BÀI 1: SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945-1949)
I.
HỘI NGHỊ IANTA.
a. Hoàn cảnh.
-
Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ II sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan
trọng đặt ra trước các cường quốc đồng minh. Đó là:
•
Nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Châu Á - Châu Âu và Thái Bình Dương.
•
Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh.
•
Phân chia khu vực ảnh hưởng và khu vực đóng quân theo chế độ quân quản
của các nước tham gia chống phát xít.
-
Trong bối cảnh đó, một hội nghị quốc tế được triệu tập tại I-an-ta (Liên Xô).
Thời gian từ ngày 4 đến ngày 11/02/1945 với sự tham gia của tam cường quốc
tế: Thủ tướng Anh - Sớc-sin, Tổng thống Mỹ - Rudơven, Chủ tịch hội đồng bộ
trưởng Liên Xô - Xtalin.
b. Diễn biến: Hội nghị diễn ra gay go, căng thẳng. Vì thực chất của Hội nghị là
một cuộc đấu tranh gay go và quyết liệt, để phân chia phạm vị thế lực, phân
chia thành quả của các nước giữ vai trò chủ chốt nhất trong chiến tranh. Sự
phân chia đó có liên quan đến hịa bình, an ninh và trật tự thế giới sau này.
c. Nội dung: Hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng:
-
Xác định mục tiêu quan trọng nhất là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức
và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
-
Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc nhằm duy trì hịa bình và an ninh thế giới.
-
Thỏa thuận về việc đóng quân ở các nước phát xít chiến bại và phân chia ảnh
hưởng ở châu Âu và châu Á.
•
Ở châu Âu: quân đội Liên Xơ chiếm đóng Đơng Đức, Đơng Béclin và các
nước Đơng Âu; qn đội Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng Tây Đức, Tây Béclin và
các nước Tây Âu. Vùng Đông Âu thuộc ảnh hưởng của Liên Xô; vùng Tây Âu
thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những
nước trung lập.
•
Ở châu Á: Hội nghị chấp nhận những điều kiện của Liên Xô để tham chiến
chống Nhật Bản: 1 – Giữ nguyên trạng Mông Cổ; 2 – Trả lại cho Liên Xô
miền Nam đảo Xakhalin và các đảo xung quanh, quốc tế hố thương cảng Đại
Liên (Trung Quốc) và khơi phục việc Liên Xô thuê cảng Lữ Thuận làm căn cứ
hải quân. Liên Xô cùng Trung Quốc khai thác đường sắt Nam Mãn Châu –
Đại Liên, Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.
•
Qn đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản; ở bán đảo Triều Tiên, Liên Xơ chiếm
đóng miền Bắc và Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới;
Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ, quân đội nước
ngoài (Mĩ, Liên Xơ) rút khỏi Trung Quốc, Chính phủ Trung Hoa Dân quốc cần
cải tổ với sự tham gia của Đảng Cộng sản và các đảng phái dân chủ, trả lại cho
Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ; các vùng
cịn lại của châu Á (Đơng Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh
hưởng của các nước phương Tây.
•
Theo thoả thuận của Hội nghị Pốtxđam (Đức, từ ngày 17/7 đến ngày
2/8/1945), việc giải giáp quân đội Nhật Bản ở Đông Dương được giao cho
quân đội Anh vào phía Nam vĩ tuyến 16 và qn đội Trung Hoa Dân quốc vào
phía Bắc.
d. Nhận xét:
•
Thực chất của Hội nghị Ianta là sự phân chia khu vực đóng quân và khu vực
ảnh hưởng giữa các nước thắng trận, có liên quan tới hồ bình, an ninh và trật
tự thế giới về sau.
•
Những quyết định của hội nghị I-an-ta về cơ bản đã trở thành khuôn khổ của
trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ II mà phạm vi ảnh hưởng chủ
yếu thuộc về hai cực Liên Xơ-Mĩ. Vì vậy, tên của hội nghị còn được dùng để
chỉ trật tự thế giới được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ II – “Trật tự hai
cực I-an-ta”.
e. Hệ quả của những quyết định quan trọng tại hội nghị cấp cao I-an-ta.
-
Thúc đẩy cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đi đến kết thúc ở Châu Âu, Châu Á,
tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
-
LHQ ra đời như một cơng cụ để duy trì một trật tự thế giới mới hình thành –
trật tự được xây dựng trên thế cân bằng về sức mạnh, quyền lực và lợi ích của
hai cực Xơ-Mĩ,
-
Những quyết định của Hội nghị Ianta về cơ bản đã tạo ra khn khổ của một
trật tự thế giới mới, hồn tồn khác trước (khơng cịn hồn tồn bị chủ nghĩa
đế quốc chi phối mà đã có sự tham gia tích cực của các lực lượng dân chủ
đứng đầu là Liên Xô và việc giải quyết các vấn đề an ninh thế giới dựa trên cơ
chế an ninh tập thể thông qua Liên Hợp Quốc…).
