HNUE JOURNAL OF SCIENCE
Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 2, pp. 36-46
This paper is available online at
DOI: 10.18173/2354-1075.2021-0019
NHỮNG HIỆU QUẢ CỦA ĐỌC CHIẾN LƯỢC HỢP TÁC
TRONG KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TIẾNG ANH
Đỗ Thị Thanh Hà
Bộ môn Ngoại ngữ - Khoa Cơ bản, Học viện Chính sách và Phát triển
Tóm tắt. Bài báo khái quát và phân tích hiệu quả của Đọc chiến lược hợp tác (CSR) đối với
khả năng đọc hiểu và thái độ đọc của sinh viên đang học tiếng Anh như một ngoại ngữ. Trên
cơ sở đó, tác giả đã thực hiện nghiên cứu với 40 sinh viên (SV) năm thứ hai của Học viện
Chính sách và Phát triển (APD) về việc áp dụng Đọc chiến lược hợp tác (CSR) trong kĩ năng
đọc hiểu. Họ được chia thành hai lớp - một lớp thực nghiệm (học theo phương pháp CRS) và
một lớp đối chứng (học theo phương pháp truyền thống). Nghiên cứu đã thực hiện thu thập
thông tin thông qua ba phương pháp, bao gồm: bảng hỏi, kết quả của bài kiểm tra trước và
sau áp dụng CRS và kết quả của bài kiểm tra tiến độ. Kết quả của nghiên cứu khẳng định:
học theo phương pháp CSR, sinh viên đã cải thiện được khả năng đọc hiểu rõ rệt; kết quả kĩ
năng đọc hiểu tốt hơn so với cách học truyền thống; thái độ đọc của sinh viên theo phương
pháp CRS cũng được nâng cao.
Từ khoá: học hợp tác, đọc chiến lược hợp tác, đọc hiểu.
1. Mở đầu
Học tập hợp tác (Collaborative Learning) chú trọng vào việc thúc đẩy SV học tập trung.
Trong thực hành học tập hợp tác (HTHT), giáo viên là người hướng dẫn tạo điều kiện cho học
sinh tiếp thu kiến thức cũng như hình thành các kĩ năng giữa cá nhân và nhóm. HTHT có thể được
thực hiện ở tất cả các cấp học, tất cả các kĩ năng khi học tiếng Anh. Theo Bonwell và Eison (1991)
HTHT được coi là một chiến lược “khiến học sinh tham gia vào việc làm và suy nghĩ về những
điều họ đang làm” [1] Trong nhiều thập kỉ qua, một số nhà nghiên cứu đã kết hợp HTHT với kĩ
năng đọc, trong đó người học có thể làm việc theo cặp hoặc nhóm nhỏ. Theo Grabe (2002), sự
kết hợp này có thể tạo cơ hội cho người học tương tác, giúp họ tăng cường hiểu biết cũng như
khắc phục các vấn đề khó hiểu của văn bản [2]. Tuy nhiên, nền tảng của SV khác nhau và khả
năng đọc của họ cũng không đủ tốt, vì vậy một cách thức học tập nhằm nâng cao khả năng đọc
hiểu đã được phát triển bởi Klinger và Vaughn (1998) có tên: Đọc chiến lược hợp tác (CSR). CSR
được thực hiện là dựa trên cả việc giảng dạy tương hỗ và học tập hợp tác [3].
Trong một nghiên cứu định lượng với 110 người học ngoại ngữ tiếng Anh đánh giá hiệu quả
của CSR tại đại học ở Đài Loan, tác giả Fan (2010) nhận thấy rằng CSR có tác động tích cực đến
khả năng đọc hiểu của người học, đặc biệt là về khả năng hiểu các câu hỏi về việc nắm được ý chính
và khám phá các chi tiết hỗ trợ [4]. Gần đây, Karabuga & Kaya (2013) đã thực hiện một nghiên cứu
định lượng để xem xét hiệu quả của CSR đối với việc đọc của người học tiếng Anh. Những người
học từ 40 lớp dự bị ở cấp đại học đã tham gia vào nghiên cứu của Karabuga & Kaya và kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra rằng CSR có ảnh hưởng tích cực đến việc học đọc hiểu của học sinh [5].
Ngày nhận bài: 21/2/2021. Ngày sửa bài: 29/2/2021. Ngày nhận đăng: 12/3/2021.
Tác giả liên hệ: Đỗ Thị Thanh Hà. Địa chỉ e-mail:
36
Những hiệu quả của đọc hiểu chiến lược hợp tác trong kĩ năng đọc hiểu tiếng Anh
Tại Việt Nam, mặc dù đã có một số nghiên cứu khảo sát tất cả các khía cạnh liên quan đến
đọc hiểu và chiến lược đọc, các nghiên cứu về CSR vẫn chưa được thực hiện rộng rãi. Do vậy,
tác giả đã thực hiện một nghiên cứu về đào tạo CSR với hy vọng giúp sinh viên năm thứ hai tại
APD nói riêng và sinh viên học đại học nói chung cải thiện hiệu suất đọc và chủ động trong việc
học. Kết quả của nghiên cứu cung cấp những thơng tin hữu ích cho giáo viên dạy tiếng Anh của
Học viện Chính sách và Phát triển.
Ngoài sự tương đồng về kết quả đạt được với các nghiên cứu về CSR trên thế giới như tăng
hiệu suất đọc, nghiên cứu này của tác giả cũng đã đưa ra được những kết quả rõ ràng hơn:
Thứ nhất, nó cung cấp một cái nhìn sâu sắc về việc sử dụng CSR của sinh viên Việt Nam
trong việc đọc ngoại ngữ.
