Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giải pháp xây dựng mối quan hệ thầy trò và bạn bè lớp 4 trường tiểu học chi lăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.09 KB, 6 trang )

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ
THẦY TRÒ VÀ BẠN BÈ. LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC CHI LĂNG
Cho dù bạn là hiệu trưởng hay giáo viên bình thường, dù bạn là giáo viên
chủ nhiệm hay giáo viên bộ môn, dù bạn đang giảng dạy ở một ngôi trường lớn
với số đơng học sinh hay một ngơi trường nhỏ thì mối quan hệ thầy trị ln là
một phần trong sự thành công nghề nghiệp của bạn.
Những năm qua ngành giáo dục và đào tạo đã có nhiều cuộc vận động
như “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy cô giáo là
một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”… Tuy nhiên, trên thực tế một số
thầy cơ chưa làm tốt việc hình thành những phẩm chất đạo đức, lối sống tốt đẹp
cho người học, chú trọng việc trang bị kiến thức sách vở hơn là giáo dục phẩm
chất nhân cách, quan hệ thầy - trị có những rạn nứt. Như GS.VS Phạm Minh
Hạc đã nói: “Chúng ta mới chú ý đến việc dạy chữ và một phần nào đó là dạy
nghề, cịn việc dạy làm người chưa được quan tâm thích đáng. Nhà trường cần
thay đổi, các thầy cô giáo phải là tấm gương sáng về mặt đạo đức” [1, tr.289].
Để góp phần ngăn chặn bạo lực học đường, theo chúng tôi cần giải quyết tốt kỹ
năng quan hệ thầy - trị trong mơi trường học đường.
Có nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà giáo dục phân tích nguyên nhân
và đề xuất giải pháp để giảm thiểu vấn nạn này. Song, số lượng các vụ bạo lực
học đường vẫn tiếp tục gia tăng. Có ý kiến cho rằng, bạo lực học đường, khoảng
cách thầy trò ngày càng xa có nguyên nhân sâu xa từ gia đình, hoặc cũng có ý
kiến cho rằng xuất phát từ mơi trường xã hội. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ những
vụ bạo lực học đường gần đây lại mang không ít dấu ấn trong việc giải quyết
mối quan hệ giữa thầy - trò. Phải chăng vấn đề đặt ra là giải quyết mối quan hệ
thầy - trò còn nhiều lỗ hổng chưa được quan tâm đúng mức?
Bên cạnh đó, mối quan hệ bạn bè trong trường tiểu học cũng có nhiều vấn
đề bất cập cần có giải pháp để xây dựng mối quan hệ này đi đúng hướng đổi mới
giáo dục của Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy những người làm công tác giảng dạy
cần chú ý một số điểm lưu ý sau:
1



