Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

BÀI TẬP LỚN, TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.1 KB, 11 trang )

Tiểu Luận chương 8: Kinh tế đầu tư xây dựng
Vân

GVHD: PGS.TS Ngơ Thi Thanh

TIỂU LUẬN CHƯƠNG 8

MƠN KINH TẾ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1.1. Anh (chị) hãy cho biết mục đích, vai trò và nội dung của quản lý Nhà nước về
đầu tư xây dựng? Vì sao cần phải quản lý hoạt động đầu tư xây dựng theo dự
án? Hiện nay chúng ta đang áp dụng những hình thức quản lý dự án đầu tư xây
dựng cơng trình nào, trong trường hợp nào?
1.2. Hãy cho biết sự cần thiết, nội dung yêu cầu và những quy định hiện hành về
thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơng trình?
1.3. Hãy trình bày những nội dung của công tác quản lý thi cơng xây dựng dưới góc
độ chủ đầu tư và góc độ nhà thầu xây dựng?
BÀI LÀM
1.4.
1.4.1. Anh (chị) hãy cho biết mục đích, vai trị và nội dung của quản lý Nhà nước về
đầu tư xây dựng?
a. Mục đích của quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng.
− Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp với
chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế-xă hội của đất nước trong từng thời kỳ để
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy nhanh
tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
− Sử dụng các nguồn vốn do nhà nước quản lý đạt hiệu quả cao nhất, chống tham
nhũng lãng phí.
b. Vai trị của quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng
− Bảo đảm cơng trình xây dựng theo quy hoạch xây dựng, kiến trúc.
− Đáp ứng yêu cầu bền vững, mỹ quan, bảo vệ môi trường sinh thái.
− Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong xây dựng, áp dụng công nghệ tiên


tiến.
− Bảo đảm chất lượng và thời hạn xây dựng hợp lý, với chi phí hợp lý.

Học viên: Nguyễn Văn Thơng - Lớp 23QLXD22

1


Tiểu Luận chương 8: Kinh tế đầu tư xây dựng
Vân

GVHD: PGS.TS Ngô Thi Thanh

c. Nội dung của quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng.
− Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách đầu
tư phát triển.
− Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư.
− Hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư và giải quyết những vướng
mắc, yêu cầu của nhà đầu tư.
− Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư.
− Hướng dẫn, đánh giá hiệu quả đầu tư, kiểm tra, thanh tra và giám sát hoạt động
đầu tư; giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động
đầu tư.
− Tổ chức hoạt động đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến hoạt động đầu tư.
− Tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư.
1.4.2. Vì sao cần phải quản lý hoạt động đầu tư theo dự án?
Cần phải quản lý hoạt động đầu tư theo dự án vì tác dụng của nó là rất lớn, cụ thể:
− Liên kết tất cả các hoạt động, công việc của hoạt động đầu tư xây dựng.
− Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữa nhóm quản lý
dự án với khách hàng chủ đầu tư và các nhà cung cấp đầu vào cho dự án.

− Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các thành
viên tham gia dự án.
− Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn, vướng mắc nảy sinh và điều chỉnh
kịp thời trước những thay đổi hoặc điều kiện khơng dự đốn được. Tạo điều kiện cho
sự đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan để giải quyết các bất đồng.
− Tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn.
1.4.3. Hiện nay chúng ta đang áp dụng những hình thức quản lý dự án đầu tư xây
dựng cơng trình nào, trong trường hợp nào?
Theo Luật Xây dựng số 50/2014, căn cứ quy mơ, tính chất, nguồn vốn sử dụng và
điều kiện thực hiện dự án, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng một trong các
hình thức tổ chức quản lý dự án sau:
Học viên: Nguyễn Văn Thông - Lớp 23QLXD22

