháp phân tích. Trong đó:
+ Phương pháp chuyên gia. Tác giả tham dự hội nghị, hội thảo khoa học liên
quan đến đề tài luận án. Phương pháp này được sử dụng nhằm tham gia trao đổi,

phản biện về những giải pháp cụ thể nhằm hồn thiện pháp luật và nâng cao trách
nhiệm giải trình của Chính phủ Việt Nam trong tương lai. Từ đó tổng hợp các đề
xuất, làm cơ sở nghiên cứu các giải pháp của đề tài luận án.
+ Phương pháp phân tích được sử dụng nhằm phân tích, thuyết phục về những
quan điểm và giải pháp do tác giả đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao
trách nhiệm giải trình của Chính phủ Việt Nam trong tương lai.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Tác giả xác định các điểm mới về khoa học của luận án bao gồm:
Thứ nhất, hệ thống hố và phân tích tổng hợp tình hình nghiên cứu về trách
nhiệm giải trình của Chính phủ. Qua đó so sánh tình hình nghiên cứu vấn đề này
của Việt Nam với thế giới, nhằm chứng minh tính cấp thiết cũng như xu hướng mở
rộng nghiên cứu trách nhiệm giải trình nói chung và trách nhiệm giải trình của
Chính phủ Việt Nam hiện nay nói riêng;
Thứ hai, xác lập được khái niệm trách nhiệm giải trình, qua đó tăng khả năng
nhận diện trách nhiệm giải trình trong hoạt động nghiên cứu Khoa học Pháp lý,
Khoa học Chính trị và Khoa học Quản lý nhà nước;
Thứ ba, phân tích sâu sắc hơn các vai trị của trách nhiệm giải trình của Chính
phủ dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Qua đó chứng minh tính tất yếu của trách
nhiệm giải trình trong tổ chức và hoạt động của Chính phủ;
Thứ tư, chỉ ra và phân tích các chủ thể trong quan hệ trách nhiệm giải trình của
Chính phủ với hai nhóm đối tượng gồm: nhóm chủ thể chịu trách nhiệm giải trình
và nhóm chủ thể có quyền u cầu và giám sát trách nhiệm giải trình Chính phủ.
Qua đó cho thấy được địa vị chính trị và pháp lý của Chính phủ trong tổ chức và
vận hành của quyền lực nhà nước và mối quan hệ giữa Chính phủ và các chủ thể
khác trong chu trình quyền lực đó;
Thứ năm, khoanh vùng được các nội dung trách nhiệm giải trình của Chính
phủ. Dựa trên vai trị, chức năng hành pháp của Chính phủ, luận án phân tích chi tiết

8



hơn các nội dung Chính phủ phải có trách nhiệm giải trình. Qua đó đóng góp một
giá trị quan trọng trong xác định giới hạn trách nhiệm giải trình của Chính phủ
chính là giới hạn thẩm quyền của Chính phủ;
Thứ sáu, tổng hợp được các phương pháp thực hiện trách nhiệm giải trình của
Chính phủ trước các chủ thể u cầu. Mỗi nhóm phương pháp gắn liền với mối quan hệ
giữa Chính phủ và các chủ thể và phụ thuộc vào trình độ phát triển của tư duy chính trị
cũng như cơng nghệ truyền thơng. Qua đó cho thấy xu hướng ứng dụng các phương
tiện truyền thông đa phương tiện vào thực hiện trách nhiệm giải trình trở thành một lựa
chọn hiệu quả của các Chính phủ đương đại;
Thứ bảy, xác lập được các hệ quả Chính phủ phải gánh chịu trong trường hợp
trách nhiệm giải trình thất bại. Từ nghiên cứu chỉ ra rằng, mọi hệ quả bất lợi mà
Chính phủ phải gánh chịu đều được quy về ba nguy cơ: thay đổi chính sách; thay
đổi nhân sự Chính phủ và Chính phủ bị giải thể.
Với những đóng góp mới đó, tác giả mong muốn xác lập tính cấp bách đối với xu
hướng nghiên cứu trách nhiệm giải trình trong khoa học pháp lý ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Các kết quả nghiên cứu sẽ làm phong phú hơn hệ thống tri thức, hiểu biết về
nội dung trách nhiệm giải trình; đồng thời, ở một chừng mực nào đó, Luận án là tài
liệu tham khảo có giá trị về mặt lý luận cho những nghiên cứu liên quan sau này.
Qua đó, gợi mở hướng nghiên cứu mới về vấn đề trách nhiệm giải trình nói riêng và
kiểm sốt quyền lực Chính phủ nói chung.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng như một giá trị tham khảo cho
hoạt động xây dựng, ban hành pháp luật và các văn bản liên quan điều chỉnh trách
nhiệm giải trình của Chính phủ; các giải pháp nếu được sự đồng thuận từ các nhà
quản lý cũng có thể trở thành những phương án tham khảo hoặc lựa chọn ứng dụng
vào nâng cao trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong tương lai; ngồi ra, nghiên
cứu cũng có thể trở thành một nội dung được bổ sung vào chương trình giảng dạy