Một là, phải nắm vững tâm lý người học.
Chúng ta đặt vị trí của giáo viên vào vị trí người học để tiến hành điều
khiển, điều chỉnh. Muốn tiến hành hoạt động giáo dục, dạy học hiệu quả thì điều
đầu tiên phải hiểu được đời sống tâm hồn học sinh. Điều này ln có ý nghĩa vơ
cùng quan trọng. Tuy nhiên, điều này khơng ít giáo viên cịn xem nhẹ. GS.TS
Dương Phú Hiệp cho rằng: “… giáo dục nhà trường thường nặng về lý trí
truyền đạt một chiều mà nhẹ về tình cảm, tâm lý, phát huy tính chủ động của
học sinh” [2, tr.190]. Mỗi học sinh là một thế giới riêng với những đặc điểm về
nhận thức, sở trường, nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng, hồn cảnh gia đình…
Nếu giáo viên nắm vững được điều này thì họ đã thực hiện tốt một kỹ năng quan
trọng trong quá trình giáo dục - dạy học.
Trên thực tế, một số giáo viên cịn mang tính áp đặt dẫn đến học sinh mất
hứng, gây ức chế, phản cảm trong mối quan hệ thầy - trò. Hiểu học sinh, khám
phá đời sống các em, để biết được các em đang có những gì? khó khăn ra sao?
vấn đề gì bức xúc chưa được giải quyết, chia sẻ, giúp đỡ… từ đó người dạy sẵn
sàng làm điểm tựa tinh thần vững chắc để các em có thể “đề kháng”, “miễn
dịch” được với những thói quen xấu dễ bị tập nhiễm ở môi trường xung quanh.
Cần chú ý, điểm tựa là quan trọng không phải chỉ nhằm giải quyết những khúc
mắc về tâm lý mà là mọi vấn đề từ học hành, định hướng nghề nghiệp, cách ra
quyết định, cách xử lý áp lực và các cách thức ứng xử trước những tình huống
khơng mong muốn trong môi trường học đường. Ngược lại, nếu như giáo viên
tạo khoảng cách quá lớn người học sẽ luôn mang tâm lý sợ hãi, khó thân thiện,
cởi mở và khó bộc lộ bản thân, thậm chí chúng cịn tìm cách chống đối thầy cơ.
Vì vậy, cần phải rút ngắn khoảng cách, không tạo ra “hàng rào tâm lý”,
thiết lập không gian tâm lý gần gũi với người học. Chúng ta đang thực hiện khẩu
hiệu “trường học thân thiện” điều đó cũng bao hàm cả sự đồng cảm, gần gũi, sẻ
chia. Do đó, giáo viên hãy là những nhà tư vấn tâm lý thực thụ, là điểm tựa cùng
các em, chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng, gỡ rối những vướng mắc chưa được


2


giải quyết. Họ phải như những người anh, người chị, người bạn chân thành của
học sinh.
Hai là, dạy học sinh cách làm người.
Người giáo viên không chỉ dạy chữ mà còn dạy học sinh cách làm người,
đặc biệt là đối với học sinh lớp 4, khi các e đang trong giai đoạn hình thành tâm
lý, tính cách. Vì vậy, phải dùng nhân cách của mình để giáo dục nhân cách
người học. Cụ thể là lấy hình mẫu người thầy để làm gương cho học trị, dùng
ngơn ngữ, hành động cụ thể để hướng dẫn, giúp đỡ người học. Luôn phải chủ
trương tinh thần “tiên học lễ, hậu học văn”. Mỗi nhà giáo là một nhân cách, là
những “tấm gương sáng” để người học rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, phát triển
các phẩm chất nhân cách cần thiết [3, tr.45].
“Sản phẩm” của người thầy là những con người khi trưởng thành phải có
động cơ trong sáng, phải biết đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ mọi người, phải biết
đặt lợi ích cá nhân sao cho phù hợp với tinh thần tập thể, cộng đồng xã hội.
Muốn vậy, trước hết bản thân người thầy phải luôn tu dưỡng đạo đức, nâng cao
năng lực chuyên môn, luôn phải làm “kiểu mẫu” về mọi mặt, có như vậy thì mới
có tác dụng giáo dục [4, tr.171]. Giáo viên phải tôn trọng, hợp tác, dân chủ trong
quan hệ với học sinh, thừa nhận giá trị của mỗi em như là một nhân cách đang
hình thành và phát triển, tơn trọng cá tính và bí mật riêng tư của học sinh, khơng
bao giờ dùng lời nói hay hành vi xúc phạm làm ảnh hưởng đến học sinh. Tuy
nhiên, thu hẹp khoảng cách khơng có nghĩa là “cào bằng”, “thầy khơng ra đạo
thầy, trị khơng phải đạo trị” mà mục đích quan trọng nhất là tạo ra bầu khơng
khí tâm lý thoải mái tích cực, cách giải quyết vấn đề phù hợp để giúp các em cân
bằng tâm lý, suy nghĩ, hành vi tích cực…
Ba là, thầy/cơ cần có những kỹ năng mềm khi giao tiếp với học sinh.
Hãy nhớ tên học sinh, ví dụ Nam, Hoa, Mai,… Khi thầy/cơ cố gắng nhớ
và gọi tên một ai đó, nghĩa là bạn đang nhận ra những nét đặc trưng của họ. Thật

