Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM một số GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG tác y tế TRƯỜNG học, góp PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM sóc GIÁO dục TRẺ ở TRƯỜNG mầm NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.23 KB, 16 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CƠNG TÁC Y
TẾ TRƯỜNG HỌC, GĨP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC
GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người. Một danh nhân đã nói:
“Người có sức khoẻ thì có mn vàn điều ước, người khơng có sức khoẻ thì chỉ
có một điều ước duy nhất là có sức khoẻ”. Chăm lo, bảo vệ sức khoẻ con người
là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn xã hội và của mỗi con người.
Trong trường Mầm non, việc chăm lo sức khoẻ của trẻ ln được quan
tâm. Từ việc chăm sóc sức khỏe hàng ngày cho trẻ đến việc hình thành cho trẻ ý
thức, thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh thân thể; Việc tổ chức các
hoạt động thể chất, bảo đảm chế độ dinh dưỡng nhằm tăng cường sức khoẻ của
trẻ đã trở thành hoạt động thường xuyên của nhà trường. Những năm gần đây,
công tác chăm sóc sức khoẻ học đường đã được Đảng, Chính phủ quan tâm hơn
bằng việc bố trí biên chế nhân viên y tế trường học, quan tâm chăm lo bằng
những chế độ, chính sách cụ thể, thiết thực, cơng tác y tế trường học (YTTH),
chính vì thế, đã có bước phát triển vượt bậc so với trước.
Cơng tác YTTH có vai trị quan trọng trong các trường học nói chung,
trường mầm non nói riêng. Ngồi việc theo dõi, quản lý, chăm sóc sức khoẻ,
phịng chống dịch bệnh cho cán bộ, giáo viên, học sinh, YTTH cịn đảm trách
vai trị truyền thơng, tư vấn về giáo dục sức khoẻ, về dinh dưỡng, giáo dục ý
thức và kỹ năng tự rèn luyện, tự chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ để phịng chống
bệnh tật có hiệu quả; giúp cán bộ, giáo viên, học sinh có sức khoẻ tốt để học tập,
cơng tác.
Ở địa bàn nơng thơn, miền núi, khi có vấn đề về sức khoẻ, nhìn chung
người dân tìm đến trạm y tế hoặc y tế thơn xóm để được giúp đỡ; Ở trường học,
khi có vấn đề về sức khoẻ, giáo viên và học sinh tìm đến sự giúp đỡ của cán bộ
YTTH, với quy mô hàng chục cán bộ giáo viên, hàng trăm học sinh, hoạt động
YTTH của các trường mầm non thực sự là một bộ phận quan trọng trong hệ
thống chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, có tác động và sức lan toả lớn tại địa


phương.
Đời sống nhân dân trong xã vẫn cịn nhiều khó khăn. Cơng tác bảo vệ,
chăm sóc sức khỏe của nhà trường có vai trị và ý nghĩa quan trọng, cùng với
Trạm Y tế xã chủ động phịng chống dịch bệnh, chăm sóc, điều trị hiệu quả, bảo
vệ sức khoẻ cho cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường để học tập và công tác
hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của trường đạt chuẩn quốc gia.
Từ yêu cầu của thực tiễn và trách nhiệm của người cán bộ YTTH, từ năm
2020 bản thân đã trăn trở, suy nghĩ và triển khai thực hiện các giải pháp để nâng
1


cao chất lượng, hiệu quả công tác YTTH tại đơn vị và bước đầu đã có những
thành cơng nhất định. Chính vì thế tơi chọn đề tài: “Các giải pháp nâng cao
chất lượng, hiệu quả công tác y tế học đường, góp phần nâng cao chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở Trường Mầm non” làm đề tài đúc kết sáng
kiến kinh nghiệm năm học 2020-2021. Rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung
của các đồng chí, đồng nghiệp để sáng kiến hồn thiện hơn và có thể áp dụng
rộng rãi trên phạm vi rộng.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của công tác YTTH.
1. Cơ sở lý luận.
Chăm lo con người ln ln được Đảng, Chính phủ quan tâm; Cùng với
sự tiến bộ và phát triển của kinh tế xã hội, việc chăm lo cho con người ngày
càng được chăm lo thiết thực, hiệu quả hơn. Những năm qua, các chính sách,
chế độ về cơng tác chăm sóc sức khoẻ nói chung, cơng tác YTTH nói riêng đã
được ban hành và đi vào cuộc sống, thể hiện sâu sắc quan điểm “Tất cả vì con
người, cho con người” của Đảng và Nhà nước ta. Cụ thể:
- Luật Trẻ em năm 2016 (Luật số 102/2016/QH13 ngày 05/4/2016);
- Luật Giáo dục (Luật số 43/2019/QH14, ngày 14/6/2019);
- Nghị quyết số 20 - NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung

ương Đảng khóa XII về tăng cường cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân;
- Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiêm y tế;
- Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
tăng cường cơng tác y tế trong các trường học;
- Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của
liên Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT quy đinh về Y tế trường học.
2. Cơ sở thực tiễn.
Duy trì sức khoẻ bình thường để lao động, học tập, cơng tác là yêu cầu
thường xuyên đối với mỗi người, việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của đội ngũ
cán bộ, giáo viên và học sinh nhằm duy trì ổn định nề nếp dạy và học là yêu cầu
đặt ra thường xuyên đối với công tác YTTH.
Trường Mầm non vùng nông thôn đa số trẻ là con em nông dân, đời sống
gia đình gặp nhiều khó khăn, chế độ dinh dưỡng chưa bảo đảm. Đội ngũ cán bộ,
giáo viên phần đông ở xa, nhiều người đang phải nuôi con nhỏ.
Những năm qua, do sự phát triển của khoa học công nghệ, việc truyền
thông về sức khoẻ, dinh dưỡng được đăng tải khá nhiều trên các phương tiện
2