2


Tiểu Luận chương 8: Kinh tế đầu tư xây dựng
Vân

GVHD: PGS.TS Ngô Thi Thanh

1. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lư dự án đầu tư xây
dựng khu vực áp dụng đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án theo
chuyên ngành sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách của tập đồn kinh tế, tổng cơng
ty nhà nước.
2. Ban quản lư dự án đầu tư xây dựng một dự án áp dụng đối với dự án sử dụng vốn
nhà nước quy mơ nhóm A có cơng trình cấp đặc biệt; có áp dụng cơng nghệ cao được
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận bằng văn bản; dự án về quốc phịng,
an ninh có u cầu bí mật nhà nước.
3. Thuê tư vấn quản lý dự án đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách,

vốn khác và dự án có tính chất đặc thù, đơn lẻ.
4. Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chun mơn trực thuộc có đủ điều kiện năng lực để
quản lý thực hiện dự án cải tạo, sửa chữa quy mơ nhỏ, dự án có sự tham gia của cộng
đồng.
5. Ban quản lý dự án, tư vấn quản lý dự án phải có đủ điều kiện năng lực theo quy
định tại Điều 152 của Luật Xây dựng năm 2014.
1.5. Hãy cho biết nội dung yêu cầu và những quy định hiện hành về thẩm định
dự án đầu tư xây dựng cơng trình?
1.5.1. Nội dung u cầu về thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơng trình
Việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng bao gồm các nội dung sau:
- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; các
yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện
dự án; phân tích tài chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế - xă hội của dự án.
- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: sự phù hợp với quy
hoạch; nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên (nếu có); khả năng giải phóng mặt bằng, khả
năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; khả
năng hoàn trả vốn vay; giải pháp phòng cháy, chữa cháy; các yếu tố ảnh hưởng đến dự
án như quốc phịng, an ninh, mơi trường và các quy định khác của pháp luật có liên
quan.
- Xem xét thiết kế cơ sở bao gồm:
+ Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc tổng mặt bằng
được phê duyệt; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với phương án tuyến cơng trình được
Học viên: Nguyễn Văn Thơng - Lớp 23QLXD22

3


Tiểu Luận chương 8: Kinh tế đầu tư xây dựng
Vân


GVHD: PGS.TS Ngơ Thi Thanh

chọn đối với cơng trình xây dựng theo tuyến; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí,
quy mơ xây dựng và các chỉ tiêu quy hoạch đă được chấp thuận đối với cơng trình xây
dựng tại khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt;
+ Sự phù hợp của việc kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
+ Sự hợp lý của phương án công nghệ, dây chuyền cơng nghệ đối với cơng trình có u
cầu cơng nghệ;
+ Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, mơi trường, phịng cháy, chữa
cháy;
+ Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của
cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định.
1.5.2. Những quy định hiện hành về thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơng trình
− Hồ sơ trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơng trình
Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Nhà nước đều phải được thẩm định.
Hồ sơ trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơng trình bao gồm:
(1) Tờ trình thẩm định dự án.
(2) Dự án bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở.
(3) Các văn bản pháp lý có liên quan.
− Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơng trình
Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án trước khi phê duyệt.
Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc cấp quyết định đầu tư. Đơn
vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm lấy ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản
lý nhà nước và lấy ý kiến các cơ quan liên quan để thẩm định dự án. Người quyết định
đầu tư có thể thuê tư vấn để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ nội dung của dự án.
Đối với các dự án đă được phân cấp hoặc uỷ quyền quyết định đầu tư thì người được
phân cấp hoặc uỷ quyền quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án.
- Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng Thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư để
tổ chức thẩm định dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và dự án khác nếu
thấy cần thiết. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Chủ tịch Hội đồng Thẩm định nhà

nước về các dự án đầu tư.
- Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
Học viên: Nguyễn Văn Thông - Lớp 23QLXD22

4


Tiểu Luận chương 8: Kinh tế đầu tư xây dựng
Vân

GVHD: PGS.TS Ngô Thi Thanh

+ Cơ quan cấp Bộ tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Đầu mối tổ
chức thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu
tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối tổ chức thẩm định dự án.
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xă tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu
tư. Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị có chức năng quản lý kế hoạch ngân sách trực
thuộc người quyết định đầu tư.
- Đối với dự án khác thì người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định dự án.
- Đối với dự án đầu tư xây dựng cơng trình đặc thù thì việc thẩm định dự án thực hiện
theo quy định riêng tại các Nghị định của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng cơng
trình đặc thù.
1.6. Hãy trình bày những nội dung của cơng tác quản lý thi cơng xây dựng
dưới góc độ chủ đầu tư và góc độ nhà thầu xây dựng?
Cơng tác quản lý thi cơng xây dựng cơng trình bao gồm:
(1) Quản lý chất lượng xây dựng cơng trình.
(2) Quản lý tiến độ xây dựng thi cơng xây dựng cơng trình.
(3) Quản lý khối lượng thi cơng xây dựng cơng trình.
(4) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi cơng xây dựng.

