Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO tôn GIÁO TRONG CHỦ NGHĨA xã hội và QUAN hệ GIỮA tôn GIÁO với một số LĨNH vực của đời SỐNG xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.03 KB, 31 trang )

TÔN GIÁO TRONG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ QUAN HỆ GIỮA TÔN
GIÁO VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1. Tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội
. Bản chất, nguồn gốc và tính chất của tơn giáo
1.1. Bản chất của tôn giáo
- Khái niệm tôn giáo
Tôn giáo là hiện tượng xã hội phức tạp còn nhiều quan niệm khác nhau.
Theo quan niệm chung nhất, tôn giáo là hiện tượng xã hội mang tính lịch sử,
bao gồm ý thức về lực lượng siêu nhiên, tổ chức, hoạt động tôn thờ lực lượng siêu
nhiên mà sự tồn tại và phát triển của nó là do sự phản ánh hư ảo hiện thực khách
quan vào trong đầu óc của con người. Đúng như Ph.Ăngghen nhận xét: "Tất cả mọi
tôn giáo chẳng qua là sự phản ảnh hư ảo - vào trong đầu óc của con người - của
những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản
ánh trong đó những lực lượng trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần
thế"1Xét về mặt xã hội, tôn giáo là một cộng đồng xã hội quan hệ chặt chẽ với nhau
bởi các giáo luật và giáo lý, và chịu sự chi phối của giai cấp cầm quyền. Trong các
xã hội cũ, giai cấp bóc lột lợi dụng tôn giáo như là một công cụ để nô dịch quần
chúng nhân dân lao động.
- Bản chất của tôn giáo
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, một hình thái ý thức xã hội phản ánh
xuyên tạc hiện thực khách quan biến lực lượng tự nhiên, xã hội thành lực lượng
siêu nhiên; là thế giới quan lộn ngược, trong giải quyết mối quan hệ giữa con
người với tự nhiên, xã hội. Tôn giáo phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người
trước tự nhiên và xã hội. Con người sáng tạo ra tôn giáo rồi trở thành nô lệ của
tôn giáo. C. Mác khẳng định: "Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo
nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng
thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới khơng có trái tim, cũng giống như
nó là tinh thần của những trật tự khơng có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân
1

C.Mác và Ph Ăngghen, Tồn tập, tập 20, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 437.




2
dân"1. Xét đến cùng tôn giáo áp bức con người về tinh thần làm tha hóa con
người ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên trong tôn giáo cũng hàm chứa
những giá trị văn hóa đạo đức nhất định. Tơn giáo luôn mang dấu ấn lịch sử của
thời đại, của dân tộc mà nó ra đời, tồn tại và nó cũng biến đổi, thích ứng với sự
biến đổi của xã hội. Thông thường, khi mới ra đời các tôn giáo đều phản ánh
nguyện vọng của quần chúng, nhưng trong quá trình tồn tại, vận động và phát
triển thường bị các thế lực, giai cấp thống trị lợi dụng biến thành cơng cụ phục
vụ cho lợi ích của chúng, chống lại lợi ích của quần chúng. Tơn giáo cịn tồn tại
lâu dài, còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân.
Về phương diện thế giới quan giữa thế giới quan duy vật và thế giới quan tôn
giáo là đối lập nhau. Tuy vậy, trong thực tiễn, Đảng Cộng sản và nhà nước xã hội chủ
nghĩa luôn tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng của nhân dân.
Ở nước ta, về mặt quản lý nhà nước, một tổ chức tôn giáo được công nhận
khi có đủ các điều kiện sau: Là tổ chức của những người có cùng tín ngưỡng, có
giáo lý, giáo luật, lễ nghi không trái với thuần phong, mỹ tục, lợi ích dân tộc; có
hiến chương, điều lệ thể hiện tơn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo gắn bó
với dân tộc và không trái với quy định của pháp luật; có đăng ký hoạt động tơn
giáo và hoạt động tơn giáo ổn định; có trụ sở, tổ chức và người đại diện hợp
pháp; có tên gọi khơng trùng tên tổ chức tơn giáo đã được cơ quan có thẩm
quyền cơng nhận 2.
1.2. Nguồn gốc của tôn giáo
Nguồn gốc kinh tế - xã hội:
Trong xã hội nguyên thuỷ, do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, con
người cảm thấy yếu đuối, lệ thuộc và bất lực trước tự nhiên, vì vậy họ đã gán cho
tự nhiên những lực lượng siêu tự nhiên có sức mạnh, quyền lực to lớn, quyết định
đến cuộc sống của họ, và họ phải tôn thờ. Về điều này, Ph. Ăngghen đã chỉ rõ:
"Tôn giáo sinh ra trong thời đại hết sức nguyên thủy, từ những khái niệm hết sức


1
2

C.Mácvà Ph Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr 570.
Xem Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tơn giáo, số 21/2004/ PL-UBTVQH 11.


3
sai lầm, nguyên thuỷ của con người về bản chất của chính họ và về thế giới tự
nhiên bên ngồi, xung quanh họ"1.
Khi xã hội có giai cấp đối kháng, người lao động cịn chịu thêm sự áp bức
bóc lột của giai cấp thống trị. Do khơng tìm được lối thốt trên trần gian, đã buộc
họ tìm lối thốt trên "thiên đường", "thế giới bên kia". V.I.Lênin đã viết: "Sự bất lực
của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lịng
tin vào một cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia, cũng giống y như sự bất lực
của người dã man trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần
thánh, ma quỉ, vào những phép màu"2 .
Nguồn gốc nhận thức: Do trình độ nhận thức thấp kém, con người không
lý giải được các hiện tượng bí ẩn của thế giới khách quan, họ đã tưởng tượng, và
gán cho nó sức mạnh siêu tự nhiên, tạo ra các biểu tượng tôn giáo. Ph.Ăngghen
đã viết: “Sự nhân cách hoá các lực lượng tự nhiên làm nảy sinh ra những vị thần
đầu tiên3. Mặt khác, nhận thức là một quá trình biện chứng phức tạp, bên cạnh sự
phản ánh sâu sắc bản chất, qui luật của hiện thực khách quan, trong nhận thức của
con người còn chứa đựng những yếu tố suy diễn, tưởng tưởng xa lạ với hiện thực
khách quan, làm nảy sinh những biểu tượng hư ảo, hoang tưởng... trong đó có ảo
tưởng tơn giáo, hình thành các biểu tượng tôn giáo đầu tiên.
Nguồn gốc tâm lý: Những trạng thái tâm lý tiêu cực như sự sợ hãi, cô đơn,
bất hạnh, đau khổ, nhất là sợ hãi trước cái chết và ngay cả trạng thái tâm lý tình
cảm tích cực như: lịng biết ơn, sự kính trọng, sự hài lòng và sự ngưỡng mộ

trước vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, xã hội cũng làm nảy sinh nhu cầu tôn giáo.
V.I.Lênin cho rằng: sự sợ hãi của quần chúng trước những thế lực mù quáng của
thiên nhiên, của sự áp bức, bóc lột, bất cơng của giai cấp thống trị đang hàng
ngày, hàng giờ đe doạ, đem lại cho họ sự phá sản đột ngột, bất ngờ, ngẫu nhiên,
làm cho họ phải diệt vong, biến họ thành một người ăn xin, một kẻ bần cùng và
dồn họ vào cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại 4.
1

C.Mác và Ph Ăngghen, Tồn tập, tập 20, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 1994, tr. 437.
V.I.Lênin. Toàn tập, tập 12, Nxb Tiến bộ, Mátxcova 1979, tr.169-170.
3
. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 12, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1979, tr.169.
4.
V.I.Lênin, Toàn tập, tập 17, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1979, tr.515.
2