thơng tin, báo chí. Tuy vậy, do bận làm ăn và công việc mưu sinh nên phần lớn
cha mẹ trẻ thường không chú ý đến các thông tin kiến thức về chăm sóc sức
khoẻ, dinh dưỡng. Đối với cán bộ, giáo viên, do công việc bận rộn, cả chuyên
môn và cơng việc gia đình nên thường khơng có thời gian để đi khám sức khoẻ
định kỳ để được tư vấn đúng lúc, đúng cách về chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ,
phòng chống bệnh tật. Mặt khác, do tâm lý chủ quan khá phố biến trong phần
lớn cha mẹ trẻ và một bộ phận giáo viên trẻ nên việc giữ gìn, chăm sóc, bảo vệ
sức khoẻ, coi trọng chế độ dinh dưỡng hợp lý chưa được quan tâm đúng mức.
Nhiều trương hợp không được phát hiện sớm, đến khi ốm đau thì bệnh đã rất

nặng, khó phục hồi thể trạng ban đầu.
Chính vì thế, việc nghiên cứu, tìm tịi, áp dụng có hiệu quả các giải pháp để
nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác YTTH nhằm làm tốt việc phịng chống
dịch bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của cán bộ, giáo viên và trẻ của Trường
Mầm non là vấn đề đặt ra hết sức cấp thiết.
II. Thực trạng công tác YTTH ở Trường Mầm non giai đoạn 2018
-2021.
1. Khảo sát thực tế.
Trường Mầm non nơi tôi làm việc được thành lập năm 1997 theo Quyết
định số 65/QĐ-UB ngày 27 tháng 8 năm 1997 của UBND huyện Nam Đàn. Trải
qua 24 năm xây dựng và phát triển, đến năm học 2020- 2021, Trường có quy mơ
3 nhóm, lớp với 3 cán bộ quản lý, 18 giáo viên, 2 nhân viên và 364 trẻ ; 100%
cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường đạt chuẩn đào tạo, trong đó có 18 người
trên chuẩn đào tạo. Học sinh của trường là con em của các xóm thuộc địa bàn
xã. Trong số học sinh, trong những năm gần đây, tỷ lệ bé gái chiếm khoảng
51%/ 100% tổng số trẻ toàn trường.
Từ năm 2018, Trường Mầm non bắt tay xây dựng và phấn đấu đạt các tiêu
chuẩn trường chuẩn quốc gia mức độ 1 công tác YTTH đã bắt đầu thực hiện
những giải pháp mới để đồng hành cùng các hoạt động của Trường. Cùng với
các lĩnh vực công tác khác, chúng tôi đánh giá, nhìn nhận hoạt động YTTH
trong giai đoạn 6 năm học gần đây, phân tích những mặt làm được, chưa làm
được, chỉ rõ nguyên nhân để từ đó xây dựng những giải pháp về công tác YTTH
phù hợp, khả thi cho những năm tiếp theo.
2. Những ưu điểm của công tác YTTH ở Trường Mầm non năm học
2020 - 2021.
Trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn mang đặc trưng vùng miền,
công tác YTTH của Trường Mầm non đã có nhiều cố gắng vươn lên để hồn
thành nhiệm vụ. Mặt ưu điểm của công tác YTTH nhà trường được khẳng định ở
những tiêu chí sau đây:
- Về cơng tác phịng chống dịch bệnh: Liên tục nhiều năm, Trường khơng

để xảy ra dịch bệnh xâm nhập vào nhà trường; Triển khai thực hiện đầy đủ các
3


hoạt động phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Phòng GD&ĐT và Phòng Y tế
huyện.
- Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ, giáo viên, học sinh; Phối hợp
với Trung tâm Y tế; Trạm Y tế xã tổ chức khám hàng năm 2 lần/năm và lập hồ
sơ theo dõi sức khoẻ cho cán bộ, giáo viên và học sinh; Lập danh sách những
trường hợp bị bệnh di truyền, mãn tính, bệnh hay lây nhiễm để tổ chức quản lý,
điều trị. Không để các trường hợp mắc bệnh nhiễm khuẩn lây truyền ra tập thể
và cộng đồng. Trường chủ động tổ chức tuyên truyền và phòng chống các bệnh
theo mùa (Cảm cúm, đau mắt đỏ, sốt xuất huyết,...), bảo vệ sức khỏe của cán bộ,
giáo viên, nhân viên và học sinh.
- Tổ chức điều trị các bệnh thông thường cho học sinh, cán bộ, giáo viên,
nhân viên; Tuy còn khó khăn, nhưng cán bộ YTTH đã khai thác khá hiệu quả
phòng Y tế, chủ động mua sắm thuốc men, dụng cụ y tế phù hợp, phục vụ việc sơ
cứu ban đầu cho học sinh, giáo viên. Những trường hợp bị tiêu chảy, đau mắt đỏ,
cảm cúm, xây xước... đã được cán bộ y tế Trường tư vấn, hướng dẫn cách dùng
thuốc, chăm sóc sức khỏe giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khoẻ để tiếp tục
giảng dạy, học tập. Một ưu điểm nổi bật là cán bộ YTTH đã khai thác, sử dụng và
hướng dẫn sử dụng hiệu quả các loại cây thuốc nam và dược liệu sẵn có tại địa
phương để phịng, chữa bệnh có hiệu quả, vừa rẻ tiền vừa an toàn.
- Tuyên truyền vận động cán bộ, giáo viên mua bảo hiểm y tế và đảm bảo
các quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế. Các cháu của trường được tham
gia bảo hiểm y tế miễn phí. Cán bộ y tế phối hợp chặt chẽ với giáo viên phụ
trách lớp và các cơ quan hữu quan để chăm lo quyền lợi cho đối tượng tham gia
bảo hiểm y tế trong việc khám, chữa bệnh. Chính vì thế, tình trạng sức khỏe của
cán bộ, giáo viên và các cháu của Trường ln được duy trì tốt.
- Xây dựng hồ sơ YTTH theo quy định của ngành: Cán bộ y tế nhà trường