các học phần: Luật Hiến pháp; Luật Hành chính và các học phần liên quan đến
ngành Quản lý nhà nước.

9


7. Kết cấu của luận án
Luận án được kết cấu thành hai nhóm nội dung gồm: Nhóm thứ nhất, những
nội dung liên quan đến nội dung luận án gồm: Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục
cơng trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến luận án và Danh mục tài
liệu tham khảo. Nhóm thứ hai gồm các nội dung chính của luận án được kết cấu
theo bố cục: 4 chương, 14 mục và các tiểu mục.

10


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Trách nhiệm giải trình (TNGT) là một thuật ngữ chính trị, pháp lý, hành chính
thơng dụng trên thế giới nhưng còn mới ở Việt Nam. Điều này được lý giải khơng
chỉ bằng tính phổ biến của TNGT trong hoạt động công vụ các nước trên thế giới,
đặc biệt ở các quốc gia có nền hành chính cơng phát triển mà còn được minh chứng
bằng sự đa dạng về số lượng các cơng trình nghiên cứu từ những bài viết, tiểu luận
đến những báo cáo thực tiễn về TNGT. Điều ngược lại diễn ra ở Việt Nam, khi số
công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này cịn rất hạn chế. Chính vì thế, trong
chương này, tác giả chỉ thống kê, phân tích và đánh giá một cách tổng qt tình
hình nghiên cứu về TNGT thơng qua một số cơng trình tiêu biểu.
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Như đã đề cập ở lời dẫn, TNGT là vấn đề nghiên cứu phổ biến trên thế giới.
Những nghiên cứu về TNGT bắt đầu được khởi xướng bởi xu hướng nghiên cứu về

sự kiểm soát quyền lực nhà nước vốn được đề cập từ thời kỳ cổ đại và thực sự phát
triển mạnh mẽ từ những năm đầu của thế kỷ XVIII với sự ra đời của xu hướng xây
dựng nền hành chính cơng mới ở các quốc gia như Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Thuỵ
Điển… Các cơng trình được tiến hành với nhiều mục đích và quan điểm khác nhau
như: xem xét TNGT trong thế giới quan chính trị học; đạo đức học; chính sách
cơng; hành chính học và pháp lý. Các nghiên cứu bao gồm những luận giải về sự
cần thiết, các vấn đề lý thuyết và khảo sát thực tiễn TNGT tại một số môi trường
điển hình.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận về trách nhiệm giải trình
của Chính phủ
Nghiên cứu lý luận về TNGT của Chính phủ (CP) là nội dung trọng tâm trong
các nghiên cứu ở nước ngoài. Các nghiên cứu chủ yếu tiếp cận các khía cạnh lý
thuyết của vấn đề như: khái niệm, đặc điểm, vai trò và phân loại. Có thể mơ tả nội
dung và xu hướng nghiên cứu của từng nhóm như sau:
- Nghiên cứu khái niệm TNGT. Đây là nội dung trọng tâm trong nghiên cứu lý
thuyết về TNGT. Tuỳ theo góc độ và mục đích tiếp cận mà khái niệm này được xây
dựng khác nhau giữa các nghiên cứu. Các góc độ tiếp cận dễ dàng có thể tìm thấy