(5) Quản lý hợp đồng xây dựng.
(6) Quản lý an tồn lao động, mơi trường xây dựng.
1.6.1. Nội dung của công tác quản lý thi công xây dựng dưới góc độ chủ đầu tư
(1) Quản lý tiến độ thi cơng xây dựng cơng trình
1. Chủ đầu tư phải yêu cầu nhà thầu khi triển khai xây dựng cơng trình phải có tiến độ
thi cơng xây dựng. Tiến độ thi cơng xây dựng cơng trình do nhà thầu lập phải phù hợp
với tiến độ tổng thể của dự án được chủ đầu tư chấp thuận.
2. Đối với cơng trình xây dựng có quy mơ lớn và thời gian thi cơng kéo dài thì tiến độ
xây dựng cơng trình được lập cho từng giai đoạn theo tháng, quý, năm.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi cơng xây dựng cơng trình và
điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị
kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tiến độ tổng thể của dự án.
Học viên: Nguyễn Văn Thông - Lớp 23QLXD22

5


Tiểu Luận chương 8: Kinh tế đầu tư xây dựng
Vân

GVHD: PGS.TS Ngô Thi Thanh

4. Trường hợp xét thấy tiến độ tổng thể của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo
người quyết định đầu tư quyết định điều chỉnh tiến độ tổng thể của dự án.
(2) Quản lý khối lượng thi cơng xây dựng cơng trình
1. Việc thi cơng xây dựng cơng trình phải được thực hiện theo khối lượng của thiết kế
được duyệt.
2. Khối lượng thi cơng xây dựng được tính tốn, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi
công xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu
với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng.

3. Khi có khối lượng phát sinh ngồi thiết kế, dự tốn xây dựng cơng trình được duyệt thì
chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử lý.
Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư chấp thuận, phê
duyệt là cơ sở để thanh tốn, quyết tốn cơng trình.
4. Chủ đầu tư phải nghiêm cấm việc nhà thầu khai khống, khai tăng khối lượng hoặc
thông đồng giữa các bên tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán.
(3) Quản lý an tồn lao động trên cơng trường xây dựng
1. Chủ đầu tư phải yêu cầu nhà thầu thi cơng xây dựng lập các biện pháp an tồn cho
người lao động, thiết bị, phương tiện thi công và công trình trước khi thi cơng xây dựng.
Trường hợp các biện pháp an tồn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa
thuận.
2. Các biện pháp an toàn và nội quy về an tồn phải được thể hiện cơng khai trên công
trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên cơng
trường phải được bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phịng tai nạn.
3. Chủ đầu tư phải thường xuyên kiểm tra giám sát cơng tác an tồn lao động trên cơng
trường. Khi xảy ra sự cố mất an toàn phải tạm dừng hoặc đình chỉ thi cơng đến khi
khắc phục xong mới được tiếp tục thi công. Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao
động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
4. Chủ đầu tư phải yêu cầu nhà thầu xây dựng có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, phổ
biến, tập huấn các quy định về an toàn lao động. Đối với một số cơng việc u cầu
nghiêm ngặt về an tồn lao động thì người lao động phải có giấy chứng nhận huấn
luyện an toàn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn lao động. Nghiêm cấm