đã tạo lập bộ hồ sơ YTTH theo quy định của ngành và chuyên mơn. Qua việc
kiểm tra, góp ý, bộ hồ sơ YTTH đã hoàn chỉnh, được lưu giữ, bảo quản cẩn thận,
phục vụ việc theo dõi, chăm sóc sức khoẻ và hoạt động phịng chống dịch, bệnh
trong trường.
- Đưa cơng tác vệ sinh vào nề nếp: Cán bộ YTTH đã tham mưu cho Hiệu
trưởng và Ban Sức khoẻ nhà trường tăng cường công tác vệ sinh trong trường
học. Từ xây dựng quy định và triển khai thực hiện, tổ chức kiểm tra, theo dõi,
đánh giá, xếp loại về vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước, vệ sinh và sắp xếp
lóp học hàng ngày, quy định sử dụng cơng trình vệ sinh, quy định về thu gom,
xử lý rác thải, đến quy định về trang phục của trẻ và của cả cán bộ, giáo viên. Sự
tích cực, chủ động của cán bộ YTTH và sự vào cuộc của Ban chăm sóc Sức
khoẻ Trường đã giúp cho khuôn viên, cảnh quan trường luôn xanh, sạch, đẹp;
Trẻ luôn giữ vệ sinh cá nhân gọn gàng, sạch sẽ.

4


3. Những khó khăn hạn chế, yếu kém của cơng tác YTTH ở trường
Mầm non năm học 2020 - 2021.
Biểu 1. Tổng hợp tình hình theo dõi sức khoẻ của trẻ năm học 2020 - 2021
Năm học

Tổng số trẻ

Số trẻ được
khám SK
định kỳ

Số trẻ được
tư vấn SK


Số trẻ được
chăm sóc
SK tại
trường

Số trẻ phải
chuyển đi
các cơ sở y
tế điều trị

Cộng

- Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song đối chiếu với yêu cầu ngày càng cao
của công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ trẻ, của cán bộ, giáo viên thì cơng tác
YTTH của Trường Mầm non vẫn cịn có nhưng tồn tại, hạn chế như sau:
- Lãnh đạo nhà trường chưa thật sự quan tâm, chăm lo đúng mức đối với
công tác y tế trường học. Do bận nhiều công việc, lãnh đạo Trường chưa đi sâu
tìm hiểu vê cơng tác YTTH một cách thấu đáo, triệt để để từ đó có sự chỉ đạo
kịp thời, sâu sát đối với công tác YTTH.
- Công tác phối hợp các tổ chức, đoàn thể, các lực lượng trong và ngoài
nhà trường thiếu gắn kết, hiệu quả thấp. Công tác YTTH chưa được các tập thể,
lực lượng cùng chung tay, góp sức. Tổ chức Cơng đồn chưa lồng ghép, đưa nội
dung hoạt động YTTH vào chương trình cơng tác của tổ chức mình; Cha mẹ trẻ
trao đổi với nhà trường chủ yếu về vui chơi, học tập hoặc việc đóng góp của con
em, chưa quan tâm đúng mức về tình hình sức khoẻ, bệnh tật của con em
mình.Việc phối hợp với Trạm Y tế xã và Trung tâm y tế huyện chưa thật bài bản,
chỉ mang tính mùa vụ, thiếu tính kế hoạch, ổn định, lâu dài và toàn diện.
- Việc quản lý, theo dõi sức khoẻ của trẻ chưa đầy đủ, chặt chẽ, nề nếp.
Mặc dù tổ chức khám sức khoẻ định kỳ nhưng việc lấy, tập hợp thông tin không

đầy đủ, việc theo dõi chưa thường xuyên nên chưa nắm chắc tình hình sức khoẻ
của trẻ tồn trường, khơng theo dõi cập nhật được diễn biến sức khoẻ của những
trường hợp có bệnh mãn tính, di truyền, bệnh truyền nhiễm .v.v.
- Số trẻ bị mắc các bệnh thông thường theo mùa trong Trường còn chiếm tỷ
lệ cao. Do thiếu sự phối hợp các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường,
cán bộ YTTH chỉ “Đơn phương độc mã” thực hiện nhiệm vụ nên không đủ sức
ngăn chặn, điều trị triệt để những bệnh theo mùa, các bệnh thường gặp. Có một
số thời điểm trong năm học, trẻ nghỉ học đông vì cảm cúm, đau mắt đỏ, v.v.
- Cơng tác tư vấn sức khoẻ cho cha mẹ trẻ chưa được triển khai bài bản,
cịn hình thức. Cán bộ YTTH chưa thật gần gũi trẻ nên trẻ còn e ngại trong tiếp
xúc, chưa mạnh dạn bày tỏ về tình trạng sức khoẻ bản thân. Cơng tác tư vấn cịn
theo hình thức tư vấn hàng loạt cho phụ huynh cả lớp, cả khối lớp mà chưa phát
5


huy được tư vấn cá nhân, do đó tác dụng, hiệu quả còn nhiều hạn chế.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, kinh phí phục vụ cơng tác y tế
trường học còn nghèo nàn, thiếu thốn. Do những khó khăn nội tại của Trường,
do sự thiếu chủ động tham mưu của cán bộ YTTH nên phòng Y tế còn rất nghèo
nàn các trang thiết bị, dụng cụ và nghèo về chủng loại, cấp độ thuốc men.
III. Các giải pháp nâng cao chât lượng, hiệu quả công tác YTTH tại
Trường Mầm non năm học 2020 - 2021
- Từ những bài học kinh nghiệm của những năm trước về mặt làm được,
chưa làm được, nguyên nhân của hạn chế, yếu kém, trước yêu cầu đặt ra của
việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, để đưa công tác YTTH lên ngang tầm
của nhà trường trong thời kỳ mới, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo
dục, chúng tơi suy nghĩ, trăn trở, tìm tịi, nghiên cứu kinh nghiệm của các mơ
hình tốt và triển khai áp dụng từ năm 2021 tại Trường những giải pháp sau đây:
1. Giải pháp 1: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức
về công tác YTTH.

