Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Bài tập vật lí 6 học kì 1 cực hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.77 KB, 24 trang )

BÀI TẬP 6_ HỌC KÌ 1

Chương I: Cơ học
CHỦ ĐỀ I
ĐO ĐỘ DÀI - ĐO THỂ TÍCH –
ĐO THỂ TÍCH CỦA VẬT RẮN KHƠNG THẤM NƯỚC.
I. TĨM TẮT LÍ THUYẾT
1. Đo một đại lượng.
- Khái niệm: đo một đại lượng (Độ dài, thể tích) là so sánh đại lượng đó với đại lượng cùng loại được chọn
làm đơn vị.
- Đơn vị chính để đo độ dài là mét, kí hiệu là: m.
- Đơn vị chính để đo thể tích là mét khối , kí hiệu là m3.
2. Dụng cụ đo:
- Dụng cụ thường dùng để đo độ dài là thước mét, thước kẻ, thước dây, thước cuộn...
- Dụng cụ thường dùng để đo thể tích là bình chia độ, các loại ca đong, các loại chai lọ, ca, cốc đã biết trước
dung tích.
3. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo.
- Giới hạn đo( GHĐ) là giá trị lớn nhất mà dụng cụ có thể đo trong một lần đo.
- Độ chia nhỏ nhất(ĐCNN) là giá trị nhỏ nhất mà dụng cụ có thể đo ( Là giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp
trên dụng cụ đo).
* Chú ý:
Đối với những ca đong hoặc các chai lọ.... đã biết trước dung tích thì đó cũng chính là GHĐ và ĐCNN của
dụng cụ đó.
4. Sai số khi đo.
- Mỗi phép đo đều có sai số.
- Nguyên nhân của những sai số là: Do dụng cụ đo, do người đo.
- Để giảm bớt sai số khi đo cần:
+ Chọn dụng cụ thích hợp.
+ Tuân thủ theo đúng quy tắc đo.
+ Đo ít nhất 3 lần và lấy giá trị trung bình cộng của các kết quả đo được.
5. Chọn dụng cụ đo thích hợp.


- Người ta thường chọn dụng cụ đo có GHĐ lớn hơn giá trị đo một chút để chỉ phải đo một lần.
Hoặc: Chọn dụng cụ đo có GHĐ khơng q nhỏ( So với giá trị cần đo) để phải đo ít lần nhất .
- Chọn dụng cụ đo có ĐCNN phù hợp tuỳ theo yêu cầu đo chính xác trong từng trường hợp đo cụ thể . Muốn
đo tới đơn vị đo nào , người ta chọn dụng cụ đo có ĐCNN bằng đơn vị đo đó.
- Chọn dụng cụ đo phù hợp với cách đo, hoặc phù hợp với hình dáng đối tượng cần đo.
6. Cách đo.
trang 1


BÀI TẬP 6_ HỌC KÌ 1
- Quy tắc đo độ dài:
+ Ước lượng độ dài cần đo.
+ Chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
+ Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.
+ Đặt mắt nhín theo hướng vng góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
+ Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
- Quy tắc đo thể tích chất lỏng.
+ Ước lượng thể tích cần đo.
+ Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
+ Đặt bình chia độ thẳng đứng.
+ Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.
+ Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
- Quy tắc đo thể tích của vật rắn khơng thấm nước.
+ Thả chìm vật rắn vào chất lỏng đựng trong bình chia độ.Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích
của vật.
+ Khi vật rắn khơng bỏ lọt bình chia độ thì thả chìm vật đó vào bình tràn. Thể tích phần chất lỏng tràn ra
bằng thể tích của vật.
II. BÀI TẬP
A. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Dụng cụ dùng để đo độ dài là gì? Giới hạn đo của thước là gì? Độ chia nhỏ nhất của thước là gì?

Câu 2. Hãy trình bày các bước đo độ dài?
Câu 3. Hãy kể tên một số loại thước đo độ dài mà em biết. Tại sao người ta lại sản xuất nhiều loại thước khác
nhau như vậy?
Câu 4. Xác định ĐCNN của dụng cụ đo và ghi kết quả đo của bút chì

(H1)
Câu 5. Các kết quả đo độ dài trong ba bài báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau:
a) L1= 20,2 cm
a) L2= 19,5 cm
b) L3= 18,04cm
Câu 6. Kể tên các dụng cụ đo thể tích chất lỏng? Trình bày cách đo thể tích chất lỏng?
Câu 7. Tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống dưới đây:
360cc = ……………………..lít = ……………………………….m3
1200cm3 = …………………..dm3 = …………………………….m3
4,1 lít = ……………………..dm3 = …………………………….m3.
320 cm3 = …………………. lít = ………………………………m3.
trang 2


BÀI TẬP 6_ HỌC KÌ 1
Câu 8. Xác định ĐCNN của dụng cụ đo và ghi kết quả đo của mực nước ở trong bình chia độ.

Câu 9. Các kết quả đo thể tích trong hai bản báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau:
a) V1= 25,8cm3

b) V2= 15,5cm3

Câu 10. Trình bày cách đo thể tích vật rắn khơng thấm nước dùng bình chia độ?
Câu 11. Trình bày cách đo thể tích vật rắn khơng thấm nước dùng bình tràn?
Câu 12. Cho một bình chia độ, một quả trứng ( khơng bỏ lọt bình chia độ), một cái bát, một cái đĩa và nước.

Hãy tìm cách xác định thể tích quả trứng.
Câu 13. Hãy dùng bình chia độ và tìm cách để đo thể tích của một quả bóng bàn.
Câu 14. Một bình chia độ đang chứa 100ml nước, thả một hịn đá thì mực nước dâng lên 150ml, tiếp tục thả
2 quả cân thì nước trong bình dâng lên đến 210ml. Hãy tính:
a) Thể tích hịn đá?
b) Thế tích một quả cân?
B. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để có câu hồn chỉnh: Khi đo độ dài cần chọn thước có giới hạn
đo và……thích hợp.
A. Độ chia nhỏ nhất.

B. Độ dài.

C. Vạch chia

D. Độ chia

Câu 2. Giới hạn đo (GHĐ) của thước là:
A. Độ dài giữa 2 vạch liên tiếp trên thước
B. Khoảng cách tính từ đầu thước đến cuối thước
C. Độ dài lớn nhất ghi trên thước
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 3. Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là gì?
A. Là khoảng cách giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước
B. Khoảng cách tính từ đầu thước đến cuối thước
C. Là độ dài lớn nhất được ghi trên thước
D. Cả A,B,C đều sai
Câu 4. Nguyên nhân gây ra kết quả sai trong khi đo là:
A. Một đầu của vật không đặt đúng vach chia của thước
B. Đặt thước không song song và cách xa vật đo.

trang 3


BÀI TẬP 6_ HỌC KÌ 1
C. Đặt mắt nhìn lệch.
D. Cả ba nguyên nhân trên.
Câu 5. Trước khi đo độ dài của một vật ta nên ước lượng giá trị cần đo để:
A. Chọn dụng cụ đo thích hợp nhằm tránh sai số trong khi đo.
B. Chọn dụng cụ đo có GHĐ lớn hơn vật cần đo để chỉ cần thực hiện một lần đo.
C. Chọn dụng cụ đo có GHĐ nhỏ hơn vật cần đo thực hiện nhiều lần đo.
D. Có thể chọn nhiều dụng cụ đo khác nhau tùy ý.
Câu 6. Kết quả đo chiều dài của một tờ giấy được ghi là 21,2cm. Thước đo đã dùng có độ chia nhỏ nhất là
bao nhiêu?
A. 0,1 cm

B. 0,1 mm

C. 0,3 mm

D. 0,3 cm

Câu 7. Một học sinh dùng thước đo độ dài có ghi độ chia nhỏ nhất là 1cm để đo độ chiều dài lớp họ
A. 500,0cm.

