Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

TIỂU LUẬN phân tích các tác động về kinh tế của việc phát triển du lịch tại thành phố đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.87 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương 1.
1.1
1.2.
Chương 2.

2.1.

2.2.
2.3.
Chương 3.

1
2
Những vấn đề chung tác động về kinh tế của việc phát
triển du lịch tại thành phố Đà Lạt
Du lịch
Vai trò của việc phát triển du lịch đến kinh tế
Thực trạng tác động về kinh tế của việc phát triển du
lịch tại thành phố Đà Lạt
Tiềm năng lợi thế phát triển du lịch của thành
phố Đà Lạt
Tác động tích cực của phát triển du lịch tại thành phố
Đà Lạt đến nền kinh tế
Tác động tiêu cực của của phát triển du lịch tại thành
phố Đà Lạt đến nền kinh tế
Giải pháp hạn chế tác động về kinh tế của việc phát
triển du lịch tại thành phố Đà Lạt hiện nay



2
2
4
8

8

9
11
13

Thu hút nguồn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục
vụ phát triển du lịch xung quanh thành phố Đà Lạt

13

3.2.

Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch

14

3.3.

Phát triển du lịch bền vững tại thành phố Đà Lạt

15

3.1.


KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

18
19


MỞ ĐẦU
Hiện nay trên thế giới, du lịch là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống
của người dân ở nhiều nước và đang có xu hướng phát triển với tốc độ ngày càng nhanh.
Đặc biệt những thập kỷ gần đây, kinh doanh du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
và chiếm vị trí hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế của các nước đang phát triển. Nó
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo vốn cho quá trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần hạn chế tình trạng thất nghiệp… Với tư cách là một
ngành kinh doanh tổng hợp, kinh tế du lịch đã trở thành yếu tố thúc đẩy các ngành kinh tế
khác phát triển, là động lực đẩy nhanh tiến trình giao lưu kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội
giữa các quốc gia, dân tộc. Xuất phát từ hiệu quả và lợi ích do kinh tế du lịch mang lại mà
ngày nay, từ các nước có nền kinh tế phát triển đến các nước đang phát triển đều chú trọng
đầu tư cho phát triển kinh tế du lịch.
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng về du lịch, cùng với các ngành
kinh tế khác, kinh tế du lịch đã và đang được đầu tư phát triển, và nhu cầu phát triển
kinh tế du lịch càng trở nên cấp thiết. Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng lĩnh vực kinh
tế này trong đường lối và chính sách phát triển nền kinh tế quốc dân. Do vậy, kinh tế
du lịch đã được các cấp, các ngành và các địa phương khai thác ở các mức độ khác
nhau và mang lại sự phát triển kinh tế của từng vùng, từng địa phương và từng địa bàn
trên cả nước.
Là một thành phố du lịch nổi tiếng cả nước, thành phố Đà Lạt có nhiều tài nguyên
du lịch tự nhiên và nhân văn cùng với hệ thống giao thông vận tải đường bộ và đường hàng
không hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế du lịch. Trong những năm qua, ngành kinh tế

du lịch của thành phố Đà Lạt đã có tốc độ tăng trưởng ngày càng cao, đóng góp quan trọng
vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tuy nhiên, quy mơ và tính hiệu quả
của kinh tế du lịch thành phố Đà Lạt còn chưa thực sự ngang tầm với tiềm năng của nó. Vì
vậy, nghiên cứu vấn đề “Phân tích các tác động về kinh tế của việc phát triển du lịch
tại thành phố Đà Lạt” làm đề tài tiểu luận có ý nghĩa rất quan trọng.

2


NỘI DUNG
Chương 1. Những vấn đề chung tác động về kinh tế của việc phát triển du
lịch tại thành phố Đà Lạt
1.1. Du lịch
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, hoạt động du lịch đã xuất hiện từ
lâu. Ngay từ cuối xã hội nguyên thuỷ hoạt động du lịch đã ra đời. Thời kỳ đầu, do sự
hạn chế bởi trình độ phát triển của sức sản xuất và điều kiện giao thông vận tải, hoạt
động du lịch chủ yếu biểu hiện dưới dạng hoạt động văn hoá xã hội như du lịch tiêu
khiển của vua chúa quý tộc, du lịch của nhân sỹ, du lịch tôn giáo… những hoạt động
này khơng có ý nghĩa xã hội phổ biến, các mối liên hệ kinh tế trong hoạt động du lịch có
tính đặc trưng ngẫu nhiên. Càng về sau, khi kinh tế - xã hội càng phát triển thì hoạt động
du lịch, kinh tế du lịch càng trở thành một bộ phận không thể thiếu của hoạt động kinh
tế - xã hội.
Thuật ngữ “Du lịch” bắt nguồn từ gốc tiếng Latinh “Turnus” có nghĩa là đi
chơi, đi dã ngoại. Theo tiếng Pháp “Tour” có nghĩa là vận động ngồi trời, dạo chơi,
leo núi. Theo Từ điển Oxford tiếng Anh: Du lịch (Tuorism) có hai nghĩa là đi xa và du
lãm, nghĩa là đi xa tham quan, xem xét rồi quay trở về chỗ cũ. Theo Từ điển Hán Việt, du lịch có thể coi là kết quả của hai từ ghép “Du” là đi chơi với “Lịch” là ngắm
nhìn, xem xét.
Khi du lịch phát triển mạnh mẽ và trở thành một lĩnh vực không thể thiếu
trong đời sống con người nói chung và trong hoạt động kinh doanh nói riêng (từ
những năm đầu của thế kỷ 20), thì người ta đã đưa ra được những khái niệm cụ thể

hơn về du lịch. Giả sử Giáo sư Bỉ - Edmod Piraca cho rằng: “Du lịch là tổng hợp
các tổ chức và chức năng của nó khơng chỉ về phương diện khách vãng lai mà
chính là về phương diện giá trị mà khách du lịch chỉ ra” 4, tr.189].
Giáo sư Thuỵ Sỹ - W.Hun Zike cho rằng: “Du lịch là tổng hợp những quan hệ và
các hiện tượng nảy sinh từ việc di chuyển và dừng lại của con người ra khỏi chỗ ở của
chính mình. Thời gian dừng lại cũng như di chuyển không phải là lý do phục vụ cho việc
sinh sống hay tìm hiểu việc làm lâu dài của họ” [4, tr.278]. Hoặc “Du lịch là tổng hợp
những mối quan hệ và hoạt động tạo ra do sự di chuyển và dừng lại của những người mà
vị trí của những nơi dừng lại không phải là nơi cư trú và cũng khơng phải là nơi hành
nghề của chính họ” (Claude kaspas và St gallen - các nhà kinh tế Thuỵ Sỹ đưa ra năm