là đơn giản, nhưng nó giúp học sinh biết rằng chúng đang được quan tâm đặc
biệt. Hãy nhớ và nhắc lại một vài thứ mà học sinh thích: Điều đó thậm chí đơn
3


giản kiểu như “Em A, thầy/cơ biết con thích màu xanh”… bất cứ điều gì. Hãy
nhấn mạnh vào một vài điểm nổi bật của học sinh “Tuấn Anh, thầy/cơ thích
chiếc áo mới của con, nó rất đẹp”… sau đó hãy tiếp tục câu chuyện về chủ đề
đó,… Nếu học sinh đến muộn, hãy vào lớp cùng với học sinh. Thay vì nói “Hãy
vào lớp nhanh lên” hãy bắt đầu đoạn đối thoại với một bài câu nói kiểu như
“thầy/cơ thấy con vừa đi học muộn cách đây vài ngày, có chuyện gì xảy ra vậy?
Con có cần thầy giúp điều gì khơng?”. Sau đó thầy/cơ hãy đi cùng với học sinh
để bước vào lớp. Khi học sinh mâu thuẫn với nhau, hãy sử dụng nó như một cơ
hội. Khi là một giáo viên, chúng ta có sứ mệnh là giúp học sinh giải quyết những
vấn đề rắc rối của cuộc sống và nhanh chóng thốt khỏi nó.
Hướng dẫn học sinh của thầy/cơ trở thành các chun gia tư vấn cho
chính bản thân chúng. Một số học sinh học tốt trong mơn nghệ thuật, một số học
sinh rất ngoan và có kỉ luật, một số học sinh có năng khiếu thuyết trình… Hãy
giúp học sinh nhận ra thế mạnh của chúng - cũng như những điểm mạnh của
những bạn cùng lớp - từ đó chúng có thể hỗ trợ lẫn nhau và biết ai là người có
thể tin tưởng để nhờ cậy sự giúp đỡ. Khi đó mối quan hệ sẽ vượt khỏi giới hạn
giữa giáo viên với từng học sinh mà lan tỏa thành mối quan hệ giữa các thành
viên với nhau.
Hãy tạo nên sự kì vọng với học sinh vào ngày đầu tiên. Điều quan trọng
đối với học sinh đó là cảm giác trong ngày đầu tiên, khi mà “khơng khí” lớp học
sẽ bắt đầu được định hình. Những kì vọng đối với học sinh và giáo viên là gì?
Hãy cho học sinh cơ hội được xây dựng các chuẩn mực về hành vi trong lớp
học, nhưng bạn cũng là người nắm quyền “phủ quyết”. Hãy rõ ràng sự kì vọng
của bạn và miêu tả để học sinh nhận được ra điều đó. Nếu sự tơn trọng được coi
là một kì vọng thì hãy cho học sinh biết được như thế nào được gọi là tôn trọng.

Cho dù bất kì điều gì xảy ra những lời khuyên vẫn là những lời khuyên.
Điều đó rất quan trọng, nó bao gồm sự tự tin trong những kì vọng để học sinh
cảm thấy thoải mái để chia sẻ cảm giác, khó khăn, sự thành cơng trong một khơng
gian an tồn. Học sinh khơng cảm thấy rằng đó là mệnh lệnh từ một kẻ bề trên.
4