Học viên: Nguyễn Văn Thông - Lớp 23QLXD22

6


Tiểu Luận chương 8: Kinh tế đầu tư xây dựng
Vân


GVHD: PGS.TS Ngô Thi Thanh

sử dụng người lao động chưa được huấn luyện và chưa được hướng dẫn về an toàn lao
động.
5. Chủ đầu tư phải yêu cầu nhà thầu thi cơng xây dựng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ
các trang thiết bị bảo vệ cá nhân, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi
sử dụng lao động trên công trường.
6. Chủ đầu tư phải yêu cầu nhà thầu thi cơng có trách nhiệm bố trí cán bộ chuyên trách
hoặc kiêm nhiệm làm công tác an tồn, vệ sinh lao động như sau:
a) Đối với cơng trường của nhà thầu có tổng số lao động trực tiếp đến dưới 50 (năm
mươi) người thì cán bộ kỹ thuật thi cơng có thể kiêm nhiệm làm cơng tác an tồn, vệ
sinh lao động;
b) Đối với cơng trường của nhà thầu có tổng số lao động trực tiếp từ 50 (năm mươi)
người trở lên thì phải bố trí ít nhất 1 (một) cán bộ chuyên trách làm công tác an tồn,
vệ sinh lao động;
c) Đối với cơng trường của nhà thầu có tổng số lao động trực tiếp từ 1.000 (một nghìn)
người trở lên thì phải thành lập phịng hoặc ban an toàn, vệ sinh lao động hoặc bố trí
tối thiểu 2 (hai) cán bộ chun trách làm cơng tác an tồn, vệ sinh lao động;
d) Người làm cơng tác chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động phải có chứng chỉ
hành nghề theo quy định.
7. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất cơng tác quản lý an tồn lao
động trên cơng trường của các nhà thầu.
8. Bộ Xây dựng quy định về cơng tác an tồn lao động trong thi cơng xây dựng.
(4) Quản lý môi trường xây dựng
1. Chủ đầu tư cần yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện các biện pháp bảo
đảm về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung
quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường.
Đối với những công tŕnh xây dựng trong khu vực đô thị, phải thực hiện các biện pháp
bao che, thu dọn phế thải đưa đến đúng nơi quy định.

2. Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát trong quá tŕnh vận chuyển vật liệu xây dựng,
phế thải phải có biện pháp che chắn bảo đảm an tồn, vệ sinh mơi trường.
3. Chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường
xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi
Học viên: Nguyễn Văn Thông - Lớp 23QLXD22

7


Tiểu Luận chương 8: Kinh tế đầu tư xây dựng
Vân

GVHD: PGS.TS Ngô Thi Thanh

trường. Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ
mơi trường thì chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về mơi trường có quyền đình chỉ
thi cơng xây dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường.
(5) Quản lý các công tác khác
1. Quản lý chất lượng xây dựng cơng trình
Việc quản lý chất lượng xây dựng cơng trình được thực hiện theo quy định của Nghị định
Quản lý dự án đầu tư xây dựng, Nghị định về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng
và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
2. Quản lư chi phí đầu tư xây dựng
Việc quản lư chi phí đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của Nghị định Quản lý
dự án đầu tư xây dựng, Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình và các
văn bản hướng dẫn thực hiện.
3. Quản lý hợp đồng trong hoạt động xây dựng
Việc quản lý hợp đồng trong hoạt động xây dựng được thực hiện theo quy định của
Nghị định Quản lư dự án đầu tư xây dựng, Nghị định về hợp đồng trong hoạt động xây
dựng và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

1.6.2. Nội dung công tác quản lý thi cơng xây dựng dưới góc độ nhà thầu xây dựng
(1) Quản lý tiến độ thi công xây dựng cơng trình
1. Trước khi triển khai xây dựng, nhà thầu phải có tiến độ thi cơng xây dựng. Tiến độ
thi cơng xây dựng cơng trình do nhà thầu lập phải phù hợp với tiến độ tổng thể của dự
án được chủ đầu tư chấp thuận.
2. Đối với cơng trình xây dựng có quy mơ lớn và thời gian thi cơng kéo dài thì nhà
thầu lập tiến độ xây dựng cơng trình cho từng giai đoạn theo tháng, quý, năm.
3. Nhà thầu thi cơng xây dựng có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi cơng xây
dựng cơng trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một
số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tiến độ tổng thể của dự
án.
(2) Quản lý khối lượng thi công xây dựng cơng trình
1. Nhà thâu thi cơng phải thực hiện thi công xây dựng theo khối lượng của thiết kế được
duyệt.
Học viên: Nguyễn Văn Thông - Lớp 23QLXD22