Thứ hai, nó cho thấy khả năng CSR có nên được đưa vào chương trình dạy đọc thơng thường
để giúp học sinh trở thành những người đọc hiệu quả hơn hay không.
Thứ ba, lồng ghép vào việc xem xét lại giáo trình, sách giáo khoa dùng cho kĩ năng đọc ở
các trường đại học. Nó mở ra một tầm nhìn mới về các chiến lược đọc mà giáo viên có thể sử
dụng để giúp học sinh phát huy kĩ năng đọc của họ.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái niệm Đọc chiến lược hợp tác (Collaborative Strategic Reading)
Klingner (1998) cho rằng "CSR là một kĩ thuật giảng dạy tuyệt vời để dạy học sinh đọc hiểu
và xây dựng vốn từ vựng cũng như có thể làm việc cùng nhau một cách hòa hợp". CSR giúp người
học ngoại ngữ tiếp cận các văn bản khó và sử dụng các chiến lược đọc hiệu quả nhằm cải thiện
khả năng hiểu.
Về cơ bản, CSR bao gồm bốn chiến lược đọc hiểu chính: Xem trước (Preview), Hiểu và
chưa hiểu (Click & Clunk), Xác định ý chính (Get the Gist) và Tóm tắt (Wrap-up) Klingner
(1998). Preview chỉ được sử dụng trước khi đọc toàn bộ văn bản trong khi Wrap-up chỉ được
sử dụng sau khi đọc toàn bộ văn bản. Click & Clunk và Get the Gist được sử dụng nhiều lần
trong khi đọc văn bản.
2.1.1. Xem trước (Preview)
Mục tiêu của chiến lược xem trước là kích hoạt kiến thức nền tảng và giúp SV dự đoán nội
dung của văn bản. Chiến lược này có thể giúp SV xem qua và hiểu càng nhiều càng tốt về đoạn
văn trong thời gian ngắn (khoảng hai hoặc ba phút). Theo Abidin (2012) các mục tiêu của xem
trước trong chiến lược CSR là để kích hoạt kiến thức nền tảng của sinh viên về chủ đề và để giúp
học sinh đưa ra dự đốn về những gì họ sẽ học hỏi [6]. Preview thúc đẩy hứng thú của SV và tạo
động lực đọc một cách tích cực ngay từ đầu. GV có thể giúp SV liên kết chủ đề với kiến thức của
bản thân về chủ đề này và dạy trước một số từ vựng chính cần thiết để hiểu chủ đề một cách rõ
ràng (Nhưng GV không nên dẫn SV trực tiếp đến chiến lược Click & Clunk). Sau đó, SV chia sẻ
tất cả thơng tin họ có được với nhau. Tiếp theo, họ chia sẻ dự đoán của họ về văn bản với các bạn
học. Sau chiến lược này, SV có thơng tin về chủ đề và văn bản để tiếp tục phần tiếp theo.
2.1.2. Hiểu và chưa hiểu (Click & Clunk) (Fix – up stratergy: Chiến lược sửa lỗi)
SV sử dụng chiến lược Hiểu & chưa hiểu để theo dõi quá trình đọc và tăng cường phát triển
vốn từ vựng trong quá trình đọc. Nếu SV hiểu thơng tin bài đọc, có nghĩa là “Clicks”. Nếu họ
khơng hiểu thơng tin trong bài đọc, có nghĩa là "Clunks". Theo Bremer, et.al (2002) và Abidin
(2012) đã cho rằng chiến lược hiểu và chưa hiểu là một chiến lược dạy học sinh theo dõi sự hiểu
biết của họ trong quá trình đọc và sử dụng các chiến lược sửa chữa (fix-up) khi họ nhận ra rằng
họ không thể hiểu được văn bản [7].
37
Đỗ Thị Thanh Hà
2.1.3. Xác định ý chính (Get the Gist)
Get the gist có nghĩa là SV xác định các ý chính hoặc ý tổng quan của đoạn văn bằng ngơn
ngữ của mình trong khi đọc. Chiến lược này cho phép SV trả lời hai câu hỏi: (1) Người, địa điểm
hoặc sự vật quan trọng nhất là gì? (2) Ý tưởng quan trọng nhất về người, địa điểm hoặc sự vật là
gì? Mục tiêu của chiến lược này là đảm bảo SV hiểu những gì họ đã đọc và cải thiện trí nhớ về
những gì họ đã học.
2.1.4. Tóm tắt (Wrap-up)
Wrap - up giúp SV tóm tắt các ý chính và đặt ra các câu hỏi về thông tin quan trọng trong
đoạn văn. Tất cả SV nên cố gắng trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản. Nếu bất kỳ câu hỏi
nào khơng thể trả lời, có nghĩa là câu hỏi này khơng rõ ràng và nó cần được làm rõ. Trên thực tế,
SV được kỳ vọng sẽ đặt những câu hỏi với các kĩ năng tư duy ở cấp độ cao hơn. GV giúp SV
bằng cách đưa ra các câu hỏi thí điểm như: “Bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu …?” hoặc "Ưu điểm
và nhược điểm của … là gì?" Cuối cùng, SV chia sẻ những gì đã học được với cả lớp.