11


bao gồm: chính trị học; tài chính cơng; phịng, chống tham nhũng; quản trị nhà nước
và các tổ chức xã hội. Dưới góc độ chính trị học, TNGT được xem là cơng cụ duy
trì sự kiểm sốt quyền lực trong nhà nước dân chủ và là nghĩa vụ gắn liền với kẻ
cầm quyền; Dưới góc độ tài chính cơng, TNGT là phương tiện của cơng khai, minh
bạch; Dưới góc độ phịng, chống tham nhũng, TNGT là biện pháp mang tính răn đe
và các hậu quả bất lợi áp đặt lên người sai phạm; Dưới góc độ quản trị nhà nước,
TNGT được xác định là một trong bốn trụ cốt duy trì trạng thái quản trị tốt; Dưới
góc độ các tổ chức xã hội, TNGT là thành tố giám sát hoạt động của các Tổ chức
phi chính phủ (NGo) hay các Tổ chức xã hội dân sự (CSOs) của giới cầm quyền và

xã hội. Tuy đa dạng trong cách khái niệm như vậy, song TNGT với nguyên nghĩa
Accountability lại trở thành điểm nhận diện đồng quy của các nghiên cứu. Cụ thể,
hầu hết nghiên cứu khi phân tách khái niệm TNGT đều đồng ý rằng, TNGT là một
nghĩa vụ, là bổn phận trong mối ràng buộc của một bên là người giám sát và bên còn
lại là người bị giám sát. Trong đó TNGT hàm chứa khả năng cung cấp thơng tin để làm
rõ trách nhiệm về thực hiện thẩm quyền của bên bị giám sát trước bên giám sát. Nghĩa
là TNGT được thực thi bởi hai bước: bước thứ nhất là khả năng cung cấp thơng tin,
thậm chí là biện hộ (Justify) về những hành vi và quyết định của mình; bước thứ hai là
việc xem xét và áp đặt các hệ quả bất lợi lên chủ thể thực hiện TNGT.
Các cơng trình tiêu biểu cho nội dung nghiên cứu này có thể kể đến:
+ Tiểu luận “Accountability: the core concept and its subtypes” (Trách nhiệm
giải trình: Khái niệm và các vấn đề liên quan) của giáo sư Staffan I. Lindber [154];
+ Báo cáo: To Serve and to Preserve: Improving Public Administration in a
Competitive World” (Phục vụ và duy trì: Cải thiện nền hành chính cơng trong một
thế giới phát triển), của S. Chiavo- Campo, P.S.A. Sundaram [153];
+ Báo cáo “Accountability, transparency, participation, and inclusion a
new development consensus?” (Trách nhiệm giải trình, minh bạch, sự tham gia
và đưa ra một sự nhất trí về phát triển mới) của Thomas Carothers and Saskia
Brechenmacher [156];
+ Sách “Political Order and Political Decay: From the Industrial Revolution to
the Globalization of Democracy" (Trật tự chính trị và sự suy đồi chính trị: Từ cuộc cách
mạng cơng nghiệp đến tồn cầu hóa dân chủ) của Francis Fukuyama [117].

12


- Nghiên cứu vai trò TNGT. Cũng từ những cách tiếp cận khác nhau của khái
niệm đã đem đến sự đa dạng trọng phản ánh vai trò của TNGT. Tựu chung lại, vai
trị của TNGT có thể kể đến bao gồm: kiểm soát quyền lực; thành phần của quản trị
nhà nước; đảm bảo đạo đức công vụ; đảm bảo cho sự tự chủ.