4
Ngồi ra truyền thống, phong tục, tập qn, thói quen cũng là những nguyên
nhân dẫn đến sự hình thành và phát triển của tơn giáo.
.1.3. Tính chất của tơn giáo
Tính lịch sử: Tơn giáo là sản phẩm của hồn cảnh lịch sử, ra đời, tồn tại,
biến đổi và mất đi gắn với sự vận động, biến đổi của xã hội loài người. Trong
những điều kiện lịch sử khác nhau, dân tộc khác nhau thì quan niệm về thần,
thánh, về thân phận con người và con đường giải thoát sẽ khác nhau. Tính lịch
sử của tơn giáo phản ánh sự biến đổi thích nghi của tơn giáo với điều kiện mới
của lịch sử nhân loại, dân tộc.
Tính quần chúng: Tơn giáo phản ánh khát vọng của quần chúng về một xã
hội tự do, bình đẳng và bác ái, là nhu cầu tinh thần, niềm tin của một bộ phận
đông đảo quần chúng nên được đông đảo quần chúng tin theo. Hiện nay, ở nước

ta và trên thế giới có nhiều tín đồ, chức sắc tin theo các tôn giáo lớn là biểu hiện
cụ thể tính quần chúng của tơn giáo.
Tính chính trị: Trong xã hội có đối kháng giai cấp, giai cấp thống trị sử
dụng tôn giáo làm công cụ nô dịch mê hoặc, ru ngủ người lao động, chấp nhận
sự áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị, tơn giáo có tính chính trị. Ngày nay, tơn
giáo đã và đang bị các thế lực chính trị phản động lợi dụng chống phá cách
mạng, cần cảnh giác đấu tranh chống sự lợi dụng tơn giáo đó.
Tính đối lập với khoa học: Tôn giáo phản ánh hư ảo, sai lạc, duy tâm, thần
bí thế giới hiện thực vào trong đầu óc con người nên nó đối lập với khoa học.
Trong lịch sử tôn giáo đã từng sử dụng quyền lực tôn giáo để phủ nhận thành
tựu, đàn áp các nhà khoa học. Tính chất đối lập với khoa học trở thành nội dung
bản chất của tơn giáo, kìm hãm sự phát triển xã hội.
.2. Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giải
quyết vấn đề tơn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
2.1. Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về giải quyết vấn đề tôn giáo
- Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong xã hội xã hội chủ nghĩa


5
Trong chủ nghĩa xã hội tơn giáo cịn tồn tại bởi các nguyên nhân sau: Chủ
nghĩa xã hội, nhất là ở thời kỳ quá độ, tuy đã có những biến đổi căn bản về kinh
tế - xã hội, nhưng vẫn chưa thể nào xoá bỏ triệt để các nguồn gốc phát sinh, tồn
tại của tôn giáo. Trong chủ nghĩa xã hội, vẫn còn tồn tại nhiều thành phần kinh
tế với những lợi ích khác nhau, bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội vẫn cịn. Một bộ phận nhân dân vẫn cịn bất lực trước những khó khăn, bất
hạnh; nhiều hiện tượng tự nhiên, xã hội chưa lý giải được. Tín ngưỡng, tơn giáo
vẫn cịn có khả năng đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần và có ý nghĩa nhất định
về giáo dục ý thức cộng đồng, đạo đức, phong cách, lối sống. Tơn giáo có tính
lạc hậu và sự biến đổi, thích ứng của các tổ chức tơn giáo. Ngồi ra, do những
yếu kém trong thực hiện chính sách kinh tế - xã hội của các đảng cộng sản và

nhà nước xã hội chủ nghĩa; sự o bế, nuôi dưỡng lợi dụng tôn giáo của các thế lực
thù địch... Đó là những nguyên nhân chủ yếu cho tôn giáo tồn tại trong chủ
nghĩa xã hội.
Tuy vậy, do bản chất của chủ nghĩa xã hội và quan điểm, chính sách giải
quyết vấn đề tơn giáo của Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa làm cho tơn giáo có
những chuyển biến quan trọng, các tơn giáo đã có những biến đổi tích cực: Các
tổ chức tơn giáo, giáo hội khơng cịn là những tổ chức thống trị áp bức bóc lột
quần chúng nhân dân lao động mà đã trở thành những tổ chức chuyên chăm lo
việc đạo. Các đặc quyền, đặc lợi của nhà thờ, giáo hội bị xoá bỏ. Nhà thờ tách
khỏi nhà nước, khỏi trường học, khơng cịn là cơng cụ áp bức chi phối giáo dục.
Tuy vậy, vẫn còn một số tổ chức giáo hội tôn giáo bị kẻ thù lợi dụng, đã tham
gia hoạt động chính trị chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa. Giáo dân đã thực sự
là người chủ đất nước, tin theo đảng, ủng hộ nhà nước xã hội chủ nghĩa, đời
sống vật chất, tinh thần được nâng cao; có đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy vậy, cá biệt có lúc, có nơi niềm tin tơn giáo tăng
lên, vẫn có những giáo dân bị kẻ thù lợi dụng chống lại cách mạng. Giáo lí, lễ
nghi của các tơn giáo có sự thay đổi để thích nghi phù hợp với chế độ xã hội
mới, tuân thủ pháp luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa như so với đời sống mới.


6
Đội ngũ chức sắc tôn giáo, đa số họ đã tin và đi theo cách mạng, chuyên tâm
chăm lo phần đạo, góp phần xây dựng chế độ xã hội mới. Song cá biệt vẫn còn
một số chức sắc mặc cảm, bị kẻ thù lợi dụng chống phá chế độ.
- Thực chất giải quyết vấn đề tôn giáo
Giải quyết vấn đề tơn giáo trong q trình cách mạng xã hội chủ nghĩa là tổng
thể các hoạt động tích cực, chủ động, có kế hoạch của cả hệ thống chính trị trên tất
cả các lĩnh vực, nhằm giải phóng nhân dân lao động ra khỏi sự áp bức của tôn giáo
về tinh thần, đồng thời phát huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng tơn giáo, tập
hợp, đồn kết quần chúng khơng phân biệt tín ngưỡng tơn giáo, tạo nên động lực

của cách mạng xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của
giai cấp vô sản.
Thực chất giải quyết vấn đề tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa là khắc
phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tơn giáo đến mọi mặt đời sống con người và
xã hội để tập hợp, đoàn kết quần chúng tạo nên động lực của cách mạng xã hội chủ
nghĩa nhằm giải phóng nhân dân lao động khỏi sự áp bức của tơn giáo về tinh thần,
góp phần thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, kiên quyết đấu tranh chống
địch lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá cách mạng. Cho nên, giải quyết vấn đề tơn
giáo vừa là mục đích, vừa là động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
-

Những nguyên tắc trong giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội

Tín ngưỡng, tơn giáo là một vấn đề phức tạp, nhạy cảm, tế nhị. Cho nên, giải
quyết vấn đề tôn giáo cần phải thận trọng, chuẩn xác, vừa giữ vững nguyên tắc, vừa
linh hoạt, mềm dẻo phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể. Trong chủ nghĩa xã hội,
giải quyết vấn đề tôn giáo cần phải tuân thủ lập trường và phương pháp của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau đây:
Một là, giải quyết vấn đề tôn giáo phải gắn với việc cải tạo xã hội cũ, xây
dựng xã hội mới.
Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, giải quyết vấn đề tôn giáo phải gắn
liền với việc giải quyết nguồn gốc sinh ra tôn giáo, tức là gắn liền với sự nghiệp
cách mạng xã hội chủ nghĩa: “Phê phán thượng giới biến thành phê phán cõi


7
trần, phê phán tôn giáo biến thành phê phán pháp quyền, phê phán thần học biến
thành phê phán chính trị” 1. Theo đó, giải quyết vấn đề tơn giáo phải sử dụng
tổng hợp các giải pháp trên tất cả các lĩnh vực. Không được cực đoan coi tôn
giáo là đối tượng duy nhất để phê phán, mà coi nhẹ vấn đề đấu tranh giai cấp,

muốn tuyên chiến, tiêu diệt tôn giáo. Khơng thể dùng mệnh lệnh hành chính để
xố bỏ tơn giáo mà chỉ có thể giải phóng quần chúng khỏi ảnh hưởng tiêu cực
của tôn giáo bằng cách từng bước giải quyết nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã
hội của tơn giáo. Do đó, giải quyết vấn đề tơn giáo phải gắn với việc đấu tranh
giai cấp của giai cấp công nhân để cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới.
Giải quyết vấn đề tôn giáo là một quá trình lâu dài gắn với quá trình phát
triển của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của nhân dân lao động, trong đó có đồng bào theo đạo; đồng thời phải chủ
động và thường xuyên coi trọng thế giới quan duy vật, phép biện chứng, phương
pháp luận khoa học, đường lối, chính sách của đảng cộng sản và nhà nước xã hội
chủ nghĩa một cách phù hợp.
Hai là, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo và khơng
tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, kiên quyết bài trừ mê tín dị đoan
Tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng của cơng dân là
quan điểm cơ bản có tính ngun tắc trong giải quyết vấn đề tơn giáo. Quan
điểm mác - xít coi tơn giáo là việc tư nhân đối với nhà nước, nhưng đối với Đảng
của giai cấp công nhân xã hội chủ nghĩa, tôn giáo không phải là việc tư nhân. Lênin
nhấn mạnh: “Tôn giáo phải được tuyên bố là một việc của tư nhân đó là câu nói mà
người ta thường dùng để chỉ thái độ của người xã hội chủ nghĩa đối với tôn giáo.
Nhưng cần phải xác định rõ ý nghĩa của câu nói để khỏi gây ra mọi sự hiểu lầm.
Chúng ta địi hỏi rằng, đối với Nhà nước mà nói tôn giáo phải là việc tư nhân,
nhưng đối với Đảng của chính chúng ta thì bất luận thế nào chúng ta không thể coi
tôn giáo là một việc tư nhân được”2. Đó chính là tơn trọng quyền bình đẳng của
C.Mác và Ph.Ăngghen, Tồn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.571.