2.2. Thực nghiệm: áp dụng Đọc chiến lược hợp tác (CSR) vào việc học kĩ năng đọc
hiểu đối với SV năm 2 tại Học viên Chính sách và Phát triển
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tác giả đã thực hiện nghiên cứu cùng các sinh viên năm thứ hai của Học viện Chính sách và
Phát triển (APD). Tác giả đã lấy 40 SV mình đang giảng dạy tham gia vào nghiên cứu này, trong
đó có 28 nữ và 12 nam với độ tuổi từ 18 đến 21.
Số SV này được chia làm 2 lớp: lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Dựa vào kết quả trung
bình của bài kiểm tra trước (Pre-test), tác giả chia đều số SV tham gia vào 2 lớp trên. Các lớp học
được diễn ra trong vòng 8 tuần, 2 tiết một tuần và 50 phút một tiết.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng một số phương pháp để thu thập thông tin cần thiết
như: Bảng hỏi, bài kiểm tra trước thực nghiệm (Pre-test) và bài kiểm tra sau thực nghiệm (post –
test), bài kiểm tra tiến độ (Progress test).
2.2.3. Bảng hỏi
Tác giả đã sử dụng bảng câu hỏi trước và sau khi nghiên cứu để nâng cao nhận thức của SV
về quá trình đọc. Bảng câu hỏi được thực hiện tại lớp thực nghiệm để thu thập dữ liệu về nhận
thức của SV đối với CSR. Tác giả đã phát triển bảng câu hỏi gồm 40 câu hỏi theo định dang của
thang đo Likert nhằm thu thập thông tin với các nội dung sau: Thái độ chung của sinh viên đối
với CSR; Đánh giá của sinh viên sau khi sử dụng CSR và các vấn đề sinh viên gặp phải khi sử
dụng CSR.
Để đảm bảo tính hợp lệ, độ tin cậy và tính chính xác của bảng câu hỏi, bảng câu hỏi đã được
phát triển dựa trên bảng câu hỏi của Al-Roomy (2013)[8]. Bảng câu hỏi được chuyển đến lớp
thực nghiệm trước và sau khi thực nghiệm, tuy nhiên, trước khi được học với CSR, SV chỉ hoàn
thành 30 mục đầu tiên trong bảng câu hỏi. Sau khi biết thêm về CSR, SV hoàn thành tồn bộ bảng
câu hỏi. Với quy trình này, tác giả có thêm thơng tin để tìm câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu về
thái độ của sinh viên đối với việc sử dụng CSR.
2.2.3.1. Bài kiểm tra trước và Bài kiểm tra sau
Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng hai bài kiểm tra đọc trước và sau khi áp dụng CSR.
Theo chương trình học, SV hai lớp được học tiếng Anh ở trình độ A2 (theo Khung Tham chiếu
Ngôn ngữ Chung Châu Âu) nên hai bài kiểm tra được thiết kế ở cấp độ này. Để có được độ tin
cậy và tính hợp lệ của hai bài kiểm tra, tác giả đã lấy nguồn các bài kiểm tra từ sách Key English
Test (KET), được xuất bản bởi Đại học Cambridge. Bài kiểm tra theo trình độ KET sẽ đánh giá
khả năng đọc hiểu một loạt các tài liệu được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, bao gồm báo
38
Những hiệu quả của đọc hiểu chiến lược hợp tác trong kĩ năng đọc hiểu tiếng Anh
ngắn, tạp chí, quảng cáo, hướng dẫn, email, ghi chú, thẻ, vv… Mỗi bài kiểm tra sẽ có 5 bài đọc
với 35 câu hỏi. SV có 35 phút để đọc và viết câu trả lời vào phiếu trả lời của mình. Hai bài kiểm
tra được thực hiện tại lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cùng thời điểm. Tác giả dùng kết quả của
hai bài kiểm tra này để so sánh khả năng đọc trước và sau khi áp dung CSR ở lớp thực nghiệm và
so sánh khả năng đọc khi không áp dụng CSR ở lớp đối chứng.
2.2.3.2. Bài kiểm tra tiến độ
Trong quá trình thực nghiệm, các SV đã thực hiện bốn bài kiểm tra tiến độ cho thấy sự tiến
bộ sau mỗi chiến lược. Thử nghiệm đầu tiên chỉ kiểm tra chiến lược Xem trước. Bài kiểm tra thứ
hai yêu cầu SV hoàn thành các câu hỏi ở cả chiến lược Xem trước và Hiểu&chưa hiểu. Trong bài
kiểm tra thứ ba, GV đưa ra các câu hỏi ở dạng chiến lược Xem trước, Hiểu&chưa hiểu và Xác
định ý chính. Bài kiểm tra tiến độ cuối cùng kiểm tra khả năng đọc hiểu của SV theo bốn chiến
lược Xem trước, Hiểu & chưa hiểu, Xác định ý chính và Tóm tắt. Bốn bài kiểm tra được thực hiện
ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng vì tác giả sử dụng kết quả của các bài kiểm tra để so sánh
sự thay đổi kĩ năng đọc của SV sau mỗi chiến lược.
2.2.4. Tiến trình thực nghiệm
Quá trình thử nghiệm được thực hiện trong một học kỳ kéo dài trong tám tuần. Việc áp dụng
CSR trong lớp học thử nghiệm trong tám tuần có thể giúp học sinh hiểu tất cả các hướng dẫn về
chiến lược CSR cũng như cho họ đủ thời gian để thực hành các chiến lược CSR. Mỗi ngày, giáo
viên giới thiệu các chiến lược CSR và cung cấp một văn bản để thực hành. Bên cạnh đó, SV được
cung cấp bài tập về nhà để tự luyện tập.