+ Kiểm sốt quyền lực là vai trị có tính cơ bản và được thống nhất cao giữa
các nghiên cứu. Theo đó, quyền lực ln có xu hướng tha hố vì những người nắm
quyền ln ưu tiên lợi ích của mình trên lợi ích chung của xã hội. Cán cân quyền
lực nếu khơng có sự kiểm sốt sẽ bị mất cân bằng và tiến tới sự chuyên quyền, độc
đốn. Vì vậy, những người được trao quyền phải có TNGT về các hoạt động sử
dụng quyền lực được uỷ trị của mình như một cam kết về sự tuân thủ các quy tắc
được khế ước trước đó. Tiêu biểu cho nội dung này có thể kể đến: Tiểu luận “Public
Administration: Balancing power and accountability” (Quản lý hành chính cơng: Cân
bằng quyền lực và trách nhiệm giải trình), của McKinney B.J và Howard C.L [144]; bình
luận khoa học “Democratic Process and Accountability in Public Administration”
(Quy trình dân chủ và trách nhiệm giải trình trong quản lý hành chính), của
Mohammad H. Zarel [145] đã làm rõ vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa tiến trình
dân chủ và trách nhiệm giải trình trong hành chính cơng.
+ TNGT đóng vai trị là trụ cột trong quản trị nhà nước tốt. Cụ thể, TNGT là
một trong “tứ trụ” của hoạt động quản trị nhà nước, với gồm: tính dự đốn được; sự
tham gia; cơng khai minh bạch và TNGT. Trong đó TNGT là trụ cột chính, có vai trị
đảm bảo cho sự tồn tại của ba yếu tố còn lại. Nghiên cứu thành cơng vai trị này có thể
kể đến: tiểu luận “Accountability, transparency, participation, and inclusion a new
development consensus?” (Trách nhiệm giải trình, minh bạch, sự tham gia và đưa ra
một sự nhất trí về phát triển mới) của Thomas Carothers and Saskia Brechenmacher
[156] và báo cáo “To Serve and to Preserve: Improving Public Administration in a
Competitive World” (Phục vụ và duy trì: Cải thiện nền hành chính cơng trong một thế
giới phát triển), của S. Chiavo- Campo, P.S.A. Sundaram [153].
+ TNGT đảm bảo đạo đức công vụ. Tiêu biểu với báo cáo “Public Sector
Governance and Accountability Series: Performance accountability and combating
corruption” (Quản trị nhà nước và trách nhiệm giải trình: Trách nhiệm giải trình của
khu vực cơng và Chống tham nhũng) do Anwar Shah biên tập [97]; tiểu luận
“Accountability and corruption, political institutions matter” (Trách nhiệm giải

13



trình và tham nhũng, vấn đề các thể chế chính trị) của Daniel Lederman và cộng sự
[112] và bài viết “Electoral Accountability and Corruption: Evidence from the
audits of local governments” (Trách nhiệm giải trình và tham nhũng trong bầu cử:
Bằng chứng từ kiểm tốn của chính quyền địa phương), của Claudio Ferraz [111].
Các nghiên cứu trên đều chỉ ra rằng, đạo đức cơng vụ có vai trị quan trọng trong
phịng, chống tham nhũng. Bởi đó là sự tác động mang tính nội tại, quyết định đến
sự tiết chế hành vi của nhân viên công quyền tốt hơn các tác động từ bên ngồi. Đến
lượt mình, đạo đức cơng vụ được đảm bảo bởi TNGT vì những nguy cơ, hệ quả bất
lợi phải gánh chịu thông qua TNGT khiến người thi hành công vụ giữ được các giá
trị đạo đức của bản thân.
+ TNGT là cơ chế đảm bảo cho sự tự chủ. Đây là vai trò được tiếp cận nhiều ở
nội dung giáo dục đại học hoặc các tổ chức xã hội. Tính tự chủ là một tất yếu trong
tổ chức và hoạt động của những đơn vị sự cung cấp dịch vụ công cộng. Tuy nhiên,
sự tự chủ không đồng nghĩa với khả năng độc lập và tự do hoạt động hoàn toàn.
Ngược lại, tự chủ trong sự ràng buộc, kiểm sốt của nhà nước và xã hội. TNGT
đóng vai trị duy trì trạng thái đó. Tiêu biểu có các nghiên cứu như: Bài viết
“Decentralization and accountability in public education” (Phân cấp và trách nhiệm giải
trình trong giáo dục công) của Paul T. Hill [149] và bài viết “Balancing freedom,
autonomy and accountability in education” (Cân bằng tự do, tự chủ và trách nhiệm giải
trình trong giáo dục) của Daniel H. Jarvis [113].
- Nghiên cứu phân loại TNGT. Bên cạnh khái niệm và vai trò, nghiên cứu về
lý luận của TNGT đã có nhiều cơng trình khác đề cập đến cách phân loại TNGT.
Nội dung này cũng đã có sự đồng nhất khi hầu hết đều thừa nhận rằng, TNGT có
hai cách phân loại cơ bản gồm:
+ Căn cứ vào đối tượng hướng tới, có: TNGT bên trong (TNGT chéo) và
TNGT bên ngoài (TNGT ngang). Cụ thể, mỗi tổ chức đều có TNGT trước các chủ
thể quản lý, cấp trên của nó. Đây là TNGT bên trong, vì hướng tới làm rõ các trách
nhiệm trong nội bộ hệ thống tổ chức; Đồng thời mỗi tổ chức cũng phải có TNGT