1
2

V.I Lênin: Toàn tập, tập12, bản tiếng Việt, Nxb Tiến bộ, M. 1979, tr.171.



8
mọi công dân, khẳng định quyền lợi, nghĩa vụ của công dân trước pháp luật.
Trong chủ nghĩa xã hội, mọi cơng dân đều có thể theo hoặc khơng theo tơn giáo ,
khơng ai có thể bắt buộc cơng dân từ bỏ tôn giáo mà họ đang theo và cũng không
được lơi kéo cơng dân theo tơn giáo nào đó. Mọi cơng dân có quyền theo đạo, đổi
đạo, bỏ đạo tùy theo ý thích của họ mà khơng ai được ngăn cản. Tôn trọng phải đi
liền với không ngừng tạo điều kiện cho quần chúng tiến bộ mọi mặt, bài trừ mê tín
dị đoan. Khơng vì lý do tơn trọng tín ngưỡng mà để quần chúng nghèo đói, dốt nát,
nơ lệ thần quyền, giáo lý khắt khe. Phải giải quyết đồng thời ba vấn đề: tơn trọng tự
do tín ngưỡng, bài trừ mê tín dị đoan và bảo đảm cho tín đồ tiến bộ về mọi mặt.
Ba là, thực hiện đoàn kết đồng bào giữa các tơn giáo, đồn kết giữa
người theo tôn giáo và không theo tôn giáo.
Quan điểm này thể hiện chính sách đại đồn kết tồn dân, khơng phân
biệt tín ngưỡng tơn giáo, nhằm tập hợp được mọi lực lượng để thực hiện sự
nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đồn kết đồng bào giữa các tơn giáo, khơng
phân biệt chia rẽ, kỳ thị các tơn giáo. Đồn kết giữa người có tơn giáo và khơng
tơn giáo. Phát huy tinh thần yêu nước của những chức sắc tiến bộ trong các tôn
giáo để họ làm tốt việc đạo, việc đời, hướng dẫn tín đồ chấp hành đúng chính
sách, pháp luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Kiên quyết vạch trần và trừng trị kịp thời những phần tử lợi dụng tôn giáo
để hoạt động chống phá cách mạng, gây chia rẽ trong nội bộ nhân dân, xuyên tạc
đường lối chính sách của đảng và nhà nước xã hội chủ nghĩa, làm tổn hại đến lợi
ích của tổ quốc xã hội chủ nghĩa và lợi ích của nhân dân.
Bốn là, phân biệt rõ mặt tư tưởng (tín ngưỡng) và chính trị trong giải
quyết vấn đề tơn giáo.
Mặt tư tưởng và mặt chính trị của tơn giáo là hai loại mâu thuẫn khác
nhau, phải có thái độ giải quyết khác nhau. Mặt tư tưởng thể hiện sự tín ngưỡng
trong tơn giáo của quần chúng. Khắc phục mặt tư tưởng là nhiệm vụ thường

xuyên, lâu dài gắn với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống
vật chất tinh thần của nhân dân. Đấu tranh loại bỏ yếu tố chính trị phản động


9
trong tôn giáo là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên phải được tiến hành kiên
quyết, dứt khoát, đồng thời phải thận trọng, tỉ mỉ.
Thực tế cho thấy, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tư tưởng và chính trị của
các tơn giáo khơng đơn giản, bởi hai mặt đó đan xen, tác động lẫn nhau, rất khó
phân biệt rạch rịi, nhất là khi kẻ thù ln lợi dụng mặt tín ngưỡng để lồng vấn
đề chính trị vào trong các hoạt động của tơn giáo. Điều đó càng địi hỏi khi xem
xét, giải quyết vấn đề tơn giáo phải bình tĩnh, thận trọng, nghiên cứu kĩ thực chất
của vấn đề để giải quyết chính xác, đạt hiệu quả cao.
Năm là, phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tơn giáo.
Tơn giáo có tính lịch sử, ở các thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò lịch sử
của tôn giáo đến đời sống xã hội khác nhau, thái độ của giáo hội, chức sắc, tín
đồ có khác nhau. Do đó, xem xét giải quyết vấn đề tơn giáo phải quán triệt quan
điểm khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể phát triển. Tuyệt đối không được mặc
cảm, định kiến chủ quan trong xem xét giải quyết vấn đề tơn giáo.
13.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết vấn đề tôn giáo
Vận dụng trung thành, sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, nắm
vững tình hình đặc điểm tơn giáo Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại tư
tưởng, chính sách giải quyết vấn đề tôn giáo đặc sắc, hiệu quả, thể hiện trên
những nội dung chính sau đây:
- Đồn kết lương giáo, hồ hợp dân tộc.
Quan điểm đồn kết của Hồ Chí Minh là quan điểm bao trùm lên tất cả, vì
sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì lợi ích của nhân dân. Hồ Chí Minh đã khẳng
định: Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết. Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng.
Đồn kết lương giáo và những người có tín ngưỡng, tơn giáo với những người
khơng theo tín ngưỡng, tơn giáo, giữa những người theo tôn giáo khác nhau là

một bộ phận của đại đồn kết dân tộc nói chung, xuất phát từ mục tiêu độc lập dân
tộc và lý tưởng cao cả giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội của người cộng sản.
Hồ Chí Minh chỉ ra muốn đồn kết những người có tín ngưỡng tơn giáo
khác nhau và với những người khơng theo tín ngưỡng tơn giáo, phải đặt lợi ích


10
dân tộc, lợi ích tồn dân lên trên hết, đồng thời quan tâm đến đời sống vật chất,
tinh thần của đồng bào có đạo. Phải phân biệt được nhu cầu tín ngưỡng chân
chính của đồng bào có đạo với việc lợi dụng tín ngưỡng vì lợi ích cục bộ, vị kỷ;
phân biệt đức tin chân chính của quần chúng với việc các phần tử phản động lợi
dụng tôn giáo để chống phá cách mạng. Phải chú ý kế thừa những giá trị nhân
bản của tôn giáo, trân trọng những người sáng lập các tơn giáo, vì các ơng đều
có điểm chung là mong muốn giải phóng con người. Người viết: “Khổng tử, Giê su, Mác, Tơn Dật Tiên chẳng có những điểm chung đó sao. Họ muốn mưu cầu hạnh
phúc cho lồi người”1. Bác ca ngợi lịng nhân ái của đức chúa Giê - su “Cả đời chỉ
lo cứu thế độ dân, hy sinh cho tự do, bình đẳng”; “Đức Phật là đại từ đại bi, cứu
khổ, cứu nạn người phải hy sinh để diệt lũ ác ma” 2; sự tu dưỡng đạo đức cá nhân
của Khổng Tử, và Bác “cố gắng làm người học trò của các vị ấy”. Với những
người lầm đường lạc lối, Người kiên trì thuyết phục, cảm hoá với thái độ khoan
dung độ lượng: ''mong những đồng bào đó mau mau giác ngộ và quay về với
kháng chiến để phụng sự Chúa, phụng sự Tổ quốc''. Chính phủ ln "hoan
nghênh rộng rãi như những người con đi lạc mới về".
- Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ln khẳng định tư tưởng nhất qn, lâu dài của Đảng,
Nhà nước ta là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân. Theo Người, đây là
một quyền cơ bản của con người. Sự tôn trọng ấy khơng chỉ thể hiện trên văn bản lời
nói mà mà quan trọng hơn là bằng hành động thực tiễn thiết thực. Khi Đảng và Nhà
nước ta tổ chức thực hiện chính sách có sai lầm, Bác nhận trách nhiệm và kiên quyết
sửa chữa. Người viết: “Trong cải cách ruộng đất tuy có nơi đã phạm sai lầm trong
việc thực hiện chính sách tơn trọng tự do, tín ngưỡng, nhưng Đảng và Chính phủ đã

có chính sách kiên quyết sửa chữa”3. Đồng thời, cảnh giác nghiêm trị những kẻ lợi
dụng tin ngưỡng tôn giáo, hành nghề mê tin dị đoan, những việc làm sai chủ trương,
chính sách tơn giáo của Đảng và Chính phủ.
1

“Nho giáo xưa và nay”, NXB khoa học xã hội, H. 1971, tr.16.