3


1992) . Trong tuyên bố Manila năm 1980 của tổ chức du lịch quốc tế thì du lịch được hiểu
là “Việc lữ hành của mọi người bắt đầu từ mục đích khơng phải di cư một cách hồ bình,
hoặc xuất phát từ mục đích phát triển cá nhân về các phương diện kinh tế, xã hội, văn hoá
và tinh thần cùng với việc đẩy mạnh sự hiểu biết và hợp tác với mọi người” [5, tr.112].
Như vậy, du lịch phải gắn với định cư của chủ thể. Nghĩa là, đối tượng du lịch phải có nơi
cư trú ổn định ở một quốc gia hay ở một nơi nào đó, sau khi lữ hành, tham quan phải quay
về nơi sống thường xun của mình.
Giới du lịch phương Tây thường cơng nhận định nghĩa của AIEST (Hội Liên
hợp các chuyên gia quốc tế về du lịch học): “Du lịch là sự tổng hoà các hiện tượng và
quan hệ do việc lữ hành và tạm thời cư trú của những người không định cư dẫn đến.
Số người này không định cư lâu dài, vả lại cũng không làm bất kỳ hoạt động nào để
kiếm tiền” [5, tr.312].
Các học giả biên soạn Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam đã khái quát nội
dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các chuyên gia này thì nghĩa
thứ nhất của từ du lịch là: “Một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con
người ngồi nơi cư trú với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di

tích lịch sử, cơng trình văn hố nghệ thuật”. Theo nghĩa thứ hai của từ du lịch là: “Một
ngành kinh tế tổng hợp, có hiệu quả cao về nhiều mặt, nâng cao hiểu biết về thiên
nhiên, truyền thống lịch sử và văn hố của dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình
yêu đất nước, đối với người nước ngồi là tình hữu nghị với dân tộc mình”.
Từ những quan niệm nêu trên, có thể thấy rằng du lịch là một khái niệm bao hàm
nội dung kép. Một mặt, nó mang ý nghĩa là việc đi lại của con người với mục đích tham
quan, nghỉ ngơi, giải trí… Mặt khác, du lịch cịn được nhìn nhận dưới góc độ như là hoạt
động gắn chặt với những kết quả kinh tế do chính nó tạo ra. Hai nội dung của du lịch có
quan hệ mật thiết với nhau, trong đó nội dung kinh tế là hệ quả của nội dung thứ nhất. Hiện
nay, du lịch là một hoạt động kinh tế - xã hội thu hút hàng tỷ người trên thế giới vào hoạt
động này. Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế khác, du lịch dần dần trở thành một
ngành kinh tế độc lập, chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nhiều nước.
Với cách tiếp cận như trên có thể rút ra đặc trưng của du lịch là:
Dưới góc độ khách du lịch: Là sự di chuyển và du lịch tạm thời trong thời gian
rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú thường xuyên để nghỉ ngơi, giải trí
nhằm thoả mãn nhu cầu cuộc sống, tái tạo sức lao động.

4


Dưới góc độ người kinh doanh du lịch: Du lịch được hiểu là việc sản xuất, cung
ứng cho du khách các hàng hoá và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu đi lại, du lịch, ăn
uống, giải trí, thơng tin… đem lại lợi ích kinh tế cho các tổ chức kinh doanh du lịch và
cho quốc gia.
Dưới góc độ lý luận của khoa học kinh tế chính trị, theo tác giả có thể định
nghĩa: Du lịch là một phạm trù phản ánh mối quan hệ qua lại giữa người với người
trong việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu hưởng thụ về
vật chất, tinh thần của du khách và đem lại lợi ích kinh tế cho những người kinh
doanh trong lĩnh vực du lịch.
Cùng với khái niệm về du lịch, người ta đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau

để phân loại du lịch. Tuy nhiên, có thể khái quát hoạt động du lịch gồm có các loại
hình dưới đây:
Theo mục đích: Du lịch chữa bệnh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch
tâm linh, du lịch tham quan…
Theo phạm vi lãnh thổ: Du lịch trong nước và du lịch quốc tế.
Theo vị trí địa lý: Du lịch biển, du lịch nghỉ núi, du lịch đồng bằng…
1.2. Vai trò của việc phát triển du lịch đến kinh tế
Một là, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, góp phần củng cố và phát triển các
mối quan hệ kinh tế.
Tất cả các quốc gia đều phải xác lập chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhằm tạo
ra sự tiến bộ toàn diện về kinh tế và xã hội, trong đó tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần
thiết cho sự phát triển. Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm về quy mơ sản lượng hàng hố
và dịch vụ trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Nếu tổng sản phẩm hàng hoá
và dịch vụ của một quốc gia tăng lên thì được coi là tăng trưởng kinh tế. Góp phần vào tăng
trưởng kinh tế, du lịch có sự đóng góp quan trọng và chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng
sản phẩm quốc dân.
Xét ở phạm vi trong nước, từng địa phương cũng như ở thành phố Đà Lạt, sự
phát triển của kinh tế du lịch sẽ tham gia tích cực vào q trình tạo nên thu nhập quốc
dân. Chẳng hạn, việc sản xuất ra đồ lưu niệm, chế biến thực phẩm, xây dựng các cơ sở
vật chất kỹ thuật… sẽ góp phần làm tăng trưởng GDP. Mặt khác, hoạt động kinh tế du
lịch sẽ làm tăng thu nhập của dân cư kéo theo cấu trúc chi tiêu cũng có sự thay đổi và
phát triển. Thường thì khi thu nhập tăng, sức tiêu dùng cũng tăng theo. Khi nhu cầu