với khách hàng của mình về nghĩa vụ cung cấp, phục vụ. Tiêu biểu cho cách phân
loại này có thể kể tới bài tham luận “Accountability: the core concept and its
subtypes” (Trách nhiệm giải trình: Khái niệm và các vấn đề liên quan) của giáo sư
Staffan I. Lindber [154].

14


+ Căn cứ vào tính chất, có: TNGT thường xun và TNGT đột xuất. Nghĩa là,
trong hoạt động của mình, tổ chức phải thực hiện TNGT định kỳ theo những cam kết
trước đó, đồng thời cũng phải có TNGT về những vấn đề đột xuất nằm ngồi tính định
kỳ đó. Hai cách thức này có tính bổ khuyết cho nhau. Trong đó, cơ bản TNGT thường
xun đóng vai trị là cơ sở thơng tin của TNGT đột xuất.
Bên cạnh đó, TNGT cũng được phân căn cứ vào nội dung của hoạt động
TNGT. Tiêu biểu có nghiên cứu “Public service Accountability: A compartive
prespective” (Trách nhiệm giải trình dịch vụ cơng: Một góc độ tiếp cận) của Jabbra
và Dwivedi [129]. Theo nghiên cứu trên, TNGT được chia làm 8 loại bao gồm:
TNGT về đạo đức; TNGT chính trị; TNGT hành chính; TNGT quản lý; TNGT thị
trường; TNGT tư pháp; TNGT trước cử tri và TNGT nghề nghiệp.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu những vấn đề thực tiễn về trách nhiệm giải
trình của Chính phủ
Nghiên cứu thực trạng TNGT là một nội dung quan trọng của nhiều cơng trình
khoa học quốc tế. Ở nhiều chiều cạnh và phạm vi không gian khác nhau, các cơng
trình đã tập trung mơ tả, phân tích thực trạng của trách nhiệm giải trình gắn liền với
đặc trưng ngành nghề của các tổ chức, đặc trưng văn hóa, lịch sử, chính trị của các
quốc gia, vùng lãnh thổ và khu vực nghiên cứu. Cụ thể có thể được mơ tả như sau:
- Nghiên cứu thực trạng TNGT dưới góc độ thực thi quyền của các cơ quan
chức năng. Có khá nhiều cơng trình nghiên cứu trách nhiệm giải trình của các cơ
quan cụ thể trong thực hiện thẩm quyền của mình. Có thể kể đến một số nghiên cứu
tiêu biểu như: Báo cáo nghiên cứu “Agency growth between autonomy and

accountability: the European Police Office as a “living institution” (Giới thiệu sự
phát triển giữa quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình: Văn phịng Cảnh sát Châu
Âu như là một "minh chứng sống") của Busuioc và cộng sự [110]. Tác phẩm nghiên
cứu trách nhiệm giải trình của cơ quan được giao tự chủ từ thực tiễn của văn phòng
cảnh sát châu Âu; báo cáo “Explaining Public Accountability at Public
Management Theories & Studying Its Relationship with Professional Ethics at
Public Organizations of Iran Case Study: Welfare Organization of Kerman
Province” (Giải thích về trách nhiệm giải trình trong các lý thuyết quản lý cơng và
nghiên cứu mối quan hệ của nó với đạo đức nghề nghiệp tại các tổ chức công cộng
của Iran. Nghiên cứu điển hình: Tổ chức Phúc lợi của tỉnh Kerman), của Institute of