Một trong những yếu tố quan trọng của thử nghiệm là sinh viên ở cả lớp đối chứng và lớp
thử nghiệm được học cùng một tài liệu trong cùng một khoảng thời gian, sử dụng cùng một nội
dung và tiêu chuẩn. Do đó, tất cả học sinh đều có nhiều cơ hội để cải thiện khả năng đọc hiểu
trong chương trình học nhất định.
2.2.4.1. Miêu tả việc áp dụng CSR trong lớp thực nghiệm
Việc áp dụng CSR bao gồm bốn chiến lược được sử dụng trước, trong và sau khi đọc với
mục đích tăng cường khả năng đọc hiểu và tương tác văn bản của SV.
Trước khi đọc một đoạn văn, SV được yêu cầu tham gia vào chiến lược đầu tiên - Xem trước.
Chiến lược này được chia thành bốn hoạt động để xây dựng và kích hoạt kiến thức trước đó và
thúc đẩy sự quan tâm của học sinh về chủ đề đoạn văn. Đầu tiên, tác giả giới thiệu chủ đề đoạn
văn và dạy trước từ vựng mới bất kì. Thứ hai, SV nêu ra những gì họ đã biết về chủ đề. Thứ ba,
SV được yêu cầu xem trước đoạn văn và chú ý đến các đặc điểm của văn bản như tiêu đề, hình
ảnh (nếu có) để nắm được nội dung được nhiều nhất có thể trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Cuối cùng, SV dự đốn những gì họ nghĩ rằng họ sẽ học được từ đoạn văn. Tất cả các dự đoán
được đưa ra thảo luận theo cặp hoặc theo nhóm.
Trong q trình đọc, giáo viên dẫn dắt học sinh đọc phần đầu của văn bản. Khi họ đọc, họ sử
dụng chiến lược thứ hai và thứ ba: hiểu&chưa hiểu, xác định ý chính. Sau khi đọc, SV đưa ra tất cả
những điều chưa hiểu, đồng thời viết ra ý chính của bài đọc. Nhờ hai chiến lược này, giáo viên có
thể biết SV hiểu những gì họ đọc và những gì họ chưa hiểu để có hướng phát triển bài học.
Sau khi đọc, SV tham gia vào chiến lược tóm tắt để hồn thành việc tạo câu hỏi và viết báo
cáo tổng kết. Mục tiêu của việc tạo câu hỏi là nâng cao kiến thức, hiểu biết và trí nhớ của học sinh
về đoạn văn đã đọc.
2.2.4.2. Miêu tả tiến trình thực nghiệm
Phân lớp (dựa vào bài kiểm tra trước thực nghiệm)
Để hình thành các nhóm phù hợp cho thực nghiệm, tác giả đã áp dụng hai bài kiểm tra đọc
để kiểm tra mức độ đồng nhất về khả năng đọc của SV.
Ngày 1: SV lớp 1 làm bài kiểm tra đọc hiểu 1 trong khi SV lớp 2 làm bài kiểm tra đọc hiểu 2.
39
Đỗ Thị Thanh Hà
Ngày 2: Tiến trình đảo ngược, lớp đầu tiên làm bài kiểm tra đọc hiểu 2 và lớp thứ hai làm
bài kiểm tra đọc hiểu 1. Kết quả được phân loại theo bốn mức độ, bao gồm Rất tốt, Tốt, Bình
thường và Khơng tồi. Ở mỗi cấp độ, số lượng học sinh được chia thành hai phần. Dựa trên sự
phân chia này, tác giả hình thành hai lớp: lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
Thực nghiệm tại lớp thực nghiệm
CSR được áp dụng tạo lớp thực nghiệm dựa trên mơ hình của Klingner và Vaughn (1998).
Ngày 3: Tác giả cho SV thực hiện bảng hỏi gồm 30 câu với mục đích kiểm tra kiến thức hiện
tại và hiểu biết về CSR, đồng thời cũng nâng cao nhận thức cho SV về CSR.
Tiếp theo, tác giả hỏi SV về những khó khăn của họ khi đọc, sau đó giới thiệu và giải thích
ngắn gọn cho SV về CSR. Ngày 4 đến ngày 14: Tác giả chia chương trình học thành 4 phần
chính. Mỗi phần kéo dài trong khoảng hai đến ba ngày. Các bài kiểm tra tiến độ được thực hiện
ở đầu mỗi phần.
Thực nghiệm tại lớp đối chứng
Ngày 4 đến ngày 14: SV tại lớp đối chứng học chương trình tương tự của lớp thực nghiệm.
Tuy nhiên SV không được giới thiệu hay áp dụng CSR. Trong mỗi bài học, tác giả sẽ đưa cho SV
bài đọc, cho SV làm bài tập và chữa những câu sai. Các bài kiểm tra tiến độ được thực hiện cùng
thời gian với lớp thực nghiệm.
Bài kiểm tra sau thực nghiệm:
Ngày 15: Cả hai lớp làm bài kiểm tra sau thực nghiệm. Điểm của hai nhóm sẽ được so sánh
với kết quả của các bài kiểm tra trước để cho biết liệu học sinh trong nhóm thí nghiệm có cải thiện
kĩ năng đọc hay khơng.