8


Tiểu Luận chương 8: Kinh tế đầu tư xây dựng
Vân

GVHD: PGS.TS Ngô Thi Thanh

2. Khối lượng thi công xây dựng được tính tốn, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi
công xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu
với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh tốn theo hợp đồng.
3. Khi có khối lượng phát sinh ngồi thiết kế, dự tốn xây dựng cơng trình được duyệt thì
nhà thầu thi cơng xây dựng phải kiến nghị chủ đầu tư để xem xét, xử lý.
4. Nhà thầu không được khai khống, khai tăng khối lượng hoặc thông đồng giữa các

bên tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh tốn.
(3) Quản lý an tồn lao động trên công trường xây dựng
1. Nhà thầu thi cơng xây dựng phải lập các biện pháp an tồn cho người lao động, thiết
bị, phương tiện thi công và cơng trình trước khi thi cơng xây dựng. Trường hợp các
biện pháp an tồn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận.
2. Các biện pháp an toàn và nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công
trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên cơng
trường phải được bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phịng tai nạn.
3. Nhà thầu thi cơng xây dựng phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an tồn
lao động trên cơng trường. Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi
quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
4. Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, phổ biến, tập huấn các quy
định về an toàn lao động. Không sử dụng người lao động chưa được huấn luyện và
chưa được hướng dẫn về an toàn lao động.
5. Nhà thầu thi cơng xây dựng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các trang thiết bị bảo vệ
cá nhân, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên
công trường.
6. Nhà thầu thi cơng có trách nhiệm bố trí cán bộ chun trách hoặc kiêm nhiệm làm
cơng tác an tồn, vệ sinh lao động như sau:
a) Đối với công trường của nhà thầu có tổng số lao động trực tiếp đến dưới 50 (năm
mươi) người thì cán bộ kỹ thuật thi cơng có thể kiêm nhiệm làm cơng tác an tồn, vệ
sinh lao động;
b) Đối với cơng trường của nhà thầu có tổng số lao động trực tiếp từ 50 (năm mươi)
người trở lên thì phải bố trí ít nhất 1 (một) cán bộ chun trách làm cơng tác an tồn,
vệ sinh lao động;
Học viên: Nguyễn Văn Thông - Lớp 23QLXD22

9



Tiểu Luận chương 8: Kinh tế đầu tư xây dựng
Vân

GVHD: PGS.TS Ngô Thi Thanh

c) Đối với công trường của nhà thầu có tổng số lao động trực tiếp từ 1.000 (một nghìn)
người trở lên thì phải thành lập phịng hoặc ban an tồn, vệ sinh lao động hoặc bố trí
tối thiểu 2 (hai) cán bộ chuyên trách làm công tác an tồn, vệ sinh lao động;
d) Người làm cơng tác chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động phải có chứng chỉ
hành nghề theo quy định.
(4) Quản lý mơi trường xây dựng
1. Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm về môi trường
cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện
pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đối với những công
tŕnh xây dựng trong khu vực đô thị, phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế
thải đưa đến đúng nơi quy định.
2. Trong quá tŕnh vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp che chắn
bảo đảm an tồn, vệ sinh mơi trường.
3. Nhà thầu thi cơng xây dựng phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo
vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà
nước về môi trường.
4. Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến mơi trường trong q trình thi cơng xây
dựng cơng trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của
mình gây ra.
(5) Quản lý các công tác khác
1. Quản lý chất lượng xây dựng cơng trình
Việc quản lý chất lượng xây dựng cơng trình được thực hiện theo quy định của Nghị định
Quản lý dự án đầu tư xây dựng, Nghị định về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng
và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
2. Quản lư chi phí đầu tư xây dựng

Việc quản lư chi phí đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của Nghị định Quản lý
dự án đầu tư xây dựng, Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình và các
văn bản hướng dẫn thực hiện.
3. Quản lý hợp đồng trong hoạt động xây dựng

Học viên: Nguyễn Văn Thông - Lớp 23QLXD22

10


Tiểu Luận chương 8: Kinh tế đầu tư xây dựng
Vân

GVHD: PGS.TS Ngô Thi Thanh

Việc quản lý hợp đồng trong hoạt động xây dựng được thực hiện theo quy định của
Nghị định Quản lư dự án đầu tư xây dựng, Nghị định về hợp đồng trong hoạt động xây
dựng và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Học viên: Nguyễn Văn Thông - Lớp 23QLXD22

11



×