5


tiêu dùng tăng sẽ kích thích sản xuất phát triển, làm tăng cung. Ngược lại, cung không
chỉ đáp ứng cầu mà góp phần vào kích thích cầu phát triển. Mối quan hệ cung - cầu ấy
tác động vào giá cả, lợi nhuận, quy mô sản xuất, việc làm, cạnh tranh và hướng người
sản xuất, kinh doanh tới mục tiêu lợi nhuận cao, góp phần tích cực vào tăng trưởng

kinh tế.
Dưới góc độ quan hệ kinh tế đối ngoại, kinh tế du lịch được coi như một
ngành “xuất khẩu tại chỗ” có hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu ngoại tệ
lớn. Theo tổ chức du lịch thế giới, thu nhập từ du lịch quốc tế chiếm 5% - 6% tổng
kim ngạch xuất khẩu hàng hoá thế giới. Ở một số nước, thu nhập từ du lịch quốc tế
đã lớn hơn kim ngạch xuất khẩu hàng hoá. Chẳng hạn như Thái Lan, năm 2019 đã
thu hút 8,4 triệu du khách nước ngoài với doanh thu gần 8 tỷ USD, vượt kim ngạch
xuất khẩu gạo vốn là hàng xuất khẩu chủ lực của họ. Từ đó đến nay, tăng trưởng du
lịch quốc tế của Thái Lan liên tục tăng ở mức hai con số qua các năm. Hiện nay, tại
nhiều nước trong khu vực ASEAN, du lịch quốc tế đã chiếm tỷ trọng trên 10%
GDP, có nước trên 20% GDP [1, tr.67].
Kinh tế du lịch cịn góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế,
điều này được thể hiện: để đạt được mục tiêu phát triển ngành kinh tế du lịch, các tổ
chức quốc tế mang tính chất chính phủ và phi chính phủ về du lịch đã tác động tích cực
với nhau nhờ đó mà hình thành được các mối quan hệ kinh tế. Đồng thời, kinh tế du lịch
quốc tế phát triển, nhiều du khách có xu hướng đi đến nhiều điểm du lịch trong một
chuyến hành trình của mình. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu đi lại thuận tiện cho quá trình du
lịch của du khách mà ngành giao thông quốc tế đã không ngừng được đầu tư phát triển.
Và, du lịch quốc tế như một đầu mối xuất - nhập khẩu ngoại tệ, góp phần làm phát triển
quan hệ ngoại hối quốc tế…
Tại Việt Nam, kinh tế du lịch là cầu nối giao lưu quốc tế có quan hệ chặt chẽ
với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước. Trong kinh doanh du lịch quốc tế,
khách du lịch có thể là thương nhân. Mở rộng du lịch quốc tế gắn liền với tăng lượng
khách phục vụ, trong đó sự đi lại, tìm hiểu thị trường của khách thương nhân được
chú trọng. Từ đó, du lịch thúc đẩy đầu tư, bn bán quốc tế… Đồng thời, bản thân
hoạt động kinh doanh du lịch cũng phát triển theo hướng quốc tế hố, vì khách du
lịch thường đến nhiều nước trong một chuyến đi du lịch dài ngày. Hình thức liên
doanh, liên kết ở phạm vi quốc tế trong kinh doanh du lịch là phương thức kinh

6



doanh đem lại lợi nhuận kinh tế cao, đến lượt nó kích thích đầu tư nước ngồi vào du
lịch và tăng cường chính sách mở cửa. Thực tiễn phát triển kinh tế ở Thái Lan,
Singapo, Malaysia… đã chọn du lịch là một hướng mở cửa của nền kinh tế [2, tr.45].
Hai là, phát triển kinh tế du lịch ở thành phố Đà Lạt là tiền đề giải quyết việc
làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo thu nhập cho người lao động.
Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, có nhu cầu cao về lao động (cả về lao
động trực tiếp cũng như lao động gián tiếp). Chính điều này đã có tác dụng lớn làm
giảm áp lực trong việc giải quyết vấn đề việc làm của chính phủ cũng như ở Khánh
Hồ, giảm tình trạng thất nghiệp, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an tồn
xã hội. Theo thống kê về du lịch thế giới năm 2018, thì du lịch là ngành tạo việc làm
quan trọng, có tới 10,7% trong tổng số lao động tồn cầu liên quan tới hoạt động du
lịch. Cứ 2,5 giây, du lịch tạo ra được một việc làm mới, đến năm 2018 cứ 8 lao động thì có
một người làm trong ngành kinh tế du lịch (so với tỷ lệ hiện nay là 1/9). Tuy nhiên hiện nay,
vấn đề việc làm trong ngành kinh tế du lịch đang đặt ra yêu cầu cần bổ sung lực lượng lao
động được đào tạo có trình độ chun mơn nghiệp vụ và ngoại ngữ. Đặc biệt ở nước ta nói
chung và ở thành phố Đà Lạt nói riêng, khi mà kinh tế du lịch đang có xu hướng tăng nhanh
cả trước mắt và trong tương lai. Theo ước tính của Hiệp hội du lịch quốc tế, một buồng
khách sạn từ 1-3 sao trên thế giới hiện nay thu hút khoảng 1,3 lao động trong các dịch vụ
chính và khoảng 5 lao động trong các dịch vụ bổ sung. Số lao động bổ sung có thể tăng lên
nhiều lần nếu các dịch vụ này được nâng cao về chất lượng và phong phú về chủng loại
dịch vụ.
Đi kèm với vấn đề giải quyết việc làm, kinh tế du lịch đã mang lại thu nhập thường
xuyên, ổn định và có xu hướng ngày càng tăng đối với người lao động. Năm 2017, trên thế
giới có 312 triệu người lao động làm trong ngành “công nghiệp không khói” đem lại thu
nhập 540 tỷ USD. Đến năm 2018, đã có 438 triệu người lao động trong ngành kinh tế du
lịch và thu nhập đạt 7.200 tỷ USD [3, tr.78].
Ở phạm vi trong nước, thu nhập từ du lịch khơng chỉ mang lại lợi ích kinh tế
trực tiếp cho người sản xuất kinh doanh mà còn gián tiếp đối với những người lao

động ở các ngành kinh tế khác có liên quan, đặc biệt tạo ra thu nhập cho cộng đồng
dân cư ở địa phương. Tốc độ tăng trưởng nhanh về thu nhập có thể thấy rõ là năm
2005, thu nhập xã hội từ du lịch mới đạt 1.350 tỷ đồng, thì đến năm 2015 đã là 30.000
tỷ đồng, tăng gấp hơn 20 lần . Nếu xét dưới góc độ xã hội, sự phát triển kinh tế du lịch