2

Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.4, Nxb Sự thật, H. 1985, tr.409.

3

Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.7, Nxb Sự thật, H. 1987, tr.560.


11
- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc; tập hợp, đồn kết
đồng bào tơn giáo thực hiện nhiệm vụ cách mạng.
Theo Hồ Chí Minh chủ nghĩa xã hội không mâu thuẫn với lý tưởng của tơn
giáo, mà cịn hiện thực hố lý tưởng đó. Chỉ có cách mạng mới thực sự đảm bảo
cho đồng bào tự do tín ngưỡng thực hiện "đẹp đời, tốt đạo" như khát vọng thiêng
liêng của đồng bào các tôn giáo. Theo Hồ Chí Minh: Nước độc lập tơn giáo mới
được tự do. Bởi vậy, Người yêu cầu tín đồ "Kính Chúa và yêu nước" phải kết hợp
với nhau; "đẹp đời, tốt đạo phải đi liền với nhau, không thể phân chia. Đẹp đời là
tạo cơ sở vật chất, xã hội để tốt đạo. Muốn tốt đạo cần phải đi theo cách mạng xây
dựng cuộc sống mới. Vì thế, khơng lý do gì đồng bào các tơn giáo khơng đồn kết
cùng tồn thể dân tộc kháng chiến, kiến quốc. Ai khơng thực hiện điều đó khơng
phải là người Việt Nam u nước chân chính và cũng là khơng phải tín đồ chân
chính. Đây là u cầu cần phải có đối với mọi tín đồ Việt Nam chân chính, yêu

nước. Người quan tâm sâu sắc lợi ích của giáo dân. Theo Hồ Chí Minh: nước độc
lập mà dân khơng được ấm no hạnh phúc thì độc lập cũng khơng có nghĩa lý gì.
Đồng bào các tơn giáo theo cách mạng mà Đảng, Nhà nước khơng quan tâm đến
lợi ích thiết thân của đồng bào để phần xác ấm no, phần hồn thong dong thì khơng
thể đồn kết được. "Ta quan tâm quần chúng thì quần chúng sẽ theo ta. Ta được
lịng dân thì khơng sợ gì cả... Nếu giáo dục tốt thì giáo dân có thể đấu tranh...
sống theo Đảng, chết theo Chúa" 1. Cho nên Đảng, Nhà nước phải quan tâm phát
triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của giáo dân... để giáo dân
giác ngộ, đoàn kết tham gia kháng chiến, kiến quốc.
Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo và lực lượng
cốt cán trong các tôn giáo.
Cán bộ là gốc của mọi cơng việc. Cơng tác tơn giáo phải cần có cán bộ
giỏi. Do đó, phải đào tạo cán bộ hiểu biết công tác tôn giáo. Người yêu cầu cán
bộ phải tơn trọng và bảo đảm tự do tín ngưỡng tơn giáo, khơng thành kiến, hẹp
hịi, khơng xúc phạm tín ngưỡng, khơng mắc bệnh dùng lý luận khơng đúng lúc,
1

Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 10, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 385.


12
hay đao to búa lớn nào khách quan, chủ quan nào tích cực, tiêu cực, nào khoa
học hố, gì gì hố mà tốt nhất là miệng nói, tay làm làm gương cho người khác
bắt chước1. Phương pháp giáo dục phải thận trọng, kiên trì, gần gũi với đồng
bào; với phương châm lấy cái tốt mà bỏ dần cái xấu, dần dần nói cho người ta
hiểu, để người ta vui lịng làm, chứ khơng có quyền ép người ta. Người quan
tâm thu phục, cảm hố, bồi dưỡng các chức sắc, tín đồ tôn giáo theo cách mạng.
Thực tế, nhiều chức sắc tín đồ tơn giáo đã có đóng góp cho cách mạng như: Ngô
Tử Hạ, Nguyễn Mạnh Hà, Hồ Ngọc Cẩn, Cao Triều Phát, Phạm Bá Trực. Với
Người, "dĩ bất biến, ứng vạn biến", làm gì để xây dựng được khối đồn kết

lương - giáo, làm gì có lợi cho Cách mạng đều cần thiết cả.
II. Mối quan hệ giữa tôn giáo với một số lĩnh vực đời sống xã hội
TNTG là một bộ phận tồn tại khách quan trong ĐSTT của một bộ phận
nhân dân ảnh hưởng nhất định đến ĐS của cá nhân và xã hội TRÊN MỌI
LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG XÃ HỘI KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, VĂN HĨA, ĐẠO
ĐỨC, TỪ THIỆN NHÂN ĐẠO, QP AN NINH.
* Xét xuyên suốt lịch sử nhân loại ảnh hưởng tiêu cực của TNTG giảm dần
theo thời gian.
ĐSTT xã hội là tổng hoà những giá trị, những sản phẩm, những hiện tượng,
những quá trình, những hoạt động, những quan hệ tinh thần của con người, phản
ánh đời sống vật chất xã hội và được thể hiện như một phương thức hoạt động và
tồn tại tinh thần của con người trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.
Với tính cách là một hệ thống, ĐSTT xã hội bao gồm: Đời sống tư tưởng, đạo
đức, lối sống; đời sống khoa học - công nghệ; đời sống văn hoá - nghệ thuật; đời
sống giáo dục - đào tạo và Đời sống sinh hoạt TNTG của xã hội.
- Đời sống TNTG tuy không phải là một lĩnh vực cơ bản trong ĐSTT nhưng nó
vẫn là một bộ phận tồn tại khách quan trong ĐSTT của một bộ phận nhân dân ảnh
hưởng nhất định đến ĐSTT của cá nhân và xã hội.
1

Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 5, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.91-109.


13
* Xét xuyên suốt lịch sử nhân loại ảnh hưởng tiêu cực của TNTG giảm dần
theo thời gian.
E.Durkheim (1858 - 1917) nhà triết học, xã hội học, tôn giáo học ngời Pháp, có
lí khi nhận định: “Đã có một sự thật khơng cịn nghi ngờ là tơn giáo ngày càng
chiếm lĩnh một phần nhỏ bé dần trong đời sống xã hội. Ban đầu, tôn giáo lan tràn ra
tất cả. Tất cả cái gì là xã hội đều là tơn giáo. Rồi dần dần những chức năng chính

trị, kinh tế, khoa học tự vợt thốt khỏi chức năng tơn giáo... Nếu có thể giải thích
Chúa lúc đầu có mặt ở tất cả các mối quan hệ nhân loại, dần dần tự rút lui và bỏ
mặc cho con ngời với những cuộc tranh chấp của nó. Chí ít, nếu Chúa cịn muốn
thống trị những mối quan hệ của con ngời, thì cũng từ trên cao và từ xa”

[dẫn theo

118, tr. 50-51].