- Rút kinh nghiệm giai đoạn trước, chúng tôi đổi mới phương thức phối
hợp tuyên truyền, tuỳ đối tượng để lựa chọn nội dung, cách thức tun truyền
phù hợp, đề cao tính hiệu quả. Khơng làm tuyên truyền theo kiểu phong trào,
nặng tính mùa vụ, chúng tôi chọn các biện pháp sau đây để nâng cao nhận thức
cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và cha mẹ trẻ về công tác YTTH.
- Đối với lãnh đạo Trường: Cán bộ YTTH tích cực tham mưu để Lãnh đạo
Trường hiểu, quan tâm, tạo điều kiện bảo đảm đối với công tác YTTH (Chỉ đạo
xây dụng kế hoạch hoạt động, bố trí nhân lực Ban chăm sóc Sức khoẻ trường
học, đầu tư kinh phí, phương tiện để cơng tác y tế trường học hoạt động hiệu
quả); Xây dựng thực đơn theo mùa, theo ngày phù hợp vừa bảo đảm cân bằng
dinh dưỡng, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để giúp trẻ phát triển tồn
diện.
Chúng tơi tham mưu bằng văn bản, trình bày tại Hội nghị cán bộ viên chức
hàng năm, các cuộc họp Hội đồng trường, hội đồng sư phạm nhà trường và gặp
trực tiếp lãnh đạo trường để trình bày, thuyết phục.
- Đối với giáo viên phụ trách nhóm, lớp: Chúng tơi trao đổi, bàn bạc,
thống nhất với đội ngũ giáo viên phụ trách nhóm, lớp tổ chức phổ biến, tuyên
truyền cho cha mẹ trẻ những chủ trương, chính sách về cơng tác YTTH; Tổ chức
phong trào thi đua giữ gìn, bảo vệ sức khoẻ cho trẻ trong lớp, tăng tỷ lệ trẻ
chuyên cần, phấn đấu giảm số ngày nghỉ học vì ốm đau; Gần gũi, sâu sát trẻ để
nắm bắt những thông tin về tình hình sức khoẻ của trẻ, từ đó phối hợp với cán
bộ y tế nhà trường để tổ chức chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ phù hợp và có
hiệu quả.
- Đối với nhân viên ni dưỡng: Chúng tơi trao đổi, thống nhất phối hợp
6


với đội ngũ giáo viên dinh dưỡng về các thông tin tuyên truyền YTTH để vừa
bảo đảm vệ sinh an tồn thực phẩm để chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của trẻ, giúp
trẻ phát triển cả thể chất và trí tuệ.

- Đối với cha mẹ trẻ: Phối hợp với giáo viên phụ trách nhóm, lớp, tranh
thủ diễn đàn các buổi họp phụ huynh, các buổi đưa, đón trẻ, chúng tơi tổ chức
tuyên truyền để phụ huynh hiểu, nắm vững các thơng tin về YTTH, về cách bảo
vệ, chăm sóc sức khoẻ, về chế độ dinh dưỡng hợp lý đối với trẻ, cho từng độ
tuổi nhà trẻ và mẫu giáo. Tư vấn cho cha mẹ trẻ về chế độ vận động, vui chơi,
nghỉ ngơi hợp lý, đặc biệt là giấc ngủ để bảo vệ sức khoẻ, phòng ngừa bệnh tật
đối với trẻ...
- Đối với trẻ: Chúng tôi tập trung vào các cháu mẫu giáo 5, 6 tuổi; Hình
thức tổ chức các trị chơi, các hoạt động vận động để hình thành cho các cháu ý
thức và thói quen giữ gìn vệ sinh, vui chơi an tồn, biết giữ gìn sức khoẻ bản
thân, phòng chống dịch bệnh hiệu quả.
2. Giải pháp 2: Làm tốt công tác khám sức khoẻ định kỳ, sàng lọc, lập
hồ sơ và tổ chức theo dõi sức khoe của trẻ có nề nếp.
- Phối hợp với Trung tâm Y tế huyện và Trạm Y tế xã, tổ chức khám sức

khoẻ định kỳ cho tất cả cán bộ, giáo viên và trẻ toàn trường (Đặc biệt là trẻ mới
nhập học) để nắm bắt tình hình thơng tin về sức khoẻ của giáo viên và trẻ. Đây
là hoạt động quan trọng, do đó chúng tơi lập kế hoạch chu đáo, chi tiết, cụ thể về
nhu cầu nhân lực, về trang thiết bị thăm khám, phục vụ, về thông tin cần nắm,
theo dõi, vào sổ, về hồ sơ, biểu mẫu cần ghi chép, về quy trình tổ chức khám sao
cho khoa học, hợp lý, thuận tiện, bảo đảm chất lượng khám và có đủ thơng tin
về tình hình sức khoẻ người được khám. Việc lập kế hoạch chu đáo, phân công
nhiệm vụ cụ thể đảm bảo việc khám sức khoẻ đạt mục đích, u cầu mà vẫn
khơng ảnh hưởng đến nề nếp hoạt động của Trường.
- Tổ chức khám sàng lọc: Dựa trên thông tin của khám sức khoẻ định kỳ,
chúng tôi tổ chức khám sàng lọc để phát hiện những trường hợp trẻ bị bệnh mãn
tính, di truyền, những trường hợp bị bệnh lạ…, để có hồ sơ theo dõi riêng và đặc
biệt là tổ chức tư vấn cụ thể cho cha mẹ trẻ về cách điều trị, chế độ ăn uống, vui
chơi, vận động, ngủ nghỉ phù hợp để giữ gìn sức khoẻ. Nhóm đối tượng này
được lập danh sách riêng và được tăng cường theo dõi sức khoẻ qua thơng tin