Bên cạnh mối quan hệ giữa thầy trị thì mối quan hệ bạn bè trong trường
tiểu học cũng rất quan trọng, cần được xây dựng để các em có một tình bạn
trong sáng, giúp đỡ nhau trong quãng đời tuổi thơ. Tình bạn của lứa tuổi học
đường là một tình cảm thiêng liêng, khó mà qn được trong đời, tình bạn cao
cả ấy đi suốt cuộc đời. Vì vậy, dù đã rời mái trường tuổi thơ, nhiều thế hệ học
trò luôn nhớ về trường cũ, nhớ về những kỷ niệm tuổi học trị một thuở…
Trước hết, thầy/cơ cần tạo mơi trường thuận lợi để các em giao lưu, kết
bạn, trò chuyện với nhau. Nhu cầu kết bạn là vì cùng chung sở thích để học tập
nhau, để có người tâm tình, có người đồng cảm và chia sẻ: “Khi có bạn, niềm
vui được nhân đôi và nỗi buồn sẽ vơi đi một nửa”.
Thầy/cô cần tuyên truyền trực quan về mô hình và những thơng điệp mơ
hình mang lại thơng qua hệ thống pano, băng rôn, khẩu hiệu tại khuôn viên nhà
trường, các địa điểm đông học sinh; tổ chức các buổi nói chuyện, kể chuyện về
tình bạn đẹp, phịng, chống bạo lực học đường; tổ chức cuộc thi vẽ tranh cổ động
về tình bạn đẹp, phịng, chống bạo lực học đường... chứa đựng nhiều nội dung bổ
ích. Qua nội dung trên giúp học sinh định hướng việc xây dựng tình bạn đẹp trong
nhà trường; chia sẻ, trao đổi, cổ vũ những thói quen tốt, hành động đẹp trong việc
phịng chống bạo lực học đường; chia sẻ kiến thức pháp luật có liên quan đến hậu
quả do bạo lực học đường gây ra; kỹ năng xử lý tình huống để ngăn chặn bạo lực
học đường hoặc tham gia giải quyết, đấu tranh với các hành vi bạo lực học đường;
tuyên dương những tấm gương có thói quen tốt, hành động đẹp, tích cực trong
việc tham gia giải quyết, phịng, chống bạo lực học đường.
Với bạn bè cùng trang lứa, để có mối quan hệ bạn bè tốt đẹp cần ln ơn

hồ, nhã nhặn, đồn kết tương thân tương trợ khi có bất hồ hãy dùng lời nói để
giải quyết, khơng dùng hành vi bạo lực khiến sự việc càng thêm mâu thuẫn.
Cùng nhau chia sẻ, giải quyết những trở ngại trong cuộc sống, trong học
tập.Tránh sự đố kị, đặt điều nói xấu nhau, chia bè kéo cánh, lập băng nhóm gây
hiềm khích trong tập thể.

5


Tóm lại, xây dựng mối quan hệ thầy trị và bạn bè hiện nay ở trường tiểu
học hay học sinh lớp 4 là một vấn đề quan trọng, cần thiết hiện nay. Tính cấp
thiết bắt nguồn từ thực trạng trong thời gian qua, mối quan hệ này có nhiều biến
dạng, không phù hợp với môi trường giáo dục. Xây dựng mối quan hệ thầy trò
và bạn bè là xây dựng một mơi trường văn minh, lành mạnh. Góp phần xây
dựng văn hóa học đường lành mạnh trong các trường tiểu học và tham gia tích
cực vào hoạt động đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tạo động lực
cho các bạn học sinh mỗi ngày đến trường là một ngày vui và để trường học
thực sự là nơi giáo dục nhân cách tốt đẹp nhất cho con người.
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Minh Hạc, Một số vấn đề giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XXI, Nxb
Giáo dục Việt Nam, 2010.
2. Dương Phú Hiệp, Triết lý về một số quan hệ trong giáo dục Việt Nam
hiện nay, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 73, tháng 10/2017.
3. Đặng Vũ Hoạt - Phó Đức Hịa (2018), Giáo dục học tiểu học 1, Nxb
Đại học Sư phạm, Hà Nội.
4. Ozaki Mugen (2014), Cải cách giáo dục Nhật Bản, Nxb Từ điển bách
khoa, Hà Nội.

6




×