Ngày 16: Tồn bộ bảng câu hỏi được phát cho SV trong lớp thực nghiệm. Dữ liệu từ bảng
câu hỏi được phân phối trong ngày 3 và ngày 16 được so sánh để chỉ ra liệu thái độ của sinh viên
đối với việc sử dụng CSR có thay đổi hay không.
2.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm
2.3.1. Nhận xét của sinh viên khi áp dụng CSR
Kết quả này được thu thập từ năm phần, bao gồm nhận thức chung về CSR, nhận xét về các
chiến lược: Xem trước, Hiểu & chưa hiểu, Xác định ý chính và Tóm tắt.
2.3.1.2. Nhận thức chung về CSR
Bảng 1. Thống kê kết quả nghiên cứu về nhận thức chung của SV đối với CSR
Trước thực
nghiệm
Câu hỏi khảo sát
Mẫu
Sau thực nghiệm
Giá Giá
Giá
Giá Giá
Giá
trị
trị
trị
trị
trị
trị
nhỏ lớn trung nhỏ lớn trung
nhất nhất bình nhất nhất bình
A. Nhận định chung của bạn về Chiến
lược hợp tác trong kĩ năng đọc hiểu
Tiếng Anh
Chiến lược hợp tác trong kĩ năng đọc Tiếng
Anh:
1. Khuyến khích sinh viên học tiếng Anh
20
1
5
2.45
1
5
4.05
2. Giúp sinh viên cảm thấy thoải mái khi
học tiếng Anh
20
1
5
2.95
1
5
4.05
40
Những hiệu quả của đọc hiểu chiến lược hợp tác trong kĩ năng đọc hiểu tiếng Anh
Trước thực
nghiệm
Sau thực nghiệm
Giá Giá
Giá
Giá Giá
Giá
trị
trị
trị
trị
trị
trị
nhỏ lớn trung nhỏ lớn trung
nhất nhất bình nhất nhất bình
Câu hỏi khảo sát
Mẫu
3. Giúp sinh viên hiểu bài đọc theo cách
tốt hơn
20
1
5
2.6
1
5
3.45
4. Giúp sinh viên hỏi lẫn nhau mà không
do dự
20
1
5
2.55
1
5
3.55
5. Giúp nâng cao vốn từ vựng của sinh viên
20
1
5
2.4
1
5
3.6
6. Giúp sinh viên học trong khơng khí
cạnh tranh
20
1
5
2.55
1
5
3.85
7. Thêm nhiều niềm vui vào tiến trình
học
20
1
5
2.85
1
5
3
8. Tiết kiệm được thời gian và nỗ lực
20
1
5
1.7
1
5
3.55
9. Thúc đấy sinh viên học tương tác và
giúp đỡ lẫn nhau
20
1
5
2.9
1
5
3.45
10. Giúp sinh viên có trách nhiệm hơn
với những gì họ đang làm
20
1
5
2.4
1
5
2.95
11.Giúp sinh viên kiên định với câu trả
lời đúng
20
1
5
2.95
1
5
3.55
12. Giúp sinh viên thoải mái thể hiện bản thân
20
1
5
2.35
1
5
3.2
13. Giúp sinh viên rút ra được nghĩa của
những từ khó trong bài đọc
20
1
5
2.85
1
5
3.8
14. Giúp sinh viên trở thành một phần
của q trình học
20
1
5
2.55
1
5
3.35
15. Hữu ích trong những lớp học nhiều
cấp độ
20
1
5
2.7
1
5
3.8
16. Đẩy mạnh môi trường học trọng tâm
vào sinh viên
20
1
5
2.2
1
5
3.35
17. Đẩy mạnh việc học chủ động
20
1
5
2.35
1
5
3.6
18. Giúp sinh viên chắc chắn về câu trả lời
của họ nhờ vào thời gian và nỗ lực họ bỏ
ra trong quá trình học
20
1
5
2.4
1
5
3.45
19. Cải thiện khả năng đọc hiểu
20
1
5
1.75
1
5
3.1
Giá trị trung bình
2.5
3.5
(Nguồn: tác giả)
Theo sự thống kê trong Bảng 1, SV đã có sự thay đổi trong nhận thức về vai trò của CSR
trong việc đọc. Cụ thể hơn, điểm trung bình của mỗi câu hỏi trong phần này tăng lên sau thử
nghiệm và giá trị trung bình của tất cả các câu cũng tăng mạnh mẽ.
41
Đỗ Thị Thanh Hà
Trước khi học với CSR, SV cho rằng điểm hữu ích nhất của CSR là cảm giác thoải mái khi
học tiếng Anh và niềm tin của SV vào câu trả lời đúng của họ. Nhưng sau thực nghiệm, quan
điểm của sinh viên đã thay đổi một chút vì họ cho rằng một trong những điểm hữu ích nhất của
CSR là động lực học tiếng Anh. Như vậy, sinh viên nhận ra rằng làm việc nhóm cũng vẫn giúp
họ cảm thấy an tồn; đồng thời, nó cịn thúc đẩy họ học tiếng Anh.
Tuy nhiên, với câu hỏi về tạo thêm niềm vui cho quá trình học tập thì trước và sau khi thử nghiệm,
thái độ của SV thay đổi rất ít, cụ thể điểm trung bình của câu hỏi này chỉ tăng từ 2.85 lên 3.0.