B. 50dm

C. 5m

D. 500cm.


Câu 8. Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều dài sân trường em?
A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.
B. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.
C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.
D. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.
Câu 9. Bạn Hoa dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 0,2cm để đo độ dài cuốn vở. Trong các cách ghi kết quả
đo dưới đây, cách ghi nào là đúng?
A. 18,0cm

B. 18cm

C. 17cm

D. 180mm

Câu 10. Bạn An dùng thước có ĐCNN là 1cm để đo chiều dài lớp học. Cách ghi kết quả nào sau đây khơng
đúng?
A. 88,8dm

B. 888,0cm

C. 8,88m

D. 888cm

C. Bình tràn

D. Cân

Câu 11. Dụng cụ nào dùng để đo thể tích chất lỏng?

A. Thước

B. Bình chia độ

Câu 12. Khi đo thể tích chất lỏng cần:
A. Đặt mắt nhìn ngang với độ cao với mực chất lỏng trong bình.
B. Đặt bình chia độ nằm ngang.
C. Đặt mắt nhìn xiên với độ cao với mực chất lỏng trong bình.
D. Đặt mắt nhìn vng góc với độ cao với mực chất lỏng trong bình.
Câu 13. Đơn vị đo thể tích thường dùng là
A. Mét (m).

B. Kilơgam (kg).

C. Mét khối (m3) và Lít (l).

D. Mét vng (m2).

Câu 14. Trên mỗi lon nước ngọt có ghi 330 ml. Số liệu này có nghĩa là:
A. Dung tích lon là 330 ml.
B. Lượng nước ngọt chứa trong lon là 330 ml.
C. Thể tích lon là 330 ml.
trang 4


BÀI TẬP 6_ HỌC KÌ 1
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 15. Đơn vị nhỏ nhất để đo thể tích của chất lỏng là c
A. 1 cc =...


B. 1 ml

C. 0,001 lít

D. 1 cm3

E. Cả A, B, C đều đúng
Câu 16. Trong các cách ghi kết quả đo với bình chia độ có độ chia tới 0,5cm3 sau đây, cách ghi nào là đúng:
A. 6,5cm3

B. 16,2cm3.

C. 16cm3

D. 6,50cm3.

Câu 17. Khi sử dụng bình chia độ để đo thể tích của một vật thì cơng việc nào dưới đây là khơng cần thiết?
A. Ước lượng thể tích cần đo.
B. Chọn bình chia độ có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất thích hợp.
C. Điều chỉnh số 0.
D. Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định.
Câu 18. Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,8 lít:
A. Bình 1000ml có vạch chia tới 10ml.
B. Bình 100ml có vạch chia tới 5ml.
C. Bình 500ml có vạch chia tới 1ml.
D. Bình 1000 ml có vạch chia tới 5ml
Câu 19. Trên một bình chia độ có ghi cm3. Chỉ số bé nhất và lớn nhất là 0 và 400 người ta đếm tất cả có 40
vạch chia độ. Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ nói trên là:
A. 10 cm3.


B. 100 cm3

C. 40 cm3

D. 400cm3

Câu 20. Chọn câu trả lời đúng nhất. Nếu trên can nhựa chỉ thấy ghi 3 lít, thì có nghĩa là:
A. Can chỉ nên dùng đựng tối đa 3 lít.
B. ĐCNN của can là 3 lít
C. GHĐ của can là 3 lít
D. Cả ba phương án A, B, C đều đúng.
Câu 21. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn khơng thấm nước thì người ta xác định thể
tích của vật bằng cách:
A. Đo thể tích bình tràn.
B. Đo thể tích bình chứa.
C. Đo thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứA.
D. Đo thể tích nước cịn lại trong bình.
Câu 22. Bình chia độ trong thí nghiệm đo thể tích của vật rắn khơng thấm nước và khơng bỏ lọt vào bình
chia độ, dùng để đo thể tích của
A. Nước trong bình tràn khi chưa thả vật rắn vào.
B. Nước cịn lại trong bình tràn sau khi thả vật rắn vào.
C. Nước tràn vào bình chứA.
D. Nước cịn lại trong bình tràn sau khi đã thả.
trang 5


BÀI TẬP 6_ HỌC KÌ 1
Câu 23. Khi vật rắn khơng bỏ lọt bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng
tràn ra:
A. lớn hơn thể tích của vật.


B. bằng thể tích của vật.

C. nhỏ hơn thể tích của vật.

D. bằng một nửa thể tích của vật.

Câu 24. Để đo thể tích của vật rắn khơng thấm nước và có thể chìm hồn tồn trong nước chỉ cần
A. Một bình chia độ bất kì.
B. Một bình tràn.
C. Một bình chia độ có kích thước sao cho vật rắn có thể bỏ lọt vào bình.
D. Một ca đong.
Câu 25. Để có thể tích của hịn sỏi cỡ 15cm3, bình chia độ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Bình có GHĐ 250ml và ĐCNN 10ml.

B. Bình có GHĐ 150ml và ĐCNN 5ml.

C. Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN 2ml.

D. Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN 1ml.

Câu 26. Cơng thức tính thể tích của vật rắn khi đo bằng bình chia độ:
A. Vrắn = V lỏng - rắn - Vlỏng

B. Vrắn = V lỏng + rắn - Vlỏng

C. Vrắn = V lỏng - rắn + Vlỏng

D. Vrắn = V lỏng + rắn+ Vlỏng


Câu 27. Người ta dùng 1 bình chia độ ghi tới cm3 chứa 20 cm3 nước để đo thể tích của 1 hịn đá. Khi thả hịn
đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 55cm3. Thể tích của hịn đá là:
A. 86cm3

B. 31cm3

C. 35cm3

D. 75cm3

Câu 28. Một bình tràn chỉ có thể chứa nhiều nhất là 100cm3nước, đang đựng 60cm3 nước. Thả một vật rắn
khơng thấm nước vào bình thì thấy thể tích nước tràn ra khỏi bình là 30cm3. Thể tích của vật rắn bằng bao
nhiêu?
A. 40cm3
B. 90cm3
C. 70cm3
D. 30cm3
Câu 29. Một bình chia độ có GHĐ 100cm3 và ĐCNN 1cm3 chứa nước tới vạch số 50. Khi thả vào bình một
hịn phấn viết bảng thì nước dâng lên tới vạch 58. Thể tích của viên phân bằng bao nhiêu?
A. 8cm3.

B. 58cm3

C. 50cm3.

D. Cả ba phương án trên đều sai.
CHỦ ĐỀ II
KHỐI LƯỢNG - ĐO KHỐI LƯỢNG

I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Đơn vị đo.
- Đơn vị chính để đo khối lượng là ki lơ gam , kí hiệu là: kg.
2. Dụng cụ đo.
- Dụng cụ thường dùng để đo khối lượng là các loại cân: Cân Rôbecvan, cân tạ, cân đòn, cân đồng hồ, cân y
tế.
trang 6


BÀI TẬP 6_ HỌC KÌ 1
3. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo.
- GHĐ, ĐCNN của cân( Xem phần GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo phần chủ đề 1)
* Chú ý: Đối với cân GHĐ là tổng giá trị của tất cả các quả cân kèm theo cân.
ĐCNN là giá trị của quả cân nhỏ nhất kèm theo cân.
4. Sai số khi đo. (Xem phần sai số khi đo của dụng cụ đo phần chủ đề 1)
5.Chọn dụng cụ đo thích hợp. (Xem phần chọn dụng đo thích hợp phần chủ đề 1).
6. Cách đo.
- Quy tắc đo khối lượng của vật bằng cân Rôbecvan.
+ Ước lượng khối lượng của vật đem cân.
+ Chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
+ Điều chỉnh cho địn cân nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa bảng chia độ.
+ Đặt vật đem cân lên một đĩa cân. Đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp sao cho
địn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ.
+ Tính tổng khối lượng các quả cân ta được khối lượng của vật đem cân.
II. BÀI TẬP
A. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Khối lượng của 1 vật cho ta biết điều gì? Dụng cụ nào dùng để đo khối lượng?
Câu 2. Trên túi đường có ghi 400g con số đó cho ta biết điều gì?
Câu 3. Tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống dưới đây:
+ 130 kg = ……………………g = ………………………………..tạ.
+ 2,5 tấn = …………………..tạ = …………………………………kg.