7


có tính chất lan toả, thơng qua du lịch mà các ngành kinh tế khác cũng phát triển, mở
rộng thêm thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ, thúc đẩy thương mại và mang lại hiệu
quả kinh tế cao. Ở đâu du lịch phát triển thì ở đó kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được
đổi thay, đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao ý thức trách nhiệm, giữ gìn và
phát triển các giá trị văn hoá đến các tầng lớp nhân dân.
Ba là, phát triển kinh tế du lịch là phương tiện tuyên
truyền, quảng cáo hữu hiệu về đất nước, con người Việt Nam
nói chung và thành phố Đà Lạt nói riêng.
Về mặt kinh tế: Du lịch là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo hữu hiệu hàng
hố nội địa ra nước ngồi thơng qua du khách. Khi tham quan du lịch, du khách được
tiếp cận với các mặt hàng công nghiệp, thủ công nghiệp, nông nghiệp... ở địa phương.
Với sự hài lịng cả về hình thức và chất lượng của những hàng hoá đã được làm quen,
qua kênh thông tin lan truyền từ người này sang người khác, du khách thường giới
thiệu cho người thân và bạn bè của họ về những hàng hoá này. Đặc biệt, trong thời đại
công nghệ thông tin hiện đại làm cho thông tin của du khách đối với những người
thân, bạn bè của họ ngày càng thuận tiện hơn thì việc phát triển kinh tế du lịch lại càng
là phương tiện tốt hơn để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá ở địa phương.
Về mặt văn hoá - xã hội: Việc phát triển kinh tế du lịch là phương tiện tuyên
truyền, quảng cáo hữu hiệu về các thành tựu kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, phong
tục, tập quán, con người… của quốc gia nói chung và thành phố Đà Lạt nói riêng.
Đồng thời, phát triển kinh tế du lịch sẽ làm tăng thêm sự hiểu biết chung về văn hoá,
xã hội cho người dân địa phương thông qua du khách trong nước và quốc tế (về phong

tục tập quán, phong cách sống, ngoại ngữ, thẩm mỹ...), tạo ra sự “giao thoa” về văn
hoá giữa thành phố Đà Lạt với các vùng, miền, các dân tộc trong nước và các nước
khác trên thế giới; làm tăng thêm tình đồn kết, hữu nghị, mối quan hệ thân ái của
nhân dân giữa các vùng miền với nhau và giữa các quốc gia với nhau.

8


Chương 2. Thực trạng tác động về kinh tế của việc phát triển du lịch tại
thành phố Đà Lạt
2.1. Tiềm năng lợi thế phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt
Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, chỉ
tính từ năm 2005 (năm đầu tiên tổ chức Festival Hoa Đà Lạt) đến nay, khách du lịch
trong và ngoài nước đến Đà Lạt tham quan, nghỉ dưỡng liên tục tăng (năm sau luôn
cao hơn năm trước). Cụ thể, năm 2005:1,6 triệu lượt; năm 2006: 1,8 triệu lượt; năm
2007: 2,2 triệu lượt; năm 2008: 2,3 triệu lượt; năm 2009: 2,5 triệu lượt; năm 2010: 3,1
triệu lượt…; năm 2016: 5,4 triệu lượt; năm 2017: 6 triệu lượt; năm 2018: 6,5 triệu lượt
và trong 6 tháng đầu năm 2019, Đà Lạt đã đón 3.735 ngàn lượt khách.
Tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch Đà Lạt đã quá rõ: rừng, núi, hồ, thác,
khí hậu, rau, hoa… đã trở thành “thương hiệu” mà khơng phải nơi nào cũng có. Ấy là
mới đề cập đến “thiên thời, địa lợi…” - sự ưu đãi của thiên nhiên dành cho vùng đất
Nam Tây Nguyên này. Còn yếu tố “nhân hịa”...
Nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã
hội địa phương, bên cạnh triển khai các chương trình, dự án quy hoạch của Trung
ương như: Quyết định 1528/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện cơ chế,
chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận của tỉnh Lâm Đồng
giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2030; Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị
“Về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”…, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban
hành Nghị quyết số 04-NQ/TU “Về phát triển du lịch, dịch vụ giai đoạn 2011 - 2015”
và Nghị quyết số 07-NQ/TU về phát triển du lịch chất lượng cao giai đoạn 2016 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Tư tưởng xuyên suốt

trong các nghị quyết của Tỉnh ủy xác định “Du lịch là ngành kinh tế động lực của sự
phát triển kinh tế - xã hội” địa phương trong giai đoạn mới.
Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, sự quan lý điều hành của chính
quyền, vai trị tham mưu của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch và sự phối hợp của
các cấp, các ngành trong nhiều năm qua đã tạo sự khởi sắc trong hoạt động du lịch,
liên kết đầu tư, xúc tiến du lịch - thương mại. Lâm Đồng đã kết nối chương trình hợp

9


tác “Tam giác” phát triển du lịch Lâm Đồng - Bình Thuận - thành phố Hồ Chí Minh;
Hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh: Lâm Đồng - Hà Nội - Đắk Lắk - Gia Lai;
Chương trình khảo sát và ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa Lâm Đồng - Đồng Nai;
ký kết thỏa thuận quốc tế giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng và Ban
Quản lý Jeju Olle - Hàn Quốc về phát triển du lịch; tăng cường xúc tiến Du lịch và
Thương mại với các nước: Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào...
Việc mở rộng thơng thống các chính sách để thu hút các doanh nghiệp đầu tư
phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đã mang lại hiệu quả. Đến nay, trên địa bàn Lâm
Đồng đã thu hút 112 dự án đầu tư về du lịch với tổng số vốn đăng ký 50.000 tỷ đồng;
trong đó, 31 dự án đã đưa vào khai thác kinh doanh. Phần lớn các dự án đầu tư khai
thác, phát triển du lịch sinh thái, du lịch canh nông, dã ngoại, tham quan, nghỉ dưỡng.
Đặc biệt, trên địa bàn Đà Lạt hiện có 02 Khu du lịch quốc gia đã và đang được đầu tư
khai thác sẽ mở ra triển vọng lớn cho sự phát triển du lịch của thành phố sương mờ
này; đó là khu du lịch hồ Tuyền Lâm và khu du lịch Đan Kia - Suối Vàng. Thành phố
Đà Lạt vừa được kết nạp làm thành viên Tổ chức xúc tiến du lịch các thành phố châu
Á - Thái Bình Dương (TPO); đây là điều kiện, cơ hội vô cùng thuận lợi để phát triển,
quảng bá du lịch Đà Lạt trong tương lai gần…
2.2. Tác động tích cực của phát triển du lịch tại thành phố Đà Lạt đến nền
kinh tế
Du lịch thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đa dạng hóa các ngành nghề kinh tế

của thành phố Đà Lạt.
Trước hết, Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp liên quan đến nhiều ngành
nghề trong nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển du lịch thường kéo theo sự phát triển
của một loạt các ngành khác nhau: hàng không, vận tải, thương mại, công nghiệp,
nông nghiệp, ngân hàng...
Khi thành phố Đà Lạt trở thành một điểm du lịch, khách du lịch từ mọi nơi đến
điểm du lịch đó sẽ làm cho nhu cầu vể mọi hàng hóa dịch vụ tăng lên đáng kể. Việc
đòi hỏi một số lượng lớn vật tư, hàng hóa, dịch vụ các loại đã kích thích mạnh mẽ sự
phát triển của các ngành kinh tế có liên quan, đặc biệt là nông nghiệp, công nghiệp chế
biến... Bên cạnh dó, các hàng hóa, vật tư cho du lịch địi hỏi phải có chất lượng cao,