15


Interdisciplinary Business Research [128]. Báo cáo là kết quả khảo sát hoạt động
giải trình tại các tổ chức cơng cộng của Iran với trọng tâm là tỉnh Kerman. Đây là
những kết quả khảo sát thực tiễn hoạt động giải trình trong các hoạt động sử dụng
tiền đầu tư từ ngân sách nhà nước, từ hoạt động thi hành pháp luật và cung cấp dịch
vụ công. Những khảo sát trên cho thấy chất lượng trách nhiệm giải trình của các
hoạt động này thường khơng đáp ứng được các địi hỏi về giám sát của nhà nước và
cộng đồng.
- Nghiên cứu thực trạng TNGT trong phạm vi của một quốc gia, vùng lãnh thổ
hay một địa phương. Phạm vi nghiên cứu thực trạng này thường được lựa chọn
nhiều hơn phạm vi một tổ chức cụ thể. Kết quả nghiên cứu là sự phân tích và mơ tả
thực trạng dựa trên sự tác động của các mặt chủ quan và khách quan của các yếu tố
xã hội đến TNGT. Có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu như: Tiểu luận
“Impacts of performance-based accountability on institutional performance in the
U.S” (Tác động của trách nhiệm giải trình dựa trên hiệu suất vào hoạt động của cơ
quan ở Hoa Kỳ), của Jung Cheol Shin [132]. Tác phẩm nghiên cứu vai trò của trách
nhiệm giải trình cũng như các cách thức thực hiện định chế này từ thực tiễn nước

Mỹ và bài viết “Limits of public accountability under the reinghị việnented state
developing nations” (Các giới hạn về trách nhiệm giải trình của nhà nước ở các
quốc gia đang chuyển đổi), của Haque [122]. Bài viết làm rõ thực trạng hoạt động
giải trình của nhà nước ở các quốc gia đang chuyển đổi - các quốc gia có nền kinh
tế đang phát triển, được chuyển đổi từ kinh tế tập trung, bao cấp sang cơ chế thị
trường. Kết quả báo cáo cho thấy, việc thực hiện trách nhiệm giải trình ở các quốc
gia này ở mức thấp hơn so với những quốc gia có nền kinh tế phát triển. Điều này
được lý giải chủ yếu do tư duy về nhà nước bao cấp vẫn còn tồn tại ở cả phía nhà
nước lẫn xã hội. Các cơng trình dù nghiên cứu thực trạng TNGT ở phạm vi không
gian là cơ quan thực hiện thẩm quyền chuyên môn hay thực trạng trách nhiệm giải
trình nói chung của một quốc gia, vùng lãnh thổ hay một địa phương cũng đều có
những kết luận về thực trạng với những ưu điểm và hạn chế. Từ kết quả đó, các
cơng trình cũng đã công bố các nguyên nhân của hạn chế. Trên cơ sở phạm vi và khách
thể nghiên cứu khác nhau, các cơng trình đã chỉ ra những ngun nhân khác nhau tác
động lên TNGT. Trong đó đa số các cơng trình viện dẫn những ngun do về thể chế
pháp lý và trình độ nhận thức cũng như hành vi của người thực hiện TNGT.

16


1.1.3. Tình hình nghiên cứu về các giải pháp nâng cao trách nhiệm giải
trình của Chính phủ
Trên cơ sở khảo sát thực tiễn TNGT gắn liền với những phạm vi đã xác định,
việc đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động này ở phạm vi nghiên cứu ngoài
nước cũng đã được một số cơng trình thực hiện. Các nghiên cứu dưới đây chủ yếu
hướng đến các giải pháp phục vụ kỹ thuật giải trình trên thực tiễn của các chủ thể
quản lý nhà nước. Các nghiên cứu này bao gồm: tiểu luận “Impacts of performancebased accountability on institutional performance in the U.S” (Tác động của trách
nhiệm giải trình dựa trên hiệu suất vào hoạt động của cơ quan ở Hoa Kỳ), của Jung
Cheol Shin [132] và bài viết “Making the IMF and World Bank more accountable”
(Giải pháp nâng cao trách nhiệm giải trình cho IMF và Ngân hàng Thế giới) của