của giáo viên phụ trách nhóm, lớp.
- Tổ chức lập hồ sơ theo dõi sức khoẻ, bệnh tật của tất cả cán bộ, giáo viên
và trẻ trong trường. Phiếu theo dõi sức khoẻ phải đầy đủ thông tin về thể trạng
và sức khoẻ cá nhân, về bệnh sử gia đình. Phiếu sức khoẻ được lưu giữ trên máy
vi tính để thuận tiện cho việc theo dõi, tra cứu, xử lý thơng tin, tổng hợp tình
hình sức khoẻ tồn trường. Bộ hồ sơ theo dõi sức khoẻ của Trường do cán bộ
YTTH trực tiếp quản lý, bảo quản, lưu giữ lâu dài.
- Sau khi khám sức khoẻ định kỳ và hoàn thành phiếu theo dõi sức khoẻ
7


của trẻ, cán bộ YTTH trao đổi thông tin với giáo viên phụ trách nhóm, lớp, với
giáo viên dinh dưỡng để lưu ý những trẻ có vấn đề về sức khoẻ, cần có chế độ
học tập, vui chơi, vận động phù hợp để bảo đảm sức khoẻ, an tồn tính mạng
cho trẻ....Từ thông tin phản hồi của giáo viên phụ trách nhóm, lớp, giáo viên
dinh dưỡng, cán bộ YTTH cập nhật thêm thông tin về sức khoẻ của trẻ để việc
chăm sóc trẻ, tư vấn, hỗ trợ cha mẹ trẻ có hiệu quả.
Tất cả thơng tin về sức khoẻ của trẻ được lưu giữ lâu dài trên hồ sơ và trên
máy tính. Cũng cần lưu ý đội ngũ giáo viên phụ trách nhóm, lớp, giáo viên dinh
dưỡng khơng để lọt những thông tin về sức khoẻ cá nhân của trẻ cho các đối
tượng khác biết, vi phạm việc bảo mật thông tin cá nhân của công dân.
3. Giải pháp 3: Kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
của Ban chăm sóc Sức khoẻ trường học
Ban chăm sóc Sức khoẻ nhà trường là tổ chức tư vấn giúp Hiệu trưởng
theo dõi, quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của
cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường. Chúng tôi tham mưu Trưởng Ban là một
đồng chí lãnh đạo trường, thành viên là một số ngũ giáo viên phụ trách nhóm,
lớp, giáo viên dinh dưỡng, đại diện các tổ chức cơng đồn, chi đoàn giáo viên,
thư ký thường trực là cán bộ YTTH.
Ban Sức khoẻ Trường xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng năm học, cụ

thể đến từng tháng với những hoạt động cụ thể. Trưởng ban phân công nhiệm vụ
cụ thể cho từng thành viên để chủ động trong công việc.
Ban sinh hoạt định kỳ 3 tháng một lần để đánh giá lại toàn bộ hoạt động
của Ban trong quý vừa qua, những thơng tin cơ bản về tình hình chăm sóc, bảo
vệ sức khoẻ, phịng chống dịch bệnh của Trường, xây dựng kế hoạch công tác 3
tháng tiếp theo và phân công công việc cụ thể. Các hoạt động tập thể, đông
người, Ban xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện thuận lợi.
Khi tổ chức các hoạt động lớn (Khám sức khoẻ định kỳ, hoạt động truyền
thông), Ban triệu tập và phân công công việc cho từng thành viên để triển khai
thực hiện.
Trong hoạt động, kiểm tra, đánh giá của Ban, chúng tôi đặc biệt lưu ý việc
đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác YTTH của các nhóm, lớp, các đồn thể,
tổ chức trong trường để có thơng tin bình xét thi đua tập thể, cá nhân cuối học
kỳ và cuối năm học có tác dụng, có sức thuyết phục.
4. Giải pháp 4: Làm tốt cơng tác chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ, giáo
viên và trẻ; Tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ cho cha mẹ trẻ.
Dựa vào kết quả khám sức khoẻ định kỳ hàng năm, cán bộ YTTH thực
hiện công tác chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ, giáo viên, cho trẻ và tư vấn, hướng
dẫn chăm sóc sức khỏe cho cha mẹ trẻ. Để cơng tác tư vấn, chăm sóc sức khoẻ
có hiệu quả, cán bộ YTTH phải thường xuyên học tập, bổ sung kiến thức chuyên
8


mơn, nắm vững đặc tính của các loại bệnh, tính năng, tác dụng của từng loại
thuốc. Ngoài ra, cán bộ YTTH cũng phải học hỏi những vấn đề cơ bản của tâm
lý học lứa tuối để gần gũi, để được người bệnh chia sẻ những điều riêng tư về
sức khoẻ, bệnh tật,... luôn gần gũi, thân thiện, thoải mái với cán bộ, giáo viên,
với trẻ và cha mẹ trẻ để họ bày tỏ hết những vấn đề cá nhân về sức khoẻ, bệnh
tật. Từ đó cán bộ YTTH tư vấn, hướng dẫn đúng, chăm sóc hiệu quả cho đối
tượng tư vấn của mình.