2.1. Mối quan hệ giữa tơn giáo với chính trị
Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào thống trị về kinh tế thì cũng thống trị
ĐSTT xã hội. Hệ tư tưởng chính trị giữ vị trí đặc biệt quan trọng, qui định tính
chất, nội dung, phương hướng phát triển ĐSTT, trong đó có lĩnh vực tơn giáo.
* Thời cổ đại: nói chung tơn giáo cịn ảnh hưởng chi phối nặng đến chính trị
Thời phong kiến: Các nhà nước PK đều dùng quốc giáo về thực chất để làm tư
tưởng thống trị, hiện tượng hợp nhất giữa chính trị và tơn giáo rất phổ biến, chính
trị thần quyền là chính tri phổ biến. Trung Quốc, Ai Cập, Ba Tư… nhất thể hóa
giữa chức sắc tôn giáo với nhà thống trị là phổ biến.
Ăng ghen: “Tín điều của giáo hội đồng thời cũng là tín điều chính trị, các câu
chữ trong kinh thánh có hiệu lực pháp luật trong các phiên tịa… đó là kết quả tất
nhiên của địa vị bao trùm tất cả của giáo hội trong chế độ Pk đương thời” [Chiến
tranh nơng dân ở Đức, ]
Năm 800, Giáo hồng trao vương miện cho Chaliman (742-814) lên ngơi
hịang đế thuyết “qn quyền do Chúa trao”. Thần quyền lấn át thế quyền.
Phương Đơng, Việt Nam hài hịa hơn giữa thần quyền, thế quyền.


14
* Thời kỳ hiện đại
- Các nước tư bản: tách nhà nước – giáo hội; chính trị và tơn giáo. Dự luật về

quyền con người (1791) của Mỹ, chính phủ thế tục quản lý tơn giáo … Nói chung
là sự suy yếu ảnh hưởng của tơn giáo với chính trị.
Nhưng lợi dụng tơn giáo để thống trị, bóc lột GCCN, nhân dân lao động Lênin:
GCTS sử dụng chức năng đao phủ, chức năng thầy tu để thống trị, bóc lột GCCN,
nhân dân lao động.
- Các nước thuộc địa: GC thống trị, lợi dụng tơn giáo để xâm lược, thống trị,
bóc lột GCCN, nhân dân lao động.
- Các nước XHCN: GCCN tách giáo hội ra khỏi nhà nước, nhà thờ khỏi trường
học, xây dựng thể chế chính trị vơ thần; tơn trọng đảm bảo quyền tự do tôn giáo
của nhân dân lao động. Động viên tập hợp tín đị, chức sắc vào cuộc cuộc xây dựng
xã hội mới.
Việt Nam: đa số quần chúng đi theo cách mạng, nhưng vẫn cịn có một bộ phận
tín đồ bị địch lợi dụng. Cho nên, khơng được đồng nhất TNTG với chính trị phản
động, đồng thời cũng không coi nhẹ, mất cảnh giác trước sự lợi dụng TNTG đó của
các thế lực thù địch. Nếu kẻ thù lợi dụng TNTG để chống phá chế độ ta thì đó là
chính trị phản động. Cịn Đảng và Nhà nước lãnh đạo quần chúng theo đạo thực
hiện nhiệm vụ cách mạng là chính trị vơ sản tiến bộ. Từ đó, cần tơn trọng quyền tự
do tín ngưỡng, tập hợp, động viên quân nhân thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị - xã
hội, đồng thời cảnh giác, vơ hiệu hoá mọi sự lợi dụng TNTG của kẻ thù.
2.2 Mối quan hệ giữa tôn giáo với đạo đức
Đạo đức là tồn bộ những quan niệm, thái độ, tình cảm... của con người về các
qui tắc, các chuẩn mực điều chỉnh hành vi và đánh giá cách ứng xử trong quan hệ
giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với cộng đồng xã hội theo các chuẩn mực
thiện - ác, lương tâm- trách nhiệm, quyền lợi - nghĩa vụ, công bằng, danh dự, hạnh
phúc... Trong đời sống hiện thực, đạo đức được thiết lập, thực hiện chủ yếu bằng


15
phương thức tự điều chỉnh, thông qua sức mạnh của dư luận xã hội. Đạo đức bị qui
định, chế ước bởi tồn tại xã hội, bởi giai cấp và bởi truyền thống đạo đức dân tộc.

Đạo đức vừa có nội dung mang tính nhân loại vừa có nội dung mang tính giai cấp.
Dưới CNXH, hai nội dung đó thống nhất với nhau. Trung thành với lí tưởng
XHCN; lao động tích cực, sáng tạo; có lịng u nước thiết tha và tinh thần quốc tế
trong sáng; có lịng nhân ái đối với cộng đồng là những chuẩn mực đạo đức cơ bản
của con người mới Việt Nam hiện nay cần xây dựng.
Đạo đức tôn giáo cũng là sự tiếp biến, rồi "thần hố" văn hóa, đạo đức xã hội, được
qui định thành giới luật, lễ nghi tơn giáo để các tín đồ tin theo. Do tính "thần thánh,
thiêng liêng", khó kiểm chứng nên các tín đồ thường vâng phục, tuân thủ một cách tự
giác, hiệu quả hơn.

Đạo đức tôn giáo cũng có mặ tiêu cực và tích cực nhất định.
ở phương diện văn hố, đạo đức, TNTG vừa có các giá trị văn hoá, đạo đức
nhất định, vừa chứa đựng các nội dung phản văn hố, trái đạo đức, nên nó có ảnh
hưởng hai chiều đến văn hố, đạo đứccon người, xã hội.
Do có sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội, nên
TNTG khơng thể không tiếp biến ở mức độ nhất định các giá trị văn hoá đạo đức
của xã hội. Mặt khác, để tồn tại, phát triển TNTG cũng cần phải tiếp biến, thần hoá
các giá trị văn hoá đạo đức nhất định để tập hợp, lôi kéo, hấp dẫn quần chúng tin
theo. Nhưng do bản chất lạc hậu của nó, TNTG cũng chứa khơng ít cái phản văn
hố, trái đạo đức. Điều đó cho phép giải thích hiện tượng cùng một tôn giáo nhưng
ở mỗi tộc người, dân tộc, quốc gia khác nhau thì nó có các giá trị văn hố đạo đức
và các phản giá trị văn hoá, đạo đức khác nhau. Do đó, địi hỏi phải nhận rõ các giá
trị và phản giá trị của TNTG. Từ đó, lựa chọn, tiếp thu những giá trị văn hố, đạo
đức tích cực, phù hợp như việc đề cao tính cộng đồng, khuyến thiện trừ ác, nhân
nghĩa, vị tha... và khắc phục những phản giá trị gây ảnh hưởng tiêu cực đến ĐSTT
cá nhân, xã hội như sự cầu xin hư ảo, tha hố, nơ lệ thần linh, cản trở thế giới quan,
văn hoá, đạo đức, lối sống tốt đẹp của cá nhân, xã hội. Tránh tuyệt đối hoá ảnh


16

hưởng tích cực, cũng như đồng nhất nó với mê tín, hủ tục lạc hậu, dẫn đến phủ định
sạch trơn các giá trị văn hố, đạo đức tơn giáo.
TNTG có ảnh hưởng đến phương diện chính trị - xã hội cá nhân, xã hội. Điều
đó cũng dễ hiểu. Do bị chi phối về thế giới quan, văn hoá, đạo đức, lối sống, hành
vi, hoạt động của TNTG, nên ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã
hội của cá nhân. Nó cịn gây ảnh hưởng nặng thêm lên nếu kẻ thù lợi dụng TNTG
để chống phá. Tiếp cận sự ảnh hưởng của TNTG ở phương diện chính trị-xã hội đòi
hỏi phải phân định ảnh hưởng tiêu cực và tích cực của nó đến việc thực hiện nhiệm
vụ chính trị - xã hội của cá nhân.
Những gì TNTG cản trở con người tuân theo Hiến pháp, pháp luật của Nhà
nước... , cũng như những gì do sự lợi dụng TNTG của các thế lực thù địch đều là
ảnh hưởng tiêu cực. Những gì mà TNTG tạo điều kiện cho cơng dân thực hiện tốt
nhiệm vụ chính trị - xã hội là ảnh hưởng tích cực.
Tích cực: Đức tính thật thà, thông cảm nỗi đau khổ của người khác, chăm sóc tới sức
khoẻ và cuộc sống no ấm của mọi người, kính trọng lao động và kinh nghiệm sống của
người già, ham hiểu biết... là những giá trị văn hóa đạo đức tơn giáo nói chung. Nho
giáo có tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời; lí tưởng về một xã hội hồ mục, bình n,
thịnh trị, một thế giới đại đồng; đề cao văn hóa, lễ giáo, hiếu học... Phật giáo đề cao tư
tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, thương người như thể thương thân, thương
đến mọi chúng sinh cây cỏ; tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác, chống mọi
sự phân biệt đẳng cấp; đề cao lao động, gắn bó với nhân dân, đất nước; khuyên mọi
người gạt bỏ tham lam, u mê, thù hận (tham-sân-si); thực hiện giữ giới, định, tuệ để cho
tâm hồn yên tĩnh, trí tuệ sáng suốt, ln phấn đấu, thực hiện theo bát chính đạo để có
cuộc sống chân chính, ngay thẳng... Giáo lí đạo Thiên chúa mang tư tưởng nhân văn sâu
sắc như tôn trọng giá trị đạo đức, cổ vũ tình yêu thương đồng loại, thảo kính với cha mẹ,
khơng nói dối, khơng chiếm dụng của người khác... Đạo Hồi coi trọng cuộc sống cá nhân
thanh sạch, coi trọng sự giúp đỡ người nghèo, coi trọng tín nghĩa, quan tâm sức khoẻ...
Đạo Hồ Hảo răn dạy tín đồ thực hiện "Tứ ân hiếu nghĩa": ơn tam bảo (Phật, Pháp,
Tăng), ơn Tổ quốc, ơn đồng bào, ơn cha mẹ. .. Mặt khác, tôn giáo cũng có biến đổi, thích
ứng với những giá trị mới của chế độ XHCN. Chẳng hạn ở Việt Nam: đạo Phật xác định