-
Khuôn khổ trật tự thế giới này chịu sự chi phối sâu sắc của hai siêu cường Mỹ
và Liên Xơ. Từ đó dẫn đến hiện tượng thế giới phân chia thành hai cực, hai
phe: Tư Bản Chủ Nghĩa và Xã Hội Chủ Nghĩa làm cho quan hệ quốc tế ln
trong tình trạng đối đầu căng thẳng.
II.
SỰ THÀNH LẬP LIÊN HỢP QUỐC
a. Quá trình thành lập:
-
Đầu 1945, chiến tranh thế giới thứ II sắp kết thúc, các nước đồng minh và
nhân dân các nước trên thế giới có nguyện vọng giữ gìn hịa bình và ngăn chặn
chiến tranh. Tại hội nghị I-an-ta (2/1945), ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh
nhất trí thành lập một tổ chức quốc tế để gìn giữ hịa bình, an ninh và trật tự
thế giới.
-
Sau một thời gian chuẩn bị, từ 25/4 – 26/6/1945, hội nghị đại biểu của 50 nước
đã họp tại Xan Phranxixco để thông qua và thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc.
-
Ngày 24/10/1945, với sự phê chuẩn của Quốc hội các nước thành viên, bản
Hiến chương chính thức có hiệu đây được chọn là ngày thành lập LHQ. Trụ
sở đặt tại Niu Oóc (Mỹ).
-
Đến 2006, Liên Hợp Quốc có 192 thành viên. Việt Nam gia nhập Liên Hợp
Quốc vào tháng 9/1977 là thành viên thứ 149.
b. Mục đích hoạt động:
-
Duy trì hịa bình và an ninh thế giới.
-
Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế
giữa các nước nước trên cơ sở tơn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết
giữa các quốc gia, dân tộc.
c. Nguyên tắc hoạt động:
-
Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
-
Tơn trọng tồn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
-
Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.
-
Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hịa bình,
-
Chung sống hịa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xơ, Mỹ, Anh,
Pháp, Trung Quốc.
d. Cơ cấu tổ chức:
Hiến chương quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan
chính:
-
Đại hội đồng: gồm đại diện các nước thành viên, có quyền bình đẳng. Mỗi
năm Đại hội đồng họp một kì để thảo luận các vấn đề hoặc cơng việc thuộc
phạm vi Hiến chương quy định.
-
Hội đồng Bảo an: cơ quan giữ vai trị trọng yếu trong việc duy trì hồ bình,
an ninh thế giới. Hiện nay, Hội đồng Bảo an gồm 15 nước – 5 nước thường
trực không phải bầu lại và 10 nước không thường trực với nhiệm kì 2 năm.
Mọi quyết định của Hội đồng Bảo an phải đạt được 9/15 phiếu trong đó có sự
nhất trí của 5 nước Uỷ viên thường trực là Liên Xô (nay là Liên bang Nga),
Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc mới được thơng qua và có giá trị. (Ngày
16/10/2007, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm Uỷ viên khơng
thường trực Hội đồng Bảo an, nhiệm kì 2008 – 2009).
-
Hội đồng Kinh tế và Xã hội: cơ quan lớn gồm 54 thành viên với nhiệm kì 3
năm, có nhiệm vụ nghiên cứu, báo cáo và xúc tiến việc hợp tác quốc tế về các
mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế, nhân đạo... nhằm cải thiện đời
sống vật chất và tinh thần của các dân tộc.
-
Hội đồng Quản thác: cơ quan được Đại hội đồng uỷ thác việc quản lí một số
lãnh thổ nhằm tạo điều kiện để nhân dân các lãnh thổ đó tiến tới có đủ khả
năng tự trị hoặc độc lập.
-
Tồ án Quốc tế: cơ quan tư pháp chính của Liên hợp quốc, có nhiệm vụ giải
quyết các tranh chấp giữa các nước trên cơ sở luật pháp quốc tế. Toà án Quốc
tế gồm 15 thẩm phán có 15 quốc tịch khác nhau, nhiệm kì 9 năm.
-
Ban Thư kí: cơ quan hành chính – tổ chức của Liên hợp quốc, đứng đầu là
Tổng thư kí với nhiệm kì 5 năm.