10


phong phú về chủng loại, hình thức đẹp và hấp dẫn. Điều này có nghĩa là u cầu hàng
hố phải được sản xuất trên một cơng nghệ cao, trình độ tiên tiến. Các chủ xí nghiệp
bắt buộc phải đầu tư trang thiết bị hiện đại, tuyển chọn và sử dụng cơng nhân có tay
nghề cao để sản xuất các mặt hàng đáp úng nhu cầu khách du lịch.
Du lịch thành phố Đà Lạt đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của
tỉnh Lâm Đồng. Du lịch thành phố Đà Lạt phát triển với tốc độ cao, tạo ra thu nhập,
đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm trong nước (GDP) của tỉnh. Theo thống
kê, thu nhập du lịch thành phố Đà Lạt chiếm 19,9% GDP của tỉnh trong năm 2019.
Nhiều gia đình dân tộc nghèo khó của thành phố Đà Lạt trước kia chỉ sống bằng
nông nghiệp nay đã được cải thiện đời sống nhờ du lịch. Khi du lịch phát triển, đời sống
kinh tế của người dân Đạt Lạt được cải thiện. Họ chuyển sang sản xuất hàng thổ cẩm, đồ
trang sức, dẫn khách du lịch… thay vì làm nơng nghiệp như trước đây. Hiện nay, tỉ lệ
gia đình người dân thành phố Đà Lạt tham gia hoạt động du lịch chiếm hơn 70%.
Du lịch thành phố Đà Lạt làm tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh, tham gia tích
cực vào q trình tạo nên thu nhập quốc dân và phân phối lại thu nhập quốc dân giữa
các vùng. Hoạt động du lịch phát triển, tạo nguồn ngân sách cho tỉnh từ các khoản

trích nộp ngân sách của các cơ sở du lịch trực thuộc quản lý trực tiếp của địa phương
và từ các khoản thuế phải nộp của các doanh nghiệp du lịch kinh doanh trên địa bàn.
Ở các địa phương có làng nghề truyền thống, họ tận dụng thế mạnh của mình để phát
triển kinh tế bằng việc giới thiệu bán các sản phẩm thủ công. Không chỉ bán cho các
du khách đến thăm quan mà đây còn là cơ hội tăng thu nhập địa phương bằng hình
thức xuất khẩu.
Du lịch thành phố Đà Lạt phát triển thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển
theo. Trước hết, đây là hoạt động kinh doanh cần nhiều sự hỗ trợ liên ngành. Nhiều
khu vực khác cũng được hưởng lợi thông qua hỗ trợ các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ
các doanh nghiệp du lịch, như xây dựng, in ấn và xuất bản, sản xuất, bảo hiểm, vận tải,
du lịch, bán lẻ, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tài chính. Như vậy, có thể khái quát các vấn
đề về chính sách du lịch bao trùm một chuỗi lớn các lĩnh vực và lợi ích. Các ngành
dịch vụ có giá trị cao như ngân hàng, hàng khơng, bưu chính viễn thơng, du lịch…
được khai thác và đáp ứng tốt hơn yêu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân.

11


Phát triển du lịch thành phố Đà Lạt mở ra thị trường tiêu thụ hàng hóa. Như đã
nói ở trên, du lịch giúp củng cố và phát triển quan hệ quốc tế, do đó đã mở rộng thị
trường, tăng thêm bạn hàng đối với các ngành tham gia vào hoạt động xuất khẩu. Việc
loại hình du lịch cơng vụ ngày càng phát triển góp phần đem về cho thành phố các
khoản đầu tư, hợp đồng liên kết kinh doanh,… Thị trường trong nước tiếp tục được
mở rộng, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng lên.
Tận dụng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành kinh tế khác.
Phát triển du lịch sẽ đòi hỏi sự hỗ trợ của một số ngành sản xuất, do đó phát triển du
lịch sẽ mở mang và hồn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế của thành phố. Bên cạnh đó cịn
tận dụng nguồn lực, điều kiện vật chất kỹ thuật để bổ sung cho nhu cầu cần thiết
nhưng chưa được đáp ứng của ngành. Do nhu cầu đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi vui chơi,
thông tin liên lạc, vận chuyển nên mạng lưới giao thông, cầu cống, điện nước được

hoàn thiện phục vụ nhu cầu du lịch ngày càng tăng. Do vậy, nền kinh tế phát triển.
Tóm lại, việc phát triển du lịch tại thành phố Đà Lạt đã có những tác động tích
cực đến kinh tế của thành phố nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng.
2.3. Tác động tiêu cực của của phát triển du lịch tại thành phố Đà Lạt đến
nền kinh tế
Bên cạnh các tác động tích cực, sự phát triển du lịch cũng gây ra các tác động
tiêu cực đối với kinh tế như sau:
Sự phát triển du lịch gây sức ép ngày càng cao đối với hạ tầng cơ sở (sử dụng
nhiéu điện, nước, nhiên liệu, làm tăng lượng nước thải và chất thải); tăng chi phí cho
hoạt động của cơng an, cứu hỏa, dịch vụ y tế, sửa chữa, bảo trì hộ thống đường giao
thông và các dịch vụ công khác.
Trước những ý kiến có điểm chung cho rằng: điều kiện, cơ hội thuận lợi để
phát triển du lịch Đà Lạt đang mở ra rất nhiều triển vọng. Song, những bất cập,
những khó khăn phát sinh hiện nay cũng nhiều. Cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông
của Đà Lạt từ chỗ đáp ứng nhu cầu sống, sinh hoạt của khoảng 1.500 cư dân Đà Lạt
(đầu thế kỷ XX); hiện nay, khoảng 300.000 người thì khơng thể “chứa” thêm
500.000, 700.000 người trong một ngày cùng lưu thông, sinh hoạt… Những năm
gần đây, nhất là vào các dịp lễ, tết, đặc biệt vào dịp nghỉ Hè (vì ở hầu hết các tỉnh,