Sự thay đổi lớn về điểm trung bình là ở câu hỏi 5 về việc học thêm từ vựng và câu hỏi 15 về
việc CSR hữu ích trong lớp. Giá trị trung bình của hai câu hỏi tăng đáng kể từ 2.4 lên 3.6 (câu 5)
và 2.7 lên 3.8 (câu 15). Nhờ CSR, hầu hết sinh viên nhận ra rằng làm việc với người khác giúp
nhau học được nhiều từ hơn và người giỏi hơn cũng giúp đỡ người yếu hơn.
Tóm lại, tất cả sinh viên trong nghiên cứu này đều có sự thay đổi thái độ tích cực hơn đối
với phương pháp CSR.
2.3.1.3. Nhận thức của SV về các chiến lược: Xem trước, Hiểu & chưa hiểu, Xác định ý chính
và Tóm tắt
Bảng 2. Thống kê kết quả nghiên cứu về nhận thức của SV đối với chiến lược Xem trước
Giá trị trung bình
Trước thực
nghiệm
Sau thực
nghiệm
2.4
3.7
3
3.5
21. giúp sinh viên biết được nội dung bài đọc
1.9
4
22. giúp sinh viên đặt ra các câu hỏi về bài đọc
2.3
3.55
Chiến lược Hiểu & chưa hiểu
2.6
3.6
23. giúp sinh viên hiểu những câu và những từ khó
2.46
3.7
24. giúp thu hút sự chú ý của sinh viên trong việc giải quyết vấn
đề đọc hiểu
2.53
25. giúp sinh viên hiểu bài đọc
2.29
3.6
26. giúp sinh viên hiểu những từ vựng và những câu khó
3.00
3.5
Chiến lược Xác định ý chính
2.5
3.2
27. giúp sinh viên rút ra được ý chính của bài đọc
2.35
3.05
28. giúp xác định những nhân vật, những nơi chốn, những vật
quan trọng trong bài
2.55
3.4
Chiến lược Tóm tắt
2.7
3.4
29. hiệu qủa khi sinh viên dùng những câu hỏi có từ để hỏi để
tóm tắt toàn bộ bài đọc
2.3
3.05
30. giúp sinh viên tự đặt ra những câu hỏi để kiểm tra lại khả
năng đọc hiểu của họ về bài đọc
3.05
3.7
Câu hỏi khảo sát
Chiến lược Xem trước (Preview)
20. giúp sinh viên trong việc đọc hiểu
3.4
(Nguồn: tác giả)
Giá trị trung bình của nhóm câu hỏi thuộc chiến lược xem trước ở trước và sau thực nghiệm
đã thay đổi đáng kể từ 2.4 tăng lên 3.7. Như vậy, những sinh viên được dạy với CSR nghĩ rằng
chiến lược Xem trước hữu ích trong việc biết nội dung của bài đọc và chứng tỏ rằng các sinh viên
42
Những hiệu quả của đọc hiểu chiến lược hợp tác trong kĩ năng đọc hiểu tiếng Anh
học với CSR có suy nghĩ tích cực về chiến lược Xem trước trong việc tạo câu hỏi về văn bản.
Ngoài ra, điểm trung bình của câu hỏi 20 về đọc hiểu tăng từ 3.0 lên 3.5, điều này cho thấy rằng
hầu hết sinh viên học với CSR khơng có ý kiến về việc liệu chiến lược Xem trước có thể giúp đọc
hiểu hay khơng. Tóm lại, tổng điểm giá trị trung bình của chiến lược Xem trước tăng chứng tỏ
các sinh viên trong lớp thử nghiệm đã nghĩ tích cực về chiến lược này.
Theo các con số thống kê ở Bảng 2, giá trị trung bình của chiến lược Hiểu & chưa hiểu đã
tăng từ 2.6 lên 3.6. Điều này chứng tỏ nhận thức của SV đối với chiến lược Hiểu & chưa hiểu
thay đổi tích cực: giúp sinh viên hiểu những câu và những từ khó, giúp thu hút sự chú ý của sinh
viên trong việc giải quyết vấn đề đọc hiểu, giúp sinh viên hiểu bài đọc, giúp sinh viên hiểu những
từ vựng và những câu khó.
Với nhóm câu hỏi về chiến lược Xác định ý chính có giá trị trung bình của các câu hỏi khảo
sát tăng từ 2.5 đến 3.2 và nhóm chiến lược Tóm tắt tăng từ 2.7 đến 3.4 cũng chứng tỏ hai chiến
lược này là phù hợp và hiệu quả với lớp thực nghiệm.
Tóm lại, sau thử nghiệm, các câu trả lời của SV được trình bày trong Bảng câu hỏi là tích
cực, điều này cho thấy rằng CSR và các chiến lược của nó đã cải thiện cách tiếp cận đọc của SV.
Hầu hết những người tham gia đều nhận thức được tầm quan trọng của các chiến lược trong CSR.
2.3.1.4. Vấn đề SV gặp phải khi thử nghiệm CSR
Kết quả các vấn đề SV gặp phải khi sử dụng CSR được thu thập và phân tích theo cách tương
tự với kết quả đánh giá CSR. Có bảy câu hỏi hỏi về vấn đề của SV trong bảng câu hỏi, tỷ lệ SV
gặp khó khăn được thể hiện trong Bảng 3.