+ 250mg = ………………….kg = ………………………………..yến.
+ 45,3 tạ = ………………….kg = ………………………………..mg.
Câu 4. Có một cái cân đồng hồ đã cũ và khơng cịn chính xác. Làm thế nào có thể cân chính xác khối lượng
của một vật nếu cho phép dùng thêm một quả cân?
Câu 5. Một cân đĩa thăng bằng khi:
a) Ở đĩa cân bên trái có 3 gói kẹo, ở đĩa cân bên phải có các quả cân 200g, 50g, 20g, 20g và 10g
b) Ở đĩa cân bên trái có 7 gói kẹo, ở đĩa cân bên phải có 2 gói bột sữa
Hãy xác định khối lượng của 1 gói kẹo, 1 gói sữa bột. Cho biết các gói kẹo có khối lượng bằng nhau, các
gói sữa bột có khối lượng bằng nhau.
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Khối lượng của một vật là gì?
A. Chỉ lượng chất chứa trong vật

B. Chỉ thể tích chứa trong vật

C. Cả A,B đều đúng

D. Cả A,B đều sai.

Câu 2. Dụng cụ nào dùng để đo khối lượng của một vật?
A. Thước dây

B. Cái cân

C. Bình chia độ

Câu 3. Đơn vị đo khối lượng hợp pháp của nước Việt Nam là:
A. tấn (kí hiệu: t)
trang 7


B. miliam (kí hiệu: mg)

D. Thước thẳng


BÀI TẬP 6_ HỌC KÌ 1
C. kílơgam (kí hiệu: kg)

D. gam (kí hiệu: g)

Câu 4. Bộ phận nào sau đây không phải là bộ phận của cân Rô- béc- van?
A. Kim cân

B. Địn cân

C. Con mã

D. Xích cân

Câu 5. Dùng cân Rơ béc van có địn cân phụ để cân một vật. Khi cân thăng bằng thì khối lượng của vật bằng:
A. giá trị của số chỉ của kim trên bảng chia độ
B. giá trị của số chỉ của con mã trên đòn cân phụ
C. tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa
D. tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa cộng vớ giá trị của số chỉ của con mã.
Câu 6. Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thơng trên có ghi 10T. Số 10T có ý nghĩa gì?
A. Xe trên 10 tấn mới được phép qua cầu
B. Cầu đó có khối lượng 10T
C. Xe trên 10 tạ không được phép qua cầu
D. Xe trên 10T không được phép qua cầu
Câu 7. Trên vỏ một hộp bánh có ghi 700g. Số liệu đó chỉ

A. thể tích của cả hộp bánh.

B. thể tích của bánh trong hộp.

C. khối lượng của cả hộp bánh.

D. khối lượng của bánh trong hộp.

Câu 8. Một cái cân có ĐCNN là 0,1g. Kết quả nào sau đây chỉ đúng khi sử dụng chiếc cân đó để thực hành
đo khối lượng của một vật nặng?
A. 12,4g

B. 12,40g

C. 12,04g

D. 12g

Câu 9. GHĐ của cân Rô béc van là:
A. khối lượng của một quả cân nhỏ nhất có trong hộp.
B. khối lượng của một quả cân lớn nhất có trong hộp.
C. tổng khối lượng các quả cân có trong hộp.
D. tổng khối lượng các quả cân lớn nhất có trong hộp.
Câu 10. ĐCNN của cân Rô béc van là:
A. khối lượng của quả cân nhỏ nhất có trong hộp.
B. khối lượng của quả cân lớn nhất có trong hộp.
C. tổng khối lượng các quả cân có trong hộp
D. hiệu khối lượng của quả cân lớn nhất và quả cân nhỏ nhất có trong hộp.
CHỦ ĐỀ III
LỰC, HAI LỰC CÂN BẰNG - TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG LỰC- TRỌNG LỰC, ĐƠN VỊ

LỰC.
I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Lực.
- Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
- Mỗi lực đều có ba yếu tố: Điểm đặt, hướng( phương,chiều), độ lớn.

trang 8


BÀI TẬP 6_ HỌC KÌ 1
- Kết quả tác dụng lực: Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc hoặc làm cho
vật bị biến dạng.
- Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, có cường độ bằng nhau, có cùng phương, nhưng có
chiều ngược nhau. Nếu hai lực cân bằng tác dụng vào một vật đang đứng n thì nó vẫn tiếp tục đứng n.
- Đo lực bằng lực kế.
2.Trọng lực.
- Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật đó.
- Trọng lượng là cường độ của trọng lực.
* Chú ý: Trọng lượng của một vật phụ thuộc vào vị trí của vật trên trái đất, chẳng hạn khi lên cao thì trọng
lượng của vật giảm, trên mặt trăng trọng lượng của vật giảm gần 6 lần so với ở trái đất.
A. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Lực là gì? Thế nào là 2 lực cân bằng?
Câu 2. Trong trường hợp hai đội kéo co kéo với lực bằng nhau, em hãy nêu các lực cân bằng tác dụng vào
dây và phương, chiều của chúng.
Câu 3. Nêu kết quả tác dụng của lực
Câu 4. Có những sự biến đổi chuyển động nào?
Câu 5. Hãy nêu một ví dụ chứng tỏ lực tác dụng lên vật làm vật biến dạng, 1 ví dụ chứng tỏ lực tác dụng lên
vật làm vật biến đổi chuyển động, 1 ví dụ chứng tỏ lực tác dụng lên vật làm vật vừa bị biến dạng, vừa bị biến
đổi chuyển động?
Câu 6. Hiện tượng gì chứng tỏ rằng trong khi một quả cầu đang bay lên cao thì ln ln có một lực tác

dụng lên quả cầu?
Câu 7. Nêu kết quả tác dụng của lực?
Câu 8. Trọng lực là gì? Phương chiều của trọng lực ? Trọng lượng là gì ?
Câu 9. Một quả nặng có khối lượng 300 g được treo dưới một sợi dây mềm. Biết quả nặng đứng yên.
a) Hỏi quả nặng chịu tác dụng của những lực nào?
b) Những lực đó có đặc điểm gì?
c) Nêu phương, chiều và độ lớn của những lực đó?
Câu 10. Hãy mơ tả một hiện tượng thực tế, trong đó ta thấy trọng lực tác dụng lên một vật bị cân bằng bởi
một lực khác.
B. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Dùng các từ thích hợp để điền vào chỗ trống: Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác
dụng vào quả tạ một ……..
A. Lực nâng

B. Lực đẩy

C. Lực uốn

Câu 2. Từ “lực” trong câu nào dưới đây chỉ sự kéo hoặc đẩy?
A. Lực bất lòng tâm
B. Lực lượng vũ trang cách mạng là vô địch
C. Học lực của bạn Xuân rất tốt
D. Bạn học sinh yếu quá, không đủ lực để nâng nổi một đầu bàn học
trang 9

D. Lực kéo


BÀI TẬP 6_ HỌC KÌ 1
Câu 3. Cơng việc nào dưới đây không cần dùng đến lực?