17
phương hướng hành đạo: "Đạo pháp gắn với dân tộc và CNXH"; Công giáo xác định
đường hướng: "giáo hội gắn bó với dân tộc";"Sống Phúc Âm giữa lịng dân tộc để phục
vụ hạnh phúc của đồng bào". ..

Tơn giáo có những nội dung mang tính nhân nghĩa, nhân văn, tơn giáo nào
cũng có tính hướng thiện, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi tới khẳng định: Làm cách
mạng để cứu nước, cũng là để cứu mình, để được tự do thờ phụng, cúng lễ, cầu
nguyện, xây dựng cuộc sống thanh bình ấm no hạnh phúc cũng là làm theo mong
muốn của Đức Chúa, Đức Phật...là thiện. Và Người đã đưa ra một giả thuyết táo
bạo: nếu các bậc giáo chủ của các tơn giáo như Giêsu, Thích ca... sinh ra trong
hồn cảnh hiện nay thì chắc các Ngài cũng sẽ đấu tranh vì người nghèo như những
người Cộng sản

[5].

Như vậy, theo Hồ Chí Minh, tơn giáo khơng đối lập với Tổ

quốc, không đối lập với lý tưởng Cộng sản. Đây là một luận điểm có giá trị lớn,
giải toả băn khoăn, thắc mắc, mặc cảm của tín đồ, chức sắc tơn giáo trước luận
điệu xuyên tạc của kẻ thù rằng: cộng sản vô thần sẽ tiêu diệt tôn giáo. Luận điểm
này hiện nay vẫn giữ nguyên giá trị lí luận và thực tiễn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ln khẳng định với đồng bào tín hữu rằng mục tiêu
của Đức Chúa, Đức Phật khơng khác gì mục tiêu của những người xã hội chủ
nghĩa. Người nói với tín đồ Phật giáo: "Đức Phật đại từ, đại bi, cứu khổ cứu nạn,
muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn, Người phải đấu tranh diệt lũ ác ma.
Nay đồng bào ta đại đoàn kết hi sinh của cải xương máu, kháng chiến đến
cùng để đánh tan thực dân phản động, để cứu dân ra khỏi khổ nạn, để giữ quyền

thống nhất và độc lập Tổ quốc. Thế là chúng ta làm theo lòng đại từ đại bi của
Đức Phật Thích ca kháng chiến để đưa giống nịi ra khỏi cái khổ ải nơ lệ"

[6].

Đến

với đồng bào Cơng giáo, Người nói: "Chúa Cơ đốc hi sinh để cứu lồi người khỏi
ách nơ lệ và đưa lồi người về hạnh phúc, bình đẳng, bác ái, tự do. Chúng ta kháng
chiến cứu nước, thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm, cải cách ruộng đất làm cho
người cày có ruộng, tín ngưỡng tự do. Như thế là việc của chính phủ và nhân dân
ta làm đều hợp với tinh thần Phúc âm" .
2.3. Mối quan hệ giữa tơn giáo với văn hóa


18
Văn hóa theo nghĩa hẹp; Đời sống văn hố - nghệ thuật cũng là lĩnh vực cơ bản
của ĐSTT. Đây là "binh chủng đặc biệt", phương tiện kỳ diệu có sức cảm hố tinh
thần mạnh mẽ, góp phần ni dưỡng tâm hồn và cốt cách con người, giáo dục họ
hướng tới những giá trị cao đẹp của cuộc sống, xây dựng tư tưởng tiến bộ, tình cảm
tốt đẹp, nâng cao trình độ phẩm chất chính trị và khả năng phát triển toàn diện của
họ. Xét đến cùng về cơ bản thì tồn bộ hoạt động của con người đều có tính thẩm
mỹ, đều hướng tới chân- thiện - mỹ. Mặt khác, có những hoạt động hầu như chủ
yếu chỉ phục vụ cho mục đích thẩm mỹ (các hoạt động thuần thẩm mỹ) như giáo
dục truyền thống, tuyên truyền cổ động, đọc và làm theo sách báo, xây dựng nếp
sống văn minh; các hoạt động của nhà văn hoá, câu lạc bộ, sáng tác, biểu diễn,
thưởng thức nghệ thuật. Tất cả các hoạt động đó gắn bó chặt chẽ với nhau và đều
hướng đến xây dựng con người phát triển toàn diện.
- Đời sống TNTG tuy không phải là một lĩnh vực cơ bản trong ĐSTT nhưng nó
vẫn là một bộ phận tồn tại khách quan trong ĐSTT của một bộ phận nhân dân ảnh

hưởng nhất định đến ĐSTT của cá nhân và xã hội.
- Tác động hai chiều tích cực và tiêu cực
- Tiêu cực: có phản giá trị “thuốc phiện”, làm tha hóa con người, con người
càng hiến dâng cho thần thánh nhiều bao nhiêu thì càng đánh mất bản chất người
bấy nhiêu, sống không xứng đáng với tư cách người bấy nhiêu: cầu xin hư ảo, thủ
tiêu đấu tranh,
- Tích cực: có những giá trị chân thiện mỹ nhất định: Hội họa, kiến trúc, âm
nhạc, đạo đức, lối sống phù hộp với xã hội mới.
2.4. Mối quan hệ giữa tơn giáo với QUỐC PHỊNG AN NINH
- Vấn đề dân tộc, tơn giáo có vị trí, vai trị quan trọng đối với quốc phòng
an ninh của Tổ quốc
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, tôn giáo. Đồng bào các dân tộc, tôn
giáo cư trú trên địa bàn vùng núi, biên giới – địa bàn chiến lược quốc phòng – an
ninh của quốc gia, nên quan hệ dân tộc, tín ngưỡng tơn giáo ln là vấn đề cần
phải được quan tâm thường xuyên. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi


19
trọng vấn đề dân tộc, tôn giáo là vấn đề chiến lược lâu dài của cách mạng và sự
phát triển của mối quan hệ dân tộc, tôn giáo là nội dung đặc biệt quan trọng của
quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đấu tranh
chống lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo xâm phạm an ninh quốc gia là những
vấn đề sống còn của dân tộc.
Đảng ta xác định: “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là thực hiện
tốt chính sách các dân tộc, tơn giáo bình đẳng, đồn kết, tương trợ giúp nhau
cùng phát triển; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xố đói, giảm nghèo, mở
mang dân trí, giữ gìn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hoá, truyền thống tốt
đẹp của các dân tộc. Chống kỳ thị, chia rẽ dân tộc; chống tư tưởng dân tộc lớn,
dân tộc hẹp hòi; khắc phục tư tưởng tự ti, mặc cảm... Vấn đề dân tộc, tôn giáo và
đồn kết dân tộc ln có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng nước nhà”

[Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
NxbCTQG, Hà Nội, 2001, tr.127.] .
Những năm gần đây, trên vùng đất chiến lược này, chủ nghĩa đế quốc và
các thế lực thù địch hiếu chiến đang ráo riết thực hiện những âm mưu, thủ đoạn
chiến lược "diễn biến hồ bình", bạo loạn lật đổ, chúng lợi dụng vấn đề “tự do
tín ngưỡng, tơn giáo, dân chủ, nhân quyền" để chia rẽ khối đại đoàn kết các dân
tộc Việt Nam, chia rẽ giữa Đảng, Nhà nước, quân đội, công an với nhân dân,
chia rẽ giữa đồng bào miền xuôi với miền ngược, giữa người Kinh với đồng bào
tôn giáo và đồng bào các dân tộc thiểu số. Chúng tiến hành truyền đạo trái pháp
luật, tuyên truyền thành lập các tổ chức phản động; tuyên truyền, xuyên tạc
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phủ nhận thành tựu
công cuộc đổi mới, phủ nhận chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
Thủ đoạn hoạt động chính của chúng là tung tin thất thiệt, xuyên tạc chính
sách của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề dân tộc, tôn giáo, vu cáo chính quyền các
cấp phân biệt đối xử với đồng bào dân tộc thiểu số; dụ dỗ, lôi kéo các đối tượng
có hận thù với cách mạng, tàn quân của các tổ chức phản động trước đây và các
phần tử bất mãn, tạo dựng ngọn cờ, tập hợp lực lượng chống đối. Mặt khác,
chúng lợi dụng những mặt hạn chế của đồng bào dân tộc thiểu số, những yếu
kém trong bộ máy chính quyền địa phương ở một số nơi để kích động, chia rẽ,
nhằm làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng, chính quyền. Thủ đoạn của các
thế lực thù địch được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn
hố-xã hội, quốc phịng, an ninh... Trong đó, lấy việc gây rối an ninh chính trị,


20
trật tự an toàn xã hội, làm mất ổn định tình hình ở các địa bàn chiến lược là mục
tiêu quan trọng hàng đầu của chúng.
Thời gian tới, các thế lực thù địch, nhất là ở các nước phương Tây sẽ tiếp
tục hậu thuẫn, tài trợ cho bọn phản động trong các tộc người, các tôn giáo
chuyển lực lượng và hoạt động vào vùng dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo nhằm

lơi kéo, khơng chế quần chúng, tín đồ cuồng tín, lạc hậu để thực hiện ý đồ chống
phá cách mạng nước ta. Các NGO nước ngoài sẽ tăng cường triển khai hoạt
động ở các địa bàn dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo nhằm cài cắm cơ sở xã hội
chống phá lâu dài. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các vùng
dân tộc thiểu số, vùng tơn giáo sẽ khơng loại trừ có thể dẫn đến nguy cơ bạo
loạn chính trị, cục bộ ở một số địa bàn.
Bởi vầy, dân tộc và tôn giáo Việt Nam luôn là một nhân tố quan trọng có
ảnh hưởng sâu sắc đến chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh
của đất nước. Vì vậy, giải quyết tốt vấn đề dân tộc, tôn giáo sẽ góp phần quan
trọng tăng cường củng cố quốc phịng – an ninh vùng chiến lược, giữ vững an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, không để bị động bất ngờ,
không để bạo loạn xảy ra trong bất kỳ tình huống nào.
- Giữ vững an ninh, quốc phịng góp phần quan trọng phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống mọi mặt của đồng bào dân tộc thiểu số, đồng
bào tôn giáo và của cả dân tộc Việt Nam .
Giữ vững an ninh, quốc phịng góp phần quan trọng giữ vững ổn định
chính trị - xã hội vùng dân tộc, tôn giáo và cả nước, mới có điều kiện thuận lợi
để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống mọi mặt của đồng bào dân tộc
thiểu số, đồng bào tôn giáo và của cả dân tộc Việt Nam .
Giữ vững an ninh, quốc phòng, giải quyết tốt vấn đề dân tộc, tơn giáo sẽ
phát huy cao độ vai trị đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo trong sự
nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức một
cách tồn diện và sâu sắc tầm quan trọng có ý nghĩa sống cịn của khối đại đoàn
kết toàn dân đối với sự tồn vong của đất nước. Với tư tưởng “Cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng nào,
thành công của Đảng là ở nơi Đảng đã tổ chức và phát huy lực lượng cách mạng
vô tận của quần chúng, đã lãnh đạo nhân dân, dưới lá cờ tất thắng của chủ nghĩa
Mác - Lênin” hay “Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân”... Chính vì vậy, trong suốt cuộc đời, Người thường xuyên nhắc nhở chúng



21
ta nhớ tới bài học “Lấy dân làm gốc” để khơng ngừng củng cố khối đại đồn kết
tồn dân, khơng phân biệt giai cấp, đảng phái, giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tơn
giáo… nhằm phát huy sức mạnh vơ cùng to lớn trong nhân dân để thực hiện
thắng lợi sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trong tư tưởng đại đồn kết của Bác,
tư tưởng đồn kết tơn giáo, đồn kết dân tộc, tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng
của nhân dân ln phù hợp với hồn cảnh thực tiễn của cách mạng Việt Nam.
Trong bối cảnh trong nước và quốc tế hiện nay, càng cần xây dựng khối đại đoàn
kết toàn dân để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước.
Hiện nay, Đảng ta xác định: sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng
hợp quốc gia về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phịng, an
ninh, đối ngoại; trong đó sức mạnh lực lượng vũ trang là nòng cốt; phát huy nội
lực là chính, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; kết hợp quân sự
với kinh tế, chính trị với ngoại giao.Sức mạnh bên trong của đất nước, sức mạnh
của chế độ chính trị, sự trung thành, tận tụy và trong sach của đội ngũ cán bộ,
công chức và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc (trong đó có đồn kết
tộc người, đồn kết tôn giáo) là nhân tố quyết định.
Ngày nay, Đảng, Nhà nước ta coi vấn đề dân tộc, tôn giáo là vấn đề chiến
lược lâu dài của cách mạng Việt Nam và sự phát triển của các mối quan hệ dân
tộc, tôn giáo là vấn đề cần phải được quan tâm thường xuyên. Đây là nội dung
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Giữ vững an ninh, quốc phòng; giải quyết tốt vấn đề dân tộc,tơn giáo
góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa .
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(Bổ sung, phát triển năm 2011), xác định: Mục tiêu, nhiệm vụ của quốc phòng,
an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ
vững hồ bình, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã
hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của

các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội là nền
tảng vững chắc của quốc phòng - an ninh. Bởi thế quan tâm giải quyết toàn diện
các vấn đề kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo, trong đó trước
hết phải tập trung thực hiện tốt chính sách dân tộc, tơn giáo, vơ hiệu hóa sự lợi


22
dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch có quan hệ chặt chẽ với
việc giữ vững quốc phòng – an ninh vùng chiến lược quan trọng này nói riêng
của quốc gia dân tộc Việt Nam nói chung. Và thực hiện tốt các nhiệm vụ đó sẽ
góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng
Việt Nam trong tình hình mới.
13.4. Đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống
phá cách mạng việt nam ở cơ sở
13.4.1. Âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá
cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch
Chống phá cách mạng Việt Nam là âm mưu cố hữu, thuộc về bản chất và
không bao giờ thay đổi của các thế lực thù địch, trong đó, vấn đề dân tộc, tơn
giáo ln bị các thế lực thù địch coi là một trọng điểm ưu tiên, huyệt nhạy cảm
nhất, đặc biệt là ở cấp cơ sở. Bởi vì, các thế lực thù địch thấu hiểu: Việt Nam là
quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo; sức mạnh của Việt Nam là sức mạnh của đại
đoàn kết tồn dân tộc - trong đó có đồn kết các tộc người, các tôn giáo; do đặc
điểm tâm lý của các dân tộc, tơn giáo có khác nhau; những khó khăn trong đời
sống vật chất, tinh thần của các dân tộc, các tơn giáo; những thiếu sót trong thực
hiện chính sách kinh tế - xã hội, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà
nước ta và do vấn đề dân tộc, tôn giáo liên quan chặt chẽ với nhau
a) Âm mưu
Âm mưu chủ đạo của chúng là sử dụng ngịi nổ dân tộc, tơn giáo làm ngun
cớ, cùng với việc lợi dụng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng để xóa bỏ vai

trị lãnh đạo của Đảng với tồn xã hội, chuyển hóa, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam, thực hiện âm mưu không đánh mà thắng.
Mục tiêu cụ thể của việc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực
thù địch nhằm: Trực tiếp phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ đồng
bào các dân tộc, chia rẽ đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo và giữa
các đồng bào theo các tơn giáo khác nhau. Kích động các dân tộc thiểu số, tín đồ
chức sắc tơn giáo chống lại chính sách dân tộc, chính sách tơn giáo của Đảng và
Nhà nước; đối lập các dân tộc, các tôn giáo với sự lãnh đạo của Đảng đối với