12


thành trong cả nước khí hậu q nóng bức, ngột ngạt) nên lượng khách du lịch đổ
về Đà Lạt tăng đột biến; thực trạng này dẫn đến sự “quá tải” trên nhiều phương
diện và bộc lộ những khó khăn, bất cập rất đáng quan tâm...
Trước mắt, cảnh tượng dễ nhận thấy diễn ra gần như hàng ngày là hầu hết các
tuyến giao thông nội thành (kể cả các tuyến đường cửa ngõ vào thành phố) thường
xuyên bị ách tắc, hỗn loạn; tại các khu, điểm du lịch vì lượng khách tham quan quá
đông khiến “quá tải” các dịch vụ phục vụ du khách, dẫn đến cảnh chen lấn, xô bồ (ít
thấy trước nay ở Đà Lạt). Nhiều đồn khách, nhóm khách khơng tìm được khách sạn,

nhà nghỉ đã “sáng tạo” căn lều sinh hoạt, ăn uống và ngủ qua đêm trên các đồi thông,
quanh bờ hồ. Lợi dụng khách du lịch đơng đảo, “cị du lịch” có dịp “tái phát” gây ảnh
hưởng xấu đến du lịch Đà Lạt. Và rồi, rác thải do du khách vứt bừa bãi tại các khu
điểm du lịch, trên các tuyến đường, khu vực công cộng…gây ra sự bát nháo, phản
cảm, “khó nhìn” khiến cư dân bản địa bức xúc...
Sự rủi ro trong đầu tư du lịch cao hơn một số ngành khác do hoạt động du lịch
rất nhạy cảm với nhiểu nhân tố tác động nằm ngồi sự kiểm sốt của các nhà kinh
doanh (kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, pháp luật, điều kiện tự nhiên,....).
Sự phát triển các loại hình du lịch ở thành phố Đà Lạt như giải trí, sân gôn, khu
cắm trại... cần sử dụng quỹ đất lớn gấp nhiểu lần so với quỹ đất dùng để phát triển các
ngành kinh tế khác. Do vậy, sự phát triển du lịch khơng hợp lý có thể dẫn tới kết quả là
quỹ đất dùng cho nông nghiệp và các ngành khác phải bị cắt giảm.
Nhu cầu gia tăng cho những dịch vụ chính và hàng hóa phục vụ du lịch gây ra
sự tăng giá hàng tiêu dùng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của dân cư. Một cơng trình
nghiên cứu của trường Đại học San Francisco (Mỹ) cho thấy, việc phát triển du lịch
kéo theo giá cả gia tăng 8%. Du lịch phát triển có thể gây ra sự gia tăng về chi phí xây
dựng và tăng giá trị đất đai.
Mặt khác cũng có thể, khi phát triển du lịch được tập trung đầu tư phát triển
một cách biệt lập với các khu vực khác trong tỉnh làm xuất hiện những chênh lệch
về kinh tế và trình độ phát triển giữa các vùng. Tình trạng này có thể dẫn đến việc
hình thành những bất bình trong cư dân ở những vùng chậm phát triển.
Sự bùng nổ về tăng giá đất đai, giá hàng hoá, dịch vụ ở các khu du lịch có thể dẫn
tới làm mất giá đồng tiền, gây sức ép tài chính lên cư dân trong vùng. Cư dân ở một số
nơi trong thành phố, do không được đào tạo và bồi dưỡng, trong khi đất đai của họ bị

13


mất dần do sự phát triển của các hoạt động du lịch, có thể biến thành những người lao
động giản đơn, lao động thời vụ vói tiền cơng rẻ mạt và thu nhập không ổn định.

Sự phát triển du lịch thiếu quy hoạch hoặc quy hoạch khơng đồng bộ có thể gây
ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của thành phố Đà Lạt
hiện nay. Các hoạt động du lịch có thể gây suy giảm các nguồn lợi kinh tế của địa
phương, đặc biệt là các nguồn tài nguyên tự nhiên.
Tóm lại, bên cạnh những tác động tích cực thì việc phát triển du lịch hiện nay ở
thành phố Đà Lạt cũng mang đến những tác động tiêu cực về kinh tế. Điều đó đặt ra
vấn đề phải có giải pháp khắc phục.
Chương 3. Giải pháp hạn chế tác động về kinh tế của việc phát triển du
lịch tại thành phố Đà Lạt hiện nay
3.1. Thu hút nguồn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du
lịch xung quanh thành phố Đà Lạt
Tỉnh Lâm Đồng đã tập trung khai thác tiềm năng lợi thế cạnh tranh; tập trung
các chính sách đầu tư phát triển du lịch là chủ trương lớn, sự ưu tiên trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của Lâm Đồng. Các cơ quan quản lý về du lịch đã chỉ đạo
các doanh nghiệp đầu tư nâng cấp, bổ sung sản phẩm, dịch vụ mới, nâng cao chất
lượng phục vụ, quan tâm vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, thực hiện tốt vệ
sinh an tồn thực phẩm; xây dựng các chương trình khuyến mãi, thực hiện niêm yết
công khai giá các mặt hàng và bán đúng giá niêm yết; phục vụ khách du lịch với thái
độ niềm nở, thân thiện…
Trong thời buổi kinh tế thị trường, đầu tư là một vấn đề vô cùng nhạy cảm, các
nhà đầu tư ln xem xét và tính toán kỹ lưỡng khi quyết định đầu tư vào kinh doanh
một mặt hàng nào đó, hay đầu tư và một đơn vị kinh doanh nào đó. Khi đã tìm được
một nơi đầu tư đáng tin cậy, các nhà đầu tư mới đưa nguồn tài chính của mình vào cho
hoạt động kinh doanh. Việc thu hút đầu tư sẽ giúp cho chủ các cơ sở kinh doanh du
lịch tạo cho mình thế mạnh về tài chính, từ đó đưa ra được các chính sách, chiến lược
kinh doanh một cách chủ động. Để có thể thu hút được nguồn vốn đầu tư từ các đối
tác, cần đưa ra bảng kế hoạch kinh doanh mang tính khả thi, tăng cường quan hệ đối