A. Xách 1 xô nước

B. Nâng một tấm gỗ.

C. Đọc một trang sách.

D. Đẩy 1 chiếc xe.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực
B. Nếu chỉ có 2 lực tác dụng vào một vật mà vật vẫn đứng yên, thì 2 lực đó là 2 lực cân bằng.
C. Hai lực cân là 2 lực mạnh như nhau, cùng phương nhưng ngược chiều, cùng tác dụng vào một vật.
D. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật thì 2 lực đó là hai lực cân bằng.
Câu 5. Hai lực nào trong các trường hợp sau đây là hai lực cân bằng?
A. Lực mà sợi dây thun tác dụng vào tay ta và lực mà tay ta tác dụng vào dây thun khi ta kéo căng dây.
B. Hai lực mà ngón tay cái và ngón tay trỏ ép vào hai đầu lò xo bút bi, khi ta ép lò xo bút bi lại.
C. Lực mà vật nặng treo vào dây tác dụng vào dâyvà lực mà dây tác dụng vào vật nặng.
D. Hai em bé có cân nặng bằng nhau, ngồi ở hai đầu của một cái bập bênh.
Câu 6. Hai cặp lực nào dưới đây là hai lực cân bằng?
A. Lực mà tay người bắt đầu kéo một gầu nước lên và trọng lượng của gầu nước
B. Cân một túi đường bằng cân Rôbecvan. Cân thăng bằng. Trọng lượng của túi đường và của các quả cân
ở đĩa cân bên kia là hai lực hai cân bằng?
C. Lực mà một người tập thể dục kéo một dây lò xo và lực mà dây lò xo kéo lại tay người.
D. Lực mà hai em bé đẩy vào hai bên cánh cửa và cánh cửa khơng quay.
Câu 7. Lực có thể gây ra cho vật những kết quả nào?
A. Biến đổi chuyển động

B. Biến dạng

C. Chuyển động và biến dạng


D. Biến đổi chuyển động và biến dạng

Câu 8. Lực không gây ra tác dụng nào trong các tác dụng sau đây?
A. Làm cho vật chuyển động nhanh lên.
B. Làm cho vật chuyển động chậm lại.
C. Làm cho vật biến dạng.
D. Làm cho vật chuyển động.
Câu 9. Chọn câu trả lời đúng. Lực là nguyên nhân làm cho vật:
A. đang chuyển động thẳng đều thì chuyển dộng nhanh lên.
B. đang chuyển động thẳng, thì chuyển động cong.
C. đang chuyển động thẳng đều thì tiếp tục chuyển động thẳng đều
D. đang chuyển động thẳng thì dừng lại.
Câu 10. Khi muốn thuyền ra xa bờ, người trên thuyền dùng cây sào tre chống vào bờ và đẩy mạnh cây sào.
Kết luận nào sau đây là sai?
A. Người dùng sào đẩy bờ một lực thì ngược lại bờ cũng đẩy sào và người một lực
B. Chính lực đẩy của bờ lên sào và thơng qua sào đã đẩy người và thuyền rời bến.
C. Lực do người đẩy bờ (thơng qua cây sào) có tác dụng làm bờ biến dạng.
trang 10


BÀI TẬP 6_ HỌC KÌ 1
D. Lực do người đẩy bờ (thông qua cây sào) không gây tác dụng nào cho bờ cả.
Câu 11. Khi một quả bóng cao su đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng đó sẽ
gây ra những kết quả gì?
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng
B. Chỉ làm biến dạng quả bóng
C. Khơng làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng
D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó.

Câu 12. Một học sinh thả một quả bóng từ trên cao xuống và nhận thấy quả bóng càng rơi, càng chuyển động
nhanh lên. Hỏi phát biểu nào sau đây của học sinh này là đúng?
A. Quả bóng khơng cịn chịu tác dụng của lực nào vì tay ta đã thả quả bóng ra
B. Quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này chỉ có thể là lực của tay ta
C. Quả bóng là một vật nặng nên giống như mọi vật nặng khác, khi được thả ra từ trên cao, đều rơi xuống
nhanh dần, dù không chịu tác dụng của lực nào
D. Quả bóng đã được thả ra nên khơng cịn chịu tác dụng của lực tay. Tuy nhiên quả bóng rơi nhanh dần
nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này
Câu 13. Trọng lực là gì?
A. Là sự kéo, đẩy của vật này lên vật khác
B. Là sự thay đổi hình dạng của một vật.
C. Là lực hút của Trái Đất lên mọi vật.
D. Là lực hút của vật này lên vật khác
Câu 14. Lực có đơn vị đo là gì?
A. Kilogam (kg)

B. Mét (m)

C. Niutơn (N)

D. Mét khối (m3)

Câu 15. Trọng lực có phương, chiều như thế nào?
A. Phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất.
B. Phương nằm ngang, chiều hướng về phía Trái Đất.
C. Phương nằm xiên, chiều hướng lên trên.
D. Phương thẳng đứng, chiều hướng ra xa Trái Đất.
Câu 16. Trọng lượng của một vật có khối lượng 20 kg là:
A. 0,2 N


B. 200 N

C. 0,02 N

Câu 17. Chỉ có thể nói về trọng lực của vật nào sau đây?
A. Trái Đất

B. Mặt trăng

C. Mặt trời

D. Hòn đá trên mặt đất.

Câu 18. Nếu so sánh một quả cân 1 kg và một tập giấy 1 kg thì:
A. tập giấy có khối lượng lớn hơn
B. quả cân có trọng lượng lớn hơn
C. quả cân và tập giấy có trọng lượng bằng nhau
trang 11

D. 2 N


BÀI TẬP 6_ HỌC KÌ 1
D. quả cân và tập giấy có thể tích bằng nhau
Câu 19. Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là không do tác dụng của trọng lực?
A. Hòn đá lăn từ trên triền núi xuống chân núi.
B. Thác nước đổ từ trên cao xuống.
C. Mưa rơi xuống đất.
D. Khơng có trường hợp nào trong các trường hợp A, B,C
Câu 20. Một hộp phấn nằm yên trên bàn. Hỏi hộp phấn có chịu tác dụng của lực nào không?

A. Không chịu tác dụng của lực nào.
B. Chịu tác dụng của trọng lực và lực đỡ của mặt bàn.
C. Chỉ chịu tác dụng của trọng lực
D. Chỉ chịu tác dụng của lực đỡ của mặt bàn.
Câu 21. chiếc tàu thùy nổi được trên mặt nước là nhờ có những lực nào tác dụng vào nó?
A. chỉ nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống phía dưới
B. chỉ nhờ lực nâng của nước đẩy lên
C. nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống và lực nâng của nước đẩy lên cân bằng nhau.
D. nhờ lực hút của Trái Đất, lực nâng của nước và lực đẩy của chân vịt phía sau tàu.
Câu 22. Lấy hai tờ giấy tập học sinh, một để phẳng, một vo tròn lại. Thả chúng từ cùng một độ cao, quan sát
chuyển động của chúng. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Tờ giấy bị vo tròn nặng hơn nên rơi nhanh hơn.
B. Tờ giấy để phẳng chịu lực cản của không khí lớn hơn nên rơi chậm hơn.
C. Tờ giấy để phẳng khơng rơi theo phương thẳng đứng vì thế lực hút của Trái Đất khơng nhất thiết phải
có phương thẳng đứng.
D. Diện tích bề mặt của vật càng lớn, trọng lượng của vật càng giảm nên vật rơi càng chậm.
Câu 23. Hãy chọn kết luận đúng trong các kết luận sau đây:
A. Một con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất thì khơng bị Trái Đất hút nữa. Vì nếu bị hút thì nó đã rơi ngay
xuống Trái Đất.
B. Một con tàu vũ tru bay quanh Trái Đất thì khơng bị Trái Đất hút.Vì ta thấy nhà du hành vũ trụ bị lơ
lửng trong con tàu
C. Một con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất vẫn bị Trái Đất hút. Nhưng lực hút này bi cân bằng bởi lực đẩy
của động cơ.
D. Mặt trăng luôn luôn bị Trái Đất hút. Nhưng Mặt Trăng khơng bị rơi vào Trái Đất, vì lực hút có tác dụng
làm Mặt Trăng quay trịn quanh Trái Đất.