23
cách mạng Việt Nam; vơ hiệu hóa sự quản lý của Nhà nước đối với các lĩnh vực
của đời sống xã hội, gây mất ổn định chính trị - xã hội, nhất là ở vùng dân tộc,
tôn giáo. Tạo dựng các tổ chức phản động trong các dân tộc thiểu số, các tôn
giáo để tiếp tục chống phá cách mạng Việt Nam.
b) Thủ đoạn
Việc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của
các thế lực thù địch diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, với nhiều thủ
đoạn vừa tinh vi, xảo quyệt vừa trắng trợn, đê hèn.
Một là, chúng lợi dụng những vấn đề lịch sử để lại, những đặc điểm tâm lý,
những khó khăn trong đời sống vật chất, tinh thần của các dân tộc, các tôn giáo;
những thiếu sót, sai lầm trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo để xuyên tạc
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách của Đảng,
Nhà nước Việt Nam, trực tiếp là quan điểm, chính sách dân tộc, tơn giáo, hịng gây
mâu thuẫn, tạo cớ can thiệp cơng việc nội bộ của Việt Nam.
Hai là, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, ly khai dân
tộc; kích động chia rẽ quan hệ dân tộc, quan hệ lương - giáo và giữa các tơn
giáo, như địi cái gọi là tự do tơn giáo, tự trị, thành lập Vương quốc Mông độc
lập, nhà nước Đề ga, quốc gia Khơ Me Crơm hịng làm chia rẽ, phá hoại, suy
yếu khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam.

Ba là, phá hoại các cơ sở kinh tế - xã hội; mua chuộc, lôi kéo, ép buộc đồng
bào các dân tộc, tơn giáo chống đối chính quyền, di cư và vượt biên trái phép, gây
bất ổn chính trị - xã hội, bạo loạn, tạo các điểm nóng để vu khống Việt Nam đàn
áp các dân tộc, các tôn giáo vi phạm dân chủ, nhân quyền để cô lập, làm suy yếu
cách mạng Việt Nam. Trong 10 năm lại đây, trên cả nước đã xảy ra hơn 500 điểm
nóng, trong đó có khoảng 30 điểm nóng lớn liên quan đến vấn đề dân tộc, tơn
giáo. Điển hình là các vụ bạo loạn năm 2001, 2004 ở Tây Nguyên, tháng 4 năm
2011 ở Mường Nhé, Sơn La có hàng ngàn người tham gia biểu tình, bạo loạn,
chống đối chính quyền, vượt biên, phá hoại kinh tế, chống đối chính quyền.


24
Bốn là, xây dựng, nuôi dưỡng các tổ chức phản động người Việt Nam ở nước
ngoài; tập hợp, tài trợ, chỉ đạo lực lượng phản động trong các dân tộc, các tôn giáo
ở trong nước hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam, như: “Liên đồn Khơme
Campuchia Crơm thế giới, “Mặt trận dân tộc giải phóng Khơme Campuchia
Crơm...; “Trí thức Mơng, “Tơn giáo - Chính trị, “Trung tâm nghiên cứu văn hóa
Mơng; Hiệp hội người Thượng Đề ga (MDA)…; “Trung tâm Thái học, “Văn phòng
Chăm pa quốc tế - IOC”, “Hội bảo tồn văn hóa Chăm pa Chúng cịn hỗ trợ thành
lập các đài phát thanh như VOKK (Khơme Campuchia Crôm), RFA (Châu á tự do),
đài Đề ga và in ấn báo chí, tạp chí, tài liệu (Champakha, VIJAYA…) bằng tiếng dân
tộc, tán phát băng đĩa có nội dung tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo Việt Nam chiếm
đất, đàn áp, kìm kẹp người dân tộc thiểu số, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc
tế nhằm kích động tư tưởng địi tự trị, ly khai chia nhỏ, xé lẻ Việt Nam.
Năm là, lợi dụng những tồn tại của lịch sử để tun truyền, kích động địi
ly khai, tự trị và tìm cách luật pháp hóa, quốc tế hóa vấn đề dân tộc để can thiệp
vào công việc nội bộ của Việt Nam. Đào xới những vấn đề lịch sử để lại là thủ
đoạn quen thuộc, xuyên suốt của các thế lực thù địch để gây mất ổn định chính trị xã hội. Những năm gần đây, chúng lợi dụng vấn đề dân tộc, dân chủ, nhân quyền,
tự do tôn giáo, tổ chức các cuộc hội thảo về quyền con người, cái gọi là lễ mất đất
(ngày 04 tháng 6), “ngày thành lập FULRO (ngày 20 tháng 09) để tuyên truyền

kích động địi ly khai, tự trị”, tìm cách luật pháp hóa, quốc tế hóa vấn đề dân tộc,
tơn giáo. Chúng tun truyền khơi lại lịch sử nhằm kích động một số tộc người
thiểu số chống lại chủ trương, chính sách cuả Đảng và Nhà nước Qua đó tìm cách
quốc tế hóa, luật pháp hóa cái mà chúng gọi là vấn đề người Thượng ở Tây
Nguyên, vấn đề người Chăm, vấn đề người Khơme, vấn đề người Mông...
Sáu là, lợi dụng hoạt động từ thiện, nhân đạo, thăm thân, du lịch, hợp tác để
tập hợp lực lượng, tạo dựng ngọn cờ tiến hành các hoạt động phá hoại. Hiện nay
cả nước có hàng trăm tổ chức phi chính phủ hoạt động trên 63 tỉnh thành. Trong
các tổ chức này có khơng ít tổ chức quan hệ chặt chẽ với Tin Lành, nên đạo Tin
Lành phát triển. Tại Tây Nam Bộ, lợi dụng vấn đề thăm thân, du lịch, làm từ


25
thiện, hợp tác, phát triển kinh tế, các thế lực phản động đã xâm nhập về các chùa
Khơ Me làm từ thiện và tán phát băng đĩa có nội dung tuyên truyền xuyên tạc lịch
sử, kích động người Khơ Me đòi tự trị, ly khai. Tại Tây Nguyên, lấy danh nghĩa
các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các thế lực thù địch tìm cách xâm
nhập địa bàn để nắm tình hình, hỗ trợ, kích động biểu tình, bạo loạn, vượt biên
trái phép sang Campuchia gây mất ổn định chính trị - xã hội hai nước.
III. Đấu tranh phịng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tơn giáo chống
phá cách mạng Việt Nam ở cơ sở - mục tiêu, phương châm, giải pháp
a) Mục tiêu đấu tranh
Chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện đấu tranh làm thất bại âm mưu
của các thế lực thù địch lợi dụng dân tộc, tôn giáo xâm phạm an ninh quốc gia,
giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ tạo sự ổn định chính trị góp phần
quan trọng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
b) Phương châm đấu tranh
- Giữ vững sự ổn định bên trong là chính, kết hợp với thực hiện chính sách
đối ngoại đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hợp tác, phát triển; đa

phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn,
đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi
ích quốc gia dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh . Tăng
cường khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng dân chủ đi đôi với giữ nghiêm kỷ
cương pháp luật, thực hiện công bằng xã hội. Lấy phịng ngừa, xây dựng là
chính đi đơi với chủ động đấu tranh đẩy lùi và vơ hiệu hóa âm mưu hoạt động
chống phá từ bên ngồi, khơng để xảy ra tình huống phức tạp, bất ngờ; chú trọng
cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng - văn hóa; bảo vệ cương lĩnh, đường lối
chính trị của Đ ảng, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, chống đa ngun chính trị,
đa đảng đối lập.
- Phòng, chống các thế lực thù địch lợi dụng dân tộc, tôn giáo là trách
nhiệm của hệ thống chính trị: Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị


×