Để chủ động trong bố trí lịch và nâng cao chất lượng công tác tư vấn sức
khỏe, chúng tôi làm “Phiếu đăng ký được tư vấn sức khỏe” dành cho cha mẹ
trẻ (Có mẫu phiếu kèm theo). Thứ Sáu hàng tuần nhân viên YTTH gửi phiếu
đăng ký cho giáo viên phụ trách nhóm, lớp (Mỗi lớp 4-5 phiếu). Trong giờ trả
trẻ chiều thứ Sáu, giáo viên phụ trách nhóm, lớp hỏi cha mẹ trẻ ai cần được tư
vấn, hướng dẫn về sức khỏe cho trẻ thì nhận phiếu, viết các thông tin cần thiết
vào phiếu rồi gửi lại cho giáo viên phu trách nhóm, lớp; Sau giờ trả trẻ, giáo
viên phụ trách nhóm, lóp gửi lại phiếu đăng ký cho nhân viên YTTH. Nhân viên
YTTH tập hợp danh sách cần được tư vấn sức khỏe, nghiên cứu kỹ những nội
dung cần được tư vấn và xếp lịch để tư vấn cho các đối tượng cha mẹ trẻ. Thứ
Hai hàng tuần, nhân viên YTTH báo cho giáo viên phụ trách nhóm, lớp những
trường hợp cần được tư vấn và lịch cụ thể để cha mẹ trẻ biết, sắp xếp thời gian.
Nhờ biện pháp này mà mấy năm qua, công tác tư vấn sức khỏe của trường có
chất lượng, hiệu quả, có lịch sắp xếp hợp lý, khơng ảnh hưởng đến hoạt động
của nhà trường.
5. Giải pháp 5: Phối hợp nhóm lớp tổ chức các hoạt động giáo dục, các
trị chơi vận động, giúp trẻ rèn luyện sức khoẻ, phòng chống bệnh tật.
Ban chăm sóc Sức khoẻ phối hợp với giáo viên, Cơng đồn, Tổ Nữ cơng tổ
chức các hoạt động tập thể để góp phần hình thành ý thức, rèn luyện thói quen
cho trẻ về giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh.
- Tổ chức các cuộc thi giữa các nhóm, lớp về giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ
sinh nhóm, lớp nhằm hình thành hiểu biết, nhận thức và rèn luyện thói quen giữ
vệ sinh cho trẻ.
- Tổ chức các trò chơi vận động phù hợp với độ tuổi, thu hút trẻ tham gia
để rèn luyện sức khoẻ, tăng cường sức đề kháng phòng chống bệnh tật hiệu quả.
- Phối hợp tổ chức các hoạt động tham quan, dã ngoại cho trẻ được trải
nghiệm, làm quen môi trường, vừa nâng cao hiểu biết cho trẻ vừa góp phần rèn
luyện sức khỏe.
- Phát động ký giao ước thi đua “Bé khỏe, bé ngoan” giữa các nhóm lớp
trong trường, với tiêu chí: Giảm tối đa số cháu mắc bệnh, nhất là các bệnh theo

mùa, giảm số ngày nghỉ vì ốm đau, phấn đấu ln giữ nề nếp vệ sinh, giảm tỷ lệ
trẻ suy dinh dưỡng (Cả thể nhẹ cân, thấp cịi và béo phì).
Những hoạt động nêu trên được phối họp lồng ghép vào hoạt động của Ban
9


Sức khoẻ, của giáo viên, của Cơng đồn nên có tác dụng rất thiết thực, bổ ích,
nhẹ nhàng, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà
trường.
6. Giải pháp 6: Làm tốt công tác phối hợp các lực lượng, các tổ chức,
đoàn thể trong hoạt động YTTH.
Với biên chế 01 nhân viên YTTH chăm lo sức khoẻ trẻ và cán bộ, giáo
viên, nếu không biết phối hợp các tổ chức, đoàn thể, lực lượng trong và ngồi
nhà trường thì sẽ khơng thể hồn thành nhiệm vụ. Bước vào giai đoạn mới,
chúng tôi triển khai công tác phối hợp như sau:
- Với Ban chăm sóc Sức khoẻ trường: Là thư ký thường trực Ban Sức
khoẻ, chúng tôi tham mưu cho Trưởng ban về nội dung kế hoạch công tác hàng
năm, hàng quý, hàng tháng; Tham mưu quy chế làm việc nề nếp sinh hoạt của
Ban, tham mưu nội dung các tiêu chí theo dõi, đánh giá, bình xét công tác
YTTH của các lớp, của Trường; Dự thảo các kế hoạch hoạt động tập thể, phân
công công việc các thành viên của Ban,v.v… để Trưởng Ban phê duyệt và triển
khai thực hiện. Có thể nói nội dung cốt lõi của công tác YTTH được đưa vào nội
dung hoạt động của Ban chăm sóc Sức khoẻ Trường.
- Với giáo viên phụ trách nhóm, lớp: Chúng tơi phối hợp với từng giáo
viên phụ trách nhóm, lớp trong cơng tác tun truyền, giáo dục về YTTH, về tổ
chức quản lý, theo dõi tình hình sức khoẻ của trẻ trong lớp; Phối hợp đánh giá
cơng tác giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ của trẻ; Phối hợp tổ chức các chuyên
đề, các hoạt động về YTTH.
- Với các giáo viên dinh dưỡng: Ngoài việc phối hợp trong việc lồng ghép
tuyên truyền, giáo dục về YTTH trong chế độ ăn uống theo mùa, dinh dưỡng

theo độ tuổi, tơi cịn phối hợp với giáo viên dinh dưỡng để theo dõi, nắm bắt
việc ăn uống, sức khoẻ những trẻ có vấn đề về sức khoẻ (Bị tim bẩm sinh,
khuyết tật,...) để có chế độ ăn uống, vui chơi, vận động phù hợp với thể trạng
từng trẻ, nhằm bảo đảm an tồn tuyệt đối tính mạng của trẻ.
- Với tổ chức Cơng đồn: Chúng tơi phối hợp trong công tác tuyên truyền,
giáo dục về YTTH, trong tổ chức lồng ghép các hoạt động tập thể, sinh hoạt các
câu lạc bộ, các phong trào sinh hoạt tập thể để nâng cao ý thức trách nhiệm của
đoàn viên trong việc chăm lo giữ gìn vệ sinh, bảo đảm am tồn thực phẩm, bảo
vệ sức khỏe, phịng chống dịch bệnh cho trẻ.
- Với Ban đại diện cha mẹ trẻ: Phối họp với Ban đại diện để tuyên truyên,
vận động cha mẹ trẻ trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của trẻ; Quản lý trẻ
trong thời gian ở nhà, không để trẻ chơi những nơi tiềm ấn nguy hiểm (Ao hồ,
sông suối, bếp lửa, ổ điện...); Tư vấn cho cha mẹ trẻ các biện pháp phòng chống
dịch bệnh, nhất là các bệnh theo mùa; Trao đổi cụ thể với cha mẹ những trẻ có
vấn đề sức khoẻ khơng bình thường để gia đình có chế độ dinh dưỡng, điều trị,
chăm sóc sức khoẻ trẻ cũng như chế độ vận động, vui chơi, nghỉ ngơi hợp lý.
10