trang 12


BÀI TẬP 6_ HỌC KÌ 1

CHỦ ĐỀ IV
LỰC ĐÀN HỒI - LỰC KẾ, PHÉP ĐO LỰC.
TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG.
I. TĨM TẮT LÍ THUYẾT
1. Lực đàn hồi.
+ Biến dạng đàn hồi:khi bị lực kéo( Ví dụ lực kéo của các quả nặng treo vào đầu của lò xo được treo trên
giá) tác dụng vào thì lị xo bị biến dạng, chiều dài của nó tăng lên. Khi bỏ lực kéo đi( Bỏ các quả nặng đi) thì
chiều dài của lị xo trở lại bằng chiều dài ban đầu của nó . Lị xo lại có hình dạng ban đầu.
Biến dạng của lị xo có đặc điểm như trên gọi là biến dạng đàn hồi, lò xo được gọi là vật đàn hồi.
+ Lực lò xo tác dụng vào quả nặng khi treo vào lò xo gọi là lực đàn hồi.
+ Độ biến dạng của lị xo càng lớn thì cường độ của lực đàn hồi càng lớn.
Chú ý: - Nếu kéo lị xo bằng một lực q mạnh thì lị xo bị mất tính đàn hồi . khi đó nếu thơi khơng
kéo lị xo nữa thì chiều dài của lị xo không thể trở lại bằng chiều dài ban đầu của nó.
- Tính đàn hồi của lị xo phụ thuộc vào vật liệu làm lò xo. Thép và đồng thau đàn hồi rất tốt nên thường được
dùng để làm lò xo.
- Khơng phải chỉ lị xo mới có tính đàn hồi, rất nhiều vật khác cũng có tính đàn hồi . Ví dụ: Khi đặt một quả
nặng lên mặt bàn, thì mặt bàn bị biến dạng và tác dụng lực đàn hồi lên quả nặng. Chính lực này cân bằng với
trọng lực tác dụng lên quả nặng làm cho quả nặng đứng yên trên mặt bàn.
2. Phép đo lực:
- Dụng cụ để đo lực là lực kế. Lực kế thường dùng là lực kế lò xo. GHĐ của lực kế lò xo là giá trị lớn nhất
ghi trên bảng chia vạch của lực kế ; ĐCNN của lực kế lò xo là giá trị ứng với hai vạch liên tiếp trên bảng chia
vạch.
- Cách dùng lực kế lò xo để đo lực. Để đo lực bằng lực kế lò xo cần theo quy trình sau:
+ Ước lượng cường độ lực phải đo để chọn lực kế thích hợp. Phải chọn lực kế có GHĐ lớn hơn cường độ lực
cần đo.
+Điều chỉnh lực kế sao cho khi chưa đo thì kim chỉ thị của lực kế nằm đúng vạch 0.( Đối với lực kế ống thì
phải điều chỉnh sao cho mép của vỏ lực kế trùng với vạch số 0 của bảng chia vạch của lực kế).
+ Cho lực cần đo tác dụng vào lò xo của lực kế. Phải cầm vỏ lực kế và giữ sao cho lò xo của lực kế nằm dọc
theo phương của lực cần đo.
+ Đọc và ghi số chỉ của lực kế : Đọc giá trị của vạch gần nhất với kim của lực kế và ghi giá trị đo được tới

ĐCNN.
3. Liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng.
- Khối lượng và trọng lượng của một vật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: Vật có khối lượng càng lớn thì
trọng lượng của nó càng lớn.
-Cơng thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật:

trang 13


BÀI TẬP 6_ HỌC KÌ 1

P=10 m
Trong đó : P là trọng lượng có đơn vị là N
m là khối lượng có đơn vị là kg.
Hệ số 10 có đơn vị là :N/kg
* Chú ý: - Số 10 trong hệ thức trên chỉ là con số gần đúng . Thực ra, một vật có khối lượng 1 kg thì có trọng
lượng là 9,7N khi đặt ở Xích đạo, và 9,82 N khi đặt ở Địa cực.
- Vì trọng lượng và khối lượng của cùng một vật luôn tỉ lệ với nhau, nên trong đời sống hằng ngày người ta
thường thông qua cảm nhận về trọng lượng để nhận biết khối lượng. Ví dụ, người ta thường nói: " Thử nhấc
con cá này xem được bao nhiêu kilơgam". Đây cũng chính là cơ sở của việc dùng cân lò xo hoặc cân bỏ túi
để đo khối lượng, Các cân này thực chất là các lực kế, chỉ khác ở chỗ, trên vạch chia người ta không ghi các
giá trị của trọng lượng mà ghi các giá trị của khối lượng.
- Bảng so sánh khối lượng và trọng lượng.
1. Định nghĩa

Khối lượng
Trọng lượng
khối lượng của một vật chỉ lượng chất Trọng lượng của một vật chỉ cường độ của

2. Kí hiệu

3. Đơn vị
4. Dụng cụ đo
5. Đặc điểm

tạo thành vật đó
m
kilơgam
Cân
Có độ lớn khơng phụ thuộc vào vị trí

trọng lực tác dụng lên vật đó
P
Niutơn
Lực kế
Có độ lớn phụ thuộc vào vị trí của vật trên

vật trên Trái Đất

Trái Đất

II. PHẦN BÀI TẬP
A. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Khi nào ở vật xuất hiện lực đàn hồi? Nêu đặc điểm của lực đàn hồi?
Câu 2. Một quả nặng có khối lượng 200g được treo dưới một lò xo. Biết quả nặng đứng yên. Hỏi lực đàn hồi
do lò xo tác dụng lên quả nặng có độ lớn là bao nhiêu? Vì sao?
Câu 3. Tại sao vận động viên môn thể thao nhảy cầu lại phải nhún nhiều lần trên tấm nhún làm bằng chất đàn
hổi trước khi nhảy xuống nước?
Câu 4. Viết công thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng? Giải thích các đại lượng có trong cơng thức?
Câu 5. Một xe tải có khối lượng 2,5 tấn sẽ có trọng lượng là bao nhiêu Niutơn.
Câu 6: Hãy so sánh lực hút của trái đất tác dụng lên một hòn gạch có khối lượng 1,5 kg với lực hút của trái

đất tác dụng lên một quả tạ có khối lượng 6 kg.
B. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi nào?
A. Chỉ xuất hiện khi lò xo bị kéo dãn ra.
B. Chỉ xuất hiện khi lò xo bị nén lại.
C. Xuất hiện cả khi lò xo bị kéo dãn hoặc nén ngắn.
D. Xuất hiện ngay cả khi lị xo khơng bị kéo dãn hoặc nén ngắn.
trang 14


BÀI TẬP 6_ HỌC KÌ 1
Câu 2. Biến dạng của vật nào dưới dây là biến dạng đàn hồi?
A. Cục đất sét

B. Sợi dây đồng

C. Sợi dây cao su

D. Quả ổi chín.

Câu 3. Trong các kết luận sau, kết luận nào sai?
Đặc điểm lực đàn hồi của lò xo là:
A. Chỉ xuất hiện khi lị xo bị biến dạng.
B. Có phương: thẳng đứng.
C. Có chiều: ngược với chiều biến dạng của lị xo.
D. Có độ lớn: tỷ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.
Câu 4. Lực nào trong các lực sau đây là lực đàn hồi?
A. Trọng lượng của con chim.
B. Lực đẩy của gió lên cánh buồm.
C. Lực tác dụng của đầu búa lên đinh.