Bảng 3. Vấn đề SV gặp phải khi thử nghiệm CSR
Phần trăm SV (%)
Không
đồng ý
Không chắc
chắn
Đồng
ý
31. Tơi khơng có đủ thời gian để hồn thành bài tập có
trong bài đọc
70
15
15
32. Một vài thành viên thường giữ im lặng và không
tham gia hợp tác
45
20
35
33. Tôi không hiểu được rõ bốn chiến lược đọc hiểu
45
50
5
34. Một vài thành viên hay nói chuyện riêng trong q
trình làm việc
55
20
25
35. Đơi khi tơi khơng thích vai trị được phân cơng. Tơi
thích gắn liền với một vai trị nhất định
60
25
15
36. Số lượng người trong nhóm khơng được phù hợp,
lúc nhiều lúc ít
50
35
15
37. Hướng dẫn không được rõ ràng
50
40
10
Câu hỏi thử nghiệm
(Nguồn: tác giả)
Theo số liệu trên, hầu hết SV không đồng ý với các vấn đề được đưa ra trong bảng câu hỏi.
Vấn đề nhận được nhiều ý kiến không đồng tình nhất là ở câu hỏi 34 về thời gian hồn thành bài
tập có trong bài đọc. Theo đó, 70% sinh viên cho rằng họ vẫn còn đủ thời gian để hồn thành bài
tập. Bên cạnh đó, mỗi một vấn đề đưa ra đều có phần trăm khơng đồng ý cao hơn so với đồng ý.
Tóm lại, hầu hết các vấn đề tác giả đặt ra đều bị đa số SV phản đối. Điều đó có nghĩa là các SV
trong lớp thực nghiệm đã có thể vượt qua các vấn đề có thể gặp phải khi áp dụng CSR.
43
Đỗ Thị Thanh Hà
2.3.2. Kết quả của bài kiểm tra trước và bài kiểm tra sau thử nghiệm tại lớp thử nghiệm và
lớp đối chứng
Tác giả đã thiết lập một giả thuyết không (null hypothesis) để xác định sự khác biệt giữa kết
quả của Kiểm tra trước và Kiểm tra sau trong lớp đối chứng và lớp thử nghiệm. Kết quả được thể
hiện ở Bảng 4 dưới đây:
Bảng 4. Kết quả kiểm tra của hai lớp trước và sau khi thử nghiệm
Lớp đối chứng
Bài kiểm tra
Lớp thử nghiệm
Giá trị
trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị
trung bình
Độ lệch chuẩn
Trước thử nghiệm
57.8
7.6
57.6
7.4
Sau thử nghiệm
60.9
7.9
65.75
6.4
(Nguồn: tác giả)
Nhờ sự hướng dẫn cẩn thận trong việc thử nghiệm CSR, các sinh viên trong lớp thực nghiệm
đã có ý thức hơn về CSR và có thể áp dụng chiến lược này một cách hiệu quả. Họ đã có một sự
cải thiện đáng kể đối với kĩ năng đọc sau cuộc thử nghiệm. Khi tác giả so sánh kết quả của Bài
kiểm tra trước và Bài kiểm tra sau trong lớp thực nghiệm, tác động của CSR đối với hiệu suất đọc
hiểu của SV đã được thấy một cách rõ ràng. Giá trị trung bình chung về CSR của SV lớp thực
nghiệm trong bài kiểm tra sau cho thấy rằng tất cả SV đều thực hiện khá tốt và có sự khác biệt
đáng kể giữa thành tích của họ so với bài kiểm tra trước. Các sinh viên trong lớp thử nghiệm nhận
thấy tầm quan trọng của CSR, do đó, kết quả của họ trong bài kiểm tra sau đã tốt hơn hẳn. Như
vậy, việc áp dụng CSR đã có những tác động tích cực đến khả năng đọc hiểu của SV và giúp SV
tiến bộ hơn với kĩ năng đọc.
2.3.3. Kết quả của các bài kiểm tra tiến độ tại lớp thử nghiệm và lớp đối chứng
Có bốn bài kiểm tra tiến độ được thực hiện ở cả lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. Trong
lớp thực nghiệm, các bài kiểm tra tiến độ được thực hiện sau mỗi chiến lược tương tự như các bài
kiểm tra trong lớp đối chứng. Kết quả của các bài kiểm tra tiến độ đã được phân tích và sử dụng
để so sánh sự khác biệt đáng kể giữa giá trị trung bình của các bài kiểm tra ở mỗi lớp.
2.3.3.1. Kết quả của các bài kiểm tra tiến độ tại lớp đối chứng
Tác giả đã tiến hành bốn bài kiểm tra tiến độ cho SV trong lớp đối chứng với mục đích so
sánh những thay đổi (nếu có) trong kĩ năng đọc của SV. Sau khi phân tích dữ liệu, tác giả so sánh
kết quả của bài kiểm tra đầu tiên với một trong các bài kiểm tra thứ hai, thứ ba và thứ tư để tìm
ra bất kỳ thay đổi nào sau mỗi bài.
60.7
61
59.9
60
59.1
59
58.55
Mean Scores
58
57
1st Qtr
2nd Qtr
3rd Qtr
4th Qtr
Hình 1. Kết quả 4 bài kiểm tra tiến độ tại lớp đối chứng
(Nguồn: tác giả)
44
Những hiệu quả của đọc hiểu chiến lược hợp tác trong kĩ năng đọc hiểu tiếng Anh
Với kết quả trong Hình 1 cho thấy, việc học đọc theo lối truyền thống ở lớp đối chứng có
giúp SV cải thiện kết quả nhưng giá trị tăng rất ít qua mỗi bài kiểm tra.