- Với Trung tâm Y tế huyện, Trạm Y tế xã: Chúng tơi phối hợp triển khai
cơng tác phịng chống dịch bệnh, nhất là dịch bệnh theo mùa, tổ chức phối hợp
khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ, giáo viên, học sinh của Trường, phối hợp
điều trị cho trẻ và cán bộ, giáo viên khi phải chuyển tuyến điều trị; Phối hợp để
tư vấn về chăm sóc sức khoẻ cho các đối tượng có vấn đề về sức khoẻ.
Với cách thức phối hợp đó, nhiệm vụ của cán bộ YTTH vừa hồn thành
với khối lượng lớn, vừa có chất lượng và hiệu quả cao.
7. Giải pháp 7: Tham mưu bổ sung trang thiết bị, thuốc men, dụng cụ
y tế, kinh phí hoạt động để nâng cao chất lượng hoạt động phòng Y tế nhà
trường.
Để nâng cao chất lượng hoạt động cơng tác YTTH, khai thác tốt hoạt động

Phịng Y tế, chúng tơi tích cực tham mưu với Hiệu trưởng trong việc bổ sung,
mua sắm cơ sở vật chất trang thiết bị và dụng cụ Phòng Y tế và kinh phí hoạt
động YTTH. Nội dung tham mưu rất cụ thể, thiết thực:
- Mua đủ 02 giường inoc theo tiêu chuẩn đặt trong Phòng Y tế;
- Mua đủ các dụng cụ thiết yếu: ống nghe, cân kiểm tra chiều cao, khối
lượng, máy đo huyết áp,..bàn, ghế, tủ làm việc, máy vi tính để lưu giữ thơng tin;
- Mua tủ thuốc Y tế với cơ số thuốc phù hợp, cấp độ và chất lượng hợp
lý,v.v…,
Chúng tơi cịn tham mưu cho Hiệu trưởng về phương án sử dụng kinh phí
Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể hàng năm được trích lại cho nhà Trường để sử
dụng đúng mục đích, đúng quy định, có hiệu quả thiết thực. Ngồi ra cịn tham
mưu Hiệu trưởng bổ sung kinh phí phục vụ cơng tác YTTH, nhất là kinh phí
phục vụ tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ y tế hàng năm.
Trong sử dụng tủ thuốc y tế, chúng tôi lựa chọn cơ số thuốc thông thường,
phù hợp. Đặc biệt các bệnh theo mùa để kịp thời sơ cứu ban đầu, đáp ứng nhu
cầu khi có dịch bệnh xảy ra. Chúng tơi cùng đề cao việc sử dụng thuốc nam
trong điều trị, nhất là trong điều kiện trường đóng ở địa bàn có nhiều loại dược
liệu quý, khắc phục thói quen lạm dụng thuốc tây đang xẩy ra khá phổ biến
trong một bộ phận cán bộ, giáo viên và cha mẹ trẻ.
8. Giải pháp 8: Tham mưu đối mới công tác quản lý, đánh giá hoạt
động thi đua về YTTH.
Để nâng tầm hoạt động và ảnh hưởng của công tác YTTH trong Trường,
chúng tôi tham mưu cho Hiệu trưởng các nội dung thi đua gắn với công tác
YTTH nhằm mục tiêu thúc đẩy việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục của
Trường. Nội dung tham mưu đi vào các tiêu chí cụ thể như sau:
- Tham mưu cho Hiệu trưởng các tiêu chí thi đua nhằm thúc đẩy công tác
YTTH (Số trẻ đạt “Bé khỏe, bé ngoan” các lớp; Tỷ lệ chuyên cần của trẻ, số
11



buổi nghỉ học của trẻ các nhóm lớp vì lý do sức khoẻ; Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng
của các nhóm, lớp; Lớp có chất lượng sức khoẻ, chất lượng vệ sinh tốt,...) triển
khai để các giáo viên phụ trách nhóm, lớp đăng ký thi đua đầu năm, Hội đồng
thi đua đánh giá xếp loại cuối học kỳ, cuối năm học.
- Tham mưu cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức
khoẻ trẻ dựa vào kết quả theo dõi, đánh giá sức khoẻ trẻ các nhóm, lớp. Đánh
giá sự đóng góp của giáo viên phụ trách nhóm, lớp, giáo viên dinh dưỡng, các tổ
chức đồn thể trong cơng tác YTTH.
- Tham mưu hình thức, cách thức đánh giá, khen thưởng động viên những
tập thể điển hình, những gương tiêu biểu trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ
có kết quả tốt.
IV. Những kết quả đạt được
Sau 3 năm học kiên trì thực hiện các giải pháp nêu trên, công tác YTTH
của Trường đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận.
- Số lượng trẻ nghỉ học vì lý do sức khoẻ, số trẻ mắc bệnh thông thường, số
trẻ phải chuyển lên tuyến trên điều trị,v.v... ngày càng giảm, nâng tỷ lệ trẻ
chuyên cần, ổn định sỹ số và nền nếp đi học hàng tuần, hàng tháng.
Biểu 2: Tổng hợp tình hình theo dõi sức khỏe của trẻ năm học 2020-2021

TT

Năm học

Tổng số
trẻ

Số trẻ
được
khám SK
định kỳ


Số trẻ
được tư
vấn SK

Số trẻ
được
chăm sóc
SK tại
trường

Số trẻ
phải
chuyển đi
các cơ sở
y tế điều
trị

1
2
3
Cộng

- Chất lượng chăm sóc giáo dục của Trường ngày càng chuyển biến, tiến
bộ, đặc biệt tỷ lệ trẻ đạt “Bé khỏe, bé ngoan”, trẻ có sức khỏe kênh A ngày càng
tiến bộ vững chắc, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (Thể nhẹ cân, thể thấp cịi, thể béo
phì) ngày càng giảm, tạo nên uy tín của Trường trong cha mẹ trẻ, nhân dân và
các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Nam Đàn.