D. Lực do cái giảm xóc đặt vào khung xe máy.
Câu 5. Nếu treo một quả cân 100g vào một sợi dây cao su thì khi đã đứng yên quả cân chịu tác dụng:
A. Chỉ của trọng lực có độ lớn 1N
B. Chỉ của lực đàn hồi có độ lớn là 10N
C. Của trọng lực có độ lớn 1N và lực đàn hồi có độ lớn 1N
D. Của trọng lực có độ lớn 1N và lực đàn hồi có độ lớn 10N
Câu 6. Một lò xo xoắn dài 25cm khi treo vật nặng có trọng lượng 1N. Treo thêm vật nặng có trọng lượng 2N
vào thì độ dài của lị xo là 26cm. Vậy chiều dài tự nhiên 10 của lò xo là bao nhiêu? Chọn kết quả đúng:
A. 23cm

B. 23,5cm

C. 24cm

D. 24,5cm

Câu 7. Nếu treo quả cân 1kg vào một cái “cân lị xo”của cân có độ dài 10cm. Nếu treo quả cân 0,5kg thì lị
xo có độ dài 6cm. Hỏi nếu treo quả cân 200g thì lị xo sẽ có độ dài bao nhiêu?
A. 7,6cm

B. 5cm

C. 3,6cm

D. 2,4cm.

C. Bình chia độ

D. Lực kế


Câu 8. Dụng cụ nào dùng để đo lực
A. Cái cân

B. Cái thước

Câu 9. Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật là?
A. P= 10. N

B. P=10/m

C. P= 10.m

D. P=m/10

Câu 10. Trong các câu sau đây, câu nào đúng?
A. Lực kế là dụng cụ để đo cả trọng lượng lẫn khối lượng.
B. Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực, còn cân Rôbécvan là dụng cụ dùng để đo khối lượng.
C. Cân Rôbécvan là dụng cụ dùng để đo trọng lượng.
D. Lực kế là dụng cụ dùng để đo khối lượng.
Câu 11. Một cặp sách có trọng lượng 25N thì có khối lượng bao nhiêu gam?
A. 250g

B. 2500g

C. 2,5g

D. 25g

Câu 12. Một quyển vở có khối lượng 800g thì có trọng lượng bao nhiêu niutơn?
A. 0,8N

trang 15

B. 80N

C. 8N

D. 0,08N


BÀI TẬP 6_ HỌC KÌ 1
Câu 13. Hãy chỉ ra câu em cho là không đúng?
A. Trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên người đó
B. Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi
C. Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó
D. Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó.
Câu 14. Lực hút của Mặt Trăng nhỏ hơn 6 lần so với lực hút của Trái Đất. Một phi cơng khi cân trên mặt đất
có khối lượng 78kg. Khi ở trên Mặt Trăng khối lượng của phi công là:
A. 468kg

B. 13kg

C. 78kg

D. 117kg

CHỦ ĐỀ V
KHỐI LƯỢNG RIÊNG - TRỌNG LƯỢNG RIÊNG
I. TĨM TẮT LÍ THUYẾT
1.Khối lượng riêng.
- Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó.

- Đơn vị của khối lượng riêng là ki lô gam trên mét khối( kg/m3).
- Cơng thức tính khối lượng riêng:
m
D
V

Trong đó: D là khối lượng riêng(kg/m3)
m là khối lượng (kg)
V là thể tích (m3)

2. Trọng lượng riêng.
- Trọng lượng riêng của một chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích (1m3) của chất đó.
- Đơn vị của trọng lượng riêng là Niutơn trên mét khối (N/m3).
- Cơng thức tính trọng lượng riêng là :
d

P
V

Trong đó: d là trọng lượng riêng (N/m3)
P là trọng lượng(N)
V là thể tích (m3)

-Cơng thức liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng của cùng một vật

d=10 D

Hệ số 10 có đơn vị là N/kg
II. PHẦN BÀI TẬP
A. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Khối lượng riêng của một chất là gì? Em hãy viết cơng thức tính khối lượng riêng, nêu tên và đơn vị
của các đại lượng có mặt trong công thức?
Câu 2. Trọng lượng riêng của mộ chất là gì? Em hãy viết cơng thức tính trọng lượng riêng, nêu tên và đơn vị
của các đại lượng có mặt trong công thức?
Câu 3. Nêu cách xác định khối lượng riêng của một chất?
trang 16


BÀI TẬP 6_ HỌC KÌ 1
Câu 4. Trong bảng khối lượng riêng, chì có khối lượng riêng 11300 kg/m3, điều đó có ý nghĩa gì?
Câu 5. Một vật có khối lượng 780 000 g, có thể tích 300 dm3. Tính:
a) Trọng lượng của vật?
b) Khối lượng riêng của vật?
c) Trọng lượng riêng của vật?
Câu 6. Một vật bằng nhơm có thể tích 3000cm3, có khối lượng riêng là 2700kg/m3. Tính:
a) Khối lượng của vật?
b) Trọng lượng của vật?
c) Trọng lượng riêng của vật?
Câu 7. Biết 15 lít cát có khối lượng 22,5kg
a) Tính khối lượng riêng của cát?
b) Tính thể tích của 2 tấn cát?
c) Tính trọng lượng của 5m3 cát?
Câu 8. Tính khối lượng của một khối đá. Biết khối đá đó có thể tích là 0,5m 3 và khối lượng riêng của đá là
2600kg/m3.
Câu 9: Có một can nước mắm nguyên chất và một can nước mắm bị pha nước lã. Hãy vận dụng những kiến
thức đã học để xây dựng phương án thực nghiệm phát hiện ra can nước mắm bị pha. Biết rằng nước mắm pha
nước lã có khối lượng riêng nhỏ hơn nước mắm nguyên chất.
Câu 10: Bỏ một khối kim loại hình trụ vào một bình chia độ đựng nước. Nước trong bình dâng lên thêm
10m l . Tính trọng lượng riêng của kim loại, biết khối lượng của khối lim loại đó là 80g.
Câu 11: Một bạn định đo khối lượng riêng D của ngô theo phương pháp sau:

a. Đong một ca ngô đầy ngang miệng rồi đo khối lượng m của ngô.
b. Sau đó đổ ngơ ra, đổ đầy nước vào ca, rồi đo thể tích V của nước bằng bình chia độ.
m
V

c. Cuối cùng tính D theo cơng thức : D 

Hỏi phương pháp này có chính xác khơng? Tại sao?
Câu 12: Trong khi làm bài thực hành xác định khối lượng riêng của sỏi, một học sinh đã thu được kết quả
sau đây:

Lần

Khối lượng của

đo

sỏi
1
m1= 76g
2
m2= 67g
3
m3= 85g
Dtb =..........................

Thể tích nước trong bình chia độ
Khi chưa có sỏi
Khi có sỏi
3

50cm
78cm3
3
50cm
76cm3
50cm3
81 cm3

Thể tích của sỏi
V1=........
V2=........
V3=........

Khối lượng riêng
của sỏi
D1=.......
D2=.........
D3=.........

Hãy tính thể tích và khối lượng riêng của sỏi trong 3 lần đo để điền vào bảng rồi tính giá trị trung bình của
khối lượng riêng của sỏi.
Câu 13: Biết 10dm3cát có khối lượng là 15kg.
a. Tính thể tích của 1 tấn cát.
b. Tính trọng lượng của một đống cát 3m3.

trang 17


BÀI TẬP 6_ HỌC KÌ 1
Câu 14: Một hộp sữa ơng Thọ có khối lượng 397g và có thể tích 320 cm 3. Hãy tính khối lượng riêng của sữa

trong hộp theo đơn vị kg/m3.
Câu 15: Một viên gạch có khối lượng 1,6 kg và thể tích 1 200cm 3. Trong viên gạch có hai lỗ rỗng, mỗi lỗ có
thể tích 192cm3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của viên gạch.
B. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Đơn vị của khối lượng riêng trong hệ đơn vị SI là gì?
A. kg/m2

B. N/m3

C. N/m2

D. kg/ m3

C. N/m2

D. kg/ m3

Câu 2. Đơn vị của trọng lượng riêng trong hệ đơn vị SI là gì?
A. kg/m2

B. N/m3

Câu 3. Hệ thức nào dưới đây đúng?
A. d = V.D

B. d = P.V

C. m= D/V

D. m = D.V


Câu 4. Muốn đo khối lượng riêng của một hòn bi thủy tinh, ta cần dùng những dụng cụ gì?
A. Chỉ cần một cái cân