14



ngoại, giới thiệu những tiềm năng kinh doanh của đơn vị mình, tạo uy tín và sự tin
tưởng của c ác nhà đầu tư vào đơn vị mình.
Các cấp chính cần có các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, phát triển cơ sở
hạ tầng, giao thông, thông tin liên lạc, tổ chức các hội nghị thu hút đầu tư vào phát
triển du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng. Khi đã thu hút được nguồn vốn đầu tư, đơn vị kinh
doanh du lịch nói chung, kinh doanh du lịch nói riêng cần phải xác định sử dụng
nguồn vốn của mình một cách có hiệu quả nhất, tập trung đầu tư phát triển các sản
phẩm đặc thù của địa phương, phát triển các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của du
khách. Cần phải giải quyết một tình trạng hiện nay xuất hiện rất nhiều, đó là việc thực
hiện tiến độ thi công rất chậm khi đã được đầu tư, tệ nạn tham nhũng gây thất thoát
nguồn vốn đầu tư dẫn đến việc xây dựng cơng trình khơng đạt hiệu quả chất lượng,
làm mất lòng tin các nhà đầu tư. Muốn thực hiện được điều này chính quyền, các tổ
chức cần thắt chặt công tác quản lý, tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về dầu tư,
xây dựng, đảm bảo về chất lượng cơng trình, thời hạn hồn thành.
Để phát triển cơ sở hạ tầng hiệu quả cần làm tốt cơng tác khảo sát, đánh giá, bổ
sung các loại hình, mơ hình du lịch, sản phẩm du lịch mới, đặc trưng của Đà Lạt được
địa phương đặc biệt chú trọng. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành thẩm
định mới, thẩm định lại 53 cơ sở du lịch du lịch trên địa bàn; rà soát, chấn chỉnh những
sai sót của các cơ sở du lịch du lịch, nhất là đối với loại hình home stay (phát triển gần
đây); thường xuyên phối hợp kiểm tra liên ngành các doanh nghiệp kinh doanh loại
hình Du lịch thể thao mạo hiểm; đến nay, cơ bản đã khắc phục những thiếu sót, bất
cập, đảm bảo an tồn cho du khách; nhìn chung, số lượng và chất lượng các dịch vụ
phục vụ khách du lịch ngày càng nâng cao. Hiện trên địa bàn thành phố Đà Lạt hệ
thống cơ sở du lịch được xây dựng và nâng cấp, có 1.590 cơ sở du lịch du lịch, với
19.486 phịng; trong đó, có 438 khách sạn từ 1 - 5 sao với 11.501 phòng; có 32 khách
sạn cao cấp từ 3 - 5 sao với 3.127 phòng…
Để du lịch Đà Lạt trở thành “ngành kinh tế động lực…”; Đà Lạt không chỉ là
nơi “trốn nắng” mùa Hè của du khách mà thực sự là “thiên đường”, “điểm đến” hấp
dẫn, an tồn và có tính bền vững, ngoài phát huy tiềm năng, lợi thế cạnh tranh, địa

phương cần giải quyết dứt điểm nhữnng khó khăn, bất cập hiện nay; trong đó, phải gấp

15


rút hồn thiện về quy hoạch đơ thị, hồn thiện hạ tầng giao thông và chấn chỉnh những
tiêu cực, hành vi, hình ảnh xấu xí, phản cảm của người dân và đối với khách du lịch.
3.2. Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch
Hiện tại việc đầu tư phát triển sản phẩm kinh doanh du lịch đã được thực hiện,
tuy nhiên mức độ đầu tư và hiệu quả chưa cao. Các sản phẩm được đầu tư chủ yếu là
để duy trì sản phẩm, chứ chưa thực sự được đầu tư phát triển. Trong kinh doanh du
lịch, phòng ốc, trang thiết bị được đưa vào hoạt động sau một thời gian thì được tu bổ,
sửa chữa, và lại hoạt động lại như ban đầu. Việc phát triển sản phẩm lên thành một
sảm phẩm ở mức cao cấp hơn thì lại chưa được quan tâm. Điều này không phù hợp với
sự phát triển của nhu cầu ngày càng cao. Chẳng hạn trong thời gian trước khách có thể
chỉ cần địi hỏi một phịng ngủ với giường ngủ, tivi, minibar là đủ, thì trong thời gian
này nhu cầu của du khách đã có những đòi hỏi cao hơn, đối với họ một phòng ngủ cần
được quan tâm dọn dẹp ngăn nắp, thơm tho, ngồi những nhu cầu bên trên cần phải có
điện thoại trực tiếp gọi quốc tế, truyền hình cáp, có mạng internet, được trang trí đẹp
đẽ, trưng hoa tươi…
Với những địi hỏi như vậy mà sản phẩm phòng buồng của chúng ta khơng có sự
thay đổi ở mức cao hơn, sức hấp dẫn du khách khơng cịn cao nữa. Việc thực hiện phát
triển sản phẩm trong kinh doanh du lịch cũng đồng nghĩa với việc tăng cường phát triển
các dịch vụ bổ sung cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. Dịch vụ bổ sung đa dạng là nhân
tố chính tạo nên sức hấp dẫn du khách của một khách sạn, khu nghỉ dưỡng. Cần phải tạo
ra các dịch vụ bổ sung cho từng bộ phận kinh doanh của ngành du lịch như: các dịch vụ
bổ sung ở bộ phận FO (cung cấp thông tin, hàng lưu niệm, cung cấp người hướng dẫn,
thông dịch viên, dịch vụ vệ sĩ, báo thức, đặt báo, dịch vụ giữ đồ…), bộ phận
Housekeeping (thêm dịch vụ giữ trẻ, giặt ủi…), bộ phận F&B (dịch vụ room service, dạy
nấu ăn, tổ chức tiệc hội nghị hoặc tiệc cưới, karaoke, hồ bơi, massage, spa, làm đẹp…).

Như vậy sẽ tạo được sự hấp dẫn đối với du khách cho dù du khách đang sử
dụng bất kỳ một sản phẩm nào của khách sạn, hơn nữa chính những dịch vụ bổ sung
này sẽ tạo ra một nguồn doanh thu đáng kể. Riêng ở các Resort, dịch vụ bổ sung phải
đa dạng và cao cấp hơn ở khách sạn, vì khách đến nghỉ dưỡng có nhiều thời gian hơn,

16


có tiền nhiều hơn, thích tận hưởng hơn. Ví dụ: Khách đến Đà Lạt để nghỉ dưỡng, phục
hồi sức khỏe, Resort cần có: chuyên viên về chế độ ẩm thực, bếp biết nấu các món ăn
thích hợp chế độ ăn kiêng, chuyên viên về vật lý trị liệu, tư vấn tâm lý, chuyên viên
hướng dẫn tập Yoga… và chắc chắn không thể thiếu bác sỹ. Các cơ sở kinh doanh du
lịch cần phải quan tâm mạnh hơn nữa về việc phát triển sản phẩm. Nó khơng chỉ phục
vụ cho lợi ích riêng của mình là mang lại nguồn doanh thu cho chính mình mà cịn góp
phần vào xây dựng một mặt bằng phát triển chung của ngành kinh doanh du lịch, đưa
hình ảnh ngành du lịch lên một tầm cao hơn, tạo cho khách một sự hài lòng và thỏa
mãn nhu cầu của mình ở mức cao nhất.
3.3. Phát triển du lịch bền vững tại thành phố Đà Lạt
Trong những năm qua, kinh tế du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng đã có nhiều chuyển
biến tích cực, tăng cả về số lượng và chất lượng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng
năm về khách du lịch đạt 16,65%. Nhiều loại hình du lịch mới được hình thành để khai
thác thế mạnh phát triển du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, hội nghị –
hội thảo, du lịch khám chữa bệnh . Tuy nhiên, thực tế cho thấy tình hình phát triển
kinh tế du lịch – dịch vụ trong thời gian qua chưa tương xứng với thế mạnh, tiềm năng
vốn có. Việc khai thác phát triển du lịch chủ yếu dựa vào việc khai thác tài nguyên du
lịch sẵn có, chưa có chiến lược và các giải pháp tích cực để đảm bảo cho ngành du lịch
phát triển bền vững; nhịp độ tăng trưởng cao; đồng thời đảm bảo yêu cầu bảo tồn,
nâng cấp và phát huy các giá trị tài nguyên để phục vụ yêu cầu phát triển du lịch trước
mắt và khả năng cạnh tranh lâu dài. Từ thực tế đó, ngành kinh tế du lịch càng phát
triển càng có nguy cơ dẫn đến việc xuống cấp, suy thối cảnh quan thiên nhiên, cảnh