Ngaire Woods [146]. Các giải pháp chủ yếu được đề xuất bao gồm: hoàn thiện quy
định pháp lý và quy chế làm việc hướng tới ghi nhận TNGT là một nghĩa vụ không
thể thay thế của các tổ chức, cá nhân sử dụng quyền lực công cộng. Sự ghi nhận này
bao gồm cả những chế tài được định sẵn và minh bạch; cấp quyền cho các chủ thể
giám sát bao gồm những người trực tiếp chịu ảnh hưởng bởi các hành vi cơng vụ,
những người đóng góp ngân sách cho hoạt động công vụ, những người được bầu lên
để giám sát và báo chí tự do; sử dụng các phương pháp yêu cầu TNGT và thực hiện
TNGT từ xa, có khả năng phổ biến rộng rãi, phản ứng ngay tức thì và miễn phí; u
cầu sự giám sát từ các bên thứ ba để đảm bảo khách quan và cuối cùng là các nhóm
giải pháp liên quan đến sự hiện diện và sức mạnh kiềm chế của các đảng chính trị.
Đây là nhóm giải pháp mang tính đặc thù của các quốc gia đa nguyên.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Thuật ngữ TNGT ở Việt Nam được đề cập tới tương đối muộn hơn so với thế
giới, mặc dù trên thực tiễn hoạt động này đã diễn ra với nhiều tên gọi và biểu hiện khác
nhau. Thuật ngữ này được sử dụng chính thức ở một số văn bản pháp lý vào giữa thập
niên đầu thế kỷ XXI và trở thành vấn đề khoa học cũng trong khoảng thời gian đó.
Chính sự tiếp cận muộn nên so với thế giới, các cơng trình nghiên cứu tại Việt Nam về
vấn đề này tương đối ít về số lượng và kém đa dạng về góc độ tiếp cận. Để dễ dàng tạo
ra sự đối sánh với phạm vi nước ngoài, tình hình nghiên cứu trong nước cũng được tác
giả chia thành các nội dung gồm: Các cơng trình nghiên cứu lý luận TNGT của Chính
phủ; các cơng trình nghiên cứu thực trạng TNGT của Chính phủ; các cơng trình nghiên
cứu giải pháp nâng cao nhiệm giải trình của Chính phủ.

17


1.2.1. Tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận về trách nhiệm giải trình
của Chính phủ
Các cơng trình nghiên cứu về TNGT của CP hiện nay chủ yếu chú trọng tiếp
cận góc độ lý luận. Điều này xuất phát từ thực tế trong khoa học chính trị, pháp lý

Việt Nam hiện nay, khung lý thuyết về TNGT chưa được xác lập một cách đầy đủ.
Những vấn đề nghiên cứu chính được làm rõ về mặt lý luận của TNGT bao gồm:
khái niệm, cách phân loại và đặc điểm.
- Nghiên cứu khái niệm. Khái niệm TNGT là nội dung quan trọng nhất được
các nghiên cứu tập trung phân tích và xây dựng. Ở mỗi khía cạnh, góc độ tiếp cận
khác nhau, khái niệm TNGT cũng đã được nhận diện theo nhiều cách khác nhau.
Tiêu biểu có thể kể tới:
+ Ở khía cạnh chung nhất, TNGT được định nghĩa là khả năng cung cấp thơng
tin nhằm minh bạch hố hoạt động quản lý và sẵn sàng gánh chịu trách nhiệm khi
để xảy ra hệ quả trong thực thi công vụ. Đây cũng là quan niệm phổ biến và có tính
chất chi phối hoạt động nghiên cứu TNGT ở các khía cạnh khác nhau. Tiêu biểu
cho cách tiếp cận chung nhất này có thể kể tới một số nghiên cứu sau: “Chương
trình sáng kiến phòng, chống tham nhũng Việt Nam” (VACI) [86]; Quỹ dân số Liên
hợp quốc (UNFPA) trong cuốn “Những thuật ngữ trong theo dõi, đánh giá và quản
lý theo kết quả” [75]; Dự án nghiên cứu “Chỉ số hiệu quả quản trị và Hành chính
cơng cấp tỉnh” (PAPI) [59]; báo cáo “Phục vụ và duy trì:Cải thiện hành chính cơng
trong một thế giới cạnh tranh” của Chiavo-Compo và Sundaram [8]; Báo cáo phát
triển Việt Nam 2010, “Các thể chế hiện đại” của Ngân hàng thế giới [51]; sách Từ
nhà nước điều hành sang Nhà nước kiến tạo phát triển, của Đinh Tuấn Minh và
Phạm Thế Anh [50… Các nghiên cứu kể trên đều thừa nhận rằng TNGT xuất hiện
trong mối quan hệ giữa ít nhất hai bên. Trong đó một bên có khả năng yêu cầu và
giám sát TNGT và bên cịn lại có nghĩa vụ phải tn thủ u cầu đó. Bản chất của
TNGT vì thế là cơng cụ để kiểm soát hoạt động của bên chịu TNGT và được nhận
diện là một nghĩa vụ phải cung cấp, giải thích, làm rõ thơng tin về hoạt động của
mình và phải chịu trách nhiệm trước bên giám sát trong trường hợp để xảy ra những
sai phạm. Theo cách định nghĩa chung nhất này, TNGT có thể hiểu gồm hai giai
đoạn: giai đoạn giải trình, với mục đích cơng khai, minh bạch thông tin và giai đoạn
hai là sự gánh chịu trách nhiệm khi để xảy ra hậu quả. Hai giai đoạn này có tính bổ