B. Chỉ cần dùng lực kế

C. Chỉ cần dùng một bình chia độ

D. Cần dùng một lực kế và một bình chia độ

Câu 5. 10lít cát có khối lượng 15kg, khối lượng riêng của cát là:
A. 150 kg/ m3

B. 1500 kg/ m3

C.15 kg/ m3

D. 15000 kg/ m3

Câu 6. Một khối đồng chất có thể tích 300cm3 nặng 810g. Đó là khối nào trong các chất sau?
A. Sắt

B. Đồng

C. Đá

D. Nhơm

Câu 7. Một vậtA có thể tích gấp 2 lần thể tích của vật B và có khối lượng riêng bằng 2/3 lần khối lượng riêng
của vật B

A. Khối lượng vật A lớn gấp 3 lần khối lượng vật B
B. Khối lượng vật A bằng 3/4 lần khối lượng vật B
C. Khối lượng vật A bằng 4/3 lần khối lượng vật B
D. Khối lượng vật A bằng 1/3 lần khối lượng vật B
Câu 8. Hai cật có khối lượng bằng nhau. Vật thứ nhất có thể tích lớn gấp 2 lần thể tích vật thứ 2. Khối lượng
riêng của vật thứ 2 so với khối lượng riêng của vật thứ nhất:
A. Lớn gấp 2 lần
B. Nhỏ bng ẳ ln
C. Nh bng ẵ ln
D. ln gp 4 lần

trang 18


BÀI TẬP 6_ HỌC KÌ 1
CHỦ ĐỀ VI
MÁY CƠ ĐƠN GIẢN - MẶT PHẲNG NGHIÊNG
I. TĨM TẮT LÍ THUYẾT.
1. Máy cơ đơn giản giúp con người làm việc dễ dàng hơn ( Đổi phương tác dụng của lực hoặc thay đổi
cường độ của lực tác dụng).
2. Mặt phẳng nghiêng
- Cấu tạo: Mặt phẳng được kê nghiêng so với phương nằm ngang.
- Tác dụng:
+ Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên
với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.

F

+ Mặt phẳng càng nghiêng ít, thì lực cần kéo


l

vật lên trên mặt phẳng đó càng nhỏ.

h

+ Mặt phẳng nghiêng giúp làm biến đổi cả
phương và độ lớn của lực.
P

- Chiều dài của mặt phẳng nghiêng lớn hơn chiều cao bao nhiêu lần thì lực dùng để kéo vật lên cao bằng mặt
phẳng nghiêng nhỏ hơn trọng lượng của vật bấy nhiêu lần:
Cơng thức:

Trong đó:
l P

h F

l là chiều dài của mặt phẳng nghiêng
h là chiều cao của mặt phẳng nghiêng
p là trọng lượng của vật
F là lực kéo vật lên bằng mặt phẳng nghiêng

II. PHẦN BÀI TẬP
A. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Kể tên những máy cơ đơn giản thường dùng? Nêu công dụng của máy cơ đơn giản?
Câu 2. Một tấm bê tơng có khối lượng 2 tạ bị rớt xuống bờ mương. Trên bờ có 4 bạn học sinh, lực kéo của
mỗi bạn là 490N. Hỏi 4 bạn học sinh này có kéo được tấm bê tơng lên được hay khơng? Vì sao?
Câu 3. Dùng mặt phẳng nghiêng có lợi gì? Lấy ví dụ về mặt phẳng nghiêng trong đời sống hằng ngày?

Câu 4. Nêu các cách để làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng?
Câu 5. Tại sao đi lên dốc càng thoai thoải càng dễ đi hơn?
Câu 7: Bốn mặt phẳng nghiêng trong hình vẽ sau đều làm bằng một chất, bề mặt được làm nhẵn như nhau.
Hỏi lực kéo cùng một vật lên trong mặt phẳng nghiêng nào nhỏ nhất.

trang 19


BÀI TẬP 6_ HỌC KÌ 1
A

B.
0,3m

2m

1m

0,5m

C.

D.
1m

2m
0,5m

0,6m


Câu 8: Lực nâng của hai tay một bạn học sinh chỉ có thể có cường độ lớn nhất là 450N. Hỏi học sinh này có
thể nhấc lên vai một vật có khối lượng 50kg được không? Tại sao?
Câu 9: Nếu mỗi người đều dùng lực 50N thì 5 người có thể khiêng thùng hàng nặng 50kg được không?
Câu 10: Để đưa các thùng hàng đựng dầu lên xe tải, một người đã lần lượt dùng 4 tấm ván làm mặt phẳng
nghiêng. Hỏi tấm ván nào dài nhất? Biết với 4 tấm ván này người đó đã đẩy thùng dầu với các lực lần lượt là:
F1= 1000N; F2= 200N; F3= 500N; F4 = 1200N.
Câu 11: Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật nặng lên thùng xe ô tô tải. Muốn giảm độ nghiêng
của mặt phẳng nghiêng để giảm độ lớn của lực kéo ta phải làm như thế nào? Giải thích?
Câu 12: Tại sao đường ô tô qua đèo thường là đường ngoằn ngoèo rất dài ?
Câu 13: Hãy cho biết tác dụng của mặt phẳng nghiêng khi nâng vật lên cao và khi di chuyển vật từ trên xuống.
Câu 14: Một mặt phẳng nghiêng dài 10m cao 2m và một mặt phẳng nghiêng khác dài 6m cao 1,8m. Mặt
phẳng nghiêng nào cho ta lợi về lực hơn? ( Tức là lực kéo vật lên nhỏ hơn).
Câu 15: Để đưa vật lên cao 2m người ta dùng một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 6m, lúc đó tốn một lực kéo
là 60N.
a. Tính khối lượng của vật.
b. Muốn lực kéo giảm một nửa thì phải dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài là bao nhiêu?
Câu 16: Để đưa vật lên cao 1,6m người ta dùng một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 4 m thì tốn một lực F.
Nếu muốn đưa vật đó lên cao 2m mà vẫn tốn một lực F như trên thì ta phải dùng mặt phẳng nghiêng có chiều
dài là bao nhiêu?
Câu 17:a.Tính lực kéo để đưa một vật có khối lượng 20kg lên cao 6m bằng mặt phẳng nghiêng có chiều dài là
12m .
b.Với lực kéo có độ lớn như trên thì có thể kéo vật đó lên cao bao nhiêu mét bằng mặt phẳng nghiêng có
chiều dài là 18m?
B. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Dụng cụ nào sau đây không phải là máy cơ đơn giản?
A. cái búa nhổ đinh

B. cái bẩm móng tay

C. cái thước dây


Câu 2. Đường đèo qua núi là ví dụ về máy cơ đơn giản nào?
trang 20

D. cái kìm


BÀI TẬP 6_ HỌC KÌ 1
A. mặt phẳng nghiêng
B. địn bẩy
C. mặt phẳng nghiêng phối hợp với địn bẩy
D. khơng thể là ví dụ về máy cơ đơn giản
Câu 3. Cầu thang xoắn là ví dụ về
A. mặt phẳng nghiêng
B. đòn bẩy
C. ròng rọc
D. mặt phẳng nghiêng phối hợp với ròng rọc
Câu 4. Cái khuy vỏ chai nước ngọt thực chất là một
A. mặt phẳng nghiêng

B. ròng rọc

C. đòn bẩy

D. palăng

Câu 5. Chọn câu sai. Trường hợp nào sau đây có thể dùng máy cơ đơn giản ?
A. Dưa xe máy lên xe tải
B. Dắt xe máy từ đường vào nhà cao hơn mặt đường
C. Kéo xe máy ra khỏi hố sâu, khi xe bị sa hố

D. Khơng có trường hợp nào nói trên
Câu 6. Người thợ xây đứng trên cao dùng dây kéo bao xi măng lên.Khi đó lực kéo cuả người thợ xây có
phương, chiều như thế nào?
A. Lực kéo cùng phương, cùng chiều với trọng lực;
B. Lực kéo khác phương, khác chiều với trọng lực;
C. Lực kéo cùng chiều nhưng khác phương với trọng lực;
D. Lực kéo cùng phương nhưng ngược chiều với trọng lực.
Câu 7. Để kéo một thùng nước có khối lượng 15 kg từ dưới giếng lên, ta phải dùng một lực
A. F < 15N.