quan đơ thị và các giá trị tài nguyên nhân văn, nếu như chúng ta khơng giải quyết tốt
bài tốn phát triển và bảo tồn, phát huy các giá trị của tài nguyên du lịch. Vì vậy việc
phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở thành phố Đà Lạt dựa trên quan
điểm phát triển bền vững khơng chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch mà
cịn có những đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Xây dựng môi trường du lịch bền vững thành điểm đến hấp dẫn, tạo ấn tượng
tốt cho du khách, có mơi trường tự nhiên “Xanh - Sạch - Đẹp”; môi trường xã hội
an toàn, thân thiện, văn minh. Vận động các đơn vị kinh doanh du lịch tham gia các

17


chương trình bảo vệ mơi trường, phát triển du lịch bền vững. Xây dựng tiêu chí xét
tặng, cơng nhận các danh hiệu “Du lịch thân thiện môi trường”, “Du lịch có trách
nhiệm” trong hoạt động du lịch. Tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo duy
trì chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong
hoạt động du lịch. Xây dựng và ban hành Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong hoạt
động du lịch, phát huy hình ảnh con ngưịi Đà Lạt - Lâm Đồng “hiền hòa, thanh
lịch, mến khách”.
Phát triến đồng bộ kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch phục vụ cho phát triển bền
vững. Việc phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng vừa phục vụ cho nhu cầu xã hội, vừa đáp
ứng yêu cầu phát triển du lịch. Cần chủ động và tranh thủ các nguồn lực trong xã hội
để đầu tư đồng bộ, hiện đại hệ thống hạ tầng phục vụ phát triển du lịch như hệ thống
giao thông nội thành, nội tỉnh, liên tỉnh; phát triển hệ thống bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công
cộng; xây dựng đồng bộ hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải, rác thải; hạ tầng
thông tin, truyền thông, điện lực và chiếu sáng công cộng; các thiết chế văn hóa; quy
hoạch, xây dựng các trung tâm mua sắm, tập trung vào các sản phẩm tru y ền thống
đặc trưng, đặc sản chất lượng cao, có thương hiệu của địa phương để phục vụ du
khách. Ưu tiên đầu tư tuyến đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương, các tuyến quốc
lộ, tỉnh lộ, đường trán h đô thị thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và đường nối vào khu du

lịch quốc gia, khu du lịch trọng điểm. Nâng cao chất lượng, tăng tần suất các tuyến
hiện đang khai thác tại cảng hàng không Liên Khương. Đầu tư xây dựng hạ tầng du
lịch tại các khu du lịch quốc gia, khu du lịch trọng điểm, làng nghề có tiềm năng phát
triển du lịch ở các làng hoa, làng rau, các trạm dừng chân trên tuyến quốc lộ.
Bên cạnh đó, để phát triển bền vững cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
ngành du lịch. Xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ hoạt
động du lịch bảo đảm về lượng và chất. Khuyên khích thực hiện xã hội hóa giáo dục,
chủ động liên kết với các cơ sở giáo dục, đào tạo có uy tín trong thực hiện chiến lược
xây dựng Lâm Đồng trở thành một trong những trung tâm phát triển nguồn nhân lực
cho ngành du lịch nhằm đáp ứng cho công tác hoạch định chính sách, chiến lược phát
triển du lịch bền vững.

18


Tóm lại, các giải pháp nêu trên có mối quan hệ với nhau, thực hiện tốt các giải
pháp trên sẽ góp phần hạn chế những tác động tiêu cực của phát triển du lịch tại thành
phố Đà Lạt hiện nay đối với kinh tế,

19


KẾT LUẬN
Du lịch được coi là một ngành “công nghiệp khơng khói” và là ngành kinh
tế có vai trị to lớn trong đời sống kinh tế - xã hội và chiếm một vị trí quan trọng
trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Phát triển kinh tế du lịch
không chỉ nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh vốn có của đất nước mà cịn là địi
hỏi cấp thiết để nền kinh tế nước ta hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.
Đạt Lạt là thành phố du lịch, phát triển du lịch tại thành phốp hiện nay đã có
tác động rất lớn đến kinh tế. Để phát triển kinh tế du lịch của thành phố Đà lạt đạt

được các mục tiêu đã xác định cần thực hiện đồng bộ các quan điểm và giải pháp đề
ra. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm đến việc tăng cường công tác tuyên truyền quảng
bá du lịch; đa dạng hoá, chuyên nghiệp hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch;
tăng cường các nguồn lực cho phát triển kinh tế du lịch; mở rộng hợp tác với các
ngành, các địa phương có liên quan và tăng cường hợp tác quốc tế trong quá trình
phát triển kinh tế du lịch... Phấn đấu đến năm 2025, du lịch thành phố Đà Lạt sẽ trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, góp phần tăng thu nhập xã hội, giải
quyết việc làm, nâng cao dân trí, xố đói giảm nghèo… thực hiện thắng lợi mục tiêu
“Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quý Lâm (2013), “Khai thác triệt để điều kiện thuận lợi phát triển du
lịch”, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 34.
2. Nguyễn Thị Hoa Lê (2015), “Để du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn”, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 19.
3. Nguyễn Văn Lưu (2018), Thị trường du lịch, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
4. Đổng Ngọc Minh (2017), “Kinh tế du lịch và du lịch học”, Nxb Trẻ thành phố
Hồ Chí Minh.
5. Trần Văn Nhạn (2014), Du lịch và kinh doanh du lịch, Nxb Văn hố thơng tin
Hà Nội.

21



×