18



khuyết cho nhau, giải trình là giai đoạn cơ sở cho sự chịu trách nhiệm, ngược lại,
chịu trách nhiệm là sự phản ánh mức độ hài lòng của các chủ thể lắng nghe trước
hoạt động giải trình của chủ thể có nghĩa vụ. Trên cơ sở cách tiếp cận chung này,
nhiều cơng trình nghiên cứu TNGT dưới những góc độ khác nhau cũng đã xây dựng
khái niệm TNGT cho riêng mình.
+ Ở góc độ xem xét về hiệu quả hoạt động công vụ, các nghiên cứu: “Vấn đề
trách nhiệm giải trình trong cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam” của
Đào Trí Úc [90]; “Quan niệm về trách nhiệm giải trình trong thực thi cơng vụ” của
Phạm Duy Nghĩa [55] và Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) trong cuốn “Những
thuật ngữ trong theo dõi, đánh giá và quản lý theo kết quả” [75] cũng đã định nghĩa
TNGT nhưng thiên về khía cạnh đầu ra của hoạt động công vụ. Cụ thể, TNGT theo
quan điểm của nghiên cứu là việc cung cấp thông tin về kết quả thực hiện công vụ
của các chủ thể. Với cách quan niệm này, TNGT không thực hiện việc cung cấp
thông tin chủ động, như một bước trong quy trình thực hiện cơng vụ. Vấn đề cốt lõi
của TNGT chính là làm rõ kết quả đạt được của q trình đó để có sự thưởng, phạt
tương xứng.
+ Ở khía cạnh tiếp cận TNGT của CP trong hoạch định và thực thi chính sách
công, tác giả Bùi Thị Cần với một số nghiên cứu, gồm: bài viết “Trách nhiệm giải
trình của Chính phủ” [6]; “Trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định
và thực thi chính sách cơng – sự cần thiết khách quan”[5] và luận án “Trách nhiệm
giải trình của Chính phủ trong hoạch định và thực thi chính sách cơng” [7] đã xây
dựng khái niệm TNGT của CP trong hoạch định và thực thi chính sách cơng. Theo
đó, tác giả xác định TNGT của CP trong hoạch định và thực thi chính sách cơng là
một phương thức giám sát, kiểm soát quyền lực nhằm đáp ứng yêu cầu của quốc
hội, nhân dân và xã hội đối với chính phủ về nghĩa vụ phải báo cáo, giải thích, trả
lời trực tiếp hoặc gián tiếp một cách công khai, minh bạch, gắn liền sự chịu trách
nhiệm đối với quá trình và kết quả hoạch định, thực thi chính sách cơng góp phần
dự báo hành vi, hệ quả, đảm bảo quyền lực được thực thi đúng và có thể quy kết

trách nhiệm khi cần thiết.
+ Ở khía cạnh nghiên cứu TNGT trong phịng, chống tham nhũng với các
nghiên cứu tiêu biểu như: “Chương trình sáng kiến phịng, chống tham nhũng Việt
Nam” (VACI) [86] - đây là một cuộc thi đưa ra các sáng kiến về phòng, chống tham

19


×