B. F =15N.

C. 15N < F < 150N

D. F lớn hơn hoặc bằng 150N

Câu 8. Để kéo trực tiếp một thùng nước có khối lượng 20kg từ dưới giếng lên, người ta phải dùng lực nào
trong số các lực sau đây?
A. F < 20N.

B. F = 20N.

C. 20N < F < 200N.

D. F = 200N.

Câu 9. Một người thợ xây muốn dùng lực khoảng 250N để kéo một bao xi măng 50kg lên tầng thứ 10 của
tòa nhà đang xây, một học sinh muốn dùng lực lớn hơn 100N để kéo một gàu nước 10kg từ dưới giếng lên ;
một người nông dân muốn dùng lực khoảng 300N để dịch chuyển một hòn đá 100kg. Muốn vậy
A. Người thợ xây phải dùng ròng rọc, người học sinh phải dùng ròng rọc, người nơng dân phải dùng địn

bẩy
B. Người thợ xây phải dùng rịng rọc, người học sinh khơng phải dùng máy cơ đơn giản , người nơng dân
phải dùng địn bẩy

trang 21


BÀI TẬP 6_ HỌC KÌ 1
C. Người thợ xây phải dùng mặt phẳng nghiêng ;người học sinh phải dùng mặt phẳng nghiêng, người
nơng dân phải dùng địn bẩy
D. Người thợ xây phải dùng ròng rọc, người học sinh phải dùng rịng rọc, người nơng dân phải dùng mặt
phẳng nghiêng
Câu 10. Trường hợp nào sau đây không phải là nguyên tắc máy cơ đơn giản:
A. Cần cẩu

B. Cầu bập bênh trong vườn

C. Cân địn( Rơbecvan)

D. Mặt phẳng bến sơng.

Câu 11. Sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa 1 vật lên cao thiệt hại gì?
A. Đường đi

B. Lực

C. Trọng lực

D. Khối lượng


Câu 12. Khi sử dụng mặt phẳng nghiêng để kéo vật, muốn dễ dàng hơn ta phải
A. tăng độ cao mặt phẳng nghiêng
B. giữ nguyên độ dài mặt phẳng nghiêng
C. dùng nhiều người cùng kéo vật
D. giảm độ cao mặt phẳng nghiêng
Câu 13. Người ta sử dụng MPN để đưa vật lên cao .So với cách kéo thẳng vật lên ,cách sử dụng MPN có tác
dụng gì?
A. Thay đổi phương của trọng lực tác dụng
B. Có thể kéo vật lên với một lực nhỏ hơn trọng lượng của vật
C. Giảm trọng lượng của vật
D. Có thể kéo vật lên với một lực nhỏ hơn trọng lượng của vật
Câu 14. Một vật có khối lượng 10kg. Để kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng, người ta dùng lực
nào trong số các lực sau:
A. 10N

B. 100N

C. 99N

D. 1000N

Câu 15. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không liên quan đến tác dụng của mặt phẳng nghiêng?
A. Cầu trượt trong công viên thiếu nhi.
B. Chế tạo mũi khoan có rãnh xoắn.
C. Cần cẩu cẩu hàng.
D. Kéo vật nặng theo tấm ván lên cao
Câu 16. Cách nào sau đây không làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng?
A. Giảm chiều dài, giữ nguyên độ cao của mặt phẳng nghiêng.
B. Tăng chiều dài, giảm độ cao của mặt phẳng nghiêng.
C. Giảm chiều cao, giữ nguyên độ dài của mặt phẳng nghiêng

D. Vừa giảm độ cao, vừa tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
Câu 17. Để đưa một thùng đựng dầu lên xe tải, một người đã dùng lần lượt 4 tấm ván làm mặt phẳng
nghiêng. Biết với 4 tấm ván người đó đã đẩy thùng dầu lên xe với 4 lực khác nhau. Hỏi tấm ván nào dài nhất
A. F1=1000N

B. F2 =200N

C. F3 =500N

D. F4= 1200N

Câu 18. Khi có nhiều đường để lên tới một địa điểm trên cao, nên chọn con đường nào để đỡ mỏi mệt nhất?
trang 22


BÀI TẬP 6_ HỌC KÌ 1
A. Đường dài nhất.

B. Đường ngắn nhất.

C. Đường dốc nhất.

D. Đường thoai thoải nhất.
BÀI 15: ĐỊN BẨY

I. TĨM TẮT LÍ THUYẾT
1. Địn bẩy.
- Cấu tạo: Mỗi địn bẩy đều có điểm tựa O, điểm của lực tác dụng F 1 là O1; điểm tác dụng của lực F2 là
O2.
- Tác dụng của đòn bẩy:

Khi khoảng cách OO2 càng lớn so với khoảng cách OO1 thì lực tác dụng F2 càng nhỏ so với lực F1.
+ Đòn bẩy giúp làm biến đổi cả phương và độ lớn của lực .

O2

F2

O
O1
F1

2. Nâng cao: OO1; OO2 được gọi là hai cánh tay địn.
F1 OO2

F2 OO1

Cơng thức:
Lưu ý: F1 = P (trọng lượng của vật)
F2 là lực tác dụng
II. PHẦN BÀI TẬP
A. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Nêu cấu tạo của đòn bẩy? Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
Câu 2. Dùng thìa và đồng xu đều có thể mở được nắp hộp ( hình 15.3). Dùng vật nào sẽ mở dễ hơn ? Tại
sao ?

B. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Câu nào dưới đây khơng phải là một ứng dụng của địn bẩy ?
A. cân Rơ-béc-van
trang 23


B. cân đồng hồ

C. cân địn

D. cân tạ


BÀI TẬP 6_ HỌC KÌ 1
Câu 2. Dụng cụ nào sau đây khơng phải là ứng dụng của địn bẩy
A. Cái kéo

B. Cái kìm

C. Cái Cưa

D. Cái mở nút chai

Câu 3. Dụng cụ nào dưới đây không phải là ứng dụng của đòn bẩy ?
A. cái bùa nhổ đinh
B. cái cần kéo nước từ dưới giếng lên
C. cái mở nút chai
D. dụng cụ mắc ở đầu cột cờ dùng để kéo cờ lên và hạ cờ xuống
Câu 4. Thí nghiệm với một đòn bẩy, cường độ lực kéo F2 và khoảng cách từ điểm đặt O2 đến điểm tựa O có
mối liên hệ như thế nào?
A. F2 ln bằng trọng lực F1 của vật.
B. F2 thay đổi nhưng không phụ thuộc OO2 .
C. F2 càng lớn khi OO2 càng lớn.
D. F2 càng nhỏ khi OO2 càng lớn.
Câu 5. Cách nào dưới đây không làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của vật (O O1) nhỏ hơn

khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng vật (OO2).
A. Đặt điểm tựa O trong khoảng cách O1O2, gần O1 hơn.
B. Đặt điểm tựa O ở ngoài khỏang cách O1O2, , O ở gần O1 hơn.
C. Đặt điểm tựa O ở ngoài khoảng cách O1O2, O ở gần O2 hơn.
D. Cả ba cách làm trên
Câu 6. Dùng xà beng để vẩy vật nặng lên. Phải đặt điểm tựa ở đâu để bẩy vật lên dễ nhất ?

A. ở X

B. ở Y

C. ở Z

D. ở khoảng giữa Y và Z

trang 24



×