-
Ngồi ra, Liên hợp quốc cịn có nhiều tổ chức chun mơn khác giúp việc,
như Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (viết tắt theo tiếng Anh là UNDP),
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Quỹ Dân số Liên hợp quốc
(UNFPA), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc
(UNESCO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)...
Trụ sở của Liên hợp quốc đặt tại Niu c (Mĩ).
e. Vai trị của Liên hợp quốc:
-
Trong hơn nửa thế kỉ qua, Liên hợp quốc đã trở thành một diễn đàn quốc tế
vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hồ bình và an ninh thế giới.
-
Liên hợp quốc đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp và
xung đột ở nhiều khu vực như ở Châu Phi, Đông Timor, Trung Đơng,
Campuchia…
-
Có đóng góp đáng kể vào lộ trình phi thực dân hố thơng qua Nghị quyết “Phi
thực dân hoá” năm 1960, Nghị quyết xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc năm
1963. Đây là cơ sở pháp lí và áp lực quốc tế để nhân dân các nước chống chế
độ thực dân, chống chế độ phân biệt chủng tộc.
-
LHQ có nhiều nỗ lực trong việc giải trừ quân bị và hạn chế sản xuất vũ khí hạt
nhân: thơng qua nghị quyết cấm thử vũ khí hạt nhân (1961), giải quyết vấn đề
hạt nhân của Triều Tiên, Iran.
-
Có đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị,
văn hố, xã hội giữa các nước thành viên, trợ giúp các nước đang phát triển,
thực hiện cứu trợ nhân đạo khi nước thành viên gặp khó khăn (Mianma,
Inđơnêxia, châu Phi,...).
-
Tuy nhiên, không phải lúc nào Liên hợp quốc cũng hồn thành vai trị quốc tế
của mình, có nơi bị gạt khỏi quan hệ quốc tế như trường hợp Côxôvô, Irắc;
nhiều khu vực nhạy cảm của thế giới đều do Mĩ chủ động đưa ra các quyết
định.
-
Để thực hiện tốt vai trị của mình, Liên Hợp Quốc đang tiến hành nhiều cải
cách quan trọng, trong đó có q trình cải tổ và dân chủ hoá cơ cấu của tổ
chức này.
f. Mối quan hệ giữa Việt Nam - Liên Hợp Quốc
- 1945, chủ tịch Hồ chí Minh muốn các nước cơng nhận nền độc lập của Việt Nam
nên đã gửi đơn xin gia nhập LHQ nhưng không được chấp nhận.
- 1975, Đảng tiếp tục gửi đơn xin gia nhập LHQ nhưng vẫn không được chấp
nhận.
- 1977, Bộ trưởng ngoại giao Mĩ thừa nhận ủng hộ VN gia nhập, Tổng thư kí Van
hai phát biểu: “LHQ sẽ làm hết sức mình để giúp VN về mọi mặt trong việc hàn
gắn vết thương chiến tranh và xây dựng đất nước”.
- 1977, Việt Nam trở thành thành viên 149 của LHQ.
- 2007, Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực HĐ Bảo an.
- Các tổ chức cơ quan LHQ ở Việt Nam: UNESCO, UNICEF, IMF, WHO…
+ Hỗ trợ cho VN về các chương trình giáo dục, y tế, văn hóa
+ Cùng với nỗ lực, giải quyết vấn đề Cam pu chia, thiết lập quan hệ với các nước
Đông Nam A
+ VN cam kết tôn trọng các nguyên tắc hoạt động của LHQ, tơn trọng phương
pháp đấu tranh bằng phương pháp hịa bình, tôn trọng quy tắc ứng xử, luật biển LHQ
+ VN có nhiều sáng kiến phát triển LHQ, đảm nhiệm tốt vai trị thành viên k
thường trực của HĐBA.
Câu hỏi ơn tập:
Câu 1: Trình bày và nhận xét những nội dung quan trọng của Hội nghị Ianta
1945. (sử dụng kiến thức nền phần I)
Câu 2: Trong bối cảnh lịch sử ntn LHQ được thành lập ? Mục đích, nguyên tắc
hoạt động và đánh giá vai trò LHQ. (sử dụng kiến thức nền phần II)
Câu 3. SGK Lịch sử 12 viết: “Hiến chương LHQ nêu rõ mục đích của tổ chức
này là duy trì nền hịa bình và an ninh thế giới; phát triển mối quan hệ hữu nghị
giữa các dân tộc và tiến hành sự hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng bình đẳng
và quyền tự quyết của các dân tộc”
Theo em, từ khi thành lập đến nay, LHQ đã có những đóng góp gì để thực hiện
mục đích nêu trên. Vai trò của VN trong tổ chức LHQ được thể hiện như thế
nào? (Sử dụng kiến thức nền phần II)