12



Biểu 3: Thống kê một số kết quả chăm sóc giáo dục trẻ năm học 2020 - 2021

TT

Năm học

Số trẻ
đạt
BKBN

Tỷ lệ
(%)

Số trẻ
đạt sức
khỏe
kênh A

Tỷ lệ
(%)

Số trẻ bị
SDD

Tỷ lệ
(%)

1

2
3
Cộng:

IV. Bài học kinh nghiệm.
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Đánh giá hiệu quả của việc thực hiện các giải pháp về YTTH đã áp dụng.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên đã góp phần thay đổi về chất
của cơng tác YTTH của Trường Mầm non, huyện Nam Đàn. Chất lượng chăm
sóc, bảo vệ sức khoẻ, khám và điều trị, phòng chống dịch bệnh cho cán bộ, giáo
viên, cho trẻ tiến bộ cả về số lượng và chất lượng, hiệu quả.
- Những kết quả tiến bộ của cơng tác YTTH đã góp phần thúc đẩy nâng
cao chất lượng chăm sóc giáo dục của Trường. Cán bộ, giáo viên, học sinh có
sức khỏe tốt để thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”.

- Qua việc chăm lo cơng tác YXTH đã góp phần nâng cao, gắn kết hơn sự
phối hợp các tổ chức, lực lượng trong và ngồi nhà trường cùng chăm lo cơng
việc chung. Nhà trường gắn kết hơn với địa phương, với các cơ quan y tế của
huyện và xã.
- Qua hoạt động YTTH đã nâng cao trình độ, năng lực hoạt động thực tiễn
13


của đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường, đặc biệt là việc tổ chức các hoạt động
tập thể, các sinh hoạt chuyên đề.
- Mặc dù là công tác “Hậu cần” nhưng cơng tác YTTH đã góp phần nâng
cao vị thế và ảnh hưởng của Trường Mầm non với cán bộ, nhân dân địa phương
và các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Nam Đàn.
2. Một vài thu hoạch bước đầu trong công tác YTTH qua việc thực
hiện thành công các giải pháp.
- Nhân viên YTTH phải thực sự say sưa, tâm huyết trước trọng trách chăm
sóc, bảo vệ sức khoẻ của cán bộ, giáo viên, học sinh để từ đó chủ động, sáng tạo
trong cơng tác tham mưu, trong xây dựng kế hoạch và triến khai thực hiện nhằm
hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Phải biết dựa vào sức mạnh tập thể, biết huy động và phát huy sức mạnh
của tập thể lãnh đạo, cán bộ, giáo viên nhà trường trong việc thực hiện các mục
tiêu cao cả của cơng tác YTTH.
- Phải kiên trì, bền bỉ, sáng tạo thực hiện phương châm xã hội hố cơng tác
YTTH nhằm tạo sức mạnh và nguồn lực đảm bảo ngày càng tốt hơn, hiệu quả
hơn.
3. Một số kiến nghị, đề xuất.
+ Đối với Phòng Giáọ dục và Đào tạo:
Để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác chăm sóc sức khỏe
cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh các trường học nói chung, cơng tác
y tế trường học nói riêng, chúng tơi xin nêu các kiến nghị như sau:

- Một là: Hàng năm, Phòng Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp với Phòng Y
tế, Trung tâm Y tế huyện tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ y tế trường học
các đơn vị trực thuộc để giúp nâng cao nhận thức, bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật
thơng tin về tình hình dịch bệnh, thơng tin về các loại thuốc phịng, chống bệnh
dịch trong nhà trường để cán bộ YTTH nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác.
- Hai là: Phịng Giáo dục và Đào tạo cần quy định các chỉ tiêu liên quan
đến công tác y tế trường học (Tỷ lệ tham gia bảo hỉểm y tế, tỷ lệ trẻ chuyên cần,
tỷ lệ học sinh mắc bệnh, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng,...) vào chỉ tiêu thi đua hàng
năm để các trường học ngày càng chăm lo hơn đến công tác YTTH.
- Ba là: Phịng Giáo dục và Đào tạo cần có quy định rõ tỷ lệ kinh phí tối
thiểu hàng năm (Trong tổng kinh phí được cấp) của mỗi trường học dành chi cho
công tác YTTH để phục vụ việc mua sắm trang thiết bị, thuốc men, vật dụng và
các hoạt động thiết yếu khác liên quan đến YTTH, nhằm tạo điều kiện để cơ sở
chăm lo ngày càng tốt hơn cho công tác YTTH.
Những giải pháp chúng tôi áp dụng 3 năm học vừa qua là thực tiễn ở
Trường Mầm non, nó khơng có gì q phức tạp, cao siêu, xa vời mà rất thực tế,
14


sát với điều kiện của nhiều trường Mầm non trong huyện, trong tỉnh. Chúng tôi
đã làm được và làm tốt, có hiệu quả thì tin chắc rằng các trường bạn cũng thực
hiện thành công.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc “Nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác y tế học đường, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo
dục trẻ ở Trường Mầm non” với tính chất là những kinh nghiệm cá nhân nên sẽ
cịn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự quan tâm, góp ý kiến của Hội đồng khoa
học./.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

15



16



×