2.3.3.2. Kết quả của các bài kiểm tra tiến độ tại lớp thực nghiệm
63.95
64
62.45
62
60.05
60
Mean Score
58.6
58
56
54
1st test
2nd test
3rd test
4th test
Hình 2. Kết quả của các bài kiểm tra tiến độ tại lớp thực nghiệm
(Nguồn: tác giả)
Trong bài kiểm ra thứ nhất và thứ hai, SV trong lớp thực nghiệm không đạt được tiến bộ
đáng kể nào so với SV lớp đối chiếu; tuy nhiên, dựa trên Hình 2 có thể thấy rằng điểm số của họ
đã thay đổi tích cực từ bài kiểm tra thứ ba. Trước bài kiểm tra thứ hai, SV đã được giới thiệu CSR
là gì và được dạy chiến lược thứ nhất và thứ hai là Xem trước và Hiểu&chưa hiểu. Vì là những
bước đầu tiên và chưa hồn thiện nên chúng khơng thể giúp SV cải thiện được gì. Đó là lý do tại
sao điểm của bài thi thứ hai khơng có sự chênh lệch đáng kể so với điểm của bài thi thứ nhất.
Điểm của bài kiểm tra thứ ba không chứng tỏ sự cải thiện kĩ năng đọc của SV vì SV chưa được
dạy cả bốn chiến lược. Trong bài kiểm tra thứ tư, kĩ năng đọc của họ đã được cải thiện rõ ràng,
điều này cho thấy việc thực hiện bốn chiến lược CSR đã làm cho CSR hiệu quả hơn.
3. Kết luận
Dựa trên mong muốn SV có thể nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển kĩ năng
đọc khi đang học trên giảng đường đại học, tác giả đã thực hiện nghiên cứu này nhằm tìm kiếm
hiệu quả của việc sử dụng Đọc chiến lược hợp tác (CSR) để giúp SV cải thiện khả năng đọc hiểu
và thái độ của họ đối với CSR. Dữ liệu của nghiên cứu chủ yếu ở dạng điểm của SV khi làm bài
kiểm tra trước, kiểm tra sau, bốn bài kiểm tra tiến độ và bảng câu hỏi. Với những kết quả mang
tính định tính và định lượng, nghiên cứu này đã chứng minh rằng đã có những thay đổi tích cực
trong hiệu suất đọc và thái độ đọc của SV khi áp dụng CSR. Do đó, có thể kết luận rằng CSR đã
góp phần cải thiện kĩ năng đọc và thái độ đọc của sinh viên tại Học viện Chính sách và Phát triển.
Ngồi ra, mặc dù cịn một số hạn chế nhưng nghiên cứu chắc chắn đã bổ sung thêm nhiều kiến
thức cho việc hiểu về chiến lược học ngoại ngữ nói chung và chiến lược đọc nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bonwel, C. and Eison, J., 1991. “Active Learning: Creating excitement in the classroom”
(ASHE-ERIC Higher Education Report No. 1) Washington, DC: George Washington
University, 1 - 121.
[2] Grabe, W., 2002. Dilemmas for the development of second language reading abilities. In J.
C. Richards & W. A. Renandya (Eds.), Methodology in language teaching: An anthology of
current practice (p. 276-286). Cambridge: Cambridge University Press.
45
Đỗ Thị Thanh Hà
[3] Klingner, Vaughn and Schumm., 1998. Collaborative strategic reading during social studies
in heterogeneous fourth-grade classrooms. University of Chicago.
[4] Fan, Y. C., 2010. “The Effect of Comprehension Strategy Instruction on EFL Learners’
Reading Comprehension”. Asian Social Science, 6(8), p.19.
[5] Karabuga, F., & Kaya, E. S., 2013. “Collaborative Strategic Reading Practice with Adult
EFL Learners: A Collaborative and Reflective Approach to Reading”. Procedia-Social and
Behavioral Sciences, 106, pp.621-630.
[6] Abidin, Mohamad J. Z. 2012. “Collaborative Strategic Reading (CSR) within Cognitive and
Metacognitive Strategies perspectives”. International Journal of Humanities and Social
Science, 02, pp.192-198.
[7] Bremer, Christine D., Sharon Vaughn, Ann T. Clapper, and Ae-Hwa Kim. 2002.
“Collaborative Strategic Reading (CSR): Improving Secondary Students’ Reading
Comprehension Skills.” National Center on Secondary Education and Transition Research
to Practice Brief, 01, pp.1-8.
[8] Al-roomy, M., 2013. An action research study of Collaborative Strategic Reading in English
with Saudi Medical students. University of Sussex. Retrieved October 20th, 2013 from
sro.sussex.ac.uk/46830/1/Al-Roomy,_Muhammad.pdf
ABSTRACT
The effects of Collaborative Strategic Reading in teaching English reading comprehension
Do Thi Thanh Ha
Faculty of Foundation Studies – Department of Foreign Languages,
Academy of Policy and Development
This paper interprets and analyses the effects of Collaborative Strategic Reading (CSR) on
EFL students’ reading comprehension and reading attitudes. 40 second – year students at
Academy of Policy and Development participated in this study. They were divided into two
classes – an experimental class and a control class. The research results have confirmed: after the
treatment of CSR, the students of the experimental class have improved their English reading
comprehension; students with CSR performed better than students without CSR in reading
comprehension; after the treatment of CSR, students’ attitudes towards reading skill were
improved in the experimental class.
Keywords: Collaborative learning, Collaborative Strategic Reading, reading comprehension.
46